Khóa luận Phân tích hoạt động kinh doanh tại Oricombank – chi nhánh Bạc Liêu

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu

1.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn

1.1.2.1. Cơ sở khoa học

1.1.2.2. Cơ sở thực tiễn

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

1.4.1. Không gian

1.4.2. Thời gian

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1. Khái niệm, đối tượng và nội dung phân tích hiệu quả HĐKD

2.1.1.1. Khái niệm

2.1.1.2. Đối tượng

2.1.1.3. Nội dung

2.1.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh

2.1.2.1. Ý nghĩa

2.1.2.2. Nhiệm vụ

2.1.3. Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại

2.1.3.1. Thế nào là ngân hàng thương mại

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.1.3.4. Thu nhập – Chi phí - Lợi nhuận của ngân hàng

2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

2.1.4.1. Phân tích qua bảng cân đối kế toán

2.1.4.2. Phân tích qua bảng báo cáo thu nhập

2.1.4.3. Phân tích qua các tỷ số tài chính

2.1.4.4. Phân tích qua các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.1. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

3.1.2. Tình hình nhân sự

3.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.2.1. Những hoạt động nghiệp vụ chủ yếu

3.2.1.1 Nguồn vốn

3.2.1.2. Sử dụng vốn

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ

3.2.3. Những thành tựu đạt được của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu và nguyên nhân của những thành tựu đó

3.2.3.1. Thành tựu

3.2.3.2. Nguyên nhân của những thành tựu

3.2.4. Thuận lợi và khó khăn đối với ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu trong những năm qua

3.2.4.1. Thuận lợi

3.2.4.2. Khó khăn

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH BẠC LIÊU

4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG

4.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

4.1.2. Phân tích tình hình biến động tài sản

4.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN

4.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

4.2.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

4.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY

4.4.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay

4.4.2. Phân tích tình hình doanh số thu nợ

4.4.3. Phân tích tình hình dư nợ

4.4.3.1. Phân tích tình hình dư nợ theo kỳ hạn

4.4.3.2. Phân tích tình hình dư nợ theo loại hình kinh tế

4.4.4. Phân tích tình hình nợ xấu

4.5. PHÂN TÍCH QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

4.6. PHÂN TÍCH QUA CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG

4.6.1. Phân tích qua các tỷ số tài chính

4.6.1.1. Phân tích tỷ số hoạt động

4.6.1.2. Phân tích tỷ số sinh lợi

4.6.2. Phân tích qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu

CHƯƠNG 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI

5.2. CÁC GIẢI PHÁP

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

6.2. KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động kinh doanh tại Oricombank – chi nhánh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạch toán, các tài liệu. Thực hiện các khoản phải nộp, thực hiện thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Phương Đông - Hội sở chính. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện công tác kế toán giao dịch. - Thực hiện việc chuyển giao ngân hàng. - Thực hiện công tác kế toán tài vụ. - Thực hiện công tác kế toán tập trung. - Thực hiện công tác kiều hối. - Thực hiện công tác thu chi chính xác, kịp thời và quản lý chặt chẽ tiền mặt, các loại ngoại tệ, sec và các giấy tờ có giá trị, ngoại tệ ở kho quỹ. - Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ. - Tham mưu cho giám đốc về chế độ tài chính kế toán. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao. v Phòng hành chánh: Gồm 6 thành viên thực hiện nhiệm vụ: - Quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên, quản lý việc cấp phát lương, bảo hiểm xã hội, văn phòng phẩm... và chịu trách nhiệm các vấn đề khác có liên quan đến đời sống công nhân viên. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng... đối với cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân... 3.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BẠC LIÊU 3.2.1. Những hoạt động nghiệp vụ chủ yếu 3.2.1.1 Nguồn vốn Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu hiện nay chủ yếu là nguồn vốn huy động tại chỗ, trong đó phần lớn là nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, còn lại là tiền gửi từ dân cư. Bên cạnh đó chi nhánh còn nhận được nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng Phương Đông Hội Sở giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh được hiệu quả hơn. Hướng đi của ngân hàng Phương Đông Bạc Liêu trong thời gian tới là tích cực huy động vốn tại chỗ, cố gắng tranh thủ các nguồn vốn khác chi phí thấp hơn từ Quỹ tài chính nông thôn (RDF II), tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế. Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn là một vấn đề quan trọng để tạo vốn cho hoạt động tín dụng. Ý thức được điều đó, ngân hàng đã bắt tay vào khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế, sau đó phân phối lại cho nền kinh tế tạo điều kiện cho cung cầu vốn gặp nhau. Nhờ vậy, ngân hàng đã chiếm được lòng tin của khách hàng và tổng nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng được nâng lên. Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng, giữ chân họ và phát triển thêm khách hàng mới, từ đó hoạt động khách hàng đi lên. Việc tăng trưởng vốn là khâu mở đầu cho sự hoạt động ổn định của ngân hàng, nhận thức được điều này, chi nhánh đã huy động vốn bằng nhiều hình thức và đã mang lại cho khách hàng một số dư tiền gửi cao trong những năm qua. Do nguồn vốn huy động dồi dào nên đầu tư tín dụng ngày càng mở rộng và tăng trưởng hơn nữa. Hoạt động của ngân hàng là góp phần nhất định vào sự phục hồi và phát triển nền kinh tế, vì thế cơ chế điều hành lãi suất được đổi mới theo phương hướng nới dần sự kiểm soát và can thiệp hành chính trực tiếp với việc áp dụng cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với vay và cho vay. Lãi suất là một công cụ hết sức nhạy bén để nâng cao nguồn vốn huy động, cho nên mỗi ngân hàng cần có một cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ. Vì vậy nghiên cứu thị trường để đưa ra một chính sách lãi suất thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác huy động làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Có thể nói lãi suất là một phương trình linh hoạt về nghiệm, mà nghiệm của nó được tìm thấy phải phù hợp với cơ chế chính sách của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế của đất nước. 3.2.1.2. Sử dụng vốn a) Hoạt động tín dụng Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý hồ sơ nhanh nhẹn, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất dịch vụ cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. Công tác tín dụng tại chi nhánh luôn được chú trọng. Để đảm bảo việc sử dụng vốn được an toàn và mang lại hiệu quả cao, công tác tín dụng luôn được Ban giám đốc chi nhánh đặc biệt quan tâm hàng đầu nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Với mọi nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo của ngân hàng, thời gian qua hoạt động tín dụng của ngân hàng một phần nào đã đáp ứng nhu cầu xin vay của tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế trên địa bàn góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà. Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007 Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 số tiền % số tiền % Doanh số cho vay 115.873 174.290 424.558 58.417 50,4 250.268 143,6 Doanh số thu nợ 44.905 106.258 240.400 61.353 136,6 134.142 126,6 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005, 2006, 2007 ) Hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu chiếm tỷ lệ hơn 80% tổng doanh thu hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ phát triển của hoạt động cho vay vẫn không ngừng tăng lên. Cụ thể là năm 2006 đạt 174.290 triệu đồng, tăng 58.417 triệu đồng, tương đương tăng 50,4% so với năm 2005. Sang năm 2007, con số này tăng lên vượt trội so với năm 2006, cụ thể là doanh số cho vay năm 2007 đạt 424.558 triệu đồng tăng 250.268 triệu đồng, tương đương tăng 143,6% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng là do chi nhánh đã tích cực khơi tăng nguồn tín dụng VNĐ trong việc mở rộng thị trường nên đã cải thiện một bước đáng kể trong việc tăng thu nhập tín dụng. Mặt khác do ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu hoạt động ngày càng hiệu quả hơn và uy tín ngày càng cao nên ngày càng có thêm nhiều khách hàng. Còn về doanh số thu nợ cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2006 đạt 106.258 triệu đồng tăng 61.353 triệu đồng, tương đương tăng 136,6% so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh số thu nợ của chi nhánh là 240.400 triệu đồng tăng 134.142 triệu đồng tương đương tăng 126,6% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên là do ngân hàng cho vay các đơn vị kinh doanh có vòng quay vốn nhanh. Bên cạnh đó, tình hình nền kinh tế ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay ngày càng phát triển. Điều này góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và giúp tăng khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp. Trong tương lai, nhiều thách thức và cơ hội trên thị trường tài chính tiền tệ đòi hỏi ngân hàng phải có sự chuyển hướng trong chính sách tín dụng nhằm đầu tư vào các ngành, lĩnh vực an toàn, hiệu quả, đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ vào các ngành tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng tỷ trọng đầu tư theo ngành nhằm phân tán rủi ro tín dụng, chủ động giảm nợ tín dụng đối với các khu vực kinh tế nhà nước và các đối tượng cho vay tín chấp cũng như một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề có rủi ro cao. Về tín dụng cá nhân: Sản phẩm cho vay cá nhân của ngân hàng rất đa dạng: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe ôtô, tiêu dùng cá nhân... Thế mạnh của tín dụng cá nhân hiện nay tại ngân hàng Phương Đông Bạc Liêu là cho vay mua xe ôtô. Đây là sản phẩm chiến lược, tạo uy tín của ngân hàng, thu hút một lượng khách hàng rất lớn cho ngân hàng, góp phần mở rộng thị trường hoạt động hiện tại của OCB trên địa bàn. b) Hoạt động phi tín dụng Hoạt động phi tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua có chiều hướng phát triển nhưng chưa cao. Nguyên nhân do trước đây phần lớn khách hàng đã có giao dịch tại các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần khác. Tuy nhiên trong thời gian qua, qua sự tiếp thị của tập thể và nhân viên, cộng thêm sự cải thiện cung cách phục vụ khách hàng, chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau: Tổng thu từ hoạt động phi tín dụng đến tháng 6 năm 2007 đạt 123,2 triệu đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 6% trong tổng thu nhập, trong đó: + Thu phí dịch vụ thanh toán: 45 triệu đồng. + Thu từ kinh doanh ngoại hối: 10,5 triệu đồng. + Thu từ dịch vụ chuyển tiền Western Union: 7,6 triệu đồng. + Phí liên kết cho vay mua xe và các khoản thu khác: 51,6 triệu đồng. + Thu nhập bất thường: 8,5 triệu đồng. Nhìn chung kết quả thu nhập từ hoạt động phi tín dụng trên chưa cao, nhưng sẽ tạo được tiền đề cho chi nhánh phát triển trong thời gian tới. c) Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu hiện nay trên địa bàn chưa phát triển mạnh, đó là do khách hàng đã có mối quan hệ truyền thống với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Ngoài ra các ngân hàng bạn còn có các chính sách, điều kiện ưu đãi tốt nên đơn vị chưa thu hút được khách hàng về phía mình. Tuy nhiên, trong thời gian tới đơn vị sẽ tranh thủ tiếp cận một số các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu tham gia xuất nhập khẩu để tìm thêm khách hàng mới và tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. d) Hoạt động kiều hối và chuyển tiền Western Union - Nhìn chung hoạt động kiều hối và chuyển tiền Western Union của ngân hàng hiện nay chỉ chiếm một khoảng thu nhập nhỏ trong tổng doanh thu của chi nhánh, bởi vì đây chưa phải là một hoạt động mạnh của đơn vị. Tuy nhiên, doanh thu từ các hoạt động này cũng đã đóng góp một phần giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa. Cụ thể là số tiền chi trả Western Union của chi nhánh qua 3 năm đều tăng lên: Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIỀN WESTERN UNION CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 - Chi trả VNĐ - Chi trả USD Triệu đồng USD 370 1200 585,6 76.588 58.454 1.500 Tổng Triệu đồng 389,2 1.811 58.478 (Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005, 2006, 2007 ) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động chuyển tiền Western Union của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu có sự diễn biến khá tốt. Cụ thể là số tiền chi trả qua các năm đều tăng lên đáng kể. Năm 2006 con số này đạt 1.811 triệu đồng tăng 1.421,8 triệu đồng, tương đương tăng 4,6 lần so với năm 2005. Sang năm 2007 số tiền chi trả lên tới 58.478 triệu đồng tăng 56.667 triệu đồng, tương đương tăng 32 lần so với năm 2006. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua đã đạt được những kết quả vượt bậc. Bên cạnh hoạt động cho vay thì ngân hàng còn có nhiều hoạt động dịch vụ kèm theo đã mang một khoản thu nhập không nhỏ góp phần vào sự phát triển chung của chi nhánh, đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển hơn nữa. Chính vì vậy vị trí của ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu ngày càng được khẳng định mạnh mẽ trên thị trường. - Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ thì chi nhánh chỉ mua vào và chuyển tiền về Hội Sở, không bán ra thị trường. Mức độ mua bán ngoại tệ tăng trưởng khá, dự báo trong thời gian tới lượng ngoại tệ mua sẽ phát triển hơn hiện nay. e) Hoạt động thanh toán và ngân quỹ Trong những năm qua hoạt động thanh toán của chi nhánh đảm bảo hạch toán chính xác, nhanh chóng và kịp thời. Công tác quản lý kho quỹ đảm bảo an toàn theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng từng bước cải thiện và nâng cao cung cách phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của chi nhánh trong thời gian tới. f) Thanh toán thẻ tín dụng Visa – Master card Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng Visa – Master card tại ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu hiện nay còn yếu và chưa phổ biến rộng rãi trong khách hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng chưa có hệ thống máy rút tiền tự động của riêng mình mà còn phải phối hợp với hệ thống ATM của Vietcombank. 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ v Những nhân tố ảnh hưởng huy động vốn: + Luật đất đai có hiệu lực, khung giá đất mới áp dụng từ 01/01/2005 dẫn đến thị trường bất động sản thời gian đầu (có khả năng) chựng lại. Do đó, đồng vốn có thể chuyển vào kênh ngân hàng. + Tỷ giá đồng USD đang có chiều hướng giảm xuống đáng kể, điều này tác động đến nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. + Thị trường chứng khoán, bảo hiểm cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn với ngân hàng. + Sự cạnh tranh về dịch vụ sản phẩm thẻ giữa các ngân hàng để thu hút nguồn vốn. v Những nhân tố ảnh hưởng hoạt động tín dụng: + Chính sách mở rộng tín dụng một cách thận trọng của ngân hàng nhà nước Việt Nam. + Chủ trương cơ cấu lại dư nợ tín dụng của OCB, giảm dư nợ tín chấp, chuyển hướng tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu trên địa bàn hiện nay. v Những nhân tố ảnh hưởng hoạt động kinh doanh ngoại tệ: + Chưa có hoạt động tài trợ xuất khẩu nên nguồn ngoại tệ chuyển khoản theo giá công bố chưa đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. + Các ngân hàng thương mại sẽ triển khai quy chế về giao dịch hối đoái mới dẫn đến sẽ chia thị phần trong giao dịch chuyển đổi. 3.2.3. Những thành tựu đạt được của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu và nguyên nhân của những thành tựu đó 3.2.3.1. Thành tựu Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay chi nhánh đã dần ổn định. Tuy nhiên do địa bàn có nhiều sự cạnh tranh của các ngân hàng bạn và ngành nông nghiệp chiếm chủ yếu trong sản xuất kinh doanh nên chi nhánh cũng đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng chi nhánh đã có những định hướng hoạt động cho sự phát triển lâu dài của mình và thực tế đã đạt được kết quả khá toàn diện. Cụ thể là: Thực hiện được các chỉ tiêu: + Dư nợ đạt 127,5% kế hoạch Hội Sở giao. + Lợi nhuận đạt 102,4% kế hoạch Hội Sở giao. + Huy động đạt 138% kế hoạch Hội Sở giao. + Tỷ lệ nợ xấu 0,8% (Kế hoạch Hội Sở giao là dưới 2%). - Mở rộng được thị phần một cách bền vững. - Chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay, các quy định của pháp luật, ngành và ngân hàng Phương Đông. - Phần lớn nhân viên cơ quan đã tạo được phong cách giao tiếp ấn tượng, tạo được niềm tin đối với khách hàng. - Công tác báo cáo chính xác và kịp thời, phản ánh đầy đủ diễn bến của chi nhánh giúp cho công tác chỉ đạo điều hành đạt kết quả cao. 3.2.3.2. Nguyên nhân của những thành tựu - Chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước tỉnh Bạc Liêu. - Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và kịp thời giải quyết những đề xuất của Hội Sở, giúp chi nhánh tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư của khách hàng. - Công tác chỉ đạo điều hành nhạy bén, linh hoạt đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong kinh doanh, nhận thức rõ hoạt động cạnh tranh của các tổ chức tín dụng là điều tất yếu, nên đã tập trung nghiên cứu tìm giải pháp phù hợp. - Tập thể cơ quan từ lãnh đạo đến nhân viên đều tạo được sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, xây dựng được mối đoàn kết nhất trí cao trong hoạt động. - Nhân viên chi nhánh luôn có tinh thần chịu khó, cầu tiến, giúp đỡ nhau trong nghiệp vụ. 3.2.4. Thuận lợi và khó khăn đối với ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu trong những năm qua 3.2.4.1. Thuận lợi - Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Bạc Liêu thì chi nhánh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc từ Ngân hàng Phương Đông Hội sở. - Có sự phối hợp và hỗ trợ tốt của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Bạc Liêu trong công tác nghiệp vụ liên quan hàng ngày. - Tập thể nhân viên chi nhánh đều nhiệt tình với công việc, luôn đoàn kết và tự học hỏi để trao dồi nghiệp vụ để hoàn thành các chỉ tiêu do Hội sở giao. Hơn nữa, phần lớn là người địa phương nên rất am hiểu về địa bàn mình phụ trách cũng như tranh thủ được sự quen biết để tiếp thị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, khuyếch trương thương hiệu OCB. - Tình hình kinh tế địa phương ngày càng phát triển làm tăng nhu cầu vốn và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và hộ cá thể. - Lãi suất tiền gửi của chi nhánh tương đối cao hơn các ngân hàng bạn trên địa bàn, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh so sánh. - Phần lớn nhân viên chi nhánh còn độc thân, từ đó có nhiều điều kiện để phục vụ cho công tác hơn, đặc biệt là những lúc đi công tác xa và làm việc ngoài giờ. - Toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh luôn chung sức phấn đấu thực hiện kế hoạch. - Chi nhánh tranh thủ được sự ảnh hưởng của chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bạc Liêu, chi nhánh đã có được một số khách hàng lớn là Công ty sổ số kiến thiết, Công ty bảo hiểm, Đại lý vé số, Các hộ cá thể trên địa bàn. - Các cơ quan pháp luật nhiệt tình ủng hộ ngân hàng khi có đơn khởi kiện các trường hợp nợ xấu và cố tình không trả nợ của chi nhánh trong việc xử lý và thu hồi nợ. - Chi nhánh luôn giám sát diễn biến tình hình dư nợ, thường xuyên đôn đốc kiểm tra công tác thu hồi nợ xấu. Kế hoạch xử lý nợ luôn được các cán bộ tín dụng thu nợ xây dựng hàng tuần, hàng tháng nhằm bám sát nợ xấu, thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đảm bảo phản ánh chính xác, trung thực tình trạng của từng khoản nợ, khách hàng vay vốn. - Được sự quan tâm của Hội sở, chi nhánh đã từng bước mở rộng được mạng lưới hoạt động trong và ngoài tỉnh. 3.2.4.2. Khó khăn - Địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng hoạt động kinh tế phần lớn là lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Các ngành khác chiếm tỷ trọng không cao như: Thương mại - dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng... Trong khi đó đối tượng đầu tư chủ yếu của chi nhánh là phi nông nghiệp, hơn nữa trên địa bàn có nhiều ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân cùng cạnh tranh đầu tư các đối tượng này diễn ra trên nhiều lĩnh vực bao gồm cả huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác. - Do ra đời sau, đồng thời hoạt động tại hai tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng còn ở phạm vi phòng giao dịch cho nên phần nào đã làm giảm khả năng thu nhập phi tín dụng. - Địa bàn trải rộng, cán bộ tín dụng còn gặp không ít khó khăn trong việc quản lý sâu sát các món vay. - Tình hình khai thác các dịch vụ của ngân hàng còn thấp. - Chi nhánh hiện nay có 4 phòng giao dịch, khoảng cách giữa phòng giao dịch và chi nhánh tương đối xa trong khi đó chỉ có 1 chiếc xe chuyên dùng đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, đặc biệt là công tác an toàn kho quỹ (do thường xuyên phải thuê xe Taxi đi điều hàng). - Bên cạnh sự năng động, nhiệt tình thì phần lớn nhân viên chi nhánh đều mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm làm việc cũng như giải quyết tình huống công việc. - Tình hình chung trên địa bàn, các ngân hàng bạn khai thác lĩnh vực dịch vụ còn thấp, chi nhánh cũng không nằm ngoại lệ. Nguyên nhân là tại tỉnh nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hầu như không có, nghiệp vụ chuyển tiền kiều hối do Ngân hàng Đông Á có tính chuyên môn hoá và một số tư nhân làm rất tốt, các nghiệp vụ ngân quỹ hầu như rất ít, từ đó lợi nhuận từ lĩnh vực này chiếm rất thấp trong khi lĩnh vực này rất an toàn có xu hướng phổ biến ở các nước phát triển. - Việc cân đối nguồn vốn chưa đủ đảm bảo cho nhu cầu phát triển. - Nhiều ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn đã làm cho thị trường huy động ngày càng trở nên sôi động và gay gắt hơn. Phần lớn thị trường huy động vốn tại địa phương đã gần như bão hoà, nguồn vốn huy động toàn ngành tăng ít, nếu như một đơn vị này huy động được thì có thể ở đơn vị khác sẽ giảm số dư và ngược lại. - Các đại lý vé số, công ty sổ số kiến thiết tuy hiện nay ngân hàng huy động vốn có hướng phát triển rất tốt, nhưng những nguồn vốn này tính ổn định không cao vì đây là nguồn vốn lưu động của khách hàng thường xuyên sử dụng. Cụ thể là phần lớn tiền gửi ngân hàng chỉ nhận là tiền gửi không kỳ hạn và khách hàng thường xuyên rút với số lượng lớn. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH BẠC LIÊU 4.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc phân tích cơ cấu tài sản là một trong những khoản mục quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài sản hiện có của ngân hàng, từ đó có thể đánh giá một cách chính xác về việc sử dụng tài sản có hiệu quả hay không trong việc phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Để tìm hiểu xem cơ cấu tài sản mang lại lợi ích gì cho ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu, chúng ta xem xét bảng số liệu dưới đây: Bảng 3: TÌNH HÌNH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ trọng (%) Năm 2006 Tỷ trọng (%) Năm 2007 Tỷ trọng (%) Tổng tài sản 92.305 100 160.997 100 345.657 100 Tồn quỹ tiền mặt 14 0,015 565 0,35 759 0,22 Dư nợ cho vay 92.010 99,68 160.042 99,4 344.200 99,6 TSCĐ 258 0,28 312 0,19 536 0,16 Sử dụng vốn khác 23 0,024 78 0,05 162 0,05 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005 – 2007) Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta thấy tỷ trọng của khoản dư nợ cho vay (các tổ chức kinh tế, cá nhân) chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng cơ cấu tài sản. Cụ thể là năm 2005 chiếm 99,68%, năm 2006 chiếm 99,4% và năm 2007 chiếm 99,6%. Theo xu hướng chung của ngân hàng, khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân được đánh giá là tích cực vì nó không để vốn bằng tiền quá nhiều mà đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc trả nợ và ngân hàng cũng cần phải có một lượng tiền thích hợp để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự dư nợ cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn cho ta thấy được sự hiệu quả của ngân hàng trong khâu tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Qua bảng trên ta thấy tồn quỹ tiền mặt năm 2005 chiếm 0,015%, sang năm 2006 tăng lên 0,35% và đến năm 2007 giảm còn 0,22% trong cơ cấu tài sản. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả và không để lượng tiền mặt quá nhiều trong quỹ. Về tài sản thì việc phân tích khoản mục TSCĐ giúp cho nhà quản trị có cách nhìn tổng quát về loại tài sản cũng như việc hoạch định vốn bổ sung cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ. Năm 2005 tỷ trọng TSCĐ là 0,28%, sang năm 2006 là 0,19% và đến năm 2007 TSCĐ chiếm 0,16% trong cơ cấu tài sản của ngân hàng. Qua phân tích cho thấy TSCĐ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu tài sản. Qua đó thể hiện được mức độ sử dụng tài sản của ngân hàng chưa cao. Nếu xét riêng từng năm thì ta thấy rằng sự chênh lệch TSCĐ này là không đáng kể. Điều đó cho thấy ngân hàng chưa thật sự đầu tư vào TSCĐ để ổn định mức sản xuất lâu dài cho nên có thể gặp khó khăn khi nhu cầu tăng vọt. Vì vậy ngân hàng cần có một chính sách hợp lý hơn nhằm nâng cao tỷ trọng TSCĐ trong cơ cấu tài sản của mình nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn nữa. 4.1.2. Phân tích tình hình biến động tài sản Cùng với việc phân tích cơ cấu tài sản thì tình hình biến động tài sản cũng thể hiện được phần nào hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mà cụ thể là tình hình biến động tài sản của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu trong những năm qua đã có sự chuyển biến tốt đẹp và được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 4: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU QUA 3 NĂM 2005 – 2007 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 92.305 160.997 345.657 68.692 74,4 184.660 114,69 Tồn quỹ tiền mặt 14 565 759 551 3935,7 194 343 Dư nợ cho vay 92.010 160.042 344.200 68.032 73,9 184.158 115,07 TSCĐ 258 312 536 54 20,93 224 71,79 Sử dụng vốn khác 23 78 162 55 239,1 84 107,69 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu năm 2005 – 2007) Sau khi xem xét số liệu ta thấy rằng tổng tài sản của ngân hàng có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Cụ thể là năm 2006 tổng tài sản của ngân hàng Phương Đông Bạc Liêu đạt 160.997 triệu đồng tăng 68.692 triệu đồng tương đương tăng 74,4% so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này lên tới 345.657 triệu đồng tăng 184.660 triệu đồng tương đương tăng 114,69% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tồn quỹ tiền mặt năm 2006 tăng 551 triệu đồng tương đương tăng 3935,7% so với năm 2005 và tiền mặt tại quỹ năm 2007 tăng 194 triệu đồng tương đương tăng 34,3% so với năm 2006. Thêm vào đó dư nợ cho vay tăng cao, cụ thể là dư nợ cho vay năm 2006 tăng 68.032 triệu đồng tương đương tăng 73,9% so với năm 2005. Sang năm 2007 dư nợ cho vay lên tới 344.200 triệu đồng tăng 184.158 triệu đồng tương đương tăng 115,07% so với dư nợ cho vay của năm 2006. Nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay tăng lên là do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trên địa bàn ngày càng tăng cao nên họ cần nhiều vốn để hoạt động đặc biệt là các nguồn vốn vay dài hạn. Bên cạnh đó TSCĐ của ngân hàng cũng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2006 trị giá TSCĐ của chi nhánh là 312 triệu đồng tăng 54 triệu đồng tương đương tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động kinh doanh tại Oricombank – chi nhánh Bạc Liêu.doc
Tài liệu liên quan