MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích yêu cầu 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giới thiệu chung về cây ngô 4
2.1.1. Nguồn gốc phân loại 4
2.1.2. Đặc điểm sinh vật học 8
2.2. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô đường 12
2.2.1. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do 12
2.2.2. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô ưu thế lai 15
2.2.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô 18
2.3. Nghiên cứu mật độ trồng ngô đường 25
2.3.1 Mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển 25
2.3.2 Mật độ trồng ngô đến năng suất 27
2.3.3. Mật độ trồng đến chống chịu. 29
2.4. Tình hình sản xuất ngô đường trên thế giới và Việt Nam 31
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô và ngô đường ở Việt Nam 34
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1. Vật liệu nghiên cứu 38
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 38
3.3. Công thức thí nghiệm 38
3.4. Phương pháp nghiên cứu 39
3.4.1. Bố trí thí nghiệm theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại 39
3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng 40
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 40
3.5. Phương pháp xử lý số liệu 43
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự sinh trưởng của 2 giống ngô đường Tiên việt 3 và Sugar 75 44
4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75. 47
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trổng đến tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75. 47
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75. 50
4.3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp, đường kính gốc, tổng số lá và mức độ hở lá bi. 53
4.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần và lượng quang hợp quần thể 57
4.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu 63
4.4.1. Tỷ lệ bắp hữu hiệu 66
4.4.2. Chiều dài bắp và đường kính bắp 67
4.4.3. Số hàng hạt /bắp và số hạt/hàng 68
4.4.4. Khối lượng 1000 hạt 68
4.5.1. Năng suất cá thể 69
4.5.2. Năng suất lý thuyết 70
4.5.3. Năng suất bắp tươi và Sugar 75 ở các mật độ. 71
4.6. Đánh giá một số tính trạng chất lượng của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75. 72
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
5.1. Kết luận 75
5.2. Đề nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3702 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu phản ứng với mật độ trồng của giống ngô đường lai kiểu cây mới Tiên Việt 3 tại Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương sai, hệ số biến động (CV%) và sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ( LSD0.05) sử dụng chương trình IRRISTAT 5.0
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự sinh trưởng của 2 giống ngô đường Tiên việt 3 và Sugar 75
Thời gian sinh trưởng là một chỉ tiêu dựa vào đó các nhà chọn giống chọn ra những giống phù hợp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý cho từng vùng sinh thái. Các giai đoạn và thời gian sinh trưởng dài, ngắn phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh ( nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng…). Khi các yếu tố ngoại cảnh là đồng đều thì chất lượng hạt giống là yếu tố chính quyết định đến chỉ tiêu này. Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến lúc chín hoàn toàn. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian từ gieo dến mọc, 3-4 lá, 7-9 lá, trỗ cờ, phun râu và chín của hai giống ngô đường Tiên Việt 3 và Surgar 75 được thể hiện ở bảng 4.1
Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy:
Thời gian từ gieo đến mọc: Các công thức thí nghiệm có thời gian từ gieo đến mọc giao động từ 4-5 ngày. Các công thức mật độ của giống Tiên Việt 3 có thời gian từ gieo đến mọc ngắn hơn so với công thức đối chứng Sugar 75 là 1 ngày.
Giai đoạn 3-4 lá là thời kì cây ngô chuyển giai đoạn tự dưỡng trong hạt sang giai đoạn sử dụng dinh dưỡng từ đất. Do đó, xác định chính xác thời kì này để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây và đạt năng suất tốt nhất. Thời gian từ gieo đến khi cây ngô được 3-4 lá của các công thức tham gia thí nghiệm trong vụ Hè thu dao động từ 16 đến 17 ngày. Các công thức từ gieo đến 3-4 lá ngắn hơn công thức đối chứng Sugar 75 là 1 ngày.
Thời gian từ gieo đến khi ngô có 7-9 lá: Đây là giai đoạn cây ngô bắt đầu vào thời kì phân hóa, hình thành bắp và bông cờ. Do đó, giai đoạn này cây ngô đòi hỏi nhu câu dinh dưỡng rất lớn, cân bổ sung dinh dưỡng cho cây ngô đúng thời kì để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ở thí nghiệm trên, thời gian từ khi gieo đến khi có 7-9 lá cảu công thức thí nghiệm dao động từ 40-42 ngày, các công thức mật độ của giống Tiên việt 3 ngắn hơn 2 ngày so với công thức đối chứng Sugar 75.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của giống ngô đường Tiên Việt 3 và Surgar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè thu 2009.
Công thức
Thời gian từ gieo đến… ngày
Mọc
3-4 Lá
7-9 Lá
TC
PR
Chín SL
M1
4
16
40
61
64
101
M2
4
16
40
61
63
100
M3
4
16
40
61
63
101
M4
4
16
40
61
63
100
M5
4
16
40
61
63
100
M6
4
16
40
61
64
101
M7
4
16
40
61
63
100
M8
4
16
40
61
63
100
M9
4
16
40
61
63
101
M10
4
16
40
61
64
102
M11
4
16
40
61
63
100
M12
5
17
42
63
65
104
TC: Trỗ cờ; PR: Phun râu; SL: Sinh lý
Giai đoạn trổ cờ , phun râu quyết định đến năng suất của cây ngô. Giai đoạn này yêu cầu ngoại cảnh hết sức khắt khe. Nhiệt độ tốt nhật vào khoảng 22- 250C, nhiệt độ thấp hơn 200C ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ phấn. Nhiệt độ cao hơn 350C làm cho hạt phấn mất sức sống. Ẩm độ thích hớn nhất từ 70-80%. Trời mưa to, gió lớn đều ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn của ngô. Theo dõi thời gian Trổ cờ, phun dâu của ngô để bố trí thời vụ thích hợp cũng làm tăng năng suất ngô.
Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của giống Tiên Việt 3 là 61 ngày, từ gieo đến phun râu là 63 - 64 ngày. Với giống Sugar 75, thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 63 ngày, gieo đến phun râu là 65 ngày. Giữa các công thức mật độ có thời gian từ gieo đến trỗ cờ, gieo đến phun râu tương đối đồng đều.
Thời gian từ gieo đến bắp chín sinh lý: Là thời gian sinh trưởng của một giống, đây là yếu tố quan trọng để xây dựng hợp lý hệ thống cây trồng của một địa phương. Mặt khác, biết được thời gian sinh trưởng giúp ta cơ cấu mùa vụ sản xuất né tránh được những điều kiện bất lợi của vùng góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Qua theo dõi thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống trong vụ Hè thu 2009 cho thấy. Tất cả các công thức có thời gian sinh trưởng dao động từ 100-104 ngày. Công thức có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là M2, M4, M5, M7, M8, M11 đều là 100 ngày. Các công thức M1, M3, M6, M9 có thời gian sinh trưởng là 101 ngày, công thức M10 có thời gian sinh trưởng 102 ngày. Các công thức đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn từ 2-4 ngày so với công thức đối chứng Sugar 75 (104 ngày).
Qua bảng 4.1 ta thấy rằng mật độ không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của các công thức và của 2 giống Tiên việt 3 và Sugar75.
4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75.
4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trổng đến tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75.
Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng phát triển của cây ngô trong một điều kiện ngoại cảnh nhất định. Chiều cao cây có liên quan đến việc hình thành số đốt, số lá, khả năng chống đổ. Động thái tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và mùa vụ. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 có sự khác biệt.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội
Công thức
Thời gian từ gieo đến… (ngày)
16
26
36
46
56
M1
22,7
56,4
70,4
98,9
146,3
M2
22,7
53,4
70,3
98,6
143,6
M3
23,6
50,7
67,7
94,4
132,1
M4
22,9
53,5
73,8
93,6
145,2
M5
24,6
51,8
70,1
93,0
142,4
M6
23,3
56,9
72,3
101,3
153,6
M7
25
50,8
66,7
95,1
150,2
M8
23,4
53,1
65,0
99,1
145,4
M9
24,4
55,5
62,4
97,2
150,3
M10
23
51,8
65,9
92,4
140.5
M11
23,9
46,9
63,7
90,5
139,9
M12
36,8
63,6
74,2
126,1
160,9
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống Tiên Việt 3 và giống Sugar 75.
Ở thời điểm 16 ngày sau gieo, ở các công thức chiều cao cây còn thấp, biến động trong khoảng 22,7-36,8 (cm). Các công thức có chiều cao thấp nhất là M1,M2(22,7 cm). Công thức có chiều cao cao nhất đối chứng Sugar 75(36,8 cm). Ta nhận thấy ở thời kì này cũng không có sự chênh lệnh nhiều về chiều cao giữa các công thức và chiều cao ở thời kì này tương đối thấp do thời kỳ này cây chuyển từ dinh dưỡng hạt sang tự dưỡng, bộ rễ chưa phát triển mạnh nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây diễn ra chậm.
Ở thời kì 26 ngày sau gieo, chiều cao tăng nhanh và biến động của các công thức là 46,9-63,6 (cm). Công thức có chiều cao thấp nhất là M11(46,9 cm), công thức có chiều cao cao nhất là M12Đ/C (63,6 cm). Các công thức còn lại đều có chiều cao thấp hơn so với công thức đối chứng từ 6,7-13,0(cm). Nói chung ở thời kì 26 ngày sau gieo này chiều cao của các công thức tương đối đồng đều.
Ở thời kì 36 ngày sau gieo, chiều cao tăng nhanh và biến động của các công thức là 62,4-74,2 (cm). Công thức có chiều cao thấp nhất là M9 (62,40 cm), công thức có chiều cao cao nhất là M12Đ/C (74,2 cm). Các công thức còn lại đều có chiều cao thấp hơn so với công thức đối chứng từ 1,9-10,5 (cm).
Ở thời kì 46 ngày sau gieo, Các công thức có chiều cao biến động biến động của các công thức là 90,5-126,1 (cm). Công thức có chiều cao thấp nhất là M11 (90,5 cm), công thức có chiều cao cao nhất là M12Đ/C (126,1 cm). Các công thức còn lại đều có chiều cao thấp hơn so với công thức đối chứng từ 24,8-33,7 (cm). Ở thời điểm này các công thức có độ biến động chiều cao tương đối lớn so với công thức đối chứng.
Ở thời điểm 56 ngày sau gieo: Ở thời kì này cây ngô gần như đã phát triển tối đa nên có sự tăng nhanh về chiều cao của các côn thức. Chiều cao của các công thức biến động là 132,1-160,9 (cm). Công thức có chiều cao thấp nhất là M3 (132,1 cm), công thức có chiều cao cao nhất là M12Đ/C(160,9 cm). Các công thức còn lại đều có chiều cao thấp hơn so với công thức đối chứng từ 10,6-21 (cm).
Như vậy ở các mật độ và khoảng cách khác nhau, động thái tăng trưởng chiều cao cây ít chịu tác động bởi mật độ và khoảng cách hàng khác nhau. Các công thức đều có động thái tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất vào thời điểm 56 ngày sau gieo. Giống Tiên Việt 3 có động thái tăng trưởng chiều cao cây kém hơn giống đối chứng là Sugar 75.
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75.
Lá ngô là cơ quan quang hợp cung cấp dinh dưỡng cho cây trong mọi thời kỳ. Bộ lá xanh của cây ngô có một ý nghĩa rất lớn. Chỉ số diện tích lá có liên quan đến khả năng quang hợp của cây trồng, thông thường chỉ số diện tích lá càng cao khả năng quang hợp càng mạnh. Tuy nhiên, sự sắp xếp giữa các tầng lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nhận ánh sáng. Số lá quá nhiều, diện tích lá quá lớn thì độ che khuất của tầng lá bên dưới càng lớn, hệ số triệt tiêu ánh sáng càng lớn, các lá dưới không nhận được ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu suất quang hợp. Chỉ khi nào cây có kết cấu tầng lá hợp lý, diện tích lá và chỉ số diện tích lá phù hợp thì mới có khả năng nâng cao hiệu suất quang hợp, tăng khối lượng chất khô.
Qua theo dõi các thí nghiệm với các công thức mật độ của 2 giống Tiên việt 3 và giống đối chứng Sugar 75, động thái tăng trưởng số lá của các công thức tương đối đồng đều.
Ở thời điểm 16 ngày sau gieo, số lá ít biến động của các công thức, dao động từ 3,0-4,1 (lá). Các công thức có số lá ít nhất là M1, M3, M4, M5, M6, M7, M10,M11(3,0 lá). Công thức có số lá nhiều nhất là M12Đ/C(4,1 lá).
Ở thời điểm 26 ngày sau gieo, Các công thức có số là dao động từ 6,1-6,8 lá. Công thức có số lá ít nhất là M11(6,1 lá). Công thức có số lá nhiều nhất là M12Đ/C(6,8 lá). Các công thức còn lại đều thấp hơn so với công thức đối chứng từ 0,4-0,6 lá.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng số lá của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè Thu 2009
Công Thức
Ngày từ gieo đến… ngày
16ngày
26ngày
36ngày
46ngày
56ngày
M1
3,0
6,4
9,3
16,5
18,8
M2
3,1
6,4
9,0
15,9
17,0
M3
3,0
6,3
9,3
15,5
17,2
M4
3,0
6,2
8,9
15,3
16,7
M5
3,0
6,2
9,3
15,6
16,7
M6
3,0
6,3
9,3
16,6
18,1
M7
3,0
6,2
9,2
16,1
17,1
M8
3,3
6,4
9,4
16,1
17,6
M9
3,3
6,4
9,5
16,02
17,5
M10
3,0
6,2
9,2
15,1
17,0
M11
3,0
6,1
9,1
14,8
17,3
M12
4,1
6,8
9,7
16,8
17,2
Hình 4.2. Động thái tăng trưởng số lá của giống Tiên Việt 3 và giống Sugar 75
Ở thời điểm 36 ngày sau gieo, Các công thức có số lá dao động từ 8,9-9,7 lá. Công thức có số lá ít nhất là M4(8,9 lá). Công thức có số lá nhiều nhất là M12Đ/C(9,7 lá). Các công thức còn lại đều thấp hơn so với công thức đối chứng từ 0,3-0,8 lá.
Ở thời điểm 46 ngày sau gieo, Các công thức có số lá dao động từ 14,8-16,8 lá. Công thức có số lá ít nhất là M11(14,8 lá). Công thức có số lá nhiều nhất là M12Đ/C(16,8 lá). Các công thức còn lại đều thấp hơn so với công thức đối chứng từ 0,3-1,7 lá.
Ở thời điểm 56 ngày sau gieo, cây có nhiều lá nhất, vì vậy các công thức ít có sự biến động về số lá 16,8-18,8 lá. Công thức có số là nhiều nhất là M1(18,8 lá),công thức có số lá ít nhất là M4(16,8 lá). Công thức đối chứng M12Đ/C có số lá 17,2 lá, thấp hơn các công thức M1(18,8 lá), M6(18,1lá), M8(17,6 lá), M9(17,5 lá), M11(17,3 lá) và cao hơn các công thức còn lại của thí nghiệm.
Qua theo dõi thí nghiệm ta có nhận xét:
- Mật độ không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng số lá của các công thức.
- Động thái tăng trưởng số lá của các công thức mật độ với công thức đối chứng lá tốt hơn.
4.3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp, đường kính gốc, tổng số lá và mức độ hở lá bi.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, đường kính gốc, tổng số lá và độ hở lá bi của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè Thu 2009
Công Thức
CCCCC
(cm)
CĐB
(cm)
% so với CCCCC
ĐKG
(cm)
Tổng số lá
Hở bi(*)
Điểm
(1-5)
M1
168,1
50,3
29,9
1,8
19,3
3,0
M2
167,9
49,6
29,5
2,1
17,8
3,0
M3
169,2
47,1
27,8
1.9
17,9
3,0
M4
167,1
51,1
30,6
1,9
17,4
3,0
M5
164,2
49,3
30,1
1,8
17,5
3,0
M6
170,8
48,3
28,3
1,8
18,5
3,0
M7
168,4
48,1
28,6
1,9
17,9
3,0
M8
171
50,2
29,4
2,0
18,3
3,0
M9
165,1
46,2
28,0
2,0
18,2
2,7
M10
166,6
50,2
30,1
1,8
17,7
2,7
M11
163,5
49,5
30,3
1,8
18,1
3,0
M12
187,8
48,5
25,8
2
17,9
2,7
CV(%)
2,20
2,90
3,60
7,40
LSD0,05M
6,37
2,40
0,11
2,62
CCCCC: Chiều cao cây cuối cùng; CĐB: Cao đóng bắp; ĐKG: Đường kính
gốc. (*): Chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm của CIMMYT.
( Điểm 1: tốt, Điểm 5: xấu)
Hình 4.3.: Biểu diễn tỉ lệ chiều cao đóng bắp so với chiều cao cây cuối cùng.
4.3.1.1. Chiều cao cây cuối cùng:
Chiều cao cây cuối cùng của các giống phụ thuộc vào yếu tố di truyền và chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh cũng như trình độ thâm canh. Do vậy, nó ảnh hưởng tới thế cho phấn và khả năng nhận phấn của cây giống trong sản xuất giống. Ngoài ra nó còn liên quan đến tính chống đổ, khả năng thu hoạch cơ giới, mật độ gieo. Theo dõi được chỉ tiêu này giúp nhà chọn giống nắm được đặc trưng hình thái, đánh giá độ thuần di truyền của giống nghiên cứu. Kết quả theo dõi chiều cao cây cuối cùng được trình bày ở bảng 4.3.1.
Qua thí nghiệm ta thấy:
Chiều cao cây cuối cùng của các công thức mật độ biến động trong khoảng 163,5-187,8(cm). Chiều cao cây cuối cùng nhỏ nhất là công thức M11(163,5 cm), chiều cao cây cuối cùng lớn nhất là công thức M12Đ/C(187,8 cm). Sự sai khác của 2 công thức là có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại đều có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn công thức đối chứng, và có chiều cao cây cuối cùng nằm trong khoảng 164,2-171(cm), các công thức có sự sai khác là có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% so với công thức đối chứng.Nhìn chung các công thức có độ biến động về chiều cao cây cuối cùng thấp. Thí nghiệm cho thấy Tiên Việt 3 là giống thấp cây, chiều cao nằm trong khoảng 163,3-171 (cm). Công thức đối chứng là giống Sugar 75 có chiều cao cây trung bình với chiều cao 187,8 (cm).
4.3.1.2. Chiều cao đóng bắp
Chiều cao đóng bắp cũng là đặc điểm hình thái quan trọng, nó liên quan đến năng suất, khả năng chống đổ gãy, khả năng cơ giới hoá cũng như sâu bệnh và dịch hại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và điều quá trình nhận phấn, thụ tinh dễ dàng, từ đó quyết định năng suất và phẩm chất hạt. Nếu chiều cao đóng bắp quá cao cây rất dễ đổ gãy, ngược lại những giống có chiều cao đóng bắp thấp có khả năng chống đổ cao hơn nhưng quá trình nhận phấn lại gặp khó khăn. Chiều cao đóng bắp hợp lý của giống ngô có chiều cao trung bình, bắp thường đóng ở vị trí khoảng 45 - 60% chiều cao cây.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy chiều cao đóng bắp của các công thức mật độ dao động từ 46,2-51,1(cm). Chiều cao đóng bắp thấp nhất là công thức M9(46,2 cm), chiều cao đóng bắp cao nhất là M4(51,1 cm).
Công thức đối chứng có chiều cao đóng bắp là M12(48,5cm). Với mức ý nghĩa 5% thì công thức Đ/C có sự sai khác rõ dệt với công thức M4 . Không có sự sai khác với M6,M7. Các công thức còn lại đều có sự sai khác không rõ dệt với các công thức Đ/C. Theo thí nghiệm ta thấy mật độ ảnh hưởng không đáng kể đến chiều cao đóng bắp của 2 giống Tiên việt 3 và giống Đ/C Sugar 75.
4.3.1.3. Đường kính gốc
Đường kính gốc có quan hệ mật thiết với quá trình tăng trưởng của cây, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ lệ đổ gãy của cây. Qua bảng 4.3.1 ta thấy đường kính gốc của các công thức mật độ dao động trong khoảng 1,8 - 2,0 (cm). Công thức có ĐKG lớn nhất là M2, M12(2,0 cm). Công thức có ĐKG nhỏ nhất là công thức M1,M5,M10,M11(1,8 cm).
Công thức đối chứng M12 có ĐKG là 2,0 (cm). Với mức ý nghĩa 5% thì công thức Đ/C không có sự sai khác với M9,M2. Có sự sai khác nhưng chưa rõ dệt với M3,M7,M8. Có sự sai khác hoàn toàn với các công thức mật độ còn lại.
4.3.1.4. Tổng số lá, độ hở lá bi
Tổng số lá giữa các công thức mật độ dao động nằm trong khoảng 17,4 – 19,3 (cm). Công thức có tổng số lá thấp nhất là M4(17,4 lá), công thức có tổng số lá lớn nhất là M1(19,3 lá). Công thức đối chứng M12 có tổng số lá là 17,9 lá.
Với mức ý nghĩa 5% công thức đối chứng là giống Sugar75 không có sự sai khác với các công thức mật độ của giống Tiên việt 3.
*Nhận xét: Mật độ trồng khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến tổng số lá của các công thức.
Độ hở lá bi: Chỉ tiêu độ hở lá bi được đánh giá theo thang điểm của CIMMYT. Từ bảng 4.4 ta thấy ở tất cả các công thức độ hở lá bi đều đạt điểm 3 (hơi hở, lá bi không bao chặt đầu bắp). Trừ công thức M9,M10,M2 đạt 2,7 điểm.
4.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá, hiệu suất quang hợp thuần và lượng quang hợp quần thể
4.3.2.1 .Diện tích lá, chỉ số diện tích lá
Lá là bộ phận quan trọng của cây, là nơi tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Việc theo dõi diện tích lá có ý nghĩa trong chọn giống ngô.
Chỉ số diện tích lá có liên quan đến khả năng quang hợp của cây trồng, thông thường chỉ số diện tích lá càng cao khả năng quang hợp càng mạnh. Tuy nhiên, sự sắp xếp giữa các tầng lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nhận ánh sáng. Số lá quá nhiều, diện tích lá quá lớn thì độ che khuất của tầng lá bên dưới càng lớn, hệ số triệt tiêu ánh sáng càng lớn, các lá dưới không nhận được ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu suất quang hợp. Chỉ khi nào cây có kết cấu tầng lá hợp lý, diện tích lá và chỉ số diện tích lá phù hợp thì mới có khả năng nâng cao hiệu suất quang hợp, tăng khối lượng chất khô. Trong thí nghiệm chúng tôi theo dõi 3 thời kì. Thời kì 7-9 lá, thời kì trổ, thời kì sau trổ 10 ngày.
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của mật độ đến diện tích lá, chỉ số diện tích lá của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội Vụ Hè thu 2009.
CÔNG THỨC
Thời kỳ 7 – 9 lá
Thời kỳ trỗ
Thời kỳ sau trổ 10 ngày
DTL
(m2/cây)
LAI
(m2lá/m2đất)
DTL
(m2/cây)
LAI
(m2lá/m2đất
DTL
(m2/cây)
LAI
(m2lá/m2đất
M1
0,23
3,0
0,51
6,6
0,39
5,06
M2
0,3
3,0
0,55
5,5
0,47
4,67
M3
0,28
2,28
0,51
3,62
0,45
2,87
M4
0,36
2,0
0,48
2,74
0,41
2,36
M5
0,25
1,21
0,49
2,09
0,50
2,14
M6
0,18
2,81
0,48
7,54
0,35
5,52
M7
0,23
2,79
0,48
5,83
0,39
4,73
M8
0,36
3,12
0,45
3,93
0,37
3,24
M9
0,29
2,03
0,50
3,47
0,41
2,82
M10
0,3
1,54
0,47
2,43
0,45
2,32
M11
0,31
1,52
0,50
2,43
0,48
2,37
M12
0,32
1,57
0,50
2,47
0,48
2,35
CV%
7,7
10,1
9,1
10,4
9,0
11,5
LSD0,05M
0,04
0,38
0,08
0,71
0,07
0,66
4.3.2.2.Thời kì 7- 9 lá của 2 giống ngô đường Tiên việt 3 và Sugar 75.
*Diện tích lá(LA): Ở thời kì này diện tích lá trung bình dao động từ 0,18-0,36 m2/cây. Công thức có chỉ số diện tích lá lớn nhất là M4,M5 (0,36 m2/cây). Công thức có diện tích lá thấp nhất là M6(0,18 m2/cây).
Với mức ý nghĩa 5% công thức đối chứng M12(0,32 m2/cây) có sự sai khác hoàn toàn với M1,M6,M7. Các công thức còn lại đều có sự sai khác nhưng chưa rõ dệt với các công thức còn lại.
* Chỉ số diện tích lá(LAI): Chỉ số diện tích lá của các công thức dao động từ 1,21 – 3,12(m2lá/m2đất). Công thức có chỉ số diện tích lá lớn nhất là M8(3,12m2lá/m2đất). Chỉ số diện tích lá nhở nhất là M5(1,21 m2 lá/m2đất).
Với mức ý nghĩa 5% công thức đối chứng M12(1,57 m2lá/m2đất) không có sự sai khác với M5,M10,M11. Các công thức còn lại đều có sự sai khác rõ dệt với công thức đối chứng.
4.3.2.3. Thời kì trỗ của 2 giống ngô đường Tiên việt 3 và Sugar 75.
Đây là thời kỳ cây sinh trưởng phát triển mạnh cả về chiều cao và bộ lá nên chỉ số diện tích lá ở thời kỳ này tăng nhanh và có sự thay đổi lớn về tốc độ tăng diện tích lá giữa các giống. Ở thời kì này hầu như toàn bộ cây trên đồng ruộng đều đã đạt đến giá trị lớn nhất về chiều cao cây và số lá.
* Diện tích lá (LA): Ở thời kì này diện tích lá trung bình dao động từ 0,45-0,55 (m2/cây). Công thức có chỉ số diện tích lá lớn nhất là M2(0,55 m2/cây). Công thức có diện tích lá thấp nhất là M6(0,45 m2/cây).
Với mức ý nghĩa 5% công thức đối chứng M12(0,50 m2/cây) có sự sai khác không rõ dệt với M8,M2. Các công thức còn lại không có sự sai khác với công thức đối chứng. Nguyên nhân của sự ít sai khác về diện tích lá là do thời kì này lá cây gần như phát triển hoàn thiện, các công thức không có sự chênh lệch về tốc độ sinh trưởng như thời kì đầu.
* Chỉ số diện tích lá(LAI): Chỉ số diện tích là trung bình dao động từ 2,09 – 7,54 (m2lá/m2đất). Công thức có chỉ số diện tích lá lớn nhất là M6 (7,54m2lá/m2đất). Công thức có chỉ số diện tích lá thấp nhất là M10, M11(2,43 m2lá/m2đất).
Với mức ý nghĩa 5% công thức đối chứng M12(2,47 m2lá/m2đất) không có sự sai khác với các công thức M5,M10,M11. Các công thức còn lại đều có sự sai khác rõ dệt với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 5%.
4.3.2.3. Thời kì sau trỗ 10 ngày của 2 giống ngô đường Tiên việt 3 và Sugar 75.
Ở thời kì này diện tích lá và chỉ số diện tích lá có xu hướng giảm do có sự khô héo về 1 số lá ở dưới gốc so với thời kì trổ.
*Diện tích lá (LA): Diện tích lá của các công thức dao động từ 0,35 – 0,48 (m2 lá/cây). Công thức có diện tích lá lớn nhất lá công thức M11, M12(0,48 m2 lá/cây), công thức có diện tích lá nhỏ nhất là M6(0,35m2/cây).
Với mức ý nghĩa 5% công thức đối chứng M12 có sự sai khác rõ dệt với M1,M6,M7,M8. Các công thức còn lại có sự sai khác không rõ dệt với công thức đối chứng.
* Chỉ số diện tích lá (LAI): Chỉ số diện tích lá của các công thức dao động từ 2,14 – 5,52( m2lá/m2đất). Công thức có chỉ số diện tích lá lớn nhất là M6(5,52 m2lá/m2đất). Công thức có diện tích là nhỏ nhất là M5(2,14 m2lá/m2đất).
Với mức ý nghĩa 5% công thức đối chứng M12(2,35 m2lá/m2đất) có sự sai khác rõ dệt với M1,M2,M6,M7,M8. Có sự sai khác chưa rõ dệt với M3,M9 và không có sự sai khác với các công thức còn lại.
* Nhận xét:
- Mật độ ảnh hưởng tới diện tích lá và chỉ số diện tích lá.
- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng dần và đạt cao nhất ở thời kì trổ và sau đó giảm dần.
- Ở mật độ M6 : 30 x 20 cm, 15,6 vạn cây/ha thì chỉ số diện tích là đạt cao nhất và thấp nhất ở 2 mật độ:
Mật độ : 90 x 20 cm (M10) 5,2 vạn cây/ha.
Mật độ: 70 x 30 cm (M11) 4,9 vạn cây/ha.
Công thức có mật độ dày thì chỉ số diện tích lá cao và ngược lại công thức có mật độ thưa có chỉ sô diện tích lá thấp hơn.
4.3.2.2. Hiệu suất quang hợp thuần và lượng quang hợp quần thể.
* Hiệu suất quang hợp thuần(NAR): Là cân đối giữa quang hợp và hô hấp. NAR thay đổi phụ thuộc vào môi trường như nhiệt độ và ánh sáng, nhiệt độ cao hô hấp tăng, hiệu xuất quang hợp thuần giảm. Quá trình hô hấp có thể làm tiêu hao 40-50% sản phẩm quang hợp, trong khi hô hấp bình thường mức giảm chỉ khoảng 20-30% sản phẩm quang hợp. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy hiệu suất quang hợp thuần của các công thức giao động từ
5,76-9,01 (g/m2lá/ngày). Công thức có hiệu suất quang hợp thuận lớn nhất là M2(9,01 g/m2lá/ngày). Công thức có hiệu suất quang hợp thuần bé nhất là M7(5,76 g/m2lá/ngày). Với mức ý nghĩa 5% giống đối chứng M12Đ/C(7,29 g/m2lá/ngày) có sự sai khác rõ rệt với M2(9,01 g/m2lá/ngày), không có sự sai khác với công thức M1,M4,M5,M10 . Các công thức còn lại có sự sai khác không rõ rệt với giống đối chứng Sugar 75.
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu suất quang hợp thuần và lượng quang hợp quần thể của 2 giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè thu 2009
Công thức
NAR (TK trỗ - sau trỗ 10 ngày)
(g/m2lá/ngày)
P (TK trỗ- sau trỗ 10 ngày )(g/m2đất/ngày)
M1
7,1
353,6
M2
9,1
376,1
M3
6,7
192,2
M4
7,6
178,6
M5
7,5
166,9
M6
7,0
369,6
M7
5,8
268,4
M8
6,9
222,4
M9
6,8
190,7
M10
7,2
165,5
M11
7,0
165,4
M12
7,3
171
CV%
10,6
13.7
LSD0,05M
1,28
54.44
NAR: hiệu suất quang hợp thuần(g/m2lá/ngày)
P : Lượng quang hợp của quần thể (g/m2đất/ngày)
* Lượng quang hợp của quần thể(P): Mật độ ảnh hưởng đến lượng quang hợp của quần thể, các công thức mật độ khác nhau có lượng quang hợp quần thể khác nhau. Các công thức có lượng quang hợp của quần thể dao động từ 160,4 – 416,2(g/m2lá/ngày). Công thức có lượng quang hợp quần thể lớn nhất là công thức M2(416,2 g/m2lá/ngày), thấp nhất là công thức M5 (160,4 g/m2lá/ngày).
Với mức ý nghĩa 5% công thức đối chứng M12Đ/C(171 g/m2lá/ngày) có sự sai khác hoàn toàn với công thức M1,M2,M6,M7. Có sự sai khác nhưng chưa rõ rệt với M5,M10,M12. Các công thức còn lại đều không có sự sai khác với công thức đối chứng.
Theo kết quả thí nghiệm ta thấy công thức nào có mật độ các lớn thì lượng quang hợp quần thể lớn và ngược lại.
4.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống chịu của hai giống ngô đường Tiên Việt 3 và Sugar 75 tại Gia Lâm, Hà Nội vụ Hè thu 2009
Công thức
Đổ rễ
Gãy thân
Đốm lá
Sâu xám
Sâu đục thân
%
Điểm (1-5)
%
Điểm (1-5)
Điểm (1-5)
(%)
(%)
M1
20,6
3
3,00
1
3,0
10,5
20,3
M2
16,7
2
2,00
1
2,8
8,3
19,4
M3
16,3
2
1,2
1
2,4
5,2
12,0
M4
12,6
2
1,5
1
2,2
6,2
12,6
M5
10,3
2
2,4
1
1,6
4,65
13,2
M6
22,5
3
3,1
1
3,1
11,3
20,5
M7
20,3
3
2,9
1
3,0
9,5
19,5
M8
12,2
2
0,9
1
1,6
5,9
12,3
M9
11,9
2
0,6
1
1,8
3,3
13,7
M10
13,4
2
0,2
1
1,5
4,15
12,0
M11
10,1
2
0,1
1
2,0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dang_gia_anh_huong_cua_mat_do_den_nang_suat_cua_ngo_4457 1.doc