Đề tài Cuộc sống khó khăn thiếu thốn thời bao cấp

Ở miền Bắc, 2 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long và Bắc Sơn đã phải vượt qua những khó khăn khắc nghiệt: nguyên liệu không đủ, toàn bộ hệ thống máy móc đã rệu rã sau chiến tranh, phụ tùng thay thế cũng như các phụ liệu thiếu, ngoài ra còn thiếu điện, thiếu dầu, thiếu than. Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa và Nghệ An do địa phương quản lý có sản lượng thấp, trình độ khoa học kỹ thuật và thiết bị còn lạc hậu so với các nhà máy TW.

 

Ở miền Nam, 2 nhà máy thuốc lá MIC và J.Bastos được quốc hữu hóa và đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn và Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá miền Nam, sản xuất theo kế hoạch nhà nước. Hai Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn và Vĩnh Hội, đã tận dụng nguyên phụ liệu còn tồn kho để tiếp tục sản xuất, sau đó cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, phụ liệu, phụ tùng thay thế, thiếu điện, thiếu dầu.

 

docx38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3629 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc sống khó khăn thiếu thốn thời bao cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thị trường tự do thì toàn bộ những tính toán và hệ thống giá cả của Nhà nước cũng bị chi phối của qui luật cung cầu. Lúc này những yếu tố tích cực của chính sách tiền lương đã biến dạng thành những yếu tố tiêu cực. Sự tiêu cực, méo mó ấy khiến ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống, ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống... Trong “đêm tối tưởng như không có đường ra” ấy vẫn có những ánh đèn cặm cụi soi chiếu tìm đường. Những cái đầu đơn lẻ tuy chưa gặp nhau nhưng chung một mục đích… “Phải làm gì đó để thay đổi cơ chế giá cả, tiền lương” – đó là suy nghĩ của Nguyễn Văn Chính (hay Chín Cần), Bí thư tỉnh uỷ Long An. Lựa chọn trong giới trí thức địa phương, ông gọi phó giám đốc Sở Thương nghiệp lúc bấy giờ là ông Hồ Đắc Hi lên trao đổi. Những cái đầu và con tim đang trăn trở gặp nhau. Ông Hi dốc hết tâm trí soạn thảo đề án cải cách phân phối lưu thông ở Long An. Đề án này xác định lại giá cả, tiền lương phải dựa trên qui luật giá trị và cung cầu cũng như những nguyên tắc kinh tế hàng hóa khác chứ không thể duy ý chí. Ông Hi lấy trường hợp thu nhập của ông Chín Cần để tính toán: tổng tiền lương và 16 mặt hàng phân phối theo định lượng, tất cả qui ra giá thị trường thì lương bí thư tỉnh ủy xấp xỉ 600 đồng. Tuy nhiên vì những lý do như chất lượng hàng hóa thấp, tiêu chuẩn bị cắt xén, hàng được cấp không phù hợp nhu cầu... thì hiệu quả sử dụng của mức lương này chỉ đạt 50-70%. Tốt nhất là đem hết số hàng phân phối của bí thư ra chợ bán theo giá chợ rồi về trả cho ông 600 đồng/tháng. Bí thư cần gì ra đó mà mua. Như vậy tỉnh nắm được hàng hóa, giá cả. Vợ bí thư thoải mái lựa chọn hàng mua. Nhân viên thương nghiệp, dân buôn, đầu cơ... không còn cơ hội tiêu cực mà Nhà nước chẳng mất đồng nào, lại tiết kiệm được khoản bù lỗ cho thương nghiệp, tem phiếu, thời gian... Tiếc là đề án này đang làm dở thì ông Hồ Đắc Hi được chuyển về trung ương. Nhưng Long An quyết không dừng lại. Thử nghiệm thực tiễn lại phải đi trước một bước. Tháng 8-1979, sau khi lĩnh toàn bộ định mức hiện vật (tháng chín) của cán bộ công nhân viên trong tỉnh, thay vì phân phối hết cho cơ sở, Long An quyết định chọn một mặt hàng bán ra thị trường. Những đột biến được đề phòng. Thông thường khi Nhà nước bán hàng ra ngoài thì phần lớn lượng hàng đó bị “tay ngoài” móc ngoặc với “tay trong” để mua. Đợi Nhà nước hết hàng, họ bán ra thị trường với giá cao hơn nữa. Hoặc nếu người tiêu dùng sợ sau này không có hàng mà cố gắng mua nhiều để dự trữ thì sẽ gây khan hiếm ảo. Giải pháp ở đây là chia hàng để bán làm ba lần. Làm như vậy, người mua sẽ hiểu không phải Nhà nước chỉ bán một lần duy nhất. Điều đó đồng nghĩa: đầu cơ sẽ thất bại. Khi không còn đầu cơ thì các tệ nạn móc ngoặc, tham ô sẽ triệt tiêu dần. Làm từng đợt cũng là để giữ khoảng cách xử lý các tình huống xấu... Về mặt pháp lý, tỉnh ủy xác định: ghi chép thật minh bạch. Thử nghiệm xong tỉnh sẽ chủ động báo cáo toàn bộ kết quả với trung ương. Không tư lợi, không mờ ám mà có ích cho dân, cho tỉnh dẫu bị kỷ luật cũng không sợ. Xà bông đi trước Mặt hàng đầu tiên được chọn là xà bông. Đây là thứ hàng không quá quan trọng như lương thực, thực phẩm nhưng cũng là thứ không thể thiếu đối với đa số người dân. Tháng 9-1979, 4 tấn xà bông được bày bán tại hầu hết các cửa hàng, hợp tác xã mua bán với giá cao gấp 10 lần giá phân phối (chỉ bán có hạn cho từng đối tượng) và tương đương giá chợ. Như dự tính, trong ba ngày bán không sót một cân và tất nhiên, khách hàng chủ yếu là “con buôn”. Thị trường xà bông từ xôn xao, ngơ ngác chuyển sang ngập ngừng nên hàng khan hiếm và hơi nhích giá. Đúng mười ngày sau, 5 tấn xà bông tiếp theo được tung bán với giá y như lần trước (đã thấp hơn giá chợ lúc đó chút xíu). Hàng cũng hết rất nhanh nhưng tư thương đã dè dặt. Giá xà bông giảm xuống mức ban đầu. Mười ngày sau, lượng xà bông cuối cùng được tung bán. Đồng thời, tiền lương tháng chín được cấp cho tất cả cán bộ công nhân viên chức của tỉnh. Lương không được tính theo mức cũ mà được cộng thêm định mức của mặt hàng xà bông (đã bị cắt) áp theo đúng giá chợ hiện thời. Ai muốn mua xà bông thì ra chợ. Lúc này tất cả số xà bông những người đầu cơ ở những lần mua trước được tung ra chợ. Giá giảm rất nhiều, người mua thoải mái lựa chọn và không còn phải lo mua dự trữ. Thông tin loan báo rộng rãi: xà bông không phân phối nữa nhưng cũng không thiếu ngoài chợ hay cửa hàng quốc doanh. Câu chuyện xà bông đi trước xem như thành công. Ba tháng cuối năm 1979, tất cả các mặt hàng phân phối khác đều được Long An tung bán ra thị trường (trừ gạo). Một kg thịt được Nhà nước qui định bán cho công nhân viên 3 đồng thì Long An bán thẳng ra chợ 30 đồng... 100% lương cán bộ công nhân viên trong tỉnh được lĩnh bằng tiền mặt. Toàn bộ số hiện vật đều được qui ra tiền theo mức giá thị trường. Người nhà nước hết sức phấn khởi, thị trường sôi động, chỉ số giá cả hàng tiêu dùng giảm xuống rõ rệt. Nhưng có lẽ sung sướng nhất là các bà nội trợ không phải thấp thỏm muốn cái gì cũng mua dự trữ (vì sợ lúc khác không được phân phối); không phải nịnh mấy cô thương nghiệp. Lần đầu tiên người Long An (công nhân viên chức) được ăn gạo ngon của chính quê mình làm ra (trước đây gạo phải bán cho Nhà nước, còn công nhân lại nhận gạo mậu dịch chất lượng thấp qua tem phiếu). Lần đầu tiên được ăn thịt cá tươi sống... Riêng quĩ lương của tỉnh tăng lên gấp bảy lần. Số tiền này Long An thừa sức giải quyết các nghĩa vụ với Nhà nước (mua lúa, thịt và các hàng hóa khác) cũng như trả lương cho công nhân viên chức và còn đủ lập quĩ lương riêng của tỉnh. Thực tế đã cho câu trả lời quá hùng hồn. Bí thư tỉnh ủy giao cho giám đốc Sở Thương nghiệp Long An là ông Tư Giao tiếp tục hoàn thiện đề án cải cách phân phối của ông Hồ Đắc Hi. Năm 1982, cơ chế bù giá vào lương của Long An chính thức được áp dụng trên toàn tỉnh và sau này mở một hướng đi mới cho cả nước. Tập đoàn máy kéo Trong nông nghiệp có một trường hợp mà là nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Văn Hơn. Ông đã dám làm một việc “tày đình” - giải tán các tập đoàn máy kéo. Đây là mô hình từ các trạm máy móc, máy kéo của Liên Xô, phục vụ các HTX, nông trường. Mô hình này tập hợp, trưng mua (thực chất là tịch thu) mọi loại sức kéo, máy móc của các chủ tư nhân để đưa vào tập đoàn máy kéo phục vụ các HTX. Các máy kéo bị hư hỏng, gỉ sét, dầm mưa dãi nắng ở sân kho, hiệu quả sử dụng trong nông nghiệp kém. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế quản lý - tài sản tập thể nên “cha chung không ai khóc”. Chuyện chiếm dụng công quỹ, sửa ít khai nhiều, ăn cắp thiết bị phụ tùng thường xuyên xảy ra khiến máy móc ngày càng xuống cấp. Đi kèm là sự nhũng nhiễu của thợ lái khi xuống làm đất cho các tập đoàn, tình trạng cày dối, bừa dối diễn ra phổ biến. Đứng trước thực trạng ách tắc của các tập đoàn máy kéo, một số tỉnh như An Giang, Long An quyết định “phá rào”. Bí thư Tỉnh ủy Ba Hơn đã dựa vào quy chế tập thể hóa để phi tập thể hóa nhằm giải tán tập đoàn máy kéo. Trong văn bản thành lập các trạm máy kéo quy định máy móc đưa vào tập đoàn phải được xác định giá trị bằng tiền và ban lãnh đạo tập đoàn có trách nhiệm thanh toán cho các chủ máy theo giá do ủy ban vật giá tỉnh quy định, để máy trở thành tài sản tập thể. Các chủ máy có thể tham gia trong tập đoàn. Tuy nhiên, quy định chỉ trên giấy tờ, thực tế đa số các tập đoàn không có vốn nên không thanh toán được cho chủ máy. Ông Ba Hơn biết chuyện này và ra lệnh “củng cố các tập đoàn máy kéo”. Trong đó, nêu lý do vì tình hình rất cần sức kéo nên phải huy động trạm máy kéo phục vụ tốt, nhưng để phục vụ tốt, tập đoàn phải thanh toán tiền cho các chủ cũ, để chủ cũ sửa sang máy móc. Tập đoàn nào chưa thanh toán được tiền thì tạm trả lại máy cho chủ cũ để kịp thời phục vụ nông nghiệp. Thế là xong. Chỉ thị là “củng cố các tập đoàn máy kéo” nhưng thực chất là xóa bỏ toàn bộ các tập đoàn máy kéo một cách đúng luật. Làm thế nào để dân không đói Từ năm 1978, sau chiến dịch cải tạo, lập tức TP.HCM thiếu gạo - điều chưa từng có trong lịch sử miền Nam. “Hòn ngọc Viễn Đông” phải ăn độn bo bo là điều không thể tưởng tượng nổi. Ý tưởng “xé rào” Những người chịu trách nhiệm ở TP.HCM lúc đó đứng trước một bài toán nan giải: phải chấp hành chủ trương của Trung ương là tiến hành cải tạo, xóa bỏ thị trường tự do, nắm trọn khâu bán buôn. Nhưng lương thực không có vì không huy động được. Chuyện thu mua lương thực của các tỉnh đồng bằng là chuyện của trung ương, không phải việc của TP. Thành phố không được phép trực tiếp mua gạo ở các tỉnh. Mà nếu có được mua thì với giá “mua như giựt” cũng không thể nào mua được. Chưa bao giờ người dân thành phố không có gạo để ăn. Bây giờ sau giải phóng lại không đủ gạo ăn, thay vào đó là khoai mì, khoai lang thậm chí hạt bo bo. Từng đổ xương máu cho cuộc kháng chiến và sau đó lãnh đạo TP, Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt có lẽ là người nhức nhối nhất, vì cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước dân TP. Ông đã tuyên bố trước lãnh đạo các ban ngành TP: “Không thể để một người dân nào của TP chết đói”. Nhưng làm thế nào để dân không đói? Gạo không được cung cấp. Tiền thì không có. Nếu có cũng không được phép đi mua. Mua được thì phải bán theo giá cung cấp do Nhà nước qui định. Thế thì càng chết. Nếu dân không chết thì ngân sách chết vì thiếu hụt. Người đi thu mua cũng chết vì vi phạm qui chế. Biết làm sao đây? Cả tập thể thành ủy và những bộ phận có liên quan, trước hết là cơ quan lương thực, cùng trăn trở. Bà Ba Thi, giám đốc Công ty Lương thực TP, vốn là người năng nổ, xông xáo và có gan tìm ra những giải pháp đột phá, như một bản năng của bà từ thời hoạt động chống Mỹ. Từng lăn lộn khắp đồng bằng sông Cửu Long, bà biết rất rõ thị trường gạo ở đây. Vấn đề không phải là thiếu, mà là không mua được. Vậy phải tìm cách nào để mua? Bà đề xuất với Bí thư Thành ủy: “Đi về đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu mua gạo trên thị trường, đem về phục vụ đồng bào TP”. Ý kiến này cũng đã xuất hiện trong đầu của nhiều cán bộ có trách nhiệm lúc đó. Ý hợp tâm đầu, từ những ý tưởng đột phá cá nhân đã hình thành ý kiến của tập thể. Anh chị đi tù, tôi sẽ mang cơm nuôi Ông Lữ Minh Châu, lúc đó là giám đốc Ngân hàng Nhà nước ở TP.HCM, còn nhớ một bữa ăn sáng được mời rất bất ngờ. Ông Châu kể: anh Sáu Dân (tức Võ Văn Kiệt, bí thư thành ủy) gọi điện rủ tới nhà ăn sáng. Tôi hỏi có chuyện chi để tôi chuẩn bị. Anh nói “lên đây sẽ biết”. Tới nơi tôi mới biết anh cũng đã gọi một số người khác. Trong đó có anh Năm Ẩn - giám đốc Sở Tài chính, anh Năm Nam - chánh văn phòng Thành ủy và chị Ba Thi. Ăn sáng xong, anh Sáu Dân nói: “Hiện nay, dự trữ gạo của TP chỉ còn có vài ngày. Mình không thể để cho dân thiếu gạo được. Nhưng việc này với cơ chế hiện nay, không phải dễ giải quyết. Bộ Lương thực có trách nhiệm cung cấp gạo cho TP nhưng chưa bao giờ cung cấp đủ và kịp thời. Sở Lương thực thì không được phép mua với giá thỏa thuận. Dân đồng bằng sông Cửu Long có gạo nhưng không chịu bán nghĩa vụ cho Nhà nước vì họ bị thiệt. Trong khi đó dân TP có tiền và sẵn sàng mua với giá thỏa thuận thì lại không được xuống mua và đưa ra khỏi tỉnh. Tại sao chúng ta không ráp hai mối này lại? Đó là vấn đề mà tôi mời các anh chị đến để hiến kế giải quyết”. Ông Châu trầm ngâm nhớ lại: “Đúng là rất khó khăn. Ngoài các vướng mắc mà anh Sáu Dân nêu ra, cơ chế của từng ngành cũng có đủ thứ bó buộc. Chị Ba Thi phải lấy danh nghĩa “cá nhân” chứ không thể lấy danh nghĩa Sở Lương thực để mua gạo theo giá thỏa thuận. Nhưng cá nhân thì tài chính không thể ứng vốn, ngân hàng cũng không thể cho vay hoặc chi tiền mặt. Việc xin mua ở tỉnh và việc vận chuyển về TP cũng không phải dễ dàng. Bàn tới bàn lui rồi cũng có lối ra, chúng tôi nghĩ: vướng do cơ chế thì chỉ còn cách “xé rào”. “Xé rào” không phải khó. Nếu anh Sáu đồng tình với việc làm tuy gọi là “xé rào” nhưng có lợi và hợp tình, hợp lý thì chúng tôi làm được ngay: tài chính xuất tiền vốn chi cho chị Ba Thi mua gạo, ngân hàng xuất tiền mặt theo lệnh chi của tài chính và cho giấy đi tỉnh. Chị Ba Thi liên hệ với địa phương để mua gạo và xin phép chở về TP tổ chức bán thu tiền về và quay vòng tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho việc “xé rào” thì tài chính phải cử cán bộ đi cùng làm kế toán, ngân hàng cử cán bộ giữ và chi tiền mặt, còn chị Ba Thi phụ trách chung, gọi là tổ trưởng “Tổ thu mua lúa gạo” (có người gọi đùa là tổ buôn lậu gạo). Ông Sáu Dân đồng tình với phương án này và chịu trách nhiệm về chủ trương để các ngành làm. Bà Ba Thi nói “Làm cách này thì chúng tôi làm được, nhưng nếu Trung ương biết là đi tù đó”. Ông Sáu Dân vừa nói vừa cười: “Nếu do việc này mà anh chị đi tù thì tôi sẽ mang cơm nuôi”. Một câu tuyên bố như một lời thề mà nhiều người đến nay vẫn thường hay nhắc lại. Phá cơ chế giá lỗi thời Chuyện mua lúa giá thị trường tưởng đơn giản nhưng là việc tày đình. Giám đốc Công ty Lương thực TP dám đánh cả đoàn xe xuống ĐBSCL mua lúa giá 2,5 đồng/kg (tương đương 5 đồng/kg gạo). Gạo chở về Sài Gòn bán theo giá kinh doanh (giá mua thực tế + chi phí xay xát + chi phí vận tải + thặng số thương nghiệp). Trong khi giá lúa do Ủy ban Vật giá qui định, Bộ Chính trị duyệt và Thủ tướng ký là 0,52 đồng/kg. Bà Ba Thi mua cao hơn năm lần quả là chuyện động trời. Nhưng lý do của bà khó ai có thể kết tội: phải lo cho cái bao tử của 3 triệu người dân TP. Đúng là bà dám vượt đèn đỏ, nhưng là ngồi trên xe cứu thương và cứu hỏa vượt công khai, chính đáng. Cái mốc “phá giá” này đã đẩy giá lúa khắp đồng bằng Nam bộ lên 2,5 đồng/kg. Giá chỉ đạo 0,52 đồng/kg bị vô hiệu hóa. Không bao lâu sau, mức phá giá đó lan ra cả nước. Không lùi được nữa. Sự đột phá của Công ty Lương thực TP không chỉ cứu cái bao tử người dân TP mà còn cứu nông dân cả nước khỏi cơ chế giá nghĩa vụ quá ư lỗi thời. Và thêm nữa những cuộc vượt rào... Khoán hộ Giai đoạn lịch sử những năm 60 của thế kỷ 20, thời kỳ miền Nam chống Mỹ, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với cơ chế quan liêu, bao cấp nên thời kỳ bấy giờ nông dân sản xuất theo kiểu chờ… tiếng kẻng vì vậy năng suất lao động rất thấp, dân làm nhưng vẫn không đủ ăn. Trong bối cảnh đó, đồng chí Kim Ngọc - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) đã mạnh dạn đưa ra chủ trương khoán hộ cho nông dân, nâng năng suất lúa từ 2 - 3 tấn lên tới 4 - 5 tấn, thậm chí có nơi sản lượng lúa còn cao hơn, làm “thay da đổi thịt” trong các hợp tác xã nông nghiệp và nông dân. Với chủ trương trên, Bí thư Kim Ngọc là một hiện tượng đặc biệt trong nhân dân. Hình thức sản xuất theo chủ trương khoán hộ được thực hiện trong khoảng 3 - 4 vụ thì Ban Bí thư tỉnh Vĩnh Phú ra chỉ thị, yêu cầu ngừng lại, riêng Bí thư Kim Ngọc phải làm kiểm điểm. Phía nông dân, dù bị cấm nhưng rất nhiều người vẫn ủng hộ vì nhìn thấy lợi ích thiết thực, nhiều hợp tác xã tiếp tục cho nông dân làm khoán hộ nhưng dưới hình thức… “khoán chui”, từ Vĩnh Phúc hình thức sản xuất này đã lan ra một số tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Hải Dương… Ngành thuốc lá Sau ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất, ngành thuốc lá Việt Nam bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển sản xuất trên phạm vi cả nước. Ở miền Bắc, 2 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long và Bắc Sơn đã phải vượt qua những khó khăn khắc nghiệt: nguyên liệu không đủ, toàn bộ hệ thống máy móc đã rệu rã sau chiến tranh, phụ tùng thay thế cũng như các phụ liệu thiếu, ngoài ra còn thiếu điện, thiếu dầu, thiếu than... Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa và Nghệ An do địa phương quản lý có sản lượng thấp, trình độ khoa học kỹ thuật và thiết bị còn lạc hậu so với các nhà máy TW. Ở miền Nam, 2 nhà máy thuốc lá MIC và J.Bastos được quốc hữu hóa và đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn và Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá miền Nam, sản xuất theo kế hoạch nhà nước. Hai Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn và Vĩnh Hội, đã tận dụng nguyên phụ liệu còn tồn kho để tiếp tục sản xuất, sau đó cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, phụ liệu, phụ tùng thay thế, thiếu điện, thiếu dầu... Tình hình trên không chỉ xảy ra ở ngành thuốc lá, mà còn là tình trạng chung của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Vào cuối những năm 70, nền kinh tế Việt Nam xuất hiện “khủng hoảng thiếu“ toàn diện. Nguyên nhân khách quan là do hậu quả của chiến tranh, của lũ lụt, hạn hán. Nhưng nguyên nhân chủ quan là việc duy trì mô hình kế hoạch hóa, tập trung bao cấp quá lâu, hạn chế đến sự phát triển tự nhiên của kinh tế-xã hội. Trước thực tiễn đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (Khóa IV) tháng 8/1979 có bước đột phá đầu tiên của công cuộc đổi mới, ra Nghị quyết đảm bảo quyền tự chủ cho các xí nghiệp, kết hợp 3 lợi ích của nhà nước, tập thể và người lao động, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp bằng cách khoán sản phẩm, cho lưu thông tự do. Các nhà máy thuốc lá đã đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6: ở miền Bắc, hai Nhà máy Thuốc lá Thăng Long và Bắc Sơn đều vượt chỉ tiêu Nhà nước giao, Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá miền Nam đạt 40% chỉ tiêu của cả năm 1980 trong vòng một tháng. Để thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng về đẩy mạnh sản xuất, ngày 18/6/1981 Bộ Công nghiệp Thực phẩm ra quyết định số 623/CNTP/TCQL thành lập Xí nghiệp Liên hợp thuốc lá I bao gồm Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn và một số trạm nguyên liệu ở các tỉnh phía Bắc, thành lập Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá II bao gồm Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn, Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, 3 Xí nghiệp Nguyên liệu, 1 Xí nghiệp Lên men Thuốc lá và 1 Trung tâm Nghiên cứu Thuốc lá ở miền Nam. Từ 1981 đến 1985, dưới sự lãnh đạo của Xí nghiệp Liên hợp Thuốc lá I và II, các nhà máy thuốc lá Thăng Long, Bắc Sơn, Sài Gòn, Vĩnh Hội đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, hoàn thành việc khôi phục sản xuất, đạt sản lượng cao hơn trước năm 1975. Phần 3: Một số Chỉ thị của Đảng trong thời kì Năm 1960 Ngày 17 tháng Ba Chỉ thị của Ban Bí thư số 196-CT/TƯ về tổ chức nghiên cứu chính sách mua bán lương thực. Ngày 11 tháng Ba Chỉ thị số 150-TTg/CT của Thủ tướng Chính phủ về công tác chuẩn bị chế độ thu mua theo nghĩa vụ. Năm 1961 Ngày 29 tháng Mười một Viện Kinh tế học tổ chức một cuộc hội thảo xung quanh vấn đề giá mua nông sản. Bắt đầu cuộc tranh luận về giá mua nông sản kéo dài tới năm 1963 thể hiện qua một loạt những bài đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Tạp chí Học tập Năm 1962 Tháng Chín Trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 9 đăng bài của ông Nguyễn Duy Kỷ "Một số ý kiến về giá mua nông sản." 1963 Ngày 15 tháng Tư Thông tri số 115-TT/TƯ của Ban Bí thư về củng cố hợp tác xã nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở miền núi. Ngày 31 tháng Mười Quyết định 164-CP quy định mức mua ngoài nghĩa vụ theo giá khuyến khích tối đa là 50%. 1964 Tháng Tư Tạp chí Học tập số 4 đăng bài của tác giả Vũ Tiến Liễu "Về quy luật giá trị và chính sách giá cả ở miền Bắc nước ta hiện nay." Năm 1965 Tháng Năm Tạp chí Học tập số 5 đăng bài của tác giả Nguyễn Thượng Hoà, tiếp tục phê phán cách tính giá nông sản của ông Nguyễn Duy Kỷ. 1966 Ngày 10 tháng Chín Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Nghị quyết 68/TU về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong HTX hiện nay. Năm 1967 Ngày 14 tháng Tư Ban quản lý HTX nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ra bản Kế hoạch số 116-BHTX-SX/NNG hướng dẫn cụ thể việc thực hiện 3 khoán. Ngày 15 tháng Tư Ban Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ra bản Kế hoạch số 51-KH tiến hành khoán việc cho lao động cho hộ, cho nhóm trong HTX nông nghiệp. Ngày 10 tháng Mười Tỉnh Vĩnh Phúc công bố bán Báo cáo sồ 71: Kiểm điểm và đánh giá kết quả của khoán hộ. 1968 Tháng Hai Hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành Vĩnh Phú. Ngày 6 tháng Mười một Ông Trường Chinh về dự cuộc Hội nghị cán bộ mở rộng tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc phê phán sai lầm về chủ trương khoán hộ. Ngày 12 tháng Mười hai Ban Bí thư ra Thông tri số 224-TT TƯ về việc chấn chỉnh ba khoán, kiên quyết sửa sai, chống khoán hộ. Năm 1969 Tháng Hai Tạp chí Học tập đăng bài nói chuyện của ông Trường Chinh phê phán khoán ở Vĩnh Phú. Tháng Sáu Ông Kim Ngọc đăng bài: "Quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, đưa phong trào hợp tác hóa và sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phú vững bước tiến lên" trên Tạp chí Học tập, số tháng 6. Năm 1971 Ngày 18 tháng Hai Cục Ngoại hối Vietcombank đề xuất với Chính phủ bản Đề cương báo cáo công tác ngoại hối trong đó đề xuất những ý tưởng về công tác tín dụng quốc tế. Năm1974 Ngày 1 tháng Bảy Chính phủ ra Quyết định số 151-CP về thưởng khuyến khích hàng xuất khẩu bằng "quyền được phân bổ kim ngạch ngoại tệ." Ngày 25 tháng Mười Báo Nhân dân đăng bài "Tình hình và nhiệm vụ trước mắt của giá cả" của ông Tô Duy, Quyền Chủ nhiệm ủy ban Vật giá Nhà nước. Năm 1975 Ngày 30 tháng Tư Sài Gòn giải phóng. Ngày 6 tháng Năm Nghị quyết của HĐCP số 86-CP về nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước và giá thu mua thịt lợn: Đối với HTX, mỗi ha trồng lúa phải bán nghĩa vụ từ 460 (nếu năng suất lúa dưới 4t/ha) đến 800kg lợn hơi (nếu năng suất lúa trên 6t/ha). Các hộ nông dân là 25kg, riêng miến núi là 20kg. Giá mua nghĩa vụ là 2đ/kg (trước đó là 1,75đ/kg). Ngày 12 tháng Năm Ký Hiệp định khẩn cấp về phía Liên Xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Ngày 13 tháng Tám Hội nghị trù bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ 24 nhóm họp. Tổng Bí thư Lê Duẩn có bài phát biểu quan trọng về chủ trương chính sách kinh tế đối với miền Nam. Ngày 21-26 tháng Tám Đoàn đại biểu kinh tế Chính phủ Việt Nam do Lê Thanh Nghị dẫn đầu sang thăm Trung Quốc và Liên Xô. Ngày 1 tháng Chín Thường vụ Trung ương Cục thông qua kế hoạch đánh tư sản mại bản mang mật danh X2. Tháng Chín Hội nghị Trung ương lần thứ 24 (khoá III) đã thừa nhận sự tồn tại của 5 thành phần kinh tế ở miễn Nam và 3 thành phần kinh tế ở miền Bắc. Ngày 10 tháng Chín Tuyên bố của Chính phủ CMLT về chính sách khôi phục và phát triển công thương nghiệp, bài trừ hành động lũng đoạn và đầu cơ tích trữ phá rối thị trường của tư sản mại bản. Ngày 22 tháng Chín Thu đồi tiền Sài Gòn cũ, phát hành tiền Ngân hàng Việt Nam theo tỷ lệ 1 đồng Ngân hàng Việt Nam bằng 500 đồng tiền Sài Gòn. Ngày 27 tháng Chín Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt để thay thế chế độ thanh toán cũ. Ngày 29 tháng Chín Nghị quyết số 247-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 24 về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Ngày 30 tháng Mười Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Liên Xô. Liên Xô cam kết sẽ viện trợ cho Việt Nam trong một thời gian dài. Ngày 31 tháng Mười Ký Hiệp định về trao đổi hàng hoá và thanh toán giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô 1976-1980. Tháng Mười hai Huyện Côn Đảo quyết định xây dựng một xí nghiệp đánh cá hoạt động tự chủ không theo kế hoạch, nhằm phát huy thế mạnh của mình. Ngày 18 tháng Mười hai Ký Hiệp định Liên Xô viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam 1976-1980. 1976 Ngày 20 tháng Giêng Chỉ thị số 229-CT/TW về một số chủ trương cấp bách đối với miền Nam. Trong đó có quy định mức giá chỉ đạo: Giá thu mua thóc ở Nam Bộ là 0,19đ - 0,23 đ/kg. Giá bán gạo trắng ở Sài Gòn là 0,36 đ/kg, phân Urê - 0,3 đ/kg, xăng - 0,50đ/l... (VKĐ, T 37, tr.28-41). Ngày 15 tháng Ba Thông báo số 07-TB/TW của Bộ Chính trị về thành lập Tiểu ban Nghiên cứu vấn đề Quản lý Kinh tế trong kế hoạch 5 năm 1976-1980. Ngày 5 tháng Tư HĐCP ra Nghị quyết 61-CP tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa: Ngày 7 tháng Bảy Thông tư số 335-TT/TƯ của Ban Bí thư về xây dựng HTX cấp cao. Ngày 15 tháng Bảy Bộ Chính trị ra Nghị quyết 254-NQ/TW về những công tác trước mắt ở miền Nam. Hoàn thành việc xoá bỏ tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Ngày 27 tháng Tám Nghị quyết số 256-NQ/TWcủa Ban Bí thư về thành lập Ban Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam. Ngày 20 tháng Chín Hợp nhất hai hợp tác xã ở Tiến Lập và Đoàn Xá thuộc Hải Phòng, lấy tên mới là HTX Đoàn Xá. Ngày 29 tháng Chín Chỉ thị số 238-CT/TW của Ban Bí thư về chính sách sử lý đối với giai cấp tư sản mại bản. Ngày 24 tháng Chín đến 24 tháng Mười Đại hội Đảng lần thứ IV hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1916-1980. Báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đã nêu rõ: "...Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sơ phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công nông nghiệp...". Vụ mùa năm 1976 đã có hiện tượng "khoán chui" ở hợp tác xã Tiến Lập, thuộc xã Đoàn Xá, huyện An Thuỷ, Hải Phòng. Ngày 19 tháng Chín Hãng J.BASTOS chính thức được Nhà nước tiếp quản, đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội. Ngày 25 tháng Chín Chính phủ ra tuyên bố về chính sách đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam, nhằm cải tạo từng bước lên CNXH. Năm 1977 Ngày 21 tháng Giêng Chỉ thị số 02-CT/TW của Ban Bí thư về những việc trước mắt giải quyết vấn đề lương thực. Ngày 8 tháng Ba Chỉ thị số 147-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung nguồn hàng trong tay Nhà nước, tiến hành phân phối theo kế hoạch, tăng cường quản lý thu chi tiền mặt và thu chi tài chính tại các tỉnh phía Nam. Ngày 24 tháng Ba Thông báo số 10-TB/TW của Ban Bí thư về cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh phía Nam. Ngày 12 tháng Tư HĐCP ra Quyết định 100-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCuộc sống khó khăn thiếu thốn thời bao cấp.docx
Tài liệu liên quan