NỘI DUNG.TRANG
Phần I. Dẫn luận.1
I. Lý do chọn đề tài.1
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .2
III. Phạm vi nghiên cứu .8
IV. Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu.8
V. Mục đích nghiên cứu .9
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu .9
VII. Phương pháp nghiên cứu.9
1. Phương pháp đọc sách và tài liệu .9
2. Phương pháp thống kê.9
3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ.9
4. Phương pháp so sánh đối chiếu .9
5. Phương pháp thay thế .10
VIII. Bố cục luận văn.10
IX. Quy ước của đề tài.10
Phần II. Nội dung nghiên cứu.11
Chương I. Cơ sở lý luận.11
I. Một số vấn đề xung quanh từ láy .11
II. Phân loại từ láy .12
III. Chức năng của từ láy .17
1. Chức năng miêu tả.17
2. Chức năng bộc lộ.18
3. Chức năng thay thế.18
IV. Nghĩa của từ láy.18
1. Nghĩa tổng hợp khái quát .18
2. Nghĩa sắc thái hoá .18
3. Nghĩa của các khuôn vần láy.19
84 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhọc công. Như vậy mới thấy được tình cảm âm thầm, thành thật, trọn vẹn của
người em trong truyện Nhà cổ đối với người con gái và cũng là chị dâu của mình sau
này.
- Tính từ: bẽ bàng, bệu bạo, bồng bềnh, bê bết, bo bo, bê bối, buồn buồn,
bời bời, bồn chồn, bầy hầy, bâng khuâng, bùi ngùi, bùng nhùng, bầy nhầy, bối rối, bứt
rứt, bời rời, bần thần, bơ vơ, bùm xùm, bù xù, càu cạu, cồn cào, cộc cằn, cứng cáp,
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 30
con con, cục cằn, chếch choáng, chếnh choáng, chiu chít, chút chít, chi chít, chao
chát, chơm chởm, chòng chành, chùng chình, chầm chậm, chang chang, chằm chằm,
chắc chắn, chậm chậm, chong chong, chạo chực, chỏng chơ, chình ình, cộc lốc, còm
nhom, cao ráo, chù ụ, chói lói, chơi vơi, chới với, chơ vơ, chù vù, chạng vạng, chờ vờ,
chênh vênh, dữ dằn, dịu dàng, dửng dưng, dài dài, dư dả, dễ dãi, dầm dề, da diết, dằn
dặt, dìu dặt, dữ dội, đầm đầm, đo đỏ, đau đáu, đau đớn, đắm đuối, đắng đót, điềm
đạm, đủng đỉnh, đon đả, đầm đìa, đờ đẫn, đìu hiu, gằn gằn, gượng gạo, gọn ghẽ, gầy
gò, gắt gao, gấp gáp, giỏi giắn, hãi hùng, hỗn hào, hơn hớn, hồ hởi, hao hao, hồn hậu,
hỉ hả, hớt hãi, hì hợm, hì hục, hùi hùi, hờ hững, hun hút, héo hắt, hí hững, hiu hắt, hối
hả, hiu hiu, hẩm hút, hậm hực, hầm hập, háo hức, hằn học, hung hãn, hộc tốc, khủng
khiếp, khập khừng, khắc khoải, khà khà, khắt khe, khúc khích, khoan khoái, khúc khắc,
khập khựng, khinh khỉnh, khẽ khàng, khép nép, khọm rọm, khom rọm, kèm nhèm, lu
bù, lạch bạch, long bong, lép bép, lốp bốp, lập bập, lui cui, lồm cồm, lắc cắc, lóc cóc,
lởm chởm, lỗ chỗ, lách chách, lốm đốm, linh đinh, lẹt đẹt, lừng khừng, lặng lẽ, lạnh
lẽo, lẹ lẹ, lanh lảnh, lù lù, lâu lâu, lặng lặng, lầm lì, lạnh lùng, lặc lè, lúc lỉu, lẳng
lặng, lạt lẽo, leo lét, lủng lẳng, lồng lộng, lẹ làng, lạ lùng, leo lẻo, lơ láo, lấm láp, liếm
láp, lom lom, le lói, liên miên, loằng ngoằng, lớ ngớ, loi ngoi, lùng nhùng, lúc nhúc,
lổn nhổn, líu ríu, liu riu, lon ton, lục tục, lung tung, lôi thôi, lê thê, lòng thòng, lơ thơ,
lặt vặt, lòng vòng, liêu xiêu, lao xao, lạo xạo, lúp xúp, lượng sượng, mù mịt, mù mù,
mờ mờ, mủ mỉ, mỏng manh, mềm mại, mờ mịt, mênh mang, mong manh, mênh mông,
mỏi mòn, muộn màng, nức nở, nồng nàn, nặng nề, não nề, nông nỗi, nhừa nhựa, nham
nhở, nhỏ nhẻ, nhơn nhởn, nhớp nháp, nheo nhóc, nhỏ nhặt, nhăn nheo, nhỏ nhắn, nhỏ
nhen, nhập nhoạng, nhờ nhờ, nhạt nhoà, nháo nhào, nhẹ nhàng, nhoè nhoẹt, nhỏ nhoi,
nhẩn nha, ngọng nghịu, ngượng nghịu, nghẹn ngào, ngơ ngẩn, ngọt ngào, nguôi
nguôi, ngầu ngầu, ngăm ngăm, ngay ngắn, ngơ ngác, ngời ngợi, ngoằn ngoèo, ngỡ
ngàng, ngập ngừng, ngất ngư, ngại ngùng, ngời ngợi, ngược ngạo, ngai ngái, ngẩn
ngơ, ngổn ngang, ngời ngợi, ngại ngần, ngượng ngùng, ngấm ngầm, ngắn ngủi, ngơ
ngác, ngán ngẩm, ngượng ngập, ngoa ngoắt, phơ phất, phảng phất, phởn phơ, phúng
phính, phau phau, phều phào, quần quật, quăn queo, quạu quọ, quằn quại, quắt queo,
quặt quẹo, râm ran, rề rà, rình ran, rờn rợn, rầu rầu, rõ ràng, rối rít, rúm ró, roi rói,
rưng rưng, rờn rờn, rã rời, rộn rã, ròng rã, run rẩy, rực rỡ, ri rỉ, rạo rực, rời rợi, ràn
rạt, rậm rạp, ròng rãi, rịn rịn, ràn rụa, rời rạc, rủi ro, ray rứt, ra rả, xập xình, xa xót,
xa xôi, xủng xoảng, xốc xếch, xáo xác, xốn xang, xanh xao, xấp xãi, xùm xoà, xuề xoà,
xao xác, xoi xói, xơ xác, xa xa, xiêu xiêu, xôn xao, xa xỉ, xởi lởi, sụt sùi, sụt sịt, sần sùi,
sâu sắc, sùm sụp, sột soạt, sang sảng, sương sướng, sướng sướng, sung sướng, sững
sốt, sững sờ, vò võ, vàng vọt, văn vắt, vời vợi, vồng vồng, vui vẻ, võ vàng, vật vã, vung
vãi, vụt vụt, vung vinh, vạ vật, vất vơ, tưng bừng, tơi bời, túi bụi, teo héo, toang hoang,
tèm lem, tùm lum, tư lự, tẩn mẩn, tỉ mẩn, tở mở, tẹp nhẹp, tèm nhèm, tần ngần, tiu
nghỉu, tê tái, tưng tưng, từ từ, tận tụy, tươi tắn, tươm tất, tục tĩu, te te, tả tơi, tăm tăm,
tanh tanh, tong tong, tuềnh toàng, tảo tần, tồ tồ, tơi tả, từ tốn, tung tẩy, tẽn tò, thánh
thót, thường thường, tha thiết, thê thiết, thẻ thọt, thắc thỏm, thanh thản, tha thểu, thăm
thẳm, thì thào, thẫn thờ, thùm thùm, thẹn thò, thoi thót, thúc thít, thảng thốt, thao thức,
thưa thớt, thoi thóp, thống thiết, thông thống, thênh thang, thiu thiu, thắt thẻo, thiu
thỉu, thơ thới, thanh mảnh, trong trẻo, trèo trẹo, trẹo trẹo, tròm trèm, trễ tràng, trân
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 31
trân, trống trơn, trớ trêu, trân tráo, trống trãi, âm âm, óng ánh, yếu ớt, êm đềm, im
lìm, áy náy.
Trong các từ láy được dùng thì từ láy thuộc từ loại tính từ chiếm đa số,
chiếm gần 70% bên cạnh các từ loại khác. Tính từ có chức năng biểu hiện tính chất,
tình cảm, cảm xúc rất thành công và đặc biệt là các từ láy thuộc từ loại tính từ thì giá
trị biểu hiện còn cao hơn rất nhiều, phục vụ đắc lực trong việc xây dựng nội tâm và
tính cách nhân vật. Ngoài ra tính từ khi đứng cạnh danh từ có tác dụng thể hiện một
cách đa dạng những đặc điểm của sự vật, hiện tượng “rúm ró nỗi cô đơn”, đứng cạnh
động từ có tác dụng cụ thể hóa hành động “bệ bạo cười”. Hầu hết tất cả những tính từ
này được dùng với chức năng thể hiện cảm xúc, tâm trạng đặc trưng của người dân NB
và trong một số trường hợp những tính từ được dùng đã đặc tả thành công mọi cung
bậc tình cảm của những nhân vật trong tác phẩm chứng tỏ tác giả là một người rất am
hiểu cuộc sống, tính cách và tâm lý của những con người ở đây. Tính từ lặng lặng
được dùng trong câu “lặng lặng mà đau” được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng như một sự
sáng tạo dựa trên từ lẳng lặng chỉ sự im lặng, không nói một lời nào trong khi hành
động nhưng từ lặng lặng có chiều sâu hơn trong việc thể hiện nội tâm, nó không còn
đơn giản là sự im lặng trong hành động mà còn là sự câm nín của nỗi đau từ tận đáy
lòng không thốt nên lời. Từ thê thiết đứng sau danh từ chỉ về tiếng kêu của con bìm
bịp, đa số nhiều người thường dùng là thê thảm hoặc thảm thiết nhưng tác giả đã sáng
tạo từ một sự kết hợp hai từ tố láy tạo thành một tính từ lạ có sức biểu cảm rất cao và
giá trị của nó đặc biệt hơn các từ thường dùng ở khả năng biểu đạt cảm xúc thê lương
và đau buồn hơn nhiều lần so với hai từ thê thảm và thảm thiết. Từ vụt vụt đứng sau
danh từ gió trong câu “gió vụt vụt vô chòi” đóng vai trò làm vị ngữ bổ nghĩa cho chủ
ngữ có tác dụng gợi tả tính chất của sự vật. Gợi cho chúng ta một cuộc sống nghèo nàn
về mặt vật chất, đó là gian nhà không kiên cố trống trãi nên gió thổi vào một cách
nhanh mạnh không có gì che chắn.
Số lượng từ láy trong tiếng Việt vô cùng phong phú và có khả năng biểu đạt
sự, vật hiện tượng rất cao. Thế nhưng không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có ý thức
tận dụng tối đa giá trị của lớp từ này, riêng đối với Nguyễn Ngọc Tư không chỉ sử
dụng rất nhiều từ láy trong những sáng tác của mình mà tác giả này còn sử dụng rất
thành công lớp từ láy góp phần thể hiện nội dung tác phẩm.
II. Tác dụng biểu hiện của các từ láy
1. Bức tranh nông thôn Nam Bộ chân thực, sinh động, giàu màu sắc
Nhắc đến NB chúng ta nhớ ngay đến những hình ảnh thiên nhiên trở nên đặc
trưng và từ lâu đã quá quen thuộc với hầu hết người dân VN. Đó là dòng sông, cánh
đồng, bờ kinh, chiếc xuồng, rặng trâm bầu, đám dừa nước, bông tra vàng, cầu
tre,Con người nơi đây quanh năm gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống của họ vì thế
cũng trở nên bình dị và dễ gần gũi. Cách sinh hoạt cũng không khoa trương cầu kỳ,
nơi ăn chốn ở thì càng đơn giản theo suy nghĩ “ăn nhiều chớ ở có bao nhiêu”, cốt có
chổ để che mưa che nắng là được, đó chỉ là căn lều hay một cái nhà làm từ chất liệu tự
nhiên là lá dừa nước (nhà lá). Cuộc sống đơn giản nên người NB tạo ra những vật
dụng sinh hoạt gắn với mình cũng rất thô sơ, đơn giản và chủ yếu được làm từ chất
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 32
liệu tự nhiên: cái sàn nước đóng bằng cây, cây cầu dừa làm từ cây dừa, cầu tre có tay
vịn bằng tre, gáo múc nước làm từ gáo dừa, cái phản, chiếc giường ,đều có nguồn
gốc từ thiên nhiên.
Trước đây chúng ta đã làm quen với những hình ảnh này trong các sáng tác của
những nhà văn nổi tiếng viết về vùng đất NB như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam,..Và giờ
đây tác giả trẻ Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện những hình ảnh này trong tác phẩm của
mình bằng hình thức nghệ thuật độc đáo và đạt được hiệu quả miêu tả rất cao, sáng tạo
những hình ảnh vô cùng độc đáo vừa mới lạ nhưng cũng thể hiện được đặc trưng của
vùng đất này một cách ấn tượng và thân thuộc.
Các nhân vật trong tập truyện Cánh đồng bất tận luôn tồn tại trong một không
gian đặc trưng NB. Chính không gian này gắn chặt với đời sống nghề nghiệp của họ.
Đó là những người lấy chiếc ghe làm phương tiện sinh sống, lấy cánh đồng lúa làm nơi
dừng chân và cũng là nơi bắt đầu những chuyến đi.
1.1.Hình ảnh sông nước
Vùng đất NB từ lâu được mệnh danh là vùng sông nước và kênh rạch chằng
chịt, nhiều sông ngòi, với điều kiện địa lý tự nhiên như thế hầu như tất cả mọi sinh
hoạt cuộc sống của những người dân ở đây đều gắn liền với sông nước, tất cả hình ảnh
thiên nhiên không bao giờ tách khỏi không gian sông nước rộng lớn từ những phương
tiện đi lại chuyên dụng trên sông như xuồng, ghe, vỏ, trẹt cho đến nghề nghiệp cũng
gắn liền với dòng sông, con nước như chài lưới, bán hàng bông trên ghe, nuôi vịt chạy
đồng, trồng vườn,.Thậm chí với nghề chăn nuôi vịt, có đôi lúc con người nơi đây
thấy gần gũi với chúng và cảm nhận chúng như những con người có hành động và suy
tư thực thụ như con người, đó là con Cộc tên của một con vịt xiêm trong truyện.
Kênh, rạch, sông ngòi: “gió chướng non xập xoè dưới mé kinh”, “con Cộc
lò mò ra đống rơm dập dềnh dưới mé kinh”, “nước lên tròm trèm trên mặt đập”, “nước
từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra”, “cả nhà dắt díu nhau linh đinh sông nước”, “trên đôi bờ
kinh chơ vơ những cây gòn”, “dừng chân ở một xóm nhỏ bên bờ sông lớn mênh
mang”. Tất cả những từ láy linh đinh, cuồn cuộn, mênh mang có tác dụng miêu tả về
một dòng sông với những đặc trưng, tính chất cơ bản của nó, tạo cho con người một
cảm giác chân thực khi tiếp cận với không gian rộng lớn, bao la đến mức gây cảm giác
xa vời, mờ mịt do từ láy mênh mang đem lại, ngoài ra từ láy mênh mang này còn gợi
tả sự đối lập giữa những con người quanh năm vất vả, những con người quả thật quá
bé nhỏ, cô độc với không gian rộng lớn, vô định qua đó thấy được tình trạng cuộc sống
rày đây mai đó, không biết đâu là chốn dừng chân để mưu cầu một cuộc sống ổn định.
Cuồn cuộn là dâng lên từng đợt mạnh mẽ và dồn dập, hết lớp này đến lớp khác, từ láy
này dùng để chỉ một trong những đặc điểm của dòng chảy của những con sông. Tất cả
những từ láy được dùng trong đây đa phần đóng vai trò là vị ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ
chỉ hành động cụ thể của sự vật.
Phương tiện giao thông: “tiếng máy Koler 4 nổ lùng bùng”, “chiếc xuồng
khật khừng”, “khập khựng cho ghe đi tới”, “lặng lẽ bò ra ngoài mũi ghe”, “tiếng gàu
tát nước cọ vô xuồng xao xác”, “ánh đèn chong leo lét đầu ghe”, “chiếc ghe tơi tả”,
“tôi lồm cồm xô ghe dạt khỏi bờ”, “trong ghe chỉ trôi mênh mang những tiếng thở”,
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 33
“ngủ ghe chòng chành quá chừng”, “sạp ghe bằng tre đóng thưa thớt”. Một trong
những phương tiện đi lại cơ bản của những người dân địa phương nơi đây là xuồng
nhưng để đi được xa và nhanh người ta có thêm phương tiện là chiếc máy gắn trên
xuồng để đi nhanh hơn, tác giả đã miêu tả được âm thanh đặc trưng của tiếng máy này
bằng từ láy lùng bùng đó là một tiếng nổ ù tai khiến người khác nghe không rõ. Từ láy
tơi tả dùng để nói lên sự không còn nguyên vẹn và đã quá cũ kĩ, nhưng con người nơi
đây vẫn hằng ngày, hằng giờ sinh sống trên một “chiếc ghe tơi tả”, sinh hoạt trong một
không gian bé nhỏ, chật hẹp như chiếc ghe đã là một sự khó khăn, điều này cũng nói
lên được tình trạng thiếu thốn về vật chất. Đã vậy, chiếc ghe lại không còn được
nguyên vẹn nhưng họ vẫn sử dụng, qua đó gợi cho chúng ta liên tưởng đến những con
người sử dụng vật dụng này đã bao năm ròng rã, bươn trải nhưng vẫn không thể có
một cuộc sống tốt hơn. Qua việc phân tích để thấy được hình thức nghệ thuật thể hiện
nội dung như thế, chúng ta nhận ra tình cảm và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả,
từ đó cho ta một cái nhìn đúng đắn hơn, có cơ sở hơn về tư tưởng của cây bút nữ này
trong muôn vàn những ý kiến khác nhau.
Nghề làm ruộng, trồng vườn và nuôi vịt chạy đồng: “ngó chừng chừng sang
cánh đồng lúa vừa mới chín”, “lùa vịt cắt vạt đồng hối hả trở về”, “bờ mẫu chơ vơ
những bụi cỏ ống”, “đồng đất trống trơn”, “những bông lúa khô quắt queo”, “lang
thang đồng khơi thả diều cho tới chạng vạng”, “cánh đồng lúa lơ thơ gốc rạ”, bầy vịt
vẫy vùng, líu ríu nhặt lúa từ bùn, lạch bạch đi lên, con vịt đủng đỉnh đi chơi, ngoắc
ngoắc cái đầu, con Cộc cộc cằn, tư lự, kêu lạc cạc, inh ỏi, đi lùi lũi, con vịt điềm đạm,
cọ cọ, an ủi, mặt càu cạu. Người NB luôn gắn liền đời mình với mảnh đất tình nghĩa
nơi đây, quanh năm họ làm lụng bằng đầu trần, chân đất thế nên từng cục đất nơi đây
đã thấm đều mồ hôi và công sức của họ và đặc biệt trong cách suy nghĩ của mình họ
luôn quý trọng ruộng và đất và Nguyễn Ngọc Tư đã nắm bắt được tâm lý này khi miêu
tả hình ảnh “đồng đất trống trơn”, từ láy này không thấy xuất hiện trong từ điển nhưng
có thể hiểu là cảnh vật lúc này trở nên trống không, không có gì che chắn chung
quanh. Điều đó gợi lên một cảm giác trống vắng. cô độc của con người trước sự vật.
1.2. Nơi sinh sống dọc theo kinh, theo xóm, trên ghe, nhà, chòi
Lợi dụng địa thế cũng như sự trù phú của thiên nhiên con người ở đây tận
dụng tối đa những điều kiện từ sông nước mang lại như nguồn lợi thủy hải sản và phù
sa để trồng trọt nên nơi nào có sông ngòi, kênh rạch là nơi đó có làng xóm, có chợ. Họ
định cư dọc theo chiều dài của con sông để sinh sống bằng những nghề đặc trưng sông
nước, cứ như thế từ đời này đến đời khác họ chỉ dựng tạm một nơi ở cho qua loa có
thể đó là một cái nhà, cũng có thể chỉ là một cái lều, một căn chòi lá rách te tua mặc
cho “gió vụt vụt vô chòi”.
“Căn chòi ngùn ngụt khói”, “gió vụt vụt vô chòi”, “thổi phù phù vô cái
bếp”, “bếp nhà lạnh tanh”, “bộ ván ngựa sần sùi”, “cái sạp dột te tua”, “quây quần
quanh bồ lúa”, “nhà mục,đêm nằm nghe mối ăn trẹo trẹo”, “tiếng ngói dịch lắc cắc,
rợn rợn trên mái nhà”, “mấy bộ ván mọt gặm lởm chởm”, “ngói trên mái nhà lăn lóc
cóc xuống máng xối”, “con mèo ngủ thiu thiu trên đầu bộ ngựa”, “Thể lúi cúi thổi lửa
nấu cơm trong gian nhà bếp la đà khói”, “nghe gió hiu hút trên những ngọn tre già bên
hè”, “cái chòi lá rách te tua”, “bắt đầu những cơn mưa mùa ràn rạt trên mái nhà”,
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 34
“cha lầm lì dọn cỏ quanh chòi”, “chiếc giường tre mối ăn ọp ẹp”, “trên đôi bờ kinh
chơ vơ những cây gòn”, “dừng chân ở một xóm nhỏ bên bờ sông lớn mênh mang”,
“lặng lẽ bò ra ngoài mũi ghe”, trong ghe chỉ trôi mênh mang những tiếng thở”, “ngủ
ghe chòng chành quá trừng”, “sạp ghe bằng tre đóng thưa thớt”. Người NB rất dễ
dàng trong cách ăn ở hơn nữa do cuộc sống mưu sinh đôi khi bắt buộc phải đi làm ăn
tứ xứ nên chỉ cần dựng tạm một nơi che mưa che nắng là đã ở được “căn chòi ngùn
ngụt khói”, chúng ta có thể hình dung ra được một cái chòi chứ không phải là một cái
nhà rất nhỏ và khi nấu ăn bằng củi do không có một không gian rộng nên làn khói
thoát ra ngoài chỉ bằng một khoảng không nhỏ nên tạo thành từng luồng và liên tục.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được đời sống vật chất vô cùng khó khăn của rất nhiều
người dân ở vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm đầu tư và phát triển. Ngoài ra, sự
thiếu thốn về vật chất của những con người chân chất nơi đây còn được miêu tả qua
một số từ láy dùng để gợi hình dáng những vật dụng “bộ ván ngựa sần sùi”, “mấy bộ
ván mọt gặm lởm chởm”, những từ láy này cho chúng ta nhận thấy một điều, đáng lý
đây là những vật đã quá cũ và không thể sử dụng được vì hình dạng bề mặt của nó đã
thay đổi nhưng gần như trong đời sống vật chất của họ thì đây là những đồ dùng duy
nhất còn có giá trị. Có thấy được như vậy, ta mới có sự đồng cảm với số phận nghèo
khổ thiếu thốn của họ, cũng từ đó đã dẫn đến những bi kịch tinh thần khó tránh khỏi để
ta thêm trân trọng tình người của tác giả.
Người MN từ lâu đã quá quen với cánh đồng vì đó là nơi họ gắn bó và sinh
sống và bằng sự quan sát tinh tế, nhạy cảm và sử dụng những từ láy đặc tả có giá trị
Nguyễn Ngọc Tư đã diễn tả rất thành công những hình ảnh này. Đó là quang cảnh phổ
biến trên những cánh đồng sau mùa gặt chỉ còn “lơ thơ những gốc rạ”. Từ lơ thơ có
nghĩa là: thưa thớt và cách xa nhau, ở đây tác giả đã miêu tả cảnh vật một cách rất
thực. Đồng lúa gợi cho chúng ta một không gian rộng lớn và khi lúa đã chín, mùa thu
hoạch tới thì trên những cánh đồng đó chỉ còn lại những chân lúa (gốc rạ) sau khi đã
được cắt, từ láy này càng nhấn mạnh cảm giác ít ỏi đối lập với không gian rộng lớn và
hoang vắng.
Để có được những hạt lúa vàng rực rỡ, người dân ở đây cần làm rất nhiều
công đoạn khác nhau trong đó có công việc thường gọi là “suốt lúa”, sản phẩm của
công việc này là những “đống rơm dập dềnh dưới mé kinh”. Dập dềnh là từ láy chỉ
mặt nước hoặc vật nổi trên mặt nước gợn sóng chuyển động lên xuống nối tiếp nhau
liên tục và nhịp nhàng. Đó là những mảng rơm đã được kết dính lại tạo thành một vật
cố định chuyển động nhịp nhàng trên mặt nước, vật này được thấy rất nhiều trên các
con sông, kinh rạch và cũng là hình ảnh phổ biến độc đáo của vùng đất này.
Những vật dụng cũng được miêu tả rất đặc biệt, đó là những “bộ ván đã bị
mối gặm lởm chởm” và “chiếc giường tre bị mối ăn ọp ẹp”. Lởm chởm là vật có nhiều
mũi nhọn nhô ra hoặc đâm ra, chỉa ra đều trông dễ sợ. Tất cả đã cụ thể hóa các vật
dụng này trở nên gần gũi và phần nào thể hiện được cuộc sống đơn giản, bình dị của
những con người ở đây, họ không quan trọng về giá trị vật chất mà chỉ quý trọng tình
cảm thuộc về lĩnh vực tinh thần của con người.
Và cuộc sống gần như định cư trên ghe đã tạo ra những hình ảnh rất ấn
tượng của “chiếc đèn chong leo lét đầu ghe”, đèn là vật dụng hiện hữu rất phổ biến
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 35
trên những chiếc ghe ở miệt sông nước này, thường thì người ta không cần làm cho
ánh sáng của ngọn đèn này thật tỏ vì nó chỉ có tác dụng để cho người khác nhận biết
chiếc ghe trong đêm tối nên nó luôn mang một ánh sáng nhỏ, yếu và chập chờn như
sắp tắt, như vậy chỉ có từ láy leo lét mới thể hiện được thứ ánh sáng đặc trưng này cho
chúng ta thấy thêm sinh hoạt của người dân NB. Từ láy leo lét có tác dụng bổ sung ý
nghĩa cho hành động chong đèn, ánh sáng nhỏ bé, chập chờn và lờ mờ của ngọn đèn
này gợi cho chúng ta hình dung ra m ột cuộc sống tăm tối của những người dân nơi
đây đối lập với thứ ánh sáng chớp nhoáng nơi phố thị. Thông thường, một khi cuộc
sống định cư trên ghe thì họ luôn lấy sông nước và bất cứ nơi đâu làm chốn ngừng
nghỉ, vậy mà giữa bốn bề sông nước cảnh vật thì rộng lớn mà chỉ có một thứ ánh sáng
nhỏ, yếu ớt hiện hữu thì rõ ràng là quá cô độc và đặc biệt à sự thiếu thốn, thiệt thòi về
mặt tinh thần khá trầm trọng của những người dân ở vùng sâu vùng xa còn nhiều trở
ngại nên chưa dành được nhiều sự quan tâm của nhà nước. Thiết nghĩ, đây cũng là vấn
đề mà mọi người cần phải suy nghĩ và hành động. Đó cũng là tiếng nói bênh vực chan
chứa tình yêu thương của Nguyễn Ngọc Tư. Về mặt từ vựng, nếu chúng ta thử thay thế
từ leo lét này bằng các từ nhỏ, yếu, tối thì các từ này chỉ mang lại một nghĩa cụ thể mà
không có nghĩa bao hàm, khái quát, giàu khả năng miêu tả ánh sáng và bộc lộ tình
trạng như từ đã dùng.
Cảm giác trên ghe thật sự là một cảm giác rất đặc biệt đã được tác giả dùng
từ láy chòng chành để thể hiện. Chòng chành = tròng trành dùng để chỉ những vật có
thành chao động, nghiêng qua nghiêng lại không giữ được thế cân bằng. Không đơn
giản là cảm giác khó chịu khi ở trên ghe mà nó còn là tâm trạng dao động, suy tư, khó
chịu của Giang khi về thăm ghe mà nghe người yêu mình ca sang sảng khi mình đã lấy
chồng thì còn gì mà luyến tiếc nhưng sao vẫn thấy khó chịu, day dứt. Là vùng đất có
rất nhiều sông ngòi, kênh gạch vô cùng chằng chịt nên người dân ở đây sử dụng
phương tiện sinh sống và đi lại chủ yếu bằng ghe, xuồng, vỏ,và hầu như đa phần
người NB không ai lạ gì cảm giác này khi bước xuống những phương tiện này đặc biệt
là khi nó neo lại một chỗ thì những con sóng nước và những chiếc ghe khác chạy qua
làm cho nó không giữ được thằng bằng, tạo ra một sự nhịp nhàng rất thú vị nhưng nếu
không quen thì sẽ rất khó chịu.
Thiên nhiên ở đây rất ưu đãi con người, ven những bờ sông không biết từ
lúc nào mọc lên những loại cây mang lại giá trị cho con người, là những “rặng trâm
bầu xơ rơ” dùng làm củi; là đám dừa nước dùng làm nhà hay gói bánh; những bông
gòn dùng làm gối nằm,Tất cả đều đi vào văn của Nguyễn Ngọc Tư một cách tự
nhiên và độc đáo.
Thiên nhiên Nam Bộ rất phong phú và sống động, rất khó có thể miêu tả
được tất cả những hình ảnh này vào trong tác phẩm một cách đầy đủ. Nhưng Nguyễn
Ngọc Tư đã sử dụng những từ láy có khả năng miêu tả một cách chân thực nhất những
hình ảnh thiên nhiên sông nước làm công cụ góp phần dựng lên một không gian NB
bao la, rộng lớn, vừa hoang vắng nhưng cũng vừa gần gũi, thân thiện như chính tính
cách của những con người vùng đất nơi đây.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm hiểu về từ láy trong một số TN của NNT
Trần Thị Kim Loan Trang 36
2. Con người Nam Bộ chân chất, thật thà, giàu tình cảm
Sống trong một không gian mênh mông, rộng lớn và được sự ưu đãi của thiên
nhiên nên con người vùng đất này sẵn có bản chất an phận, dễ chấp nhận, dễ bỏ qua và
luôn sống với một tinh thần thoải mái, ít ưu tư và sống theo quan niệm “tới đâu hay tới
đó”. Phần lớn dân NB sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều nên luôn có thái độ
trông cậy, chờ đợi sự may rủi và đặc biệt là rất phóng khoáng và chân thật vì họ nghĩ
rằng những thứ mình có được đều là trời cho nên không có thái độ tằn tiện. Người
miền nam rất dễ sinh sống, có khi chỉ bằng chiếc ghe nhỏ họ có thể đi bất cứ đâu để
làm ăn sinh sống còn nơi ở thì rất ít khi cố định. Mặc dù bề ngoài tỏ ra xuề xòa, không
quan trọng vấn đề, dễ bỏ qua, luôn thật thà nhưng bên trong tính cách của họ rất cương
trực, nóng nảy và yêu ghét rõ ràng. Đó là những con người có bản chất tốt đẹp, sống
rất tình nghĩa và tôn trọng những tình cảm thiêng liêng, đặc biệt là quý trọng tình
người và những con người sống có tình có nghĩa.
Người Nam Bộ có cách nói, cách suy nghĩ và cử chỉ rất độc đáo khó có thể nhầm
lẫn được. Trong tác phẩm này Nguyễn Ngọc Tư đã tỏ ra am hiểu rất tường tận từng
tính cách, hình dáng, cử chỉ, tâm trạng của các nhân vật .
2.1. Vóc dáng, ngoại hình: Bản chất của người NB rất thật thà và chất phác
nên khi họ có một suy tư hay một tâm sự gì đó họ không ngần ngại bộc bạch mình và
thể hiện cảm xúc ấy ra bên ngoài và các từ láy thể hiện nội dung này hầu hết là tính từ
đóng vai trò làm định ngữ miêu tả vóc dáng, ngoại hình rõ ràng và chi tiết.
“Khuôn mặt ràn rụa nước”, “khuôn mặt đầm đìa nước mắt”, “khuôn mặt bì
sì của ông hơi dúm lại”, “đôi môi đã héo queo cất lên cong vút”, “khuôn mặt lạnh
tanh”, “dáng thong thả”, “hàm răng trống trơ, móm mém”, “tóc tai gì mà xấp xãi hệt
du côn”, “râu ria rậm rạp”, “gương mặt ràn rụa nước mắt”, “đầu tóc bù xù”, “đầu gối
cụt chỏng chơ”, “khuôn mặt mờ mờ sau làn khói”, “mắt mũi kèm nhèm”, “khuôn mặt
nhăn nhúm”, “cái lưng cong cong, từ từ, gù gù, mịt mù”, “dáng thong thả”, “da ngăm
ngăm”.
Ngăm ngăm là từ rất thường dùng trong cách nói khi nhận xét về màu da
của một người có màu hơi đen, từ láy này có giá trị gợi hình về màu da rất đặc biệt
không đen xậm mà chỉ ngả màu hơi đen của con người. Móm mém là từ có khả năng
gợi lên một hình dạng móm do rụng hết răng trong mồm lúc ấy khuôn mặt con người
sẽ ở trong trạng hoàn toàn khác so với lúc bình thường gần như thay đổi hẳn hình dạng
của khuôn mặt. Đặc biệt là các từ láy ràn rụa, đầm đìa đều được dùng để miêu tả
khuôn mặt, các từ này có tác dụng gợi cho người đọc hình dung ra một khuôn mặt đầy
nước mắt và điều này nói lên được bản chất của những người dân nơi đây là những
người giàu tình cảm nên mới xúc động như thế.
2.2. Hành động: “vấn thuốc rồi bập bập trên môi mà không buồn đốt”, “lủi
thủi chống gậy ra bến”, “lẳng lặng vác câu đi câu cá”, “te tái cắp nón đi suốt”, “Hưng
khật khừng đứng dậy từ giã”, “Ông Mười ngồi lại dưới xuồng, đốt thuốc, đăm đăm
ngó khói lên trời”, “Ông Chín ngồi tần ngần, day day cái chung trà trên tay”, “hối hả
kéo phi vào lòng”, “trợn trạo biểu”, “lủi thủi đốt đèn cóc ngồi lột tỏi”, “vội vàng chạy
đi vo gạo”, “tay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1279.pdf