Luận văn Ô nhiễm môi trường biển anh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay tại khu vực Đông Nam bộ đã hình thành hệ thống cảng biển ở Cái Mép - Thị Vải

(tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và hệ thống cảng biển ở khu vực Tây Nam bộ cũng đã bắt đầu được xây

dựng bằng việc triển khai dự án làm luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu. Việc phát triển thêm hệ

thống cảng biển ở Cái Mép - Thị Vải và ở sông Hậu là một quyết định đúng đắn của Chính phủ

nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh lên hệ thống cảng biển của TPHCM và làm

tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, hệ thống cảng

biển TPHCM vẫn có nhiều ưu thế hấp dẫn các nhà xuất nhập khẩu ở cả hai khu vực Đông và Tây

Nam bộ.

pdf190 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ô nhiễm môi trường biển anh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Colifoms chuẩn là 200MPN/100ml thì tại cống cuối kênh C16 là 4.300 MPL/100ml, cống đầu kênh C12 là 93.000/MPL/100ml và cầu Tân Tạo là 24.000/MPL/1. Hơn thế nữa, trên nhiều đoạn kênh rạch còn có khoảng 18.000 hộ dân làm nhà lấn chiếm ra kênh rạch và xả rác xuống kênh khiến dòng chảy vốn nhỏ lại càng ách tắc. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự ngập úng cục bộ ở 90 điểm rải rác trong các khu dân cư ở quận 6, Bình Chánh, Bình Thạnh… Năm lưu vực kênh rạch TPHCM lâu nay đã trở thành những dòng kênh đen hôi thối bởi sự phân huỷ của các chất hữu cơ và đầy rác. Vụ khoảng 20 tấn cá chết ở quận 7-TPHCM mà kết quả mẫu nước từ rạch chảy vào các ao cá, sau khi phân tích cho thấy có dư lượng thuốc trừ sâu (2007). Tiếp đến, sự cố “luồng nước đen” đến đậm đặc từ sông Vàm Thuật chảy ra sông Sài Gòn mà kết luận cuối cùng của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng do dòng nước ô nhiễm từ kênh Tham Lương loang ra. Với lượng nước thải xả thẳng vào hệ thống kênh rạch hơn 1 triệu mét khối mỗi ngày tại VKTTĐPN hiện nay, không chỉ có các thành tố hữu cơ gây ô nhiễm mà nước thải công nghiệp còn mang theo các thành tố hóa học độc hại, như của ngành dệt nhuộm, xi mạ, chế biến thuỷ sản, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật… Việc ô nhiễm kênh Tham Lương đã được xác định do nước thải từ sản xuất công nghiệp. Dọc trên tuyến kênh này hiện vẫn còn 28 đơn vị xả nước thải xuống kênh không qua xử lý. Chỉ có nước thải công nghiệp mới mang những đặc trưng về mùi hôi nồng nặc của hóa chất và một số chỉ số khác cho thấy sự tích tụ chất hữu cơ lâu năm phân huỷ do ngành sản xuất thực phẩm tạo nên. Trong khi đó, tại TPHCM có khoảng 30.000 cơ sở sản xuất TTCN và đơn vị sản xuất công nghiệp lớn mà đại đa số xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông rạch. Bảng 2.20. Ô nhiễm nước một số kênh rạch ở TP.HCM (1/2002) Vị trí PH DO (mg/l) NH4 + (mg/l) NO3 - (mg/l) Tổng P (mg/l) BOD (mg/l) Dầu (mg/l) Coliform MNP/100 ml 1. Giồng ông tố - Q2 6,9 3,5 0,57 0,6 0,24 5 0,31 24.104 2. Bến Nghé (cầu Calmete) 6,8 2,0 3,37 0,1 0,96 35 0,26 15.105 3. Bến Nghé (Cầu Nguyễn Tất Thành – giáp sông Sài Gòn 6,9 2,2 2,8 0,25 0,75 28 0,18 12.105 4. Tàu hủ (cầu Chà Và) 6,8 1,2 14,6 0,13 0,9 35 1,44 24.105 5. Lò Gốm 6,5 1,5 11,5 0,12 0,59 45 0,36 24.105 6. Rạch Nước Lên 7,2 2,5 2,79 0,11 0,49 10 0,2 15.105 7. Kênh Vàm Thuật 7,1 0,36 2,3 0,15 0,5 210 0,36 3.2.105 8. Kênh Tham Lương 7,6 0,21 1,77 5,3 0,58 198 0,42 8.5.105 9. Rạch Bến Cát 7,4 1,72 0,5 1,67 0,41 33 0,15 5.5.105 Nguồn: [47] Để giải quyết căn cơ tình trạng ô nhiễm kênh rạch, TP Hồ Chí Minh chưa đủ sức là mà phải nhờ vào “ngoại lực”. Giải quyết ô nhiễm lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, phải tốn gần 200 triệu USD, vay từ Ngân hàng Thế giới và còn tốn khoảng vài trăm triệu USD nữa mới xử lý nguồn nước ô nhiễm trên lưu vực này. Tuyến kênh Tàu Hũ - rạch Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ cũng tốn đến hơn trăm triệu USD để giải quyết, vốn vay từ JIBIC Nhật Bản. Có nghĩa là, việc giải quyết ô nhiễm kênh rạch TP Hồ Chí Minh đều còn phải chờ dự án, chờ tiền… trong khi “tốc độ” ô nhiễm thì luôn “chạy” nhanh hơn thời gian chờ đợi.  Ô nhiễm từ hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn TP nằm giữa hai sông lớn - sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất trong hệ Đồng Nai - Sài Gòn. Tại địa phận huyện Thủ Đức sông rộng 400 - 600 m. Lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung bình 12 - 15 m. Dòng chảy trung bình 500 m3/s. Sông Đồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn bằng hệ thống kênh Rạch Chiếc. Do sông rộng, không sâu và sông có lưu lượng lớn nên còn giúp đẩy được mặn. Hướng dòng chảy thay đổi theo thời gian của thủy triều, hàng ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống tương ứng với thủy triều lên xuống là dòng chảy vào và ra. Tuy nhiên, dòng chảy ra thường lớn hơn dòng chảy vào khoảng từ 0,2 - 0,8 m/s. Do ảnh hưởng của thủy triều nên trên các sông ngòi, kênh rạch của TP có nhiều giáp nước, tại đây tốc độ dòng chảy bằng 0 hoặc gần bằng 0. Vì vậy gây rất nhiều khó khăn cho việc tiêu thoát nước của TP. Đặc biệt nước thải đã ứ đọng trong những vùng giáp nước này gây ô nhiễm nghiêm trọng trong vùng nội thành. Giáp nước thay đổi theo việc lên xuống của dòng triều cũng như dòng chảy sông. Khi xây dựng các công trình hồ chứa trên thượng nguồn đã làm thay đổi khá nhiều vị trí các giáp nước. Tại Rạch Chiếc, giáp nước lui dần về phía sông Sài Gòn gần cửa đập. Trên kênh Thầy Cai - An Hạ - Rạch Tra, giáp nước đã gần như tạo ra ở phía trên cửa cống so với trước khi xây cống giáp nước xảy ra tại 3 vị trí khác nhau: một ở gần phía kênh Thái Mỹ, một ở gần cầu An Hạ, một nằm giữa cầu Xáng và cầu Bông. Chính vấn đề này đã gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường biển có nguồn gốc từ các kênh, rạch, sông ở khu vực thượng nguồn đổ ra biển. Trong hệ thống các con sông chính ở khu vực Đông Nam Bộ thì hệ thống sông Đồng Nai – Sài gòn có tầm quan trọng đặc biệt đối với TP.HCM nói riêng và cả vùng Đông Nam Bộ nói chung. Do vậy, vấn đề ô nhiễm của lưu vực sông này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển ở khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An… Bảng 2.21. Tổng lượng chất ô nhiễm tại trạm Nhà Bè Chất ô nhiễm Lưu lượng (tấn/ngày) Chất ô nhiễm Lưu lượng (tấn/ngày) SS 57 BOD 5.,6 NO3 -N 218 Pb 0,28 PO4-P 28 Zn 2,11 SiO3 7 Hg 0,07 Nguồn: Báo cáo quốc gia ô nhiễm biển từ đất liền Việt Nam, 2004 Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Bộ đang và sẽ nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước của hai con sông chính và quan trọng là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh mẽ dọc theo 2 con sông này từ thượng nguồn (Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh) đến trung lưu (Đồng Nai, Bình Dương) và hạ lưu (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã, đang và sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước cho 2 con sông này. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công nghiệp, các hoạt động khai thác cát dưới lòng sông, giao thông vận tải thuỷ và các hoạt động khác như nông nghiệp, ngư nghiệp... cũng góp phần không nhỏ vào việc ô nhiễm nguồn nước 2 con sông này với nhiều lại chất thải hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu... rất nguy hại đối với sức khoẻ con người khi sử dụng nước để ăn uống, sinh hoạt. Do 2 con sông này chảy qua nhiều tỉnh khác nhau, cho nên đến nay vẫn chưa thống nhất được mục đích sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Trong nhiều trường hợp, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này làm ảnh hưởng đến môi trường (cả không khí lẫn nguồn nước) trong phạm vi của tỉnh kia. Đặc biệt các tỉnh đầu nguồn như Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An nếu gây ô nhiễm thì khu vực hạ lưu như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, kể cả Đồng Nai phải gánh chịu hậu quả. Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của dãy Trường Sơn thuộc Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đến giáp vùng Đồng Tháp Mười thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Dòng chính sông Đồng Nai phân bố theo trục Đông Bắc - Tây Nam và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng chính là sông La Ngà (nằm bên trái dòng chính theo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ (nằm bên phải). Toàn bộ hệ thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa chính là Gành Rái và Soài Rạp. Điều kiện địa hình cũng hình thành nên các lưu vực sông ven biển khá độc lập. Hình 4 : Lược đồ các tỉnh, Thành phố trong lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn Nguồn : Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP. HCM LƯỢC ĐỒ CÁC TỈNH, TP TRONG LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI – SÀI GÒN Các nguồn thải gây ô nhiễm chính đối với hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai được nhận diện bao gồm:  Nguồn thải từ các khu đô thị Trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai hiện có 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 19 quận thuộc TPHCM, 8 thị xã và 85 thị trấn với dân số đô thị tính đến năm 2004 là 8.399.338 người. Phân bố các khu đô thị rất không đồng đều trên toàn bộ lưu vực, tập trung nhiều nhất trên lưu vực sông Sài Gòn với tổng cộng 27 khu đô thị và 5,75 triệu dân đô thị. Hệ thống các đô thị này hàng ngày thải vào nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai trung bình khoảng 992.356 m3 nước thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 375 tấn TSS, 244 tấn BOD5, 456 tấn COD, 15 tấn Nitơ Amonia, 8 tấn phospho tổng và 46 tấn dầu mỡ động thực vật. Trong số các nguồn tiếp nhận nước thải đô thị, sông Sài Gòn tiếp nhận lượng chất thải nhiều nhất với 76,21% tổng lượng nước thải và 66,6% tổng tải lượng BOD5. Tuy nhiên cho đến nay, tất cả các đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, bất kể là đô thị cũ hay vùng đô thị hóa, đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ (thông qua các chỉ số BOD5, COD), ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (các hợp chất của Nitơ, Phospho), ô nhiễm do dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt và vi trùng gây bệnh. BẢNG 2.22. Phân bố lưu lượng nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Tiểu lưu vực Dân số đô thị năm 2004 Lưu lượng nước thải đô thị (m3/ngày) Tỉ lệ phân bố lưu lượng nước thải (% tổng số) Thượng lưu sông Đồng Nai 306.423 26.153 2,64 BIỂU ĐỒ 2.11 : PHÂN BỐ LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI 5751596 476028 1471784 157218 306423 236289 75624 32019 149437 26153 17774 10733 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 Thượng lưu sông Đồng Nai Sông La Ngà Sông Bé Sông Sài Gòn Sông Vàm Cỏ Hạ lưu sông Đồng Nai sông c ính người 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 m3/ngày Dân số đô thị Lưu lượng nước thải đô thị Sông La Ngà 236.289 17.774 1,79 Sông Bé 157.218 10.733 1,08 Sông Sài Gòn 5.751.596 756.240 76,21 Sông Vàm Cỏ 476.028 32.019 3,23 Hạ lưu sông Đồng Nai 1.471.784 149.437 15,06 Tổng cộng 8.399.338 992.356 100,00 Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005 BẢNG 2.23. Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Tiểu lưu vực Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) TSS BOD5 COD N-NH4+ P tổng Dầu mỡ Thượng lưu sông Đồng Nai 15.482 9.881 18.261 647 352 1.734 Sông La Ngà 12.632 7.920 14.562 532 292 1.345 Sông Bé 9.688 5.825 10.577 414 231 910 Sông Sài Gòn 237.284 162.399 305.851 9.631 5.075 31.938 Sông Vàm Cỏ 28.222 17.155 31.256 1.202 668 2.742 Hạ lưu sông Đồng Nai 71.911 46.399 86.013 2.992 1.622 8.302 Tổng cộng 375.219 243.754 455.943 15.004 8.009 46.061 Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005 Chú thích: TSS – tổng lượng chất rắn lơ lửng BOD – Nhu cầu oxy sinh hóa COD – Nhu cầu oxy hóa học 162399 71911 305851 46399 237284 86013 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)  Nguồn thải từ các khu công nghiệp tập trung Tính đến đầu năm 2005, trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 47 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đang hoạt động, trong đó tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh, thành phố thuộc VKTTĐPN cũ nằm về phía hạ lưu hệ thống với tổng số 44 khu (Thành phố Hồ Chí Minh có 13 khu, Đồng Nai có 16 khu, Bình Dương có 9 khu và Bà Rịa – Vũng Tàu có 6 khu). Tổng diện tích cho thuê đạt 5.104 ha trên 12.000 ha tổng diện tích qui hoạch, chiếm 42,5% . Bảng 2.24. Lượng nước thải từ các khu công nghiệp tại TP.HCM Khu công nghiệp/sản xuất Nguồn tiếp nhận Diện tích (1000m2) Nước thải (m3/ngày) TSS (kg/ngày) BOD (kg/ngày) COD (kg/ngày) Tây Bắc Sông Sài Gòn 4 160 35,5 21,9 51,0 Tây Thuận -nt- 198 7.290 1.758,3 1.085,0 2.526,5 Bình Chiểu -nt- 65 2.600 577,2 356,3 829,4 Sài Gòn – Linh Trung Sông Đồng Nai 70 2.400 532,8 328,8 765,6 Tổng cộng 327 160 2.903,8 1.792,0 4.172,5 Nguồn: Phùng Chí Sỹ và những người khác, 1997 Chú thích: TSS – tổng lượng chất rắn lơ lửng BOD – Nhu cầu oxy sinh hóa COD – Nhu cầu oxy hóa học Trong số 47 KCN, KCX đang hoạt động, mới chỉ có 16 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại đều xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý tập trung vào nguồn nước. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nói chung và nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai nói riêng. Về các nguồn tiếp nhận nước thải từ KCN, có thể nhận thấy:  Sông Thị Vải hiện đang tiếp nhận nhiều nước thải công nghiệp nhất với 41.880 m3/ngày (chiếm 37,5% tổng lưu lượng nước thải từ các KCN);  Sông Sài Gòn lại tiếp nhận tải lượng BOD5 nhiều nhất với 12.549 kg BOD/ngày (chiếm 63,8% tổng tải lượng BOD của toàn vùng);  Sông Đồng Nai lại tiếp nhận tải lượng TSS, COD và tổng Nitơ nhiều nhất tương ứng với 6.914 kg TSS/ngày (chiếm 46,2% tổng số), 33 tấn COD (chiếm 42,9% tổng số) và 743,5 kg Nitơ tổng/ngày (chiếm 46,4% tổng số. BẢNG 2.25. Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX trong VKTTĐPN theo ranh giới lưu vực sông Lưu vực Số KCN - KCX Số nhà máy đang hoạt động Diện tích đất cho thuê (ha) Lưu lượng nước thải (m3/ ngày) Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)* TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P Sông Sài Gòn 17 1312 2084.21 30205 5979.8 12549.3 27330.1 520.4 250.8 Sông Đồng Nai 15 512 1531.05 39520 6913.5 5144.5 33001.4 743.5 161.3 Sông Thị Vải 12 244 1488.29 41880 2055.1 1986.5 16593.7 339.2 129.9 Tổng cộng 44 2068 5103.55 111605 14948.4 19680.3 76925.2 1603.1 542 Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005 (Tải lượng tính toán dựa trên các số liệu thực đo về nồng độ các chất ô nhiễm từ dòng thải chung của KCN)  Nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán Ngoài các KCN, KCX đã nêu ở trên, trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai còn có trên 57.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với nhiều quy mô và ngành nghề khác nhau nằm phân tán rộng khắp các địa phương trên lưu vực (tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh/thành phố thuộc VKTTĐPN). Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như các dữ liệu về nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán trên lưu vực. Tuy nhiên có thể nhận xét đây là nhóm nguồn thải công nghiệp chính yếu gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai vì phần lớn đều xả thẳng nước thải ô nhiễm ra môi trường.  Nguồn thải từ các bãi rác Trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hiện có khoảng 73 bãi rác với các quy mô khác nhau đang hoạt động. Phần lớn các bãi rác này đều chưa được thiết kế hợp vệ sinh, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác. Đây cũng là một trong những loại nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai bởi mức độ ô nhiễm của các nguồn thải này rất cao. Hình 5: LƯỢC ĐỒ THỂ HIỆN TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC THẢI CỦA CÁC NHÀ MÁY TRONG CÁC TỈNH THUỘC VÙNG KTTĐPN (2005) m3/ngày ) LƯỢC ĐỒ THỂ HIỆN TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC THẢI CỦA CÁC NHÀ MÁY TRONG CÁC TỈNH THUỘC VÙNG KTTĐPN (2005) Hình 6: Lược đồ thể hiện diện tích lấp đầy và lưu lượng nước thải của các khu công nghiệp trong một số tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ 2.3.2. Ô nhiễm từ hoạt động hàng hải  Ô nhiễm từ hoạt động cảng biển Cảng Sài Gòn, hay Cảng thành phố Hồ Chí Minh, là một hệ thống các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam (bao gồm cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng LƯỢC ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH LẤP ĐẦY VÀ LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Người thực hiện: Vũ Thị Bắc m3/ ngày (Đơn vị :ha) sông Cửu Long) trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m2 gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830 m cầu tàu, 250.000 m2 bãi, và 80.000 m2 kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của ngành Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Cụm cảng Sài Gòn bao gồm các khu bến cảng: Các khu bến cảng tổng hợp và cảng container, gồm:  Hiệp Phước trên sông Soài Rạp: hiện tại có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 20 nghìn DWT, theo quy hoạch sẽ có thể tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT vào năm 2020,  Cát Lái trên sông Đồng Nai: có thể tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT  Các khu bến cảng tổng hợp địa phương và chuyên dùng trên sông Sài Gòn, Nhà Bè có thể tiếp nhận tàu từ 10 nghìn đến 30 nghìn DWT, gồm: Tân Cảng, Bến Nghé, Khánh Hội, Nhà Rồng,Tân Thuận. Hiện có 28 bến cảng đang hoạt động. Lượng hàng hóa ngày càng tăng, đặc biệt là container tăng 25-30%/năm. TP.HCM phát triển cảng chủ yếu là trên sông Đồng Nai, Nhà Bè và Soài Rạp, không xây dựng cảng biển trên sông Sài Gòn mà di dời ra khỏi nội thành. Ngày 16/5/2009, TP.HCM bắt đầu chuyến di dời các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) và sau đó sẽ hình thành nên Khu đô thị cảng Hiệp Phước hiện đại. Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009, TP.HCM đã bắt đầu nạo vét luồng Soài Rạp (trong hệ thống sông Đồng Nai) sâu đến 9m trong năm 2010 để khi cảng Hiệp Phước đưa vào hoạt động sẽ có thể đón các tàu 50.000 tấn (DWT) và sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu 70.000 tấn (DWT) qua đó có thể nâng công suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250 triệu tấn/1 năm. Dự kiến đây sẽ là khu cảng hiện đại nhất Việt Nam cùng với cảng Cát Lái và Cái Mép-Thị Vải. Như đã nói trong phần thực trạng ô nhiễm môi trường biển của Việt Nam, tại các cảng biển vấn đề ô nhiễm do chất thải, nước thải đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường nước tại đây. Bắt đầu từ các chất thải sinh hoạt trên tàu, chúng được thu gom vào các bể chứa và tích vào bồn chứa ở đáy tàu. Khi các bồn chứa bị đầy, chủ tàu "tiết kiệm" chi phí xử lý đã bơm thẳng xuống biển. Chưa hết, đáy tàu là nơi thu gom nhiên liệu, dầu, nước rửa tàu trong quá trình hoạt động vừa lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn, thủy tinh, vừa chứa các chất tẩy rửa. Đến lúc sức chứa chất thải quá tải chủ tàu lại tháo thẳng xuống biển. Đó là chưa kể, mỗi khi bốc dỡ hàng hóa xong thường tổ chức vệ sinh tất cả các con tàu, chẳng mấy khi chủ tàu tuân thủ quy định xử lý tại chỗ, mặc sức cho chảy thẳng xuống đáy biển, kể cả tàu chở dầu. Và ngay sau đó tàu lại phải nạp nước dằn tàu (ballast) lấy từ biển vào để cân bằng tàu sau khi vận hành. Tại cảng biển, nguồn "rác" thải phát sinh rất đa dạng. Hầu hết tại cảng biển các thiết bị, cơ sở hạ tầng tiếp nhận chất thải từ tàu biển đều không đầy đủ và chưa đảm bảo xử lý, tiêu hủy theo quy định. Cứ như việc bảo dưỡng, bảo trì tàu biển, công việc sửa chữa phát sinh chất thải giống như các chất thải của trạm sửa chữa ôtô: Dầu nhờn cũ, dung môi, ắc quy, mảnh kim loại và một số loại hóa chất độc hại khác ít khi được xử lý mà thường tự xả vào biển. Theo thống kê số liệu quan trắc tại khu vực các sông thuộc khu vực Gành Rái – TP.HCM – Vũng Tàu nồng độ dầu trong nước dao động trong khoảng 0,14 đến 0,52mg/l đều vượt giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam. Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ chỉ đạt được mức B và C theo TCVN 5943-1995. Như vậy, ô nhiễm dầu trong nước sẽ hủy diệt các loài cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, và nghiêm trọng hơn là khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2mg/l sẽ không dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt được. Tại TP. Hồ Chí Minh chưa có những thống kê cụ thể về ô nhiễm tại các cảng biển. Nhưng những tác động của dầu do hoạt động của các tàu thuyền tại các cảng biển đến hệ sinh thái ven biển có thể thấy rõ nhất ở huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) – nơi giáp biển của thành phố và các quận, huyện nơi có luồng tàu biển đi qua như Nhà Bè, Q7, Q8…  Ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải biển Hội nghị BCHTƯ khóa X lần thứ 4 về chuyên đề Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007) đã xác định kinh tế Hàng hải có vị trí ưu tiên thứ hai (sau ngành dầu khí) trong các lĩnh vực kinh tế biển, với vận tải biển được xác định là lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn. Hiện tại Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với cơ cấu thương mại đang dịch chuyển dần từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương sang khu vực Âu –Mỹ. Vận tải hàng hóa bằng đường biển là một nội dung cạnh tranh trong hoạt động thương mại, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bảng 2.26. Hoạt động của ngành vận tải biển từ 2007-2009 Năm Vận chuyển hàng hóa (Triệu tấn) Hàng hóa qua cảng (Triệu tấn) Hành khách qua cảng (Khách) Tăng trưởng chung (Tấn.Km) 2007 61,35 181,12 350.000 93.100.000.000 2008 69,28 196,58 511.200 115.415.472.000 2009 68,59 198,60 584.200 138.341.400.000 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, 2008 và số liệu thống kê 2009 của Tổng cục Thống kê Sau gần 3 năm kể từ khi Chiến lược biển Việt Nam ra đời, ngành Hàng hải Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Các cảng lớn tập trung ở Sài Gòn, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các cảng này đảm nhiệm trên 60% tổng lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển cả nước. Ngành vận tải hàng hóa bằng đường biển Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng liên tục tăng trong hơn một thập niên qua. Thành tích này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành vận tải biển của nước ta. Việt Nam vẫn chưa là nước có ngành vận tải biển phát triển cao trong khu vực. Để phát triển bền vững, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng phải giải quyết nạn ô nhiễm biển do vận tải biển mang lại. Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng. Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu không có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm và 13% do sự cố tràn dầu. Quy trình đóng mới tàu sẽ thải ra những kim loại nặng. Bên cạnh đó, hàng trăm tàu thuyền ra vào cảng mỗi tháng, lượng nước tại các cảng biển Việt Nam bị đục, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật sống gần bờ và cả sức khỏe cho người dân tại khu vực đó.  Ô nhiễm môi trường biển do tràn dầu Trong chiến lược biển Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế được xác định là mũi nhọn. Nhưng phát triển kinh tế gia tăng cũng đồng nghĩa với sự gia tăng các tác động gây ô nhiễm môi trường biển, trong đó ô nhiễm dầu chiếm một tỷ lệ cao và nghiêm trọng, bởi sự nguy hiểm trên một phạm vi rộng. Vết dầu loang trên mặt nước ngăn chặn quá trình hoà tan ô xy từ không khí vào nước, làm thay đổi tính chất hoá, lý của nước. Cặn dầu lắng xuống đáy biển làm ô nhiễm trầm tích đáy biển, tàn phá sinh thái. Nồng độ dầu trong nước cao làm huỷ hoại các sinh vật biển, để lại những hậu quả lâu dài. Vết dầu loang gây trở ngại cho vận tải biển, du lịch, dịch vụ giải trí... Trong một tài liệu thống kê của thế giới, sự tràn dầu trên biển thường do: Từ hoạt động tàu thuyền chiếm 33%, từ chất chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển chiếm 37%; từ các tai nạn, sự cố giao thông thuỷ chiếm 12%; dầu từ khí quyển chiếm 9%; dầu rò rỉ từ lòng đất chiếm 7%; dầu từ các hoạt động khai thác thăm dò dầu khí chiếm 2% [36]. Ở một cảng biển cụ thể như cảng Sài Gòn, những vụ tràn dầu điển hình gần đây như :  Ngày 16/4/1998: Sự cố tràn dầu tàu Nhật Thuần, 97 tấn dầu DO tràn ra sông Nhà Bè.  Ngày 12/1/2003: Sự cố tràn dầu do va chạm giữa tàu Fortune và sà lan chở dầu An Giang làm tràn 388m3 dầu DO.  Ngày 20/3/2003: Tai nạn chìm tàu chở hàng Hồng Anh (Công ty TNHH Trọng Nghĩa) do gió to sóng lớn làm tràn 600 tấn dầu FO.  Ngày 21/1/2005: Tai nạn đâm va vào cầu cảng chở dầu tàu Kasaco làm tràn 300m3 dầu DO.  Ngày 6/4/2005: Xảy ra va chạm giữa tàu Hồ Tây 1 và xà lan Hàm Luông làm tràn 5,40m3 dầu DO.  Ngày 26/11/2008: Hơn 11 tấn dầu DO thất thoát ra sông Lòng Tàu do vụ va chạm giữa tàu Imextrans và xà lan chở dầu SG 4193. Cho đến nay, những biện pháp đối phó với sự cố tràn dầu vẫn chỉ là thủ công. Công tác điều hành cũng như các giải pháp công nghệ yếu kém về chuyên môn, thiếu phương tiện và kinh phí hoạt động. Việc khắc phục sự cố tràn dầu của nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng, gặp rất nhiều khó khăn, khi thu gom cả hàng nghìn tấn dầu phải huy động mấy nghìn nhân lực từ cư dân địa phương, học sinh, sinh viên, bộ đội trong điều kiện không có phương tiện bảo hộ lao động. Năm 1995 nước ta mới đặt vấn đề nghiên cứu xây dựng kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu. Năm 2001, kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu đầu tiên của Việt Nam mới được thông qua, theo đó tổ chức phân công phòng ngừa ứng cứu sự cố tràn dầu có 3 cấp gồm: cấp cơ sở, cấp khu vực và cấp quốc gia. Đến ngày 12-5-2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 103/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế họat động ứng phó sự cố tràn dầu. Vấn đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH020.pdf