MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 2
4. Nội dung nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH, THU BHXH 3
1.1. Khái niệm về BHXH, thu BHXH bắt buộc 3
1.1.1. Khái niệm về BHXH 3
1.1.2. Khái niệm về thu BHXH bắt buộc 4
1.2. Vai trò của thu BHXH 4
1.3. Nội dung thu BHXH bắt buộc 5
1.3.1. Đối tượng tham gia BHXH 5
1.3.2. Phương thức và mức đóng BHXH 7
1.3.3. Quy trình tổ chức thu BHXH 10
1.3.3.1. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm 11
1.3.3.2. Quản lý tiền thu 12
1.3.3.3. Thông tin, báo cáo thu 12
1.3.3.4. Quản lý hồ sơ, tài liệu thu 12
1.4. Các trường hợp truy đóng và thủ tục truy đóng 13
1.5. Thoái trả tiền đã đóng BHXH 14
1.6. Một số nhân tố tác động trực tiếp đến công tác thu BHXH 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2007-2010 16
2.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội có liên quan đến công tác thu BHXH tại BHXH huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang 16
2.2. Khái quát về BHXH huyện Hiệp Hòa 17
2.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Hiệp Hòa 17
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Hiệp Hòa 18
2.2.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH huyện Hiệp Hòa 22
2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Hiệp Hòa 22
2.3. Tình hình thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa 23
2.3.1. Phân công cán bộ làm công tác thu 23
2.3.2. Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc 24
2.3.3. Quy trình thu BHXH bắt buộc 26
2.3.4. Quản lý tiền thu BHXH bắt buộc 28
2.3.5. Thông tin, báo cáo thu BHXH bắt buộc 28
2.3.6. Quản lý hồ sơ, tài liệu thu BHXH bắt buộc 29
2.3.7. Các trường hợp đã truy đóng BHXH bắt buộc 29
2.4. Kết quả thực hiện thu BHXH bắt buộc 29
2.4.1. Số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc 29
2.4.2. Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc 32
2.4.3. Kết quả thu BHXH phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa 33
2.4.4. Số tiền nợ đọng BHXH bắt buộc 38
2.5. Đánh giá chung về công tác thu BHXH bắt buộc 39
2.5.1. Ưu điểm 39
2.5.2. Hạn chế 40
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 41
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANG 45
3.1. Định hướng về công tác BHXH tại BHXH huyện Hiệp Hoà trong thời gian tới 45
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hoà 46
3.2.1. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH 46
3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức trong cơ quan BHXH huyện Hiệp Hoà 48
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác thu BHXH bắt buộc 50
3.2.4. Tích cực vận động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng BHXH bắt buộc 52
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH bắt buộc 53
3.2.6. Xử lý nghiêm minh những đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHXH 53
3.3. Khuyến nghị 54
3.3.1. Khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 54
3.3.2. Khuyến nghị với BHXH Việt Nam 55
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
62 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu tiếp xúc thường xuyên với các đơn vị sử dụng lao động.
+ Nắm được tổng số lao động thực tế đang làm việc, số lao động thuộc diện tham gia BHXH, tình hình biến động số lượng lao động, thực hiện đối chiếu với số lao động đã đăng kí tham gia BHXH để hạn chế các đơn vị sử dụng lao động kê khai số lao động tham gia BHXH ít hơn so với thực tế, qua đó đảm bảo quyền được tham gia BHXH của mọi người lao động.
+ Nắm được quỹ lương của đơn vị vì quỹ lương là căn cứ xác định mức đóng BHXH, hạn chế có đơn vị sử dụng lao động đăng kí quỹ lương với cơ quan BHXH thấp hơn với quỹ lương thực tế làm giảm số tiền phải đóng BHXH của họ dẫn đến sau này khi giải quyết chế độ cho NLĐ thì mức hưởng thấp, chất lượng cuộc sống giảm sút có thể không đảm bảo cuộc sống cho họ, đặt gánh nặng lên Nhà nước nhằm ổn định an sinh xã hội.
+ Nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để thấy được khả năng đóng BHXH của đơn vị đó, đưa ra biện pháp truy thu đối với đơn vị sử dụng lao động làm ăn có hiệu quả nhưng cố tình không đóng BHXH, đồng thời cũng phải tạo điều kiện cho những đơn vị sử dụng lao động gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh được hoãn số tiền BHXH phải nộp.
+ Tuyên truyền chế độ BHXH cho NSDLĐ và NLĐ, giúp họ nhận thức được tham gia BHXH là quyền và nghĩa vụ của họ, những lợi ích mà NLĐ và NSDLĐ nhận được khi tham gia BHXH.
+ Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động, quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH theo mẫu biểu quy định của cơ quan BHXH.
+ Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập bảng tăng, giảm mức đóng BHXH hàng tháng để nộp cho BHXH huyện Hiệp Hoà.
+ Quy định và thông báo lịch làm việc của cán bộ thu BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Hiệp Hoà. Thông thường BHXH huyện Hiệp Hoà thường tiếp nhận các thay đổi từ ngày đầu tháng đến ngày 20 của tháng.
- BHXH huyện Hiệp Hoà thường xuyên thực hiện rà soát, lập danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện thêm các đối tượng mới cần tham gia BHXH trên địa bàn quản lí của huyện mình. Để nắm được số đơn vị thuộc diện tham gia, BHXH huyện Hiệp Hoà thường phối hợp với các cơ quan như phòng công thương, phòng Kế hoạch – Đầu tư, chi cục thuế huyện Hiệp Hoà. Đồng thời tiếp xúc với uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn để nắm được số hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có tại nơi đó. Việc mở rộng đối tượng tham gia làm cho quỹ BHXH ngày càng tăng, thực hiện chi trả kịp thời các chế độ, có nhiều lao động được bảo vệ trước những rủi ro trong cuộc sống thông qua BHXH.
- Cán bộ thu BHXH thực hiện ghi chép kết quả đóng BHXH cho người lao động
+ Hàng tháng, cán bộ thu căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương đơn vị đăng kí và bảng tăng, giảm mức đóng BHXH để xác định số tiền BHXH phải đóng.
+ Cán bộ thu ghi chép chi tiết và chính xác kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, từng đơn vị vào đầy đủ các mẫu sổ sách, thực hiện đối chiếu với cán bộ thu của BHXH tỉnh Bắc Giang về kết quả đóng BHXH của từng đơn vị của huyện Hiệp Hoà.
+ Cán bộ thu phải kiểm tra lại số lao động, quỹ tiền lương tham gia BHXH hàng tháng của từng đơn vị, tổng hợp số đơn vị đã đóng BHXH, số đơn vị đóng thiếu, chưa đóng trong kì.
2.3.2. Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc
Lập kế hoạch thu có vai trò rất quan trọng trong công tác thu BHXH. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên, có tính chất quyết định đến công tác thu BHXH hàng năm của cơ quan BHXH các cấp. Kế hoạch lập ra càng sát với thực tế và phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương thì công tác thu càng hoàn thiện và có hiệu quả.
Tại BHXH huyện Hiệp Hòa, lập kế hoạch thu được tiến hành vào đầu tháng 10 hàng năm và được giao cho cán bộ thu thực hiện. Kế hoạch thu được lập chi tiết tới từng đơn vị sử dụng lao động.
Để lập kế hoạch thu, trước hết cán bộ thu đã căn cứ vào tình hình biến động số lao động, quỹ tiền lương do các đơn vị sử dụng lao động báo cáo hàng tháng để xác định dự toán thu năm kế hoạch cho từng đơn vị.
Số tiền dự toán thu được tính toán theo công thức sau:
Số tiền dự toán thu = Số lao động dự toán × Lương bình quân dự toán × Tỉ lệ đóng (%).
Ví dụ như: căn cứ vào thực hiện thu BHXH bắt buộc năm 2010 của công ty may Hoàng Ninh (số lao động đang tham gia BHXH là 100 người, lương bình quân là 21 triệu đồng/ người), cán bộ thu dự toán số lao động tham gia BHXH năm 2011 là 120 người, lương bình quân là 21,91 triệu đồng/ người. Như vậy, số tiền thu dự toán năm 2010 của Công ty may Hoàng Ninh = 120 người × 21,91 triệu đồng/ người × 22% = 578,42 triệu đồng.
Bảng 1: Kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại một số đơn vị tại BHXH huyện Hiệp Hòa năm 2011.
Đơn vị
Thực hiện năm 2010
Dự toán năm 2011
Số người
Lương bình quân (trđ/người)
Số tiền thu (trđ)
Số người
Lương bình quân (trđ/người)
Số tiền thu (trđ)
DN tư nhân Minh Quang
98
18,72
403,6
102
18,75
420,75
Công ty TNHH Cường Phát
121
15,84
421,66
130
15,96
456,46
Hợp tác xã Hoàng Vân
24
25,44
143,32
27
25,54
151,71
DN vật liệu xây dựng Sơn Uyên
17
9,36
35,01
19
10,23
42,76
Công ty may Kim Mai
65
17,76
253,97
72
18,12
287,02
(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)
Sau đó, cán bộ thu sẽ tổng hợp số tiền dự toán thu theo từng khu vực như: khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh,... và cuối cùng là xác định tổng thu của cả năm kế hoạch.
Bên cạnh lập kế hoạch thu cho các đơn vị đang tham gia BHXH bắt buộc, cán bộ thu còn đưa ra dự toán về các đơn vị có thể đăng kí tham gia BHXH năm kế hoạch. Vì cán bộ thu đã dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa, dựa vào số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động tăng để đưa ra dự toán thu BHXH.
Bảng 2: Kế hoạch thu BHXH ở một số khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa năm 2011
Khu vực
Thực hiện năm 2010
Dự toán năm 2011
Số đơn vị
Số người
Số đơn vị
Số người
DN ngoài quốc doanh
64
1.338
70
1.429
Hợp tác xã
3
79
5
114
Hộ kinh doanh cá thể
15
121
20
148
(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)
2.3.3. Quy trình thu BHXH bắt buộc
Đối với các đơn vị sử dụng lao động lần đầu tham gia BHXH bắt buộc:
Trước hết, NLĐ tại các đơn vị sử dụng lao động cần phải căn cứ vào quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động kê khai 3 bản “Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc” nộp cho NSDLĐ. Các thông tin kê khai phải đúng sự thật, đầy đủ các nội dung. Đối với những NLĐ đã được cấp sổ BHXH thì không phải kê khai mà chỉ phải nộp sổ BHXH
Thứ hai là cán bộ phụ trách BHXH tại đơn vị sử dụng lao động tiến hành kiểm tra, đối chiếu tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc của từng NLĐ; sau đó NSDLĐ tiến hành kí, xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên tờ khai của NLĐ.
Thứ ba, NSDLĐ lập hồ sơ và gửi đến BHXH huyện Hiệp Hòa để tham gia BHXH cho NLĐ. Hồ sơ phải đầy đủ các loại giấy tờ sau:
+ Công văn đăng kí tham gia BHXH.
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động.
Đối với NSDLĐ là cá nhân thì họ sẽ nộp bản hợp đồng lao động đã kí kết với NLĐ.
+ Hai bản “Danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc” (Mẫu số 02a - TBH).
+Tất cả các bản tờ khai của NLĐ.
Thứ tư, tại cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa:
BHXH huyện Hiệp Hòa tiến hành tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động tại bộ phận một cửa. Sau đó hồ sơ được chuyển đến bộ phận thu. Cán bộ thu sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của NLĐ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ thì cán bộ thu ghi mã số quản lí đơn vị và từng NLĐ trên danh sách và trên tờ khai tham gia BHXH bắt buộc.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ thu tại BHXH huyện Hiệp Hòa phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.
Tiếp theo là cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa kí, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHXH” (Mẫu số 02a - TBH), trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH. Cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa lưu một bản danh sách. Riêng 03 tờ khai (Mẫu số 01 - TBH) của NLĐ thì sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnh, cơ quan BHXH huyện Hiệp Hòa sẽ trả lại đơn vị 02 bản tờ khai cùng với sổ BHXH.
Đối với các đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH bắt buộc
NSDLĐ sẽ lập hai bản “Danh sách điều chỉnh lao động hoặc mức đóng BHXH bắt buộc” (mẫu số 03 - TBH), kèm theo hồ sơ như: tờ khai, quyết định tuyển dụng, quyết định tăng, giảm lương nộp cho BHXH huyện Hiệp Hòa trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 trở đi thì đơn vị sử dụng lao động lập danh sách và thực hiện nộp hồ sơ vào đầu tháng kế tiếp.
BHXH huyện Hiệp Hòa: tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; kí, đóng dấu vào danh sách lao động tham gia BHXH; các tờ khai (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH, cấp sổ BHXH kịp thời cho NLĐ.
Hàng tháng hoặc hàng quý, BHXH huyện Hiệp Hòa sẽ thông báo kết quả đóng BHXH bắt buộc gửi đơn vị sử dụng lao động để đơn vị đó kiểm tra, đối chiếu với những số liệu mà họ đã đóng. Với số tiền còn thiếu thì sẽ được các đơn vị đóng vào tháng hoặc đầu quý sau; với số tiền thừa sẽ được trừ trực tiếp vào tháng hoặc quý sau. Nếu số liệu chưa thống nhất thì đơn vị sử dụng lao động phải phối hợp với cán bộ thu BHXH huyện Hiệp Hòa để xác định lại trước ngày 15 của tháng sau, từ ngày 15 trở đi nếu NSDLĐ không có ý kiến phản hồi thì số liệu mà BHXH huyện Hiệp Hòa thông báo là số liệu đúng.
2.3.4. Quản lí tiền thu BHXH bắt buộc
BHXH huyện Hiệp Hòa không thu tiền BHXH trực tiếp của bất kì đơn vị sử dụng nào mà hàng tháng họ sẽ chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện. Các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể; khối xã, thị trấn sẽ nộp vào tài khoản của BHXH huyện mở tại kho bạc Nhà nước huyện Hiệp Hòa. Các doanh nghiệp sẽ nộp tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hiệp Hòa. Sau khi nhận được báo cáo của đơn vị sử dụng lao động và giấy báo có của kho bạc, ngân hàng xác nhận số tiền đã nộp vào tài khoản thì BHXH huyện Hiệp Hòa sẽ tổng hợp số tiền đã thu của các đơn vị.
Định kì hàng quý, lãnh đạo BHXH huyện Hiệp Hòa và cán bộ thu sẽ phối hợp với cán bộ kho bạc và ngân hàng để thực hiện đối chiếu số tiền đã thu BHXH với số tiền có trong các tài khoản. Sau đó, cán bộ thu sẽ thực hiện chuyển tiền thu vào tài khoản của BHXH tỉnh Bắc Giang.
Theo quy định tại luật BHXH và sự hướng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Giang, BHXH huyện Hiệp Hòa đã thực hiện quản lí tiền thu BHXH bắt buộc theo 3 quỹ thành phần, trong đó hai quỹ ngắn hạn là : quỹ ốm đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; một quỹ dài hạn là: quỹ hưu trí và tử tuất.
Hàng quý, BHXH huyện Hiệp Hòa còn thực hiện quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, sau đó thông báo quyết toán cho bộ phận thu để cán bộ thu tiến hành thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu quý sau.
2.3.5.Thông tin, báo cáo thu BHXH bắt buộc
Để đảm bảo số tiền mà BHXH huyện Hiệp Hòa đã thu được quản lí tập trung thống nhất thì cần thiết phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ thông tin, báo cáo. Tại BHXH huyện Hiệp Hòa, hàng tháng cán bộ thu sẽ căn cứ vào các chứng từ chuyển, nộp tiền đóng BHXH bắt buộc để thực hiện ghi chép, phản ánh chi tiết về thu BHXH của từng đơn vị sử dụng lao động vào “Sổ chi tiết thu BHXH bắt buộc” (Mẫu số 07 - TBH). Cán bộ thu chuyên quản trực tiếp đơn vị sử dụng lao động nào sẽ ghi chép cho đơn vị ấy. Sau đó, cán bộ thu sẽ thông báo kết quả đóng BHXH cho các đơn vị có biến động về đóng BHXH (Mẫu số 08 - TBH). Ngoài ra, BHXH huyện Hiệp Hòa cũng thực hiện nghiêm túc việc lập báo cáo thu định kì hàng tháng, quý, năm cho phòng Thu của BHXH tỉnh Bắc Giang để BHXH tỉnh Bắc Giang theo dõi được tiến độ thu nhằm đánh giá được tình hình thu theo từng thời điểm, từ đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh được kịp thời.
2.3.6. Quản lí hồ sơ, tài liệu thu BHXH bắt buộc
Các chứng từ mà NSDLĐ lập và gửi đến cơ quan BHXH được cán bộ thu kiểm tra, nhập thông tin cần bổ sung vào phần mềm quản lí thu. Trong đó, mỗi đơn vị sử dụng lao động và NLĐ đều có mã số quản lí riêng. Sau khi ghi chép xong, cán bộ thu thực hiện lưu trữ 1 bản tại BHXH huyện Hiệp Hòa, 1 bản gửi trả lại NSDLĐ, 1 bản để đối chiếu với BHXH tỉnh Bắc Giang.
Các chứng từ, mẫu báo cáo thu được phân loại riêng; sắp xếp theo từng tháng, quý, năm và bảo quản trong các tủ hồ sơ chuyên dụng. Có thể thấy việc quản lí hồ sơ tài liệu thu tại BHXH huyện Hiệp Hòa là khoa học, đúng yêu cầu, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác.
2.3.7. Các trường hợp đã truy đóng BHXH bắt buộc
Công tác kiểm tra tình hình tham gia BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động được BHXH huyện Hiệp Hòa tiến hành định kì hàng tháng, quý. Năm 2010, BHXH huyện đã tổ chức kiểm tra được 10 đơn vị sử dụng lao động và phát hiện được một số sai phạm như: công ty xây dựng CPT không đóng BHXH cho NLĐ và công ty gạch Minh Phú đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Khi phát hiện ra các sai phạm trên, cán bộ thu đã hướng dẫn các đơn vị lập “danh sách truy đóng BHXH bắt buộc” (mẫu số 04 - TBH) và yêu cầu hai đơn vị trên đóng BHXH cho NLĐ. Hai đơn vị trên đã thực hiện nghiêm túc việc truy đóng BHXH và số tiền mà BHXH huyện Hiệp Hòa đã truy đóng được là 56,9 triệu đồng.
2.4. Kết quả thực hiện thu BHXH bắt buộc
2.4.1. Số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc
Số lao động tham gia BHXH bắt buộc
Nhờ có chính sách thu hút đầu tư hiệu quả nên tình hình kinh tế xã hội có những bước phát triển mạnh mẽ đồng thời cũng tạo được nhiều việc làm cho NLĐ trên chính quê hương mình. Không những thế Hiệp Hòa còn thu hút được nhiều lao động ở các vùng lân cận đến làm việc cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.
Bảng 3: Số lao động tham gia BHXH tại BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2007 – 2010
Chỉ tiêu
Năm
Số lao động tham gia BHXH (người)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (người)
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
2007
6.982
-
-
2008
7.279
297
4,25
2009
7.867
588
8,08
2010
8.019
152
1,93
(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)
Biểu đồ 1: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2007 - 2010
Nhận xét:
Số lao động tham gia BHXH năm 2008 là 7.279 người, tăng 297 người so với năm 2007. Đến năm 2009 số lao động tham gia BHXH là 7.867 người, tăng 588 người so với năm 2008 tương ứng tốc độ tăng liên hoàn là 8,08%. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2010 là 8.019 người tăng 1,93% so với năm 2009, tương ứng tăng 152 người. Tốc độ tăng bình quân của cả bốn năm là 4,72%.
Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc
Nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội, trong những năm gần đây, huyện Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa. Huyện đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,...đầu tư, mở rộng sản xuất trên địa bàn. Chính điều đó đã làm cho số đơn vị tham gia BHXH tăng lên.
Bảng 4: Số đơn vị tham gia BHXH tại BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2007 – 2010.
Chỉ tiêu
Năm
Số đơn vị tham gia BHXH
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
2007
197
-
-
2008
208
11
5,58
2009
238
38
14,42
2010
246
8
3,36
(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)
Biểu đồ 2: Số đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2007 – 2010.
Nhận xét:
Số đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2007 – 2010 tăng bình quân 7,69 %/ năm. Năm 2008 có 208 đơn vị tham gia BHXH, tăng 11 đơn vị so với năm 2007 tương ứng tốc độ tăng liên hoàn là 5,58%. Năm 2009 có 238 đơn vị tham gia BHXH, tăng 30 đơn vị so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 14,42%. Đến năm 2010 có thêm 8 đơn vị tham gia BHXH, tăng 3,36% so với năm 2009.
2.4.2. Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc
BHXH huyện Hiệp Hòa luôn chú trọng công tác thu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của cơ quan. Thu BHXH đầy đủ, kịp thời thì quỹ BHXH mới được hình thành và đảm bảo được chức năng chi trả của mình. Ngoài ra, khi đó quỹ BHXH có thể tham gia đầu tư góp phần tăng trưởng quỹ, nâng cao vị thế, uy tín của cơ quan BHXH. Trong thực hiện công tác thu, lãnh đạo BHXH huyện Hiệp Hòa đã phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ thu để theo dõi, quản lí các đơn vị sử dụng lao động do mình đảm trách; đồng thời thông báo cho lãnh đạo các trường hợp các trường hợp đóng thiếu, nợ đóng.... để đề ra phương thức giải quyết kịp thời.
Bảng 5: Kết quả thực hiện kế hoạch thu tại BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2008 – 2010
Chỉ tiêu
Năm
Kế hoạch thu BHXH (triệu đồng)
Thực hiện thu BHXH (triệu đồng)
Tốc độ tăng liên hoàn số thu BHXH (%)
Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
2007
15.879
15.879
-
100
2008
19.509
19.899
25,32
102
2009
23.417
24.120
21,21
103
2010
32.031
32.672
35,56
102
(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)
Biểu đồ 3: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2007 – 2010
Nhận xét:
Giai đoạn 2007 – 2010, BHXH huyện Hiệp Hòa luôn hoàn thành vượt kế hoạch thu BHXH bắt buộc mà BHXH tỉnh Bắc Giang giao cho. Năm 2007 BHXH hoàn thành 100% kế hoạch thu với số tiền thu là 15879 triệu đồng. Năm 2008 BHXH huyện Hiệp Hoà thực hiện thu 19.899 triệu đồng, vượt kế hoạch đề ra là 2% tương ứng với số tiền vượt là 390 triệu đồng. Năm 2009 kế hoạch thu là 23.417 triệu đồng nhưng thực hiện thu là 24.120 triệu đồng, vượt 703 triệu đồng, với tỉ lệ hoàn thành kế hoạch là 103%, số thu tăng so với năm 2008 là 21,21%. Năm 2010 BHXH huyện Hiệp Hoà được giao nhiệm vụ thu 32.031 triệu đồng tăng 8.614 triệu đồng so với kế hoạch của năm 2009. Nhưng kết quả thu không những hoàn thành kế hoạch đề ra mà còn vượt kế hoạch 2%, số thu BHXH năm 2010 là 32.672 triệu đồng, tăng 35,56% so với thực hiện thu năm 2009 tương ứng với số tiền tăng là 8.642 triệu đồng. Để đạt được kết quả như trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Cán bộ thu luôn tận tụy trong công việc, theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thu BHXH hàng tháng của các đơn vị sử dụng lao động để thông báo, nhắc nhở các đơn vị đóng đúng thời gian và đủ số tiền theo quy định.
Tình hình kinh tế của huyện Hiệp Hoà có sự phát triển mạnh mẽ. Số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tăng. Bên cạnh đó, huyện Hiệp Hoà cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp mới tham gia sản xuất, kinh doanh.Từ đó làm tăng số đơn vị và số người lao động tham gia BHXH dẫn đến số thu BHXH không ngừng tăng qua các năm.
Tiền lương tối thiểu tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số thu BHXH. Năm 2008 mức lương tối thiểu là 540.000 đồng, đến tháng 5 năm 2009 tăng lên 630.000 đồng và kể từ tháng 5 năm 2010 mức lương tối thiểu là 730.000 đồng. Quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định và hệ số thang, bảng lương. Lương tối thiểu tăng đồng nghĩa với việc quỹ lương tăng. Mà quỹ lương là căn cứ để đóng BHXH nên khi lương tối thiểu tăng thì số thu của BHXH huyện Hiệp Hoà cũng tăng theo.
2.4.3. Kết quả thu BHXH phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa
Cán bộ thu tại BHXH huyện Hiệp Hòa đã tiến hành phân loại số thu BHXH bắt buộc theo từng khu vực. Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khu vực được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 6: Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2007 - 2010
Năm
Khu vực
2007
2008
2009
2010
Số tiền thu (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Số tiền thu (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Số tiền thu (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Số tiền thu (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
HCSN, Đảng, đoàn thể
11.927
75,11
13.715
68,92
14.981
62,11
16.993
51,87
Khối ngoài
công lập
446
2,81
627
3,15
913
3,79
1.766
5,39
DN Nhà nước
2.112
13,30
3.208
16,12
4.159
17,24
5.841
17,83
DN ngoài
quốc doanh
754
4,75
1.222
6,14
2.425
10,05
5.855
17,87
Hợp tác xã
19
0,12
23
0,12
40
0,17
82
0,25
Khối xã, thị trấn
511
3,22
947
4,76
1.404
5,82
1.949
5,95
Hộ kinh doanh
cá thể
110
0,69
157
0,79
198
0,82
275
0,84
Tổng
15.879
100,00
19.899
100,00
24.120
100,00
32.762
100,00
(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)
Biểu đồ 4: Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa năm 2007
Biểu đồ 5: Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa năm 2010
Việc phân loại số thu BHXH bắt buộc theo khu vực có ý nghĩa quan trọng trong công tác thu BHXH bắt buộc, từ kết quả thu thì biết được khu vực nào cần chú trọng thu, lãnh đạo BHXH huyện Hiệp Hòa có được số liệu tổng quát nhất, có chỉ đạo kịp thời để tăng thu, đôn đốc cán bộ thu có trách nhiệm với khu vực mình phụ trách. Việc phân loại cũng giúp cho công tác báo cáo hoặc kiểm tra của BHXH tỉnh Bắc Giang được thuận tiện, nhanh chóng hơn.
Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn thu chủ yếu của BHXH huyện Hiệp Hòa là từ khối hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể; doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn các khối khác số thu chiếm một tỉ trọng nhỏ như: khối ngoài công lập, hợp tác xã, khối xã, thị trấn và hộ kinh doanh cá thể.
Số tiền thu từ khối hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số thu BHXH bắt buộc. Cụ thể: năm 2007 số thu là 11.972 triệu đồng, năm 2008 số thu là 13.715 triệu đồng chiếm 68,92% tổng số thu. Đến năm 2009 số thu chiếm 62,11%, giảm 6,81% so với năm 2008 nhưng số tiền thu tăng lên là 14.981triệu đồng (tăng thêm 1.266 triệu đồng so với năm 2008). Năm 2010 số tiền thu của khối này tiếp tục tăng so với năm 2009 với số tiền là 16.993 triệu đồng, tỉ trọng chiếm 50,31% tổng số thu. Nguyên nhân số thu BHXH bắt buộc của khu vực hành chính sự nghiệp tăng là do: số lao động được tuyển dụng tăng, tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tăng. Sự chấp hành các quy định về BHXH tại các đơn vị được thực hiện khá nghiêm túc. Hàng tháng khi có sự biến động về số lao động hoặc hệ số lương của NLĐ tăng thì cán bộ phụ trách BHXH tại các đơn vị luôn có thông báo kịp thời với cán bộ thu BHXH để thực hiện điều chỉnh tăng số tiền đóng BHXH, đảm bảo quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc. Mặc dù số thu BHXH tăng nhưng tỉ trọng thu so với tổng thu BHXH bắt buộc của khu vực này giảm là do số thu của các khu vực khác tăng nhanh hơn, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Sau khối hành chính sự nghiệp, số thu của các doanh nghiệp Nhà nước xếp ở vị trí thứ hai. Năm 2009 số thu của khu vực này là 4.159 triệu đồng, chiếm 17,24% tổng thu, tăng 951 triệu đồng và tỉ trọng tăng thêm 1,12% so với năm 2008. Năm 2010 số thu tiếp tục tăng thêm 1.682 triệu đồng và tỉ trọng tăng thêm 0,59% so với năm 2009 đưa số thu BHXH của khu vực doanh nghiệp Nhà nước lên 5.841 triệu đồng, tỉ trọng chiếm 17,83% tổng thu BHXH bắt buộc.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất trong công tác thu. Năm 2007 khu vực này chỉ chiếm tỉ trọng 4,75% tổng thu với số tiền là 754 triệu đồng, đến năm 2008 tỉ trọng chiếm 6,14%. Năm 2009 tỉ trọng chiếm 10,05% và số tiền thu là 2.425 triệu đồng, tăng 1.203 triệu đồng với tỉ trọng tăng 3,91% so với năm 2008. Đến năm 2010 khu vực này đã xếp ở vị trí thứ hai với số tiền thu là 5.855 triệu đồng, tỉ trọng chiếm 17,87% tổng thu, tăng 3430 triệu đồng và tỉ trọng tăng thêm 7,82% so với năm 2009. Tiềm năng thu trong những năm tới của khu vực này tiếp tục tăng và có khả năng sẽ trở thành khu vực có số thu lớn nhất trong tổng thu BHXH bắt buộc. Sở dĩ số thu BHXH bắt buộc của khu vực này tăng nhanh trong giai đoạn 2007 - 2010 là do BHXH huyện Hiệp Hòa đã thực hiện tuyên truyền trực tiếp đến người sử dụng lao động của các doanh nghiệp; cán bộ thu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình thu nộp BHXH của các đơn vị. Mặt khác, tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã có sự ổn định, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh có lợi nhuận nên đã đóng BHXH bắt buộc đầy đủ, đúng quy định để NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với đơn vị mình.
Bên cạnh sự tăng lên về số thu BHXH ở các khu vực trên cũng phải kể đến sự tăng thu ở các khu vực khác như:
Khối ngoài công lập: giai đoạn 2007 – 2010 số thu tăng 1.320 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng định gốc là 195% (từ 446 triệu đồng năm 2007 lên 1.766 triệu đồng năm 2010), tỉ trọng tăng từ 2,18% lên 5,39% tương ứng tăng 3,11%.
Khối hợp tác xã: năm 2007 số thu của khối chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ là 0,12% với số tiền thu là 19 triệu đồng; đến năm 2009 số thu là 40 triệu đồng, tỉ trọng chiếm 0,17%, tăng 21 triệu đồng và tỉ trọng tăng 0,05%. Năm 2010 số thu BHXH tăng lên 82 triệu đồng tương ứng tăng 42 triệu đồng so với năm 2009. Số thu BHXH năm 2010 tăng mạnh là do: hình thức sản xuất kinh doanh theo mô hình hợp tác xã đang phát triển trong toàn huyện dẫn đến số hợp tác xã tham gia BHXH tăng; ngoài ra có một số hợp tác xã nợ đọng tiền đóng BHXH năm trước đã thực hiện nộp vào năm 2010.
Khối xã, thị trấn: số thu BHXH bắt buộc cũng tăng từ 511 triệu đồng năm 2007 lên 1.949 triệu đồng năm 2010 tương ứng tăng 1.438 triệu đồng, tỉ trọng tăng từ 3,22% lên 5,95% tức là tăng 2,73%. Nguyên nhân là do huyện Hiệp Hòa có số đơn vị hành chính nhiều với 25 xã và 1 thị trấn, nhu cầu cán bộ xã lớn nên trong những năm qua liên tục tuyển thêm lao động về làm việc tại địa phương.
2.4.4. Số tiền nợ đọng BHXH bắt buộc
Bảng 7: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2010.doc