Mục lục
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Giả thiết khoa học 4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
5. Giới hạn nghiên cứu 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1. Cơ sở lí luận 7
1.1.1. Khái niệm về TN 7
1.1.2. Các qui tắc tiến hành TN 9
1.1.3. Cách tiến hành TN 9
1.1.4. Phân loại TN thực hành trong dạy học SH 10
1.1.4.1. Theo mục đích của lí luận dạy học 10
1.1.4.2. Theo thời gian cho kết quả TN 10
1.1.4.3. Theo địa điểm tiến hành TN 10
1.1.5. Vai trò của TN thực hành trong dạy học SH 10
1.2. Cơ sở thực tiễn 12
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung phần SH Tế bào - SH10 THPT 12
1.2.2. Thực trạng dạy học các bài TN thực hành 14
1.2.3. Tổng quan các đề tài cùng hướng 14
CHƯƠNG II: QUI TRÌNH THỬ NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN CÁC THÍ NGHIỆM TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 THPT 18
2.1. Nguyên tắc của việc thử nghiệm và cải tiến các TN 18
2.2. Qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN 19
2.3. Ví dụ minh họa qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN 20
2.4. Kết quả thử nghiệm và cải tiến các TN phần SH tế bào – SH10 THPT 29
2.4.1. TN 1.1. Nhận biết tinh bột 30
2.4.2. TN 1.2. Nhận biết monoxacarit (đường đơn) 34
2.4.3. TN 2. Nhận biết prôtêin 39
2.4.4. TN 3. TN co và phản co nguyên sinh 43
2.4.5. TN 4. TN sự thẩm thấu của tế bào 50
2.4.6. TN 5. TN về ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đối với hoạt tính của amilaza 58
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4675 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm, phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phản co nguyên sinh.
- TN về sự thẩm thấu của tế bào.
- TN về ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim.
CHƯƠNG II
QUI TRÌNH THỬ NGHIỆM VÀ CẢI TIẾN CÁC THÍ NGHIỆM
TRONG PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – sINH HỌC 10 THPT
2.1. Nguyên tắc của việc thử nghiệm và cải tiến các TN
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và cải tiến các TN thuộc phần SH Tế bào trong chương trình SH10 THPT theo một số nguyên tắc sau:
- Mỗi TN lặp lại 5 lần.
- Các TN tiến hành theo hướng dẫn của SGK và TN cải tiến đều được ghi lại kết quả chính xác.
- Nếu các TN tiến hành theo SGK phù hợp thì giữ nguyên.
- Nếu các TN tiến hành theo SGK chưa phù hợp (không cho kết quả rõ ràng hay các bước chuẩn bị và tiến hành TN gặp khó khăn) thì đề xuất các phương án cải tiến để đưa ra được qui trình TN chuẩn.
- Các TN được cải tiến trên các phương diện: Mẫu vật, dụng cụ, hoá chất và các bước tiến hành.
- Các qui trình TN chuẩn được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
+ Mẫu vật rẻ hơn, dễ kiếm hơn, mà cho kết quả tương tự hoặc kết quả tốt hơn.
+ Hoá chất rẻ hơn, dễ kiếm hơn, dễ pha chế hơn, dễ bảo quản hơn mà cho kết quả tương tự hoặc cho kết quả tốt hơn và định rõ lượng hoá chất cần dùng cho mỗi TN.
+ Dụng cụ: Cần thiết để làm TN, hỗ trợ trong việc tiến hành TN.
+ Các bước tiến hành TN: Dễ tiến hành và cho kết quả tốt nhất.
+ Mở rộng mục đích TN.
2.2. Qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN
Qui trình tiến hành thử nghiệm và cải tiến các TN được thể hiện theo sơ đồ sau:
Phù hợp
Chưa phù hợp
Xác định mục tiêu của TN
Xác định cơ sở khoa học của TN
Đánh giá TN theo SGK
Thử nghiệm TN theo SGK
Đề xuất phương án cải tiến
Thử nghiệm phương án cải tiến
Đánh giá phương án cải tiến
Xây dựng qui trình TN chuẩn
Xác định mục tiêu của bài thực hành
Giữ nguyên
2.3. Ví dụ minh họa qui trình thử nghiệm và cải tiến các TN
TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza
Bài 27: Một số TN về enzim – SGK SH10 NC
2.3.1. Mục tiêu của TN
- Chứng minh được ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim.
2.3.2. Cơ sở khoa học của TN
- Enzim là những chất xúc tác SH, làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
- Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó, enzim có hoạt tính cao nhất. Enzim không có hoạt tính ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ tăng cao thì hoạt tính của chúng cũng tăng cao. Nếu nhiệt độ tăng quá cao, enzim bị biến tính dẫn tới bị mất hoàn toàn hoạt tính.
- Độ pH của dung dịch trong đó enzim hoạt động cũng ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Amilaza có hoạt tính tối đa ở môi trường trung tính (pH = 7). Nếu dung dịch trở nên axit (pH 7) thì hoạt tính enzim sẽ bị giảm hoặc bị mất hoạt tính. [8, 101]
Amilaza của nước bọt người thuộc loại α-amilaza, xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột thành các dextrin khác nhau, mantozơ và sản phẩm cuối cùng là glucozơ. Khi kết hợp với Iot, hồ tinh bột có phản ứng tạo thành phức màu xanh đậm đặc trưng. Do đó, trong các TN, người ta thường sử dụng Iot để phát hiện sự có mặt của tinh bột. [1,79]
2.3.3. Thử nghiệm TN theo SGK
(Trang 89 – SGK SH10 NC)
2.3.3.1. Qui trình TN theo SGK
2.3.3.1.1. Hoá chất
Tinh bột 1%, HCl 5%, thuốc thử Iot 0,3%, nước bọt pha loãng 2-3 lần.
2.3.3.1.2. Dụng cụ
Ống nghiệm, đèn cồn, giấy lọc, tủ ấm (hoặc cốc nước 400C).
2.3.3.1.3. Cách tiến hành
Bước
Cách tiến hành
1
- Cho 2 ml dung dịch tinh bột 1% vào 4 ống nghiệm.
2
- Đặt ống nghiệm 1 trong nồi cách thuỷ đang sôi.
- Đặt ống nghiệm 2 vào tủ ấm (hoặc cốc nước ở 400C).
- Đặt ống nghiệm 3 vào nước đá.
- Ống nghiệm 4 nhỏ vào 1 ml dung dịch HCl 5%.
3
- Sau 5 phút, thêm vào mỗi ống nghiệm 1 ml amilaza.
4
- Để ở nhiệt độ phòng TN trong 15 phút.
- Sau đó, dùng Iot 0,3% để định lượng mức độ thuỷ phân ở 4 ống nghiệm.
5
- Quan sát sự thay đổi màu sắc của các ống nghiệm.
2.3.3.2. Kết quả
Sau 5 lần thử nghiệm theo SGK, chúng tôi thu được kết quả màu sắc dung dịch trong các ống nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Kết quả kiểm chứng TN theo SGK
Lần
Ống nghiệm
1
2
3
4
5
1
-
-
-
-
-
2
-
-
-
-
-
3
-
-
-
-
-
4
+
+
+
+
+
Chú thích: “+”: Chuyển màu xanh đậm
“-”: Không chuyển màu xanh đậm
2.3.3.3. Nhận xét
Qua bảng trên ta thấy, nếu tiến hành theo SGK thì ống nghiệm 1 (để ở nhiệt độ 1000C) và ống nghiệm 3 (để ở cốc nước đá) không chuyển màu xanh đậm chứng tỏ rằng tinh bột đã bị thủy phân hoàn toàn. Nguyên nhân là do cách bố trí TN như SGK thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến cơ chất chứ không phải đến enzim. Sau khi nhỏ amilaza và để ở nhiệt độ phòng trong 15 phút, enzim vẫn hoạt động bình thường.
Ống nghiệm 2 đặt trong cốc nước 400C nên hoạt tính của amilaza được thể hiện. Do đó, tinh bột bị thuỷ phân hoàn toàn. Dung dịch trong ống nghiệm không chuyển màu xanh đậm.
Ống nghiệm 4 đặt ở nhiệt độ phòng TN, hoạt tính của amilaza bị ức chế bởi axit clohiđric nên tinh bột không bị thuỷ phân, do đó dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu xanh đậm.
Như vậy, kết quả TN theo SGK không chứng minh được ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và cao đến hoạt tính của enzim vì tất cả các ống nghiệm 1, 2 và 3 đều có sự thuỷ phân hoàn toàn tinh bột (nhỏ iot, dung dịch trong các ống nghiệm đều không chuyển màu). Sở dĩ có kết quả như vậy là do bước 4 cùng đặt các ống nghiệm ở nhiệt độ phòng TN trong 15 phút là không chính xác.
TN chứng minh ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính của amilaza mới chỉ có ống nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường axit mà thiếu ống nghiệm chứng minh ảnh hưởng của môi trường kiềm đến hoạt tính của amilaza.
2.3.3.4. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK
Bảng 4. Đánh giá thử nghiệm TN theo SGK
Tiêu chí
Nhận xét
Đề nghị
Hoá chất
- Tinh bột không tan trong nước lạnh, nên nếu dùng tinh bột sống thì các hạt tinh bột sẽ bị lắng xuống đáy ống nghiệm kết quả TN không chính xác.
- Thuốc thử Iot 0,3% là loại hoá chất đắt tiền, khó bảo quản, việc pha hoá chất có nhiều thao tác khó.
- Thuốc thử Iot chưa định rõ số lượng. Nếu cho quá ít sẽ không cho kết quả. Nếu cho quá nhiều gây lãng phí.
- Không nói rõ cách pha dịch nước bọt.
- Thay thế tinh bột sống bằng hồ tinh bột
- Định rõ lượng nồng độ hồ tinh bột dùng TN là 1%
- Thay thế cho Iot 0,3% bằng hoá chất rẻ tiền, dễ kiếm, dễ bảo quản hơn, không cần pha loãng là Iot y tế.
- Định lượng rõ lượng thuốc thử Iot cần dùng.
- Nêu rõ cách pha dịch nước bọt.
Dụng cụ
- Chưa nêu rõ số lượng dụng cụ dùng cho 1 nhóm HS.
- Tủ ấm là thiết bị không phổ biến ở trường PT.
- Thiếu một số dụng cụ như: Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, phễu lọc, pipet và bóp cao su để đong hoá chất TN, kiềng đun và lưới amiăng.
- Dùng nồi đun cách thuỷ khó thao tác TN.
- Định rõ số lượng cần thiết cho 1 nhóm HS.
- Thay thế bằng cốc nước ấm 400C.
- Bổ sung các dụng cụ còn thiếu.
- Nếu thiếu giấy lọc, có thể dùng bông để thay thế.
- Thay thế bằng cốc nước đun sôi cách thuỷ.
Cách tiến hành TN
- Các bước tiến hành theo SGK chứng minh nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chất chứ không phải là ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
- Ống nghiệm 4 để nhiệt độ phòng là không chính xác.
- Không có ống nghiệm chứng minh ảnh hưởng của pH kiềm đến hoạt tính của enzim.
- Giữ nguyên điều kiện nhiệt độ trong suốt quá trình làm TN của các ống nghiệm 1, 2 và 3.
- Ống nghiệm 4 đặt trong cốc nước ấm 400C.
- Bổ sung thêm ống nghiệm 5 chứng minh ảnh hưởng của pH kiềm đến hoạt tính của amilaza.
2.3.4. Thử nghiệm phương án cải tiến
2.3.4.1. Qui trình TN cải tiến
Từ nhận xét và đề nghị trên, chúng tôi đề xuất TN cải tiến thực hiện theo qui trình sau:
2.3.4.1.1. Hoá chất
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
Hoá chất
Số lượng
Dùng để
Tinh bột
1 g
- Pha hồ tinh bột 1%.
Iot y tế
1 lọ
- Nhận biết tinh bột.
Nước cất
60 ml
- Pha dịch nước bọt loãng.
100 ml
- Tạo cốc đun sôi cách thuỷ và cốc nước ấm 400C.
Đá viên
1 khay
- Tạo cốc nước đá.
NaOH 5%
1 ml
- Tạo môi trường pH > 7.
HCl 5%
1 ml
- Tạo môi trường pH < 7.
1 ml
- Trung hòa NaOH.
Hình 1. Iot y tế
2.3.4.1.2. Dụng cụ
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
STT
Dụng cụ
Số lượng
STT
Dụng cụ
Số lượng
1
Ống nghiệm
5 cái
6
Pipet
2 cái
2
Đèn cồn
1 cái
7
Bóp cao su
1 cái
3
Kiềng
1 cái
8
Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 100ml
3 cái
4
Lưới amiăng
1 cái
9
Nhiệt kế
1 cái
5
Phễu lọc
1 cái
10
Bông
1 gói
2.3.4.1.3. Các bước tiến hành
* Chuẩn bị:
- Dung dịch hồ tinh bột 1% [5, 49]
- Dịch nước bọt pha loãng:
+ Xúc miệng sạch.
+ Lấy 60 ml nước cất để xúc miệng nhẹ 3 lần trong khoảng 1 phút.
+ Lọc dịch nước bọt qua bông. [17, 101]
- Cốc nước cách thuỷ đang sôi, cốc nước đá.
- Cốc nước ấm 400C: Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong cốc và liên tục được bổ sung thêm nước nóng vào trong cốc.
* Cách tiến hành
Bước
Nội dung
1
- Lấy 5 ống nghiệm, đánh số thứ tự từ 1 đến 5.
2
- Tiến hành đặt các ống nghiệm trong các điều kiện TN như sau:
Ống nghiệm
Nội dung
Điều kiện nhiệt độ
1
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước bọt pha loãng.
- Đặt trong cốc nước đun sôi cách thuỷ.
2
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước bọt pha loãng.
- Đặt trong cốc nước đá.
3
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước bọt pha loãng.
- Đặt trong cốc nước ấm 40oC.
4
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước bọt pha loãng + 1 ml HCl 5%.
- Đặt trong cốc nước ấm 40oC.
5
2 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml dịch nước bọt pha loãng + 1 ml NaOH 5%.
- Đặt trong cốc nước ấm 40oC.
3
- Giữ nguyên điều kiện TN.
- Sau 15 phút, nhỏ 1 ml HCl 5% vào ống nghiệm 5 (trung hòa NaOH).
4
- Nhỏ 1 – 2 giọt Iot y tế vào cả 5 ống nghiệm.
5
- Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trong ống nghiệm.
* Lưu ý:
- Không nên pha dịch nước bọt và hồ tinh bột quá sớm vì nếu để lâu hồ tinh bột có thể bị thiu, do đó kết quả TN không rõ ràng.
- Không nên nhỏ Iot y tế khi ống nghiệm 1 đang còn nóng vì ở nhiệt độ cao Iot bị thăng hoa.
2.3.4.2. Kết quả
Sau khi 5 lần lặp lại TN theo phương án cải tiến, kết quả thu được như sau:
Bảng 3. Kết quả thử nghiệm phương án cải tiến
ÔN
Điều kiện TN Lần
1
2
3
4
5
1
- Đặt trong cốc nước cách thuỷ đang sôi
+
+
+
+
+
2
- Đặt trong cốc nước đá
+
+
+
+
+
3
- Đặt trong cốc nước ấm 400C
-
-
-
-
-
4
- Đặt trong cốc nước ấm 400C (1ml HCl 5%)
+
+
+
+
+
5
- Đặt trong cốc nước ấm 400C (1ml NaOH 5%)
+
+
+
+
+
Chú thích: “+”: Chuyển màu xanh đậm.
“-”: Không chuyển màu xanh đậm.
2.3.4.3. Nhận xét
Qua bảng trên, dễ dàng nhận thấy rằng sau khi thay đổi điều kiện TN, chỉ có ống nghiệm 3 không có sự chuyển màu xanh đậm chứng tỏ amilaza đã thủy phân tinh bột trong điều kiện nhiệt độ khoảng 400C và pH trung tính.
Những ống nghiệm còn lại bị thay đổi điều kiện nhiệt độ hoặc độ pH nên enzim bị mất hoạt tính, không xảy ra sự thuỷ phân tinh bột. Do đó, khi cho Iot y tế vào trong các ống nghiệm, dung dịch trong đó đều chuyển màu xanh đậm, chứng tỏ vẫn còn tinh bột bên trong ống nghiệm.
Dưới đây là một số hình ảnh đối chứng kết quả TN theo SGK và TN cải tiến:
a) Theo SGK
b) Cải tiến
a) Theo SGK
b) Cải tiến
Hình 2. Đặt trong cốc đun sôi cách thuỷ
Hình 3. Đặt trong cốc nước đá
a) Theo SGK
b) Cải tiến
Hình 5. Đặt trong
cốc nước ấm
pH < 7
Hình 6. Đặt trong
cốc nước ấm
pH > 7
Hình 4. Đặt trong cốc nước ấm
pH = 7
2.3.4.4. Kết luận và đề nghị
So sánh giữa kết quả thu được khi tiến hành TN theo SGK và TN cải tiến, kết hợp đối chiếu với cơ sở khoa học, có thể nhận thấy rằng TN cải tiến có kết quả phù hợp với cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, TN cải tiến còn khắc phục được một số tồn tại của SGK về hoá chất, dụng cụ và các bước tiến hành TN. Kết quả TN thu được lại rõ ràng, dễ quan sát.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị sử dụng phương án cải tiến TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza làm qui trình TN chuẩn.
2.4. Kết quả thử nghiệm và cải tiến các TN thuộc phần SH tế bào – SH10 THPT
Áp dụng qui trình trên để tiến hành thử nghiệm và cải tiến một số TN trong phần SH tế bào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 5. Kết quả thử nghiệm và cải tiến một số TN phần SH tế bào – SH10 THPT
Tên TN
Nội dung cải tiến
Mẫu vật
Dụng cụ
Hoá chất
Bước
tiến hành
Nhận biết tinh bột
TN 1
-
+
+
+
TN 2
-
+
+
+
Nhận biết Prôtêin
+
+
+
+
TN co và phản co nguyên sinh
+
-
+
+
TN về sự thẩm thấu
+
+
+
+
TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza
-
+
+
+
Tổng
3
5
6
6
Chú thích: “+”: Có cải tiến.
“-”: Không cải tiến.
Như vậy trong 6 TN mà chúng tôi thử nghiệm và cải tiến, chúng tôi đã tiến hành được TN cải tiến về mẫu vật, TN cải tiến về dụng cụ, TN cải tiến về hoá chất và các bước tiến hành. Từ đó chúng tôi cũng đề xuất xây dựng 6 qui trình TN chuẩn.
Kết quả cụ thể được trình bày lần lượt từ mục 2.4.1 đến 2.4.6. Vì điều kiện khoá luận không cho phép nên chúng tôi chỉ trình bày mục tiêu của TN, cơ sở khoa học của TN, những điểm cải tiến TN so với SGK và sau đó trình bày qui trình TN chuẩn.
2.4.1. TN 1.1. Nhận biết tinh bột
Bài 12: Thực hành TN nhận biết một số thành phần hoá học của tế bào
(Trang 41 - SGK SH10 NC)
2.4.1.1. Mục tiêu của TN
- Chứng minh được sự có mặt của tinh bột trong tế bào sống.
2.4.1.2. Cơ sở khoa học của TN
- Tinh bột là các polixacarit dự trữ thực vật. Tinh bột được tích luỹ chủ yếu trong các loại hạt, đặc biệt là các loại hạt hoà thảo và các loại củ.
- Đại phân tử tinh bột bao gồm 2 cấu tử là amilozơ và amilopectin. Amilozơ tạo thành màu xanh khi kết hợp với iot. [1, 78-79]
Vì thế có thể sử dụng iot để phát hiện sự có mặt của tinh bột trong các mô thực vật.
2.4.1.3. Những điểm cải tiến so với SGK
Tiêu chí
Cải tiến
Mẫu vật
- Định lượng lại lượng khoai lang tiến hành TN cho mỗi nhóm HS.
Hoá chất
- Thay thế tinh bột sống bằng hồ tinh bột 1%.
- Thay thế thuốc thử Iot trong KI bằng Iot y tế.
- Định rõ lượng Iot y tế cần dùng.
- Định lượng hoá chất cho 1 nhóm HS.
Dụng cụ
- Thêm một số dụng cụ như: Pipet, bóp cao su, chày cối sứ, cân đĩa, phễu lọc.
- Định lượng dụng cụ cho 1 nhóm HS.
Các bước tiến hành
- Chuẩn bị khoai lang trước khi lọc qua phễu như sau: “Gọt vỏ → Cắt nhỏ → Giã nát” để thu dịch lọc dễ dàng hơn.
- Chuyển bước tiến hành: Nhỏ thuốc thử Phêlinh vào ống nghiệm 2 (có hồ tinh bột) sang TN nhận biết đường đơn, để làm ống nghiệm đối chứng chứng minh polixacarit không có tính khử.
2.4.1.4. Qui trình TN chuẩn
2.4.1.4.1. Hoá chất
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
Hoá chất
Số lượng
Tinh bột
1g
Iot y tế
1 lọ
Nước cất
120 ml
2.4.1.4.2. Dụng cụ
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
STT
Dụng cụ
Số lượng
STT
Dụng cụ
Số lượng
1
Ống nghiệm
2 cái
5
Phễu lọc
1 cái
2
Pipet
2 cái
6
Giấy lọc
1 tờ
3
Bóp cao su
1 cái
7
Cốc đong 50 ml
1 cái
4
Chày cối sứ
1 bộ
8
Cân đĩa
1 cái
2.4.1.4.3. Các bước tiến hành
* Chuẩn bị
- Dung dịch hồ tinh bột 1% [5, 49]
- Chuẩn bị khoai lang trước khi giã nát như sau: Gọt vỏ → Cắt nhỏ.
- Cân 5 g khoai lang.
* Cách tiến hành
Bước
Nội dung
1
- Giã nhỏ 5 g khoai lang.
- Hoà với 20 ml nước cất.
- Lọc qua phễu để thu dịch lọc khoai.
2
- Lấy 5 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm 1.
3
- Lấy 5 ml hồ tinh bột 1% cho vào ống nghiệm 2.
4
- Thêm 1 - 2 giọt Iot y tế vào 2 ống nghiệm và phần cặn trên giấy lọc.
3
- Quan sát sự thay đổi màu sắc trong các ống nghiệm và giải thích.
* Lưu ý:
- Không nên pha hồ tinh bột quá sớm vì nếu để lâu hồ tinh bột có thể bị hỏng, do đó kết quả TN không rõ ràng.
- Tất cả các bước nhỏ hoá chất, lấy dịch lọc đều sử dụng pipet vào bóp cao su để đảm bảo chính xác lượng hoá chất được dùng.
Dưới đây là một số hình ảnh đối chứng kết quả TN theo SGK và TN chuẩn:
a) TN theo SGK
b) TN chuẩn
a) TN theo SGK
b) TN chuẩn
Hình 7. Ống nghiệm 1
Hình 8. Ống nghiệm 2
a) TN theo SGK
b) TN chuẩn
Hình 9. Phần cặn trên phễu lọc
2.4.1.5. Kết luận
Qua các hình ảnh trên ta thấy, màu sắc thu được ở ống nghiệm 2 và phễu lọc khi cho thuốc thử Iot là như nhau. Như vậy, tinh bột có ở phần cặn trên giấy lọc, chứng tỏ rằng trong khoai lang sống có chứa tinh bột.
Dung dịch trong ống nghiệm 1 không chuyển màu chứng tỏ trong ống nghiệm không có tinh bột, do tinh bột là các polixacarit, có kích thước lớn nên nó bị giữ lại ở phần cặn trên giấy lọc.
2.4.2. TN 1.2. Nhận biết monoxacarit (đường đơn)
Bài 12: Thực hành TN nhận biết một số thành phần hoá học của tế bào
(Trang 42 - SGK SH10 NC)
2.4.2.1. Mục tiêu của TN
- Chứng minh được monoxacarit có tính khử.
- Phân biệt được tính chất hoá học của monoxacarit và polixacarit.
2.4.2.2. Cơ sở khoa học của TN
- Polixacarit là các hợp chất cao phân tử được tạo thành do nhiều gốc đường đơn hay các dẫn xuất của đường đơn kết hợp với nhau bằng các liên kết α hoặc β – glucozit. Vì không có gốc (- CHO) nên các polixacarit không có tính khử.
- Tinh bột có thể bị thuỷ phân hoàn toàn dưới tác dụng của axit và nhiệt độ cao tạo ra các monoxacarit (glucozơ) có tính khử do chúng có chứa gốc (-CHO). [1, 78-79]
Hình 10. Monoxacarit có chứa gốc khử
Hình 11. Polixacarit không có gốc khử
- Trong điều kiện nhiệt độ cao, gốc (-CHO) của monoxacarit khử Cu2+ (CuSO4 trong thuốc thử Phêlinh) thành Cu2+ (Cu2O), tạo ra kết tủa đỏ gạch theo phương trình sau:
[1000C]
COOH
| +
R
COOK
|
HO – C
| Cu
HO – C
|
COONa
NaOH
2H2O
COOK
|
CHO
| +
CHO
|
COONa
2Cu2O↓
(Đỏ gạch)
CHO
| +
R
[5, 43-44]
Do đó, người ta có thể sử dụng thuốc thử Phêlinh để nhận biết sự có mặt của monoxacarit.
2.4.2.3. Những điểm cải tiến so với SGK
Tiêu chí
Cải tiến
Hoá chất
- Định rõ nồng độ hồ tinh bột là và HCl lần lượt là 1% và 10%.
- Thuốc thử Iot sử dụng là Iot y tế.
- Định rõ lượng thuốc thử Iot y tế.
- Định rõ lượng hoá chất cho 1 nhóm HS.
Dụng cụ
- Thêm một số dụng cụ như:
+ Pipet.
+ Bóp cao su.
+ Giấy quỳ.
+ Kiềng đun.
+ Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 100ml.
+ Lưới amiăng.
- Định lượng dụng cụ cho 1 nhóm HS.
Các bước tiến hành
- Thêm ống nghiệm 1 (5 ml hồ tinh bột 1%+ 1 ml Phêlinh, đun sôi cách thuỷ trong 5 phút) là ống nghiệm chứng minh polixacarit không có khả năng bị thuỷ phân thành monoxacarit nếu thiếu xúc tác là axit.
- Đun sôi cách thuỷ ống nghiệm 2 sau khi nhỏ thuốc thử Phêlinh trong 5 phút.
2.4.2.4. Qui trình TN chuẩn
2.4.2.4.1. Hoá chất
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
Hoá chất
Nồng độ
Số lượng
Hồ tinh bột
1%
15 ml
Thuốc thử Phêlinh
-
2 ml
HCl
10%
10 giọt
NaOH
10%
1 ml
Nước cất
-
200 ml
2.4.2.4.2. Dụng cụ
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
STT
Dụng cụ
Số lượng
STT
Dụng cụ
Số lượng
1
Ống nghiệm
3 cái
5
Đèn cồn
1 cái
2
Pipet
2 cái
6
Kiềng đun
1 cái
3
Bóp cao su
1 cái
7
Lưới amiăng
1 cái
4
Giấy quỳ
3 tờ
8
Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt 100 ml
1 cái
2.4.2.4.3. Các bước tiến hành
Bước
Nội dung
1
- Lấy 3 ống nghiệm. Đánh số thứ tự từ 1 đến 3.
2
- Ống nghiệm 1: 5 ml hồ tinh bột 1% + 1 ml thuốc thử Phêlinh.
- Đặt vào cốc nước cách thuỷ đang sôi trong 5 phút.
3
- Ống nghiệm 2: 10 ml hồ tinh bột 1% + 10 giọt HCl 10%.
- Đặt vào cốc nước cách thuỷ đang sôi trong 15 phút.
- Để nguội, trung hoà bằng NaOH 10%. (Thử bằng giấy quỳ)
4
- Chia dung dịch làm 2 phần bằng nhau vào ống nghiệm 2 và 3.
5
- Nhỏ 1 ml thuốc thử Phêlinh vào ống nghiệm 2.
6
- Đặt vào cốc nước cách thuỷ đang sôi trong 5 phút.
7
- Nhỏ 1-2 giọt Iot y tế vào ống nghiệm 3.
8
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở cả 3 ống nghiệm.
* Lưu ý:
- Nếu đun trên ngọn lửa đèn cồn thì thời gian TN ngắn hơn nhưng phải để một thời gian để kết tủa đỏ gạch lắng xuống.
- Tuy nhiên, TN có sử dụng axit nên để đảm bảo an toàn cho HS, cũng như để quan sát kết tủa rõ ràng hơn nên sử dụng phương pháp đun cách thuỷ.
Dưới đây là một số hình ảnh TN theo SGK và TN chuẩn:
a) Hồ tinh bột + Thuốc thử Phelinh + Thuốc thử Iot
b) Hồ tinh bột + HCl
+ Thuốc thử Phêlinh
c) Hồ tinh bột + HCl + Thuốc thử Iot
Không đun cách thuỷ
Hình 12. TN theo SGK
a) Ống nghiệm 1:
Hồ tinh bột 1% + thuốc thử Phêlinh
b) Ống nghiệm 2:
Hồ tinh bột 1% + HCl 10% + thuốc thử Phêlinh
c) Ống nghiệm 3:
Hồ tinh bột 1% + HCl 10% + Iot y tế
Đun cách thuỷ
Hình 13. TN chuẩn
2.4.2.5. Kết luận
Qua các hình ảnh trên ta thấy, ống nghiệm 1 không xuất hiện kết tủa đỏ, chứng tỏ rằng tinh bột là polixacarit nên không có tính khử.
Ống nghiệm 2 có xuất hiện kết tủa đỏ gạch và ống nghiệm 3 dung dịch không chuyển màu xanh đậm chứng tỏ rằng tinh bột dưới tác dụng của nhiệt độ cao (1000C), trong môi trường axit bị thuỷ phân hoàn toàn và tạo thành đường đơn có tính khử.
So sánh giữa kết quả thu được khi tiến hành TN theo SGK và TN cải tiến kết hợp với đối chiếu cơ sở khoa học, có thể nhận thấy rằng qui trình TN chuẩn có kết quả phù hợp với cơ sở khoa học.
2.4.3. TN 2. Nhận biết prôtêin
Bài 12: Thực hành TN nhận biết một số thành phần hoá học của tế bào
(Trang 42 – SGK SH10 NC)
2.4.3.1. Mục tiêu của TN
- Chứng minh được sự có mặt của prôtêin trong tế bào sống.
2.4.3.2. Cơ sở khoa học của TN
- Prôtêin là nhóm chất hữu cơ có trong cơ thể, có hàm lượng nhiều nhất. Thức ăn động vật (thịt, trứng, sữa,…) và đỗ tương là loại thực phẩm giàu prôtêin.
- Prôtêin được cấu tạo từ các đơn phân là các axit amin. Trong phân tử prôtêin, các axit amin được nối với nhau bởi liên kết peptit .
- Trong môi trường kiềm, liên kết peptit phản ứng với Cu2+ tạo thành dung dịch có màu tím đặc trưng (Phản ứng Biurê). [5, 11],[8, 25],[13]
Do đó, người ta có thể sử dụng phản ứng Biurê để nhận biết sự có mặt của prôtêin trong mô động vật, thực vật.
2.4.3.3. Những điểm cải tiến so với SGK
Tiêu chí
Cải tiến
Mẫu vật
- Bổ sung thêm mẫu vật là đỗ tương vì đỗ tương vẫn cho kết quả rõ.
- Nếu mẫu vật là đỗ tương nên ngâm nước trước 1 ngày để nghiền nhỏ dễ hơn.
- Định lượng mẫu vật cho 1 nhóm HS.
Hoá chất
- Định lượng nồng độ hoá chất làm TN là dung dịch NaOH 10% và CuSO4 1%.
- Định lượng hoá chất cho 1 nhóm HS.
Dụng cụ
- Thêm một số dụng cụ:
+ Pipet.
+ Bóp cao su.
+ Cốc thuỷ tinh 500 ml.
- Định lượng dụng cụ cho 1 nhóm HS.
Các bước tiến hành
- Nêu rõ cách pha albumin lòng trắng trứng.
- Nêu rõ thời điểm nhỏ NaOH 10% vào dung dịch albumin lòng trắng trứng.
2.4.3.4. Qui trình TN chuẩn
2.4.3.4.1. Mẫu vật
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
Trứng gà 1 quả
( Có thể thay thế bằng đỗ tương: 10 hạt hoặc sữa tươi: 3ml)
2.4.3.4.2. Hoá chất
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
Hoá chất
Nồng độ
Số lượng
NaOH
10%
1 ml
CuSO4
1%
1 ml
Nước cất
-
520 ml
2.4.3.4.3. Dụng cụ
(Chuẩn bị cho 1 nhóm HS)
STT
Dụng cụ
Số lượng
STT
Dụng cụ
Số lượng
1
Ống nghiệm
1 cái
4
Cốc thuỷ tinh 500 ml
1 cái
2
Pipet 1 ml
2 cái
5
Phếu lọc
1 cái
3
Bóp cao su
1 cái
6
Giấy lọc
1 cái
2.4.3.4.4. Các bước tiến hành
* Chuẩn bị dung dịch mẫu
- Lòng trắng trứng: Lấy 1 lòng trắng trứng pha với 500 ml nước cất.
- Đỗ tương:
+ Ngâm nước trước 1 ngày để dễ nghiền.
+ Nghiền 10 hạt đỗ tương.
+ Hoà với 20 ml nước cất.
+ Lọc qua phễu để thu dịch mẫu.
* Cách tiến hành
Bước
Nội dung
1
- Lấy 3ml dung mẫu cho vào ống nghiệm.
2
- Nhỏ 1ml NaOH 10%.
3
- Nhỏ 10 giọt CuSO4 1%.
4
- Quan sát sự thay đổi màu và giải thích.
* Lưu ý:
- Nếu sử dụng CuSO4 10% thì chỉ cho 1 – 3 giọt. Nếu cho nhiều sẽ làm lắng cặn dưới đáy ống nghiệm và dung dịch chuyển sang màu xanh nhạt do đó làm ảnh hưởng đến kết quả TN.
- Không pha lòng trắng trứng với NaOH vì có thể tạo kết tủa.
Hình 14. Albumin lòng trắng trứng kết tủa
khi cho dung dịch NaOH 10%
Nguyên nhân tạo thành kết tủa là do: Các yếu tố như nhiệt độ cao, các ion kim loại nặng, kiềm đặc, axit đặc,… gây kết tủa không thận nghịch prôtêin. Vì các liên kết thứ cấp có thể bị đứt ra dẫn đến phá huỷ cấu trúc không gian (bậc 2, 3, 4) của prôtêin nên prôtêin bị mất tính chất SH. [5, 17]
Dưới đây là một số hình ảnh đối chứng kết quả TN tiến hành theo SGK và TN chuẩn:
Lòng trắng trứng
a) Lòng trắng trứng
b) Đỗ tương
c) Sữa
Hình 15. TN theo SGK
Hình 16. TN chuẩn
2.4.3.5. Kết luận
Áp dụng qui trình TN chuẩn trên cả 3 đối tượng gồm: Trứng gà, đỗ tương và sữa tươi, chúng tôi đều thu được kết quả là dung dịch trong ống nghiệm đều chuyển sang màu tím. Mẫu vật là lòng trắng trứng có màu đẹp và dễ quan sát.
So sánh giữa kết quả thu được khi tiến hành TN theo SGK và TN chuẩn kết hợp với đối chiếu cơ sở khoa học, có thể nhận thấy rằng TN chuẩn có kết quả phù hợp với cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, TN chuẩn còn khắc phục được một số tồn tại của SGK về hoá chất, dụng cụ và cách tiến hành.
2.4.4. TN 3. TN co và phản co nguyên sinh
Bài 12: Thực hành TN co và phản co nguyên sinh – SGK SH10
Bài 19: Thực hành quan sát tế bào dưới kính hiển vi
TN co và phản co nguyên sinh – SGK SH10 NC
(Trang 51 – SGK SH10 và trang 67 – SGK SH10 NC)
2.4.4.1. Mục tiêu của TN
- Quan sát được hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở các giai đoạn khác nhau ở 2 loại tế bào: tế bào biểu bì lá cây và tế bào khí khổng.
- Điều khiển được sự đóng - mở khí khổng.
2.4.4.2. Cơ sở khoa học của TN
- Trong môi trường ưu trương, nước bị rút ra khỏi tế bào gây ra hiện tượng co nguyên sinh.
- Trong môi trường nhược trương, nước đi vào tế bào gây ra hiện tượng phản co nguyên sinh. [3, 71]
Hình 17. Thẩm thấu làm biến đổi hình dạng của các tế bào
- Động lực làm biến đổi độ mở của khí khổng là sự biến đổi sức trương nướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận án - Thử nghiệm và cải tiến các thí nghiệm Sinh học 10 THPT.doc