Dưới ngòi bút trìu mến của Hugo, Gavroche hiện ra với tất cả vẻ đẹp
tinh thần của một thiếu niên nảy sinh từ đêm đen của xã hội, em trở thành biểu
tượng của sự thanh khiết. Là “tên trộm cắp bé con hào hiệp” em đã cưu mang
hai đứa trẻ mà em vừa mới quen nhưng thực chất là hai đứa em ruột của mình
mà em nào hay biết. Gavroche đưa chúng về chỗ “cư ngụ” của em (một chỗ
cư ngụ mà “đức chúa vĩ đại” đã ban tặng cho em. Đó là một cái hang với một
cái lỗ nhỏ để chui vào). Thế nhưng, Gavroche vẫn tỏ ra là một ông chủ thật sự.
Em nói với hai đứa trẻ với giọng nửa đùa nửa thật: “Chúng mình phải dặn
người gác cổng có ai hỏi thì bảo là chúng mình đi vắng”. Cứ y như là một ông
chủ lâu đài, một biệt thự nào đó thực sự nhưng khi biết “người gác cổng” của
em chỉ là một mảnh ván dùng để đậy lỗ hổng dưới bụng voi là lối ra vào của
Gavroche thì ta không khỏi buồn cười. Dù sao sự mộng mơ ấy cũng là phẩm
chất lạc quan mang nét lãng mạn của em.
104 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật kịch và tiểu thuyết của Victor Hugo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất. Hành động kịch xảy ra không chỉ ở nhà của Don Ruy
Gomez mà còn ở nhà mồ Charles Magne, nơi bọn phản bội họp nhau để giết
chết vua Don Carlos.
Có thể thấy, địa điểm Hugo đưa vào kịch không nhiều. Nhưng để chống
lại duy nhất về địa điểm của kịch cổ điển một cách mạnh mẽ, ông đã đưa vào
kịch của ông một kiểu không gian “hiện thực chủ nghĩa” bắt chước một địa
điểm thực sự, một không gian mà người ta có thể thấy trong cuộc sống. Đó là
lâu đài của công tước Don Ruy Gomez với cả chiếc tủ mà vua Don Carlos có
thể chui vào, là một dãy những bức chân dung gia đình ngài với bức ngăn
đằng sau có thể giấu Hernani, với cả cánh cổng sau có thể giúp Dona Sol đi
trốn. Một ngôi nhà với những ban công cho phép một gã nhân tình có thể trèo
vào phòng người yêu. Đó là hầm mộ hoàng đế Charles Magne tại thành phố
Ex-lasapen trong thực tế là nơi đã có nhiều sự kiện quan trọng xảy ra: đây là
nơi Hoàng đế Charles Magne ưa thích và là nơi ngài qua đời; 36 Hoàng đế
Đức đã được đăng quang tại đây từ năm 813 đến năm 1531; nhiều hiệp ước đã
được kí kết từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX, đặc biệt là hiệp ước giữa Tây Ban
Nha và vua Loui XIV ngày 2 tháng 5 năm 1668 đem lại hòa bình cho hai
nước. Tất cả những địa điểm trên mang đầy đủ những chi tiết tạo ra cho người
xem cảm tưởng về những địa điểm có thật. Như vậy, linh hồn của kịch chính
là cái hiện thực.
2.2. Xây dựng kiểu nhân vật phản nghịch
Bên cạnh việc phá vỡ qui tắc luật “tam duy nhất”, Hugo còn xây dựng
kiểu nhân vật chống lại kiểu nhân vật của kịch cổ điển. Nếu ở kịch cổ điển
nhân vật thường là những ông vua, bà hoàng, nhà quý tộc là những anh
hùng, dũng tướng đặt tư tưởng trung hiếu lên trên hết, thì ở kịch của Hugo
chúng ta thường bắt gặp kiểu nhân vật phản nghịch. Con người “nổi loạn”,
Hernani, là con người có những phẩm chất tốt đẹp, ý chí căm thù sâu sắc, tinh
thần kiên cường trong đấu tranh, tâm hồn cao thượng trong tình yêu Tuy về
địa vị xã hội, Hernani bị liệt vào loại “tướng cướp” sống ngoài vòng pháp luật,
của cải không có gì, “chỉ thở được khí trời, nhìn ánh sáng, uống nước lã,
nghĩa là những thứ của chung phân phát cho mọi người”, cùng đồng đảng
tung hoành khắp xứ, bị triều đình truy lùng mọi nơi nhưng Hernani lại là một
hình ảnh rất đẹp. Với tư cách người tình nhân cũng như với tư cách người con
Trang 29
trả thù cho cha, về phương diện nào, chàng cũng chiếm được cảm tình của
khán giả.
2.3. Sử dụng bút pháp tương phản
Nét nổi bật nhất thể hiện Chủ nghĩa lãng mạn trong kịch của Hugo là
ông đã sử dụng bút pháp tương phản. Tương phản là biện pháp để làm tăng
kịch tính và làm nổi bật phẩm chất của nhân vật. Dưới ngòi bút của Hugo, sự
tương phản xuất hiện ngay trong mỗi nhân vật, giữa địa vị xã hội và phẩm chất
đạo đức, giữa diện mạo bên ngoài và thế giới nội tâm của họ. Trong “Hernani”
là sự tương phản giữa vua Tây Ban Nha và “tướng cướp” Hernani. Một bên là
vua Tây Ban Nha sắp trở thành hoàng đế Charles Quint với một bên là tên
tướp cướp không nhà, không cửa đương bị truy lùng ráo riết. Là con người bất
khuất, kiên cường, nung nấu khôn nguôi mối thù cha phải trả, đồng thời cao
thượng trong tình yêu nhưng đối thủ của chàng là Don Carlos- một con
người bỉ ổi, dùng đủ mọi lời đường mật trơ trẽn để quyến rũ phụ nữ và không
ngần ngại có những hàng động vũ phu. Tác giả đã đặt vua bên cạnh tướng
cướp. Họ cùng yêu một người con gái và người con gái dòng dõi quý tộc ấy
trao trái tim mình cho tướng cướp chứ không cho vua. Sự tương phản còn thể
hiện ở nội tâm nhân vật: Dona Sol hướng tới tình cảm chân thành với Hernani
chứ không màng địa vị. Từ chối ngai vàng, từ chối lâu đài êm ấm, Dona Sol đã
chọn tướng cướp Hernani: “Ông vua của tôi sống lang thang ngoài vùng xã
hội và pháp luật, chịu đói và chịu khát, quanh năm trốn tránh, ngày ngày chia
sẻ số phận cực khổ và hãi hùng hơn là sống với Hoàng đế (ám chỉ Don
Carlos) để làm hoàng hậu”. Trong sự tương phản, tầng lớp quyền quý (vua,
hầu tước) thường trở nên kệch cỡm, thô lỗ, bị thất bại. Chính điều này đã
tạo nên sóng gió cho kịch trường của Hugo.
2.4. Sử dụng yếu tố Grotesque
Một yếu tố khác tạo nên sự thành công của kịch lãng mạn Hugo, đó là
quan điểm về cái thô kệch (grotesque) mà ông đề xuất. Theo ông, “đạo Thiên
chúa dẫn thơ ca đến chân lý”, vì nó cho ta thấy trong con người có hai mặt:
thiên thần và thú vật. Nó giúp cho nhà văn hiểu rằng trong thiên nhiên, trong
xã hội không phải chỉ có toàn chân, thiện, mỹ. Trái lại, cái xấu tồn tại bên
cạnh cái đẹp, cái ác bên cạnh cái thiện, cái thô kệch bên cạnh cái tao nhã, bóng
tối bên cạnh ánh sáng. Văn học muốn chân thực phải phản ánh toàn vẹn những
mặt tương phản ấy trong cuộc sống. Với quan điểm như vậy, cho nên Hugo
chấp nhận đưa cả những yếu tố bình thường của cuộc sống vào kịch trong khi
kịch cổ điển chỉ chấp nhận những gì thanh nhã, cao quý. Trong mắt của Hugo,
vua không phải là người toàn mỹ mà là con người của cuộc sống trần tục. Don
Trang 30
Carlos là một ông vua si tình. Ông cũng có những hành động rất ư là tầm
thường như chui vài tủ áo để tránh tình địch, cũng biết nói dối. Điều này thể
hiện ở chi tiết sau khi ra khỏi tủ, Don Carlos biện minh cho việc có mặt của
mình là để thông báo việc Đức hoàng đế tổ phụ băng hà. Với địa vị của một
ông vua nhưng Don Carlos vẫn dùng những thủ đoạn bỉ ổi của kẻ tiểu nhân
trong việc chinh phục tình yêu của nàng Dona Sol. Don Carlos đã giả làm
Hernani để rình đón Dona Sol đi. Các nhân vật tình địch không tìm kiếm sự
công bằng và trái tim người đẹp bằng việc đấu gươm mà bằng mưu mẹo, bằng
lọc lừa. Những yếu tố này đã làm thay đổi không khí trang nghiêm, vẻ lên gân,
lên cốt của kịch cổ điển. Chúng làm cho kịch drame gần gũi hơn với cuộc
sống đời thường, gần gũi hơn với tâm hồn những con người bình dân ở thế kỉ
XIX.
Yếu tố Grotesque đã làm cho kịch drame có sức hấp dẫn, mới mẻ đối
với công chúng. Điều này thể hiện đặc sắc ở cách kết thúc kịch đầy bất ngờ.
Đó là khi Don Carlos lên làm Hoàng đế Charles Quint thì ông không tranh
giành tình yêu với Hernani nữa. Ông tự nguyện đem Dona Sol cho Hernani và
trả lại tước hiệp sĩ cho chàng với tư tưởng “thù hằn và giận dữ, ta muốn quên
hết”. Trong lúc Hernani và Dona Sol tưởng chừng đang sắp sửa được hưởng
hạnh phúc trăm năm thì tiếng tù và rúc lên, báo hiệu đến thời điểm Hernani
thực hiện lời hứa oái oăm với Don Ruy Gomez: chàng phải uống lọ thuốc độc
để chết. Chúng ta thấy, kết thúc kịch lãng mạn nhân vật đều có số phận hết sức
bi thảm. Ở đây môtip “con đom đóm yêu một vì sao tinh tú” lại xuất hiện.
Nhưng họ đã chết với tinh thần tự nguyện và lạc quan. Đó cũng là nét tạo nên
tính chất lãng mạn của kịch drame.
2.5. Một vài yếu tố nghệ thuật khác
Một bước đột phá nữa của kịch lãng mạn thể hiện ở lĩnh vực ngôn ngữ
là tăng cường ngôn ngữ bình dân. Ngôn ngữ trong kịch đã thoát khỏi sự quy
định của ngôn ngữ quý tộc mà gần gũi hơn với ngôn ngữ quần chúng. Trong
Hernani, đôi khi chúng ta bắt gặp điều này, điển hình như ở Hồi II: Tướng
cướp và lớp 4: đoạn Hernani từ biệt Dona Sol để trốn thoát sự bao vây của vua
Don Carlos:
“- Dona Sol: Anh Hernani! Trời ơi! Em run sợ! Này! Đã thế, chúng ta
phải mau mau lên! Cùng nhau chạy trốn đi.
- Hernani: Cùng nhau ư! Không, không. Bây giờ muộn mất rồi. Chao
ôi! Dona Sol, khi em mới xuất hiện trước mắt anh, hiền hậu và đoái lòng yêu
mến anh bằng một mối tình cứu vớt, anh dù khốn khổ vẫn rất có thể tặng em
Trang 31
quả núi, khu rừng, dòng suối của anh-tình thương của em làm cho anh thêm
mạnh dạn, -miếng bánh lưu đày của anh, nửa chiếc giường cỏ xanh rậm rạp
mà rừng ban cấp cho anh; nhưng tặng em một nửa đài xử chém. Dona Sol ơi,
tha thứ cho anh! Đài xử chém là của riêng mình anh”.
Về nghệ thuật dẫn dắt hành động kịch, Hugo xen vào những màn độc
thoại nội tâm đầy tính chất lãng mạn ở Hồi I lớp 4, Hồi IV lớp 2, 5, Hồi V lớp
4.
Vở kịch không những có ý nghĩa đấu tranh về văn học mà còn có ý
nghĩa đấu tranh trên vũ đài chính trị. Khán giả nhìn thấy trên sân khấu tên
“tướng cướp” được đặt ngang hàng với vua, thậm chí còn cao hơn vua. Vở
kịch có tác dụng như một gáo dầu giội vào ngọn lửa cách mạng đương âm ỉ.
Hình ảnh Don Carlos không chỉ xuất hiện như một cá nhân mà gắn với xã hội
đầy bất công lúc bấy giờ. Và hành động trả thù của Hernani do đó có ý nghĩa
xã hội rộng lớn. Câu nói của Bá tước Don Ruy Gomez thốt ra khi vua Tây Ban
Nha bắt Dona Sol làm con tin : “Hỡi vua, khi ngươi vui vẻ bước ra khỏi nhà
ta, thì tấm lòng trung quân cũng ra khỏi trái tim ta lúc này chỉ còn đầm đìa
nước mắt!”. Đây không chỉ là tâm trạng riêng của lão nữa mà đó là tâm trạng
chung chống lại chế độ Trung hưng và Quân chủ tư sản lúc bấy giờ.
Tuy nói kịch lãng mạn ra đời nhằm phủ định trào lưu chủ nghĩa cổ điển
lúc bấy giờ đang được tái sinh nhưng đó không phải là sự phủ định hoàn toàn.
Ta thấy ở Hugo có sự kế thừa nhiều yếu tố của kịch cổ điển. Tình yêu say đắm
của thanh niên nam nữ chính là đề tài lấy từ kịch cổ điển mà tình yêu chính là
đề tài quán xuyến toàn bộ kịch của Hugo. Bản thân sự phân chia vở “Hernani”
thành chương, hồi cũng là cách làm của những nhà viết kịch thế kỉ XVII. Sự
cao thượng trong tình cảm ở các nhân vật: Don Carlos tha chết cho Hernani
(hồi I, lớp 3), Hernani không dám ra tay giết Don Carlos (hồi II, lớp 3), Don
Ruy Gomez giấu Hernani sau bức chân dung của mình (hồi III, lớp 5), Hoàng
đế Charles Quint tha cho những người âm mưu ám hại ông (hồi IV, lớp 5).
Lòng độ lượng, sự khoan dung đó có từ truyền thống và nó đã chảy vào tâm
hồn lãng mạn của Hugo để lại trong lòng ông một mối thiện cảm tốt đẹp.
Chính vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ khi nhà văn giải quyết mâu thuẫn
trong kịch “Hernani” bằng con đường thỏa hiệp hết sức bất ngờ giữa “tướng
cướp” và vua Tây Ban Nha.
Tóm lại, bằng việc sử dụng một số đặc điểm nghệ thuật của kịch lãng
mạn Hugo đã làm cho vở “Hernani” có chỗ đứng vững chắc và gây tiếng vang
Trang 32
lớn trên kịch trường lúc bấy giờ. Cống hiến của Hugo ở lĩnh vực kịch là ông
đã mở toang cánh cửa sáng tạo nghệ thuật để đến với nghệ thuật tự do.
II. Tiểu thuyết
1. “Nhà thờ Đức Bà Paris”, toà nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca
Tiểu thuyết “Nhà thờ Đức Bà Paris”(1831) là một sáng tác độc đáo của
đại văn hào Pháp V. Hugo. Với một cấu trúc đặc biệt, ông đã dựng lên bức
tranh đồ sộ, hoành tráng về cuộc sống, con người thời Trung cổ bằng một hệ
thống ngôn từ tài hoa, nhiều tầng bậc. Ra đời cách đây gần hai thế kỉ, nhưng
“tòa nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca” này vẫn được cả loài người đón chào với niềm
say mê lớn. Bằng những nét đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn đỉnh
cao, cây sồi già xanh ngắt , V. Hugo đã vượt qua những hạn chế của tư tưởng
thời đại, làm cho tác phẩm có sức vang động mãi đến tâm can người đọc, đánh
thức lương tri nhân loại bằng những hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ vào tận
những ngõ ngách sâu kín nhất của lòng người.
“Nhà thờ Đức Bà Paris” là cuốn tiểu thuyết mang đậm tính chất lãng
mạn nhất của Hugo. Mọi tình tiết câu chuyện đều xoay quanh Nhà thờ Đức
Bà. Vào ngày lễ Vua và ngày Hội cuồng đãng năm 1482, trong đám dân chúng
tự do vui chơi có cô gái Bohemieng xinh đẹp tên là Esmeralda. Cô sống bằng
nghề ca múa và diễn trò với con dê nhỏ Djali khôn ngoan. Nhan sắc của
Esmeralda khiến Frollot, phó giáo chủ nhà thờ Đức Bà ngày đêm mơ tưởng.
Theo lệnh của Frollot, Quazimodo-người kéo chuông nhà thờ Đức Bà, thân
hình dị dạng, lưng gù vừa câm vừa điếc-đi bắt cóc Esmeralda. Là đứa trẻ bị bỏ
rơi, được Frollot đem về nuôi nấng, nên Quazimodo luôn trung thành, tận tụy
phục vụ phó giáo chủ. Giữa lúc hai kẻ xấu đang hành hung định bắt cóc
Esmeralda, đại uý đội cung thủ ngự lâm quân tên là Foebus cưỡi ngựa đi qua,
đã ra tay cứu Esmeralda và bắt được Quazimodo. Người kéo chuông nhà thờ
bị cột lên bánh xe giàn bêu tù và chịu những trận đòn tới tấp bằng roi da.
Quazimodo xin được uống nước. Ngay lập tức từ đám đông nhốn nháo, giận
dữ vang lên lời mắng nhiếc, tiếng la ó. Giữa lúc ấy, Esmeralda leo lên giàn
bêu tù cho Quazimodo uống nước, khiến anh không cầm nổi nước mắt. Việc
bắt cóc không thành, Frollot vô cùng tức giận và càng khao khát được thỏa
ham muốn tội lỗi. Biết Esmeralda đem lòng yêu Foebus và đại uý thường hẹn
hò với cô, Frollot lén theo đến chỗ hẹn. Tận mắt chứng kiến cảnh âu yếm đôi
trai gái, Frollot nổi máu ghen rút dao đâm trọng thương Foebus rồi bỏ chạy.
Esmeralda bị bắt và bị kết tội “dùng tà thuật, buà phép” và dao găm sát
thương đại uý. Không chịu nổi đòn tra tấn tàn bạo, Esmeralda phải nhận
Trang 33
những tội lỗi mà người ta gán cho cô. Biết rõ Esmeralda vô tội, gã đại uý
phóng đãng, ích kỷ không minh oan cho cô. Lời khai mơ hồ của Foebus gây
thêm nguy hiểm cho Esmeralda. Cô phải chịu án tử hình. Frollot tới thăm và
bày tỏ tình yêu với Esmeralda, khuyên cô trốn theo y nhưng Esmeralda một
mực từ chối. Cô vạch rõ tâm địa xấu xa, hành động tội ác của phó giáo chủ.
Ngay giây phút các đao phủ chuẩn bị hành hình Esmeralda, Quazimodo
bất thần xuất hiện giải thoát cô và vác cô lên căn phòng nhỏ trong nhà thờ.
Ngày ngày Quazimodo chăm sóc cô rất tận tình, chu đáo. Phó giáo chủ lần mò
tới phòng của Esmeralda định cưỡng bức cô, Quazimodo kịp thời ngăn chặn.
Frollot không từ bỏ mục đích của mình, y khích Gringoa, người đã từng được
Esmeralda cứu sống, để ông ta tìm cách đưa Esmeralda ra khỏi nhà thờ. Đêm
đó, những người nghèo khổ, đám ăn mày kéo đến nhà thờ Đức Bà để giải
phóng Esmeralda. Lầm tưởng đám đông nhốn nháo kia đến hại Esmeralda,
Quazimodo ra sức lăn gỗ, đá xuống để bảo vệ cô. Nhân cơ hội đó, Frollot và
Gringoa lẻn vào đưa Esmeralda đi. Phó giáo chủ hết cầu xin Esmeralda ban
phát tình yêu lại đe dọa nhưng cô vẫn kiên quyết cự tuyệt. Phó giáo chủ liền
trao Esmeralda cho mụ tu hành bất hạnh Gudulier để mụ “trả thù”. Trước đây,
những người Bohemieng đã đánh tráo đứa con gái yêu quý của Gudulier nên
mụ căm thù người Bohemieng đến tận xương tủy. Trong lúc giằng co, tức giận
tình cờ Gudulier nhận ra Esmeralda là con gái mình. Được tin báo của phó
giáo chủ, bọn lính ập đến bắt Esmeralda đưa lên giá treo cổ. Trên tháp chuông
nhà thờ, Frollot và Quazimodo chăm chú theo dõi cuộc hành hình. Khi thấy cô
gái quằn quại, giãy giụa, Frollot bật lên “tiếng cười ma quỷ”. Tuy không nghe
thấy tiếng cười nhưng trông thấy rất rõ, người kéo chuông nhà thờ điên cuồng
lao tới đẩy Frollot xuống đất. Sau hồi lâu đứng bất động và câm lặng nhìn về
phía người vũ nữ, nước mắt tuôn ròng, Quazimodo biến khỏi nhà thờ Đức Bà.
Hai năm sau, trong căn hầm ở Mongphocon, người ta tìm thấy bộ xương của
Quazimodo ôm lấy bộ xương Esmeralda.
1.1. Nghệ thuật miêu tả và xây dựng cốt truyện
Một trong những biện pháp chủ yếu mà V.Hugo thường sử dụng trong
tác phẩm của mình là miêu tả cảnh thiên nhiên. Với tâm hồn nhạy cảm của nhà
thơ, cùng với bút pháp miêu tả tài hoa, Nhà thờ Đức Bà Paris hiện lên với
nhiều kiểu soi rọi khác nhau: lúc thì toàn cảnh uy nghi, lúc thì phản chiếu quái
dị của ông “thần bếp” ám ảnh và ngự trị khắp ngôi nhà, lúc thì hoang đường
dữ dội, dưới ánh lửa mà Quazimodo đã đốt lên để đun nóng chì, bảo vệ
Esmeralda chống lại cuộc tấn công của những người du đãng “ Vô vàn điêu
khắc hình quỉ sứ và rồng càng có vẻ rùng rợn. Ánh lửa bập bùng khiến chúng
Trang 34
ngọ nguậy trước mắt. Có mãng xà như đang cười, ống máng tựa hồ văng vẳng
tiếng sủa, con kì nhông như đang thổi lửa, quái vật hắt hơi trong đám khói”.
Bên cạnh đó, thiên nhiên, cảnh trí trong tác phẩm cũng được ông miêu tả hết
sức độc đáo: “Dần dần, làn sóng nhà cửa luôn bị xô đẩy từ giữa lòng thành
phố ra bên ngoài, liền tràn ngập, gậm nhấm, mài mòn và xóa bỏ bức hàng rào
này Trải qua hơn một thế kỉ nhà cửa cứ chen chúc, tụ tập và dâng cao trong
lưu vực đó, như nước dâng trong bể chứa. Nhà cửa bắt đầu trở nên sâu thẳm,
chồng gác này bên tầng kia trèo lên nhau, vọt lên cao như nhựa cây bị dồn ép
mạnh nhà nào nhà nấy nghểnh cổ cao hơn láng giềng để kiếm chút khí giời.
Cuối cùng, nhà cửa nhảy vọt qua bức tường Philip Ouyt và vui vẻ tỏa ra khắp
cánh đồng, hỗn độn và bừa bãi như được trốn thoát” Không chỉ thế, Hugo
đã làm sống dậy cái “đêm dài trung cổ” khủng khiếp phương Tây. Paris, đô
thành của cung điện thần kì, của đêm Hội rước giáo hoàng, cuồng đãng, của
những tay trộm cướp, những thầy tu phá giới, những phế binh, những hành
khất què cụt, lở loét, vang động những tiếng gào thét, rền rĩ, những tiếng gầm
gừ với những căn nhà mốc meo, với triều đình kì quái của vương quốc tiếng
lóng Đó là Paris của dân chúng hiện lên với những phố hẻm tối tăm, với
những cảnh hoang tànTrái lại, có những lúc Paris ấy cũng sống những giờ
phút rạng rỡ, buổi sáng mỗi ngày lễ lớn, khi mặt trời phát đi một tín hiệu thần
kỳ, Paris thức dậy với muôn ngàn tiếng chuông thoạt đầu thưa thớt, rồi ngày
càng dóng dả và trở thành một dàn nhạc giao hưởng với những đàn bướm âm
thanh sặc sỡ, làm rung rinh những chân trời xa tắp. Có những lúc Hugo miêu
tả Esmeralda như một nàng tiên với bóng dáng rực rỡ xuất hiện giữa ánh lửa
của hàng trăm ngọn đuốc thật huyền ảo, ngây thơ, múa theo nhịp trống làm
say mê cả Paris cuồng loạn và đau khổ. Bằng nghệ thuật miêu tả đám đông
đặc sắc, Hugo đã miêu tả thành công cảnh tượng Paris cùng khổ và giận dữ
vào một đêm đã vùng dậy, tiến công dữ dội Nhà thờ đức bà làm náo động và
rung chuyển cả đô thành
Trên đây là quang cảnh của Nhà thờ Đức Bà qua tài năng quan sát,
miêu tả khéo léo kết hợp chất hiện thực cùng với chất thơ của trí tưởng tượng
của nhà văn. Sức hấp dẫn của tác phẩm không dừng lại ở đó mà còn ở nghệ
thuật xây dựng cốt truyện hấp dẫn, sinh động. Nhà thờ Đức bà Paris là câu
chuyện dài với nhiều cốt truyện được lồng ghép, đan cài hết sức tài tình, trong
đó có những tuyến truyện chính như: chuyện thằng gù Nhà thờ Đức Bà với
người chủ của nó, chuyện nữ tu sĩ bà Gudulier, cô gái điếm bị xã hội trung cổ
chà đạp, lúc thanh xuân phai nhạt thì chỉ còn lại con đường tăm tối, bị cướp
mất đứa con gái. Thêm nữa là câu chuyện cô vũ nữ xinh đẹp người
Trang 35
Bohemieng Esmeralda với những xung đột hoàn cảnh và nhất là những xung
đột tâm lý được biện giải bởi đam mê ái tình. Mỗi nhân vật từ khi xuất hiện
đến lúc tác phẩm kết thúc đều trải qua những cuộc vật lộn gay gắt để vươn lên,
để làm người, nhưng cũng có những kẻ sa đọa đến mất cả nhân tính như phó
giáo chủ Frollot. Nổi bật lên là nhân vật Quazimodo thánh thiện và Esmeralda
xinh đẹp. Với thủ pháp tương phản quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn, ông
đã tô đậm các tình huống và làm nổi rõ tính cách nhân vật.
1.2. Xây dựng nhân vật lãng mạn
Là một nhân vật mang tính dân gian, Esmeralda xuất hiện như một
thiên thần trong thế giới rách nát, nàng là tượng trưng của tâm hồn thanh khiết,
lương tâm trong sáng, của hy vọng và tương lai, là “tia nắng, giọt sương và
tiếng chim ca”. Nàng là một người con gái xinh đẹp, còn son trẻ, ăn nói lại có
sức quyến rũ. Nàng được mọi người yêu quý, thầm yêu trộm nhớ Ẩn giấu
bên trong thân hình kiều diễm ấy là cả tâm hồn cao thượng của Đức Chúa trời.
Nàng đã có những hành động làm dân chúng vô cùng xúc động: “cứu sống
Pierre Granhgoa và cho Quazimodo uống nước trên đài bêu tù”. Mặc dù,
chính Quazimodo là người đã bắt cóc cô về cho phó giáo chủ nhà thờ. Nàng đã
không hành động với cách ứng xử thông thường là trả thù. Điều này phù hợp
với cảm quan nhân đạo V.Hugo và chúng ta thấy nó phảng phất, tràn ngập
trong tác phẩm của ông.
Quazimodo là con người tật nguyền nhưng lại là một biểu trưng cho
tấm lòng cao đẹp của con người. Quazimodo đã chiếu sáng bộ tiểu thuyết âm u
này bằng một lương tâm tỏa ánh hào quang làm phấn chấn lòng người và
nhiều khi vươn lên những tầm cỡ phi thường, trở thành nhân vật anh hùng ca.
Sự tương phản ở đây xuất hiện ngay ở trong bản thân nhân vật. Quazimodo từ
khi sinh ra, nó đã bị cha mẹ đẩy ra ngoài xã hội. Nó phải nhận sự ghẻ lạnh,
xúc phạm của đồng loại từ lúc nó còn chưa nhận thức được. Bởi thân hình dị
dạng “cái mũi bè bè thành ba mặt tam giác”, “cái mồm vành móng ngựa, con
mắt ti hí che lấp bởi chùm lông mày đỏ quạch rầm rì, trong khi con mắt phải
hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng”. Có những lúc, Quazimodo đã
thú nhận với Esmeralda một cách đáng thương: “Còn tôi-tôi là cái gì gớm
ghiếc, chẳng phải người, chẳng phải vật, một cái gì đó tôi cũng chẳng biết
nữa, rắn hơn, bị giày xéo dưới chân hơn, dị dạng hơn một hòn cuội”. Một kẻ
dốt nát, xấu xí nhất trần gian, nửa người nửa ngợm, với cái đầu tóc dựng đứng
màu đỏ, cái lưng gù mang bướu lớn, hai chân đầu gối vòng vèo, méo mó,
chạm vào nhau thế lại là linh hồn của Nhà thờ Đức Bà. Anh có khả năng kì
diệu làm cho những khối đá nhà thờ sống dậy, hô hấp, chuyển động một cách
Trang 36
kì lạ. Lúc làm giáo hoàng một ngày hội, khi bị treo trên bánh xe, nơi đài bêu
tù, máu chảy ròng ròng vì những ngọn roi quất, Quazimodo thật sự trở thành
anh hùng khi anh cứu được Esmeralda vào cư trú trong nhà thờ. Hình ảnh anh
xuất hiện trên trời cao, tay nâng “chiến lợi phẩm”, miệng hô: “Tị nạn! Tị
nạn!”, trong khi ở bên dưới, đám dân chúng hò reo: “Noen! Noen!”. Và để bảo
vệ Esmeralda, một lần, một mình Quazimodo chống lại cuộc tấn công vào nhà
thờ cùa hàng nghìn người đầy vũ khí. Bỗng nhiên, anh hóa thân thành thành
một anh hùng của trường ca Iliat thế kỉ XIX.
Tương phản hoàn toàn với Quazimodo-gã kéo chuông nhà thờ kỳ hình
dị tướng nhưng lại có tình cảm cao đẹp, mọi suy nghĩ và hành động đều nhằm
mục đích làm cho người yêu được sung sướng là phó giáo chủ nhà thờ Frollot.
Cái đẹp đẽ đạo mạo bên ngoài của vị phó giáo chủ đã che đậy bên trong một
tâm hồn bỉ ổi và những dục vọng thấp hèn. Ở phần đầu Frollot thánh thiện,
cao thượng, đức hạnh bao nhiêu thì ở phần sau sa đọa, vật hóa bấy nhiêu. Rõ
ràng Hugo đã để Quazimodo đối lập với Frollot, và trong chính nhân vật là
một sự đối lập khủng khiếp. Quazimodo tiến lên từ vật thành người. Còn
Frollot thì ngược lại. Hugo giành hẳn một chương “tấm lòng vàng” để miêu tả
tấm lòng cao thượng của Frollot, nhưng tấm lòng ấy lại dần dần chuyển sang
cho trái tim Quazimodo. Có một dụng ý rõ rệt của Hugo khi ông thường xuyên
diễn tả thế giới nội tâm của Frollot ở quyển một khi còn là một linh mục trong
trắng. Sang quyển hai, gần như Frollot chỉ còn là một cái xác di động, để rồi bị
vật hóa hoàn toàn. Điều đó cho thấy khi tâm hồn đã đông đặc những dục vọng
tầm thường thì con người chẳng còn một thứ tình cảm gì giành cho đồng loại.
Tuy vậy, trong con người Frollot, quá trình chuyển hóa ấy không hề đơn giản
mà được Hugo gắn vào đó một cuộc chiến tranh khói lửa của tâm hồn, một
cuộc giành giật không khoan nhượng của những đam mê thể xác với những
khao khát cháy bỏng vươn đến cõi thánh thiện của linh hồn. Khi gặp
Esmeralda, tất cả mọi quy phạm của luân lý và giáo thuyết đã hoàn toàn bị
những dục vọng kìm tỏa xưa nay đạp đổ tan tành!
Hugo có những lúc để cho chính y nói về bi kịch của đời mình, chẳng
hạn như lúc thở than cùng thầy Jack. Cuộc đời Frollot hệt như số phận của một
con ruồi. Khao khát vươn lên thì đẹp đẽ biết chừng nào, nhưng rồi định mệnh
lại giăng màn lưới kéo nó về sự tầm thường. Cái tầm thường, sự xấu xa vẫn
mãi mãi đeo đuổi, bám riết và sẽ đánh gục con người bất kì lúc nào nếu con
người không ngừng gắng sức. Con ruồi Frollot, Hugo viết: “bay tới khoa học,
ánh sáng, mặt trời, mi chỉ lo sao tới được khoảng rộng, tới ánh sáng rực rỡ
của sự thật muôn đời nhưng trong khi vào khung cửa sổ chói lọi mở sang thế
Trang 37
giới bên kia, thế giới của ánh sáng, trí tuệ, và khoa học, hỡi con ruồi mù
quáng, nhà bác học điên rồ, mi đã trông thấy cái mạng nhện tinh vi do số
mệnh giăng ra giữa mi và ánh sáng, mi liều mình đâm đầu vào, hỡi gã điên
khốn khổ, và bây giờ mi giãy giụa, vỡ đầu xẻ cánh, giữa những vòi vắt của
địch”. Những hành động thú vật của Frollot sau này là một hệ quả tất yếu.
Như một con thú dữ, Frollot chìm đắm vào những đam mê tội lỗi. Người đọc
không khỏi ngạc nhiên khi con người đạo hạnh xưa kia đâm dao vào gã kỵ
binh, kẻ cướp mất tình yêu của mình. Rồi trong cơn ái tình khát máu, y còn
tìm mọi cách cưỡng đoạt cô gái. Trời mờ ánh trăng, Frollot dắt Esmeralda ra
giữa quảng trường Grevo sừng sững dựng trên một loại thập tự đen. Dưới chân
giá treo cổ, y nói với cô gái “bằng giọng ngập ngừng, từng câu ngắn, hổn hển,
giọng run rẩy”, chứng tỏ sự xúc động sâu xa: “Em nghe đây, chúng ta đang ở
đây. Ta sẽ nói chuyện với em. Đây quảng trường Grevo, chốn này là điểm tột
cùng. Định mệnh trao chúng ta cho nhau. Ta sẽ quyết định đời em, còn em sẽ
quyết định linh hồn ta”. Nhưng y đã bị thất bại một cách thảm hại. Chính từ
đây, y đã hoàn toàn là ma quỷ, hóa thành kẻ mất cả nhân tính và lương tri. Với
y, người đọc vừa căm ghét, phỉ nhổ, vừa muốn bày tỏ niềm xót thương đầy
đau đớn.
Bổ sung cho hình ả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1274.pdf