Khóa luận Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thức bảo hiểm đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Ban đầu loại hình bảo hiểm này chủ yếu do các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh triển khai và nắm giữ thị phần. Nhưng đến thời điểm hiện nay, với sự xuất hiện của rất nhiều công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam thì thị phần của Bảo Việt và Bảo Minh đã bị giảm đi so với trước đó. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình mà bất cứ công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nào tại Việt Nam cũng triển khai bởi đây là mảng thị trường dễ khai thác và có nhiều tiềm năng mở rộng trong tương lai. Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, trong khoảng thời gian 15 năm từ năm 1995 đến năm 2010, số phương tiện xe cơ giới tại nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1995 cả nước mới có 3.918.935 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó chỉ có 330.779 xe ô tô, còn lại là xe môtô với 3.678.156 chiếc (chiếm 93,85 %) thì đến năm 2010 số xe ô tô lưu hành trên cả nước đã lên tới 1.283.260 chiếc, xe môtô là 24.164.776 chiếc, nâng tổng số phương tiện xe cơ giới trên cả nước ta lên con số 25.448.036 chiếc, bằng 649,36% so với năm 1995. Với tốc độ gia tăng của các phương tiện xe cơ giới như hiện nay đã tạo nên một mảng thị trường sôi động trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này.

doc67 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2710 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức - hành chính, kế toán hay bộ phận thống kê… Điều này dễ lý giải bởi đặc thù của ngành kinh doanh bảo hiểm luôn đòi hỏi sự năng động cũng như khả năng chịu đựng áp lực công việc cao, yêu cầu luôn sẵn sàng thích nghi với những biến đổi của công việc nên phù hợp với khả năng của nam giới hơn. Một ưu điểm nữa dễ nhận thấy là trình độ lao động của chi nhánh khá cao, tỉ lệ lao động có trình độ đại học chiếm đa số, đặc biệt đa phần cán bộ chủ chốt của chi nhánh có trình độ trên đại học. Đây là một lợi thế rất lớn bởi nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên thành công của một công ty, đặc biệt là một công ty có tuổi đời còn rất trẻ như VNI. Lực lượng lao động nhìn chung là lao động trẻ, nhiệt tình, năng động với công việc, ham học hỏi, cầu tiến, có tinh thần bắt kịp sự thay đổi trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010 Chi nhánh Hà Nội là một Chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không nên chỉ được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm gốc, việc tiến hành kinh doanh tái bảo hiểm và thực hiện các hoạt động đầu tư khác không được thực hiện tại Chi nhánh. Tuy nhiên trong số các nghiệp vụ bảo hiểm gốc thì bảo hiểm Hàng Không cũng không được triển khai tại các Chi nhánh và VPKV của VNI. Do đó doanh thu hàng năm của Chi nhánh Hà Nội là từ phí bảo hiểm gốc của 9 nghiệp vụ còn lại. Các khoản phải chi hàng năm của Chi nhánh Hà Nội bao gồm: Chi khai thác, chi đề phòng và hạn chế tổn thất, chi giám định, bồi thường, chi quản lý, chi hoa hồng…, trong đó chi bồi thường luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Mặc dù các khoản phải chi mỗi năm rất nhiều song trong thời gian hoạt động vừa qua Chi nhánh luôn thu được khoản lợi nhuận không nhỏ. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội trong ba năm qua được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010 Đvt: Triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Doanh thu 5.106,27 28.701,91 36.403,05 2 Chi phí 2.764,13 13.904,93 19.102,26 3 Lợi nhuận trước thuế 2.342,14 14.796,98 17.300,79 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 410,76 1.692,24 3.012,82 5 Lợi nhuận sau thuế 1.932,38 13.104,74 14.287,97 (Nguồn: Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không – CN Hà Nội ) Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội trong ba năm qua tương đối tốt. Tăng trưởng của Chi nhánh về mặt doanh thu luôn ở mức cao và ổn định. Mặc dù chi phí hàng năm cũng tăng lên song điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi khi số lượng hợp đồng bảo hiểm càng tăng thì xác suất xảy ra rủi ro cũng càng lớn, đồng thời với đó là sự tăng lên của các chi phí khác như chi khai thác, chi hoa hồng, chi đề phòng hạn chế tổn thất... Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn có lãi, thể hiện qua con số lợi nhuận liên tục tăng lên qua các năm: năm 2008 lợi nhuận sau thuế là 1.932,38 triệu đồng, năm 2009 là 13.104,74 triệu đồng và năm 2010 là 14.287,97 triệu đồng. Nhờ tăng trưởng cao trong những năm qua mà đời sống của cán bộ nhân viên Chi nhánh đã được tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng trên 5% mỗi năm. Có được kết quả này là nhờ sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Hà Nội trong suốt thời gian qua. 2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty CP Bảo hiểm Hàng Không - chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010 2.2.1. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Việt Nam Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thức bảo hiểm đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Ban đầu loại hình bảo hiểm này chủ yếu do các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh triển khai và nắm giữ thị phần. Nhưng đến thời điểm hiện nay, với sự xuất hiện của rất nhiều công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam thì thị phần của Bảo Việt và Bảo Minh đã bị giảm đi so với trước đó. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình mà bất cứ công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ nào tại Việt Nam cũng triển khai bởi đây là mảng thị trường dễ khai thác và có nhiều tiềm năng mở rộng trong tương lai. Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, trong khoảng thời gian 15 năm từ năm 1995 đến năm 2010, số phương tiện xe cơ giới tại nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 1995 cả nước mới có 3.918.935 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó chỉ có 330.779 xe ô tô, còn lại là xe môtô với 3.678.156 chiếc (chiếm 93,85 %) thì đến năm 2010 số xe ô tô lưu hành trên cả nước đã lên tới 1.283.260 chiếc, xe môtô là 24.164.776 chiếc, nâng tổng số phương tiện xe cơ giới trên cả nước ta lên con số 25.448.036 chiếc, bằng 649,36% so với năm 1995. Với tốc độ gia tăng của các phương tiện xe cơ giới như hiện nay đã tạo nên một mảng thị trường sôi động trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) thì bảo hiểm xe cơ giới luôn là một trong những nghiệp vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên toàn thị trường, đồng thời cũng là nghiệp vụ bảo hiểm luôn có mức tăng trưởng cao hàng năm về doanh thu phí, trung bình từ 18 – 20%/năm. Riêng trong năm 2010 vừa qua Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.378 tỉ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2009, dẫn đầu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với tỉ trọng 31,5%. Các doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu thị trường về doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là Bảo Việt với 1.272 tỉ đồng (chiếm 23,65%), PJICO 791 tỉ đồng (chiếm 14,71%), PVI 628 tỉ đồng (chiếm 11,68%), Bảo Minh 538 tỉ đồng (chiếm 10%), PTI 303 tỉ đồng (chiếm 5,63%), AAA 271 tỉ đồng (chiếm 5,04%), MIC 217 tỉ đồng (chiếm 4,03%)… Các doanh nghiệp còn lại trên thị trường chỉ chiếm tỉ trọng 25,26% trong tổng doanh thu nghiệp vụ này trên thị trường. Bên cạnh việc đạt mức doanh thu cao thì bảo hiểm xe cơ giới cũng là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường lớn, tỉ lệ bồi thường hàng năm trung bình khoảng trên 40%. Trong năm 2010 vừa qua số tiền bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 2.368 tỉ đồng (chưa kể tổn thất xảy ra đang giải quyết bồi thường). Các doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là Liberty (72%), BV Tokio Marine (66%), Bảo Long (65,7%), Bảo Minh (59,6%), Bảo Việt (53%), AAA (52,8%), ABIC (52%), PVI (51,9%).   Các DNBH và các cơ quan hữu quan đã có nhiều động thái tích cực trong việc cố gắng giảm số vụ tai nạn hàng năm, đồng thời giảm chi bồi thường đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Năm 2010 nhiều DNBH đã quản lý chặt chẽ khâu khai thác và giải quyết bồi thường phòng chống trục lợi bảo hiểm. Quỹ BH xe cơ giới đã tổ chức cho đại diện của một số DNBH khảo sát học tập kinh nghiệm BH và phần mềm dữ liệu BH xe cơ giới tại Malaysia. Hiệp hội Bảo hiểmViệt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt tổ chức đào tạo khóa học giám định phân tích hồ sơ tai nạn giao thông cho hơn 200 cán bộ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm. HHBHVN phối hợp với Bộ Tài chính – Trung ương đoàn tuyên truyền chế độ BH xe cơ giới trong thanh niên. Thông qua Quỹ BH xe cơ giới các DNBH đã đầu tư hơn 12 tỉ đồng để thực hiện 8 công trình đề phòng hạn chế tổn thất tại Gia Lai, Kontum, Lạng Sơn, Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Bắc Kạn và tài trợ 2 xe cứu thương cho trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội. Năm 2010 Quỹ BH xe cơ giới đã chi hỗ trợ nhân đạo cho người nhà nạn nhân bị tử vong do không phát hiện được xe gây tai nạn hay xe không tham gia bảo hiểm, tổng số 11 trường hợp với số tiền 55 triệu đồng. 2.2.2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội Ngay từ những ngày đầu thành lập, nhận thức được sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới, VNI đã thực hiện triển khai nghiệp vụ này. Hàng năm, nghiệp vụ luôn mang lại doanh thu lớn cho công ty cũng như các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, hiện nay VNI chỉ thực hiện bảo hiểm vật chất xe ô tô vì giá trị của ô tô lớn hơn nhiều so với xe máy, bên cạnh đó việc giám định bồi thường khi có rủi ro tai nạn thường trải qua nhiều công đoạn đôi khi khá phức tạp, trong khi giá trị cũng như chi phí sửa chữa xe máy khi thiệt hại nhìn chung là nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể. Do vậy, khách hàng ít có nhu cầu tham gia bảo hiểm vật chất cho loại xe này. Ở Việt Nam hiện nay hầu như các công ty bảo hiểm cũng chỉ triển khai bảo hiểm vật chất cho xe ô tô. 2.2.2.1. Thực trạng hoạt động khai thác Khi triển khai bất kì một nghiệp vụ bảo hiểm nào, khâu khai thác luôn là khâu đầu tiên quan trọng quyết định tới sự thành công của nghiệp vụ, đem về doanh thu cho công ty. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tự nguyện nên kết quả triển khai phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách hàng tham gia. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không- chi nhánh Hà Nội luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng và đã thu được nhiều thành công. Hàng năm, nghiệp vụ này đem lại nguồn thu lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của toàn chi nhánh. Với hệ thống văn phòng đại diện và đại lý rộng khắp địa bàn Hà Nội là một lợi thế mà chi nhánh tận dụng để tiếp cận khách hàng và khai thác hiệu quả nghiệp vụ này. Quy trình khai thác của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau: Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm Điều tra, đánh giá rủi ro Xem xét phân cấp trình duyệt & TBH Chào phí & đàm phán Từ chối Không đạt Không đạt Không đạt Đạt Sơ đồ 2. Quy trình khai thác bảo hiểm của Công ty CP bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội Đạt Cấp GCNBH/ HĐBH Theo dõi thực hiện đơn bảo hiểm Cấp GCNBH/ HĐBH Chăm sóc khách hàng Chi nhánh hiện sử dụng hai kênh khai thác chủ yếu là: khai thác trực tiếp và khai thác gián tiếp qua đại lý. Trực tiếp ở đây có nghĩa là các cán bộ bảo hiểm của chi nhánh trực tiếp gặp gỡ, tiếp cận và khai thác khách hàng. Kênh này có ưu điểm là: các hợp đồng khai thác thường có giá trị lớn do mối quan hệ rộng của cán bộ nhân viên bảo hiểm; tiết kiệm nhân sự, do đó tiết kiệm được chi phí. Hơn nữa, các cán bộ nhân viên chi nhánh là những người được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, có kinh nghiệm nên các hợp đồng được thực hiện luôn có độ tin cậy cao và ít xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, cán bộ nhân viên chi nhánh không chỉ thực hiện công việc khai thác mà còn phải đảm nhiệm các công việc quản lý khác nên thời gian không nhiều và địa bàn hoạt động cũng hạn chế, hơn nữa số lượng cán bộ nhân viên của toàn chi nhánh cũng không nhiều (49 người) nên không thể đảm nhận hết khối lượng công việc của hoạt động khai thác. Song song với việc khai thác trực tiếp, chi nhánh còn kết hợp cả kênh khai thác gián tiếp thông qua hệ thống đại lý giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy bán hàng nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm đến với các sản phẩm của mình, tiết kiệm được chi phí, giảm thời gian. Sơ đồ 3. Hệ thống khai thác bảo hiểm của Chi nhánh Hà Nội VNI Hà Nội Khai thác trực tiếp Khai thác gián tiếp Khối kinh doanh Các VPKV Đại lý bán chuyên Đại lý chuyên khai thác thththácthácthác Đại lý chuyên khai thác là những đại lý trực tiếp làm việc tại các phòng ban thuộc khối kinh doanh và các văn phòng khu vực của Chi nhánh Hà Nội. Ngoài hoa hồng đại lý họ được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính thì họ còn được Chi nhánh hỗ trợ một số phụ cấp khác như phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn trưa… Còn các đại lý bán chuyên là những người không trực tiếp làm việc tại các bộ phận trên song có cộng tác với Chi nhánh Hà Nội trong việc tìm kiếm khách hàng, họ chỉ được hưởng hoa hồng dựa trên giá trị các hợp đồng được ký kết. Hiện nay tại Chi nhánh Hà Nội có khoảng 15 đại lý chuyên khai thác và 10 đại lý bán chuyên. Các đại lý này được đào tạo theo chương trình đào tạo đại lý do VNI tổ chức và được sát hạch dưới sự giám sát của Bộ Tài chính. Tuy nhiên đa phần đại lý là những người chuyển từ các ngành, lĩnh vực khác sang, trước đó họ chưa có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm nên với thời gian đào tạo tương đối ngắn (40 giờ đồng hồ) chỉ có thể đem lại cho họ cái nhìn tổng quan về bảo hiểm cũng như những kiến thức sơ lược nhất mà thôi. Điều đó dẫn đến một thực tế là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số đại lý còn khá hạn chế, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và trong một số trường hợp còn gây mất lòng tin của khách hàng khi thực hiện tư vấn các nghiệp vụ phức tạp. Hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thu hút nhiều đại lý tham gia nhất bởi tính chất đơn giản và gần gũi đối với cuộc sống. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã giúp chi nhánh đạt được những kết quả đáng mừng trong khâu khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô. Điều đó thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 4. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội (2008 – 2010) Năm Doanh thu phí ( Triệu đồng) Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch (đvt: %) Kế hoạch (đvt: triệu đồng) Thực hiện (đvt: triệu đồng) 2008 700 964,38 137,77 2009 9.200 10.894,27 118,42 2010 11.650 12.527,69 1,08 ( Nguồn: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – CN Hà Nội ) Như vậy kể từ thời điểm đi vào hoạt động đến nay chi nhánh Hà Nội luôn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó với mức doanh thu luôn vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. Ngay năm đầu tiên chi nhánh đã vượt mức kế hoạch là 37,77% - một con số thực sự ấn tượng đối với một đơn vị mới thành lập. Đến năm 2010 mặc dù không đạt được con số ấn tượng như ban đầu nhưng chi nhánh Hà Nội vẫn chứng tỏ được mình là một đơn vị trực thuộc tiêu biểu của VNI. Những thành quả mà VNI Hà nội đã giành được trong thời gian qua được chứng minh cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 5. Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội (2008 – 2010) Năm Chỉ tiêu Đ.vị 2008 2009 2010 Số xe ô tô thực tế lưu hành chiếc 891.104 1 026.512 1.283.260 Tốc độ tăng trưởng của xe thực tế lưu hành % - 15,19 25,01 Số xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất tại VNI – chi nhánh Hà Nội chiếc 173 1.676 1.917 Tốc độ tăng trưởng của xe tham gia bảo hiểm % - 868,79 16,03 Tỷ lệ khai thác % 0,02 0,16 0,15 Doanh thu phí bảo hiểm Trđ 964,38 10.894,27 12.527,69 Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm % - 1.029,67 14,99 Doanh thu phí bình quân/xe Trđ/xe 5,57 6,50 6,54 ( Nguồn: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – CN Hà Nội ) Theo bảng số liệu trên cho thấy, số lượng xe ô tô thực tế được sử dụng tăng dần qua các năm. Sau 3 năm đã tăng 1,44 lần; từ 891.104 chiếc năm 2008 đã tăng lên 1.283.260 chiếc năm 2010. Điều này cũng dễ hiểu vì khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu đi lại trao đổi ngày một tăng và ô tô đã được chọn làm phương tiện phổ biến nhất với ưu điểm thuận tiện, cơ động… Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới đối với các công ty bảo hiểm nói chung và VNI cũng như chi nhánh Hà Nội nói riêng. Thực tế cho thấy từ năm 2008 đến năm 2010 số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất tại chi nhánh đã tăng lên rất nhiều, theo đó mà doanh thu phí bảo hiểm cũng đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ khâu khai thác đối với nghiệp vụ bảo hiểm này trong những năm qua đã được thực hiện tốt tại chi nhánh Hà Nội. Có thể nhận thấy mức chênh lệch khá lớn giữa hai năm 2008 và 2009 cả về số lượng xe tham gia bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm. Sở dĩ có hiện tượng này là do chi nhánh Hà Nội mới được thành lập vào tháng 8/2008, thời gian đầu do chưa tạo dựng được hình ảnh trong lòng khách hàng cũng như chưa có chiến lược khai thác hợp lý nên kết quả đạt được chưa cao. Qua một thời gian hoạt động, nhờ việc đúc rút kinh nghiệm và có chiến lược khai thác hiệu quả hơn, địa bàn hoạt động mở rộng hơn nên kết quả mà chi nhánh Hà Nội thu được đã có những chuyển biến hết sức rõ ràng. Năm 2010 mặc dù vẫn giữ mức tăng trưởng cao về doanh thu cũng như số lượng hợp đồng khai thác được song do chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định nên không thể tạo ra được những đột phá mạnh mẽ như lúc đầu. Ta thấy tỉ lệ khai thác đã giảm đi một chút trong năm 2010 so với năm 2009. Lý do là bởi tốc độ tăng của số lượng xe cơ giới trên thị trường (25,01%) cao hơn so với tốc độ tăng của số xe khai thác được tại chi nhánh (16,03 %). Cũng theo bảng trên ta nhận thấy doanh thu phí bình quân/xe đã tăng đều đặn qua 3 năm, từ 5,57 triệu đồng/xe vào năm 2008 lên 6,50 triệu đồng/xe năm 2009 và 6,54 triệu đồng/xe năm 2010. Như vậy qua một thời gian hoạt động thì VNI nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm từ đông đảo khách hàng, số xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất tại chi nhánh không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về giá trị. Một trong những lý do quan trọng phải kể đến ở đây là hiện nay Chi nhánh Hà Nội đang chú trọng khai thác bảo hiểm vật chất xe ô tô thông qua trung gian là các ngân hàng thương mại. Ô tô là loại tài sản có giá trị lớn nên thường được dùng làm vật thế chấp khi vay vốn ở các ngân hàng thương mại, khai thác loại hình bảo hiểm này thông qua ngân hàng không những mang lại nguồn thu ổn định mà giá trị bảo hiểm của các xe được thế chấp cũng khá lớn, do đó mang lại nguồn doanh thu cao cho Chi nhánh. Với mức tăng trưởng ngoạn mục về doanh thu phí bảo hiểm trong ba năm qua, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã đóng góp tích cực trong tổng doanh thu của chi nhánh. Điều đó thể hiện khá rõ qua các bảng sau: Bảng 6. Tỉ trọng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong tổng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của VNI Hà Nội (2008-2010) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 2009 2010 Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới Tr.đ 964,38 10.894,27 12.527,69 Tổng doanh thu phí các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới Tr.đ 1.579,21 18.495,64 21.228,45 Tỉ trọng doanh thu phí BHVCXCG trong tổng doanh thu phí BHXCG % 61,07 58,91 59,01 (Nguồn: Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không – CN Hà Nội) Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm mà Chi nhánh Hà Nội triển khai thì nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới luôn là nghiệp vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của Chi nhánh. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, ngoài bảo hiểm vật chất xe cơ giới thì VNI còn triển khai các nghiệp vụ khác như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba (bao gồm cả bảo hiểm TNDS bắt buộc do Bộ Tài chính quy định và bảo hiểm tự nguyện TNDS chủ xe cơ giới đối với phần vượt quá mức trách nhiệm bắt buộc của Bộ Tài chính), bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa vận chuyển trên xe. Các nghiệp vụ này cũng có những đóng góp quan trọng trong tổng doanh thu của Chi nhánh. Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta thấy nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong số các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được triển khai với mức tỉ trọng trung bình trong ba năm qua là 59,67%. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm này trong các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói riêng cũng như trong tổng số các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung. Cũng theo bảng trên ta thấy tỉ trọng doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tương đối ổn định qua các năm, thể hiện mức tăng trưởng của nghiệp vụ này tương đối đồng đều so với mức tăng trưởng của các nghiệp vụ còn lại. Bảng 7. Tỉ trọng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty CP Bảo hiểm Hàng Không – Chi nhánh Hà Nội (2008 -2010) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 2009 2010 Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới Tr.đ 964,38 10.894,27 12.527,69 Tổng doanh thu phí các nghiệp vụ bảo hiểm tại chi nhánh Tr.đ 5.106,27 28.701,91 36.403,05 Tỉ trọng doanh thu phí BHVCXCG trong tổng doanh thu phí BH của chi nhánh % 18,89 37,96 34,41 ( Nguồn: Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không – CN Hà Nội) Như vậy trong cơ cấu doanh thu của toàn chi nhánh thì doanh thu của riêng nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới luôn chiếm một tỉ trọng khá cao. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ này đối với kết quả kinh doanh chung của toàn chi nhánh. Nó đồng thời cũng thể hiện rằng nghiệp vụ này luôn được cán bộ nhân viên chi nhánh Hà Nội chú trọng triển khai trong những năm qua và chắc chắn sẽ vẫn là một trong những nghiệp vụ dành được nhiều sự quan tâm đầu tư của chi nhánh trong thời gian tới. Tuy nhiên tỉ trọng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới (BHVCXCG) trong tổng doanh thu phí của cả chi nhánh biến động không đều qua các năm. Nếu như năm 2008 doanh thu BHVCXC chiếm tỉ trọng 18,89 % trong tổng doanh thu các nghiệp vụ của toàn chi nhánh thì con số này đã tăng lên 37,96 % trong năm 2009, nhưng đến năm 2010 thì tỉ trọng lại giảm xuống còn 34,41 %. Sở dĩ có hiện tượng này là do tốc độ tăng của doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới năm 2009 cao hơn tốc độ tăng tổng doanh thu phí của cả phòng nhưng đến năm 2010 lại giảm xuống thấp hơn. Cụ thể: Năm 2009, doanh thu phí nghiệp vụ tăng 1029,67% so với năm 2008 trong khi tổng doanh thu toàn phòng tăng 462,09 %. Năm 2010, doanh thu phí nghiệp vụ tăng 14,99% thì tốc độ tăng của tổng doanh thu phí cùng năm đó là 26,83%. Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên thì ta vẫn phải thừa nhận một thực tế: tỉ lệ khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Chi nhánh nhìn chung chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Chi nhánh Hà Nội có trụ sở đặt tại quận Cầu Giấy – một trong những quận sầm uất, đông dân cư và là một trong những khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội. Các văn phòng khu vực của Chi nhánh cũng đều đặt tại các địa điểm thuận lợi trên địa bàn thành phố. Đó là lợi thế rất lớn đối với việc đi lại giao dịch và tiếp cận các đối tượng khách hàng. Trong những năm qua số lượng xe ô tô lưu hành trên thị trường tăng trưởng rất nhanh và Hà Nội là một trong những khu vực có đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng đó song tỉ lệ khai thác tại Chi nhánh vẫn còn khá khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song ta có thể kể đến một số nguyên nhân quan trọng sau: Một là, bảo hiểm vật chất xe cơ giới là mảng thị trường có độ cạnh tranh rất gay gắt, số lượng các công ty bảo hiểm trên thị trường triển khai nghiệp vụ này rất nhiều, trong đó có những công ty đàn anh ra đời trước VNI khá lâu, tiếng tăm, uy tín cũng như thị phần chiếm tỉ trọng cao trên thị trường như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PVI…, những công ty này luôn có một lực lượng khách hàng đông đảo và trung thành nên VNI nói chung cũng như chi nhánh Hà Nội nói riêng không dễ gì có thể thu hút được khách hàng về phía mình. Hai là, VNI là một cái tên còn khá xa lạ đối với khách hàng. Tuy công ty nói chung cũng như Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc quảng bá hình ảnh của mình đến với công chúng song vì thời gian hoạt động của VNI trên thị trường bảo hiểm là chưa lâu, chính sách marketing cũng chưa thực sự hiệu quả nên một bộ phận dân cư vẫn chưa biết đến thương hiệu này. Đối với không ít người dân, đặc biệt là những người lần đầu tiếp cận với bảo hiểm, khi có nhu cầu mua sản phẩm bảo hiểm nào đó, ví dụ bảo hiểm xe cơ giới, họ thường nghĩ ngay đến những các tên đã trở nên quen thuộc như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO… Thực trạng này đòi hỏi trong những năm tới VNI nói chung và VNI Hà Nội nói riêng cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để đưa VNI trở thành thương hiệu bảo hiểm được đông đảo công chúng biết tới. Ba là, hiện nay một số công ty bảo hiểm mới ra đời như MIC, Liberty… đã dùng nhiều biện pháp cạnh tranh để lôi kéo khách hàng như việc giảm phí bảo hiểm xuống thấp hơn các công ty đối thủ, đưa ra các ưu đãi hấp dẫn để lôi kéo đại lý giỏi về phía mình… Do đó đã khiến VNI và một số công ty bảo hiểm khác gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới cũng như tái tục hợp đồng với khách hàng cũ. Bốn là, VNI có chính sách hạn chế, loại bỏ không khai thác vào các đối tượng xe có nguy cơ xảy ra tổn thất cao như: taxi, đầu kéo…, trong khi số lượng xe thuộc nhóm này chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tổng số xe đang lưu hành trên thị trường. Thực tế trên đòi hỏi VNI Hà Nội cần có sự nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ khách hàng để có thể thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm tại đơn vị mình. 2.2.2.2. Thực trạng công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Trong bảo hiểm vật chất xe ô tô nói riêng và trong bảo hiểm nói chung, khâu đề phòng hạn chế tổn thất là khâu không thể thiếu được, nó không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty mà còn góp phần làm giảm số vụ tai nạn cho toàn xã hội. Chính vì vậy mà công tác đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội rất lớn. Khâu đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm, từ đó công ty bảo hiểm sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường hoặc chi trả. Tổn th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2010.doc
Tài liệu liên quan