1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 10
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 11
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 11
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
2.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT SINH HỌC 13
2.1.1 THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 13
2.1.1.1 THUỐC TRỪ SÂU 13
2.1.1.2 THUỐC TRỪ NẤM 13
2.1.1.2.1 CƠ CHẾ DIỆT NẤM 14
2.1.1.2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ NẤM 14
2.1.1.3 THUỐC TRỪ CỎ HÓA HỌC 14
2.1.1.3.1 SỰ XÂM NHẬP CỦA THUỐC VÀO CỎ 15
2.1.1.3.2 CƠ CHẾ DIỆT CỎ 15
2.1.1.3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ 16
87 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sản xuất bào tử nấm trichoderma spp. làm thuốc trừ nấm bệnh cây trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ trở thành thuốc trừ sâu hại cây thân thiện với môi trường.
Vi khuẫn Bt được sản xuất dựa trên khả năng gây bệnh đối với côn trùng. Chế phẩm Bt diệt được hơn 200 loài sâu hại, nhưng không gây độc hại cho người và động vật, môi trường. Thuốc tác động lên nhiều loài sâu hại đã kháng lại thuốc trừ sâu hóa học. Tinh thể độc của vi khuẩn có thể làm sâu ngừng ăn trong vài phút rồi chết. Nó tác động vào đường ruột của côn trùng khi côn trùng ăn phải tinh thể độc.
2.1.4.2.2 cơ chế tác động của Bt
A. Các độc tố do Bt sinh ra và tác động của nó lên côn trùng.
Nội độc tố ( delta endotoxin) : trong quá trình hình thành bào tử của vi khuẩn thì tinh thể độc được hình thành khi tế bào vỡ ra độc tố và bào tử tự do trong môi trường. Nội độc tố delta không bền vững ở nhiệt độ cao, không hòa tan trong nước, hòa tan torng môi trường kiềm. Tinh thể độc tố không độc nếu chưa được hòa tan.
B. Cơ chế tác động nội độc tố lên côn trùng
Khi tinh thể độc cùng với thức ăn vào trong cơ thể côn trùng, nó tác động chính vào các biểu mô ruột của côn trùng. Ngoài tinh thể độc delta, Bt còn tiết vào môi trường 1 số ngoại độc tố alpha và beta cùng với 1 số enzyme có đặc tính diệt sâu như Loxitilnase, C-kitinase và Protease.
( TS. Nguyễn Văn Tuất )
VI NẤM
Hiện nay đã phát hiện hơn 750 loài nấm gây bệnh côn trùng. Phổ biến nhất là các dạng thuốc trừ sâu từ nấm Beauveria sp. , nấm Metarhizium sp. và nhiều loại nấm khác để diệt trừ côn trùng hại.
hiệu lực trừ sâu của Beauveria và Metarhizium
Trừ rầu nâu đạt 58,7% - 67, 3% sau 10 ngày sử dụng
Trử sâu đo xanh hại đay đạt 74 – 76,7% sau 20 ngày sử dụng
Diệt cào cào đạt 72% sau 2 tuần và 91,2% sau 1 tháng
Trừ sâu róm đạt 79%
Trừ mối đạt 85% - 100% sau 6 tháng
Hoạt tính diệt sâu hại
Qua các nghiên cứu đã dưới ảnh hưởng hoạt tính ký sinh của nấm đã dẫn tới phá hủy sâu sắc các chức năng, biến đổi các mô và cơ quan của vật chủ.
Từ những hiện tượng nấm phá hủy chức năng sinh lý của côn trùng, độc tố của nấm làm đình chỉ sự dinh dưỡng của côn trùng, làm giảm độ mắn đẻ, phá hủy quá trình hô hấp, đàn áp cơ học sự tuần hoàn máu, phát triển và sinh sản các thể sợi nấm trong xoang thân côn trùng. Sự biến đổi sinh hóa và làm giảm lực oxy hóa khử dẫn tới hiện tượng hóa melanin trong huyết tương, làm biến đổi độ nhớt của huyết tương.
Các ấu trùng bị nhiễm nấm không lột xác được và đặc biệt bị phá hủy quá trình biến thái phát triển của chúng. Điều đó ức chế sự tạo thành giao tử.
( TS. Nguyễn Văn Tuất )
SINH VẬT KHÁC
ong mắt đỏ ( Trichogramma sp. )
Hình 2.3 : Chu trình phát triển của ong mắt đỏ
Ong mắt đỏ là loài côn trùng thuộc họ Trichogrammatidae, bộ Hymenopters. Hơn 40 loài ong mắt đỏ được phát hiện. Ong mắt đỏ là loài kí sinh trứng có phổ kí sinh rất rộng. Mỗi loài ong mắt đỏ có khả năng kí sinh trứng trên 100 loài sâu.
Chu trình phát triển của ong mắt đỏ đều diễn ra trong trứng sâu.
Cơ chế diệt sâu gồm các bước sau :
Ong mắt đỏ tìm kiếm và đẻ trứng vào trứng sâu hại
Ong non nở và sinh sống trong trứng sâu hại
Ong non lớn lên bằng chất dinh dưỡng của trứng sâu hại
Ong non ăn hết chất dinh dưỡng và hóa thành nhộng.
Nhộng hóa thành ong trưởng thành và đục vỏ trứng sâu bay ra.
ong vàng ( Habrobracon hebetor Say.)
Hình 2.4 : chu trình phát triển của ong vàng
Cơ chế diệt sâu hại của ong vàng gồm các bước sau :
Ong vàng đáng tê liệt sâu kí chủ
Sau khi đánh tê liệt, ong vàng đẻ trứng lên mình sâu
Ong non nở và hút chất dinh dưỡng trong sâu
Ong tiếp tục phát triển bên ngoài da sâu
Ong kéo kén hóa nhộng
Ong trưởng thành kéo kén bay ra.
( GS.TS Trương Thanh Giản )
NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT SINH HỌC
Sinh vật là những nhân tố sinh học làm giảm số lượng hay hoạt động gây ra triệu chứng bệnh hay nguồn bệnh qua các cơ chế sau :
Kháng sinh ( antibiosis ) : khi nguồn bệnh bị ngăn chặn hay bị tiêu diệt bởi sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật. Những sản phẩm này bao gồm hộp chất bay hơi và các chất độc. Việc sản xuất các hợp chất kháng sinh là 1 đặc tính của rất nhiều loại nấm kiểm soát sinh học hữu hiệu. Nhiều loài nấm có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm trao đổi chất bậc với hoạt tính trên phổ ký chủ rộng.
Cạnh tranh ( competition ) : xảy ra khi vi sinh vật làm giảm hoạt động của nguồn bệnh do sự giới hạn về nguồn dinh dưỡng, nhân tố sinh dưỡng, oxy, không gian sống.
Siêu ký sinh ( hyperparasitism ) : vi sinh vật ký sinh lên ký chủ là nguồn bệnh. Vi ký sinh xuất hiện khi nấm tồn tại gần với nấm khác cạnh tranh nguồn dinh dưỡng. Nấm ký sinh có 1 sự tiếp xúc hay chiếm giũ bền chặt đối với tế bào sống. Nấm ký sinh tiêu diệt tế bào chủ chủ yếu là tiết enzyme phá hủy các thành phần vách tế bào ký chủ như : chitinase, cellulase, proteasekết hợp với các chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm bệnh.
( Thanh Huyền )
TRỪ NẤM BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
CÁC BỆNH CÂY THƯỜNG GẶP DO NẤM GÂY RA
Đây là 1 số bệnh phổ biến trên các loại cây trồng bởi các tác nhân gây bệnh, trong đó nêu lên triệu chứng và cách chữa trị và nhà vườn có thể áp dụng để lam sạch bệnh cho vườn cây của mình
Bảng 2.2 : các bệnh cây thường gặp do nấm gây ra
Bệnh cây
Đặc điểm
và cách chữa trị
Tác
nhân
Đối
Tượng
Đốm bồ hóng
Bệnh chí xuất hiện ở mặt dưới lá già. Vết bệnh hình tròn có đường kính tên dưới 3 mm, màu đen, bề mặt gồ lên cao đó chính là lớp tế bào nấm mịn như nhung, còn mô lá ở dưới màu thâm đen. Bệnh còn xuất hiện trên vỏ trái với những đốm đen 1 mm nằm trong các lõm khuyết tinh dầu trên bề mặt vỏ trái.
Bệnh phát triển quanh năm, mạnh nhất vào cuối vụ. Bệnh nặng thì cây phát triển kém, trái nhở, giảm năng suất và mỹ quan.
Chữa trị : trồng thưa, thông thoáng, dinh dưỡng, chăm sóc kỹ. Phun thuốc như COC85WP, BTN, Score 250EC
Nấm Meliola citri
Cây có múi như cam sành, bưởi, chanh, tắc, quýt. . .
Thối rễ vàng lá
Cây bị bệnh gân lá vàng trắng, phiến lá vàng xanh sau đó rụng đi, bệnh dễ lây lan. Cây ra nhiều chồi, ngắn, nhỏ, nhiều bông trái, trái bị chua, cuối cùng cày chết hoàn toàn.
Khi cây chớm bệnh thì chỉ vài nhánh rể bị thối, có sọc nâu trên rễ chạy từ chóp rễ vào trong và ở rễ lớn thì vỏ rễ tuột khởi phần gỗ. Bệnh nặng thì toàn bộ rễ thối.
Chữa trị : thoát nước tốt, bờ cao, dinh dưỡng cây, kiểm tra vườn, phun thuốc, hóa chất kích thích ra trái
Nấm Fusarium solani
Cây quýt tiều
Bệnh cháy lá chết đọt
Trên lá ban đầu chỉ là những đốm nhỏ sũng nước, sau đó lan rộng dần làm lá phát triển kém, co lại, khô và rụng.
Trên cây con bệnh làm lá ngọn bị cháy, khô dần, bệnh nặng làm đọt chết. Trên cây trưởng thành bệnh làm lá khô, ngọn chết, lá bệnh thường dính lại do tơ vàng nâu, đôi khi có hạch tròn nâu nhạt. Độ ẩm cao thì vết bệnh chuyển sang đen và thối nhũn ra. Bệnh lá thí cả tán cây trụi lá, giảm quang hợp và năng suất, chất lượng trái.
Chữa trị : trồng thưa, tưới ít, vệ sinh, kiểm tra vườn, phun thuốc
Nấm Rhizoctonia solani
Cây sầu riêng
Phấn trắng
Bệnh gây hại trên quả, đọt non, lá non, chùm bông. Bệnh này liên quan chặt chẽ với độ ẩm không khí, lúc cây ra hoa kết trái. Trên chùm hoa bệnh có phủ lớp nấm trắng xám, nặng thì chuyển nâu, khô cháy. Bệnh làm trái phát triển kém, thâm đen, khô. Trái lớn khi mắc bệnh thường kém phát triển, không cơm hoặt ít, trái có màu nâu đen, vì thế người dân còn gọi bệnh này là bệnh râu kẽm.
Chữa trị : trồng thưa, thông thoáng, chăm sóc, kiểm tra vườn kỹ và thường xuyên, phun thuốc
Nấm Oidium sp
Chôm chôm
Thối gốc chảy mủ
Loài nấm này lưu tồn trong đất và nước. Bệnh thường phát sinh cà mạnh trong mùa mưa. Bệnh gây thối gốc, chảy mủ, làm chết cây.
Trên lá : vết bệnh lá những vết nhỏ sũng nước, mất màu, sau đó lan rộng làm rụng hết lá.
Trên trái : bệnh là những vết ẩm ướt màu nâu đen, ẩm độ cao thì xuất hiện tơ nấm, bệnh lan rộng làm thối trái.
Trên gốc thân, cành lớn : chỗ bị bệnh chảy nhựa đỏ, vỏ và vùng gỗ phía dưới chuyển sang hồng lợt vân tím, viền gợn sóng. Nặng làm chết cây.
Chữa trị : cắt tỉa cành lá già, bệnh, thoát nước tốt, giảm phân đạm tăng phân lân, kali, hữu cơ, tưới ít, khiểm tra và chăm sóc thường xuyên, kỹ càng, phun thuốc
Nấm Phytophthora palmivora
Sầu riêng và trên 100 loại cây trồng khác
Thán thư
Quả bị nấm xâm nhiễm từ khi còn xanh, vết bệnh nhỏ, dẹt, hơi sáng, bệnh ớn dần ( 12mm) thì bề mặt lõm, có vòng tròn đồng tâm, rám nâu.
Trên lá vết bệnh thường nhỏ, tròn, màu nâu, quầng vàng.
Trên rễ vết bệnh nâu, rễ già, có chấm đen nhỏ, rễ to tróc vỏ, rễ phụ cằn cỗi, thối mục. Nấm bệnh lan truyền nhờ gió, nước
Chữa trị : trồng luân canh, chăm sóc, vệ sinh kiểm tra thường xuyên, kỹ càng để hạn chế bệnh, phun thuốc như : Topsin M 70WP, Benlate 50WP
Nấm Colletotrichum coccodes
Cà chua
Héo vàng
Bệnh gây hại dưa từ khi còn nhỏ đến lúc thu hoạch trái trở đi. Loại nấm này ưa điều kiệng nóng ẩm nên khi giàn dưa leo kín, gặp thời tiết nóng ẩm trong mùa mưa, ẩm độ tăng cao làm nấm bệnh gây hại nhiều.
Nấm bệnh tạo vết thâm trên dưa rồi lan rộng dần làm cây dưa héo nhẹ lúc trưa, nắng nóng, chiều tối và sáng hôm sau cây dưa tươi trờ lại. Bệnh nặng làm lá dưa vàng dần, héo rũ không thể tươi trở lại.
Chữa trị : thoát nước tốt, thông thoáng, trồng thưa, cắt tỉa lá già, bón phân cân đối, phun thuốc
Nấm Fusarium sp. ,
nấm Pythium và vài loại nấm khác
Cây dưa leo
Héo rũ trắng gốc
Mô bệnh phân hủy dần. Lá vàng dần dần từ gốc đến ngọn. Trên vết bệnh ở gốc xuất hiện lớp hiện lớp nấm trắng, lan dấn ra mặt đất xung quanh gốc cây. Nấm bệnh làm chết cây con và cây trưởng thành, rễ cây và quả bị thối, cây chết khô, hóa nâu.
Sợi nấm màu trắng, đa bào, phân nhánh nhiều, phát triển theo kiểu đâm tia. Nấm xâm nhập vào gốc cây con, cây trưởng thành, sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng, sản sinh acid oxalic và men làm phân hủy mô cây chủ. Thời tiết nóng ẩm phù hợp bệnh phát triển. Bệnh thường xuất hiện vào tháng 4,5,8,9,10.
Chữa trị : vệ sinh vườn, bón phân cân đối, có thể phun thuốc và trồng luân canh
Nấm Sclerotium rolfsii
Nhiều loại cây như cà chua, đậu, ớt, bầu bí, khoai tây, rau
Khô héo
Nấm xâm nhiễm vào vết thương rễ, làm nó thối khô, màu nâu, lá mất màu sáng mếm dần, khô héo. Bệnh phát sinh vào tháng 4-6, nấm bệnh sống hoại sinh trong đất. Lây lan nhờ gió, bệnh cáng nặng khi có mưa phùn.
Chưa trị :cắt tỉa cành lá, nhổ cây, thay chậu, bỏ hạt trong mùa bệnh, phun thuốc
Nấm lưỡi liềm ( Fusarium dianthi )
Cây cẩm chướng
Đốm than
Bệnh xuất hiện ở các vườn hoa cẩm chướng, tỷ lệ bệnh trên 50%. Bệnh xâm nhiễm vào ngọn lá, lúc đầu là các đốm vàng khô, dần dần lan rộng ra. Trên đốm xuất hiện các đốm đen, đó là bào tử nấm.
Chữa trị : chăm sóc kỹ, tiêu hủy cành lá cây bệnh, phun thuốc
Nấm đĩa gai (Colletrichum sp. )
Cẩm chướng
( Nguyễn Danh Vàn )
CHẤT TRỪ NẤM SINH HỌC (BIOFUNGICIDE )
Có tổng cộng 586 chủng nấm men tự nhiên thuộc các chi khác nhau đã được thử nghiệm khả năng đối kháng của chúng vớ1 các chủng nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Khả năng đối kháng của các chủng nấm là 1 đặc tính quan trọng và nó không phụ tuộc vào các loại hay chi. Trọng các đối kháng, 2 chủng Saccharomyces cerevisiae và Zygosaccharomyces cho thấy 1 phổ rộng về hoạt động đối kháng với các tác nhân gây bệnh cây trồng.
Bảng 2.3 : Hiệu lực của Saccharomyces và Zygosaccharomyces ức chế các nấm gây bệnh hại cây trồng
Đối kháng nấm men
Ưùc chế nấm bệnh
CLADOSPO
RIUM
VARIABILE
RHIZOCTONIA
FRAGA
RIAE
PHOMO
SIS
LONGICOLLA
COLLEOTRI
CHUM
ACUTATUM
A.
NI
GER
SCLERO
TINIA
SDEROTIORUM
PENICILLIUM
DIGITA
TUM
MACROPHOMINA
PHASEOLINA
T.
VIRI
DE
BOTYTIS
SQUA
MOSA
Saccharo
myces
( S )
S.84
++
+
++
-
+
+
+
+
+
+
S.108
++
+
++
-
-
+
+
+
+
+
S.207
++
+
++
-
-
+
++
++
+
+
S.244
++
+
++
-
-
+
+
+
+
+
S.605
++
+
++
-
-
-
+
+
+
+
S.652
++
+
++
+
-
+
+
+
++
+
S.826
++
+
++
-
+
++
++
++
+
+
S.831
++
+
++
-
++
+
+
+
+
+
S.888
++
+
++
-
-
-
-
+
+
+
S.900
++
+
++
-
-
+
+
+
-
+
S.946
++
+
++
-
-
+
+
+
+
+
S.7138
++
+
++
-
-
+
+
+
+
+
Zygo
Saccharo
myces
( Z )
Z. F30
++
+
++
+
+
++
++
++
++
+
Z.F33
++
+
++
-
-
+
+
++
++
+
Z.F42
++
+
++
-
-
++
++
+
+
+
Z.F48
++
+
++
-
-
+
+
-
+
+
++ : hiệu lực đối kháng cao. + : có hiệu lực đối kháng. - : không có hiệu lực đối kháng
2.3. TỔNG QUAN VỀ TRICHODERMA SPP. LÀM CHẤT TRỪ NẤM SINH HỌC
2.3.1. PHÂN LOẠI
Trichoderma spp. là giống nấm khá phổ biến trong tự nhiên, tuy nhiên hệ thống phân loại của chúng chưa rõ ràng và khá phức tạp, do đó có nhiều ý kiến khác nhau đưa ra khi phân loại giống nấm này.
Hình 2.5 : nấm Trichoderma harzianum
Ngành : Ascomycota
Lớp : Deuteromycetes ( nhóm nấm bất toàn)
Bộ : Moniliates
Họ : Moniliaceae
Giống : Trichoderma spp.
Phương pháp phân loại truyền thống là dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính. Gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử được sử dụng. Hiện nay nấm Trichoderma có ít nhất 33 loài.
Theo 2 nhà khoa học Brazil là Esposito và Manuela da Silva thì Trichoderma được phân thành 5 nhóm : Trichoderma, Longibrachiatum, Satutnisporum, Pachibarium và Hypocrenum.
2.3.2 ĐẶC ĐIỂM NẤM TRICHODERMA SPP.
2.3.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh trưởng và hình thành bào tử của Trichoderma
- Đặc điểm hình thái: Trichoderma là một giống nấm đất, phát triển tốt trên các loại đất giàu dinh dưỡng hoặc trên tàn dư thực vật. Đặc điểm hình thái của nấm này là cành bào tử không màu, sợi nấm không màu, có vách ngăn, có khả năng phân nhánh nhiều và cho lượng bào tử rất lớn. Bào tử thường có màu xanh, đơn bào hình trứng, tròn, elip hoặc hình oval tùy theo từng loài. Bào tử đính ở đỉnh của cành.
- Sự sinh trưởng của Trichoderma: là một giống nấm hoại sinh trong đất nên Trichoderma có khả năng sử dụng nguồn hỗn hợp carbon và nitrogen. Nguồn cacbon và năng lượng Trichoderma sử dụng được là Monosaceharides và Disaccharides, cùng với hỗn hợp Polysaccgarides, puriness, pyrinidines, acideamin, tanmins và caechins cô đọng; Aldehydes và acide hữu cơ. Đặc biệt là acide béo (E.B.Nelson, G.E. Harman), methanol methylamine, formate và NH3 là nguồn đạm bắt buộc phải có trong môi trường nuôi trồng Trichoderma. Những nguồn nitrogen nào cũng hỗ trợ cho môi trường có nhiều dinh dưỡng. Muối, các nguồn sulfur và các hỗn hợp như vitamin cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của Trichoderma. Nhưng muối sodium chloride sẽ làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của một số loài Trichoderma. Do đó trong môi trường nuôi trồng không được có mặt của muối này. Nồng độ CO2 trong môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm đối kháng trong đất. Tuy nhiên ảnh hưởng của CO2 đến khả năng sinh trưởng và sản xuất của Trichoderma phụ thuộc vào nồng độ pH của môi trường đất. CO2 nồng độ 10% không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của Trichoderma. Tốc độ mọc nhanh của Trichoderma ở nồng độ CO2 cao trong môi trường kiềm, có thể giải thích tại sao Trichoderma thường sống trong môi trường đất phèn, ẩm ướt, ít hiện diện trên đất kiềm. Vì thế CO2 có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Trichoderma tại độ pH có giá trị cao.
Hình 2.6 : bào tử của Trichoderma reesei
- Sự hình thành bào tử trên môi trường: Phần lớn các loài Trichoderma có cảm quang, dễ nảy mầm ở nhiều điều kiện môi trường tự nhiên và nhân tạo dưới điều kiện tối sáng lẫn lộn, hay bào tử có thể xuất hiện trong điều kiện sáng. Môi trường agar trong khoảng 20-30 giây ánh sáng 85 Lux làm tăng hiệu quả nảy mầm. Thể bào tử phialoconidio cảm ứng với ánh sáng nhất sẽ xuất hiện nhiều dưới ánh sáng ban ngày chỉ trong khoảng 3 phút hoặc gần tia cực tím (bước sóng 366nm) trong khoảng 10 – 30 giây. Các tác giả đã công bố Trichoderma không hình thành bào tử ở bước sóng dưới 254nm hoặc trên 1.100nm và hình thành bào tử nhiều nhất ở bước sóng 380nm đến 440nm. Các bào tử cảm quang hạn chế phát triển dưới ảnh hưởng của các hóa chất. Các hỗn hợp như azaguanine, 5-fluorouracil, actiomycin D, Cycloheximide, phenethyl alcohol và ethidium bromide ngăn cản sự hình thành các hậu mô bào tử, đây là 1 cấu trúc đặc biệt của cơ thể rất quan trọng trong hình thái học, làm tăng tiềm năng trong phòng trừ sinh học. T. hamatum, T.hazianum, T.viride và T. virens ở trong cả môi trường lỏng và rắn có acide thích hợp cho bào tử nảy mầm hơn là môi trường trung tính.
2.3.2.2 Sinh thái học của Trichoderma
Sinh thái học cho biết sự phân bố của Trichoderma trong điều kiện cơ học của bào tử nấm Trichoderma trong đất.
- Đất kháng nấm: Đất tự nhiên có khả năng kháng nấm và khả năng này sẽ mất dần. Điều này có liên quan đến sự xuất hiện và mật độ phân bố cơ học của Trichoderma. Bào tử phân sinh của Trichoderma có khả năng kháng nấm cao và liên quan đến hiện tượng giảm khả năng kháng nấm trong đất. Độ nhạy của đất kháng nấm được công bố trên đất trung tính, đất kiềm chua và đất acide. Các bào tử phân sinh kháng nấm nhiều hơn hậu mô bào tử, sợi nấm ít kháng nấm hơn bào tử phân sinh.
Hình 2.7 : nấm Trichoderma viridae
- Thiết lập quần thể và hiện tượng nảy mầm trong đất: Vi sinh vật trong đất không và hoạt động phụ thuộc vào nhiều loại chất nền trong đất, có nhiều phương pháp xác định khác nhau. Trong nhiều trường hợp cho thấy vấn đề này không thích hợp với Trichoderma và tăng lên nhiều trong nhiều loại đất khác nhau. Khi cấy sợi nấm non (chưa có bào tử) vào đất đều liên quan mật thiết với tình trạng thành phần môi trường đất. Bào tử sinh sôi nảy nở (mật độ 100) và thiết lập quần thể cân bằng trong đất (mật độ duy trì cân bằng trong đất từ 9 – 36 tuần sau khi cấy nấm vào đất). Điều này phụ thuộc vào tuổi nấm và như vậy có liên quan đến thành phần thức ăn, và việc hình thành quần thể sợi nấm Trichoderma từ thành phần nuôi trồng không liên quan đến loại đất. Viên Alginate chứa bào tử phân sinh được sản xuất bằng phương pháp lên men tạo quần thể bào tử ít hơn so với phương pháp nhân sinh khối bằng đất (chủ yếu là hậu mô bào tử). Thêm vào đó, việc lên men đất được thêm vào đất chất Pyrax khô giúp làm tăng quần thể từ 5.103 lên 6-7.106 bào tử / gram đất.
Hình 2.8 : nấm Trichoderma reesei
- Thiết lập quần thể tại vùng rễ cây: Trichoderma đã được phân lập từ rễ cây và có kha năng dùng vào việc phòng trừ sinh học tại vùng rễ cây bị bệnh. Hiệu quả của Trichoderma không chỉ xử lý hạt mà còn tiếp tục thiết lập quần thể dưới vùng rễ cây sau khi xử lý hạt. Trichoderma xử lý hạt phát triển nhanh xung quanh hệ rễ tạo các bào tử ngăn cản bệnh xâm nhiễm cây trồng. Nếu Trichoderma được cấy vào đất với tác dụng chống bệnh cho cây bắt buộc phải cấy dọc theo bề mặt rễ nhưng cách xa lá mầm. Trichoderma có khả năng diệt trừ bệnh thối rễ, hạt và bệnh chết cây con. Những nghiên cứu gần đây cho thấy T.hazzianum không thiết lập quần thể xung quanh hệ rễ cây họ đậu và cây đậu Hòa Lan con. Quan sát bào tử trên vùng rễ cây gồm rễ, vỏ, hạt bị thối và lá mầm, số lượng bào tử trên mỗi gram đất xung quanh hệ rễ luôn luôn ít. W.L.Chao, G.E. Harma và E.B.Nelson trên số liệu không công bố, cho rằng bào tử của Trichoderma ít thiết lập quần thể hay ít di chuyển vào vùng rễ cây. Với T. hazzianum vài bào tử được tìm thấy cách xung quanh hệ rễ cây 10 cm, trên cây
được xử lý hạt. Ngược lại, số lượng bào tử tìm thấy nhiều trên là mầm đậu Høòa Lan bị thối và vỏ hạt giống kể cả mẫu bệnh xung quanh rễ.Có nhiều giải thích về việc số lượng bào tử Trichoderma tăng hoặc giảm trong đất và Trichoderma không có khả năng thiết lập quần thể ở vùng rễ cây, do có nhiều lý do bao gồm: thiếu dinh dưỡng, hiện diện chất độc trong rễ cây hay hiện diện của chất kháng hoặc sự hiện diện của vi sinh vật đối lập với Trichoderma (W.L. Chao, G.E. Hazman, E.B. Nelson trên số liệu không công bố) tại vùng rễ hay mức độ rễ của cây. Ví dụ: Pseudomonas đối lập với tác nhân phòng trừ sinh học nhưng khi có hiện diện của chất sắt trong vùng rễ của cây hay Pseudomonas sản xuất chất độc chuyển đổi gây ảnh hưởng đến bào tử của Trichoderma.
2.3.3 Cơ chế hoạt động của nấm Trichoderma spp.
Hình 2.9 : sự ức chế của Trichoderma đối với nấm bệnh cây Pythium trên bề mặt hạt đậu. Các chủng Trichoderma được nhuộm màu với thuốc nhuộm huỳnh quang màu da cam trong khi Pythium được nhuộm màu xanh lá cây
Nấm đối kháng là những thành viên phổ biến của hệ vi sinh vật đất (Pomsch và cộng tác viên 1920). Chúng thường tiết ra các men, kháng sinh gây độc cho nấm gây bệnh hoặc nấm kháng cạnh tranh điều kiện sống với nấm gây bệnh. Sự phân biệt của chúng phụ thuộc vào vùng địa lý, loại đất, điều kiện khí hậu, và thảm thực vật ở từng khu vực. Nấm đối kháng có thể kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của nấm gây bệnh, giúp cây hồi phục, sinh trưởng và phát triển, một số loài nấm đối kháng đã được tìm thấy: Penicillium axalicum. P. frequetans.
P. Vermiculata, P. nigricans, P. chregsogetum là đối kháng của nấm pythium spp, phizoctotia solani, Sclerotium Cepivorum, Verticillium alboatrum (Martin và cộng tác viên 1995). Nấm Aspergillus niger đối kháng với nấm Fusaium sokeni, Rhizoctonia solani, Aeteraria alternata. Nấm Aureobasidium, pollulans và Kikuchii là đối kháng của nấm Diaporthe phaseolorum var. sojage (Egurazdova et at, 1979).
Đối với nấm Trichoderma, cũng là một trong những giống nấm có khả năng ức chế một số nấm gây bệnh khác như: Sclerotium rolfsii, phytopthora, Fusarium Pythium, Rhizoctonia gây bệnh trên nhiều loài cây trồng: Cây họ đậu, cây ăn trái, hòa thảo, cây công nghiệp và cây hoa kiểng.
2.3.3.1 HIỆN TƯỢNG GIAO THOA
Hình 2.10 : nấm đối kháng Trichoderma harzianum quấn quanh nấm bệnh
Rhizoctonia solani
Sự đối kháng của nấm Trichoderma thông qua nhiều cơ chế. Vào năm 1932 Weinding đã mô tả hiện tượng nấm Trichoderma ký sinh nấm gây bệnh và đặt tên cho hiện tượng đó là” Giao thoa sợi nấm” (Cnyder, 1976).
Hiện tượng giao thoa gồm ba giai đoạn như sau:
(1) Sợi nấm Trichoderma vây quanh sợi nấm gây bệnh.
(2) Sau sự vây quanh, sợi nấm Trichoderma thắt chặt lấy các sợi nấm gây bệnh cây.
(3) Cuối cùng là sợi nấm Trichoderma đâm xuyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa luan tot nghiep.doc