Khóa luận Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 7

1.1. Tổng quan về dịch vụ thanh toán 7

1.2. Thanh toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt 10

1.3. Các phương tiện TTKDTM chủ yếu của ngân hàng thương mại 15

1.4. Một số yêu cầu về TTKDTM 28

1.5. Các nguyên tắc trong TTKDTM 27

1.6. Các nhân tố tác động đến dịch vụ TTKDTM của NHTM 28

1.7. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM và những bài học đối với Việt Nam 32

Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV ĐÔNG ĐÔ 36

2.1. Dịch vụ TTKDTM của các NHTM Việt Nam 36

2.2. Thực trạng dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô . 50

 2.3. Đánh giá thực trạng TTKDTM tại BIDV Đông Đô .73

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI BIDV ĐÔNG ĐÔ 79

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô trong thời gian tới 79

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô 83

 3.3. Một số kiến nghị .92

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giấy. Trong giai đoạn đầu, hệ thống chuyển tiền có nhiều hạn chế như quy trình thanh toán phải thực hiện nhiều bước, nhiều công đoạn nên hệ thống xử lý có nhiều sai sót, một lệnh chuyển tiền có khi phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần. Năm 1994, NHNN đã thiết lập được một mạng cục bộ thay vì để từng máy tính hoạt động độc lập như trước, cải tiến phần mềm ứng dụng, áp dụng quy trình giao dịch tức thời và chế độ đa sử dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khai thác, sử dụng thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán, chuyển từ việc lập chứng từ thanh toán bằng tay theo mẫu in sẵn sang thành file trên mạng máy tính, chuyển đổi đối chiếu liên hàng bằng thư sang đối chiếu qua mạng truyền tin, chuyển việc truyền nhận thông tin theo phương pháp bán tự động sang tự động hoá hoàn toàn bằng đường trực tuyến. Do đó, rút ngắn được thời gian thanh toán từ hàng tuần xuống còn vài ngày, có khi vài giờ. Tuy nhiên, do thời kỳ đầu, cơ sở pháp lý cho các hoạt động thanh toán có ứng dụng công nghệ tin học - điện tử còn chưa có nên việc chuyển tiền sử dụng file máy tính làm chứng từ thanh toán gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực thanh toán có ứng dụng công nghệ tin học - điện tử nói chung và các văn bản pháp lý điều chỉnh riêng đối với hệ thống chuyển tiền điện tử được ban hành, hoạt động chuyển tiền điện tử của NHNN đi vào hoạt động và phát triển. Đến nay, hệ thống chuyển tiền điện tử đã được thực hiện tại tất cả các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trên cả nước. Chuyển khoản tại NHNN: kênh thanh toán này thực hiện khi 2 NHTM mở TK tại cùng một đơn vị NHNN thực hiện thanh toán với nhau. Do tính chất thủ công (xử lý bằng chứng từ giấy) chậm và chỉ xử lý trong cùng địa bàn nên kênh thanh toán rất ít được các NHTM sử dụng. Thanh toán song phương Đây là hình thức thanh toán thông qua thoả thuận song phương. Theo đó, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở TK tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác để thực hiện thanh toán song phương. Hình thức thanh toán này có xu hướng tăng lên vì đã góp phần giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật trong việc phát triển thanh toán và khắc phục những hạn chế về vốn đầu tư đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN Hệ thống TTĐTLNH do NHNN trực tiếp quản lý và thực hiện là tiểu dự án xương sống, quan trọng nhất của dự án hiện đại hoá NH và hệ thống thanh toán do NH Thế giới tài trợ. Hệ thống gồm 3 cấu phần: Thanh toán giá trị cao: xử lý các món thanh toán giá trị cao (từ 500 triệu đồng trở lên) hoặc các món giao dịch giá trị thấp (dưới 500 triệu đồng) nhưng có yêu cầu chuyển khẩn. Thanh toán giá trị thấp: xử lý các món thanh toán giá trị thấp. Xử lý quyết toán vốn. Hệ thống được thiết kế cho phép thực hiện xử lý ngay cả trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không có đủ vốn thông qua cơ chế thấu chi và cho vay qua đêm theo lãi suất quy định của NHNN. Từ ngày 05/02/2002, hệ thống TTĐTLNH đã chính thức được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, hệ thống chỉ mới triển khai tại 5 địa bàn là Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Hiện nay, trung bình hệ thống xử lý 35.000 – 40.000 món/ngày với 33.000 tỷ đồng/ngày, có ngày lên tới 55.000 món thanh toán với 44.000 tỷ đồng. Đến tháng 4/2008, hệ thống TTĐTLNH đã kết nạp được 81 thành viên. Trong đó có 7 đơn vị NHNN và 74 NHTM với 349 thành viên bao gồm NHNN, các NHTM nội địa, các NH liên doanh và Chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam. Theo lộ trình triển khai dự án hiện đại hoá NH và hệ thống thanh toán giai đoạn 2, hệ thống TTĐTLNH sẽ được tiếp tục mở rộng và triển khai ra toàn quốc, thay thế cho các kênh thanh toán bù trừ điện tử, chuyển tiền điện tử của NHNN. Dự kiến ngay sau khi mở rộng, hệ thống sẽ xử lý khoảng 350.000 giao dịch/ ngày và đáp ứng xử lý lượng thanh toán 2.000.000 giao dịch/ngày vào năm 2012. Có thể thấy, trong những năm vừa qua, dịch vụ TTKDTM của các NHTM Việt Nam nhìn chung đã có sự chuyển biến mạnh mẽ với sự nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai nhiều phương tiện, dịch vụ TTKDTM mới, tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại, các hệ thống thanh toán và khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nằm trong hệ thống NHTM Việt Nam, BIDV nói chung và BIDV Đông Đô nói riêng đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM trong những năm qua. Điều này sẽ được phân tích cụ thể trong phần tiếp theo. Thực trạng dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô Tổng quan về BIDV Đông Đô Lịch sử hình thành và phát triển BIDV Đông Đô được thành lập từ phòng giao dịch số 2 (14 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) và đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo quyết định QĐ191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của hội đồng quản trị BIDV. BIDV Đông Đô là một trong những chi nhánh tiên phong, đi đầu trong việc chú trọng triển khai các dịch vụ NH bán lẻ, với nền tảng lấy sự phát triển dịch vụ đem lại lợi ích cho khách hàng. Hoạt động với quy mô giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ NH hiện đại và công nghệ tiên tiến theo dự án hiện đại hoá hệ thống NH Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. BIDV Đông Đô được thành lập phù hợp với tiến trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ NH, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế. Những ngày đầu mới thành lập, BIDV Đông Đô phải đối mặt với nhiều khó khăn như: chi nhánh được đặt trên địa bàn có hơn 10 tổ chức tín dụng lớn, lượng khách hàng mỏng, cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm,… Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, chi nhánh đã trở thành đơn vị kinh doanh hiệu quả. Năm 2005, chi nhánh được BIDV khen thưởng là 1 trong 10 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống trong công tác huy động vốn. Sáu tháng đầu năm 2006, lượng vốn huy động của chi nhánh đạt gần 1.100 tỷ VNĐ, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%, không có nợ thu khó đòi, thu dịch vụ đạt 80% so với cả năm 2005. BIDV Đông Đô có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc điều hành hoạt động của các phòng, các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch. Trong đó bộ phận trực tiếp thực hiện các dịch vụ TTKDTM là phòng Dịch vụ khách hàng, các phòng giao dịch 1,2,4,5 và các quỹ tiết kiệm. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Hoạt động huy động vốn Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về tình hình huy động vốn của BIDV Đông Đô (2006 – 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (tỷ đ) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đ) Tương đối (%) Tổng nguồn vốn 2107 100 2566 100 2970 100 459 21.78 404 15.74 Theo loại hình huy động - Huy động dân cư 1475 70 1540 60 1515 51 65 4.38 -25 -1.61 - Huy động TCKT 632 30 1026 40 1455 49 394 62.32 429 41.84 Theo loại ngoại tệ - VNĐ 1433 68 1924 75 2406 81 492 34.31 481 25.01 - Ngoại tệ 674 32 641 25 546 19 -33 -4.92 -95 -14.77 Theo thời hạn huy động - Dưới 1 năm 1011 48 1591 62 2168 73 579 57.29 577 36.29 - Trên 1 năm 1096 52 975 38 802 27 -121 -11.01 -173 -17.75 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Đông Đô) Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đầu tư cho phát triển, BIDV Đông Đô đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trên địa bàn. Bên cạnh đó, BIDV Đông Đô luôn thực hiện tốt cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ khác phục vụ khách hàng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi cá nhân làm tăng thêm nguồn vốn trong thanh toán, mở rộng cho vay. Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy trong những năm vừa qua, hoạt động huy động vốn của chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độ ổn định và vận động theo hướng cân đối cơ cấu các loại nguồn vốn ngày càng hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế. Hoạt động tín dụng Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Đông Đô (2006- 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (tỷ đ) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỷ đ) Tương đối (%) Tổng dư nợ tín dụng 1387 100 2076 100 2320 100 689 49.68 244 11.75 Theo thành phần kinh tế - Cho vay quốc doanh 277 20.00 727 35.02 580 25.00 450 162.08 -147 -20.22 - Cho vay ngoài quốc doanh 1110 80.00 1350 64.98 1740 75.00 240 21.67 390 28.88 Theo thời hạn cho vay - Ngắn hạn 731 52.70 1163 56.02 1144 49.31 432 59.10 -19 -1.63 - Trung dài hạn 656 47.30 913 43.98 1176 50.69 257 39.18 263 28.81 Theo loại tiền - VNĐ 1085 78.23 1599 77.02 1780 76.72 514 47.37 181 11.32 - Ngoại tệ 302 21.77 477 22.98 540 23.28 175 57.95 63 13.21 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Đông Đô) Trong ba năm qua hoạt động kinh doanh tín dụng của BIDV Đông Đô đã đạt được nhiều kết quả khả quan. NH luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu thực tại, mở rộng đầu tư với mọi thành phần kinh tế, sử dụng tối đa nguồn vốn vào tái đầu tư nhằm thu lợi nhuận nên tổng dư nợ của NH ngày càng tăng cao. Tình hình cụ thể có thể thấy qua bảng 2.3 trên đây. Hoạt động thanh toán - Kế toán tài chính Hoạt động thanh toán: Hoạt động thanh toán giữ một vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của NH. Trong những năm qua, BIDV Đông Đô đã nhanh chóng hoà nhập vào sự chuyển mình của hệ thống NH, cải tiến, đổi mới hoạt động thanh toán, đặc biệt là TTKDTM. Đồng thời, chi nhánh đã thi hành một cách linh hoạt, đúng đắn các nghị định, văn bản hướng đẫn mới ban hành. Mặt khác, hoạt động thanh toán tại BIDV Đông Đô không ngừng phát triển nhiều hình thức phong phú, hiện đại. Việc tin học hoá công nghệ thanh toán với đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kế toán có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, năng động, sử dụng máy vi tính thành thạo đã khắc phục được tình trạng chậm trễ và yếu kém trước đây trong hoạt động thanh toán qua NH. Việc tổ chức thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn đã tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền và mở rộng doanh số TTKDTM. Doanh số thanh toán qua NH tăng đã góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, hạn chế lượng tiền mặt vào lưu thông. Đồng thời, góp phần tăng thu nhập cho NH. Công tác kế toán tài chính: đây là một phần then chốt để thu hút khách hàng và đa dạng hoá các dịch vụ để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Chi nhánh đã tăng cường kỷ cương trong công tác kế toán, đảm bảo tuân thủ pháp luật và chế độ kế toán đã được Nhà nước và ngành quy định. Các nguyên tắc bảo mật số dư tiền gửi, tiền vay cũng như mọi hoạt động có liên quan đến khách hàng đều được tuân thủ nghiêm túc. Nhờ thực hiện việc thanh toán điện tử qua mạng Swift với các NH trong cùng hệ thống và với đội ngũ cán bộ ngày càng nâng cao trình độ khoa học công nghệ tiên tiến nên công tác thanh toán và điều hành vốn đảm bảo nhanh chóng, chính xác và tập trung. Kết quả kinh doanh Trong kết quả kinh doanh, chi phí chủ yếu là chi trả lãi cho các khoản tiền gửi. Thu nhập chủ yếu là thu nhập từ tín dụng và đầu tư. Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm vừa qua được thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây. Bảng 2.4 : Kết quả kinh doanh của BIDV Đông Đô (2006 – 2009) Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng thu nhập 169.8 196.7 275.5 Tổng chi phí 132.3 126.1 189.8 Lợi nhuận 37.5 70.6 85.7 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Đông Đô) Từ bảng 2.4, ta thấy, kết quả kinh doanh của BIDV Đông Đô có sự tăng trưởng mạnh trong 2 năm 2007 và 2008. Kết quả này cho thấy chi nhánh đã đẩy mạnh quy mô huy động vốn cũng như tín dụng và đầu tư. Đây là một trong những nền tảng quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chi nhánh cần có biện pháp cân đối hơn nữa thu- chi nhằm đạt lợi nhuận cao nhất nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô Một số nét chung về dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hoà nhập vào với sự chuyển mình ngành NH nói chung và hệ thống BIDV nói riêng, BIDV Đông Đô đã không ngừng đổi mới hoạt động tổ chức kinh doanh của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như cung cấp dịch vụ NH không chỉ cho quận mình mà còn đáp ứng cả các quận huyện lân cận. Đống Đa là một quận với một nền kinh tế đa thành phần, khách hàng là những doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ cá thể và cá nhân, với số tài khoản tiền gửi có nhu cầu thanh toán qua NH tương đối lớn. Do đó, để khai thác và thu hút tối đa thị trường của mình cũng như khách hàng lân cận trên địa bàn Hà Nội đòi hỏi BIDV Đông Đô không ngừng quan tâm, chú trọng đến dịch vụ TTKDTM. Cũng như các mặt hoạt động kinh doanh khác, hoạt động TTKDTM tại BIDV Đông Đô đang từng bước chuyển đổi để phù hợp với yêu cầu thanh toán của nền kinh tế. BIDV Đông Đô đã đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nối mạng vi tính thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống, thanh toán bù trừ trên địa bàn, đào tạo đội ngũ cán bộ có tâm huyết, đủ tầm tiếp cận công nghệ hiện đại, sử dụng thành thạo vi tính phục vụ công tác kế toán thanh toán, giao dịch tức thời, tiến tới nối mạng thanh toán điện tử liên NH trung gian với cả nước và quốc tế. Nhờ đó, việc thanh toán chuyển tiền được đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn, tạo được uy tín và thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Bảng 2.5 dưới đây mô tả khái quát tình hình thanh toán tại BIDV Đông Đô từ năm 2006 đến năm 2008. Bảng 2.5: Tình hình thanh toán tại BIDV Đông Đô (2006 - 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 (%) 08/07 (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Thanh toán bằng TM 6287 27 7382 26 7946 23 17.41 7.64 TTKDTM 16998 73 21010 74 26601 77 23.60 26.61 Tổng thanh toán 23285 100 28392 100 34547 100 21.93 21.67 (Nguồn: Báo cáo về hoạt động dịch vụ BIDV Đông Đô) Qua bảng trên có thể thấy: Doanh số thanh toán qua các năm tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định. Năm 2007 tăng 5107 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng tỷ lệ tăng 21.93%. Năm 2008 tăng 6155 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng 21.67%. Điều này cho thấy cùng với sự phát triển chung của các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, chi nhánh đã không ngừng đổi mới hoạt động kinh tế tài chính, đáp ứng yêu cầu thanh toán của các cá nhân và doanh nghiệp từ đó doanh số thanh toán không ngừng tăng lên rõ rệt. Sự tăng lên trong doanh số thanh toán chủ yếu là do doanh số TTKDTM tăng lên tương đối nhanh qua các năm. Doanh số thanh toán bằng tiền mặt cũng tăng lên, tuy nhiên tăng với tốc độ chậm hơn doanh số TTKDTM và ngày càng giảm về tỷ trọng. + Năm 2006, doanh số thanh toán bằng tiền mặt đạt 6287 tỷ đồng, chiếm 27% tổng doanh số thanh toán của năm 2007. Trong khi đó, doanh số TTKDTM đạt 16998 tỷ đồng, chiếm tới 73% tổng doanh số thanh toán. + Năm 2007, doanh số thanh toán bằng tiền mặt tăng 1095 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng tỷ lệ tăng 17.41% và chiếm 26% tổng doanh số thanh toán của năm 2007. Trong khi đó, doanh số TTKDTM tăng 4012 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng tỷ lệ tăng 23.6% và chiếm tới 74% tổng doanh số thanh toán của năm 2007. + Năm 2008, doanh số thanh toán bằng tiền mặt tăng 564 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng 7.64% và chiếm 23% tổng doanh số thanh toán của năm 2008. Trong khi đó, doanh số TTKDTM tăng 5591 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng 26.61% và chiếm tới 77% tổng doanh số thanh toán của năm 2008. Như vậy, trong những năm gần đây, doanh số TTKDTM tại BIDV Đông Đô tăng lên đáng kể và ngày càng chiếm ưu thế hơn so với thanh toán bằng tiền mặt. Đây là kết quả rất tốt, thể hiện hoạt động TTKDTM tại chi nhánh ngày càng phát triển và được mở rộng, đã được khách hàng sử dụng một cách phổ biến. TTKDTM đã phát huy được những ưu điểm vốn có là thuận lợi, nhanh chóng và an toàn với việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, khẳng định vai trò to lớn trong hoạt động thanh toán của BIDV Đông Đô. Tuy nhiên, TTKDTM phát triển như vậy chủ yếu là do các TCKT sử dụng và có nhu cầu thanh toán ngày một tăng. Trong những năm gần đây, doanh số TTKDTM theo các đối tượng đều tăng lên về quy mô. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng TTKDTM của các doanh nghiệp quốc doanh tăng với tốc độ chậm hơn so với TTKDTM của dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do vậy, tỷ trọng TTKDTM của dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên, trong khi tỷ trọng TTKDTM của các doanh nghiệp quốc doanh lại có xu hướng giảm. Tỷ trọng TTKDTM của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là lớn nhất, chiếm tới hơn 70% tổng doanh số TTKDTM. Có được kết quả này là do trong những năm vừa qua, BIDV Đông Đô đã tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cá nhân mở tài khoản, giao dịch qua NH bằng các hình thức TTKDTM. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chính là đối tượng mà thu nhập chiếm phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Chúng ta có thể thấy điều này thông qua bảng dưới đây về tình hình TTKDTM tại BIDV Đông Đô từ năm 2006 đến năm 2008 phân loại theo đối tượng thanh toán. Bảng 2.6: Tình hình TTKDTM tại BIDV Đông Đô theo đối tượng thanh toán (2006 - 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 (%) 08/07 (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Dân cư 1071 6.30 1450.0 6.90 2207.9 8.30 35.38 52.27 DN quốc doanh 3984 23.44 4523.5 21.53 5043.5 18.96 13.54 11.50 DN ngoài quốc doanh 11943 70.26 15036.5 71.57 19349.6 72.74 25.90 28.68 TTKDTM 16998 100.00 21010.0 100.00 26601.0 100.00 23.60 26.61 (Nguồn: Báo cáo về hoạt động dịch vụ BIDV Đông Đô) Có thể thấy, cơ cấu TTKDTM của BIDV Đông Đô trong những năm vừa qua có xu hướng tăng trưởng khá phù hợp với sự vận động của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước. Để hiểu rõ hơn về tình hình dịch vụ TTKDTM tại BIDV Đông Đô trong những năm vừa qua, chúng ta sẽ xem xét từng phương tiện TTKDTM đang được áp dụng tại BIDV Đông Đô. Các phương tiện TTKDTM áp dụng tại BIDV Đông Đô Hiện nay, BIDV Đông Đô đang áp dụng các hình thức TTKDTM tương đối đa dạng, bao gồm: UNC, UNT, Séc, thẻ NH, L/C và một số dịch vụ NH điện tử như Home - banking, BSMS,… Bảng 2.7: Tình hình TTKDTM tại BIDV Đông Đô (2006-2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 (%) 08/07 (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Uỷ nhiệm chi 12 749.0 75.00 16 325.00 77.70 21 280.80 80.00 28.05 30.36 Uỷ nhiệm thu 96.9 0.57 113.45 0.54 138.33 0.52 17.08 21.93 Séc 951.8 5.60 1 032.00 4.91 1197.10 4.50 10.31 16.00 Thẻ NH 512.0 3.01 634.00 3.02 826.00 3.11 23.83 30.28 Thanh toán khác 2 688.3 15.82 2 905.55 13.83 3 452.75 11.87 8.08 18.83 Tổng TTKDTM 16 998.0 100.00 21 010.00 100.00 26 601.00 100.00 23.60 26.61 (Nguồn: Báo cáo về hoạt động dịch vụ BIDV Đông Đô) Từ bảng 2.7, ta thấy UNC là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất, giá trị thanh toán lớn nhất, chiếm tới hơn 75% tổng giá trị TTKDTM. UNT chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, chưa tới 1%. Các phương tiện TTKDTM đều tăng trưởng về quy mô qua các năm, tuy nhiên với tốc độ khác nhau nên có sự thay đổi cơ cấu các hình thức. Điều này cho thấy chi nhánh luôn chú ý tới việc cải thiện dịch vụ TTKDTM cho phù hợp với thực tế, tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn từng phương tiện trong phần tiếp theo. Séc Trong các phương tiện TTKDTM có thể thấy séc là phương tiện có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các phương tiện khác. Nếu như những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của phương tiện thanh toán này được thoả mãn chắc chắn nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Hiện nay, thanh toán bằng Séc được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam việc thanh toán bằng Séc vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, ngày 11/7/2006, Thống đốc NHNN Việt Nam ra Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN về quy chế cung ứng và sử dụng Séc, đã có một số quy định mới loại bỏ quy định bất hợp lý trước đây về Séc. Vì vậy, thanh toán Séc từng bước được đẩy mạnh, việc sử dụng Séc trở nên phổ biến hơn trong các giao dịch thanh toán, phần nào làm tăng khối lượng TTKDTM trong tổng số thanh toán chung của NH. Song do thói quen ưa dùng tiền mặt của dân chúng cũng như những quy định về Séc còn nhiều bất cập làm cho Séc vẫn chưa phát huy được tính ưu việt của nó. Do vậy, dù séc có nhiều tiện ích nhưng vẫn chưa được sử dụng nhiều. Bảng 2.8: Tình hình thanh toán bằng séc tại BIDV Đông Đô (2006 - 2008) Hình thức 2006 2007 2008 Số món Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số món Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số món Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Séc chuyển khoản 41597 719.56 75.6 42783 778 75.4 44372 927.4 77.47 Séc bảo chi 14269 232.24 24.4 16663 254 24.6 13602 269.7 22.53 Tổng 57130 951.80 100.0 60982 1032 100.0 59763 1197.1 100.00 (Nguồn: Báo cáo về hoạt động dịch vụ BIDV Đông Đô) Căn cứ bảng 2.8, ta thấy tại BIDV Đông Đô, doanh số thanh toán bằng Séc có tăng lên qua các năm tuy nhiên lại giảm về tỷ trọng trong tổng doanh số TTKDTM do tốc độ tăng doanh số thanh toán bằng Séc nhìn chung nhỏ hơn tốc độ tăng doanh số thanh toán của các phương tiện TTKDTM khác: Năm 2006, thanh toán bằng Séc đạt 951.8 tỷ đồng với 57130 món, chiếm 5.6% tổng doanh số TTKDTM. Năm 2007, thanh toán bằng Séc đạt 1032 tỷ đồng với 60982 món, chiếm 4.91% tổng doanh số TTKDTM, tăng 80.2 tỷ đồng so với năm 2006, tương ứng tỷ lệ tăng 10.31%. Năm 2008, thanh toán bằng Séc đạt 1197.1 tỷ đồng với 59763 món, chiếm 4.5% tổng doanh số TTKDTM, tăng 165.1 tỷ đồng so năm 2007, tương ứng tỷ lệ tăng 16%. Thanh toán bằng séc chưa được các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và dân cư sử dụng phổ biến và thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày do bên cạnh những ưu điểm là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết giảm chi phí trong các khâu in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền, thủ tục phát sinh đơn giản, việc lưu chuyển chứng từ nhanh...thì thanh toán bằng Séc vẫn còn những mặt hạn chế như: mức thu nhập của đại bộ phận những người dân còn thấp, phạm vi thanh toán còn hẹp, nên tính khuyến khích sử dụng Séc bị hạn chế, thời hạn hiệu lực thanh toán Séc dài gây khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế sự thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn. Mặt khác, khách hàng có thể lợi dụng phát hành Séc khống hoặc phát hành quá số dư để chiếm dụng vốn hợp lý. Hiện nay, Séc sử dụng thanh toán tại BIDV Đông Đô bao gồm Séc chuyển khoản và Séc bảo chi. Căn cứ vào bảng và biểu trên có thể thấy, Séc chuyển khoản được sử dụng là chủ yếu, chiếm trên 75%. Cụ thể là: Séc chuyển khoản + Năm 2006, thanh toán bằng Séc chuyển khoản đạt 719.56 tỷ đồng với 41597 món, chiếm 75.6% tổng thanh toán bằng Séc. + Năm 2007, thanh toán bằng Séc chuyển khoản đạt 778 tỷ đồng với 42783 món, chiếm 75.4% tổng thanh toán bằng Séc, tăng 58.44 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 8.12% so với năm 2006. + Năm 2008, thanh toán bằng Séc chuyển khoản đạt 927.4 tỷ đồng với 44372 món, chiếm 77.47% tổng thanh toán bằng Séc, tăng 149.4 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 19.2% so với năm 2007. Như vậy, năm 2008, tốc độ tăng trưởng của thanh toán bằng Séc chuyển khoản nhanh hơn rất nhiều so với năm 2007. Có thể thấy thanh toán bằng Séc chuyển khoản đã phần nào phát huy được ưu điểm của nó trong hoạt động TTKDTM, những ưu điểm đó là: + Séc chuyển khoản có thủ tục phát hành, thanh toán đơn giản, thuận tiện. Khi khách hàng có nhu cầu thì NH bán trực tiếp Séc cho họ, sau đó khách hàng tự phát hành séc để mua hàng tại nơi diễn ra giao dịch mua bán sau khi đã thoả thuận với nhau mà không cần phải đến NH làm bất kỳ thủ tục nào. Điều này làm tiết kiệm thời gian cho người phát hành séc. + Thủ tục thanh toán Séc chuyển khoản cũng rất đơn giản do không phải chuyển qua một TK trung gian nào nên giúp cho công tác kế toán trong NH đỡ phức tạp hơn. Mặt khác, do không phải ký gửi vào TK riêng để thanh toán trước khi giao Séc cho người thụ hưởng nên người phát hành Séc không bị mất một khoản tiền sinh lời trên số tiền ký gửi như Séc bảo chi. Tuy nhiên thanh toán bằng Séc chuyển khoản cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định: + Séc chuyển khoản được thanh toán theo nguyên tắc ghi nợ tài khoản người phát hành trước, ghi có cho người thụ hưởng sau. Do vậy, khi khách hàng gửi vào TKTG thanh toán ở hai NH khác nhau thì quá trình luân chuyển chứng từ kéo dài 1 - 2 ngày, nếu TKTG của người phát hành Séc không đủ tiền để thanh toán ngay thì người thụ hưởng vô tình bị chiếm dụng vốn trong một khoảng thời gian làm cho vốn bị ứ đọng trong thanh toán, dẫn đến luân chuyển vốn chậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31693.doc
Tài liệu liên quan