Khóa luận Tìm hiểu di tích đình Giang Xá (thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội)

MỤC LỤC

 

Trang

 

Mở đầu. 1

Chương 1. Đình Giang Xá trong diễn trình lịch sử. 5

1.1 Tổng quan về vùng đất, con người Giang Xá. .5

1.2 Lịch sử ra đời, tồn tại của di tích đình Giang Xá . .10

1.3 Lịch sử vị thần được thờ. . . 12

1.4 Một số di tích khác thờ Lý Nam Đế ở làng Giang Xá. . .17

1.4.1 Chùa Giang Xá. . . 18

1.4.2 Đền Giang Xá. . . .20

Chương 2. Giá trị kiÕn tróc, nghÖ thuËt vµ lÔ héi của đình Giang Xá .23

2.1 Giá trị kiến trúc . . . .23

2.1.1 Không gian cảnh quan . . .24

2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể . .28

2.1.3 Kết cấu kiến trúc . .31

2.1.4 Trang trí trên kiến trúc . . . .41

2.1.5 Một sè di vật tiêu biểu của đình Giang Xá . .52

2.2 Lễ hội Đình Giang Xá . .56

2.2.1 Thời gian diễn ra lễ hội . . .57

2.2.2 Công việc chuẩn bị cho lễ hội . . 59

2.2.3 Diễn trình lễ hội . .60

Chương 3. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị di tích đình Giang Xá. . .65

3.1 Thực trạng di tích ®×nh Giang X¸ . .65

3.1.1 Hiện trạng của các kết cấu kiến trúc . .65

3.1.2 Thực trạng cảnh quan, không gian xung quanh di tích .66

3.1.3 Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích .67

3.1.4 Thực trạng lễ hội . . .68

3.2 Vấn đề bảo vệ, tôn tạo di tích . . .70

3.3. Khai thác, phát huy giá trị di tích . .81

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4276 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu di tích đình Giang Xá (thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được hình thành từ rất lâu và kiến trúc có sàn này gắn liền ngay từ buổi đầu khởi dựng. Điều thú vị trong kiểu sàn nhà của đình Giang Xá ở chỗ nó được giật tam cấp, cao dần kiểu như kiểu lòng thuyền ba cấp rất ít gặp ở những ngôi đình khác. Nếu như mở tất cả cửa ngôi đình thì chúng ta có thể tưởng tượng ngôi đình như một thuyền rồng rất lớn. Lý giải vì sao sàn gỗ của đình được giật cao dần lên như vậy thì có nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần đều nghiêng về ý kiến cho rằng đó phụ thuộc vào vị trí, thứ bậc của các “hạng người” trong làng khi tham gia bàn định công việc của làng. Tùy theo phẩm hàm, chức tước, địa vị xã hội hay tuổi tác thì có những vị trí ngồi khác nhau trong đình. Sàn của đình Giang Xá bao gồm các cấu kiện chính là dầm sàn và ván sàn. Dầm sàn chia thành hai loại là dầm chính và dầm phụ. Còn dầm phụ gối lên các dầm chình có nhiệm vụ đỡ sàn. Ván sàn được ghép khít vào nhau ở các cấp khác nhau. Mặc dù có độ chênh như vậy nhưng nhìn chung hệ thống sàn của đình khá vững chắc. Phần thân của đình ở mặt trước lắp cánh cửa bức bàn. Ở gian chính là hệ thống cửa lật ăn mộng vào kết cấu phía trên mái tới phần mặt đất. Còn ở các gian bên được xây thềm gạch lên cao khoảng 1m rồi gắn với cửa bức bàn. Ở các gian áp cuối đầu hồi được xây các thềm gạch lên xuống vào trong đình. Tuy nhiên các cửa này ít khi được mở. Lối vào thường xuyên của đình chủ yếu là qua các cửa phụ ở hai bên đầu hồi. Còn hệ thống cửa chính trước mặt chỉ được mở trong những ngày hội làng, hay trong làng có việc gì quan trọng cần bàn bạc ở đình. Đó là một số những đặc điểm chính trong kết cấu bộ khung chịu lực và kết cấu nền của ngôi đình. Tuy nhiên để tạo cho ngôi đình trở nên đồ sộ và hoàn chỉnh, thì kết cấu mái cũng đóng một vai trò quan trọng. Mỗi nột di tích lại có một kế cấu mái khác nhau tương xứng với bộ khung chịu lực của bản thân di tích. - Mái Đối với đình Giang Xá, bộ mái thực sự trở thành một cấu kiện kiến trúc hoàn hảo, tương xứng với bộ khung chịu lực bên trong góp phần tôn thêm giá trị thẩm mỹ cho ngôi đình. Bộ mái của tòa Đại đình xòe rộng kéo xuống thấp, đồng thời tỏa về bốn phía. Nếu thoạt nhìn chúng ta có cảm giác như bộ mái của đình dường như nặng nề, đồ sộ. Bởi xét ra thì chiều cao của bộ mái gần gấp đôi so với phần thân của đình (đây cũng là một đặc điểm của những kiến trúc cổ, càng về sau thì tỷ lệ giữa mái và thân càng cân bằng). Tuy nhiên, mặc dù có bộ mái lớn và kéo xuống thấp như vậy nhưng bộ mái của đình vẫn rất uyển chuyển, mềm mại. Sở dĩ có điều đó bởi tòa Đại đình có kết cấu đỡ mái là tầu mái, điều đó sẽ giúp cho bộ mái của đình có thể uốn cong về bốn phía, kết hợp với các hoa đao bay một cách cổ kính. Nhờ có tầu mái, hay tầu đao lá mái mà khiến cho kết cấu của bộ mái hạn chế được sự nặng nề. Tầu mái có thể coi là một phát kiến riêng mang bản sắc kiến trúc của người Việt và trở thành một tiêu chí để phân biệt với kiến trúc của dân tộc khác. Nhân đây chúng ta cũng có thể tìm hiểu đôi chút về phát kiến “vĩ đại” này của cha ông trong nghệ thuật tạo tác kiến trúc đình làng nói riêng và kiến trúc gỗ nói chung. Cấu kiện này trong kết cấu của bộ mái mới chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVII. Hiện tượng có tàu mái và góc mái cong đã là một biểu hiện khẳng định vai trò là một trung tâm văn hóa của kiến trúc đình làng trong không gian nông thôn. Trong văn hóa nghệ thuật của người Việt, vốn xuất phát từ tư duy nông nghiệp lệ thuộc vào sản xuất theo chu trình thời gian khép kín, dẫn tới một đặc tính nổi bật là tính trữ tình, lặp đi lặp lại, uyển chuyển, nhịp nhàng, nên dù cho thời gian khởi đầu của ngôi đình còn chịu ảnh hưởng từ sự quy định của tầng lớp trên với bờ mái gần như thẳng, kết cấu khung gỗ không gắn liền với góc mái cong đã giải tỏa được sự nặng nề ấy làm cho bộ mái trở nên uyển chuyển, thanh thoát. Dựa trên kết cấu đỡ mái là tàu mái với những then tàu tạo cho bộ mái ngôi đình Giang Xá vừa có sự uy nghi, bề thế vừa trở nên duyên dáng, thanh thoát và rất đỗi mềm mại. Bốn lá mái của đình được uốn cong ở bốn góc kết hợp với các hoa đao, các con kìm, con cột trên bờ nóc và khúc nguỷnh đã gây được những ấn tượng, rung động sâu sắc. Toàn bộ bề mặt của mái được lợp phẩy, ít bị xô lệch, tránh được giột nước và nhất là tạo được thẩm mỹ cho bộ mái. 2.1.4. Trang trí trên kiến trúc Nếu so sánh giữa kiến trúc và giá trị trang trí trên kiến trúc của bất cứ một công trình kiến trúc nào thì có lẽ ta khó có thể xác định được mặt nào có giá trị hơn. Bởi lẽ mỗi mặt đều có những giá trị riêng nhất định của nó. Nếu như kiến trúc là minh chứng phản ánh từng giai đoạn phát triển của nghệ thuật xây dựng và tạo tác của dân tộc thì trang trí trên kiến trúc lại phản ánh sâu sắc tư tưởng xã hội và trình độ thẩm mỹ của người Việt. Ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau thì nghệ thuật trang trí, điêu khắc kiến trúc lại thể hiện những tư tưởng riêng. Tuy nhiên những đặc trưng của từng giai đoạn không phải là sự tách biệt độc lập mà có sự kế thừa nguồn cảm hứng của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Có thể nói kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống. Mặc dù ta có thể thấy điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các công trình kiến trúc tôn giáo khác nhưng không ở đâu nó thể hiện hết mình như ở đình làng. Vì vậy, có thể nhận định điêu khắc đình làng là sự tập trung, phát huy tột bậc các kỹ thuật chạm khắc gỗ Việt Nam. Đồng thời ta cũng thấy rằng đình làng chính là nơi để các nghệ nhân dân gian - các nghệ sĩ làng - bộc lộ tài năng và tư tưởng của cộng đồng với xã hội. Nhưng dù thế nào đi nữa thì đình làng cũng là nơi bảo tồn các giá trị điêu khắc độc đáo, quý giá của cha ông cho các thế hệ sau. Đồng thời cũng là nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu lịch sử mỹ thuật nước ta và là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống hàng ngày cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Đình Giang Xá là ngôi đình có niên đại khá sớm, bởi vậy bản thân ngôi đình thực sự là kho tàng bảo lưu các giá trị kiến trúc độc đáo mà ít thấy ở các ngôi đình khác. Sự độc đáo và chứa đựng nhiều giá trị ấy được tập trung chủ yếu ở tòa đại đình. Tuy vậy, không thể nói rằng các đơn nguyên kiến trúc khác không có giá trị mà nó được dàn trải tạo cho ngôi đình vừa cổ kính, trang nghiêm vừa uyển chuyển, mềm mại. * Trang trí ở tòa tại đình - Trang trí trên mái Có thể nói tòa đại đình của đình Giang Xá là nơi tập trung chủ yếu các giá trị điêu khắc kiến trúc của ngôi đình. Nhưng trước khi đi chiêm ngưỡng các mảng chạm khắc tinh tế, độc đáo bên trong tòa đại đình, ta không thể không chú ý tới những trang trí trên mái của ngôi đình. Như ở các phần trên đã đề cập, đình Giang Xá mặc dù rất đồ sộ, uy nghiêm nhưng cũng không quá thô kệch mà ngược lại rất mềm mại. Bởi lẽ sự mềm mại ấy được tạo ra bởi hệ thống “ tàu đao lá mái” tạo ra các góc đao cong cho ngôi đình, đồng thời cũng nhờ đến các mảng trang trí trên các góc đao hệ thống bờ nóc, bờ guột của mái đình. Nhìn chính diện từ phía ngoài vào, ta có thể thấy trên hai đầu bờ nóc được các nghệ nhân dân gian đắp nổi như hai đầu rồng bằng vôi vữa( nề ngõa). Sự cân xứng của hai bộ phận trang trí này đã làm cho nóc của ngôi đình bớt đơn điệu. Các đầu rồng được tạo tác khá tỉ mỉ và tinh tế. Rồng có mắt lồi, mũi nở, miệng mở ngậm vào thân của bờ nóc. Rồng không có thân cụ thể nhưng ở một mức độ nào đó ta có thể thấy bờ dải, bờ guột phần nào đồng nhất với thân rồng. Trên đầu rồng có các tóc lượn lên rồi uốn cong lại. Đặc biệt từ gáy đến sống lưng rồng mọc lên một vân xoắn kiểu dấu hỏi ngược rất lớn. Vân xoắn ấy chạy ngược lên đầu rồi cuộn xoắn lại ở phía sau. Giữa các cuộn xoắn có các vân mây nhỏ điểm xuyết. Để đỡ vân xoắn này, từ phía lưng dưới của rồng một đao chạy lên đỡ. Đao này có hình dáng kiểu đuôi phượng ( trái giành) như ở trên nghi môn của ngôi đình. Ở bốn phía của mái tòa đại đình, trên các bờ dải là các con lân được đắp nổi. Khác với hai con rồng ở phía trên, các con lân này được làm bằng đất nung. So với các linh vật khác trên bộ mái thì các con lân này có kích thước khá nhỏ, nhưng không phải vậy mà chúng mất đi dáng vẻ của mình. Các con lân chạy xuôi theo bờ dải, gắn với “khúc nguỷnh”. Đầu lân ngẩng cao, nhưng nếu quan sát kỹ ta lại nhận thấy rằng đầu lân có đôi chút dáng nét của đầu rồng. Phần ngực ưỡn về phía trước tỏ vẻ oai vệ. Các chân lân choãi ra tạo cho lân dáng vẻ oai vệ. Một chân lân choãi hẳn về phía trước đè chặt lên đuôi linh vật ở “khúc nguỷnh”. Tuy nhiên lân không biểu hiện dáng hung tợn kiểu tranh đấu mà miệng lân nhoẻn cười tỏ vẻ nghịch ngợm. Đây thực sự là nét độc đáo trong nghệ thuật của cha ông. Ở bốn “khúc nguỷnh” đắp nổi một linh vật độc đáo. So về kích thước thì linh vật này to hơn hẳn so với lân trên bờ dải. Linh vật này có đầu giống đầu phượng nhưng thân lại là thân lân. Các móng của linh vật này cong nhọn. Trên thân của linh vật này có các vân xoắn, đầu hơi nghếch về phía trước. Phần đuôi được vắt một phần lên trên bờ dải và được chân lân giữ lại. Nếu xét ở một khía cạnh nào đó ta có thể thấy chúng đang đùa giỡn với nhau. Nhưng có lẽ độc đáo, tinh tế nhất của bộ mái được thể hiện ở các góc đao của bộ mái. Sự kết hợp giữa góc đao cong và các bộ phận trang trí thực sự đã đem lại cho bộ mái đình vẻ mềm mại, thanh thoát. Ở hai góc đao phía trước đình được các nghệ nhân trang trí hình ảnh hai đầu rồng thì ở hai góc đao, các con rồng được tạo thế hoàn hảo. Thân rồng chạy ngược từ phía góc đao lên trên khúc nguỷnh. Rồng không trong tư thế trải dài mà cuộn lại. Đầu rồng vươn dài lên phía trước. Điều độc đáo ở đây đó là từ miệng rồng phun ra một luồng lửa. Luồng lửa đấy được bắt nguồn từ miệng rồng rồi to dần và chúc xuống bờ guột rồi vút lên cao như hình tẩu thuốc. Có thể nói, hình ảnh rồng phun lửa ấy rất sinh động và độc đáo. Từ trên thân rồng nổi lên các đao mây uốn cong. Phía góc đao được đắp nổi một vân mây hình xoắn uốn cong lên cao. Còn ở hai mái sau, các nghệ nhân đã thay thế hình ảnh rồng phun lửa bằng hình ảnh các con rồng đơn giản. Các con rồng này có thân mảnh uốn cong từng khúc. Chiều cao của các khúc cong gần bằng chiều cao của các đao mây ở góc mái. Trên thân rồng cũng có những vân mây nhỏ. Có thể nói, nếu không được trang trí hình ảnh các linh vật thì mặc dù bộ mái đình đã bớt nặng nề bởi hệ thống “ tàu đao lá mái” đi nữa thì nó cũng khó có thể đạt được độ mềm mại, uyển chuyển như khi có trang trí. Bởi vậy các bộ phận trang trí này đã góp phần đáng kể tô điểm cho bộ mái đình. - Trang trí trên kiến trúc tòa đại đình Đây được đánh giá là “mảnh đất màu mỡ” để các nghệ sĩ làng thể hiện tài năng chạm khắc của mình. Bằng cảm hứng phong phú, truyền tải bởi đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân đã cho thấy sự biến hóa của những đục, chạm thô kệch nhưng đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn và mang tính nhân văn sâu sắc. Nhìn vào bên trong tòa đại đình, ta thấy hầu như tất cả các mặt gỗ (trừ cột và câu đầu) đều được chạm đục tinh tế. Chính điều đó đã tạo cho tòa đại đình nói chung và đình Giang Xá nói riêng chứa đựng những giá trị kiến trúc đầy ý nghĩa. Quan sát bên trong tòa đại đình ta có thể thấy rõ đình Giang Xá được tạo bởi hai hiệp thợ. Sở dĩ có thể phát hiện được điều đó là nhờ quan sát kết cấu kiến trúc của các gian bên phải và bên trái. Nhưng có lẽ sự khác biệt mà hai hiệp thợ tạo ra chắc chắn không chỉ thể hiện ở kết cấu kiến trúc mà còn được thể hiện rõ nét qua các bức chạm của các hạng mục trong đình. Trước hết ta tiếp cận tới những bức chạm ở gian giữa của tòa đại đình. Để phục vụ cho việc chiêm bái của cộng đồng, các nghệ nhân đã tạo tác trên các bức cốn ở vì nách của gian giữa tòa đại đình rất tinh tế. Ở hai cốn ngoài các nghệ nhân đã chạm khắc mặt trong nhìn xuống lòng giếng, còn ở hai cốn trong lại chạm mặt ngoài nhìn ra hai bên.Như vậy, khi đến với đình,chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận, chiêm ngưỡng các bức cốn độc đáo này. Xét tổng thể thì các bức cốn này đều được chạm nổi, các con rường xếp khít thành các cốn mê, đề tài chủ đạo là rồng. Tuy nhiên ở mỗi bức chạm lại có nét riêng biệt. Chúng ta tiếp cận với bức cốn ngoài, bên phải của tòa đại đình phía gần cửa đầu tiên. Nhìn vào bức cốn ta thấy đề tài của bức cốn là rồng ổ (rồng đàn). Có thể nói rồng là một linh vật xuất hiện khá nhiều trong nghệ thuật trang trí của người Việt. Dù mang giá trị nào đi nữa, biểu hiện cho thế lực nào đi nữa thì con rồng vẫn luôn trở nên gần gũi đối với đình làng của người Việt. Ở bức cốn này hình ảnh rồng lớn là trung tâm của bức cốn. Rồng được tạo tác có miệng loe, ngậm ngọc, mắt lồi, mũi nở, hai môi rồng mỏng, cong lên như cố tình lộ dáng vẻ dữ tợn. Các đao mắt (đao bay từ mắt) bay về hai bên (khác với thời Nguyễn thường xoắn lại). Xung quanh con rồng lớn là các con rồng nhỏ chầu về. Các con rồng nhỏ này được các nghệ nhân tạo tác ẩn hiện trong “rừng đao mác”. Tuy nhiên chúng vẫn hiện lên khá chi tiết. Phía bên phải của bức cốn là một chú rồng nhỏ nằm “vắt vẻo” qua đao của rồng lớn, miệng rồng ngoạm vào cằm của rồng lớn, tỏ vẻ tinh nghịch. Đuôi rồng có dạng đao lửa. Ở phía dưới, một con rồng khác dáng uốn cong từ sát cột cái lên phía trên cũng đang chầu về rồng lớn. Phía đối diện, một con rồng nhỏ khác dường như bị kẹp chặt bởi các móng vuốt của rồng lớn. Có thể nhận thấy rồng lớn có 4 móng sắc nhọn, 3 móng rồng chụm lại ở phía dưới nâng rồng nhỏ lên, còn một móng kẹp thân của rồng nhỏ từ trên xuống. Hai con rồng nhỏ này đối diện với nhau và cùng chầu về rồng lớn ở phía trên. Phía bên trái của bức cốn cũng là hoạt cảnh tương tự, rồng lớn cũng quắp một rồng nhỏ đang chầu về. Hoàn chỉnh bức cốn ở phía trên là hình ảnh nửa thân của một con rồng. Đây cũng chính là con rường trên cùng của bức cốn. Con rồng này có thân uốn lượn rồi luồn qua thân cột cái kết hợp với đầu rồng ở đầu dư thành một con rồng hòan chỉnh. Chúng ta không có cảm giác gì có sự chia cách bởi cột cái giữa con rồng này. Mà vẫn thấy nó hiện lên sinh động hoàn chỉnh. Có thể đánh giá nghệ thuật chạm khắc của các nghệ nhân “nông dân” rất tinh tế, độc đáo. Chỉ có trí sáng tạo và nguồn cảm hứng mênh mông mới giúp cho họ tạo ra được những hình ảnh sống động như vậy. Đầu rồng ở phía đầu dư được chạm lộng rất đặc sắc. Đầu rồng khá dài toát lên vẻ oai vệ. Miệng rộng, ngậm ngọc, các râu và tóc của rồng kết thành đao bay về phía sau. Các đao này bay song song cùng với thân của câu đầu. Phần dưới cằm cũng được chạm khắc tỉ mỉ. Trên đầu rồng đôi lúc cũng được tô điểm thêm các vân mây. Ở bức cốn đối diện phía bên trái, mặc dù cũng lấy đề tài là rồng tuy nhiên ở bức cốn này đã có sự khác biệt rõ rệt. Điểm khác biệt ấy trước hết ở sự tạo tác hình ảnh các con rồng. Ở trung tâm của bức cốn vẫn là hình ảnh con rồng với dáng vẻ dữ tợn. Miệng rồng vẫn loe, ngậm ngọc môi mỏng cong lên, mắt lồi. Nhưng nếu so sánh hai con rồng trung tâm của hai bức cốn, ta thấy con rồng ở bức cốn này toát lên vẻ dữ tợn hơn rất nhiều. Nếu như ở bức cốn trước, các con rồng con được chạm khắc rất nhỏ và không tạo thế độc đáo thì ở bức cốn này với hình ảnh trung tâm là rồng lớn thì còn có các con rồng nhỏ được chạm với các kích thước khá lớn và được tạo tác bay lượn rất độc đáo. Dáng rồng mềm mại, uốn khúc đặc biệt từ thân rồng đã xuất hiện các chân với móng vuốt hoàn chỉnh. Có thể nói ở bức cốn này các con rồng được chạm khắc sống động hơn rất nhiều. Các con rồng vẫn ẩn hiện trong các vân mây. Mặc dù vậy nhưng các móng vuốt của con rồng này không sắc nhọn và rõ nét như con rồng ở bức cốn đối diện. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất giữa hai bức cốn đó là ở bức cốn này đã xuất hiện con người. Mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với cả bức cốn nhưng sự xuất hiện của con người đã làm cho bức cốn sinh động hơn rất nhiều. Hình ảnh con người ở bức cốn được thể hiện trong tư thế đứng, khuôn mặt phúc hậu, tướng mạo khôi ngô, trong trang phục truyền thống. Tay phải đưa lên cao trong tư thế ném, còn tay trái chụm lại đặt phía trước ngực. Dường như tay trái đang nắm cầm sợi dây. Với tư thế như vậy có thể giúp chúng ta liên tưởng tới cảnh đi săn của người dân. Nhưng dù có xuất hiện với vai trò gì đi nữa thì sự xuất hiện của con người đã tạo cho hoạt cảnh thêm sinh động, đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt trong nghệ thuật trang trí của hai hiệp thợ trong quá trình tạo tác ngôi đình này. Phần trên cùng của bức cốn này vẫn là hình ảnh rồng uốn lượn rồi luồn qua thân cái. Tuy nhiên ở đầu dư bên này, đầu rồng được chạm khắc khác hơn so với đầu rồng đối diện. Tóc và râu rồng vẫn kết thành đao bay về phía sau nhưng ở rồng này hướng bay của đao có phần chếch lên cao chứ không song song như ở bên đối diện. Đồng thời thân rồng cũng có xuất hiện các vân xoắn. Ở hai cốn trong của gian chính thì sự khác biệt ấy càng được thể hiện rõ nét hơn. Bức cốn bên phải vẫn lấy đề tài truyền thống là rồng ổ. Tuy nhiên ở đây có thể coi là điểm nhấn trong nghệ thuật chạm khắc của ngôi đình này. Ở hai bức cốn trước dường như do nhuốm màu thời gian hay do dụng ý của dân làng nên hai bức chạm ấy đều được sơn son thiếp vàng. Bởi vậy, mặc dù là yếu tố nguyên gốc nhưng ít nhiều hai bức cốn này cũng làm phai nhạt dần giá trị vốn có của nó. Còn ở hai bức cốn trong, yếu tố gốc được bảo lưu một cách hoàn hảo. Vì vậy ta thấy được giá trị độc đáo của các bức cốn này một cách hoàn chỉnh. Sự độc đáo của bức cốn phía bên phải bắt đầu từ sự bố trí hài hòa, tinh tế của các con rồng. Sự ăn nhập giữa kích thước của bức cốn và các con rồng dàn trải đều đã tạo nên sự độc đáo ấy. Ở phía trên là hình ảnh một rồng lớn, xuống dưới diện tích mở rộng ra đồng nghĩa với số lượng rồng tăng lên. Ba con rồng lớn được bố trí thành một hàng ngang đều nhau, cân xứng. Ở bức cốn này các nghệ nhân đã tạo nên một hoạt cảnh vui nhộn nhờ sự kết hợp giữa rồng và con người. Nếu ở bức cốn trước sự xuất hiện của con người chỉ làm nền cho khung cảnh, thì ở bức cốn này con người đã trở thành hình ảnh trung tâm của hoạt cảnh. Hình ảnh con người không chỉ xuất hiện trong tư thế thông thường mà trong tư thế độc đáo. Đó là hình ảnh hai chú bé cưỡi lên đầu rồng ở hàng dưới, hai tay dang rộng và vươn lên cao. Hình ảnh hai chú bé cưỡi trên đầu rồng không phải là hình ảnh chống đối chế độ phong kiến như người ta lầm tưởng mà ở đây hình ảnh con người cưỡi lên đầu rồng đơn thuần chỉ tạo nên sự gần gũi hơn mà thôi, và cũng mang ý nghĩa sâu xa hơn nhưng không mang ý nghĩa bỡn cợt, chế giễu. Sự xuất hiện của hình ảnh con người ấy đã đẩy hoạt cảnh từ sự trầm lắng trở nên vui nhộn lạ thường. Các con rồng lớn được chạm khắc tương đối tỉ mỉ. Đầu rồng ngắn, miệng mở rộng, hai môi mỏng cong lên, mắt lồi về phía trước, tai dơi. Riêng ở con rồng phía trên thì khác hơn chút ít. Hai môi rồng dầy hơn, cong lên nhưng không để lộ răng như 3 con rồng phía dưới. Rồng cũng có mũi nở, mắt lồi, nhưng không phải là tai dơi mà là hai đao mắt bay về phía sau. Hoạt cảnh càng trở nên vui nhộn hơn nhờ sự góp mặt của các con rồng con. Sự nghịch ngợm của chúng đã tạo cho bức cốn thêm sinh động. ở hai bên con rồng lớn phía dưới ngay sát cột cái, hai chú rồng nhỏ đu mình từ trên xuống, uốn lượn qua râu rồng lớn, nghểnh mặt lên trên chầu vào rồng lớn. Phía đối diện các con rồng nhỏ cũng trong tư thế tương tự. Ở con rồng lớn bên trên, bên trái xuất hiện một con rồng nhỏ theo phương ngang, cũng uốn lượn qua râu rồng lớn, rồi trườn lên trên mặt rồng lớn, còn phía bên phải, một con rồng nhỏ nữa uốn mình từ thân cột cái qua râu rồi cũng chầu về rồng lớn. Sự náo nhiệt, tinh nghịch của hoạt cảnh còn được đẩy lên cao nhờ hình ảnh ở phía bên trên, phần tiếp xúc với hoành mái, một chú rồng ẩn mình chỉ lộ có đầu đang cắn vào đuôi một con rồng khác. Ở bức cốn phía đối diện cũng được trang trí tỉ mỉ và tinh tế. Ở hoạt cảnh này có sự kết hợp giữa hình ảnh các con rồng và tiên nữ mềm mại, thướt tha trong điệu múa cổ. Hình chạm không cầu kỳ nhưng sống động, tự nhiên, đầy sức sống. Dáng vẻ cốt cách, tâm hồn của người Việt được chuyển động qua từng nét chạm đục mạnh mẽ và tinh tế của các nghệ nhân. Ở trung tâm của bức cốn vẫn là hình ảnh rồng lớn với hai môi mỏng cong lên để lộ hai hàm răng khít chặt, mặt rồng lớn, các đao mắt bay về hai bên. Các con rồng nhỏ xung quanh đang chầu về phía rồng lớn. Các con rồng này ẩn hiện dưới các đao mác, vân mây. Lại có những chú rồng bị kẹp chặt bởi móng vuốt của rồng lớn. Các móng sắc nhọn nhưng vẫn có đôi chút to khỏe. Ở phía dưới bên trái của bức cốn là hình ảnh vũ nữ đang uyển chuyển thể hiện điệu múa cổ của dân tộc. Vũ nữ trong trang phục truyền thống, mặc yếm và bộ váy bằng lông chim xẻ quạt như trang phục của người Việt thường thấy trên trống đồng Đông Sơn, hai chân quỳ xuống, hai tay chắp lại phía trước ngực. Giá trị điêu khắc kiến trúc đã phần nào được thể hiện ở các bức cốn của gian giữa đình Giang Xá. Đồng thời cũng hé mở dần những điểm khác biệt giữa hai hiệp thợ trong quá trình xây dựng đình. Chính nhờ có hai hiệp thợ mà trang trí trên kiến trúc đình Giang Xá càng có thêm nhiều nét độc đáo, thú vị. Tuy nhiên giá trị trang trí của tòa đại đình đình Giang Xá không chỉ thể hiện trên các bức cốn của ngôi đình ở gian giữa mà ở các gian bên, nghệ thuật trang trí, chạm khắc vẫn có “đất” để nở rộ. Ở phía bên phải tòa đại đình, các gian bên vì nách đều được làm theo kiểu cốn chồng rường. Các con rường xếp khít chặt với nhau tạo ra bức cốn hoàn chỉnh. Tuy nhiên các con rường này không phải để thô, mộc thông thường mà nó cũng được trang trí. Phần cuối của các con rường được chồng lên nhau bởi các đấu kê. Phần tiếp giáp đỡ hoành mái được chạm khắc bởi các hình ảnh như thân và đuôi rồng, hay bằng các họa tiết, linh vật khác. Con rường phía trên cũng vẫn được tạo tác bởi hình ảnh thân và đuôi rồng dường như luồn qua thân cột cái như ở gian giữa. Nếu như ở gian giữa được tô son thì ở gian này đầu rồng vẫn được để thô mộc. Nhờ đó mà ta có thể chiêm ngưỡng rõ nét hơn các đường nét chạm khắc trên đầu rồng. Khi chiêm ngưỡng những họa tiết trang trí này thực sự ta cảm thấy khâm phục tài năng của các nghệ nhân, cảm phục trước sự tài tình trong nghệ thuật điêu khắc dân gian của dân tộc. Các nghệ nhân đã tận dụng tối đa các chi tiết gỗ trong kết cấu kiến trúc để thể hiện tài năng của mình. Các đầu rồng ở các đầu dư cũng được chạm khắc tỉ mỉ, mang dáng vẻ oai phong. Mắt rồng lồi, miệng mở, râu và tóc kết thành đao mác bay về sau, các đao mác thanh mảnh, và dường như dài ra mang đậm phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XVII. Các con rồng ở gian này mập, chắc nhưng dáng điệu thanh thoát. Đó chính là nét độc đáo thể hiện tài năng của người nghệ nhân. Còn ở phía gian trái của đình, do kết cấu chịu lực chủ yếu là các kẻ, nên chỉ phần đầu kẻ mới được trang trí. Tuy nhiên chúng ta dễ dàng nhận thấy các đầu rồng này trang trí đơn giản, thô kệch hơn và không toát lên vẻ oai vệ như ở bên phải. So về kích thước và trang trí thì các đầu rồng ở đầu kẻ này còn kém xa so với bên kia. Nếu như ở gian bên, đầu rồng được trang trí tỉ mỉ thì ở đây các đầu rồng ở kẻ đơn giản, đầu rồng hơi chúc lên câu đầu, chứ không song song như ở đầu dư đối diện. Rồng cũng có mắt lồi, miệng mở, tóc và râu kết đao, nhưng các đao này ngắn, phần dưới của rồng không được trang trí tỉ mỉ. Ngoài các bức chạm khắc ở các gian, trong tòa đại đình còn được trang trí bởi các tượng thú. Trên các xà đùi, cạnh cột trốn ở các gian bên có tượng ngựa và voi.Ở gian bên phải thì có tượng voi, còn ở bên trái thì có tượng các võ sĩ cưỡi ngựa. Sự đối xứng giữa các tượng này chỉ được thể hiện ở gian bên trái còn ở gian bên phải thì trên xà đùi phía ngoài không có, chỉ có trên xà đùi phía trong. Tượng voi không đứng trực tiếp trên xà đùi mà đứng trên một ván kê dày. Tượng này được đặt phần trung tâm của xà đùi, voi đang trong tư thế leo, lưng gù. Hai chân trước cao hơn dáng bước đi, hai chân sau thấp. Dáng voi to lớn uy phong. Vòi dài chạm tới phần chân trước, tai nhọn nhô cao. Phần ngà không được chạm khắc mà chỉ được các nghệ nhân tô vẽ. Phía trên lưng voi có cùi cao. Từ phần trước của cùi, tiếp giữa cổ và đầu voi là hình ảnh con người. Con người trong tư thế ngồi, gấp quặp chân về phía trước, hai tay để lên trên gối. Dáng người tinh nhanh, mắt sáng, tóc dài kết túm bay ra sau, mặt nhìn hướng sang bên. Các đường nét trên trang phục được chạm nổi lên và tô sơn giúp ta có thể tưởng tượng đây là hình ảnh một thiếu nữ. Phần thân và bụng voi được chạm khắc da vân xù xì rất sinh động. Nếu như ở gian bên phải thì có tượng voi, thì ở bên trái, trên xà đùi của hai gian thứ ba là hình ảnh võ sĩ cưỡi ngựa đối diện nhau. Trên xà đùi phía trong, hình ảnh võ sĩ như trong tư thế nghênh chiến. Tay phải giơ cao về phía sau, còn tay trái chụm lại đưa lên trước mặt kiểu mời gọi, thách thức đối phương. Còn ngựa thì được chạm khắc khá mập, tròn, đầu hơi ngoảnh, miệng hơi cười trông rất tinh nghịch. Đối diện với hình ảnh đó là võ sĩ trong trang phục màu vàng, đầu cũng bít khăn, lưng thắt đai nhưng có vẻ điềm đạm. Sự tài tình của các nghệ nhân trong điêu khắc được thể hiện ở sự đối lập giữa hình ảnh hai võ sĩ. Nếu như võ sĩ kia ở trong tư thế nghênh chiến, khiêu khích, thì võ sĩ này rất bình thản, ngồi oai nghiêm trên lưng ngựa, ngồi quay đối diện với võ sĩ kia, tay phải giơ cao, tay trái cầm đao, nhưng không tỏ vẻ tấn công hung tợn. Để đánh giá hết giá trị của các mảng chạm khắc, trang trí c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHÓA LUẬN tốt nghiệp- Tìm hiểu di tích đình giang xá.doc
Tài liệu liên quan