Khóa luận Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang

MỤC LỤC

TÓM TẮT.ii

MỤC LỤC.iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.vi

DANH MỤC CÁC HÌNH.vii

BẢNG CHỮVIẾT TẮT.viii

Chương 1 MỞ ĐẦU.1 U

1.1 Cơsởhình thành đềtài:.1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:.2

1.3 Phạm vi nghiên cứu:.2

1.4 Phương pháp nghiên cứu:.2

1.5 Ý nghĩa thực tiễn:.2

1.6 Kết cấu đềtài nghiên cứu: .3

Chương 2 CƠSỞLÝ THUYẾT.4

2.1 Những vấn đềchung vềtín dụng:.4

2.1.1 Khái niệm tín dụng.4

2.1.2 Phân loại tín dụng.4

2.1.3 Bản chất và chức năng của tín dụng:.5

2.1.4 Vai trò của tín dụng:.5

2.1.5 Quy trình tín dụng:.5

2.2 Thẩm định tín dụng: .10

2.2.1 Khái niệm vềthẩm định tín dụng:.10

2.2.2 Mục đích của thẩm định tín dụng:.10

2.2.3 Nội dung chính của thẩm định tín dụng:.10

2.2.4 Quy trình thẩm định tín dụng.12

2.3 Mô hình chất lượng (6Cs):.14

2.3.1 Tưcách người vay (Character):.14

2.3.2 Năng lực của người vay (Capacity):.14

2.3.3 Thu nhập của người vay (Cash):.14

2.3.4 Tài sản thếchấp (Collateral):.15

2.3.5 Các điều kiện (Condition):.16

2.3.6 Kiểm soát (Control):.16

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG.17

3.1 Khái quát vềNHPTN ĐBSCL:.17

3.2 Cơcấu tổchức của MHB- Chi Nhánh An Giang:.18

3.2.1 Sơ đồcơcấu tổchức:.18

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban:.18

3.3 Kếhoạch thực hiện trong năm 2009:.21

Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.22 U

iv

4.1 Mô hình nghiên cứu:.22

4.2 Phương pháp nghiên cứu:.24

Chương 5 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG.27

5.1 Tổchức, nhân lực thực hiện công tác thẩm định:.27

5.2 Quy trình và thủtục thẩm định tín dụng: .29

5.2.1 Quy trình thẩm định tín dụng.29

5.2.2 Thủtục trong thẩm định tín dụng.35

5.3 Nội dung thẩm định tín dụng.37

5.4 Kết quảthẩm định tín dụng: .38

5.5 Một số đánh giá và đềxuất hướng giải quyết:.40

5.5.1 Một số đánh giá:.40

5.5.2 Đềxuất hướng giải quyết:.41

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.43

6.1 Kết luận: .43

6.1.1 Tổchức cán bộthẩm định:.43

6.1.2 Chức năng, nội dung thẩm định tín dụng:.43

6.1.3 Quy trình, thủtục thẩm định tín dụng:.43

6.1.4 Kết quảcủa công tác thẩm định:.44

6.2 Kiến nghị: .44

DANH MỤC PHỤLỤC.46

Phụlục 1: Giấy đềnghịvay vốn .46

Phụlục 2: Phiếu thẩm định tài sản thếchấp .48

Phụlục 3: Báo cáo kết quảthẩm định dựán.50

Phụlục 4: Báo cáo kết quảthẩm định rủi ro.54

Phụlục 5: Bản phỏng vấn trực tiếp (dành cho trưởng phòng kinh doanh).58

Phụlục 6: Bản phỏng vấn trực tiếp (dành cho cán bộthẩm định) .59

TÀI LIỆU THAM KHẢO.60

pdf71 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 8816 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Nhưng ngân hàng đặt ra mục tiêu thẩm định của mình là gì? Nghiên cứu mục tiêu thẩm định nhắm mục đích hỗ trợ cho việc nhận định tình hình hoạt động thẩm định tín dụng. Nghiên cứu mục tiêu này sẽ được thực thông qua các nguồn thông tin như: văn bản hướng dẫn, quy định về tín dụng tại ngân hàng và các sách, báo, website. 2. Chức năng và nội dung của thẩm định tín dụng: Chức năng là giúp đánh giá mức độ tin cậy của PASXKD, DAĐT, tiến hành phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay, làm cơ sở cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng ra quyết định tín dụng. Nội dung thẩm định tín dụng gồm có: (1) thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn, (2) thẩm định khả năng tài chính, (3) thẩm định khả năng trả nợ, (4) thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay, (5) ước lượng và đo lường rủi ro. Nghiên cứu chức năng và nội dung thẩm định tại ngân hàng nhằm trả lời cho những câu hỏi sau: - Thông tin đầu vào có đáng tin cậy và đầy đủ không? - Công cụ phân tích có đảm bảo hiệu lực của thẩm định không? - Có đạt được hiệu quả kiểm soát không? Nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho việc nhận định hoạt động hiện trạng tại ngân hàng. Nghiên cứu thông qua các nguồn thông tin: văn bản hướng dẫn, thủ tục thẩm định tín dụng tại ngân hàng và sách, báo, website. 3. Quy trình và thủ tục của thẩm định tín dụng: Thẩm định tín dụng được tiến hành từ lúc khách hàng đến đề nghị vay vốn cho đến quyết định tín dụng, có cho vay hay không? Cần nghiên cứu quy trình thẩm định thực tế tại ngân hàng, so sánh giữa lý thuyết và thực tế nhằm xem xét có gì khác nhau không? Thủ tục của thẩm định tín dụng là bằng chứng để ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác thẩm định. Bao gồm những thủ tục gì? Ai là người tiến hành lập những thủ tục đó? Những thủ tục đó sẽ trình bày những nội dung gì? Nghiên cứu quy trình và thủ tục thẩm định nhằm trả lời cho những câu hỏi: SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 23 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long - Quy trình được tiến hành như thế nào ? - Gọn nhẹ, đơn giản đối với khách hàng không? - Phân công, phân nhiệm có hợp lý không? Vấn đề này sẽ được nghiên cứu từ các nguồn thông tin: quy định chung về tín dụng do ngân hàng cung cấp, các văn bản hướng dẫn và thủ tục thẩm định. 4. Tổ chức và nhân lực trong công tác thẩm định tín dụng: Quy trình thẩm định tín dụng được thực hiện bởi các cán bộ tại nhân hàng. Kết quả thẩm định có đạt được như mong đợi hay không, phần lớn là do yếu tố con người quyết định. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu về tổ chức và nhân lực thực hiện thẩm định bao gồm các vấn đề sau: - Cách bố trí nhân sự tại phòng kinh doanh. - Nhiệm vụ của các tổ của phòng kinh doanh. - Có bao nhiêu cán bộ thực hiện thẩm định. - Trình độ của các cán bộ thực hiện thẩm định. - Có đáp ứng được yêu cầu và khối lượng công việc không? Các thông tin trên sẽ được thu thập từ quy định tín dụng, các văn bản hướng dẫn, phỏng vấn trực tiếp (bản phỏng vấn được đính kèm ở phụ lục). 5. Đo lường kết quả đạt được của công tác thẩm định tín dụng: Nhằm đánh giá lại công tác thẩm định tín dụng có đạt hiệu quả hay không thì chúng ta cần xem xét kết quả thẩm định - Hồ sơ đề nghị vay vốn. - Hồ sơ được chấp nhận cho vay. - Hồ sơ bị từ chối. - Xem xét kết quả từ hoạt động tín dụng. Thông tin trên được thu thập từ chương trình quản lý khách hàng của phòng nghiệp vụ kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng do phòng nghiệp vụ kinh doanh cung cấp và phỏng vấn trực tiếp. Thông qua năm vấn đề vừa trình bày được tiến hành nghiên cứu thực tế tại ngân hàng sẽ được đối chiếu, so sánh với lý thuyết và kỳ vọng mà ngân hàng đã đặt ra. Qua đó, sẽ nhận định những điểm mạnh để ngân hàng tiếp tục phát huy và điểm yếu trong thẩm định nhằm tìm ra hướng giải quyết. Bên cạnh đó, đưa ra những đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện quy trình thẩm định tại ngân hàng. 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mô hình nghiên cứu đã đề ra thì cần phải tiến hành theo phương pháp nghiên cứu như sau, được thực hiện thông qua các bước: (1) thu thập dữ liệu, (2) báo cáo sơ bộ, (3) phỏng vấn, (4) tổng hợp báo cáo 1. Thu thập dữ liệu: Nghiên cứu này được thu thập từ hai loại dữ liệu: (1) dữ liệu thứ cấp, (2) dữ liệu sơ cấp. Cách thu thập cũng như dữ liệu thu thập được tiến hành như sau: SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 24 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long - Dữ liệu thứ cấp: y Quyết định 319/QTTD –NHN, văn bản hướng dẫn do phòng kinh doanh cung cấp. Sau khi tham khảo dữ liệu này có được những thông tin về quy trình thẩm định cũng như tổ chức cán bộ và nội dung thẩm định trong từng bước của quy trình do MHB quy định chung cho các chi nhánh. y Thu thập báo cáo hoạt động tín dụng 2007-2008 do phòng kinh doanh cung cấp, thống kê số lượng hồ sơ vay vốn được xử lý từ chương trình quản lý khách hàng. Qua đó, phân tích tình hình kết quả của công tác thẩm định. - Dữ liệu sơ cấp: thông quan sát thực tế để hiểu thêm về cơ cấu tổ chức nhân lực và thái độ làm việc của cán bộ. Tiến hành phỏng vấn nhằm làm rõ thêm về thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng. 2. Thiết kế khung phỏng vấn: Sau khi thu thập các dữ liệu sẽ tiến hành thiết kế khung phỏng vấn (bản phỏng vấn được đính kèm ở phụ lục). 3. Phỏng vấn Phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh và cán bộ thực hiện thẩm định. Tiêu chí chọn phỏng vấn là cán bộ có liên quan đến công tác thẩm định và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nội dung trao đổi tập trung vào quy trình thẩm định, bố trí cán bộ thực hiện, những thủ tục, nội dung và kết quả thẩm định. Tùy theo đối tượng phỏng vấn mà có nội dung phỏng vấn khác nhau (bản phỏng vấn trực tiếp được đính kèm ở phụ lục). 4. Tổng hợp báo cáo Cuối cùng, tổng hợp báo cáo theo nội dung nghiên cứu: mô tả hiện trạng tổ chức, bố trí nhân lực, quy trình thẩm định, thủ tục, nội dụng và kết quả đo lường công tác thẩm định tại ngân hàng. Từ việc mô tả này sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với cơ sở lý thuyết, kỳ vọng của ngân hàng. Sau đó, đưa ra một số đánh giá những điểm mạnh, đểm yếu mà ngân hàng chưa thực hiện được và đưa ra những đề xuất để giải quyết. Tóm tắt, trong chương này được trình bày hai nội dung: mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu quan tâm đến năm vấn đề cơ bản trong công tác thẩm định: (1) mục tiêu, (2) chức năng/nội dung, (3) quy trình/ thủ tục, (4) tổ chức/ nhân lực, (5) đo lường kết quả thẩm định. Tất cả những nội dụng nghiên cứu này sẽ được so sánh đối chiếu với cơ sở lý thuyết nhằm đưa ra những nhận định và đưa ra những đề xuất. Phương pháp nghiên cứu sẽ được tiến hành qua các bước: - Thu thập dữ liệu, quy trình thẩm định tín dụng, văn bản hướng dẫn nhằm tìm hiểu về tổ chức, quy trình, thủ tục, nội dung thẩm định tín dụng, báo cáo hoạt động tín dụng do phòng kinh doanh cung cấp nhằm tìm hiểu hiệu quả hoạt động của thẩm định tín dụng - Sau khi thu thập dữ liệu sẽ thiến hành thiết kế khung phỏng vấn. - Phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh và cán bộ thực hiện công tác thẩm định. Nội dung phỏng vấn là quy trình thẩm định, bố trí cán bộ thực hiện, thủ tục, nội dung và kết quả thẩm định. SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 25 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long - Tổng hợp báo cáo theo nội dung. Nội dụng tổng hợp là mô tả hiện trạng thẩm định tại ngân hàng, đưa ra nhận định và những đề xuất. Thiết kế khung phỏng vấn PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP - Trưởng phòng kinh doanh: + Mục tiêu + Chức năng + Quy trình thẩm định + Tổ chức cán bộ thẩm định + Kết quả thẩm định - Cán bộ thẩm định + Quy trình thẩm định x Các bước trong thẩm định x Cách thu thập và xử lý thông tin + Thủ tục thẩm định x Nội dung trong thủ tục x Người lập THU THẬP DỮ LIỆU - Quyết định 319/QTTD - NHN + Mục tiêu + Chức năng + Quy trình thẩm định + Tổ chức nhân lực - Văn bản hướng dẫn lập báo cáo, thủ tục thẩm định + Nội dung thẩm định - Báo các hoạt động tín dụng, thông kê hồ sơ vay vốn + Kết quả thẩm định TỔNG HỢP BÁO CÁO - Tổ chức, nhân sự trong thẩm định + Bố trí nhân sự + Nhiệm vụ của tổ + Số người +Trình độ - Quy trình thẩm định + Các bước trong quy trình + Nội dung thẩm định trong các bước + Cách thu thập và xử lý thông tin. - Thủ tục thẩm định + Các loại thủ tục + Người lập + Nội dung trong thủ tục - Kết quả thẩm định Hình 4.2: Phương pháp nghiên cứu SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 26 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long Chương 5 chương 4 đã trình bày mô hình cần nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để thực hành nghiên cứu phân tích hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hiện công tác thẩm định: h doanh thực hiện và được bố Hình 5.1: Tổ chức cán bộ thực hiện thẩm định tín dụng Cán bộ thực h những cán bộ dụng được phân bổ dựa trên địa bàn, được phân PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG Ở hiện mô hình đó. Chương 5 sẽ tiến hàng. Mô tả hiện trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng. Nghiên cứu bao gồm tổ chức, quy trình, thủ tục, nội dung so sánh lý thuyết với thực tế đưa ra những nhận định và những đề xuất. 5.1 Tổ chức, nhân lực thực Công tác thẩm định tín dụng do các nhân viên phòng kin trí theo sơ đồ sau: iện công tác thẩm định đa phần ở độ tuổi từ 28 – 35 tuổi, là trẻ, rất năng động, linh hoạt và nhiệt tình trong công việc. Ban lãnh đạo của ngân hàng luôn đánh giá cao năng lực của các cán bộ thẩm định cũng như khả năng nắm bắt thông tin và trình độ tiếp cận cái mới của cán bộ. Đội ngũ cán bộ trẻ là điều kiện thuận lợi để công tác thẩm định được tiến hành trôi chảy và đúng như tiến độ. Do CBTĐ là những người trẻ tuổi nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định đối với những khoản vay phức tạp, những rủi ro tiềm ẩn trong khoản vay chưa được đánh giá đúng dẫn đến việc đưa ra quyết định tín dụng sai lầm có thể xảy ra. Nhằm hạn chế rủi ro này, ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra một đề xuất, đối với khoản vay từ 200 triệu trở lên sẽ có sự cộng tác của cán bộ quản lý rủi ro (CBQLRR). CBTĐ thực hiện công tác thẩm định tín chia theo phường đối với khu vực thành thị, theo huyện đối với khu vực nông thôn. Qua đó, CBTĐ có thể thu thập thông tin về khách hàng dễ dàng hơn nhờ vào sự quen biết với những khách hàng khác cùng địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho CBTĐ có thể cùng lúc thực hiện thẩm định nhiều khách hàng trên cùng địa bàn. PHÒNG KIN H DOANH Tổ chức Tổ xử lý ụ Tổ tín tín dụng khách hàng các ghiệp v tín dụng khác dụng thẩm định n SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 27 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long Bên cạnh đó, CBTĐ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì trong một địa bàn sẽ có nhiều khách hàng, mỗi khách hàng có những mục đích vay khác nhau, vay tiêu dùng, vay để sửa chữa nhà, xây dựng nhà, nuôi cá, sản xuất kinh doanh Do đó, CBTĐ cần phải hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau để đáp ứng được yêu cầu của thẩm định. Việc bố trí cán bộ thực hiện được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 5.1: Tóm tắt nhiệm vụ của các tổ ở phòng kinh doanh Stt Tổ Số người Trình độ Nhiệm vụ 1 Tổ tín dụng khách hàng 12 Đại học • Phỏng vấn, tư vấn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá, bảo lãnh. • Đàm phán với khách hàng các điều khoản của HĐTD, hợp đồng đảm bảo tiền vay. • Lập hồ sơ khách hàng nợ có vấn đề chuyển cho tổ xử lý nợ. 2 Tổ tín dụng thẩm định 8 Đại học • Điều tra về tình hình pháp lý, tình hình tài chính, tính khả thi của các phương án vay vốn, khả năng trả nợ, đánh giá tính khả mại và xác định giá trị tài sản bảo đảm • Lập báo cáo thẩm định. • Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, đảm bảo tiền vay. 3 Tổ xử lý các nghiệp vụ tín dụng khác 4 Đại học • Đề xuất lãnh đạo phê duyệt các nghiệp vụ như: marketing, huy động vốn. • Xây dựng kế hoạch tín dụng, kế hoạch huy động vốn. • Kiểm soát tín dụng và các nghiệp vụ khác khi được Giám đốc phân công. Khi đi thẩm định thực tế những khu vực ở xa chi nhánh, CBTĐ sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí như: chi phí đi lại, công tác phí, chi phí lưu trú cho cán bộ. Những chi phí này, ngân hàng phải chịu. Chi phí cho một lần thẩm định như vậy cho một khách hàng tiềm năng (việc xin vay vốn lần đầu hoặc xin vay lại cũng đều cần phải xem xét thực tế khách hàng) là khá lớn so với dự kiến tiền lãi sẽ thu được nếu khoản vay được chấp nhận. Hiện ngân hàng cũng đang cố gắng để khắc phục vấn đề này. ™ Một số nhận định về tổ chức cán bộ thực hiện thẩm định tín dụng: Công tác bố trí cán bộ thực hiện thẩm định chỉ tập trung tại phòng kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho các CBTĐ học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau góp phần khắc phục được nhược điểm cán bộ trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm. Hiện nay, một cán bộ vừa là thành viên của tổ tín dụng khách hàng, vừa là thành viên của tổ thẩm định tín dụng, do nguồn nhân lực còn thiếu. Do đó, khối lượng công việc một cán bộ phải đảm nhiệm nhiều hơn, áp lực công việc cũng nhiều hơn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 28 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long CBTĐ được tuyển dụng tại ngân hàng đều đạt trình độ đại học và trãi qua cuộc kiểm tra của ngân hàng trước khi được tuyển dụng nên hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của công việc thẩm định. 5.2 Quy trình và thủ tục thẩm định tín dụng: 5.2.1 Quy trình thẩm định tín dụng Thẩm định tín dụng là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng nên quy trình thẩm định tín dụng cần được tách riêng. Nhưng hiện tại ngân hàng chưa làm được, quy trình thẩm định tín dụng chỉ được lồng ghép trong quy trình tín dụng. Nó được thực hiện từ khi khách hàng có đề nghị vay vốn cho đến quyết định tín dụng. Không đủ đk G ia i đ oạ n 1 Đủ đk Hợp lệ G ia i đ oạ n 2 Sửa đổi Bổ sung CBTDKH CBTĐTDKhách hàng TP kinh doanh GĐ chi nhánh Đề nghị vay vốn Phỏng vấn Xác định các thông tin khách hàng ấ Lập báo cáo thẩm định Lập hồ sơ vay vốn - Hồ sơ pháp lý - Hồ sơ kinh tế - Hồ sơ tín dụng - Hồ sơ đảm bảo tiền vay Nhận hồ sơ Xét duyệt Xem xét Từ chối Quyết định Hình 5.2: Quy trình thẩm định tín dụng tại MHB chi nhánh An Giang SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 29 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long Trong quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng được chia thành: giai đoạn 1 và giai đoạn 2. - Giai đoạn 1 có thể gọi là giai đoạn tiền thẩm định. 1. Đề nghị vay vốn: Ở giai đoạn này, khi khách hàng có đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng khách hàng (CBTDKH) sẽ thực hiện phỏng vấn nhằm nắm bắt các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn. 2. Phỏng vấn: Tùy theo đối tượng khách hàng là tổ chức hay cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác mà ngân hàng có nội dung phỏng vấn cho phù hợp. Mục đích của buổi phỏng vấn là tìm hiểu về tình hình pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính, trình độ chuyên môn quản lý, uy tín của khách hàng trong kinh doanh, trong quan hệ tín dụng, trong đời sống, nơi làm việc, nhu cầu và mục đích sử dụng khoản vay, khả năng thu nhập hoàn trả gốc, lãi, tài sản bảo đảm cho khoản vay, điều kiện đảm bảo môi trường... Đồng thời CBTDKH còn tư vấn cho khách hàng các thông tin về điều kiện cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay và các dịch vụ sẽ được đáp ứng. Sau khi phỏng vấn, CBTDKH xem xét khách hàng có đáp ứng đủ điều kiện vay vốn hay không? • Nếu không đủ điều kiện, CBTDKH sẽ khuyên họ không nên làm đơn đề nghị vay vốn nhằm sàng lọc khách hàng ngay từ đầu. • Ngược lại, CBTDKH sẽ giúp khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vồn của khách hàng được lập xong, CBTDKH sẽ kiểm tra lại để yêu cầu khách hàng sửa đổi hoặc bổ sung nếu có sai sót. Ngân hàng đánh giá cao hiệu quả của giai đoan này. Nhờ có sự sàng lọc ngay từ đầu nên giúp ngân hàng hạn chế được một khoản chi phí, thời gian cho công tác thẩm định ở giai đoạn sau. - Giai đoạn 2 là nghiên cứu và lập báo cáo thẩm định Sau khi tiếp nhận hồ sơ. Tùy theo mức độ phức tạp của từng khoản vay, cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định khoản vay (sau đây gọi là cán bộ thẩm định viết tắt CBTĐ) tối đa trong 3 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và 5 ngày đối với khoản vay trung, dài hạn phải tiến hành thẩm định, phân tích điều kiện vay vốn theo các nội dung sau: 1. Xác nhận các thông tin do khách hàng cung cấp: CBTĐ cần khám phá các thông tin mới để hiểu thêm về tính pháp lý của khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, quan hệ xã hội, tình hình thu nhập, tính pháp lý của tài sản đảm bảo của khách hàng. CBTĐ sẽ tiến hành thu thập thông tin với nhiều hình thức như thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC), thông tin đại chúng hoặc thông qua trao đổi và đi thực tế Tùy theo đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân hộ gia đình để điều tra mà CBTĐ thu thập những nguồn thông tin khác nhau. Qua khảo sát và nghiên cứu các thủ tục thẩm định cho thấy rằng: SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 30 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long • Nguồn thông tin từ trao đổi với khách hàng và đi thực tế của CBTĐ được thu thập rất phổ biến. Tất cả các hồ sơ vay vốn của khách hàng đều được CBTĐ đi đến tận nơi sản xuất kinh doanh hoặc tận nhà của khách hàng để xem xét thu thập thông tin. Nguồn thông tin này được nhận định, đa phần đáng tin cậy. Chỉ một số khách hàng thiếu trung thực, họ sắp xếp trước hoàn cảnh nên khi cán bộ đến thẩm định sẽ khó có được thông tin chính xác. Do đó, khi thu thập thông tin đòi hỏi CBTĐ phải có nhiều kinh nghiệm để nhận ra rủi ro này. Bên cạnh đó, CBTĐ sẽ mất rất nhiều thời gian để đi thực tế. • Nguồn thông tin nội bộ, từ những hồ sơ vay vốn của khách hàng được lưu trữ tại kho lưu trữ hồ sơ của phòng nghiệp vụ khinh doanh. CBTĐ sẽ thu thập nguồn thông tin này đối với những khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. • Nguồn thông tin của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Đây là nguồn thông tin được ngân hàng sử dụng thường xuyên, có khoảng 50% tổng số lượng hồ sơ vay vốn thu thập nguồn thông tin này. Theo nhận định của CBTĐ thì đây là nguồn thông tin dễ thu thập, có kết quả trong thời gian ngắn, chỉ trong vòng một ngày và đáng tin cậy. • Từ các ngân hàng đã có quan hệ với khách hàng. Do một số điều khoản trong tín dụng và hạn chế trong liên kết giữa các ngân hàng nên nguồn thông tin này rất là hạn chế, chiếm khoảng 10% tổng số lượng hồ sơ vay vốn. • Khách hàng khác có liên quan tới khách hàng. Nguồn thông tin có độ tin cậy chỉ mang tính tương đối, vì giữa các khách hàng có thể xảy ra những mâu thuẫn nên có thể làm thông tin bị sai lệch. Khả năng thu thập được từ nguồn thông tin là không dễ và không phổ biến chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số lượng hồ sơ vay vốn. • Các cơ quan quản lý khách hàng. Thông tin này được thu thập đối với những khoản vay có phướng án trả nợ từ thu nhập tiền lương. Chiếm khoảng 35% tổng hồ sơ vay vốn. Nguồn thông tin này được xem là đáng tin cậy. • Các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là nguồn thông tin có mức độ tin cậy thấp nên CBTĐ luôn cân nhắc khi sử dụng thông tin này. Ban lãnh đạo của ngân hàng cho rằng việc thu thập thông tin chính xác luôn là điều cần thiết. Do đó, ngân hàng luôn đòi hỏi những CBTĐ có đủ trình độ chuyên môn thực hiện. Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng, CBTĐ sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định. 2. Lập báo cáo thẩm định tín dụng: CBTĐTD căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thẩm định dự án của từng loại cho vay, đối tượng cho vay để lập báo cáo thẩm định. Trong lập báo cáo thẩm định phải thể hiện được các nội dung sau: Đánh giá chung về khách hàng: Ngân hàng chia thành hai nhóm khách hàng: (1) khách hàng là doanh nghiệp, (2) khách hàng là cá nhân. Đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau thì có những đánh giá khác nhau. Nhưng đối với khách hàng là doanh nghiệp thì mức độ đánh giá phức tạp hơn khách hàng cá nhân. SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 31 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long y Khách hàng là doanh nghiệp: Bảng 5.2 : Tóm tắt cách xử lý thông tin của doanh nghiệp Stt Nội dung Thông tin vào Thông tin kết xuất 1 Năng lực pháp luật dân sự yGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. yChứng nhận đăng ký thuế của cơ quan chức năng giấy ủy quyền. yChứng minh nhân dân. yDoanh nghiệp thành lập có hợp pháp không? yNgành nghề kinh doanh phải phù hợp với ngành nghề đăng ký trên giấy phép? yNgười đại diện đứng ra vay vốn phải có đủ tư cách pháp quyền và hành vi dân sự hay không? 2 Xem xét thực tế tại doanh nghiệp yChứng từ có liên quan do khách hàng cung cấp. yMô tả lại cơ cấu tổ chức của đơn vị nhằm làm rõ chức năng và quyền hạn của ban lãnh đạo. 3 Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo yChứng từ do khách hàng cung cấp. yTìm hiểu về chức vụ, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của ban điều hành. 4 Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng y Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) hoặc thông từ các tổ chức tín dụng khác đã từng có quan hệ với khách hàng. yKhách hàng đang quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng nào? 5 Nhận xét về quan hệ đạo đức gia đình, xã hội, nghề nghiệp yBiên lai nộp thuế của doanh nghiệp. yĐi thực tế thẩm định. yNgành nghề kinh doanh phải hợp pháp không? yNghĩa vụ nộp thuế TNDN y Khách hàng là cá nhân: CBTĐ tiến hành đánh giá các yếu tố về nhân thân, nghề nghiệp, quá khứ công tác, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn, uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực họ sẽ đầu tư, các quan hệ trong xã hội sau khi CBTĐ đi thực tế kết hợp với những thông tin thu thập từ các chứng từ như chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú. Tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh chung của khách hàng: • CBTĐ tiến hành đánh giá về độ chính xác, trung thực của các số liệu, báo cáo về tình hình tài chính của khách hàng. Thông qua kỹ thuật phân tích chỉ số tài chính để biết được tình hình tài chính của khách hàng. o Đối với doanh nghiệp: hai chỉ số được quan tâm hàng đầu là hệ số vốn lưu động và hệ số thanh toán nhanh. Hai chỉ số này được tính và đánh giá như sau: Tổng tài sản vốn lưu động Hệ số vốn lưu động = Nợ ngắn hạn SVTH: Lương Ngọc Trinh_ĐH6TC1 32 Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng GVHD: Th.s Nguyễn Thành Long Nếu chỉ số này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Nếu chỉ số này nhỏ hơn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt. Tiền+đầu tư ngắn hạn+phải thu (trừ nợ phải thu khó đòi) Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản vốn lưu động Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, thường biến động từ 0,5 đến 1 là có thể đảm bảo được khả năng thanh toán, dưới 0,5 sẽ khó khăn hơn trong thanh toán. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể CBTĐ sẽ sử dụng thêm các chỉ số khác như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất thu nhập trên vốn thuần. o Đối với cá nhân: CBTĐ xem xét tình hình tài chính dựa vào thu nhập, doanh thu và chi phí. Qua đó, CBTĐ phân tích dòng tiền tích lũy để trả nợ. • CBTĐ tiến hành phân tích so sánh giữa hai năm hoặc hai kỳ gần nhất trong báo cáo tài chính của khách hàng. Qua đó, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng. • Khi đánh giá các báo cáo kế hoạch tương lai, các dự toán kinh tế của khách hàng. CBTĐ sẽ xem xét dựa trên tình hình thực tế và kết hợp với những chỉ tiêu của ngành nghề quy định. Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh như: CBTĐ dựa trên những PASXKD hoặc DAĐT của khách hàng kết hợp với những thông tin thị trường và kinh nghiệm để đánh giá sự cần thiết đầu tư, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các yếu tố đầu vào, giá cung ứng nguyên liệu, thị trường và khả năng tiêu thụ, phân phối sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu tư, phương diện quản lý tổ chức quản lý nhân lực, bảo hiểm tài sản đầu tư của dự án, kế hoạch sử dụng tiền vay, khả năng trả nợ của khách hàng. Phân tích đánh giá các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường hoặc các yếu tố tác động môi trường của phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Việc phân tích đánh giá này được xem xét đánh giá dựa vào các chỉ tiêu thông tư của Nhà nước về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, trật tự, tiếng ồn hoặc phòng cháy chữa cháy Xem xét khả năng cân đối nguồn vốn và dự kiến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1099.pdf
Tài liệu liên quan