Khóa luận Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Thị hiếu

1.2. Thị hiếu điện ảnh

Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI

2.1. Khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của sinh viên một số trường đại học và cơ sở điện ảnh tại Hà Nội

2.2. Thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

2.3. Nguyên nhân tác động đến thị hiếu điện ảnh của sinh viên

các trường đại học tại Hà Nội

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI

3.1. Thị hiếu điện ảnh của sinh viên qua dư luận

3.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội

KẾT LUẬN

 

 

 

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựa chọn đề tài phim truyện của sinh viên Phim truyện được chia thành các thể loại, mỗi thể loại có những nội dung khác nhau phản ánh các mặt hoạt động của xã hội, của con người. Người ta gọi đó là đề tài. Đề tài nào phản ánh được những vấn đề mà khán giả quan tâm thì chiếm được sự yêu thích và mong muốn được xem của khán giả. Người xem thường quan tâm đến những đề tài gắn liền với cuộc sống, nghề nghiệp và tính chất hoạt động của họ. Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những tính cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và đời sống của sinh viên. Vì thế người viết đã chọn một số đề tài tiêu biểu phù hợp với họ sinh viên để làm cuộc trắc nghiệm và thu đuợc kết quả như sau: Bảng điều tra về đề tài phim truyện yêu thích của sinh viên (đơn vị: %) TT Đề tài phim truyện Mức độ yêu thích Rất thích Thích Bình thường Ko thích 1 Chiến tranh 11,0 15,2 27,4 46,4 2 Sản xuất, kinh doanh, học tập 27,4 32,4 14,6 25,6 3 Các vấn đề gia đình 25,4 28,3 16,3 30,0 4 Các vấn đề xã hội 29,0 27,9 13,2 29,9 5 Tình bạn, tình yêu 43,3 29,4 10,7 16,6 6 Lịch sử 16,6 16,3 21,3 45,8 Nhìn vào bảng trên thì chúng ta đều thấy rằng sinh viên yêu thích nhất đề tài tình bạn, tình yêu trong thể loại phim truyện (43,3 % với mức độ rất thích). Tình bạn đã làm phong phú thêm tâm hồn nhân cách của họ. Bên cạnh tình bạn, tình yêu là một loại tình cảm đặc trưng mà họ đặc biệt quan tâm vì thế có thể dễ hiểu vì sao sinh viên lại yêu thích những thể loại về tình bạn, tình yêu. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với sinh viên. Bởi nhiều khi họ lúng túng chưa biết phải bắt đầu từ đâu trong các mối quan hệ tình cảm thì nhờ có xem phim họ lại tìm ra cách giải quyết riêng cho mình. Sức thu hút của những bộ phim nói về chủ đề tình bạn, tình yêu là rất lớn vì đó là tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Đối với các bạn sinh viên lại càng lớn hơn Đề tài về các vấn đề xã hội được sinh viên quan tâm thứ hai (29,0% mức độ rất thích) vì như trên đã nói sinh viên sống khá lãng mạn nhưng là trong lĩnh vực tình cảm còn họ nhìn vào cuộc sống nhiều khi rất thực tế. Họ rất cần nắm bắt những vấn đề của xã hội, những tình huống xảy ra trong cuộc sống và cách giải quyết nó như thế nào. Đề tài về các vấn đề xã hội trong phim truyện đã đáp ứng được điều đó. Bộ phim hình sự “Chạy án” là một bộ phim được các khán giả nhất là sinh viên yêu thích bởi nó đặt ra những vấn đề “nóng hổi” của xã hội, là tham ô, là hối lộ, là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm…Bộ phim đã cho sinh viên thấy nhiều mặt của xã hội và đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Đề tài về sản xuất, kinh doanh, học tập cũng được sinh viên khá quan tâm(27,4 % với mức độ rất thích) . Hoạt động học tập là hoạt động chính của họ. Hằng ngày sinh viên luôn lên giảng đường để thực hiện nghĩa vụ cao cả ấy. Không chỉ học trên giảng đường mà họ còn học tập ở mọi nơi. Ngay cả khi xem phim họ cũng có nhu cầu học tập, làm giàu kiến thức cho mình. Sinh viên rất thích những bộ phim phục vụ cho công việc học tập hay sản xuất kinh doanh. Nhiều sinh viên nhờ xem phim mà nảy ra ý tưởng kinh doanh và đã rất thành công. Người viết có gặp một bạn trường kinh tế quốc dân, là chủ của một cửa hàng kinh doanh máy tính đã nói rằng: “Sau khi xem xong phim Hướng nghiệp mình thấy cách kinh doanh máy tính ở đó hay quá lại sẵn kiến thức vi tính nên mình quyết định mở cửa hàng này. Đúng là nhờ phim mà nên nghiệp”. Đề tài về vấn đề gia đình luôn được sự quan tâm của các khán giả. Tục ngữ thường có câu “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Do vậy khai thác về đề tài gia đình không bao giờ cạn. Và nhu cầu được xem các vấn đề về gia đình cũng không bao giờ hết. Sinh viên là lứa tuổi cũng đã có những suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề gia đình, họ luôn mong muốn giải đáp những khúc mắc trong gia đình, bởi gia đình luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Không phải đâu xa họ tìm đến điện ảnh như một câu trả lời xác đáng nhất. Bộ phim phim “Của để dành” phát đi phát lại nhiều lần nhưng vẫn được các bạn yêu thích cũng vì lẽ đó. Đề tài về lịch sử cũng như về chiến tranh không được sinh viên lựa chọn nhiều (45,8% với mức độ không thích). Có lẽ là do chiến tranh đã quá xa với họ. Và nếu như bộ phim nào cũng chỉ nói về chiến tranh hay lịch sử đơn thuần mà không xen vào những câu chuyện tình yêu nào đó thì người chắc chắn rằng sẽ rất ít sinh viên lựa chọn. Bạn Lương Thành Trung, sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội đã nói rằng: “Những bộ phim như thế này chẳng khác nào phim tài liệu”. Tính khô khan của những đề tài này không phù hợp với các bạn sinh viên. Sự lựa chọn chủ đề phim truyện của sinh viên Bảng điều tra về chủ đề phim truyện yêu thích của sinh viên (đơn vị:%) TT Chủ đề phim Mức độ yêu thích Rất thích Thích Bình thường Ko thích 1 Các vấn đề chính trị, xã hội 16,5 26,3 29,6 27,6 2 Các vấn đề gia đình 43,6 18,2 4,2 34,0 3 Tình bạn, tình yêu 65,5 19,3 0 15,2 4 Cuộc sống sinh viên 62,8 20,8 0 16,4 Ở đây ta cần phân biệt giữa chủ đề và đề tài phim truyện. Đề tài phim chuyện là khái niệm rộng hơn. Trong mỗi đề tài, tác giả có thể chọn rất nhiều chủ đề khác nhau.Trên đây người viết đã lựa chọn một vài chủ đề mà sinh viên thường xem để làm một cuộc điều tra. Kết quả điều tra cho thấy sinh viên vẫn yêu thích các chủ đề về tình bạn, tình yêu nhất (65,5%) bởi đó là nhu cầu cần thiết của lứa tuổi này. Người ta thường có câu “Tình yêu sinh viên”, đó là thứ tình cảm đẹp đẽ nhất tuổi sinh viên. Vấn đề thứ hai mà sinh viên quan tâm đó là cuộc sống sinh viên. Còn rất nhiều vấn đề khúc mắc trong cuộc sống của mình mà các bạn sinh viên chưa tìm ra câu trả lời thích hợp nhất. Do thế những bộ phim có đề tài này được sinh viên đón nhận rất nồng nhiệt. Bạn Lê Thị Thuý, sinh viên Đại học Văn hoá đã nói rằng: “Tớ rất thích xem phim về sinh viên như Phía trước là bầu trời, xin hãy tin em, hướng nghiệp… vì nó nói lên chân thực cuộc sống sinh viên của bọn tớ”. Các bạn tìm thấy những cảnh quen thuộc trong ký túc xá của mình khi xem phim như tranh nhau từng xô nước, nấu cơm trong phòng bị quản trị ký túc xá mắng, tổ chức sinh nhật… Các nhà làm phim như đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã nắm bắt sâu sắc tâm lý của sinh viên và đã xây dựng rất thành công các bộ phim về sinh viên. Có bạn còn yêu quý đến mức phong là “đạo diễn phim sinh viên” cũng bắt đầu từ khi xem phim của đạo diễn. Điều đó cũng nói lên sự yêu thích xem các bộ phim có chủ đề về sinh viên của các bạn. Chủ đề tiếp theo mà sinh viên đã chọn là các chủ đề về gia đình, về chính trị, xã hội và cuối cùng là các vấn đề về con người. Sở dĩ các bạn ít chọn các chủ đề về vấn đề khác của con người vì các bạn ít quan tâm đến nó trong thời gian này. Sự lựa chọn của sinh viên đối với các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh Các yếu tố mà người viết đặt ra ở đây là nội dung tác phẩm, vấn đề đặt ra trong tác phẩm, yếu tố nghệ thuật, diễn xuất của diễn viên và các yếu tố khác. Bảng điều tra về sự lựa chọn các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) TT Các yếu tố Mức độ quan tâm Quan tâm Bình thường Không quan tâm 1 Nội dung của tác phẩm 82,3 15,2 2,5 2 Vấn đề đặt ra trong tác phẩm 60,7 14,3 25 3 Yếu tố nghệ thuật: âm thanh, ánh sáng, quay phim… 25,2 11,6 63,2 4 Diễn xuất của diễn viên 58,0 15,7 26,3 5 Các yếu tố khác 24,2 13,0 62,8 Sinh viên quan tâm đến nội dung của tác phẩm, vấn đề đặt ra trong tác phẩm, diễn xuất của diễn viên chứ chưa quan tâm nhiều đến các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm. Phỏng vấn một số sinh viên thì họ đều có quan điểm rằng khi xem phim chỉ quan tâm đến câu chuyện phim diễn ra như thế nào, tình tiết ra làm sao, kết thúc ra thế nào. Cùng với sự quan tâm nội dung câu chuyện thì sinh viên chú ý đến nữ diễn viên chính, nam diễn viên chính là ai, là diễn viên đã quen mặt hay chưa gặp trên phim bao giờ. Họ thường không để ý tới các yếu tố nghệ thuật trong phim như âm thanh, ánh sang quay phim…Người viết có đem một số bộ phim nổi tiếng, được các bạn sinh viên hay xem để hỏi các bạn về tên người quay phim hay người làm tiếng động thì các bạn đều trả lời rằng không biết. Có bạn còn nói ngay rằng: “Chẳng cần quan tâm đến các yếu tố đó làm gì”. Câu trả lời của các bạn đã đặt ra một vấn đề rằng nhận thức về xem phim của sinh viên chưa sâu, phải chăng là họ còn thiếu những kiến thức về điện ảnh? Sự yêu thích của sinh viên đối với một số yếu tố nội dung có trong tác phẩm Các yếu tố có trong tác phẩm điện ảnh giữ vai trò quan trọng, tạo ra sự hấp dẫn, ấn tượng làm tăng giải trí ý nghĩa tác phẩm đối với người xem. Đó là các yếu tố vui vẻ nhẹ nhàng, yếu tố tình cảm sâu sắc, yếu tố hồi hộp, ly kỳ và các yếu tố có ý nghĩa giáo dục. Các yếu tố này còn thể hiện phong cách sáng tác của tác giả. Bảng điều tra về một số yếu tố nội dung trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị: %) TT Các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh Mức độ yêu thích Rất thích Thích Bình thường Không thích 1 Vui vẻ, nhẹ nhàng 46,8 31,5 16,9 4,8 2 Tình cảm sâu lắng 41,4 29,5 21,3 7,8 3 Hồi hộp ly kỳ 34,8 25,8 38,4 1,4 4 Có ý nghĩa giáo dục 32,8 24,6 14,2 28,4 Trong tác phẩm điện ảnh, yếu tố vui vẻ, nhẹ nhàng đem lại cảm giác dễ chịu cho người xem. Sinh viên rất thích xem những bộ phim có nội dung nhất (với mức độ rất thích là 46,8%) bởi chúng đem đến những tiếng cười sảng khoái sau những giờ học căng thẳng. Yếu tố tình cảm sâu lắng là sự lựa chọn thứ hai của sinh viên (41,4 % với mức độ rất thích). Tác phẩm điện ảnh có nội dung tình cảm sâu sắc thường làm người xem rung động, làm sống lại những ký ức hay lắng đọng trong họ những suy nghĩ sâu xa, những triết lý cuộc đời. Với sinh viên, những nội dung đậm màu sắc tình cảm, thường được họ cảm nhận nhanh nhạy và xuất hiện những rung động. Nhiều sinh viên cho rằng khi xem phim họ đồng cảm với nhân vật hay nhiều khi họ chứng kiến được những tình cảm của mình trong những hoàn cảnh tương tự. Xếp thứ ba là phim có những yếu tố hồi hộp, ly kỳ. Với mức độ rất thích chỉ có 34,8% lựa chọn; mức độ thích là 25,8%. Mặc dù yếu tố ly kỳ hồi hộp làm tăng sự hấp dấn của tác phẩm điện ảnh nhưng không phải là yếu tố đầu tiên được sinh viên lựa chọn. Xếp bậc cuối là những tác phẩm có ý nghĩa giáo dục. Sinh viên có quan niệm rằng những tác phẩm có ý nghĩa giáo dục thì thường khô khan. Một số thị hiếu không lành mạnh của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh: Ở các quán nước gần trường, nhiều nhóm sinh viên nam tụ tập nhau và để cùng say sưa thưởng thức một bộ phim chưởng hay những bộ phim hành động Mỹ. Trong phim chưởng thì không ngớt những cảnh đánh nhau đổ máu, nhiều khi nội dung chẳng có gì nhưng sinh viên vẫn xem một cách hào hứng. Đa số các bộ phim Mỹ đều có những cuộc ruợt đuổi để sát hại nhau, những pha đọ súng tơi bời giữa đám siêu nhân đeo mặt nạ, những trận đấu tay bo, trên những tầng gác cheo leo, những cảnh vật lộn cắn xé nhau giữa trùng sóng lớn, máu đỏ hoà nước biển…Và một cách vô thức những tính bạo lực đã hình thành trong sinh viên. Nhiều vụ xô sát nhau cũng chỉ vì một nhân vật trong phim. Từ “ấn tượng bạo lực” sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của cả một thế hệ khán giả trẻ. Ngày ngày vẫn tiếp xúc với những cuốn phim bạo lực đó thì sinh viên sẽ không có đủ thì giờ và bản lĩnh để phân biệt rạch ròi “bạo lực chính nghĩa” và “bạo lực phi nghĩa”. Phim bạo lực là một chuyện, một thị hiếu không lành mạnh nữa của sinh viên là xem những bộ phim sex, có thể gọi là những bộ phim kích dục. Trên diễn đàn www.dienanh.net, một sinh viên đã nói rằng: “Cuộc đời như giấc chiêm bao, xem phim sex cũng thấy hay hay”, và rất nhiều sinh viên cũng đồng ý như thế. Trong thế giới phim online có nguồn phim đen vô tận. Theo báo cáo của thanh tra văn hoá, tỷ lệ thanh niên xem phim đen là quá nhiều, trong đó không ít là sinh viên. Trong nhiều máy tính cá nhân của sinh viên nhất là sinh viên nam đều tải những bộ phim có nhiều cảnh mát mẻ . Những sinh viên không có máy nối mạng thì họ dùng USB để tải ở quán Internet về xem. Thậm chí, nhiều sinh viên còn ngồi ngay ở quán để xem “hàng độc” và khi bị công an văn hoá bắt được thì họ trả lời rằng: “Đó là do vào mạng tự có mà chưa kịp thoát ra”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải rằng tại sao tình trạng “sống thử” ngày một gia tăng trong sinh viên, tại sao các vụ mại dâm của sinh viên lại ngày càng nhiều. Một số thị hiếu thấp của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh Như trong phần chương I, người viết đã đề cập tới phân biệt thị hiếu lành mạnh và thị hiếu không lành mạnh, thị hiếu thấp và thị hiếu cao. Thị hiếu thấp không có nghĩa là thị hiếu không lành mạnh. Bởi vậy dưới đây người viết xin đề cập tới một số thị hiếu thấp của sinh viên. Sinh viên thích xem thể loại phim tâm ý tình cảm. Điều đó rất phù hợp với tâm lý tình cảm của sinh viên, lứa tuổi có đời sống tình cảm phong phú và nhu cầu tình cảm lớn. Nhưng tình cảm nhẹ nhàng chứ không phải là uỷ mỵ ướt át. Đó là những bộ phim trong đó có cảnh chàng và nàng yêu nhau nhưng vì một lý do nào đó không thể đến được với nhau, thất tình buồn chán nghĩ tới điều xấu. Những bộ phim như thế này đã lấy được không ít nước mắt của các sinh viên nữ. Bạn Bùi Thị Hiền, sinh viên Đại học Văn hoá đã nói rằng: “Tớ rất thích xem những bộ phim này nhất là khi buồn, nó phù hợp với tâm trạng của bọn tớ”. Cũng từ ý thích đó đã đem lại hậu quả khôn lường. Nhiều bạn cũng rơi vào tình cảnh như nhân vật trong phim và cũng hành động như vậy, đó là tìm đến với cái chết. Vô tình những sở thích xem phim đã làm sinh viên có tư tưởng không tích cực vào cuộc sống. Xem phim hoạt hình là một trong những sở thích của sinh viên với tính chất giải trí. Nhưng nếu xem phim mà không học tập được gì thì thật là lãng phí thời gian. Xem phim hoạt hình sinh viên học được kỹ sảo làm phim. Hay nhiều bộ phim hoạt hình có ý nghĩa giáo dục rất đáng học tập như phim hoạt hình “Bố đầu nhỏ, con đầu to” dạy về các ứng xử trong gia đình, phim “Thần tiên nữ” dạy các kiến thức về giải thích các hiện tượng khoa học. Nhưng nhiều phim hoạt hình chỉ có tính chất bạo lực như “Bảy viên ngọc rồng”, “Dũng sĩ Hecman”, “ Siêu quậy Tepi” cũng được các bạn sinh viên yêu thích thì không nên. 2.2.2.Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực đánh giá điện ảnh 2.2.2.1. Sinh viên quan tâm đến việc đánh giá các tác phẩm điện ảnh Đối với sinh viên, họ chỉ quan tâm đến phim truyên. Do vậy, trong phần này người viết chỉ xin đề cập tới thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực đánh giá phim truyện. Đến với một tác phẩm nghệ thuật thì thưởng thức luôn đi kèm với đánh giá. Khi sinh viên đến với điện ảnh thì họ cũng không làm trái ngược với quy luật ấy. Sau khi xem xong các bộ phim, sinh viên luôn có những lời bình luận về bộ phim vừa xem, xem cái này là hay cái khác là không hay, yếu tố này được, yếu tố kia chưa được. Nhiều sinh viên còn ghi lại cảm xúc hay tự viết những lời nhận xét đánh giá sau khi xem phim. Những cuộc bàn luận khá sôi nổi về điện ảnh là điều minh chứng cho sự quan tâm của họ. Để hiểu thêm về các tác phẩm, sinh viên tìm đến với những bài bình luận đánh giá về các tác phẩm điện ảnh. Các tạp chí điện ảnh như “Thế giới điện ảnh” của Hội điện ảnh Việt Nam, “Điện ảnh kịch trường”, “Màn ảnh sân khấu” luôn được họ đón nhận. Sinh viên học hỏi được rất nhiều qua những bài bình luận sắc xảo của các chuyên gia. Nhiều khi những bài báo đó lại định hướng sở thích điện ảnh trong họ. Không ít sinh viên vì yêu thích nên cũng đã viết các bài báo nêu lên quan điểm của mình với điện ảnh. Sinh viên trong thời đại mới trong bối cảnh hội nhập này luôn là những người năng động, hội nhập nhanh với cái mới. Do vậy sinh viên thể hiện sự quan tâm đến điện ảnh của mình không chỉ trên báo chí mà còn trên phương tiện nối kết toàn cầu là Internet. Chỉ cần gõ hai từ “điện ảnh” vào trang www.google.com.vn là họ có thể tìm thấy hàng loạt trang về các diễn đàn điện ảnh. Ở đó sinh viên sôi nổi bàn luận về điện ảnh. Họ thẳng thắn nói lên quan điểm của mình về điện ảnh, nói lên sự yêu thích với các tác phẩm này hay không thích các tác phẩm kia. Trang dienanh.net, www.yxine.com là những ví dụ. Sinh viên không chỉ lên đây để cập nhật những thông tin mới về điện ảnh mà còn thoải mái bàn luận, đưa ra ý kiến của mình về điện ảnh. Những diễn đàn như thế này luôn luôn được cập nhật liên tục. Đánh giá là điều rất tốt đối với một tác phẩm điện ảnh. Dù là khen hay chê thì cũng chứng tỏ sự quan tâm của họ đối với môn nghệ thuật thứ bảy này. Sinh viên là một lực lượng đông đảo trong khán giả điện ảnh và góp phần không nhỏ trong đội ngũ phê bình điện ảnh. Điều quan trọng là sự đánh giá của họ là xuất phát từ sở thích chứ không bị chi phối từ yếu tố nào. Nó hoàn toàn là ý kiến chủ quan của mỗi cá nhân. Qua đánh giá, phê bình điện ảnh của sinh viên nói lên thị hiếu điện ảnh của họ. 2.2.2.2.Một vài thị hiếu của sinh viên qua việc đánh giá các tác phẩm điện ảnh Sinh viên thích xem phim nước ngoài hơn phim Việt Nam Đa số sinh viên khi được hỏi thích xem phim Việt Nam hay phim nước ngoài thì họ đều có chung một câu trả lời rằng phim nước ngoài. Chỉ có một vài sinh viên nói rằng thích xem phim Việt Nam vì là người Việt Nam. Sinh viên thể hiện niềm yêu thích phim nước ngoài bằng rất nhiều cách khác nhau. Họ có sở thích sưu tầm các poster phim, tranh ảnh diễn viên nước ngoài. Những trang báo Hoa học trò là nơi sinh viên có thể trao đổi “mua bán” những thông tin hay các bức hình mới nhất của các diễn viên. Không chỉ yêu quý diễn viên bằng cách sưu tầm tranh ảnh, sinh viên còn thần tượng diễn viên đến mức học theo cách ăn mặc của họ. Thời trang Hàn Quốc chẳng cần phải quảng cáo nhiều cứ theo phim vào nước ta. Nhiều bộ phim chưa chiếu xong thì trang phục theo mốt của diễn viên đã có mặt trên thị trường. Chắc chắn không ai cập nhật nhanh bằng sinh viên. Họ sẽ chọn cho mình những trang phục giống của diễn viên mình yêu thích ngay cả khi chúng không phù hợp với họ. Sinh viên còn tham gia đông đảo vào các buổi gặp gỡ diễn viên. Thông tin về các chuyến tua của diễn viên luôn là chủ đề nóng trong các cuộc bàn luận sôi nổi của họ. Có những sinh viên Hà Nội còn hâm mộ đến mức cất công bay vào tận Sài Gòn chỉ để tận mắt nhìn thấy thần tượng của mình. Đây chỉ là vài dẫn chứng thể hiện niềm yêu thích phim nước ngoài của các sinh viên. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao sinh viên lại yêu thích phim nước ngoài hơn hẳn phim Việt Nam. Sinh viên đã nói rằng kĩ sảo của phim Việt Nam kém hơn hẳn phim nước ngoài. Bạn Vũ Mạnh Hồng, sinh viên trường Đại học Bách khoa nói rằng: “Nếu muốn xem kỹ sảo điện ảnh, bạn cứ xem phim võ thuật Trung Quốc hay hành động Mỹ là sẽ biết ngay thôi mà”. Xem các phim võ hiệp Trung Quốc như Hoàng Phi Hồng, Ngoạ hổ tàng long, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu…người xem sẽ không khỏi suýt xoa trước những cảnh võ thuật đẹp mắt như cảnh đấu kiếm trên sông, cảnh cát đá di chuyển, cảnh những dải ánh sáng trắng mù mịt…. Những cảnh rượt đuổi nhau trên mái nhà hay cheo leo trên tầng gác, cảnh đua xe điêu luyện, những cú phanh xe đến cháy mặt đường, pha đọ súng gay cấn…sẽ rất quen thuộc khi khán giả xem phim hành động Mỹ. Sinh viên đều nhận xét rằng kĩ sảo điện ảnh là lý do chính khiến họ đến với phim nước ngoài. Và họ cũng khẳng định phim Việt Nam không có kỹ sảo. Một vài phim có kinh phí đầu tư lớn cho kĩ sảo nhưng không có hiệu quả thậm chí còn gây phản ứng ngược lại. Thí dụ như phim: “Hà Nội 12 ngày đêm” của đạo diễn Bùi Đình Hạc được “rót” kinh phí 7 tỷ với tham vọng là dựng lại trận Điện Biên Phủ trên không một cách hoành tráng. Phim được in tráng tại Trung Quốc và và dàn dựng toàn bộ kĩ sảo tại Úc. Nhưng khi xem phim toàn thấy ba cảnh cháy nổ thô vụng như trò chơi điện tử. Phim “Kí ức Điện Biên” kĩ sảo được dựng tuỳ tiện không ăn nhập . Phim “Giải phóng Sài Gòn” với dung lượng và bối cảnh lớn được đầu tư 12 tỷ mức độ có hoành tráng hơn nhưng không vượt qua một bộ phim “minh hoạ lịch sử”. Với những lý do trên nhiều sinh viên đã chọn phim nước ngoài. Lý do thứ hai để sinh viên yêu thích phim nước ngoài đó là phim nước ngoài có nội dung sâu sắc hơn. Nguyên nhân như họ nói rằng phim nước ngoài thường đi sâu vào một vài vấn đề và giải quyết từng vấn đề rất thấu đáo. Có bộ phim từ đầu đến cuối chỉ nói tới chuyện một bà mẹ đau khổ khi đứa con mình bỏ nhà đi. Tuy vậy khi xem khán giả vẫn không cảm thấy nhàm chán. Thậm chí nhiều phim kết cấu kiểu này vẫn lấy được nước mắt của khán giả. Phim Việt Nam ta lại mắc “tật” ôm đồm quá nhiều vấn đề, quá nhiều tư tưởng để rồi cuối cùng không chuyện nào được khai thác triệt để. Thí dụ có đạo diễn khai thác về đề tài làng quê thì ông đem tất cả những chuyện gì có ở làng quê mà ông biết vào phim. Điều đó làm cho phim có nội dung nhạt nhẽo, chỉ là sự lắp ghép của các sự kiện vào mà thôi. Nguyễn Thị Thanh Trà, sinh viên Đại học Kinh tế quốc dẫn đã phản đối gay gắt phim Việt: “Phim Việt Nam quá tẻ nhạt, đơn điệu khiến tớ không thể xem được”. Tình huống và chi tiết làm nên sức sống của một bộ phim, nếu khai thác hiệu quả thì sẽ làm tăng sức hấp dẫn cho phim. Về điều này thì các bạn sinh viên cho rằng phim Việt chưa làm được. Phim nước ngoài lại làm tốt vấn đề này. Xem phim hành động hay hình sự Mỹ sẽ thấy tình huống nhanh, hồi hộp ly kỳ, những pha gay cấn đến nghẹt thở. Phim khiến người xem không rời mắt ra khỏi màn hình một phút. Thường không có tình huống ly kỳ như phim Mỹ nhưng phim Hàn Quốc có điểm mạnh là giải quyết tình huống rất hợp lý. Nhiều tình huống chuyện tưởng như vô lý nhưng với cách lý giải lại chuyển thành hợp lý. Đây lại là điểm yếu của phim Việt Nam. Bạn Đào Thị Ngọc Hà, Đại học Văn hoá Hà Nội nói rằng: “Tình huống trong phim Việt xây dựng quá dở, nhiều tình huống vô lý đến tức cười”. Một điểm yêu thích nữa của sinh viên khi xemphim nước ngoài là được đến với dàn diễn viên đẹp và diễn xuất tốt. Nhu cầu của khán giả ngày càng cao, đối với diễn viên họ không chỉ yêu cầu diễn viên đẹp hay diễn xuất tốt mà phải có cả hai yếu tố. Theo điều tra của Tiến sĩ Tâm lý học Hoàng Trần Doãn thì có tới 71,9% sinh viên đồng ý với ý kiến này. Con số này nói lên rằng thị hiếu của sinh viên không phải là thấp. Nhìn vào phim nước ngoài thì ai phải khẳng định rằng họ có một dàn diễn viên đẹp và giỏi. Nói tới các diễn viên như Tom Cruie, Jenifer Aniston, Brad Pitt, Angenlia Jolie…thì sinh viên nào cũng biết. Họ trở thành thần tượng, nhận được sự yêu quý và cả kinh trọng của không ít sinh viên. Nhiều bạn còn coi họ là thần tượng, lập các fan hâm mộ. Theo các bạn diễn viên của ta trong những phim gần đây đẹp thì có đẹp, toàn các “sao” trên sàn diễn nhưng diễn khiên cưỡng, không hoá thân được vào nhân vật. Xem phim nước ngoài không chỉ là xem kĩ xảo, diễn viên mà còn xem cảnh. Người xem được đến với những lãng mạn trong phim Hàn như cảnh những đôi yêu nhau tay nắm tay trên con đường đầy lá vàng rơi hay rừng tuyết trắng lung linh, cảnh hoa anh đào nở rộ ở xứ sở Phù Tang trong phim Nhật, những toà nhà cao chọc trời trong phim Mỹ. Sinh viên nói rằng xem phim với họ là hình thức du lịch trên màn ảnh nhất là với những người không có điều kiện đi du lịch như họ. Sinh viên có thể thoái mái mơ ước về một xã hội hiện đại, ở đó có những cảnh đẹp, có những con người chỉ đến với nhau bằng tình yêu. Phim nước ngoài chiếm được cảm tình của khán giả sinh viên một phần vì nó phù hợp với tâm lý lãng mạn của họ. Thị hiếu xem phim nước ngoài là một thị hiếu tốt của sinh viên. Bởi thông qua phim, họ có thể tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau. Xem phim Trung Quốc, họ được đến với một đất nước có lịch sử hoành tráng, với cuộc sống cung đình cùng những câu chuyện về mưu cao mẹo thâm, bày phương tính kế. Đến với phim Hàn Quốc, người ta đến với xứ sở của những cảnh đẹp, lãng mạn, với món kim chi nổi tiếng. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về những người phụ nữ Nhật, về bộ kimono truyền thống, môn võ sumo nổi tiếng thì khán giả sẽ đến với phim Nhật. Hay như xem phim người ta có thể hiểu được tính cách của con người mỗi đất nước. Xem phim Nga, người ta thấy được đậm nét nhân văn trong con người Nga. Phim Mỹ cho ta biết đến những con người thực dựng với lối sống gấp. Phim Pháp với những con nguời thẳng thắn và rành rẽ. Tuy nhiên thị hiếu thích xem phim nước ngoài mà học theo cách sống thực dụng, lối sống nhanh gấp gáp, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì thật là không nên. . Đối với phim Việt Nam, sinh viên thích xem phim thương mại hơn phim nghệ thuật Từ khi đất nước bước vào đổi mới, điện ảnh nước ta bước vào kinh tế thị trường nên việc xuất hiện những phim giải trí thương mại là một điều tất nhiên. Dòng phim giải trí - thương mại mới chỉ hình thành từ cuối những năm 80 đầu những năm 1990 với một loạt các bộ phim như Vị đắng tình yêu, Lệnh truy nã, Thăng Long đệ nhất kiếm...Tên tuổi của các diễn viên được nhiều người biết đến như Lý Hùng, Diễm Hương, Việt Trinh, Lê Tuấn Anh, Lê Công Tuấn Anh…Sau những bước đi dò dẫm tự phá, thiếu kinh nghiệm dòng phim này tạm ngừng vào giữa những năm 90. Khoảng 10 năm sau, tưởng đã đi vào lãng quên, nó được hồi sinh từ năm 2002 đến nay. Mở đầu là những phim như: Gái nhảy, Lọ lem hè phố, Những cô gái chân dài, Công nghệ lăng xê…Đó nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH01 (13).doc
Tài liệu liên quan