MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CẢM ƠN . . i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT. ii
TÓM TẮT. . iii
MỤC LỤC . . . v
DANH SÁCH CÁC BẢNG . . ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ . xi
Chương 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1 Lý do chọn đề tài. . . . 1
1.2 Giới thiệu về nghiên cứu . . . 2
1.2.1 Vấn đề nghiên cứu. . . 2
1.2.2 Mục đích nghiên cứu. . . 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu . . . 2
1.2.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu . . . 3
1.2.4.1 Đối tượng nghiên cứu. . . 3
1.2.4.2 Khách thể nghiên cứu. . . 3
1.2.5 Nhiệm vụ nghiên cứu . . . 3
1.2.6 Phạm vi nghiên cứu. . . 3
1.2.7 Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài . . 4
1.2.8 Phương pháp nghiên cứu . . . 4
1.3 Kế hoạch nghiên cứu . . . . 4
1.4 Giới thiệu cấu trúc của khóa luận . . . 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 7
2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu . 7
2.2 Một số định hướng dạy học tích cực. . . 9
2.2.1 Định hướng phát triển giáo dục hiện đại của thế kỷ XXI . 9
2.2.2 Định hướng dạy học lấy người học làm trung tâm . . 11
2.3 Cơ sở lý thuyết củaviệc vận dụng kiến thức vào thực tiễn. . 13
2.3.1 Con đường nhận thức của HS. . . 13
2.3.2 Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và hành động . 14
2.3.3 Hứng thú học tập . 15
2.3.4 Nguyên lý giáo dục . . . 16
2.3.4.1 Học đi đôi với hành . . . 17
2.3.4.2 Học tập kết hợp với lao động sản xuất . . 18
2.3.4.3 Lý luận gắn liền với thực tiễn . . . 18
2.3.4.4 Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội . 19
2.3.5 Đặc điểm của quá trình d ạy học giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn . 20
2.3.5.1 PPDH tích cực . . . 20
2.3.5.2 PPDH nhằm nâng cao tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS . 21
2.3.5.3 Học và ứng dụng. 22
2.3.5.4 Giáo dục lao động cho HS . . . 23
2.3.5.5 Quá trình dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn . 24
2.3.6 Phương tiện dạy học. 25
2.4 Đặc điểm của HS THPT . . . 27
2.4.1 Đặc điểm về hoạt động nhận thức và sự phát triển trí tuệ . 27
2.4.2 Đặc điểm hoạt động học tập của HS THPT. . 28
2.5 Đặc điểm môn CN 10 . . . 29
2.5.1 Cấu trúc sách CN 10 . . . 29
2.5.2 Mục tiêu môn CN 10. . . 30
2.5.3 Vai trò môn CN 10 . . . 31
2.5.4 Các ứng dụng thực tiễn môn CN 10. . . 31
2.5.4.1 Ứng dụng phần nông, lâm, ngư nghiệp . 32
2.5.4.2 Ứng dụng phần tạo lập doanh nghiệp. . 33
Chương 3: PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU . 34
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. . . 34
3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi . . . 34
3.3 Phương pháp phỏng vấn . . . 35
3.4 Phương pháp thống kê toán học –xử lý số liệu . . 35
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng . . . 36
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính. . . 37
Chương 4: PHÂN TÍCH. 38
4.1 So sánh lĩnh vực nghề nghiệp của ba mẹ HS ở trường THPT Thủ Đức và
THPT Nguyễn Thông . . . . 38
4.2 So sánh mức độ nhận thức của HS THPT ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông khi học môn CN 10. . . 39
4.2.1 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông về vai trò của môn CN 10 . . . 39
4.2.2 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông về nội dung chương trình của môn CN 10 . 41
4.2.3 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông về mục đích học môn CN 10. . 42
4.2.4 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông về khả năng ứng dụng của môn CN 10 . 46
4.2.5 So sánh cách học môn CN 10 của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông. . . . 47
4.3 So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở
trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông . . 50
4.3.1 So sánh lĩnh vực vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở
trư ờng THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn Thông. . 50
4.3.2 So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở
trư ờng THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn Thông. . 52
4.3.2.1 So sánh mức độ vận dụng kiến thức chương 1 -phần I môn CN 10 vào
thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn Thông. 52
4.3.2.2 So sánh mức độ vận dụng kiến thức chương 2 –phần I môn CN 10 vào
thực tiễncủa HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn Thông. 55
4.3.2.3 So sánh mức độ vận dụng kiến thức chương 3 -phần I môn CN 10 vào
thực tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn Thông. 57
4.3.2.4 So sánh mức độ vận dụng kiến thức phần II môn CN 10 vào thực tiễn
của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn Thông . . 59
4.3.3 So sánh cách thức vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn của HS ở
trư ờng THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn Thông. . 60
4.3.4 So sánh cảm nhận của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn
Thông sau khi vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn. 63
4.3.5 So sánh những khó khăn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông sau khi vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn . 64
4.3.6 Nhận xét chung về tình trạng vận dụng kiến thức môn CN 10 vào thực
tiễn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông. 65
4.3.7 So sánh mong muốn của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT Nguy ễn
Thông trong quá trình học trên lớp để có thể áp dụng tốt kiến thức môn CN 10
vào thực tiễn . . . . 66
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 72
5.1 Kết luận. . . . 72
5.1.1 HS đã nhận thức đúng tầm quan trọng của môn CN10 . . 72
5.1.2 Tình hình vậndụng kiến thức môn CN 10 của HS THPT Thủ Đức và HS
THPT Nguy ễn Thông hiện nay. . . 74
5.1.3 Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhaucủa HS2 khu vựctrong việc ứng
dụng kiến thức môn CN 10 vào thực tiễn . . . 74
5.1.4 Những biện phápgiúpHSnâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn . . . . 75
5.2 Kiếnnghị . 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1
PHỤ LỤC . . 3
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận So sánh mức độ vận dụng kiến thức môn công nghệ 10 vào thực tiễn của học sinh trung học phổ thông ở thành thị và nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý
thuyết, 5 tiết thực hành, 1 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra)
+ Chương III: Bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản (gồm 10 tiết, trong đó: 7
tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra)
Phần II: Tạo lập doanh nghiệp với thời lượng 18 tiết (11 tiết lý thuyết, 6 tiết
thực hành và 1 tiết kiểm tra). (Nguyễn Văn Khôi, 2006, tr 4)
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 30
Theo kết quả phỏng vấn GV trường THPT Thủ Đức và trường THPT Nguyễn
Thông, chương trình giảng dạy môn CN 10 gồm 55 tiết bao gồm: chương I có 21 tiết,
bỏ qua nội dung chương II, chương III có 8 tiết, chương IV có 8 tiết và chương V có 8
tiết. Ngoài ra, đối với trường THPT Thủ Đức chương trình giảng dạy còn tích hợp nội
dung hướng nghiệp ít nhất là 6 tiết cho CN 10, trường THPT Nguyễn Thông không
tách riêng nội dung hướng nghiệp mà lồng ghép vào phần II của chương trình CN 10
thông qua việc giới thiệu cho HS biết được đặc điểm của một số ngành nghề phổ biến
hiện nay.
2.5.2 Mục tiêu môn CN 10
Kiến thức
Hiểu được một số kiến thức cơ sở của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bảo
quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Hiểu được một số quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và
bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Hiểu được khái niệm, cơ sở khoa học của một số ứng dụng công nghệ sinh học
trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Hiểu được những kiến thức cơ bản, phổ thông về kinh doanh của hộ gia đình và
doanh nghiệp nhỏ.
Kỹ năng
Thực hiện được một số thao tác kỹ thuật cơ bản, cần thiết trong quy trình công
nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi.
Thực hiện được một số quy trình đơn giản trong bảo quản, chế biến một số
nông, lâm, thủy sản chủ yếu.
Hình thành được một số kỹ năng đơn giản về quản trị kinh doanh của hộ gia
đình và doanh nghiệp nhỏ.
Thái độ
Hứng thú đối với môn học và có ý thức tìm hiểu các nghề trong nông nghiệp,
quản trị kinh doanh.
Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn đời sống và sản
xuất.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 31
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo đảm an toàn thực
phẩm, an toàn lao động; làm việc theo đúng quy trình trong khi thực hành và áp dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
Theo cô Nguyễn Thị Mộng Thu (GV trường THPT Thủ Đức) môn CN 10 cung
cấp cho HS nhiều kiến thức thuộc lĩnh vực nông nghiệp và một số kiến thức cơ bản
thuộc lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp. Thông qua việc học môn CN 10 hình thành ở
các em một số kỹ năng thực hành và đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức đó vào
thực tiễn để giúp ích cho gia đình vì nội dung môn học rất thực tế và gần gũi với cuộc
sống hằng ngày.
2.5.3 Vai trò môn CN 10
“Giáo dục phổ thông thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung
cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có định hướng nghề nghiệp, tiếp cận trình
độ các nước phát triển trong khu vực” (Trích quyết định số 201/2001/QĐ – TTg về
việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010” của Thủ tướng chính
phủ) đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của môn kỹ thuật tổng hợp trong
chương trình phổ thông nhằm trang bị cho HS những tri thức và kỹ năng về kỹ thuật
phổ thông chung nhất.
Môn CN 10 trong trường THPT trang bị những kiến thức kỹ thuật cơ bản cho
thế hệ trẻ. Thông qua đó, tạo nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài cho ngành nông
nghiệp, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Việc đưa môn CN 10 vào chương
trình THPT là rất cần thiết ở lứa tuổi này các em đủ điều kiện để hiểu về các quy luật
của phát triển tự nhiên, hiểu về đặc điểm và tình hình sản xuất nền nông nghiệp.
Môn CN 10 giúp HS nắm được các tri thức, kỹ thuật cần thiết về trồng trọt,
chăn nuôi, kinh doanh. Rèn luyên cho HS kỹ năng thực hành trong thực tế sản xuất.
Từ đó giúp các em có định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp sau khi tốt
nghiệp THPT.
2.5.4 Các ứng dụng thực tiễn môn CN 10
Theo Nguyễn Đức Thành và ctv (2006), nước ta là một nước nông nghiệp, hiện
nay và những năm tới sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất chính chiếm tỷ
lệ nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Việc trang bị kiến thức nông nghiệp cho thế
hệ trẻ học đường giúp cho HS nắm các tri thức và các kỹ thuật cần thiết về trồng trọt,
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 32
chăn nuôi, quản lý kinh tế, kỹ năng sử dụng một số công cụ để sản xuất ra của cải vật
chất góp phần nghiên cứu các vấn đề khoa học để phục vụ sản xuất địa phương sẽ có
tác dụng to lớn vào việc đào tạo lực lượng lao động nông nghiệp có kỹ thuật. Như
vậy, môn CN 10 có ý nghĩa lớn về mặt phát triển kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, môn CN 10 còn cung cấp kiến thức kỹ thuật tiên tiến về các
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, sinh trưởng và phát triển
nhanh, nên môn CN 10 có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở từng hộ
gia đình và xã hội. Đồng thời còn giúp đất nước ta có một đội ngũ lao động nông
nghiệp có kinh nghiệm có tay nghề và các em là một thành viên của đội ngũ ấy trong
tương lai. Như vậy môn CN 10 là một môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế lao
động và sản xuất.
2.5.4.1 Ứng dụng phần nông, lâm, ngư nghiệp
Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương:
- Cung cấp cho HS kiến thức về công tác giống các trồng, ứng dụng vào nuôi
cấy tế bào; tính chất của đất trồng, vai trò của đất đối với sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp.
- Cung cấp các kỹ thuật sử dụng một số phân bón, giúp HS hiểu về công nghệ
vi sinh trong sản xuất phân bón. Giúp HS hiểu được các tác hại của sâu bệnh đối với
cây trồng và cách phòng trừ, đặc biệt biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.
Qua chương này các em có thể vận dụng kiến thức đã học để cải tạo vùng đất
tại địa phương, có thể trồng và chăm sóc mảnh vườn tại nhà thông qua việc chọn
giống, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại.
Chương II: Chăn nuôi, thủy sản đại cương:
- Giúp HS hiểu được vai trò của giống và công tác giống trong chăn nuôi; nhu
cầu dinh dưỡng của vật nuôi, các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi và quy
trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi.
- Cung cấp cho HS các kiến thức về môi trường sống, thức ăn thủy sản. Rèn
luyện kỹ năng quan sát và nhận ra một số bệnh thông thường ở vật nuôi, cách sử dụng
thuốc đối với vật nuôi, hiểu thêm về công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và các
loại thuốc kháng sinh.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 33
Qua chương này các em có thể vận dụng kiến thức đã học để có thể nuôi một
chậu cá cảnh trong nhà, hay phụ giúp ba mẹ chăm sóc các vật nuôi, ao cá, tận dụng
các phụ phẩm để sản xuất thức ăn trong chăn nuôi.
Chương III: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản:
- Cung cấp cho HS kiến thức về các quy trình công nghệ trong chế biến và bảo
quản các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; các phương pháp bảo quản rau, hoa quả tươi,
bảo quản các nông sản như lúa, khoai lang, sắn.
- Giúp HS hiểu biết về các quy trình công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm
như chế biến gạo, chế biến rau quả, chế biến tinh bột từ củ sắn, chế biến thịt, cá…
- Cung cấp cho HS các phương pháp chế biến rau quả, thực phẩm thông
thường. Từ đó các em có thể vận dụng để chế biến các sản phẩm cho bữa ăn của gia
đình.
Như vậy qua chương trình này HS có thể vận dụng các phương pháp chế biến,
bảo quản thông thường để chế biến và bảo quản các nông sản, thực phẩm phục vụ cho
cuộc sống hằng ngày như: phương pháp muối chua rau cải, cách chế biến xirô từ quả,
cách làm sữa chua và sữa đậu nành…
2.5.4.2 Ứng dụng phần tạo lập doanh nghiệp
Chương I: Các hình thức kinh doanh nhỏ:
Chương này cung cấp cho HS các khái niệm về kinh doanh và tổ chức kinh
doanh gia đình, giúp HS hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực kinh
doanh.
Chương II: Tạo lập doanh nghiệp:
Chương này giúp HS hiểu biết về thị trường và cơ hội kinh doanh của các
doanh nghiệp, rèn luyện kỹ năng phân tích và nghiên cứu thị trường kinh doanh.
Chương III: Quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Chương này giúp HS hiểu được nội dung và phương pháp xác định kế hoạch.
Từ đó rèn luyện tính kế hoạch và tính phương pháp trong hoạt động học tập và lao
động.
Như vậy, qua phần quản trị kinh doanh này đã giúp HS hiểu biết về kinh
doanh, thị trường. Qua đó giúp các em xác định được lĩnh vực nghề nghiệp mà các em
chọn cho tương lai như chọn nghề theo lĩnh vực kinh tế.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 34
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là “Tìm hiểu, nghiên cứu điều mà người khác
đã nói, đã làm và đã hiểu biết về vấn đề định nghiên cứu” (Châu Kim Lang, 2002)
Là phương pháp thu thập tài liệu thực tế. Nghiên cứu những tài liệu đó giúp
người nghiên cứu có được cơ sở lý luận cơ bản về vấn đề nghiên cứu. Từ đó người
nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu vấn đề theo hướng giải quyết còn tồn tại
hoặc vấn đề đã được giải quyết trước đó nhưng còn tồn tại.
Nghiên cứu tài liệu là người nghiên cứu sưu tầm, nghiên cứu sách, tài liệu lý
luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp này giúp người nghiên cứu có
thể khai thác thông tin khoa học lý luận qua sách và tài liệu liên quan như: sách báo,
tạp chí khoa học, tạp chí giáo dục, internet, luận văn tốt nghiệp…trong nước và ngoài
nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Từ đó người nghiên cứu có thể xây dựng
lịch sử vấn đề nghiên cứu, cở sở lý luận, bổ sung và phát triển lý luận đã có.
Để thực hiện đề tài này người nghiên cứu đã sưu tầm, tìm kiếm, chọn lọc các
tài liệu từ sách báo, tạp chí, sách chuyên ngành, intrenet, luận văn tốt nghiệp… liên
quan đến sự nhận thức và các phương pháp dạy học giúp nâng khả năng vận dụng
kiến thức và thực tiễn.
3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Tác giả Châu Kim Lang (2002) đã nhận định: đây là phương pháp sử dụng một
số câu hỏi đồng loạt, đặt ra cho số lớn người nhằm thu thập ý kiến của họ về một vấn
đề nào đó. Người được hỏi sẽ trả lời bằng lời nói hoặc bằng giấy.
Bảng câu hỏi là một danh sách các câu hỏi bằng văn bản, mà các câu trả lời sẽ
được người trả lời ghi lại. Trong một bảng câu hỏi, người trả lời đọc các câu hỏi, giải
thích những gì được trông đợi và ghi lại câu trả lời.
Bảng câu hỏi đưa ra dưới dạng phiếu hỏi, gồm có 3 dạng câu hỏi là:
+ Câu hỏi mở: chỉ có câu hỏi không kèm theo phương án trả lời. Người được
nghiên cứu sẽ tự ghi câu trả lời của mình theo yêu cầu của người nghiên cứu.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 35
+ Câu hỏi đóng: chỉ có những câu hỏi kèm theo những phương án trả lời cho
sẵn. Người nghiên cứu sẽ đánh dấu vào những phương án trả lời phù hợp với sự hiểu
biết và suy nghĩ của mình theo yêu cầu của người nghiên cứu đưa ra.
+ Câu hỏi hỗn hợp: kết hợp các câu hỏi theo hai loại trên.
Trong đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ sử dụng loại phiếu trắc nghiệm
hỗn hợp để tiến hành khảo sát GV và HS lớp 10 của trường THPT Nguyễn Thông và
THPT Thủ Đức (xem phần phụ lục 1 – phiếu xin ý kiến HS), sau đó người nghiên
cứu sẽ tổng hợp lại số liệu và tiến hành xử lí số liệu. Cụ thể là:
- Số phiếu phát ra: Trường THPT Thủ Đức 200 phiếu, trường THPT Nguyễn
Thông 200 phiếu.
- Số phiếu hợp lệ: Trường THPT Thủ Đức 192 phiếu, trường THPT Nguyễn
Thông 184 phiếu.
3.3 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là một phương pháp thường được dùng để thu thập
thông tin từ mọi người. Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu
thập thông tin trước mỗi đối tượng được chọn để phỏng vấn, người nghiên cứu cần có
cách tiếp cận khác nhau để thu được từ người phỏng vấn những thông tin thật sự cần
thiết cho đề tài nghiên cứu.
Người nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn đối với các GV của trường
THPT Nguyễn Thông và THPT Thủ Đức. Và người nghiên cứu sẽ ghi chép lại đế làm
thông tin định tính cho việc phân tích và kết luận của đề tài. Cụ thể là:
- Trường THPT Thủ Đức: Cô Nguyễn Thị Mộng Thu, Cô Nguyễn Thị Thảnh,
Cô Trần Thị Bích Vân
- Trường THPT Nguyễn Thông: Cô Phạm Thị Cúc Hoa
3.4 Phương pháp thống kê toán học – xử lý số liệu
Xử lý số liệu thu thập được bằng các phương pháp thống kê toán học đại số,
thống kê. Phương pháp thống kê giúp cho việc mô tả các kết quả nghiên cứu một cách
chính xác, giúp người nghiên cứu tư duy một cách rõ ràng và chính xác. Phương pháp
này cho phép chúng ta tóm tắt các kết quả cho được dưới dạng dễ hiểu và để xử lý từ
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 36
đó rút ra được những kết quả tổng quát. Mặc khác, thống kê còn giúp người nghiên
cứu đưa ra những tiên đoán về “mức độ” có thể xảy ra của một sự việc nào đó trong
những điều kiện mà người nghiên cứu đã biết và đã đo lường. (Dương Thiệu Tống,
2005).
Phương pháp xử lý số liệu: số liệu sau khi được tổng hợp xong thì xử lý trên
phần mềm Microsoft Excel 2003.
Giải thích về cách tính điểm cho các mức độ
- Với các mức độ: Rất đồng ý, Đồng ý, Còn phân vân, Không đồng ý thì có
cách tính điểm như sau:
+ Rất đồng ý = 4 + Còn phân vân = 2
+ Đồng ý = 3 + Không đồng ý = 1
- Với các mức độ: Thường xuyên, Thỉnh thoảng, Không bao giờ thì có cách
tính điểm như sau:
+ Thường xuyên = 3 + Không bao giờ = 1
+ Thỉnh thoảng = 2
- Với các mức độ: Thường xuyên, Thỉnh thoảng, Không bao giờ thì có cách
tính điểm như sau:
+ Rất cần thiết = 3 + Không cần thiết = 1
+ Cần thiết = 2
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng là thống kê kết quả thu được từ các
phiếu điều tra đối với HS của người nghiên cứu, giúp cho việc mô tả các hiện tượng
một cách chính xác, tóm tắt các kết quả giúp việc đánh giá được dễ dàng hơn, rút ra
những kết luận khái quát, từ đó đưa ra những tiên đoán về mức độ có thể xảy ra của
một sự việc nào đó trong những điều kiện đã biết và đã đo lượng. Ngoài ra, phương
pháp này còn giúp phân tích nguyên nhân của các biến cố xảy ra.
Sau khi thu thập số liệu, người nghiên cứu sử dụng phần mềm máy tính
Microsoft Excel để xử lý số liệu, đơn vị tính %. Người nghiên cứu chọn đơn vị tính là
% để có thể so sánh các mức độ lựa chọn khác nhau của người được nghiên cứu trong
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 37
những câu hỏi khác nhau từ đó thống kê lại theo từng vấn đề nghiên cứu. Dựa vào các
bảng, biểu đồ để phân tích và đưa ra kết luận.
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp phân tích định tính được sử dụng cho những câu hỏi gợi mở, vì
những câu hỏi dạng này không có đáp án cho đối tượng nghiên cứu lựa chọn. Vì vậy,
không thể sử dụng phương pháp thống kê toán học. Phương pháp phân tích định tính
gồm hai vấn đề chính như sau:
- Sàng lọc tài liệu nhằm xác định sự kiện chính xác.
- Khái quát tài liệu giúp người nghiên cứu tìm hiểu bản chất sự kiện, nhận thức
sâu sắc hiện thực khách quan.
Đối với phương pháp này, vì các kết quả thu được mang tính chủ quan từ phía
đối tượng nghiên cứu nên đòi hỏi người nghiên cứu phải có thái độ khách quan và
khoa học. Mặt khác đòi hỏi người nghiên cứu phải có quan điểm toàn diện, vận dụng
và phát triển, đi sâu vào bản chất sự kiện.
Người nghiên cứu có thể phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp các kết quả
thu nhận được bằng cách khái quát sự kiện trên cơ sở tài liệu. Khi giải thích, lý giải,
người nghiên cứu phải nắm vững lý luận trên cơ sở đối chiếu tài liệu với tất cả tri thức
khoa học liên hệ.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 38
Chương 4
PHÂN TÍCH
4.1 So sánh lĩnh vực nghề nghiệp của ba mẹ HS ở trường THPT Thủ Đức và
THPT Nguyễn Thông
Bảng 4.1: Kết quả so sánh lĩnh vực nghề nghiệp của ba mẹ HS ở trường THPT
Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông (Câu 1 phần phụ lục 1 – phiếu xin ý kiến HS)
Thủ Đức Nguyễn Thông
Nghề nghiệp ba mẹ
N % N %
Nông nghiệp 5 2,60 104 56,52
Cán bộ công chức 37 19,27 40 21,74
Buôn bán 88 45,83 26 14,13
Nghề khác 62 32,29 14 7,61
Chú thích: N: Số phiếu, %: tỷ lệ phần trăm
2,60
56,52
19,27 21,74
45,83
14,13
32,29
7,61
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Tỷ
lệ
%
Nông nghiệp Cán bộ công
chức
Buôn bán Nghề khác
Thủ Đức
Nguyễn Thông
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biểu diễn sự so sánh lĩnh vực nghề nghiệp của ba mẹ HS ở
trường THPT Thủ Đức và THPT Nguyễn Thông
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 39
Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy:
Trường THPT Thủ Đức: đa số ba mẹ HS làm nghề buôn bán chiếm 45,83%, rất
ít HS thuộc gia đình nông nghiệp chỉ chiếm 2,6%, có khoảng 19,27% HS có ba mẹ là
cán bộ công chức trong đó đa số là nghề giáo viên, cũng không ít HS có ba mẹ làm
nhiều ngành nghề khác chiếm 32,29% như: xây dựng, công nhân, thợ điện, cây cảnh,
tài xế, bảo vệ, hoặc nội trợ… Từ đó có thể kết luận đa số HS ở trường THPT Thủ Đức
được tiếp xúc với lĩnh vực kinh doanh buôn bán là chủ yếu; trong khi đó các em
không có điều kiện tiếp xúc với lĩnh vực nông nghiệp. Điều này có ảnh hưởng đến khả
năng vận dụng kiến thức thực tế của các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức môn
CN 10 hay không? Theo cô Trần Thị Bích Vân (GV trường THPT Thủ Đức): “Nếu ba
mẹ là nông dân thì các em ứng dụng được nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp còn nếu ba
mẹ kinh doanh có thể các em sẽ thích phần tạo lập doanh nghiệp hơn”.
Trường THPT Nguyễn Thông: với 56,52% số HS có ba mẹ làm nghề nông, số
còn lại chủ yếu là cán bộ công chức chiếm 21,74%, buôn bán chiếm 14,13% và 7,61%
ngành nghề khác như công nhân, xe ôm, thợ may… Cho thấy đa số các em đã sớm
tiếp cận với phát triển nông nghiệp, có thể đây là lợi thế cho việc học môn CN 10.
Theo cô Phạm Thị Cúc Hoa (GV trường THPT Nguyễn Thông): “Nghề nghiệp ba mẹ
ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì đó là điều kiện để
các em có thể thực hành và được sự ủng hộ của ba mẹ”. Người nghiên cứu đã tiến
hành xét sự khác nhau này để từ đó có cơ sở xác định sự chênh lệch mức độ cũng như
lĩnh vực ứng dụng giữa 2 khu vực.
4.2 So sánh mức độ nhận thức của HS THPT ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông khi học môn CN 10
4.2.1 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông về vai trò của môn CN 10
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 40
Bảng 4.2: Kết quả so sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức
và THPT Nguyễn Thông về vai trò của môn CN 10 (Câu 2 phần phụ lục 1 – phiếu xin
ý kiến HS)
Thủ Đức Nguyễn Thông
Vai trò Mức độ
N % N %
Rất đồng ý 54 28,13 52 28,26
Đồng ý 123 64,06 122 66,30
Còn phân vân 11 5,73 7 3,80
Cung cấp những kỹ thuật
cơ bản về trồng trọt, chăn
nuôi, kinh doanh
Không đồng ý 4 2,08 3 1,63
Rất đồng ý 46 23,96 73 39,67
Đồng ý 124 64,58 96 52,17
Còn phân vân 15 7,81 15 8,15
Cung cấp nhiều kiến thức
thực tế được ứng dụng
vào sản xuất và đời sống
hằng ngày Không đồng ý 7 3,65 0 0,00
Kết quả thu được từ bảng 4.2 cho thấy:
Trường THPT Thủ Đức: đa số các em HS rất đồng ý và đồng ý môn CN 10 là
một môn học cung cấp những kỹ thuật cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh
chiếm 92,19% tổng số điều tra, một số ít HS còn phân vân và thậm chí không đồng ý
với nhận định trên chiếm 7,81%. Từ đó dẫn đến 88,54% HS rất đồng ý và đồng ý với
vai trò của môn CN 10 là cung cấp nhiều kiến thức thực tế được ứng dụng vào sản
xuất và đời sống hằng ngày, số HS còn lại 11,46% thì phân vân và không đồng ý với
nhận định này.
Trường THPT Nguyễn Thông: đa phần các em cũng cho rằng môn CN 10 là
một môn học cung cấp những kỹ thuật cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh
chiếm 94,56%. Đồng thời 91,84% HS cho rằng vai trò của môn CN 10 là cung cấp
nhiều kiến thức thực tế được ứng dụng vào sản xuất và đời sống hằng ngày. Tỷ lệ còn
lại là 5,43% và 8,15% HS chưa nhận định rõ hoặc không đồng ý với vai trò tích cực
đó của môn CN 10.
Qua đó ta thấy mức độ nhận định giữa 2 trường về vai trò của môn CN 10 có
khác biệt nhỏ nhưng sự chênh lệch này không đáng kể. Phần lớn các em HS thuộc 2
trường đều đánh giá cao vai trò của môn CN 10, đây là cơ sở để thúc đẩy việc học tốt
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 41
môn CN 10 và giúp HS định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp sau này
(tr31, phần Cơ sở lý luận).
4.2.2 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông về nội dung chương trình của môn CN 10
Bảng 4.3: Kết quả so sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức
và THPT Nguyễn Thông về nội dung chương trình của môn CN 10 (Câu 2 phần phụ
lục 1 – phiếu xin ý kiến HS)
Thủ Đức Nguyễn Thông
Nội dung Mức độ
N % N %
Rất đồng ý 32 16,67 8 4,35
Đồng ý 59 30,73 12 6,52
Còn phân vân 41 21,35 54 29,35
Nội dung môn CN 10 quá
nhiều và phức tạp đối với
trình độ của bạn
Không đồng ý 60 31,25 110 59,78
Rất đồng ý 58 30,21 66 35,87
Đồng ý 103 53,65 88 47,83
Còn phân vân 23 11,98 18 9,78
Nội dung thực tế và có
nhiều hình ảnh minh họa
nên bạn rất hứng thú khi
học Không đồng ý 8 4,17 12 6,52
Dựa vào bảng 4.3 cho thấy rằng:
Về nhận định môn CN 10 có nội dung quá nhiều và phức tạp đối với trình độ
của các em thì ở trường THPT Thủ Đức có 47,4% HS rất đồng ý và đồng ý; trong khi
ở trường THPT Nguyễn Thông chỉ có khoảng 10,87% số HS rất đồng ý và đồng ý.
Cho thấy các em HS Thủ Đức còn cảm thấy khó khăn khi học môn học này, đó là do
các em chưa được tiếp cận nhiều với nền nông nghiệp Việt Nam. Còn lại có khoảng
61,46% HS (Thủ Đức), 89,13% (Nguyễn Thông) còn phân vân và không đồng ý với
nhận định trên. Điều đó chứng tỏ đa phần các em cho rằng nội dung môn CN 10 có
lượng kiến thức tương đối phù hợp và không quá phức tạp với trình độ của mình.
Về nhận định môn CN 10 có nội dung thực tế và có nhiều hình ảnh minh họa
tạo nhiều hứng thú khi học thì hầu như HS cả 2 trường đều đồng ý chiếm 83,86%
(Thủ Đức) và 83,7% (Nguyễn Thông), phần còn lại còn phân vân và không đồng ý với
ý kiến này. Nói tóm lại, tuy có một số HS cảm thấy không hứng thú với môn CN 10
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 42
nhưng đa số các em đã nhận thức được nhiều điều hay từ nội dung của môn học này,
và đây là nền tảng để tạo niềm say mê hứng thú khi vận dụng vốn kiến thức đã học
vào thực tế sản xuất cho HS. Mỗi khu vực nói chung hay mỗi HS nói riêng đều thích
học những nội dung thuộc một lĩnh vực khác nhau tùy vào sở thích và điều kiện sống
ở mỗi địa phương. Nắm bắt được điều này, sau khi cải cách chương trình sách giáo
khoa Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nhiều nội dung mới với nhiều kiến thức thực tế và
đa dạng hơn tạo điều kiện cho các em có nhận thức tích cực khi học môn CN 10.
4.2.3 So sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức và THPT
Nguyễn Thông về mục đích học môn CN 10
Bảng 4.4: Kết quả so sánh mức độ nhận thức của HS ở trường THPT Thủ Đức
và THPT Nguyễn Thông về mục đích học môn CN 10 (Câu 3 phần phụ lục 1 – phiếu
xin ý kiến HS)
Thủ Đức Nguyễn Thông
Mục đích Mức độ
N % ĐTB Bậc N % ĐTB Bậc
RĐY 20 10,42 19 10,33
ĐY 72 37,50 110 59,78
CPV 85 44,27 32 17,39
1. Học để bổ
sung kiến thức
cho những môn
học khác KĐY 15 7,81
2,51 5
23 12,50
2,68 6
RĐY 32 16,67 54 29,35
ĐY 67 34,90 40 21,74
CPV 29 15,10 32 17,39
2. Học để kéo
điểm các môn
khác
KĐY 64 33,33
2,35 6
58 31,52
2,49 7
RĐY 8 4,17 48 26,09
ĐY 48 25,00 114 61,96
CPV 35 18,23 15 8,15
3. Học để phụ
giúp ba mẹ
trồng trọt, chăn
nuôi hoặc kinh
doanh
KĐY 101 52,60
1,81 7
7 3,80
3,1 1
Khóa luận tốt nghiệp Ngành Sư phạm KTNN
SVTH: Đỗ Thị Linh GVHD: ThS.Phạm Quỳnh Trang 43
Thủ Đức Nguyễn Thông
Mục đích Mức độ
N % ĐTB Bậc N % ĐTB Bậc
RĐY 58 30,21 38 20,65
ĐY 112 58,33 118 64,13
CPV 14 7,29 20 10,87
4. Học để biết
cách chế biến
một số loại
nước uống cho
gia đình
KĐY 8 4,17
3,15 1
8 4,35
3,01 4
RĐY 34 17,71 44 23,91
ĐY 117 60,94 109 59,24
CPV 28 14,58 27 14,67
5. Học để biết
cách bảo quản
và chế biến
nông sản cho
gia đình
KĐY 13 6,77
2,90 2
4 2,17
3,05 2
RĐY 49 25,52 55 29,89
ĐY 79 41,15 90 48,91
CPV 39 20,31 31 16,85
6. Học để có ý
thức giữ gìn và
bảo vệ tài
nguyên, môi
trường
KĐY 25 13,02
2,79 4
8 4,35
3,04 3
RĐY 37 19,27 50 27,17
ĐY 102 53,13 99 53,80
CPV 37 19,27 20 10,87
7. Rèn luyện kỹ
năng thực hành
trong thực tiễn
KĐY 16 8,33
2,83 3
15 8,15
3 5
Chú thích: RĐY: Rất đồng ý, ĐY: Đồng ý, CPV: Còn phân vân,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DoThiLinh.pdf