Điều 21 UCP 500 quy định rằng "Trừ các chứng từ vận tải, bảo hiểm và hoá đơn thương mại, khi các chứng từ đó do ai lập và nội dung số liệu của các chứng từ đó. Nếu Tín dụng không quy định như vậy, các Ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ như đã xuất trình, miễm là nội dung số liệu không mâu thuẫn nhau". Như vậy, việc Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul từ chối thanh toán vì lý do chứng từ bất hợp lệ là không đúng, do:
Thứ nhất: Bảng kê chi tiết hàng hóa không cần phải được phát hành trên giấy có tiêu đề của Người hưởng thụ trừ khi tín dụng yêu cầu một pháp nhân cụ thể phát hành bản kê chi tiết hàng hoá.
Thứ hai: Bảng kê chi tiết hàng hoá không cần phải ký trừ khi tín dụng yêu cầu nó phải được ký hay nó phải có sự xác nhận cụ thể.
102 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận phương thức tín dụng chứng từ thực trạng và biện pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó công cuộc phát triển kinh tế đã đạt kết quả tích cực, được Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá tốt. Cải cách kinh tế được thực hiện theo trình tự ưu tiên tập trung sức phát triển nông nghiệp để tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc công nghiệp hoá; kèm theo đó là những cải cách đồng bộ về cơ chế quản lý trên cơ sở tôn trọng đầy đủ các quy luật giá cả thị trường, tự do hoá thương mại và triệt để xoá bỏ chế độ bao cấp để giải phóng sức sản xuất, tạo ra những nhân tố kích thích phát triển kinh tế thiết thực nhất; áp dụng chính sách phát triển các thành phần kinh tế thoáng hơn, sắp xếp lại các thành phần quốc doanh và kinh tế hợp tác; tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế tư bản nhà nước, tư nhân , cá thể phát triển, cũng công nhận tồn tại lâu dài của chúng; đồng thời, Chính phủ cũng đã liên tục cải thiện môi trường đầu tư (kể cả việc từng bước tự do hoá tài chính, áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn) để thu hút đầu tư nước ngoài... Con đường cải cách tuy còn nhiều trắc trở nhưng chính sách đổi mới đầu tư đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, có thể thấy được hiệu quả rõ rệt của nó qua những biểu hiện sau đây:
- Nhịp độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1991-1998 là 8,4%/năm (rất cao so với 1%/năm của thời kỳ 1976 – 1981 nặng về bao cấp). Trong đó, năm 1997 đạt mức tăng trưởng 9%, cao thứ nhì Châu Á sau mức 9,8% của Trung quốc, và năm 1998 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, nhịp độ tăng trưởng giảm còn 5,8%, nhưng vẫn giữ vị trí thứ hai Châu Á sau Trung quốc (7,8%). Hiện tượng lạm phát phi mã (ba chữ số ) trong thập niên 80 đã được kiềm chế xuống mức một chữ số 9 còn 9,2% trong năm 1998). Giai đoạn 1999 – 2002 nhịp độ GDP bình quân đã tăng lên một bước đáng kể là 9,6%/năm.(Nguồn Thời báo Kinh tế)
- Ngành nông nghiệp đạt mức tăng sản lượng bình quân 6% trong giai đoạn 1991 – 1998 (thuộc loại cao so với nhiều nước trên thế giới từ 2-4%/năm), và 7,1% giai đoạn 1999 – 2002 khiến cho ngành này đã thực sự trở thành nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hoá. Đặc biệt có thể coi thành quả sản xuất lương thực là một kỳ tích của việt nam, chỉ sau 1 năm áp dụng cơ chế “khoán 10” (Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Trung ương Đảng về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp ban hành năm 1988), kể từ năm 1989 nước ta đã có thừa gạo để xuất khẩu, chấm dứt quá trình nhập khẩu ròng lương thực kéo dài 27 năm (1962-1988) và hiện nay đã trở thành quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái lan (sản lượng gạo xuất khẩu năm 1998 đạt 3,86 triệu tấn, chiếm thị phần 15%)..(Nguồn Thời báo Kinh tế)
- Các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng phát triển khá nhanh (nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 1991-1998 của ngành công nghiệp là 13%/năm và của ngành dịch vụ là 8,3%/năm), dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn. Đến năm 2002 cơ cấu ngành kinh tế cơ bản của Việt nam đã đạt được: nông nghiệp 29,7%; công nghiệp 4,6%; dịch vụ 51,7%..(Nguồn Thời báo Kinh tế)
- Luật đầu tư nước ngoài được công bố vào tháng 12/1987 (đến nay đã có ba lần sửa đổi, bổ xung) đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đáng kể mức đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 1988-1998 có 2.488 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép, tổng vốn đăng ký đầu tư 35,5 tỷ USD (Nhịp độ tăng bình quân đạt 57,8%/năm). Trong đó, vốn đã thực hiện khoảng 14 tỷ USD, đóng góp 28,5% nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và tạo việc làm cho hơn 270 ngàn người. Năm 1998 khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 9% trong GDP; xuất khẩu 2 tỷ USD (tăng 33,3% so với năm 1997 và bằng 21,3% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước). Đến năm 2002 đầu tư nước ngoài đã chiếm tỷ trọng 19,5% trong GDP (tăng 50,2% so với năm 1998). .(Nguồn Thời báo Kinh tế). Với hàng loạt quy trình quản lý và công nghệ hiện đại đã được triển khai kèm theo vốn đầu tư, chắc chắn rằng khu vực kinh tế này sẽ phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn trong thời gian tới.
- Hoạt động ngoại thương cũng đã có những đóng góp rất quan trọng vào thành tựu kinh tế nêu trên. Nhịp độ tăng xuất khẩu bình quân trong 5 năm qua là 25,7%. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, giày dép, quần áo may sẵn, hàng điện tử... (kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1998 của cả nước). Tính ra kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cuả Việt nam năm 2002 đạt khoảng 310USD, đó là 1 bước tiến dài so với hồi đầu thập niên 80 chỉ tiêu này hầu như không đáng kể. .(Nguồn Thời báo Kinh tế)
QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa nền kinh tế và thực hiệ chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, trong gần một thập niên qua hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt nam đã phát triển rất mạnh mẽ. Đến nay nước ta có quan hệ kinh tế với 105 nước và nhiều tổ chức chính phủ trên khắp thế giới, trong đó có 64 nước đã thoả thuận đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt nam. Có thể nêu ra một số điểm cơ bản như sau:
- Trên tổng thể, sau khi Liên xô cũ và khối SEV tan rã, kể từ năm 1991 Việt nam bị buộc phải chuyển hướng buôn bán từ thị trường truyền thống Đông Âu (các nước thuộc Hội đồng tương trợ kinh tế trước đây) sang nhiều khu vực thị trường khác như: Đông Bắc Á, Trung Đông, Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc, Châu Phi. Dưới góc đô mậu dịch quốc tế thì đó là sự chuyển hướng từ khu vực thị trường đồng tiền không có khả năng chuyển đổi sang thị trường đồng tiền có có khả năng chuyển đổi.
- Việt nam tham gia nhập khối ASEAN với tư cách thành viên đầy đủ vào tháng 7-1995, đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực (đây là mối quan hệ ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt nam). Kết quả là ASEAN sớm trở thành bạn hàng lớn của Việt nam, mức buôn bán 2 chiều Việt nam- ASEAN từ năm 1995 đến nay thường chiếm 20-30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tại hội nghị cấp cao khối ASEAN lần thứ 5, các nước thành viên đã nhất trí cố gắng hoàn thành AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) vào năm 2003 và tại thời điểm đo AFTA sẽ đưa ra tối đa số mặt hàng có thuế suất 0% thay cho mức thuế 0-5% theo quy định của CEFT (Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung các nước ASEAN). Ngay trước khi kết nạp Việt nam, ASEAN đã chấp thuận thời hạn hoàn thành AFTA của Việt nam là năm 2006. Theo đúng cam kết, nước ta đã công bố danh mục giảm thuế đợt 1 áp dụng từ ngày 01-01-1996, đồng thời tại Hội nghị Hội đồng AFTA ngày 10-12-1995, Việt nam cũng đã công bố các danh mục và lộ trình cắt giảm thuế giai đoạn 1996-2006 gồm 1.622 mặt hàng.
- Các quan hệ song phương Việt Nhật và Việt nam – EU tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1992, EU đã dành cho Việt nam quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP về các mặt hàng may mặc, nông thuỷ sản.
- Mỹ xoá bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam năm 1995, đã tạo ra nhiều thuận lợi cho nước ta trong quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới. Việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Mỹ đã thúc đẩy quan hệ mậu dịch giữa 2 nước tăng nhanh, kim ngạch buôn bán hai chiều năm 1997 đạt 700 triệu USD (chiếm 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cùng năm của Việt nam với toàn khu vực Bắc Mỹ). Sang giai đoạn 1998 - 2002, mặc dù nhịp độ tăng xuất khẩu của Việt nam chỉ có 2,9% nhưng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng cao tới 38% (Vietnam News). Hoa kỳ cũng đã có 61 dự án đầu tư tại Việt nam với tổng vốn đầu tư là 5,3 tỷ USD. Mặt khác , sau 8 vòng đàm phán kể từ năm 1997, đến nay Việt nam và Mỹ đã ký kết hiệp định thương mại song phương, tạo điều kiện nhanh chóng quan hệ kinh tế giữa 2 nước, đây cũng là cơ hội đặc biệt thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá khi được hưởng tối huệ quốc.
- Gần đây quan hệ buôn bán giữa Việt nam và các nước Đông Âu có dấu hiệu hồi phục tốt (kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang thị trường Đông Âu tăng đến 40% trong năm 1998 và 58% trong năm 2002). Các bên liên quan đang cố gắng khai thông những khó khăn ách tắc, nhất là trong khâu thanh toán, để tăng nhanh khối lượng mậu dịch trong thời gian tới. Cần nhấn mạnh Đông Âu là thị trường truyền thống trước đây, nơi mà hàng hoá Việt nam được chấp nhận dễ dàng nhất.
- Với quan điểm tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế, Việt nam cũng gia nhập Diễn đàn Kinh tế Châu Á Thái bình dương (APEC) và tích cực chuẩn bị các điều kiện để xin gia nhập Tổ chức Kinh tế thế giới (WTO). Điều đó mở ra không gian kinh tế rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt nam, đồng thời cũng đặt ra nhiều thử thách, buộc các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG UCP 500 TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
Trước đây do cơ chế độc quyền ngoại thương của Nhà nước, mọi hoạt động thanh toán quốc tế phải thực hiện qua Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VIETCOMBANK). Nhưng ngày nay với cơ chế nhiều thành phần, một mạng lưới với hơn 60 ngân hàng thuộc nhiều loại hình khác nhau đã thành lập và đi vào hoạt động. Nhiều ngân hàng được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh đưa đén nhiều thuận lợi cho các khách hàng mở và thanh toán L/C qua ngân hàng. Mặt khác , do sự xuất hiện nhiều chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài, ngân hàng liên doanh trong hoạt động ngân hàng đối ngoại ở Việt nam, với kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế thành thạo, công nghệ ngân hàng tiên tiến được áp dụng đã buộc các ngân hàng Việt nam phải học hỏi, đổi mới công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Chính vì vậy các ngân hàng Việt nam đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán tín dụng chứng từ, nắm bắt và vậ dụng tương đối thành thạo Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP 500). Các ngân hàng Việt nam cũng đã thiết lập được mối quan hệ đại lý rộng rãi với nhiều ngân hàng trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán quốc tế. Bên cạnh các thành công thuận lợi, công tác thanh toán tín dụng chứng từ ở các ngân hàng Việt nam còn nhiều yếu kém và tồn tại. Tôi xin đưa ra một số ví dụ thực tế trong việc thực hiên Phương thức tín dụng chứng từ áp dụng UCP 500 như sau:
1. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM.
Người Nhập khẩu từ chối thanh toán tiền hàng (Điều 14 UCP)
Dữ liệu
- Loại tín dụng: Không huỷ ngang (Irrevocable)
- Áp dụng: UCP 500.
- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty XNK Tổng hợp 3 (CENTRIMEX).
- Người hưởng thụ: Công ty HELM (Đức).
- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng NN và PT Nông thôn VN.
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng BHF (Đức).
Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng thông báo.
TÌNH HUỐNG:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam phát hành một tín dụng thư không huỷ ngang thông báo cho người hưởng lợi thông qua ngân hàng BHF để công ty CENTRIMEX nhập khẩu 10.000 tấn phân urê. Ngày 2/10/2000, sở Giao dịch Ngân hàng NN & PTNN VN nhận được bộ chứng từ do ngân hang BHF gửi yêu cầu thanh toán lô hàng phân Urê nói trên với số tiền là gần 1,5 triệu USD. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, Sở GD I đã chỉ ra 3 lỗi là:
Trên B/L không ghi ngày xếp hàng lên tàu.
Trên hối phiếu không ghi tên ngân hàng trả tiền.
Số tiền diễn tả bằng chữ không đúng.
Mặt khác, CENTRIMEX cũng tìm mọi cách để từ chối nhận lô hàng này vì thời gian vừa qua phân Urê ở thị trường Việt nam giảm rất nhiều nên CENTRIMEX càng không muốn thanh toán lô hàng trên.
GIẢI QUYẾT:
Những lỗi trên đều bị Ngân hàng BHF bác bỏ. Sau 1 thời gian ngân hàng BHF đã siết nợ 100% trị giá L/C bằng cách trừ chiết khấu từ tài khoản của Ngân hàng NN & PTNT Việt nam tại Đức gần 1,5 triệu USD và đề nghị phạt CENTRIMEX.
Sự việc xảy ra, Văn phòng chính phủ, Bộ Thương mại chỉ thị cho CENTRIMEX nhận hàng nhưng họ vẫn không nhận và tàu chở hàng thì đã không thể đợi được và nhổ neo. Thế là hàng đã mất và lại phải thanh toán tiền hàng và chịu phạt. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hải quốc tế thì tuy vận đơn không thể hiện ngày bốc hàng lên tàu nhưng có ghi ngày phát hành vận đơn. Chiểu theo UCP 500 thì ngày phát hành vận đơn được xem là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng. Hối phiếu mà Sở Giao dịch I cho là sai nhưng chiểu theo UCP 500 cũng không vi phạm vì trên đó đã có ghi tên Ngân hàng trả tiền là Sở Giao dịch I. Ngay cả cách diễn tả số tiền bằng chữ trên hối phiếu cũng là phù hợp. Như vậy, các lỗi mà phía Sở Giao dịch I chỉ ra đối với bộ chứng từ của ngân hàng BHF đều không đúng. Hơn thế, việc mở L/C, thanh toán L/C là trách nhiệm của ngân hàng, theo điều 14 của UCP chỉ có ngân hàng mới có quyền kiểm tra L/C và từ chối thanh toán. Vì thế việc CENTRIMEX bắt lỗi bộ chứng từ và cho rằng “bộ chứng từ sai” để từ chối thanh toán là không đúng. Và tất nhiên, việc làm tuỳ tiện này thật tai hại: mất tiền, mất hàng gây thiệt hại nghiêm trọng đénn tài sản của nhà nước.
1.2 Người giao hàng không phải là người hưởng lợi (Điều 31 UCP 500)
D÷ liÖu
- Loại tín dụng: Không huỷ ngang có xác nhận (Irrevocable Confirmed)
- Áp dụng: UCP 500.
- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty PACKEXIM.
- Người hưởng thụ: Công ty Trans - Stahl Ltd.
- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng EXIMBANK.
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Ing Bank Amsterdam.
- Ngân hàng xác nhận: Ngân hàng Ing Bank Amsterdam.
- Hiệu lực: Trả chậm sau 180 ngày kể từ ngày ghi trên B/ L.
Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng xác nhận.
TÌNH HUỐNG
Ngân hàng EXIMBANK phát hành một thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận và thông báo cho Người hưởng lợi thông qua Ngân hàng Ing Bank Amsterdam. Tín dụng thư yêu cầu như sau:
Vận đơn sạch theo lệnh của Ngân hàng EXIMBANK
Ngân hàng Ing Bank Amsterdam kiểm tra bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình và nhận thấy rằng bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện L/ C; và gửi bộ chứng từ về Ngân hàng EXIMBANK để đòi thanh toán
Sau khi nhận và kiểm tra bộ chứng từ, Ngân hàng EXIMBANK nhận thấy trên B/L, tên người giao hàng là Middlan Resource Inc., chứ không phải là Trans - Stahl Ltd - tên Người thụ hưởng. Ngân hàng EXIMBANK cho rằng điều này chấp nhận được vì không có quy định nào khác trên L/ C, vì vậy đã ký chấp nhận thanh toán gửi tới Ngân hàng Ing Bank Amsterdam.
Sau khi Ngân hàng EXIMBANK ký chấp nhận thanh toán, hàng về đến Cảng Hải Phòng. Vinacontrol giám định thấy rằng hàng kém phẩm chất so với hợp đồng.
Do hàng kém phẩm chất, Packexim đã từ chối không nhận lô hàng trên và kiện vụ việc ra toà án kinh tế Việt Nam và Bộ Thương mại.
Bộ Thương mại có công văn gửi Ngân hàng EXIMBANK đề nghị tạm dừng thanh toán chờ vụ việc được giải quyết.
GIẢI QUYẾT
Trong trường hợp này, Ngân hàng EXIMBANK ký chấp nhận thanh toán là hoàn toàn đúng do việc chấp nhận thanh toán chỉ căn cứ vào bộ chứng từ được quy định trong L/ C mà không căn cứ vào hàng hóa được giao (Điều 4 UCP 500). Hơn nữa, Ngân hàng EXIMBANK đã áp dụng điều 31 UCP 500 trong trường hợp trên B/ L, người giao hàng không phải là người hưởng thụ để quyết định chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/ C. Điều 31 UCP 500 ghi "Trừ khi có quy định khác trong tín dụng, các Ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ vận tải mà:….".
iii. Có ghi rằng người gửi hàng là một người khác không phải là người hưởng lợi Tín dụng.". Như vậy, Packexim chỉ có thể bằng thương lượng với Trans - Stahl Ltd để giảm lô hàng, còn Ngân hàng không thể can thiệp trong trường hợp này.
Điều 17 UCP 500 ghi "Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do hoạt động kinh doanh của mình bị gián đoạn vì thiên tai, rối loạn, dân biến, nổi loạn, chiến tranh hay vì bất cứ nguyên nhân nào khác ngoài khả năng kiểm soát của mình …...". Như vậy khi nhận được công văn đề nghị tạm dừng thanh toán của Bộ Thương mại, Ngân hàng EXIMBANK đã ở vào tình trạng bất khả kháng.
Danh sách đóng hàng không được in trên giấy tiêu đề và không có chữ ký của Người thụ hưởng (Điều 21 UCP 500)
Dữ liệu
- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable).
- Áp dụng : UCP 500.
- Người yêu cầu mở L/ C: Hà nội Mechanical Co.
- Người thụ hưởng: Sang Yong Corp.
- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa.
- Ngân hàng thông báo: ChoHung Bank, Seoul.
- Hiệu lực: Trả chậm sau 180 ngày kể từ ngày ghi trên B/ L
- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul
TÌNH HUỐNG
Ngân hàng Đống Đa phát hành một thư tín dụng không huỷ ngang thông qua Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul. Trong số những điều khoản của nó, tín dụng thư yêu cầu như sau:
1. Một Hoá đơn thương mại.
2. Một Bảng kê chi tiết hàng hoá
……..
Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul kiểm tra bộ chứng từ do Người thụ hưởng xuất trình và nhận thấy rằng bộ chứng từ không phù hợp với tín dụng vì lý do: Bảng kê chi tiết không được phát hành trên giấy tiêu đề của Người thụ hưởng và không được Người thụ hưởng ký, và đã từ chối thanh toán bộ chứng từ.
Người thụ hưởng yêu cầu Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul điện cho Ngân hàng Đống Đa xin ý kiến chấp nhận thanh toán mặc dù có những bất hợp lệ đó.
Ngân hàng Đống Đa, sau khi nhận được điện của Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul xin cho phép thanh toán theo như bộ chứng từ được xuất trình, đã tham khảo ý kiến của Người yêu cầu mở tín dụng. Người yêu cầu mở tín dụng không chấp nhận điểm bất hợp lệ đó vì họ không chắc là hàng hoá có được kiểm định chắc chắn không. Họ trả lời rằng họ không cho phép thanh toán trừ khi họ được phép kiểm tra hàng tại Cảng đến và việc kiểm định đó cho thấy hàng hóa là phù hợp. Ngân hàng Đống Đa thông báo cho Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul biết ý kiến từ chối bộ chứng từ của mình.
GIẢI QUYẾT
Điều 21 UCP 500 quy định rằng "Trừ các chứng từ vận tải, bảo hiểm và hoá đơn thương mại, khi các chứng từ đó do ai lập và nội dung số liệu của các chứng từ đó. Nếu Tín dụng không quy định như vậy, các Ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ như đã xuất trình, miễm là nội dung số liệu không mâu thuẫn nhau". Như vậy, việc Ngân hàng ChoHung Bank, Seoul từ chối thanh toán vì lý do chứng từ bất hợp lệ là không đúng, do:
Thứ nhất: Bảng kê chi tiết hàng hóa không cần phải được phát hành trên giấy có tiêu đề của Người hưởng thụ trừ khi tín dụng yêu cầu một pháp nhân cụ thể phát hành bản kê chi tiết hàng hoá.
Thứ hai: Bảng kê chi tiết hàng hoá không cần phải ký trừ khi tín dụng yêu cầu nó phải được ký hay nó phải có sự xác nhận cụ thể.
1.4 Gia hạn ngày hết hạn hiệu lực (Điều 44 (b) UCP 500)
Dữ liệu:
- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable).
- Áp dụng : UCP 500.
- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty GIMEXICO.
- Người thụ hưởng: Công ty ThaiKimChiang Trading Co., Ltd
- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng TMCP Hàng hải.
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Krung Thai Bank Ltd
- Hiệu lực: Trả ngay
- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng TMCP Hàng hải.
TÌNH HUỐNG
Ngân hàng TMCP Hàng hải phát hành một tín dụng thư không huỷ ngang và thông báo cho Công ty ThaiKimChiang thông qua Ngân hàng Krung Thai Bank Ltd.. Trong số những điều khoản của nó, tín dụng thư yêu cầu như sau:
Thời hạn hiệu lực: 21/ 11/ 1996
Giao hàng: Không muộn hơn ngày 31/ 10/ 1996
Sau khi nhận được thông báo L/ C 10 ngày, Công ty ThaiKimChiang Trading gửi một bản Fax tới Công ty GIMEXICO đề nghị gia hạn ngày hết hạn hiệu lực đến ngày 30/ 11/ 1996. Công ty GIMEXICO làm công văn đề nghị Ngân hàng TMCP Hàng hải tu chỉnh L/ C, gia hạn ngày hết hạn hiệu lực theo yêu cầu của Công ty ThaiKimChiang Trading.
Ngân hàng TMCP Hàng hải kiểm tra bộ chứng từ do Công ty ThaiKimChiang Trading xuất trình và nhận thấy ngày giao hàng trên B/ L là ngày 08/ 11/ 1996 muộn hơn so với ngày giao hàng quy định trong L/ C. Ngân hàng TMCP Hàng hải điện báo cho Ngân hàng Krung Thai Bank Ltd. từ chối thanh toán vì lý do trên.
Người hưởng lợi sau đó đã trả lời rằng họ đã có văn bản đề nghị gia hạn ngày hết hạn hiệu lực và như vậy, ngày giao hàng chậm nhất sẽ tự động được gia hạn.
GIẢI QUYẾT
Điều 44 (b) UCP 500 quy định "Ngày giao hàng chậm nhất sẽ không được gia hạn bởi lý do gia hạn ngày hết hạn hiệu lực ……" . Như vậy, việc Ngân hàng TMCP Hàng hải từ chối thanh toán là hợp lệ.
1.5 Ngày bảo hiểm muộn hơn ngày giao hàng (Điều 34 (e) UCP 500)
Dữ liệu
- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable).
- Áp dụng : UCP 500.
- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty Ngân Hà
- Người thụ hưởng: Công ty Inco Pacific Sales
- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng TMCP Bắc Á
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Novascotia Hongkong, Br
- Hiệu lực: Trả ngay
- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng TMCP Bắc Á
TÌNH HUỐNG
Ngân hàng TMCP Bắc Á phát hành một tín dụng thư không huỷ ngang và thông qua cho Công ty Inco Pacific Sales thông qua Ngân hàng Novascotia Hongkong, Branch.
Sau khi nhận và kiểm tra bộ chứng từ do Công ty Inco Pacific Sales xuất trình, Ngân hàng TMCP Bắc Á nhận thấy ngày ghi chứng từ bảo hiểm muộn hơn so với ngày giao hàng ghi trên B/ L. Ngân hàng TMCP Bắc Á xin ý kiến của Công ty Ngân Hà. Do tại thời điểm đó, mặt hàng này bị giảm giá, Công ty Ngân Hà không muốn nhận hàng đã từ chối thanh toán.
Ngân hàng TMCP Bắc Á đã điện từ chối thanh toán tới Ngân hàng Novascotia Hongkong, Br
GIẢI QUYẾT
Căn cứ theo điều 34 (e) UCP 500: "…. các ngân hàng sẽ từ chối một chứng từ bảo hiểm trên đó ghi ngày phát hành sau ngày bốc hàng lên tàu hoặc gửi hàng hoặc nhận hàng để gửi như đã ghi trên chứng từ vận tải", Ngân hàng TMCP Bắc Á từ chối thanh toán là hoàn toàn hợp lệ.
1.6 Mô tả hàng hoá trên hoá đơn thương mại ( điều 37(c) UCP 500)
Dữ liệu:
- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable).
- Áp dụng : UCP 500.
- Người yêu cầu mở L/ C: Công ty Detech
- Người thụ hưởng: Công ty Nomura Trading Co.
- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Indovinabank
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng Daiwa Bank Ltd, Osaka
- Hiệu lực: Trả ngay
- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng Daiwa Bank Ltd, Osaka
........
TÌNH HUỐNG
Ngân hàng Indovinabank phát hành một thư tín dụng không huỷ ngang và thông báo cho Công ty Nomura Trading thông qua Ngân hàng Daiwa Bank Ltd, Osaka. tín dụng thư yêu cầu:
1. Hoá đơn thương mại được ký
2. Vận đơn hoàn hảo
………
Ngân hàng Daiwa Bank Ltd, Osaka kiểm tra bộ chứng từ do Công ty Nomura Trading xuất trình thấy hoàn toàn phù hợp với tín dụng thư liền gửi chứng từ đến Ngân hàng Indovinabank đòi thanh toán.
Ngân hàng Indovinabank sau khi nhận và kiểm tra chứng từ nhận thấy Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng có mô tả hàng hoá khác với Hoá đơn thương mại. Ngân hàng Indovinabank sau khi tham khảo ý kiến Công ty Detech đã điện cho Ngân hàng Daiwa Bank Ltd. từ chối thanh toán chứng từ với lý do trên.
Ngân hàng Daiwa Bank Ltd. đã điện phản đối lại lý do từ chối thanh toán của Ngân hàng Indovinabank vì họ đã dẫn chiếu điều 37 (c) UCP 500 và nói rằng mô tả hàng hoá trong Hoá đơn thương mại nhưng không mâu thuẫn với mô tả hàng hoá trong tín dụng.
GIẢI QUYẾT
Điều 37 (c) UCP 500 quy định "Mô tả hàng hoá trong hoá đơn thương phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong tín dụng. Trong tất cả các chứng từ khác , hàng hoá có thể được mô tả một cách chung chung không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong tín dụng ". Như vậy phản đối của Ngân hàng Daiwa Bank Ltd. là có căn cứ và Ngân hàng IndovinaBank buộc phải chấp nhận thanh toán trong trường hợp này.
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRÁI THÔNG LỆ TRÊN THẾ GIỚI
Tình huống không nêu rõ nước xuất xứ (UCP 500 điều 5 mục a )
Điều 5: Lệnh phát hành / sửa đổi tín dụng
Dữ liệu
- Loại tín dụng : Không huỷ ngang (Irrevocable).
- Áp dụng : UCP 500.
- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng I
- Ngân hàng thông báo: Ngân hàng A
- Hiệu lực: Trả ngay
- Hết hiệu lực: Tại quầy giao dịch của Ngân hàng I
Tình huống
Ngân hàng I phát hành một tín dụng thư không huỷ ngang và thông báo cho Người hưởng thụ thông qua Ngân hàng A. Trong số những điều khoản của nó, tín dụng thư yêu cầu như sau:
Chứng thư xuất xứ : các nước E.E.C (E.E.C Countries)
Người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo tín dụng thư yêu cầu bao gồm cả hoá đơn thương mại và chứng nhận xuất sứ ghi như sau:
1. Hoá đơn thương mại ghi : Country of origin : E.E.C
2. Chứng nhận xuất sứ ghi : Country of origin : E.E.C Country
Sau khi nhận và kiểm tra bộ chứng từ, Ngân hàng I nhận thấy bộ chứng từ có những điểm bất hựo lệ. Ngân hàng I lập tức điện thông báo cho ngân hàng A và nêu ra những bất hợp lệ sau:
Cụm từ trên hoá đơn thương mại “Country of origin : E.E.C” xét trên bề mặt chứng từ là không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng thư ( Tín dụng thư ghi : Country of origin : E.E.C Country”
Tuyên bố xuất xứ trên hoá đơn thương mại thì không dúng với tuyên bố ghi trên chứng nhậ xuất xứ (Country of origin : E.E.C khác với Country of origin : E.E.C Countries”)
Khi nhận được thông báo khước từ thanh toán của Ngân hàng I, Ngân hàng A điện báo trả lời như sau: “Chúng tôi thấy bộ chứng từ mà chúng tôi thương lượng là hoàn toàn không phù hợp với tín dụng thư vì những lý do sau :
Tín dụng thư không đề ra yêu cầu là phải có một cụm từ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phương thức tín dụng chứng từ Thực trạng và biện pháp.doc