Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ở khu vực nông thôn có nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôi phụth và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ lớn nhỏ mọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt,rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ.
73 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7418 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên- Huyện Tiên Yên- Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài môi trường.
Cùng đó là hệ thống các cơ quan đơn vị hành chính, trường học và các tổ chức, đơn vị xã hội khác đóng trên địa bàn với những hoạt động công việc chủ yếu như văn phòng, bàn giấy, học tập cho nên lượng rác thải ra từ những nguồn này cũng tương đối đơn giản. Riêng như bên các đơn vị trường học thì rác thải chủ yếu là các loại giấy báo và cành lá cây khô nên được học sinh nhà trường vệ sinh thu gom vào hố rác và đốt luôn vào những ngày cuối tuần.
Qua tình hình đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng lượng RTSH thải ra chủ yếu trên địa bàn thị trấn và chiếm khối lượng nhiều nhất là từ các hộ gia đình ở các khu vực dân cư.
4.1.2 Tình hình dân cư và số điểm đổ rác
Bảng 4.2: Số điểm đổ rác trong các khu vực dân cư
Khối
Số dân (Khẩu)
Số điểm đổ rác
Diện tích/điểm
1
560
4
3 - 5 m2
2
1434
3
3 - 5 m2
3
1434
0
0
4
534
1
3 - 5 m2
5
365
2
3 - 5 m2
6
871
1
3 - 5 m2
7
525
3
3 - 5 m2
8
829
0
0
9
532
4
3 - 5 m2
10
487
2
3 - 5 m2
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trước đây mật độ dân số tương đối thấp, diện tích đất trống có nhiều và những loại rác thải ra môi trường cũng tương đối ít và chủ yếu là những loại dễ phân hủy. Tuy nhiên trong tình hình như hiện nay, dân số ngày càng tăng, diện tích đất trống, đất chưa sử dụng của các hộ gia đình bị co hẹp lại, chuyển sang đất ở, các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng xã hội như nhà ở, các quán xá, các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, chợ, cửa hàng dịch vụ…
Những hộ gia đình có hay không kinh doanh buôn bán ở những khu vực trung tâm, dọc các trục đường chính gọi là các hộ gia đình tuyến 1, 2 thì hầu như không có một điểm đổ rác chung nào hoặc nếu có thì cũng chỉ có 1 đến 2 điểm, điển hình như các khối ở khu vực trung tâm là khối 3, khối 4, khối 6, khối 8. Phần lớn các hộ gia đình ở khu vực này đều được công ty vệ sinh môi trường thu gom RTSH hàng ngày.
Những hộ gia đình ở xa các trục đường chính, xa trung tâm được gọi là những hộ tuyến 3, 4 thì phần lớn là chưa được thu gom RTSH. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng RTSH được đổ ở nhiều nơi không đúng quy định như từ các lề đường ra ngoài đến đồng ruộng, trầm trọng hơn là người dân vứt từng bao rác từ nhỏ đến lớn xuống các gầm cầu, dòng khe suối làm tắc nghẽn dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Đi dọc theo khe suối chảy qua khu vực thị trấn chúng ta có thể bắt gặp đầy đủ các loại rác thải sinh họat của người dân đều được vứt xuông đó, gần như dòng nước bị tắc nghẽn lại, nước có màu vàng đục rất bẩn, đây chính là nơi sinh sản của nhiều mầm bệnh nguy hiểm mà người dân sống quanh đó chưa ý thức hết được hậu quả gây ra trong hiện tại cũng như về lâu về dài.
Hộp 4.1 Chú Hoàng Bá Vinh (Xóm 2 - Khối 2 - thị trấn Tiên Yên)
Trước cổng nhà tôi có một cái cầu bắc qua khe suối, không biết từ đâu mà RTSH được vứt xuống gầm cầu và dòng nước rất nhiều các loại túi bóng bẩn, có cả gia súc, gia cầm chết, nói chung là đủ mọi thứ mặc dù ở ngay đó có biển cấm đổ rác bừa bãi.
Tích cực hơn là có một số hộ gia đình cùng nhau đào hố rác nhỏ có diện tích khoảng 3 đến 5m2, sâu hơn 1m, để làm điểm đổ rác chung, RTSH của các hộ gia đình này được gom lại đổ đống ở đấy, tuy nhiên cũng có một số hộ gia đình theo thói quen hay sự tiện tay thấy những khoảng đất trống công cộng là đổ, một người đổ rồi thêm những người khác đổ theo, lâu dần hình thành nên một điểm đổ rác chung.
Song những điểm đổ rác này với diện tích rất nhỏ thì sức chứa rác là hạn chế, lâu ngày rác sẽ đầy và tràn ra khắp xung quanh, khi gặp thời tiết mưa nhiều sẽ làm cho các loại RTSH này tràn lan khắp nơi, cộng thêm hàng ngày những con chó mèo, gà vịt, ruồi muỗi…bới móc tìm kiếm thức ăn, chúng là nguồn gián tiếp mang các mầm bệnh lây lan khắp nơi, gây ra các bệnh cho người dân sống xung quanh khu vực như các loại bệnh ngoài da, bệnh về mắt, về đường hô hấp,…đặc biệt nguy hiểm cho những trẻ em và người già tuổi.
Những hộ gia đình mà diện tích đất vườn tương đối rộng rãi thoải mái, thì hầu như họ vứt rác ngay trong vườn nhà mình, thương thì có thể họ sẽ chôn lấp ở dọc các bờ rào, gốc cây. Có hộ thì đào riêng một hố rác nhỏ ở góc vườn, có diện tích khoảng 1 đến 2 m2, sâu hơn 1m và đổ rác vào đấy, khi nào đầy quá thì người ta sẽ đốt hết.
Hộp 4.2 Chị Nguyễn Thị Tâm (Xóm 2 - Khối 5 - thị trấn Tiên Yên)
Nhà tôi có các loại RTSH như rau hoa quả thừa thì dùng cho chăn nuôi, còn các loại bao bóng, túi nilon được đổ ra một cái hố nhỏ ở trong vườn, thỉnh thoảng tôi lại đốt đi.
Tuy nhiên việc xả rác như thế này của các hộ gia đình chỉ có thể là tạm thời, đối phó với tình trạng trước mắt trong khoảng thời gian ngắn, vì với tốc độ phát triển như hiện nay thì lượng RTSH của các hộ sẽ tăng lên rất nhanh, cộng thêm quỹ đất trống tự nhiên ngày càng bị thu hẹp thì khi đó những điểm đổ rác sẽ trở thành những vấn đề cấp bách của tất cả mọi người dân.
Hộp 4.3 Bà Nguyễn Thị Quyên (Giám đốc CTTNHH vệ sinh môi trường)
Mỗi xóm hay cụm dân cư nhỏ cần có một điểm tập kết RTSH chung để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường trong khu dân cư, hàng ngày tổ vệ sinh môi trường sẽ đi thu gom chuyển về điểm trung chuyển rác.
Thực tế hiện nay ở các xóm, khối các điểm đổ rác đều là tự phát do một vài hộ dân đổ lâu ngày rồi hình thành nên. Những điểm đổ rác này chưa có tính thống nhất, chưa đảm bảo được yêu cầu về điểm chứa rác và những biện pháp xử lý đó cũng không thực sự an toàn với môi trường sống của người dân sống quanh vùng. Mất cảnh quan, mất vệ sinh môi trường là các yếu tố thường thấy ở những điểm đổ rác này.
4.2 TÌNH HÌNH RTSH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
4.2.1 Khối lượng RTSH của các hộ
Có một thực tế rằng, người dân thường chỉ quan tâm đến giá trị cũng như khối lượng các sản phẩm đầu vào và lợi ích của chúng mang lại, trái lại họ ít quan tâm đến những loại phế liệu, phế thải ra môi trường của các sản phẩm. Lượng RTSH thải ra trên một ngày thực tế cũng không cố định là bao nhiêu, RTSH có ngày thì ít, cũng có ngày thì nhiều, nó còn tùy thuộc vào những sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày.
Hay những hộ gia đình có nghành nghề khác nhau hay nguồn thu nhập khác nhau thì lượng RTSH cũng rất khác nhau. Chúng tôi phân loại mẫu dựa theo tiêu chí là căn cứ vào nguồn thu nhập chính của hộ, chia làm 3 loại là: sản xuất nông nghiệp, buôn bán - dịch vụ, lương hành chính.
Bảng 4.3 Khối lượng RTSH từ các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau
Nguồn thu nhập
Số hộ (hộ)
Khối lượng bình quân
(Kg/hộ/ngàyđêm)
1.Sản xuất nông nghiệp
5
0,64
2.Buôn bán dịch vụ
5
1,65
3.Lương hành chính
5
1,08
Trung bình
1,12
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Do đặc thù về nghề nghiệp và mức sinh hoạt của người dân ở đây là khác nhau. Với các hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động buôn bán dịch vụ thì khối lượng RTSH thải ra hàng ngày là rất nhiều, cụ thể là bình quân trong một tuần lượng RTSH mà mỗi một hộ này thải ra là 11,55kg, tương đương với 1,65kg/hộ/ngày đêm.
Đối với những hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp họ chủ yếu sống xa khu vực trung tâm và các trục đường chính. Bình quân trong một tuần lượng RTSH mà mỗi hộ ở khu vực này thải ra là 4,45kg, tương đương với 0,64kg/hộ/ngày đêm.
Đối với các hộ có nguồn thu nhập chính từ lương hành chính thì bình quân lương RTSH thải ra trong một tuần là 7,58kg, tương đương với 1,08kg/hộ/ngày đêm.
Như vậy, bình quân lượng RTSH thải ra môi trường của mỗi một hộ gia đình trên một ngày đêm là 1,12kg.
Ở đây có sự chênh lệch về khối lượng RTSH thải ra môi trường của các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau là do có những điểm khác biệt nhau giữa các hộ gia đình này. Có thể thấy những hộ gia đình mà có lượng RTSH thải ra nhiều hơn là do đặc điểm sản xuất hay khả năng tài chính của họ tốt nên nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ các hàng hóa, sản phẩm nhiều hơn.
Bảng 4.4 Tình hình phân loại RTSH của các hộ gia đình
Chỉ tiêu
Nhóm hộ được thu gom
Nhóm hộ chưa được thu gom
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng
20
100
20
100
1.Phân loại RTSH
- Có
20
100
20
100
- Không
0
0
0
0
2.Sự cần thiết phân loại RTSH
- Cần thiết
9
45
15
75
- Bình thường
6
30
1
5
- Không cần thiết
5
25
4
20
3.Mục đích phân loại
- Tận dụng lại
13
65
14
70
- Giảm lượng RT ra môi trường
4
20
3
15
- Mục đích khác
3
15
3
15
4.Tiêu chí phân loại
- Bán đuợc - không bán được
11
55
3
15
- Hữu cơ - vô cơ bán được - vô cơ không bán được
5
25
16
80
- Hữu cơ - vô cơ
4
20
1
5
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trong nguồn RTSH của các hộ gia đình thì bao gồm nhiều thành phần khác nhau, hiện nay do công tác xử lý RTSH của công ty VS-MT vẫn chưa có một phương án cụ thể nào, cho nên là việc yêu cầu phân loại RTSH tại nguồn của công ty vẫn chưa thực hiện. RTSH được thu gom từ các khu vực dân cư đến bãi trung chuyển rồi mang ra bãi rác đổ thành đống và rắc vôi, phun thuốc xử lý. Việc phân loại RTSH nếu có thì đó là do các hộ gia đình tự phân loại tùy theo mục đích sử dụng của hộ.
Qua tìm hiểu các hộ gia đình, chúng tôi được biết phần lớn các hộ gia đình đều phân loại RTSH theo những mục đích như tận dụng triệt để những thứ có thể sử dụng được để tiết kiệm, hay có một số hộ nhận thức nhiều hơn cho rằng việc phân loại này sẽ làm giảm lượng RTSH thải ra môi trường. Hầu hết là các hộ gia đình phân loại rác là để tiết kiệm những loại có thể dùng lại cho việc khác.
Họ phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, những hộ gia đình nào không chăn nuôi thì họ phân loại RTSH thành hai loại là: Rác bán được và rác không bán được, còn hộ nào có chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm thì họ phân loại kỹ hơn thành rác hữu cơ, rác vô cơ bán được và rác vô cơ không bán được. Ngoài ra cũng có hộ phân loại thành rác hữu cơ và rác vô cơ.
Và những hộ gia đình được hay chưa được thu gom RTSH thì việc phân loại cũng dựa theo những tiêu chí khác nhau. Cụ thể là có đến 11 hộ được thu gom phân loại RTSH theo tiêu chí là rác bán được và rác không bán được, trong khi đó chỉ có 3 hộ chưa được thu gom RTSH phân loại theo tiêu chí này. Hay trái ngược lại thì có đến 16 hộ chưa được thu gom RTSH phân loại theo tiêu chí là rác hữu cơ, rác vô cơ bán được và rác vô cơ không bán được. Và chỉ có 5 hộ được thu gom RTSH phân loại theo tiêu chí này.
Sự khác biệt trên cũng bởi đặc điểm lao động sản xuất của các hộ này khác nhau, những hộ chưa được thu gom RTSH chủ yếu sống xa khu vực trung tâm, diện tích đất vườn tương đối rộng, họ có điều kiện chăn nuôi thêm gia cầm hay gia súc, vì vậy mà trong nguồn RTSH họ cũng phân loại kỹ càng hơn so với những hộ được thu gom RTSH không có điều kiện chăn nuôi.
Có thể thấy rằng, việc tận dụng những loại rác thải có ích trong nguồn RTSH của hộ gia đình đã làm giảm một lượng rác thải đáng kể ra môi trường.
4.2.2 Thành phần RTSH trong nguồn RTSH
Khi tiến hành điều tra tìm hiểu khối lượng RTSH của các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu thì thu thập được các số liệu về thành phần của các loại rác thải trong nguồn RTSH của hộ như bảng 4.5
Bảng 4.5 Tỷ lệ các loại chất thải trong nguồn RTSH
Loại rác
Khối lượng RTSH (kg/hộ/ngàyđêm)
Tỷ lệ (%)
1.Rác hữu cơ
0,6
53,58
2.Rác vô cơ tái sử dụng
0,27
24,1
3.Rác vô cơ không tái sử dụng
0,25
22,32
Tổng
1,12
100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng khối lượng rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng RTSH là 53,58%, với lượng rác thải hữu cơ như các loại rau, củ, quả thừa và các loại thực phẩm này chúng ta có thể tận dụng để chăn nuôi. Còn lại những loại rác thải hữu cơ mà không sử dụng được thì có thể tận dụng tái chế thành phân hữu cơ.
Những loại rác thải vô cơ tái sử dụng như các loại phế phẩm nhựa, kim loại cũ hỏng, chai lọ thủy tinh và giấy loại có thể tận dụng để bán cho những người thu gom phế liệu để tái chế các loại sản phẩm mới.
Còn lại là khối lượng rác thải vô cơ không tái sử dụng như túi nilon, túi bóng, cao su, các loại than, xỉ…đây là loại rác thải thải ra môi trường khó phân hủy nhất, đặc biệt là hiện nay túi nilon được sử dụng rất nhiều mà trong khi đó người tiêu dùng vẫn chưa nhận thấy được tác hại nó gây ra ngay cả khi sử dụng và khi không còn dùng nữa. Túi nilon, đặc biệt túi nilon tái chế dùng đựng thực phẩm không gây nguy hại trước mắt nhưng về lâu dài, đó là “sát thủ giấu mặt”, có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như: ung thư, tim mạch, rối loạn giới tính, dậy thì sớm ở trẻ…
Tính trung bình mỗi ngày thì một hộ gia đình sử dụng 3 đến 4 túi nilon, túi bóng. Khi đi chợ hay mua các loại sản phẩm hàng hóa như rau, cà dưa muối, các thực phẩm tươi sống thì đều được cho vào mỗi túi nilon, rất tiện cho việc sử dụng. Hay những loại thực phẩm hàng ngày chúng ta vẫn thường dùng như các loại mì gói, bánh kẹo…đến các loại hàng hóa như dầu gội đầu, xà phòng, sữa tắm…đều được thiết kế theo những hình thức kiểu cách khác nhau, đa dạng phong phú chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, các sản phẩm này đều được đựng trong các loại bao bì có nguồn gốc là túi nilon, có thể thấy rằng ngày nay hầu như túi nilon được sử sụng một cách phổ biến, rộng rãi khắp mọi nơi.
Cũng bởi tính chất tiện dụng của nó và giá thành sản xuất khá rẻ nên khi đi mua hàng việc xin thêm một vài túi là rất dễ dàng, trong khi người dân sử dụng hay có thể nói là lạm dụng túi nilon mà chưa có một biện pháp gì về viẹc tái sử dụng loại rác này, đã thải ra môi trường một khối lượng rác thải vô cùng độc hại.
Nếu chú ý quan sát khi đi ra ngoài vườn, cửa ngõ, dọc các lề đường thôn xóm, các trục đường lớn, từ công viên đến chợ, các bến xe hay ra đến ngoài các cánh đồng thì đi đến đâu ta cũng có thể thấy những chiếc túi nilon, túi bóng nhan nhản khắp nơi, có thể nói túi bóng, túi nilon có thể sinh ra và tồn tại ở khắp mọi nơi.
Khi được hỏi về những tác hại của túi nilon đối với sức khỏe con người và đối với môi trường thì đa số người dân không ý thức được rằng túi nilon rất khó phân hủy và rất độc hại với sức khỏe con người.
Có nhiều hộ gia đình tự thải các loại túi nilon xuống các dòng nước, các kênh mương, cống rãnh sẽ gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và các mầm bệnh dịch phát sinh. Nếu chôn lẫn vào trong đất, túi nilon sẽ cản trở sụ phát triển của cỏ, các loài thực vật dẫn đên shiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi…các nhà khoa học đã chứng minh, các túi nilon này phải mất một khoảng thới gian từ 500-1000 năm mới có thể phân hủy hêt (Nguyễn Trung Việt, 2003).
Với những hộ gia đình tự xử lý bằng cách mang những túi nilon đó đem đốt, nhưng họ đã không biết rằng khí thải và sản phẩm cón sót lại trên mặt đất có tác hại xấu đên môi trường.
4.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ RTSH TẠI THỊ TRẤN TÂN KỲ
Trước năm 2007, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn được thực hiện theo phương thức tổ chức đấu thầu. Từ năm 2007, công ty TNHH-VSMT Tiên Yênđược thành lập, UBND thị trấn tiến hành kí kết hợp đồng thu gom - vận chuyển RTSH và các dịch vụ công cộng trên địa bàn với công ty VSMT.
4.3.1 Vài nét về công ty VSMT
a. Tình hình lao động công ty
Lao động và việc làm là một vấn đề được các cấp chính quyền và ban nghành quan tâm nhiều, việc thành lập công ty đã tạo điều kiện cho một số lao động chưa có việc làm và có nhu cầu để họ có cơ hội tăng thêm thu nhập cho gia đình. Vì mới được thành lập và quy mô còn nhỏ nên cơ cấu tổ chức lao động của công ty cũng tương đối đơn giản.
Hiện nay, số lượng lao động trong toàn công ty gồm có 14 người, trong đó lao động nữ chiếm nhiều hơn nam, sự chênh lệch này một phần là do đặc điểm của công việc.
Nhìn chung do khối lượng RTSH cần thu gom ngày càng nhiều nên cũng sẽ cần thêm lao động để đảm đương công việc đầy đủ và kịp thời. Bình quân qua 3 năm từ 2007 đên 2009, số lượng lao động trong công ty tăng 8 người, tương đương với 52,77%.
Bảng 4.6 Tình hình lao động công ty VSMT Tiên Yên
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh (%)
Số người
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số người
(Người)
Cơ cấu
(%)
Số người
(Người)
Cơ cấu
(%)
08/07
09/08
BQ
Tổng
6
100
10
100
14
100
166,7
140,36
152,77
1.Phân theo giới
6
100
10
100
14
100
166,7
140,36
152,77
- Nam
1
16,7
2
18,1
3
26,7
200
200
200
- Nữ
5
83,3
8
81,9
11
73,3
180
122,2
148,3
2.Phân theo đội
6
100
10
100
14
100
166,66
140
152,75
- Dịch vụ vệ sinh
1
16,67
2
20
2
14,3
200
100
141,42
- Vận chuyển
1
16,67
1
10
1
7,1
100
100
100
- Thu gom
4
66,66
7
70
11
78,6
175
157,1
165,8
- quản lý bãi rác
0
0
0
0
0
0
0
0
0
(Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên)
Trong đó số lượng lao động cho công việc thu gom tăng nhiều nhất, bình quân qua 3 năm tăng 7 người tương đương với 65,8%. Trong thời gian tới, khi mà sẽ có nhiều hơn các hộ gia đình được thu gom RTSH đồng nghĩa khối lượng RTSH cần thu gom cũng sẽ tăng lên, vì thế số lượng lao động cho công việc thu gom sẽ có nhiều thay đổi theo xu hướng gia tăng.
Bảng 4.7 Tình hình lương của các công nhân
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh (%)
08/07
09/08
BQ
Tiền lương
(Nghìn đồng/ngày công)
25
45
60
128,6
133,3
131
(Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên)
Để khuyến khích, động viên các công nhân vệ sinh môi trường tham gia công việc một cách tích cực và đạt hiệu quả, công ty áp dụng cơ chế chi trả lương cho người công nhân dựa theo ngày công, một hoặc hai công nhân sẽ được khoán việc thu gom RTSH trên từng đoạn đường, từng khu vực.
Nhìn chung mức tiền công trả cho công nhân ngày càng tăng, năm 2009 mức tiền công trên một ngày của một công nhân thu gom là 60.000đồng, so với năm 2007 là 35.000đồng/ngày công, bình quân qua 3 năm đạt 131% tăng 31%.
Trong một tháng, tùy theo khối lượng công việc sẽ được phân chia đều cho các công nhân đi thu gom, bình quân một tháng thì mỗi người đi làm khoảng 12 đến 15 ngày. Người đi làm ít ngày nhất trong một tháng là 10 ngày, người làm nhiều nhất là 20 ngày. Mức lương nhận được cũng là tương đối, đối với công nhân nữ bình quân một tháng họ được công ty trả từ 600 - 800 nghìn đồng, còn đối với công nhân nam thì bình quân một tháng họ nhậ được mức lương từ 1triệu đến 1,5 triệu đồng do họ đảm nhiệm khối lượng công việc thu gom lớn hơn và làm nhiều hơn.
Ngoài ra các công nhân họ còn có thêm một số khoản thu nhập từ việc làm thêm các dịch vụ vệ sinh được các hộ gia đình, hay các đon vị thuê. Tuy với mức lương nhậ được như vậy là chưa cao so với công việc mà họ làm, nhưng cũng đã một phần nào giúp họ trang trải cuộc sống hàng ngày.
b. Tình hình trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom và vận chuyển RTSH
Bảng 4.8 Trang thiết bị thu gom vận chuyể RTSH
STT
Loại thiết bị
Số lượng
1
Xe đẩy tay
12 xe
2
Dụng cụ( cào, cuốc, xẻng)
12 bộ
3
Ôtô
2 xe
4
Xe máy thùng
1 xe
(Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên)
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng là trang thiết bị được sử dụng cho công tác thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn thị trấn Tiên Yêncủa công ty VSMT là còn quá ít và còn thiếu rất nhiều. Hiện nay công ty chỉ mới có một số lượng xe đẩy tay đi thu gom rác và các dụng cụ hỗ trợ. Hai chiếc xe ôtô thì công ty phải đi thuê ngoài để vận chuyển RTSH từ điểm trung chuyển đến bãi xử lý, với giá thuê ngoài rất tồn kém.
Những loại phương tiện phục vụ công tác VSMT như xe ép rác, xe chuyên dùng vẫn chưa có, trong khi đó lượng RTSH cần thu gom qua các năm ngày càng tăng nhanh, sự trái ngược này gây ra những khó khăn rất lớn cho công tác thu gom và vận chuyển rác kịp thời. Khi có những trang thiết bị chuyên dùng hỗ trợ thì công tác thu gom, vận chuyển sẽ thuận lợi dễ dàng hơn với những công nhân đi thu gom rác.
Trong quá trình điều tra phỏng vấn các công nhân thu gom rác nhằm thu thập một số ý kiến của người công nhân trên địa bàn đã tổng hợp được một số thông tin như bảng sau
Bảng 4.9 Ý kiến đánh giá của người thu gom RTSH
Chỉ tiêu đánh giá
Số người (Người)
Tỷ lệ (%)
Tổng
11
100
1.Trang thiết bị
- Đầy đủ
0
0
- Thiếu
9
81,81
- Thiếu rất nhiều
2
18,19
2.Hài lòng về mức lương nhận được
- Có
3
27,3
- Không
8
72,7
3.Mức độ hài lòng công việc
- Hài lòng
0
0
- Bình thường
3
27,3
- Không hài lòng
8
72,7
4.Công tác quản lý tại địa phương hiện nay
- Tốt
0
0
- Bình thường
6
54,5
- Trung bình
5
45,5
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của các công nhân thu gom RTSH chúng ta có thể thấy rằng hiện nay công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn vẫn gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Biểu hiện như tình hình trạng thiết bị phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển còn thiếu rất nhiều loại phương tiên chuyên dụng, hầu hết các công nhân vệ sinh và ban lãnh đạo đều cho rằng cơ sở vật chất hỗ trợ công việc còn thiếu nhiều (81,89% ý kiến đồng ý).
Vì đây là loại công việc rất vất vả, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe rất nhiều, công việc mà người ta cho rằng là thấp kém không được coi trọng nhiều trong xã hội, trong khi đó mức lương nhận được lại không thỏa đáng, những người công nhân chủ yếu là những gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn vì thế mà hầu hết không ai muốn làm công việc này cả. Người công nhân gặp nhiều khó khăn trong công tác thu gom vận chuyển, phần lớn họ đều là phụ nữ. Bình quân mỗi ngày mỗi người phải đẩy khoảng 3 đến 4 xe rác mà mỗi xe như vậy là khoảng 0,4m3 , mà xe lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, phải đến 0,6m3. Đây là công việc rất vất vả vì suốt ngày phải tiếp xúc với những loại rác thải bẩn, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân họ. Họ phải chấp nhận công việc này để kiếm tiền tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày.
4.3.2 Mô hình thu gom RTSH khu vực thị trấn Tiên Yên
RTSH tuyến 1,2
RTSH tuyến 3,4
Thu gom bằng xe đẩy tay
Thu gom bằng xe máy thùng
Điểm trung chuyển RTSH
Bãi rác
Hình1: Mô hình thu gom RTSH của công ty VSMT Tiên Yên
Hiện nay công ty tiến hành thu gom hầu như tất cả các loại rác thải phát sinh trên địa bàn, tyu nhiên các loại rác thải này thu gom vẫn chưa được phân loại để xử lý. Bao gồm các loại như rác thải hộ gia đình, rác thải thương mại và văn phòng, rác thải công cộng. Rác thải của khu vực được công ty thu gom chủ yếu là RTSH, và chiếm khối lượng nhiều nhất là từ các hộ gia đình. Quá trình thu gom rác thải trên địa bàn được tiến hành theo 3 công đoạn sau:
Công đoạn 1: Rác thải từ các hộ gia đình, các cửa hàng buôn bán, các quán xá và từ khu vực công cộng được công nhân vệ sinh thu gom lại, khu vực gần trục đường chính, trung tâm và điểm trung chuyển rác ( các hộ tuyến 1,2) thì được các công nhân thu gom bắng xe đẩy tay, còn những khu vực xa trung tâm ( các hộ tuyến 3,4) thì được thu gom bằng xe máy thùng. Việc thu gom rác ở tuyến 1,2 thì được tiến hành thường xuyên, mỗi ngày thu gom một lần, còn các hộ tuyến 3,4 thì 2 đến 3 ngày mới được thu gom một lần.
Công đoạn 2: Sau khi đã thu gom xong thì rác thải sẽ được đưa về điểm tập kết rác thải, hiện nay công ty có 3 điểm trung chuyển rác thải, tuy nhiên những điểm này vẫn chỉ mang tính tạm thời, không được quản lý nên rất mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân sống quanh đó.
Công đoạn 3: Rác được tập kết về điểm trung chuyển thành các bao tải nhỏ, cứ hai ngày thì các công nhân vệ sinh môi trường sẽ tiến hàn bốc rác lên xe vận chuyển hết đến bãi rác chính của huyện ở xã Tân Long – Tiên Yên.
Tất cả các công đoạn này đều do công ty VSMT đảm nhiệm toàn bộ từ khâu thu gom rác đến khâu vận chuyển cuối cùng.Công ty VSMT Tiên Yêncung cấp dịch vụ 100% cho các hộ gia đình và các đối tượng có rác thải trong địa bàn thị trấn, tuy nhiên qua tìm hiểu ý kiến lãnh đạo công ty và các công nhân vệ sinh môi trường thì trên thực tế chỉ có khoảng 60% lượng RTSH phát sinh được thu gom. Vẫn còn tồn tại nhiều hộ gia đình, nhiều đối tượng chưa chịu đóng phí VSMT để được thu gom rác thải, những đối tượng này thường vứt xả rác bừa bãi ra môi trường một cách thiếu ý thức, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như cảnh quan sinh thái chung.
4.3.3 Tình hình thu gom RTSH trên địa bàn
Công ty VSMT Tiên Yêntiến hành thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn thị trấn, khối lượng này chủ yếu phát sinh từ các hộ dân, hộ gia đình buôn bán và kinh doanh dịch vụ.
Bảng 4.10 Số hộ được thu gom RTSH qua 3 năm ( 2007 đến 2009)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh (%)
08/07
09/08
BQ
Số hộ được thu gom (hộ)
357
560
742
156,8
132,5
144,13
Tổng số hộ (hộ)
1663
1701
1718
-
-
-
( Nguồn: Công ty VSMT Tiên Yên)
Nhìn chung, số hộ dân được thu gom vận chuyển RTSH có chiều hướng tăng lên, cụ thể là bình quân qua 3 năm số hộ sử dụng dịch vụ này của công ty đạt 144,13% tăng 44,13%, tương đương với 385 hộ. Sự gia tăng này chính là những nỗ lực của đội dịch vụ VSMT và các công nhân vệ sinh đã tích cực vận động các hộ gia đình sử dụng dịch vụ thu gom rác thải của công ty để làm sạch môi trường sống.
Hiện nay trên toàn thị trấn có tất cả 1718 hộ dân, trong khi đó đã có 742 hộ được thu gom RTSH, còn lại 976 hộ vẫn chưa được thu gom và xử lý, có một số hộ ở khu vực trung tâm, gần trung tâm, còn phần lớn là xa trung tâm, xa trục đường chính. Nhưng đó không phải là lý do chính mà là do sự nhất trí của các hộ dân là chưa cao, còn nhiều hộ dân không chịu đóng tiền phí vệ sinh với lý do là nhà mình có thể tự xử lý rác, cũng có nhiều hộ từ chối vì th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên- Huyện Tiên Yên- Tỉnh Quảng Ninh.doc