PHẦN MỞ ĐẦU. 1
1.Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2
3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu. 2
4. Dự kiến đóng góp của khóa luận. 2
5. Phương pháp nghiên cứu. 2
6. Kết cấu của khóa luận.3
PHẦN NỘI DUNG.5
Chương 1: Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam và chính sách xóa đói,
giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.5
1.1 Cơ sở lí luận về xóa đói, giảm nghèo. 5
1.1.1 Đói nghèo – cách tiếp cận.5
1.1.2 Tiêu chí đánh giá và chuẩn đói nghèo ở Việt Nam.9
1.1.2.1 Tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam. 9
1.1.2.2 Chuẩn đói nghèo ở Việt Nam.9
52 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng xóa đói, giảm nghèo tại huyện chợ mới, tỉnh An giang từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rang 18
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
Ở Việt Nam xóa đói, giảm nghèo đã trở thành Chương trình mục tiêu quốc
gia. Vì vậy xóa đói, giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nhất định. Tại Hội
nghị Thượng đỉnh thế giới năm 2005 tại New York, Việt Nam được đánh giá là
một trong những quốc gia thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo.
Xét theo tỷ lệ hộ đói nghèo: Năm 2001, tỉ lệ hộ nghèo: 15,66%; Năm 2002,
tỉ lệ hộ nghèo: 13,00%; Năm 2003, tỉ lệ hộ nghèo: 10,00%; Năm 2004, tỉ lệ hộ
nghèo: 8,30%; Năm 2005, tỉ lệ hộ nghèo: 21,85%; Năm 2006, tỉ lệ hộ nghèo: 19%.
Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh
chóng. Tính theo chuẩn nghèo năm 2001, cả nước có 2,8 triệu hộ, chiếm 15,66%
tỷ lệ hộ của cá nước đến năm 2004 giảm xuống còn 1,44 triệu hộ chiếm 8,3% tỷ lệ
hộ cả nước. Đến năm 2005 do áp dụng chuẩn nghèo mới nên tỉ lệ hộ nghèo đói
trong cả nước tăng lên rõ rệt từ 8,3 năm 2004 lên 21,85% nhưng đến năm 2006 tỷ
lệ hộ nghèo cả nước đã giảm xuống còn khoảng 19% giảm gần 3% so với năm
2005. [23]
Xét theo các vùng (tính theo chuẩn nghèo năm 2001): Theo báo cáo của Bộ
Lao động Thương binh - Xã hội, năm 2001, tỉ lệ hộ nghèo ở các vùng Đông Bắc:
22,35%; Tây Bắc: 33,96%; Bắc Trung Bộ: 25,64%; Nam Trung Bộ: 22,34%; Tây
Nguyên: 24,9%. Từ 2001 đến 2004, Tây Bắc đã giảm 19,08% số hộ đói nghèo,
còn các vùng Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ; Tây Nguyên có tỷ lệ giảm hộ đói
nghèo hơn 10%. Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng
bằng Sông Cửu Long có mức giảm từ 3,63% đến 6,78%. Cụ thể: Năm 2001, tỉ lệ
hộ nghèo Đồng bằng Sông Hồng: 9,76%; Đông Nam Bộ: 8,88%; Đồng Bằng Sông
Cửu Long: 14,18% nhưng đến năm 2004 tỉ lệ hộ nghèo ở các vùng này giảm
xuống, lần lượt là: Đồng bằng Sông Hồng: 6,13%; Đông Nam Bộ: 2,25%; Đồng
bằng Sông Cửu Long: 7,4% [23].
Xét theo trạng thái các xã nghèo: Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó
khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển sản
xuất hàng hóa. Chất lượng cuộc sống người dân ở xã nghèo được nâng cao, nhất là
nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc miền núi, cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người
của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng
khoảng 1,45 lần vào năm 2005. Chi tiêu bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm
2001 là 121.000 đồng/người/tháng và tăng khoảng 8% – 9% trong giai đoạn 2002
– 2005. Trong giai đoạn 1993 – 2004, Việt Nam đã giảm được 60% tỷ lệ nghèo
khổ, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe miễn phí cho 88% người nghèo, hoàn thành
giáo dục Tiểu học cho tất cả mọi người dân, xây dựng 400.000 căn hộ mới cho
người nghèo, xóa bỏ tất cả những căn nhà tạm ở 2.000 thôn, xóm và năm tỉnh. [23]
Trang 19
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
Giảm nghèo ở Việt Nam phản ánh cả trên bình diện gia tăng chi tiêu đầu
người trong hộ gia đình và tăng thu nhập đầu người nhờ có thành tựu 20 năm đổi
mới (1986 – 2006). GDP bình quân đầu người đã tăng nhanh từ 98 USD năm 90
lên 729 USD năm 2006 [19]. Như vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục giảm được mức
nghèo đói, đời sống của những hộ nghèo, nhóm nghèo ngày càng được cải thiện rõ
rệt qua các năm.
Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu trên:
Một là, Đảng và Nhà nước ta đã nâng cao nhận thức, năng lực và trách
nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy,
đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong các hoạt động xóa đói, giảm nghèo.
Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo: trong 5 năm
(2001–2005) đã tổ chức đào tạo 130.374 lượt cán bộ, trong đó 95% là cán bộ cấp
xã, thôn, bản về công tác xóa đói, giảm nghèo, với 63 tỷ đồng. Nội dung đào tạo
có những thay đổi và tập trung vào những vấn đề thiết yếu như: nâng cao kỹ năng
tổ chức và tham gia của người dân vào các hoạt động chung, chú trọng đến các vấn
đề tổ chức các nhóm tín dụng, tiết kiệm, giám sát và đánh giá nghèo đói của các
cán bộ xóa đói, giảm nghèo, lập kế hoạch phát triển kinh tếCác chương trình
đào tạo được biên tập và dịch ra 6 thứ tiếng dân tộc để có thể phổ biến cho đồng
bào dân tộc thiểu số.
Hai là, Đảng và Nhà nước ta tạo những điều kiện thuận lợi để người nghèo
tiếp cận với các điều kiện sản xuất. Cụ thể:
Về tín dụng ưu đãi người nghèo: Trong 4 năm (2001 – 2005), Ngân hàng
chính sách xã hội đã cho 3,75 triệu hộ vay vốn, chiếm khoảng 75% số hộ nghèo
được vay vốn. Để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi, Nhà nước đã cấp bù chênh
lệch lãi suất với số tiền 1.872 tỷ đồng. Phần lớn hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu
quả, trả vốn đúng hạn.
Về hỗ trợ sản xuất: Thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, các địa
phương đã hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo để khai
hoang ruộng bậc thang. Hỗ trợ 5.139 ha đất cho 10.455 hộ ở Tây Nguyên, các tỉnh
Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăngđã hỗ trợ cho 4.325 hộ nghèo vay chuộc lại đất
bị cầm cố [15]. Nhờ đó, một bộ phận người nghèo đã có đất để phát triển sản xuất,
tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống thoát ra khỏi diện đói nghèo.
Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn theo
quyết định QĐ 257/2003/QĐ – TTg. Đầu năm 2005 với nguồn ngân sách Trung
ương hỗ trợ là 78,5 tỷ đồng cùng với 44,5 tỷ đồng do địa phương huy động được
đã hỗ trợ các địa phương xây dựng với mức hỗ trợ là 500 triệu đồng/xã. Kết quả là
có 230 công trình được xây dựng (trong đó có 18 công trình thủy lợi, 5 công trình
Trang 20
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
kè chống nước biển, 10 công trình bờ bao chống triều cường, 9 công trình đường
ra bến cá, 8 chợ cá, 1 trạm bơm cấp nước biển và 179 công trình phục vụ đời sống
dân sinh như trường học, trạm y tế[23]
Ba là, Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản.
Hỗ trợ người nghèo về y tế: Thực hiện theo Quyết định 139/QĐ – TTg của
Thủ tướng Chính phủ về thành lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, năm
2005 có 3,6 triệu người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế và 4,1 triệu người nghèo
được cấp giấy khám chữa bệnh miễn phí với tổng kinh phí hỗ trợ là 246 tỷ đồng.
Tổng cộng đã có 7,7 triệu người nghèo được hỗ trợ để tiếp cận với dịch vụ y tế
trong năm 2005. So với 2001 số người được hỗ trợ chữ bệnh tăng thêm 3,2 triệu
người. [23]
Hỗ trợ người nghèo về giáo dục: Hàng năm có trên 3 triệu lượt học sinh
nghèo được miễn giảm học phí và các khoảng đóng góp xây trường; 2,5 triệu học
sinh nghèo dân tộc thiểu số được cấp, mượn sách giáo khoa và hỗ trợ vở viết với
tổng kinh phí hàng năm trên 100 tỷ đồng.
Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Trợ giúp người nghèo về nhà ở được các địa
phương đặc biệt quan tâm. Cuối năm 2004 cả nước đã hỗ trợ cho 293.137 hộ
nghèo về nhà (trong đó sửa chữa 83.551 nhà và làm mới 209.586 nhà) với tổng
kinh phí trên 1.198 tỷ đồng. Ước tính đến hết năm 2005, cả nước hỗ trợ làm mới
và sửa chữa được khoảng 350.000 căn nhà. Vào tháng 6/2005 đã có 7 tỉnh tuyên
bố về cơ bản đã xóa xong nhà tạm (Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Hải Dương, Hải
Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội và Hưng Yên). [23]
Như vậy, trong 5 năm (2001– 2005) đã huy động được 41.000 tỷ đồng cho
mục tiêu giảm nghèo, riêng Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo
là 21.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 3000 tỷ đồng (chiếm
14,28%), ngân sách địa phương 2500 tỷ đồng (chiếm11,90%), huy động từ cộng
đồng1.500 tỷ đồng (chiếm 7,14%), từ lồng ghép các chương trình dự án 2000 tỷ
đồng (chiếm 9,52%) và lớn nhất là nguồn tín dụng 12.000 tỷ đồng (chiếm
57,14%). [23]
1.2.2.2 Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện chính sách xóa đói,
giảm nghèo ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau đây:
Thứ nhất, tốc độ giảm nghèo không đồng đều: Tuy tỉ lệ hộ nghèo giảm
nhanh nhưng tốc độ giảm nghèo giữa các vùng không đều. Tây Bắc, Tây Nguyên,
Bắc Trung Bộ có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất và vùng đồng bằng sông Hồng,
Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất; Tốc độ giảm nghèo của vùng dân tộc
Trang 21
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
thiểu số còn chậm: tuy khu vực niền núi có tỷ lệ giảm nghèo nhanh hơn khu vực
đồng bằng, thành thị nhưng tỷ lệ nghèo đói vẫn cao hơn nhiều. Nhóm dân tộc có tỷ
lệ hộ nghèo còn cao là Vân Kiều 82,2%; Bana 53,3%; Dao 54,3% v.v[23]
Thứ hai, khu vực miền núi có tỷ lệ hộ nghèo còn cao: Các vùng Tây Bắc,
Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo còn cao gấp từ 1,7 đến 2 lần so với tỷ
lệ hộ nghèo chung của cả nước (trong năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên
chiếm 36,54%; Tây Bắc tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 43,95 trong khi đó tỷ lệ hộ
nghèo chung của cả nước là 21,85%). Gần 90% hộ nghèo sống ở nông thôn, hộ
nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ khá cao ở một số tỉnh như
Kon Tum là 80%; Gia Lai 77%...[23]
Thứ ba, kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững: Qua xem xét còn một
tỷ lệ khá lớn hộ gia đình nằm ngay sát cận chuẩn nghèo, cho nên những hộ này
nếu gặp thiện tai, rủi ro, sự thay đổi về cơ chế chính sách và tác động của quá trình
hội nhập thì khả năng tái nghèo của nhóm này là rất lớn.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên:
Về nhận thức: Bệnh thành tích đã làm cho một số địa phương khống chế tỷ
lệ hộ nghèo thấp thực tế, dẫn đến một bộ phận người nghèo không được tiếp cận
được chính sách xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước. Một số cơ quan, tổ chức thực
hiện các chính sách chưa phù hợp với các điều kiện xóa đói, giảm nghèo (cho vay
với lượng vốn vay ít để nhiều người được vay để lấy đó làm thành tích cho vay,
không tính đến hiệu quả vốn vay). Đối với những người trong diện đói nghèo
thường có tư tưởng trông chờ, ỷ lệ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có tinh thần
chủ động phấn đấu để vươn lên thoát nghèo vẫn còn khá phổ biến.
Về chuẩn nghèo: Do nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển nên
chuẩn nghèo luôn có sự thay đổi và được nâng với mức cao hơn. Vì vậy, với mức
chuẩn nghèo cũ thì một số hộ đã thoát nghèo nhưng với mức chuẩn nghèo mới thì
họ ở ngưỡng cửa nghèo hoặc hộ tái nghèo.
Về huy động nguồn lực: Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng so với yêu cầu
của xóa đói, giảm nghèo nguồn lực huy động cho xóa đói, giảm nghèo, trước hết là
cho Chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề
ra. Hàng năm kinh phí Nhà nước bố trí cho chương trình tính bình quân đầu người
nghèo khoảng 60.000 đồng/người. Trong khi đó, một số địa phương chưa chủ
động huy động nguồn lực tại chỗ hoặc huy động chưa tương xứng với tiềm năng
của địa phương, còn trông chờ vào sự trợ giúp của Trung ương; chưa có cơ chế
huy động sự tham gia, đóng góp tích cực của các hộ dân, chưa huy động được
nhiều doanh nghiệp có điều kiện tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Cơ chế
phân bổ nguồn vốn giữa các dự án, giữa các địa phương chưa thực sự rõ ràng,
Trang 22
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
minh bạch. Do vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu cần hỗ trợ của người nghèo nên
việc giúp họ thoát nghèo trong thời gian ngắn và bền vững là khó thực hiện.
Về tổ chức chỉ đạo: Việc chỉ đạo và tổ chức của ban xóa đói, giảm nghèo
thực hiện không đồng đều ở các địa phương, cả khu vực thành thị và nông thôn,
đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo vừa thiếu số lượng vừa yếu về
năng lực. Phần lớn đội ngũ cán bộ xóa đói, giảm nghèo ở xã vẫn là kiêm nhiệm,
chưa được tập huấn cơ bản và thường xuyên thay đổi, khối lượng công việc thì
nhiều. Vì vậy, họ khó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hơn nữa công tác xóa đói,
giảm nghèo đòi hỏi người cán bộ ngoài chuyên môn nghiệp vụ họ còn phải có
nhiệt huyết, nhạy bén, sáng tạo nhưng các địa phương chưa coi đó là một vấn đề
cần thiết để bố trí cho phù hợp với nhu cầu của công việc.
Về theo dõi, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm
nghèo: Việc theo dõi, giám sát, đánh giá của chương trình chưa được tổ chức một
cách có hệ thống và đồng bộ. Công tác sơ kết, tổng kết chương trình chủ yếu dựa
vào báo cáo của các ngành và các địa phương gửi về, song tình trạng không gửi
báo cáo hoặc có báo cáo nhưng không đầy đủ thông tin vẫn xảy ra. Hơn nữa các
báo cáo thường mang tính liệt kê số liệu, chưa có sự phân tích đánh giá đầy đủ.
***
Với những quan điểm, chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo đúng
đắn và phù hợp của Đảng và Nhà nước ta mà tỉ lệ đói nghèo cả nước đã giảm rõ rệt
từ năm 2001 đến nay. Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm thưc hiện nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện một chính sách không chỉ
nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế cao mà còn nhằm phát triển xã hội công bằng,
nói cách khác tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội. Thực
hiện chính sách này, Việt Nam đã sử dụng thành tựu tăng trưởng kinh tế như một
công cụ để hỗ trợ cho những người nghèo gia tăng thu nhập, phát triển giáo dục,
chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn – nơi phần lớn
người nghèo đang sinh sống. Vì vậy, ở một đất nước nghèo như Việt Nam xóa đói,
giảm nghèo được xác định là một biện pháp quan trọng nhất để góp phần thực hiện
mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
Chương 2: THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN
CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY.
2.1 Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang hiện nay.
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên.
Chợ Mới là vùng đất cù lao gồm 16 xã và 2 thị trấn thị trấn Chợ Mới và thị
trấn Mỹ Luông. Phía Bắc giáp với sông Tiền tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp với
sông Hậu thành phố Long Xuyên, phía Đông giáp với huyện Lấp Vò tỉnh Đồng
Tháp, Tây giáp với Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành tỉnh An Giang.
Chợ Mới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
khoảng 26 – 280C. Là một trong những huyện chịu ảnh hưởng của dòng sông
Mêkông nên có hai mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau,
mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Cùng với mạng lưới sông ngòi chằng
chịt, đất đai màu mỡ nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện 36.929 ha. Trong đó diện tích nông
nghiệp chiếm 27.861 ha, diện tích đất chuyên dùng 3.005 ha, diện tích để nuôi
trồng thủy sản 262 ha (đã mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đến 2010 là 929
ha đất lan bồi), đất ở 2.483 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 4.519 ha.
Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, tiếp giáp với nhiều huyện trong tỉnh và
các huyện lân cận của tỉnh Đồng Tháp, địa hình khá bằng phẳng. Tuy nhiên việc
trao đổi, giao lưu để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội với các vùng lân cận còn
gặp nhiều khó khăn do Chợ Mới là huyện cù lao, được bao bọc bởi hai con sông:
sông Tiền và sông Hậu và lại nằm xa trục lộ giao thông quốc gia nên gây khó khăn
cho việc vận chuyển hàng hóa, giao thông qua lại giữa các vùng đặc biệt là trung
tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp là thành phố
Cao Lãnh. Do đó, rất cần các cấp ủy Đảng và chính quyền của tỉnh cần có chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội nhằm tạo điều kiện thuận
lợi thúc đẩy kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Chợ Mới ngày càng phát triển.
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Năm 2007, dân số toàn huyện Chợ Mới là 368.477 người, trong đó dân số
trong độ tuổi lao động phân theo xã, thị trấn là 236.906 người. Mật độ dân số phân
theo xã, thị trấn là 998 người/km2 [16]. Trong năm, mặc dù có nhiều khó khăn do
tác động của giá xăng dầu, giá cả của nhiều mặt hàng tăng cao, ảnh hưởng dịch
bệnh trên gia súc, gia cầm và bệnh trên cây lúaNhưng nhìn chung tình hình kinh
tế - xã hội phát triển, an ninh quốc phòng – trật tự an toàn xã hội được đảm bảo,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; các chính sách xã hội đối
Trang 24
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
với hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn vẫn được các cấp ủy Đảng và chính
quyền huyện Chợ Mới quan tâm thực hiện, đã thúc đẩy bộ mặt kinh tế - xã hội
huyện nhà ngày thêm khởi sắc, góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tổng sản phẩm nội địa năm 2007 đạt 2.655,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
GDP tăng 15,4%. Trong đó, khu vực 1 tăng 7,1%, khu vực 2 tăng 17,8%, khu vực
3 tăng 19%. Cơ cấu kinh tế: khu vực 1 chiếm 26,5% giảm 0,9%, khu vực 2 chiếm
24,2% tăng 0,1% và khu vực 3 chiếm 49,3% tăng 0,8%. Thu nhập bình quân đầu
người 12,32 triệu đồng/năm (tăng 2,37 triệu đồng so với năm 2006) [5]
Về sản xuất nông nghiệp: Năm 2007 tổng giá trị sản xuất nông – lâm –
thủy sản đạt 2.698,74 tỷ đồng, tăng 17,4% so với 2006. Trong đó, giá trị ngành
nông nghiệp 2.380,14 tỷ đồng (chiếm 88,19%), lâm nghiệp 17,67 tỷ (chiếm
0,65%), thủy sản 300,93 tỷ (chiếm 11,15%). [5]
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: giá trị sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2007 đạt 1.167,3 tỷ đồng, tăng 18,8% so với
2006, đạt 103,8% kế hoạch; Xây dựng cơ bản: tổng vốn đầu tư trên địa bàn là 90,4
tỷ đồng (năm 2007) tăng 15,7%. [5]
Về y tế: Công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân được thực hiện tốt,
đến năm 2007 đã công nhận 18 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Y tế huyện đã kết
hợp với bệnh viện mắt – tai – mũi – họng – răng hàm mặt tỉnh An Giang, đoàn
phẫu thuật phòng khám Ngô Quyền, bệnh viện An Bình (Thành phố Hồ Chí Minh)
tổ chức 3 đợt phẫu thuật mắt đặt thủy tinh thể miễn phí cho 232 bệnh nhân nghèo.
Về giáo dục và đào tạo: Tổng kết năm học 2006 – 2007, tỉ lệ xét tốt nghiệp
bậc Tiểu học (2 đợt) đạt 96,4% giảm 3,44% so với năm học 2005 - 2006; Trung
học cơ sở (2 đợt) đạt 98,8% tăng 0,5% so với năm học 2005 - 2006 và kết quả thi
tốt nghiệp Trung học phổ thông (2 đợt) đạt 84,63% tăng 5,38% so với năm học
2005 - 2006. Tỉ lệ học sinh trúng tuyển Đại học, Cao đẳng nguyện vọng 1 đạt
16,8%. Toàn huyện có 04 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia: 02 trường
Mẫu giáo (Mầm non thị trấn Mỹ Luông, Mẫu giáo thị trấn Chợ Mới); Tiểu học
“A” thị trấn Chợ Mới; Trung học cơ sở Long Giang. [5]
Về văn hóa thông tin: Đội thông tin văn nghệ tổ chức 67 buổi biểu diễn
phục vụ cho 30.014 lượt người xem và tham dự 05 buổi hội thi diễn cấp tỉnh đạt
thứ hạng cao vào các dịp lễ tết; kết hợp với các ngành lồng ghép tuyên truyền cho
đợt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, HIV/AIDS và phòng
chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, an toàn giao thông, đạt 108% kế hoạch. Xây
dựng nâng chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đến nay toàn huyện có 68.184 gia đình văn hóa, đạt 86,84% trong toàn hộ; 127 ấp
Trang 25
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
văn hóa, đạt 92% tổng số 138 ấp và tiếp tục nâng chất 03 xã văn hóa (Thị trấn Chợ
Mới, Long Điền A, Bình Phước Xuân). [5]
Về chính sách xã hội: Thực hiện tốt việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng
chính sách, người cao tuổi, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật và các chế
độ ưu đãi cho các hộ nghèo về y tế, giáo dụcTổ chức đêm văn nghệ gây quỹ “Vì
người nghèo”, đã vận động được 4,34 tỷ đồng; Cất mới 243 căn nhà và sửa chữa
93 căn cho hộ nghèo với số tiền 2,956 tỷ đồng; hỗ trợ đột xuất cho 1.300 hộ với số
tiền 805 triệu đồng. Ngân hàng chính sách cho 5.638 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay
21,679 tỷ đồng để thực hiện các dự án sản xuất và mua bán nhỏ. [5]
2.2 Những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
2.2.1 Khái quát tình hình hộ nghèo ở huyện Chợ Mới.
Là huyện có tỉ lệ dân số đông trên dưới 360.000 người. Theo số liệu thống
kê đầu năm 2001, toàn huyện có 2.927 hộ nghèo trên tổng số 74.661 hộ được xét
công nhận và cấp sổ hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 3,92%, không còn hộ nghèo chính sách.
Ngoài số hộ nghèo, đầu năm 2001 toàn huyện có 2.359 hộ ngưỡng cửa nghèo, số
hộ này có thu nhập ở cận hộ nghèo, do đó cũng hỗ trợ giúp đỡ về chính sách như
hộ nghèo nhằm tránh khi gặp rủi ro khỏi rớt xuống hộ nghèo. Đến năm 2007, toàn
huyện có 5.280 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 6,95% trong tổng số hộ của toàn huyện và
1.281 hộ ở ngưỡng cửa nghèo, chiếm tỉ lệ 1,63%, các hộ ở ngưỡng cửa nghèo có
thu nhập từ 200.000 – 240.000 đồng/người/tháng đối với xã và 260.000 – 300.000
đồng/người/tháng đối với thị trấn. [4]
Đặc điểm hộ nghèo của huyện Chợ Mới:
Về giới tính:
Chủ hộ là nam giới có 4.592 hộ, chiếm tỉ lệ 70,22%; nữ giới có 1.947 hộ
chiếm tỉ lệ 29,78%. [11]
Toàn huyện chỉ có một hộ là người dân tộc nghèo thuộc xã Hòa Bình.
Nhân khẩu và lao động:
Tổng số nhân khẩu hộ nghèo là 27.387 người, đa số hộ nghèo thường
đông nhân khẩu, nhất là nhân khẩu phụ thuộc (lao động giản đơn, thiếu việc làm),
bình quân 1 hộ nghèo có 4,19 người. [11]
Số lao động trong hộ nghèo có 14.909 người. Bình quân một lao động
phải nuôi gần 2 người (kể cả bản thân). Trong đó có việc làm thường xuyên chiếm
khoảng 69%, chủ yếu làm thuê mướn theo thời vụ, không ổn định nên có thu nhập
thấp, có 31% thiếu việc làm có cuộc sống khó khăn. [11]
Trang 26
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
Trong hộ nghèo có 7.364 trẻ em từ 16 tuổi trở xuống, trong đó có 1.390 trẻ
em từ 1–15 tuổi không đi học vì không có tiền, phải đi làm thuê mướn để phụ giúp
gia đình. [11]
Người già trong hộ nghèo có 2.391 người (từ 60 tuổi trở lên); người tàn tật
có 937 người, đa số người già và người tàn tật không tham gia lao động, chủ yếu
sống phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình và có một phần đang hưởng
chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước và giúp đỡ của cộng đồng. [11]
Điều kiện để sản xuất kinh doanh:
Đối với hộ nghèo nông thôn đa số đều không có hoặc thiếu đất sản xuất.
Hộ nghèo không đất sản xuất là 1.066 hộ, chiếm tỉ lệ 16,30%. [11]
Thu nhập và chi tiêu:
Nguồn thu nhập chính của hộ nghèo phần lớn từ làm thuê mướn thủ công,
thời gian làm việc theo thời vụ không ổn định, một số mua bán nhỏ lẻ và đều có
thu nhập thấp, chỉ giải quyết đời sống hằng ngày không có tích lũy.
Về chi tiêu: Theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ Lao động Thương binh
- Xã hội thì mức chi tiêu của hộ nghèo đều cao hơn thu nhập, chủ yếu vay mượn,
trả góp hoặc ăn trước trả sau, từ đó lúc nào người nghèo cũng túng thiếu.
Nguyên nhân nghèo:
Hộ nghèo do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Theo báo cáo của
phòng Nội vụ Lao động Thương binh - Xã hội thì đói nghèo là hậu quả của các
nguyên nhân chủ yếu: không có việc làm; không có trình độ tay nghề; không đất
và thiếu đất sản xuất; gia đình đông người phụ thuộc; thường xuyên bị rủi ro bệnh
tật. [11]
Xu hướng hộ nghèo:
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đã nâng dần mức sống của xã hội. Do
đó, thu nhập hiện nay của hộ nghèo ngày càng không đáp ứng được đời sống. Một
số động lực của xóa đói, giảm nghèo hiện nay không còn tác dụng tốt, dễ bị rủi ro
như: cấp xuồng câu, lưới, cho vay vốn chăn nuôi,.Vì vậy cần phải tìm động lưc
mới như: dạy nghề cho lao động mới, tạo việc làm trong công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, đi xuất khẩu lao động.
2.2.2 Một số chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà
nước tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ năm 2001 đến nay.
2.2.2.1 Một số chủ trương xóa đói, giảm nghèo tại huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang.
Tuy Chợ Mới có tỉ lệ hộ nghèo thấp so với các huyện khác trong tỉnh An
Giang nhưng số lượng người nghèo vẫn cao hơn các địa phương khác trong tỉnh.
Do vậy, để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, từ đầu năm 2001 huyện đã đề ra các
Trang 27
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm. SVTH:Nguyễn Ngọc Ánh
mục tiêu, giải pháp gắn kết với các Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc huyện, các đoàn
thể và địa phương cơ sở nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm chương trình công
tác xóa đói, giảm nghèo mà Nghị quyết huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện đề
ra.
Các mục tiêu chính của huyện về xóa đói, giảm nghèo là hằng năm phải
bằng nhiều biện pháp tác động tích cực làm giảm hộ nghèo trên dưới 1% để đến
cuối năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 3%. Song song với việc giảm
hộ nghèo, huyện ủy; Uỷ ban nhân dân huyện và các cấp chính quyền huyện Chợ
Mới còn không để hộ ngưỡng cửa nghèo (cận nghèo) rơi xuống hộ nghèo và hộ đã
thoát nghèo trở lại tái nghèo. Luôn tạo điều kiện cho hộ nghèo được hưởng các ưu
đãi xã hội như: khám chữa bệnh miễn phí; miễn, giảm học phí và tạo điều kiện để
con em hộ nghèo đi học; hỗ trợ vay vốn tạo việc làm; hỗ trợ xuồng, câu, lưới; vận
động cứu trợ vào mùa nước nổi; hỗ trợ về nhà ở;Ngoài chính sách hỗ trợ của
Nhà nước và địa phương cơ sở, bản thân hộ nghèo cũng đã tích cực tạo công ăn
việc làm, tự vươn lên nên đã có nhiều hộ nghèo thoát được nghèo.
Ngày 26/5/2006 Ban thường vụ huyện ủy đã đề ra Nghị quyết số 13/NQ –
HU về “Lãnh đạo công tác giải quyết việc làm; xóa đói, giảm nghèo”. Trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1278.pdf