Khóa luận Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - Huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010

Nhìn chung hệ thống giao thông của Hoà Hưng khá phát triển, toàn xã có tổng diện tích đất giao thông là 23,80 ha, chiếm 76,97% tổng diện tích đất chuyên dùng.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã gồm các tuyến đường sau:

- QL1 đi cầu Mỹ Thuận: điểm đầu từ ngã ba Ql.1 đến cầu Mỹ Thuận đoạn ngang xã dài 2,4 km, rộng 25 m được tráng nhựa, diện tích chiếm đất 6,00 ha. Đây là tuyến đường huyết mạch, có vị trí rất trọng yếu trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách từ các tỉnh miền tây đi TPHCM, các tỉnh miền đông và ngược lại.

- QL.1 đoạn cầu bắc cũ: điểm đầu từ rạch Giồng đến cầu bắc cũ có chiều dài 3,10 km, rộng 15 m được tráng nhựa, diện tích chiếm đất 4,65 ha. Tuy nhiên do cầu Mỹ Thuận đã xây dựng xong nên lượng xe tuyến này giảm xuống rất nhiều, chủ yếu là lưu thông nội bộ và lên xuống hàng hoá đi các nơi.

- Đường song song hai bên xuống cầu Mỹ Thuận có tổng chiều dài 4,60 km, rộng 5 m, diện tích chiếm đất 2,30 ha.

- Đường đi ấp Hoà từ trường cấp 1 ấp Hoà đến cuối có dài 4,80 km, rộng 4m, mặt đá đỏ 3 m, diện tích chiếm đất 1,92 ha.

- Đường bờ bắc sông Cổ Lịch có dài 3,19 km, rộng 4 m, mặt đá đỏ 3 m, diện tích chiếm đất 1,28 ha.

- Đường vào nông trường Cổ Lịch dài 0,78 km, rộng 5 m, mặt đá đỏ 4 m, diện tích chiếm đất 0,39 ha.

- Hệ thống giao thông nông thôn của xã khá phát triển. Ngoài những tuyến trên còn có những tuyến: đường nam sông Cổ Lịch, đường cặp rạch Mương Điều, đường cặp rạch Mỹ Hưng, rạch Nước Đục, Ngã Tắc, rạch Giồng. với tổng chiều dài là 15,17 km, chiều rộng trung bình là 4 m, diện tích chiếm đất là 6,07 ha và những tuyến giao thông rẽ nhánh khác có tổng chiều dài 17,50 km, rộng trung bình 2 m diện tích chiếm đất 3,50 ha. Nhìn chung các tuyến đường nông thôn trên địa bàn xã đa số là đá đỏ, tráng xi măng và đường đất cũng còn hạn chế ít nhiều việc đi lại của bà con nhất là vào mùa mưa.

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - Huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên lĩnh vực thương mại và du lịch, về nông nghiệp luôn có sản lượng ổn định, chất lượng các mặt hàng cây ăn trái có giá trị cao góp phần đem lại thu nhập nâng cao mức sống cho người dân. Xã Hòa Hưng có mật độ dân số thuộc vào loại cao so với các xã khác trong huyện, áp lực về dân số lên đất đai là rất lớn. Bên cạnh đó dân số tập trung nhiều ở khu vực thường xuyên bị sạt lở ven sông Tiền, chưa có biện pháp khắc phục kịp thời, gây xáo trộn cuộc sống dân cư. Trong tương lai nhu cầu đất để xây dựng nhà ở và các công trình công cộng phục vụ đời sống con người là một tất yếu, do đó cần có quỹ đất ở cho số hộ phát sinh trong thời gian tới. Cơ cấu kinh tế của xã vẫn là sản xuất nông nghiệp. Để chuyển hướng nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện cần phát triển các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ muốn thế cần cải tạo nâng cấp các cơ sở hiện nay chưa đảm bảo chất lượng đầu tư, xây dựng các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn... Trong thời gian tới để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, yêu cầu đặt ra phải phát triển hệ thống giao thông, cải tạo nâng cấp các tuyến đường hiện hữu, mở mới các tuyến giao thông nội bộ, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn một cách đồng bộ, quy hoạch xây dựng các tuyến dân cư, do đó cũng cần nhu cầu về đất đai. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã trong thời gian qua và đặc biệt là trong thời gian tới. Khi nhu cầu về đất đai đối với các ngành ngày càng tăng, các chính sách của nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư khai thác tài nguyên về đất đai ngày càng khan hiếm. Do đó việc sử dụng quỹ đất theo hướng khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã. II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Xà HÒA HƯNG. Cơ cấu quỹ đất xã Hòa Hưng năm 2004 được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3: Cơ cấu quỹ đất xã Hoà Hưng năm 2004. Loại Đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.540,34 100,00 I.Đất nông nghiệp NNP 894,06 58,04 II.Đất phi nông nghiệp PNN 646,29 41,96 III.Đất chưa sử dụng CSD - - Nhìn vào Bảng 3 cho thấy với tỷ lệ các loại đất như trên thì diện tích đất nông nghiệp còn khá cao, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhu cầu phát triển của xã vì vậy hướng quy hoạch sắp tới là tăng tỷ trọng đất phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình cơ bản. Diện tích đất phi nông nghiệp chưa cao cần đẩy nhanh hơn tốc độ xây dựng nhà ở và các công trình công cộng đặc biệt là các cơ sở hạ tầng. Bảng đồ hiện trạng Xã Hòa Hưng có tổng diện tích tự nhiên 1.540,34 ha. Bình quân diện tích đất tự nhiên trên nhân khẩu 0,097 ha/người. Hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2004 được thể hiện ở Bảng 4: Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất xã Hoà Hưng năm 2004. STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1540,34 100 I Đất nông nghiệp NNP 894,06 58,04 1 Đất trồng cây lâu năm CLN 887,82 57,64 2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 6,24 0,4 II Đất phi nông nghiệp PNN 646,29 41,96 1 Đất ở nông thôn ONT 57,40 3,73 2 Đất chuyên dùng CDG 30,92 2,01 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTC 0,47 0,03 2.2 Đất khu công nghiệp SKK 0,68 0,04 2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 0,33 0,02 2.4 Đất cơ sở y tế DYT 0,2 0,01 2.5 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 0,78 0,05 2.6 Đất giao thông DGT 23,8 1,55 2.7 Đất thủy lợi DTL 4,66 0,30 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 2,03 0,13 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0,2 0,01 5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 551,94 35,83 6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,8 0,25 III Đất chưa sử dụng CSD - - Bảng 4 cho thấy: 1. Đất nông nghiệp. Xã Hòa Hưng có diện tích đất nông nghiệp là 894,06 ha, chiếm 58,04% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất sau: 1.1 Đất trồng cây lâu năm. Diện tích 887,82 ha, chiếm 99,30% tổng diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng cây ăn quả tập trung hầu hết trên địa bàn xã, với những loại cây chủ lực của địa phương như: xoài cát hoà lộc, nhãn xuồng cơm vàng, cam, quít đường, bưởi, mận... đem lại hiệu quả kinh tế khá cao góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân. 1.2 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Có diện tích 6,24 ha, chiếm 0,70% tổng diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu đất nuôi trồng thủy sản: nuôi cá, cá phi, cá tra, tôm càng,... ở ven sông Tiền đoạn Cổ Lịch, thuộc địa bàn ấp Bình. Ngoài ra người dân còn tận dụng diện tích ao mương vườn để nuôi cá góp phần tăng thu nhập cho người dân, tuy nhiên phần diện tích này không thống kê vào diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung loại đất nông nghiệp trên địa bàn xã được khai thác sử dụng triệt để. Trong sản xuất nông nghiệp việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng hợp lý, tăng giá trị sản lượng và thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. 2. Đất phi nông nghiệp. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 646,29 ha chiếm 41,96% tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm: 2.1 Đất ở nông thôn. Tổng diện tích đất ở trên địa bàn xã là 57,40 ha, chiếm 3,73% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất ở nông thôn. Bình quân đất ở đầu người là 36,32m2/người, qua đó cho thấy định mức đất ở của địa phương còn thấp nhiều so với định mức đất ở của Đồng Bằng Sông Cửu Long là 50-60 m2/người. Đất ở trên địa bàn xã được phân bố theo 3 dạng chính: dạng cụm dân cư tập trung, dạng tuyến dân cư cặp theo các tuyến giao thông, thủy lợi chính và dạng phân bố lẻ tẻ theo diện tích đất vườn cây ăn trái. Việc phân bố đất ở của xã mang tính tự phát, nhà ở xây dựng theo các trục giao thông chính, theo các kênh rạch vi phạm nhiều đến hành lang an toàn lộ giới, sông giới đặc biệt là cụm dân cư tập trung ven sông Tiền, khu vực sạt lở thường xuyên đoạn cầu bắc cũ, gây nhiều khó khăn cho việc quản lý sử dụng đất ở và định hướng di dời của địa phương. 2.2 Đất chuyên dùng. Tổng diện tích đất chuyên dùng là 30,92 ha, chiếm 2,01% tổng diện tích đất tự nhiên, được phân bố rãi rác trên địa bàn các ấp, bao gồm: 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. Diện tích 0,47 ha, chiếm 1,52% tổng diện tích đất chyên dùng. Bao gồm: Trụ sở UBND xã vừa mới được xây dựng kiên cố nằm gần trạm thu phí cầu Mỹ Thuận có diện tích 0,40 ha; trụ sở các ấp có diện tích 0,05 ha, Công ty cấp nước Hoà Hưng có diện tích 0,02 ha. 2.2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Diện tích phục vụ kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn xã là 0,33 ha, chiếm 1,08% diện tích đất chuyên dùng. Trong đó bao gồm: - Chợ Hòa Hưng gồm hai điểm chợ, điểm cầu bắc cũ diện tích nhỏ 0,05 ha và thường xuyên bị sạt lở, điểm gần UBND xã có diện tích 0,27 ha tuy nhiên khi xây dựng đến nay vẫn chưa phát huy hết tác dụng. Nhìn chung hoạt động thương mại trên địa bàn xã quy mô buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày cho người dân tiểu khu xung quanh. - Bưu điện: Địa bàn xã có một điểm bưu điện nằm gần trung tâm xã, rộng 0,01 ha đảm bảo nhu cầu phát triển thông tin liên lạc và kinh tế xã hội của xã. 2.2.3 Đất khu công nghiệp. Diện tích 0,68 ha, chiếm 2,2% diện tích đất chuyên dùng. Tập trung chủ yếu là những cơ sở chế biến gỗ, nghề mộc và cơ khí nông nghiệp dọc tuyến quốc lộ và sông Vàm Cổ Lịch... Nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, lẻ tẻ chưa xứng tầm với vị trí thuận lợi của địa phương. Trong tương lai cần phát triển thêm trên lĩnh vực này nhằm tạo thêm việc làm góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân. 2.2.4 Đất cơ sở y tế. Diện tích đất sử dụng là 0,20 ha, chiếm 0,65% diện tích đất chuyên dùng. Trạm y tế nằm cặp Ql.1 được xây dựng kiên cố, đáp ứng cho nhu cầu khám và điều trị cho nhân dân. Bên cạnh đó mạng lưới y tế ấp hổ trợ tốt trong việc thực hiện chương trình y tế quốc gia... Trong những năm qua ngành y tế có những chuyển biến tích cực, công tác khám và chữa bệnh đã đi vào nề nếp, góp phần hạn chế được dịch bệnh, công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, chống suy dinh dưỡng tiêm chủng mở rộng, chiến dịch phòng chống dịch sốt xuất huyết hàng năm đều đạt kết quả cao. 2.2.5 Đất cơ sở giáo dục và đào tạo. Tổng diện tích đất trường học là 0,78 ha, chiếm 2.52% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm các điểm sau: Trường mẫu giáo ấp Thống có diện tích 0,02 ha Trường tiểu học: gồm có 7 điểm chính và điểm phụ với tổng diện tích 0,48 ha, bao gồm: + Trường tiểu học ấp Thống gồm 3 điểm có tổng diện tích 0,24 ha. + Trường tiểu học ấp Nhất có diện tích 0,1 ha. + Trường tiểu học ấp Bình gồm 2 điểm có tổng diện tích 0,10 ha. + Trường tiểu học ấp Hòa có diện tích 0,04 ha. Trường THCS: Có một điểm trường với diện tích 0,28 ha, được xây dựng khá lâu hiện tại diện tích đất chưa đủ và cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn, chưa đảm bảo tốt cho nhu cầu học tập cho các em học sinh. Thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII và chương trình hành động của Đảng Uỷ. UBND xã thường xuyên phối hợp cùng ngành giáo dục, củng cố và nâng cao chất lượng về mọi mặt. Bên cạnh đó có sự kết hợp tốt giữa nhà trường- gia đình- xã hội đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. Tỷ lệ học sinh đạt tốt nghiệp các cấp điều đạt chỉ tiêu trên giao, huy động trẻ 6 tuổi đến trường đạt 100%, công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục thường xuyên được củng cố. 2.2.6 Đất giao thông. Nhìn chung hệ thống giao thông của Hoà Hưng khá phát triển, toàn xã có tổng diện tích đất giao thông là 23,80 ha, chiếm 76,97% tổng diện tích đất chuyên dùng. Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã gồm các tuyến đường sau: - QL1 đi cầu Mỹ Thuận: điểm đầu từ ngã ba Ql.1 đến cầu Mỹ Thuận đoạn ngang xã dài 2,4 km, rộng 25 m được tráng nhựa, diện tích chiếm đất 6,00 ha. Đây là tuyến đường huyết mạch, có vị trí rất trọng yếu trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách từ các tỉnh miền tây đi TPHCM, các tỉnh miền đông và ngược lại. - QL.1 đoạn cầu bắc cũ: điểm đầu từ rạch Giồng đến cầu bắc cũ có chiều dài 3,10 km, rộng 15 m được tráng nhựa, diện tích chiếm đất 4,65 ha. Tuy nhiên do cầu Mỹ Thuận đã xây dựng xong nên lượng xe tuyến này giảm xuống rất nhiều, chủ yếu là lưu thông nội bộ và lên xuống hàng hoá đi các nơi. - Đường song song hai bên xuống cầu Mỹ Thuận có tổng chiều dài 4,60 km, rộng 5 m, diện tích chiếm đất 2,30 ha. - Đường đi ấp Hoà từ trường cấp 1 ấp Hoà đến cuối có dài 4,80 km, rộng 4m, mặt đá đỏ 3 m, diện tích chiếm đất 1,92 ha. - Đường bờ bắc sông Cổ Lịch có dài 3,19 km, rộng 4 m, mặt đá đỏ 3 m, diện tích chiếm đất 1,28 ha. - Đường vào nông trường Cổ Lịch dài 0,78 km, rộng 5 m, mặt đá đỏ 4 m, diện tích chiếm đất 0,39 ha. - Hệ thống giao thông nông thôn của xã khá phát triển. Ngoài những tuyến trên còn có những tuyến: đường nam sông Cổ Lịch, đường cặp rạch Mương Điều, đường cặp rạch Mỹ Hưng, rạch Nước Đục, Ngã Tắc, rạch Giồng... với tổng chiều dài là 15,17 km, chiều rộng trung bình là 4 m, diện tích chiếm đất là 6,07 ha và những tuyến giao thông rẽ nhánh khác có tổng chiều dài 17,50 km, rộng trung bình 2 m diện tích chiếm đất 3,50 ha. Nhìn chung các tuyến đường nông thôn trên địa bàn xã đa số là đá đỏ, tráng xi măng và đường đất cũng còn hạn chế ít nhiều việc đi lại của bà con nhất là vào mùa mưa. 2.2.7 Đất thủy lợi. Tổng diện tích đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng trên địa bàn xã là 4,66 ha, chiếm tỷ lệ 15,07% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm: - Kênh nông trường Cổ Lịch có chiều dài 2,31km, mặt rộng trung bình 15m, chiếm diện tích 3,46 ha. - Đê bao khu vực nuôi trồng thủy sản ven sông Tiền có tổng chiều dài 1,50km, chiều rộng trung bình 8 m, chiếm diện tích 1,20 ha. Bên cạnh đó còn có một số tuyến sông, rạch sau: - Sông Vàm Cổ Lịch có chiều dài là 3,30 km, rộng trung bình 50 m, chiếm diện tích 16,50 ha. Đây là tuyến sông rất quan trọng của xã trong việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và vận chuyển hàng hoá của ấp Bình và ấp Thống. - Các tuyến rạch khác như: rạch Mương Điều, rạch Mỹ Hưng, rạch Nước Đục, rạch Sao, Ngã Tắc, Khe Chợ, rạch Giồng và những tuyến rạch nhỏ khác... có tổng chiều dài 13,97 km, diện tích là 29,54 ha. Nhìn chung địa bàn xã Hòa Hưng có hệ thống sông, rạch chằn chịt, đan xen đều khắp địa bàn xã tạo mối liên hoàn trong việc cung cấp nước cho toàn diện tích cây ăn trái của xã, đồng thời tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đi các nơi. Tuy nhiên diện tích sông, rạch này chỉ thống kê vào đất chưa sử dụng, không thống kê vào diện tích đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng. 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng. Tổng diện tích là 2,03 ha chiếm 0,13% tổng diện tích đất tự nhiên, với 10 điểm xây dựng chủ yếu là các tổ chức tôn giáo, bao gồm: miếu, đình, chùa, nhà thờ được phân bố đều khắp trên địa bàn xã. 2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa. Tổng diện tích là 0,20 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là các khu nghĩa địa của hộ gia đình rải rác trong khu đất vườn ở ấp Thống, được hình thành theo tập quán lâu đời của hộ gia đình, địa phương chưa có khu nghĩa địa chôn cất tập trung. 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 551,94 ha, chiếm 35,83% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chủ yếu là con sông Tiền, các tuyến sông rạch khác phân bố rộng khắp trên địa bàn xã. 2.6 Đất phi nông nghiệp khác. Diện tích 3,80 ha, chiếm 0,25% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là khu sân bãi, công viên cây xanh, đất khu vực hành lang bảo vệ cầu Mỹ Thuận. 3. Nhận xét chung về tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất. Luật đất đai năm 1993 ra đời đã phát huy tác dụng, bước đầu lập lại trật tự kỷ cương trong việc quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên công tác quản lý đất đai của xã những năm qua vẫn còn tồn tại nhiều mặt sau: - Chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể của các ngành các cấp nên việc cấp đất, giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. - Dân số trên địa bàn xã khá đông, việc chia tách hộ và biến động chủ sử dụng đất là rất lớn. Mặc dù luật đất đai được ban hành tuy nhiên những văn bản dưới luật về đất đai chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, cán bộ làm công tác địa chính chỉ có một nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chỉnh lý biến động, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất. - Việc phổ biến Luật đất đai và các văn bản dưới luật chưa sâu rộng trong nhân dân nên việc nhận thức chính sách pháp luật còn hạn chế dẫn đến việc chấp hành luật pháp quy chế quản lý đất đai chưa nghiêm túc, vi phạm trong cấp đất chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, lấn chiếm, tranh chấp đất đai... - Việc sử dụng đất giữa các ngành phân bố không đều, đất nông nghiệp trên địa bàn xã còn nhiều, đất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn xã còn thấp, nên chưa phát huy thế mạnh trên lĩnh vực này. - Xã Hoà Hưng có mật độ dân số cao, nhà ở tập trung nhiều ở khu vực ven sông Tiền vi phạm hành lang sông giới, là đoạn thường xuyên bị sạt lở, rất nguy hiểm cho những hộ sinh sống nơi đây và cũng rây không ít khó khăn chính quyền địa phương trong khâu sắp xếp, di dời, ổn định cuộc sống. 4. Biến động đất đai. Đánh giá biến động đất đai xã Hòa Hưng được trình bày trong Bảng 5. Lo¹i ®Êt 1990 1995 2000 2004 So s¸nh 1990 - 1995 1995 - 2000 2000 - 2004 (+)(-)ha (%) (+)(-)ha (%) (+)(-)ha (%) Tổng diện tích 1591,63 1591,63 1540,34 1540,34 -51,29 I Đất nông nghiệp 867,99 861,82 897,63 894,06 -6,18 35,81 4,16 -3,57 1 Đất trồng cây hàng năm 71,95 11,26 -60,68 -11,26 1.1 Đất ruộng lúa, lúa màu 66,41 10,30 -56,11 -10,30 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 5,54 0,97 -4,58 -0,97 2 Đất trồng cây lâu năm 786,35 845,37 897,50 887,82 59,01 7,50 52,13 6,17 -9,68 3 Đất NTTS 9,69 5,19 0,14 6,24 -4,51 -5,05 6,10 97,76 II Đất phi nông nghiệp 722,3 728,48 642,45 646,29 6,18 0,85 -86,03 3,84 0,59 1 Đất ở nông thôn 21,47 21,65 56,26 57,40 0,18 0,83 34,61 60,3 1,14 2,03 2 Đất chuyên dùng 57,28 45,50 24,15 30,92 -11,78 -21,35 6,77 21,90 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,03 2,03 100 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 1,00 1,00 0,20 0,20 -0,80 5 Đất sông suối và mặt nước CD 642,55 660,33 558,04 551,94 17,78 2,69 -102,29 -6,10 6 Đất phi nông nghiệp khác 3,80 3,80 3,80 100 III Đất chưa sử dụng 1,34 1,34 0,27 -1,07 -0,27 1 Đất bằng chưa sử dụng 1,34 1,34 0,27 -1,07 -0,27 Bảng 5: Biến động đất đai xã Hòa Hưng từ năm 1990 – 2004. Bảng 5 cho thấy: 4.1 Biến động tổng quỹ đất đai: Tổng diện tích tự nhiên năm 1990 và 1995 là 1.591,63 ha, theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2000 thì tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.540,34 ha. Diện tích tự nhiên giảm 51,29 ha nguyên nhân chủ yếu do chênh lệch giữa hai lần đo đạc. 4.2 Biến động sử dụng các loại đất. 4.2.1 Đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp năm 1990 là 867,99 ha, đến năm 2000 là 897,63 ha do quá trình đo đạc và kiểm kê có tính chính xác hơn, đến năm 2004 là 896,06 ha giảm 1,57 ha. Đây là tính tất yếu của sự phát triển xã hội, là do chuyển sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở. 4.2.2 Đất phi nông nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp năm 1990 là 722,3 ha đến năm 2000 là 642,45 ha và đến năm 2004 là 646,29 ha, cả thời kỳ giảm 75,85 ha. 4.2.2.1 Đất ở nông thôn. Diện tích đất ở nông thôn năm 1990 là 21,47 ha, đến năm 2000 là 56,26 ha và đến năm 2004 là 57,40 ha, cả thời kỳ tăng 35,93 ha là do dân số ngày càng tăng, số hộ có nhu cầu về đất ở, tách hộ và xây dựng nhà ở mới ngày càng nhiều. 4.2.2.2 Đất chuyên dùng. Diện tích đất chuyên dùng năm 1990 là 57,28 ha, đến năm 2000 là 24,15 ha và đến năm 2004 là 30,92 ha, cả thời kỳ giảm 26,36 ha. Trong đó do việc phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng phúc lợi công cộng, đất giao thông tăng đều tăng, bên cạnh đó đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng lại giảm do việc thống nhất các tiêu chí thống kê các loại đất. 4.2.2.3 Đất sông suối cà mặt nước CD. Diện tích đất sông suối và mặt nước CD năm 1990 là 642,55 ha đến năm 2000 là 558,04 ha và đến năm 2004 là 551,94 ha, cả thời kỳ giảm 90,61 ha. Do đất bãi bồi khu vực ven sông Tiền sang sản xuất nông nghiệp, còn do chênh lệch số liệu thống kê và đo đạc. 4.2.3 Đất chưa sử dụng. Diện tích đất bằng chưa sử dụng năm 1990 là 1,34 ha, đến năm 2000 là 0,27 ha và đến năm 2004 là không còn nữa, cả thời kỳ giảm 1,34 ha. Do chuyển sang sản xuất nông nghiệp, còn do chênh lệch số liệu thống kê và đo đạc. Tóm lại: Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua các loại đất trên đều có sự biến động theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, qua công tác kiểm kê đất đai đã chỉnh lý càng phù hợp với hiện trạng thực tế của địa phương. 5. Sử dụng đất phân theo các đối tượng sử dụng. Hiện trạng sử dụng đất phân theo đối tượng được trình bày trong Bảng 6. Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất phân theo các đối tượng. Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng Loại đất Tổng số Hộ TChức NNgòai UBND xã Các đối GĐình KTế & LDNN quản lý Tượng khác Tổng diện tích 1.540,34 918,71 30,11 585,14 6,38 I.Đất nông nghiệp 894,06 860,43 30,08 3,09 0,44 II Đất phi nông nghiệp 646,29 58,28 0,01 582,05 5,94 III.Đất chưa sử dụng - - - - - - Qua Bảng 6 cho thấy diện tích đất trên địa bàn xã đã được giao sử dụng hết. Quá trình sử dụng đất gồm các đối tượng sau: Hộ gia đình cá nhân: Đất giao hộ gia đình cá nhân quản lý với diện tích 918,71 ha, chiếm 59,64% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu để sản xuất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng. Tình hình sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên việc sử dụng vẫn còn tự phát, mức độ đầu tư ở mỗi hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất và nhu cầu của thị trường nên hiệu quả kinh tế mang lại cũng khác nhau. Các tổ chức kinh tế: Diện tích sử dụng là 30,11 ha, chiếm tỷ lệ thấp 1,95% tổng diện tích tự nhiên. Đất dành cho các tổ chức kinh tế chủ yếu là đất trồng cây ăn trái khu vực nông trường Cổ Lịch, chỉ rất ít diện tích đất chuyên dùng, cho thấy địa phương chưa phát huy được tiềm năng của thành phần kinh tế này. UBND cấp xã quản lý: Tổng diện tích 585,14 ha, chiếm 37,99 % tổng diện tích tự nhiên chủ yếu là đất chưa sử dụng sông, rạch, đất chuyên dùng, một ít diện tích đất nông nghiệp. Hiện tại quỹ đất công của xã hầu như còn rất ít và vị trí không phù hợp cho việc chọn lựa để xây dựng những công trình trong tương lai. Các đối tượng khác: Đối tượng sử dụng đất này khá đa dạng gồm các tổ chức tôn giáo, các đơn vị khác với tổng diện tích là 6,38 ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên. Việc sử dụng đất của các đối tượng này cũng phản ánh phần nào bộ mặt phát triển kinh tế xã hội của xã. III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. Xã Hòa Hưng có tổng diện tích tự nhiên 1.540,34 ha. Trong đó đất đã sử dụng có diện tích 988,40 ha, chiếm 64,17% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng chủ yếu là đất sông suối và mặt nước CD có diện tích 551,94 ha, chiếm 35,83%. Qua đó cho thấy quỹ đất của địa phương được tận dụng triệt để. Đất đã sử dụng bao gồm: - Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp: 894,06 ha. - Đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng: 30,92 ha. - Đất sử dụng vào mục đích làm nhà ở: 57,40 ha. - Đất sử dụng vào mục đích tôn giáo tín ngưỡng: 2,03 ha. - Đất sử dụng vào mục đích nghĩa trang nghĩa địa: 0,2 ha. - Đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp khác: 3,8 ha. Để đánh giá tiềm năng đất đai một cách chính xác làm cơ sở cho việc xác định phương hướng, điều chỉnh cơ cấu và bố trí sử dụng đất một cách hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả cần xem xét tính chất của đất, vị trí công trình và nhu cầu sử dụng đất của các ngành... được đánh giá cụ thể như sau: 1. Tiềm năng phát triển cây ăn quả. Tổng diện tích đất trồng cây ăn quả của xã Hòa Hưng hiện nay khoảng 887,82 ha. Do thuận lợi về điều kiện đất đai là loại đất phù sa lập líp, rất tơi xốp, đất có địa hình cao, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho khả năng sinh trưởng và phát triển của cây bên cạnh đó khả năng cung cấp nước tưới quanh năm... Trong tương lai tạo nhiều thuận lợi cho địa phương sẽ đẩy mạnh việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc lựa chọn cây giống, mô hình sản xuất tiếp tục phát triển trên những cây chủ lực có giá trị kinh tế cao như: xoài cát hoá lộc, nhãn xuồng cơm vàng, quít, cam... 2. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hiện nay là 6,24 ha. Nhìn chung khu vực nuôi trồng thủy sản của xã hiện nay khá phát triển và ổn định, các hình thức nuôi cá nước ngọt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong tương lai địa phương sẽ tiếp tục phát triển mạnh mô hình nuôi cá nước ngọt ven sông Tiền nhằm kích thích và phát triển rộng hơn nửa trên lĩnh vực này, cung cấp tạo nguồn thực phẩm cho xã hội và xuất khẩu. 3. Tiềm năng khai thác và phát triển du lịch xanh. - Với vị trí rất thuận về giao thông thủy bộ, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái, các trọng điểm vui chơi giải trí của huyện Cái Bè đồng thời cụ thể hoá đầu tư xây dựng và phát triển du lịch của tỉnh trên địa bàn xã Hoà Hưng. Trong tương lai đây sẽ là một điểm du lịch xanh tiện nghi, hấp dẫn cho những du khách trong và ngoài nước đến đây tìm hiểu sinh thái, sinh hoạt giải trí, nghĩ ngơi, an dưỡng... 4. Hình thành thị tứ, phát triển cụm, tuyến dân cư. 4.1 Hình thành thị tứ. Xã Hòa Hưng cũng là một đầu mối về kinh tế, có vị trí rất thuận lợi để phát triển, dân số tập trung đông đúc, nguồn lao động dồi dào, hệ thống hạ tầng cơ sở khá phát triển, các công trình phúc lợi công công... Với những ưu thế như trên Trung tâm xã Hoà Hưng trong tương lai sẽ dễ dàng thu hút đầu tư về kinh tế và hạ tầng cơ sở để hình thành một điểm thị tứ lớn của huyện Cái Bè. 4.2 Định hướng phát triển các khu dân cư, tuyến dân cư. - Trong tương lai trung tâm xã Hoà Hưng sẽ phát triển thành thị tứ mới nằm trên trục Ql.1 mới ( gồm 4 điểm dân cưa tập trung: điểm ngã ba, điểm trung tâm xã, điểm khu cầu Mỹ Thuận và điểm cầu bắc cũ) sẽ bố trí khoảng 5.000 dân trong đó đảm bảo tốt các mặt: điều kiện phát triển kinh tế, đời sống dân cư, cơ sở hạ tầng các công trình phúc lợi xã hội... - Phát triển các tuyến dân cư dọc theo trục Ql.1, các trục giao thông, thuỷ lợi chính như: Sông Cổ Lịch, rạch Mỹ Hưng, rạch Mương Điều, Ngã Tắc... 5. Các quan điểm khai thác sử dụng đất. 5.1 Khai thác triệt để quỹ đất. Cần khai thác tốt những tiềm năng sẳn có của địa phương nhằm đưa vào sử dụng tối ưu quỹ đất mang lại lợi ích đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Mặt khác đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả trong việc xây dựng cụm, tuyến dân cư, các công trình phúc lợi công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững. 5.2 Duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp khai thác đưa vào sử dụng hết. Hướng sắp tới chỉ ổn định diện tích sản xuất hiện có, nâng cao năng suất và sản lượng trên một đơn vị diện tích, đảm bảo sử dụng đất đai lâu bền, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, loại hình sản xuất. 5.3 Sử dụng hợp lý đất ở. Sử dụng đất phải đáp ứng nhu cầu đất ở, nhà ở của nhân dân, giải quyết mối q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010.doc