Khóa luận Thực trạng chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Đà Nẵng

PECS là một công cụtốt giúp trẻgiao tiếp không lời. PECS cho phép trẻlựa

chọn và giao tiếp nhu cầu. khi trẻcó thểgiao tiếp và thểhiện nhu cầu của chúng, thông

thường các hành vi có thểgiảm nhẹvà trẻtrởnên vui vẻhơn.

PECS có thể được dùng trong nhiều cách khác nhau đểgiao tiếp. Điển hình PECS là

các bức tranh về đồvật (thức ăn, đồchơi.) Khi trẻmuốn một trong những thứ đó, trẻ

đưa tranh cho đối tượng giao tiếp nhưbố, mẹ, nhà trịliêụ, người trông nom hoặc đứa

trẻkhác. Đối tượng giao tiếp sau đó sẽ đưa cho trẻ đồchơi hoặc thức ăn đểcủng cố

giao tiếp. Cuối cùng các bức tảnh có thể được thay thếbằng các từvà câu ngắn.

Việc sửdụng PECS là một quá trình kéo dài và phức tạp, trải qua nhiều tháng đểhoàn

thiện. Đối với cuộc sống hàng ngày với một đứa trẻkhông có ngôn ngữnói và cũng

không sửdụng ngôn ngữkí hiệu, PECS có thểhoàn toàn là một sựtrợgiúp cho sự

thiếu ‘phương tiện’ giao tiếp.[3]

pdf56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Nói với trẻ ñó là hành vi sai, và sau ñó yêu cầu trẻ ñưa lại quả bóng cho cô. Tiếp tục làm như vậy cho ñến khi trẻ làm ñúng yêu cầu thì giáo viên vỗ tay. Phương pháp TEACCH (Treatment and Education Autistic Children Communication Handicap - Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp) 23 TEACCH là một cách tiếp cận theo suốt cuộc ñời nhằm giúp những người bị tự kỷ mà mục tiêu của nó là trang bị cho trẻ một cuộc sống hữu ích trong cộng ñồng. Cách tiếp cận này bắt ñầu cung cấp các thông tin thị giác, cấu trúc và sự dự ñoán vì người ta nhận ra là kênh học tập thuận lợi nhất là thông qua thị giác. • Khi áp dụng pháp cần chú ý những nguyên tắc: - Môi trường nên thích ứng với trẻ tự kỷ, chứ không phải trẻ tự kỷ thích ứng với môi trường - Tập trung vào cá nhân, xây dựng trên những kỹ năng và sở thích có sẵn. • Chương trình bao gồm: ñánh giá, kế hoạch giáo dục cá nhân, ñào tạo kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, hướng dẫn phụ huynh, tư vấn nhà trường • Cách dạy có kết cấu bao gồm: …chương trình, tổ chức phòng lớp và vật liệu, và sự hướng dẫn ñơn giản, rõ rệt • Được thiết kế ñể hoàn chỉnh những kỹ năng giao tiếp, xã hội và xử lý • Khác với chuẩn phát triển ‘bình thường” - bắt ñầu ở mức ñộ trẻ và giúp trẻ phát triển ñến mức cao nhất có thể • Các khả năng học hỏi của trẻ ñược ñánh giá bằng PEP: những biểu hiện tâm lý giáo dục Phương pháp có 9 lĩnh vực can thiệp và chia theo từng giai ñoạn tuổi từ 1 ñến 6 1. Bắt chước (Imitation). 2. Nhận thức (Perception). 3. Vận ñộng thô (Gross motor). 4. Vận ñộng tinh (Fine Motor). 5. Phối hợp mắt và tay (Eye-hand intergration). 6. Kỹ năng hiểu biết (Cognitive performance). 7. Kỹ năng ngôn ngữ (Verbal performance). 8. Kỹ năng tự lập (Self-help). 9. Kỹ năng bắt chước xã hội (Social performance). Ưu ñiểm • Cả một chương trình ñáp ứng ứng với các nhu cầu của trẻ • Trẻ tự kỷ hiểu các yêu cầu và cách Tập trung vào những kỹ năng của trẻ, chứ không chỉ nhìn những khuyết ñiểm 24 Khuyết ñiểm. • Rất gò bó, tập trung vào những ñồ phụ tổ chức (bảng, chương trình) • Cần nhiều nhân lực ñể thực hiện Ví dụ: Mục tiêu: Biết tên của các con loài vật, như gà, vịt, chó, mèo… Giáo viên dùng 4 hình ảnh, ñể trước mặt trẻ. GV gọi tên các con vật sau ñó hỏi: Gà ñâu? Tìm cho cô. ( ? ) cần ghi ñầy ñủ ! Phương pháp PECS (Pictures Exchange Communication System - Hệ thống giao tiếp trao ñổi hình) PECS là một công cụ tốt giúp trẻ giao tiếp không lời. PECS cho phép trẻ lựa chọn và giao tiếp nhu cầu. khi trẻ có thể giao tiếp và thể hiện nhu cầu của chúng, thông thường các hành vi có thể giảm nhẹ và trẻ trở nên vui vẻ hơn. PECS có thể ñược dùng trong nhiều cách khác nhau ñể giao tiếp. Điển hình PECS là các bức tranh về ñồ vật (thức ăn, ñồ chơi..) Khi trẻ muốn một trong những thứ ñó, trẻ ñưa tranh cho ñối tượng giao tiếp như bố, mẹ, nhà trị liêụ, người trông nom hoặc ñứa trẻ khác. Đối tượng giao tiếp sau ñó sẽ ñưa cho trẻ ñồ chơi hoặc thức ăn ñể củng cố giao tiếp. Cuối cùng các bức tảnh có thể ñược thay thế bằng các từ và câu ngắn. Việc sử dụng PECS là một quá trình kéo dài và phức tạp, trải qua nhiều tháng ñể hoàn thiện. Đối với cuộc sống hàng ngày với một ñứa trẻ không có ngôn ngữ nói và cũng không sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, PECS có thể hoàn toàn là một sự trợ giúp cho sự thiếu ‘phương tiện’ giao tiếp.[3] Ví dụ: Trong giờ học, khi trẻ có nhu cầu ñi vệ sinh ta cầm tay trẻ chỉ vào hình có biểu tượng ‘vệ sinh’ và nói ‘vệ sinh’, lập tức cô dẫn cháu ñi vệ sinh. Nhiều lần như vậy trẻ sẽ tự chỉ vào hình khi có nhu cầu. Phương pháp Floor Time (dựa trên sự phát triển, khác biệt cá nhân, và mối quan hệ/cùng chơi với trẻ) Phương pháp này do hai bác sĩ tâm thần nhi, Stanley Greenspan và Serena Weider ñề ra. Chương trình gồm ba yếu tố: Developmental (Dựa trên sự phát triển); Individual Differences (khác biệt cá nhân); Relationship-based (Dựa trên mối quan hệ) Chương trình gồm 3 phần: 1. Thời gian dưới sàn (thời gian chủ yếu khi bạn theo sau sự chủ ñộng của con bạn1 (bố mẹ theo sát con và ñể trẻ dẫn ñi, ñể trẻ chủ ñộng), cố gắng ñể xây dựng một 25 hướng của ý muốn và dòng chảy của sự tương tác như là bạn bị theo ñuổi, bị lôi cuốn và bị ve vãn bởi cảm xúc và năng lượng của mình). 2. Hiểu và can thiệp vào với những nhu cầu khác biệt về giác quan của con bạn (nắm bắt ñược trẻ tỏ ra khác biệt như thế nào trong cách mà chúng nói và nghe, tiếp nhận thông tin từ giác quan và cảm giác, cách mà chúng nhìn, tìm thấy và tìm kiếm, cách mà chúng dự kiến và tiếp tục hoạt ñộng của chúng ñối với người khác hay với ñồ chơi). 3. Một phần kết cấu trò chơi (bạn tạo ra cơ hội ñể chơi và học những cảm xúc nền tảng bằng việc khai thác ñộng cơ thúc ñẩy con bạn). Trẻ nên ñược thấy khả năng ñể ñược ñiều chỉnh và ñược hứa hẹn (phần thưởng) và giao tiếp mắt trước khi xây dựng những kỹ năng riêng biệt hơn. Ưu ñiểm • Nhằm phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ • Khuyến khích trẻ chủ ñộng tương tác • Phụ huynh ñóng vai trò chính trong việc trị liệu Khuyết ñiểm • Không dạy cách học theo yêu cầu của người lớn • Hơi khó tương tác ban ñầu với trẻ Ví dụ: khi bạn mang cốc nước ñá vào phòng chơi, trẻ với tay một cách bất ngờ ñến chiếc cốc thủy tinh (và tất nhiên ñầu tiên bạn nghĩ rằng “tại sao mình không dùng một cái cốc nhựa nhỉ?”). Bạn nhận ra rằng trẻ có thể là khát, hoặc bạn có thể dạy trẻ về nóng và lạnh, ướt và khô. Bạn có thể lấy nhiều cốc và ñổ nước vào mỗi cốc với mức khác nhau ñể làm thành một bộ nhạc cụ, nhưng nếu bạn quan sát thật kỹ, thì cái thúc ñẩy trẻ lại là quả chanh nổi trên nước. Một quả chanh chua ngậm trong miệng người mẹ sẽ tạo ra khuôn mặt hài và làm trẻ cười. Chỉ cần bạn theo dõi sự phát triển nhận thức của trẻ ñối với những gì chúng thích, những gì kích thích chúng hay trẻ chỉ nhìn ñơn thuần, bạn sẽ có cơ sở ñể tiếp tục. Phương pháp social story (những câu chuyện xã hội - CCXH) Phương pháp CCXH sử dụng những CCXH làm công cụ ñể dạy KNXH cho trẻ mắc hội chứng Tự kỉ và trẻ khuyết tật. CCXH là câu chuyện ngắn tập trung vào việc mô tả một chi tiết hoặc một hoạt ñộng nào ñó với các ñiểm chính sau: 26 Những câu nói mang tính xã hội: chào hỏi, xin phép, xin lỗi… Những sự kiện hoặc những tương tác mà cá nhân có thể chờ ñợi trong những tình huống ñó. Những hành ñộng và những tương tác mà cá nhân nên sử dụng trong tình huống ñó. Nhìn chung, ñây là phương pháp ñược ñánh giá cao trong việc hỗ trợ rèn luyện KNXH cho trẻ khuyết tật và ñặc biệt là trẻ mắc hội chứng Tự kỉ. Dưới ñây chúng tôi xin ñưa ra một ví dụ minh hoạ do chính tác giả Carol Gray sáng tác. “ Trước khi ñi ngủ tôi cần ñánh răng. Đánh răng sẽ giúp răng trắng và sạch sẽ. Đầu tiên tôi sẽ ñưa bàn chải răng vào miệng. Tiếp theo tôi ñánh mặt ngoài của răng. Sau ñó tôi ñánh mặt sau của răng. Tôi dùng nước ñể xúc sạch bọt trong miệng. Tôi dùng nước ñể rửa bàn chải. Cuối cùng tôi cất bàn chải vào lọ ñựng. Bố mẹ rất vui vì tôi luôn ñánh răng sạch sẽ trước khi ñi ngủ.” CCXH cung cấp cho trẻ những cách tiếp cận gần nhất với các tình huống xã hội Bản thân các tình huống xã hội rất phong phú, ña dạng và thường biến ñổi linh hoạt. Trẻ bình thường cũng phải học và rèn luyện rất nhiều mới có thể phản ứng phù hợp trước các tình huống xã hội gặp phải. Do ñó nếu chỉ ñược nghe giảng giải, giải thích, khuyên răn…bằng lời trẻ mắc hội chứng Tự kỉ sẽ không hiểu hết ñược bản chất của vấn ñề. CCXH cung cấp cho trẻ mắc hội chứng Tự kỉ những cách tiếp cận gần nhất với các tình huống xã hội nghĩa là CCXH cung cấp cho trẻ những cách tiếp cận với các tình huống xã hội thông qua ñoạn chuyện ngắn gọn, ñơn giản, ñôi khi còn ñược kết hợp với tranh ảnh thực hoặc qua cả băng video quay các tình huống thực. CCXH tạo cho trẻ mắc hội chứng Tự kỉ cơ hội thực hành các kỹ năng một cách thường xuyên Những CCXH ñược xây dựng dựa trên những tình huống xã hội gần gũi, thường nhật mà ñứa trẻ thường bối rối, khó chịu khi gặp phải. Do ñó, những tình huống xã hội này sẽ ñược lặp ñi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn (một giờ, một tiết học, một buổi học, một ngày học, một tuần học…). Đây chính là ñiều kiện thuận lợi ñể trẻ có thể thực hành ứng dụng những kỹ năng ñược học trong 27 CCXH một cách thực tế nhất. Giáo viên cũng qua ñó dễ dàng ñánh giá ñược hiệu quả của CCXH ñến hành vi, thái ñộ của trẻ trước tình huống mà trẻ gặp phải. Có thể thấy phương pháp CCXH ñã giải quyết khá triệt ñể những khó khăn, bối rối, lo lắng của trẻ mắc hội chứng Tự kỉ trước các tình huống xã hội thường ngày thông qua việc: giải quyết vấn ñề khó khăn trong việc hiểu cảm xúc, suy nghĩ, dự ñịnh của người khác một cách trực diện; cung cấp thông tin về một số tình huống xã hội theo hình thức cấu trúc cố ñịnh; cung cấp cho trẻ những cách tiếp cận gần nhất với các tình huống xã hội; tạo cho trẻ mắc hội chứng Tự kỉ cơ hội thực hành các kỹ năng một cách thường xuyên. Như vậy, việc sử dụng CCXH vào rèn luyện KNXH cho trẻ mắc hội chứng Tự kỉ ñem lại những hiệu quả nhất ñịnh ñối với sự phát triển ở hiện tại và tương lai của trẻ. Trên thế giới ñây là một phương pháp giáo dục trẻ mắc hội chứng Tự kỉ phổ biến. Còn tại Việt Nam việc xây dựng và sử dụng CCXH còn gặp nhiều khó khăn. Phương pháp SI ( Sensory Integration - Hòa nhập cảm giác) Các giác quan của chúng ta ñưa cho chúng ta thông tin mà ta cần ñể nhân thức thế giới. các giác quan lấy thông tin từ các hiện tượng cả ngồi và trong cơ thể chúng ta. 5 giác quan: nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ, phản ứng với các hiện tượng ñến từ bên ngồi cơ thể. Trị liệu hồ hợp giác quan là công cụ có giá trị ñể dạy trẻ làm thế nào ñể tương tác với môi trường xung quanh. Trẻ tự kỷ có thể có những phản ứng không ñủ hoặc quá nhạy cảm, hoặc thiếu khả năng hòa hợp các giác quan. Vì vậy có một số trẻ tự ñập ñầu vào tường hoặc quay tròn. Phương pháp hoà nhập cảm giác tập trung vào giúp trẻ bớt nhạy cảm, giúp tổ chức lại thông tin cảm giác Ví dụ: cho trẻ tập trong phòng phát triển giác quan có các thiết bị như âm nhạc nhẹ, phòng sáng tối ñể luyện thị giác. Phương pháp OT (Occupatoin Therapy - Hoạt ñộng tri liệu) OT ñưa ra những hỗ trợ cho trẻ tự kỷ mà có khó khăn trong các giác quan, vận ñộng, cơ lực và các kĩ năng thăng bằng. Nhà trị liệu và giáo viên thường sử dùng mát-xa, bạt lò xo, ván trượt, bóng cao su to, bể bơi..tất cả những thứ này ñược dùng ñể trẻ trở nên nhận thức hơn về cơ thể mình và có khả năng sử cơ thể trong các cách khác nhau. 28 Phương pháp “Trò chơi không ñịnh hướng” Trò chơi không ñịnh hướng giống như tương tác và chơi – nói chung không ép buộc, không có cấu trúc và vui vẻ. nó không giống như chơi bình thường bởi vì khi bạn là giáo viên, bạn ñóng vai trò như một ñối tượng chơi tích cực của trẻ. Nhiệm vụ của giáo viên là theo sự dẫn dắt của trẻ và chơi bất cứ cái gì mà trẻ thích và làm ñiều này theo cách sao cho khuyến khích trẻ tương tác với mình. Điều này có nghĩa rằng nếu muốn trẻ ñẩy xe ô tô, bạn ñẩy xe ô tô với trẻ, ñưa trẻ xem một cái ô tô ñi nhanh hoặc một cuộc thi xem ai nhanh hơn. Nếu cần thiết, lấy ô tô của bạn ñâm vào ô tô của trẻ - làm những gì ñể tạo nên sự tương tác. Vai trò của bạn là trở thành người giúp có tính xây dựng và khi cần thiết, khiêu khích bằng cách làm bất cứ ñiều gì ñể ñưa hoạt ñộng của trẻ vào sự tương tác lien cá nhân. Phương pháp “Trị liệu ngôn ngữ và lời nói” Trẻ em tự kỷ thường không giao tiếp bằng cách dùng lời nói hoặc bất cứ loại ngôn ngữ nào, ví dụ như tiếp xúc mắt và ngôn ngữ cơ thể. Nếu như một ñứa trẻ không muốn giao tiếp, nó sẽ không khám phá ra ñược khả năng phát âm của mình, học các âm thanh mới hoặc nghe ngôn ngữ nói xung quanh mình. Điều này sẽ dẫn sự chậm phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp và trẻ sẽ thấy rất khó khăn ñể thể hiện bản thân mình. Điều này thường dẫn ñến sự thất vọng cho trẻ Trị liệu ngôn ngữ rất quan trọng trong phát triển chức năng cho trẻ và nó nên ñược sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của tất cả những trẻ có khó khăn về lời nói và ngôn ngữ Các lĩnh vực cần tập trung như: - kĩ năng nghe và chú ý - kĩ năng chơi - kĩ năng xã hội - hiểu xã hội - diễn ñạt ngôn ngữ - …. Phương pháp “Trị liệu nước” Đây là hoạt ñộng trị liệu có ý nghĩa hỗ trợ rất tích cực cho sự phát triển của trẻ tự kỷ. Trị liệu nước giúp trẻ tự kỷ giảm căng thẳng, giảm bớt hành vi không mong 29 muốn, tăng khả năng tương tác và giao tiếp. nước có tác ñộng tích cực ñến giác quan của trẻ tự kỷ, tạo ra môi trường an toàn cho trẻ Phương pháp “Computer – Game” Cho trẻ làm quen với máy tính ñể phát hiện ra khả năng tiềm tàng của trẻ. Ngoài ra một số trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ sẽ tăng khả năng giao tiếp thông qua sử dụng máy vi tính Phương pháp “Trị liệu bằng âm nhạc, mỹ thuật, ñộng vật” Giúp tăng triển những kỹ năng giao tiếp bằng cách phát triển tương tác xã hội và giúp trẻ cảm thấy thành công. Trị liệu bằng mỹ thuật và âm nhạc giúp hoà hợp cảm giác, làm kích thích cảm giác, thị giác, và thính giác. Trị liệu mỹ thuật có thể giúp trẻ diễn tả bản thân mình bằng cách không dùng lời nói nhưng sử dụng biểu tượng. Trị liệu bằng âm nhạc tốt cho sự phát triển lời nói và khả năng nghe hiểu ngôn ngữ: các bài hát ñược sử dụng ñể dạy ngôn ngữ và tăng khả năng kết hợp từ. Trị liệu với ñộng vật (cưỡi ngựa, bơi với cá heo) có những ưu ñiểm thể lý và cảm xúc - tiến bộ khả năng phối hợp vận ñộng, tăng cảm giác an toàn và tự tin. Ví dụ: Cho trẻ nghe nhạc và vẽ ra tất cả những gì mình thích theo mức ñộ từ nhạc nhẹ, ñến nhác sôi ñộng.. Như vậy, có rất nhiều những phương pháp khác nhau ñể trị liệu cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên không có một phương pháp nào là vạn năng có thể phù hợp cho tất cả trẻ tự kỷ. Tuy có những ñặc ñiểm giống nhau, nhưng mỗi trẻ tự kỷ là ñộc ñáo, có tính nét khác biệt. Trong trị liệu cho trẻ tự kỷ cần có sự kết hợp của những phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng, mức ñộ, ñặc ñiểm, khả năng, nhu cầu của mỗi trẻ. Và bước ñầu quan trọng nhất là phải tìm hiểu trẻ (sở thích, thói quen, hành vi, v.v.), ñánh giá ñược mức ñộ, khả năng của trẻ rồi sau ñó mới có thể áp dụng các phương pháp phù hợp. Phương pháp “More than words” Đây là phương pháp rất phổ biến ñược áp dụng ñể nuôi dạy trẻ tự kỷ tại gia ñình Dựa vào sở thích của trẻ mà cha mẹ có thể hiểu 4 giai ñoạn giao tiếp của trẻ: tự phát, yêu cầu, giao tiếp sớm và ñối tác. Từ ñó thiết lập mối quan hệ với trẻ, phát triển khả năng giao tiếp và nhận thức của trẻ. Phương pháp gồm 12 mục: - Học biết thêm về sự giao tiếp của con bạn 30 - Đặt mục tiêu bằng cách dùng hiểu biết của bạn về con bạn - Theo sư ñiều khiển của trẻ - Cùng chơi luân phiên - Nối kết các trò chơi có người - Giúp trẻ hiểu những gì bạn nói - Dùng công cụ hỗ trợ nhìn - R.O.C.K. trong công việc thường quy (Repeat.Ofer.Cue.Keep- Nhắc Lại.Tạo Cơ Hội. Gợi Ý. Luôn Giữ) - Đem sách lên - Lấy ñồ chơi ra - Kết bạn Công cụ ñể dạy trẻ là hệ thống tranh ảnh, thông qua kênh thị giác trẻ sẽ tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng. Nguyên tắc của phương pháp này là: nói ít hơn và nhấn mạnh, chậm rãi, và chỉ vào. Tóm lại mỗi phương pháp có ưu khuyết ñiểm riêng. Vì vậy giáo viên và cha mẹ phải linh hoạt, sáng tạo, vận dụng phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ. 1.4.4. Phương tiện Phương tiện là thiết bị không thể thiếu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Chúng tôi xin ñưa ra một số phương tiện có thể ñược sử dụng trong 4 lĩnh vực sau: 1.4.4.1. Các phương tiện hỗ trợ nhìn/nghe/nhận thức Hầu hết trẻ tự kỷ tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh qua kênh thị giác và thính giác. Trên sơ sở ñó trẻ sẽ phát triển nhận thức, hiểu ñược những gì xảy ra xung quanh mình. Công cụ hỗ trợ nhìn có thể là ñồ chơi, hệ thống các lôgô tranh ảnh, vật dụng quen thuộc xung quanh trẻ như cái ly, chén, cái bàn,… Với công cụ hỗ trợ nhìn (CCHTN) ta có thể giúp trẻ hiểu quá khứ và tương lai, có thể chỉ cho trẻ thực hiện công việc một cách ñộc lập, nhắc trẻ ñiều trẻ làm và nói, giúp trẻ bày tỏ bản thân, cho trẻ nhiều sự lựa chọn, giúp trẻ hiểu cảm xúc của người khác,... Công cụ hỗ trợ nghe là những vật phát ra âm thanh như ñàn, lục lạc, trống, hộp ñựng hạt ñậu,... Với những dụng cụ này ta có thể giúp trẻ xác ñịnh nguồn gốc, vị trí âm thanh,..Đây là cơ sở ñể ta có thể dạy trẻ phản ứng khi gọi tên. 31 Tất cả những công cụ hỗ trợ nghe, nhìn không chỉ phát triển giác quan mà còn phát triển nhận thức. Trong ñó ñồ chơi ñóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức. Cha mẹ có thể giáo dục con mình thông qua hoạt ñộng chơi với ñồ chơi. Đây chính là "liệu pháp" giúp bé khám phá thế giới xung quanh và phát triển tính thông minh, sáng tạo. 1.4.4.2. Các phương tiện hỗ trợ hoà nhập cảm giác Đa số trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc hiểu bản thân cơ thể. Vì vậy trẻ thường có những hành ñộng không bình thường ñể cảm nhận cơ thể như càu cấu bản thân, xoay tròn,...Hoà nhập cảm giác giúp trẻ cân bằng hệ thống các giác quan, hiểu rõ cơ thể. Các phương tiện thường dùng ñể giúp trẻ hoà nhập cảm giác ñó là: bóng gai, ống cao su, ñệm nước, thảm trắng ñen ñể bò, thảm nhám ñể lăn, dụng cụ massage, ñai thở, thiết bị âm nhạc nhẹ, gương, bảng trắng ñen,.. 1.4.4.3. Các phương tiện hỗ trợ phát triển thể chất Phát triển thể chất giúp trẻ hình thành kĩ năng vận ñộng, giáo dục các tố chất thể lực. Đối với trẻ tự kỷ việc phát triển thể chất là ñiều hết sức quan trọng. Các phương tiện dùng ñể phát triển thể chất của trẻ là: ñu xà, cầu tuột, bàn nhún, cầu thăng bằng, xe ñạp, bóng to, bập bênh, xích ñu.. 1.4.4.4. Các phương tiện hình thành kỹ năng thích ứng Phương tiện ñược sử dụng ñể hình thành kĩ năng thích ứng là những vật dụng quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày như các vật dùng trong nhà tắm, trong phòng ngủ, phòng khách.. Với những phương tiện này giúp trẻ kĩ năng tự phục vụ, thích nghi với môi trường bên ngoài. 1.4.5. Hình thức 1.4.5.1. Can thiệp tại trung tâm Tổ chức can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm là gia ñình ñưa trẻ ñến Trung tâm ñể các giáo viên, chuyên gia tiến hành tổ chức can thiệp cho trẻ và hướng dẫn gia ñình cách chăm sóc giáo dục trẻ. Khi tổ chức can thiệp tại trung tâm cần lưu ý những ñiều sau: - Cần có phòng học cá nhân và phòng tư vấn phụ huynh, phòng chẩn ñoán ñánh giá. 32 - Trang bị những ñồ dùng, phương tiện phục vụ can thiệp cho trẻ theo từng kế hoạch của từng trẻ. - Không nên chỉ cho phụ huynh những lời khuyên mà phải hướng dẫn cho họ các kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ. - Chuyển cho phụ huynh kế hoạch can thiệp của trẻ ñã xây dựng ñể phụ huynh biết ñược những nội dung trẻ ñang học tại thời ñiểm hiện tại ñể kết hợp dạy trẻ tại gia ñình. - Trao ñổi với phụ huynh về tình hình can thiệp tại trung tâm hàng ngày, hàng tuần ñể phụ huynh nắm ñược và có sự kết hợp chặt chẽ. 1.4.5.2. Can thiệp tại trường mầm non Can thiệp sớm tại trường mầm non là gia ñình ñưa trẻ tự kỷ ñến trường mầm non học hoà nhập cùng với trẻ bình thường, các giáo viên mầm non dưới sự hỗ trợ của chuyên gia giáo duc ñặc biệt sẽ chăm sóc – giáo dục trẻ, giúp trẻ tham gia vào các hoạt ñộng hàng ngày với trẻ bình thường 1.4.5.3. Can thiệp tại gia ñình Tổ chức can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại gia ñình là các giáo viên, chuyên gia ñến nhà của trẻ tổ chức can thiệp sớm cho trẻ và hướng dẫn cho các thành viên trong gia ñình các kĩ năng chăm sóc, giáo trẻ tại gia ñình. Khi tiến hành tổ chức can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại gia ñình cần huy ñộng ñược càng nhiều thành viên trong gia ñình tham gia càng tốt, ñặc biệt là cha mẹ trẻ. Cha mẹ trẻ ñóng vai trò như những giáo viên chủ yếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 1.5. Gia ñình và việc chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ 1.5.1. Mục tiêu Công tác chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ nhằm cải thiện tình trạng phát triển của trẻ ở các lĩnh vực: Thể chất (khả năng di chuyển, vận ñộng, nhìn và nghe,...), trí tuệ (khả năng nhận thức và tiếp thu), ngôn ngữ (khả năng hiểu lời, nói ra và diễn tả), quan hệ (khả năng tiếp xúc và chấp nhận người khác), thích ứng (khả năng tự phục vụ ăn, uống, tắm rửa và tự giúp mình). Đồng thời công tác cũng giúp cho các phụ huynh: Giải ñáp những thắc mắc về những vấn ñề trong sự phát triển của trẻ; hiểu và gần gũi với trẻ ñúng mức và hợp lý hơn. 1.5.2. Nội dung Mục tiêu lớn nhất trong công tác giáo dục trẻ tự kỷ không phải là việc dạy chữ, dạy toán và giúp trẻ có thể theo học ở các trường bình thường. Mà chúng ta cần phải 33 giúp trẻ có ñược những kỹ năng cần thiết ñể có thể thích nghi với môi trường xung quanh, ñây là một ñiều không ñơn giản trong suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ, vì họ luôn trông ñợi ở ñứa con của mình có ñược những kiến thức giống như các bạn cùng trang lứa, và ñó là ñiều khiến cho họ hao tổn rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc ñể tìm kiếm khắp mọi nơi. Có thể nói, các phụ huynh ñó muốn dạy cho trẻ cái họ cần chứ không phải giúp cho trẻ ñiều nó muốn, và vì thế sau một thời gian rất nỗ lực, mà kết quả lại không ñạt ñược bao nhiêu. Vì vậy, trong chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ cần tập trung vào các nội dung rèn luyện kỹ năng, giúp cho trẻ có thể thích nghi với cuộc sống. 1.5.2.1. Phát triển thể chất Phát triển thể chất giúp trẻ tự kỷ có cơ thể khoẻ mạnh, cân ñối, có khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu của môi trường. Thông qua các trò chơi Tâm lý vận ñộng, trẻ sẽ trở nên khéo léo hơn và giải tỏa ñược những ức chế tâm lý. Việc phát triển kỹ năng vận ñộng cho trẻ, ngoài việc tham gia các giờ sinh hoạt Tâm vận ñộng (một buổi/ tuần) thì các em cũng có thể phát triển qua việc: Leo lên, bước xuống cầu thang, ném banh (hay ném quần áo vào giỏ !) ñá banh, tập ñi xe ñạp (3 bánh và 2 bánh) tập bơi… và tập làm các ñồ chơi ñơn giản. Cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi với trẻ qua ñó phát triển vận ñộng tăng cường thể lực. Giáo dục thể chất có mối quan hệ với các nôi dung giáo dục khác như: giáo dục nhận thức, giáo dục giao tiếp. Vì vậy thông qua phát triển thể chất cho trẻ tự kỷ cha mẹ có thể tăng khả năng hiểu biết của trẻ về môi trừơng xung quanh và phát triển khả năng tương tác của trẻ ñối với mọi xung quanh 1.5.2.2. Phát triển kỹ năng nhận thức Trong môi trường gia ñình vịêc phát triển khả năng nhận thức là rất quan trọng. Trẻ không chỉ học các chữ cái và số mà còn nhận thức về môi trường xung quanh trẻ. Trẻ học mọi thứ từ cái trẻ thích nhất ñến cái trẻ quen thuộc gần gũi nhất và tiếp ñến là cái bên ngoài xã hội. 1.5.2.3. Hình thành kĩ năng thích ứng Hầu hết các trẻ tự kỷ không thể tự chăm sóc bản thân, còn phụ thuộc vào gia ñình, khó có thể thích nghi với môi trường xung quanh. Điều này tăng thêm gánh nặng cho cha mẹ trẻ, ñồng thời ñó chính là rào cản ngăn trẻ hoà nhập cộng ñồng. Hình thành kĩ năng thích ứng sẽ giúp trẻ tự kỷ có thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài. 34 Dựa vào thang ño hành vi thích ứng ABS-2, nội dung hình thành kĩ năng thích ứng gồm các lĩnh vực: hoạt ñộng ñộc lập, phát triển thể chất, hoạt ñộng kinh tế, phát triển ngôn ngữ, số và thờii gian, hoạt ñộng hướng nghiệp, tự ñiều khiển, trách nhiệm, xã hội hoá, ứng xử xã hội, tuận lệnh, mực ñộ tin cậy, các hành vi rập khuôn- hiếu ñộng, liên kết xã hộivà hành vi quấy rối cá nhân. Cha mẹ có thể tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu của trẻ mà chọn lực mục tiêu phù hợp cho trẻ. Bên cạnh ñó chúng ta giúp trẻ tham gia vào các hoạt ñộng hàng ngày như làm việc nhà, phụ mẹ nấu nướng, phụ bố sắp xếp phòng ốc.. Điều ñó giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân và cảm nhận ñược vị trí của mình trong gia ñình. 1.5.2.4. Xây dựng các kỹ năng xã hội Kĩ năng xã hội là những kĩ năng ñi cùng với kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ có sự tác ñộng qua lại với những người xung quanh. Các nhà khoa học ñã chứng minh rằng trẻ mắc hội chứng Tự kỉ bị khiếm khuyết “lý thuyết tâm trí”, nghĩa là trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc, suy nghĩ, dự ñịnh, tình cảm… của người khác. Vì vậy, trẻ không thể hoặc không biết cách phản ứng lại một cách phù hợp trong khi giao tiếp hay vui chơi, hoạt ñộng cùng các bạn. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên lạc lõng, tự ti và khó hoà nhập vào môi trường lớp học nói riêng và môi trường cộng ñồng nói chung. Cần tập cho trẻ biết giao tiếp một cách bình thường với những người chung quanh trong khi ñi chơi các nơi công cộng và học các tình huống giao tiếp xã hội thông qua các bài tập cũng như các trò chơi sắm vai. 1.5.2.5. Phát triển khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ Kỹ năng giao tiếp là ñiều cơ bản góp phần vào quá trình phát triển cho một ñứa trẻ, những khó khăn do khả năng giao tiếp hạn chế sẽ tạo nên những tổn thất khá lớn về tâm sinh lý. Vì vậy phụ huynh cần hết sức quan tâm ñể tạo ra những ñiều kiện thuận lợi giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Trẻ có thể s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng chăm sóc giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Đà Nẵng.pdf
Tài liệu liên quan