MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 3
1.1. Khái niệm, vai trò, nguyên tắc của chế độ hưu trí 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.1. Khái niệm BHXH 3
1.1.2. Vai trò 4
1.1.2.1. Vai trò của BHXH 4
1.1.2.2. Vai trò của chế độ hưu trí 4
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ BHHT 6
1.3. Nội dung cơ bản của chế độ hưu trí ở Việt Nam 8
1.3.1. Đối tượng tham gia và mức đóng của chế độ hưu trí 8
1.3.2. Điều kiện hưởng và mức hưởng chế độ hưu trí 10
1.3.3. Thủ tục giải quyết chế độ hưu trí 12
1.3.4. Tổ chức chi trả chế độ hưu trí 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI BHXH TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 16
2.1. Giới thiệu về tỉnh Lạng Sơn và cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn 16
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn 16
2.1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH tỉnh Lạng Sơn 17
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Lạng Sơn 17
2.1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH tỉnh Lạng Sơn 19
2.2. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2008 - 2010 20
2.2.1. Tình hình tham gia và tổ chức thu cho chế độ hưu trí 20
2.2.1.1. Đối tượng tham gia 20
2.2.1.2. Tổ chức thu BHXH 24
2.2.2. Công tác chi trả chế độ hưu trí 32
2.2.2.1. Công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí 32
2.2.2.2. Tổ chức chi trả chế độ hưu trí 34
2.2.2.3. Quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí 38
2.2.2.4. Kết quả chi trả chế độ hưu trí 41
2.2.3. Đánh giá chung 46
2.2.3.1. Một số kết quả đạt được 46
2.2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế 48
2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI BHXH TỈNH LẠNG SƠN 50
3.1. Định hướng về công tác BHXH và tình hình thực hiện chế độ hưu trí trong những năm tới của BHXH tỉnh Lạng Sơn 50
3.1.1. Định hướng về công tác BHXH 50
3.1.2. Định hướng thực hiện chế độ hưu trí 50
3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chế độ hưu trí tại BHXH tỉnh Lạng Sơn 51
3.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền 51
3.2.2. Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên BHXH 54
3.2.3. Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan 55
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí 56
3.3. Một số khuyến nghị nhằm thực hiện tốt chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn 57
3.3.1. Đối với Nhà nước 57
3.3.2. Đối với BHXH Việt Nam 57
3.3.3. Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan có liên quan tới BHXH 58
KẾT LUẬN 60
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện thu BHXH đối với NLĐ, người SDLĐ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra BHXH tỉnh cũng trực tiếp thu một số đơn vị SDLĐ và NLĐ do BHXH tỉnh quản lý.
BHXH tỉnh Lạng Sơn mở hai tài khoản, một tài khoản tại Kho bạc Nhà nước cung cấp chuyên thu các đơn vị HCSN, Đảng Đoàn thể có nguồn quỹ lương từ NSNN, một tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cung cấp chuyên thu cho các đơn vị còn lại.
Hàng tháng, đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đóng vào quỹ BHXH đúng, đủ, kịp thời số tiền quy định cho BHXH huyện, sau đó BHXH huyện tổng hợp và chuyển vào tài khoản của BHXH tỉnh.
Riêng đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện thì NLĐ tự đến đóng trực tiếp tại trụ sở BHXH và được chọn mức đóng phù hợp với thu nhập và lựa chọn phương thức đóng theo tháng, quý hoặc nửa năm.
Khi trong đơn vị có những thay đổi về mức lương, số người tham gia, số người nghỉ hưởng chế độ ốm đau..., bộ phận thu của BHXH phải đối chiếu với cán bộ làm công tác kế toán của đơn vị đó. Qua đó tổng hợp và cập nhật vào phần mềm quản lý thu đầy đủ, kịp thời. Cuối mỗi tháng, bộ phận thu kiểm tra, rà soát lại số liệu thu BHXH của những đơn vị tham gia nhằm phát hiện ra những sai sót, vướng mắc để kịp thời xử lý.
Những năm qua BHXH tỉnh Lạng Sơn đã làm tốt công tác thu BHXH và đạt được nhiều kết quả, cụ thể trong chế độ hưu trí:
2.2.1.2.1. Đối với chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc
Để thấy rõ tình hình thu cho quỹ HTTT tại BHXH tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3: Kết quả hoạt động thu BHXH cho quỹ HTTT ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số đơn vị (đơn vị)
1.626
1.748
1.757
Số lao động (người)
41.054
42.742
44.107
Tổng quỹ lương
(triệu đồng)
876.145
1.035.760
1.162.415
Số phải thu (triệu đồng)
175.229
207.152
255.731
Số phải thu cho quỹ HTTT (triệu đồng)
140.183
165.722
209.234
Số đã thu (triệu đồng)
172.283
205.362
252.784
Số đã thu cho quỹ HTTT (triệu đồng)
137.826
164.290
206.823
Số còn nợ (triệu đồng)
2.946
1.790
2.947
Số còn nợ của quỹ HTTT
(triệu đồng)
2.357
1.432
2.411
(Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn)
Ghi chú:
Số phải thu = 20% tổng quỹ lương
Số phải thu cho quỹ HTTT = 16% tổng quỹ lương
Riêng năm 2010: Số phải thu cho quỹ HTTT=18% tổng quỹ lương
Số đã thu cho quỹ HTTT = 16% số đã thu/ 20%
Riêng năm 2010: Số đã thu cho quỹ HTTT = 18% số đã thu / 22%
(Vì theo Luật BHXH thì năm 2010, mức đóng BHXH sẽ tăng từ 20% lên 22% tổng quỹ lương, trong đó phần đóng vào quỹ HTTT cũng tăng từ 16% lên 18%)
Số còn nợ = số phải thu - số đã thu
Số còn nợ quỹ HTTT = số phải thu quỹ HTTT - số đã thu quỹ HTTT
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng quỹ lương làm căn cứ trích nộp BHXH của các đơn vị ở BHXH tỉnh Lạng Sơn đều tăng qua các năm. Năm 2008, tổng quỹ lương của toàn tỉnh đạt 876.145 triệu đồng, năm 2009 đạt 1.035.760 triệu đồng (tăng 18,2% tương ứng với 159.615 triệu đồng). Năm 2010, tổng quỹ lương của toàn tỉnh đã đạt 1.162.415 triệu đồng (tăng 12,2% tương ứng với 126.665 triệu đồng).
Như ta đã biết, số phải thu của BHXH bắt buộc tương ứng với 20% tổng quỹ lương nên tổng quỹ lương mà tăng thì số phải thu cũng tăng, dẫn đến số thu cho quỹ HTTT cũng tăng. Năm 2008, số đã thu cho quỹ HTTT là 137.826 triệu đồng, năm 2009 thu được 164.292 triệu đồng (tăng 19,2% tương ứng 26.383 triệu đồng so với năm 2008). Năm 2010, số đã thu cho quỹ HTTT là 206.823 triệu đồng (tăng 25,9% tương ứng với 42.533 triệu đồng).
Có sự gia tăng như vậy là do số đơn vị và số lao động tham gia BHXH không ngừng tăng lên, do sự nỗ lực trong công tác thu BHXH của đội ngũ cán bộ tại BHXH tỉnh Lạng Sơn, do NSDLĐ - NLĐ đã có ý thức tự nguyện tham gia BHXH và do chính sách tăng mức lương tối thiểu hàng năm của Chính phủ, do việc tăng mức đóng BHXH thực hiện từ 01/01/2010, riêng quỹ HTTT tăng mức đóng từ 16% lên 18%. Từ đó tổng quỹ lương của toàn tỉnh tăng lên đáng kể và kéo theo sự gia tăng của quỹ BHXH nói chung - quỹ HTTT nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng nợ đọng. Vì số thu cho quỹ BHXH BB và quỹ HTTT đều tăng nên số còn nợ cũng có xu hướng tăng, nhưng không đều. Năm 2008, số còn nợ của quỹ HTTT là 2.357 triệu đồng, năm 2009 số còn nợ quỹ HTTT là 1.432 triệu đồng (giảm 39,2% tương ứng với 925 triệu đồng). Đến năm 2010, số còn nợ của quỹ HTTT là 2.411 triệu đồng (tăng 68,4% tương ứng 979 triệu đồng). Nguyên nhân là do một số Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chưa có tiền đóng BHXH, hoặc đã thu BHXH của NLĐ nhưng đã sử dụng số tiền dó vào mục đích khác. Bên cạnh đó việc tăng mức đóng ở năm 2010 cũng khiến nhiều đơn vị SDLĐ gặp khó khăn, nhất là các DNNQD sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, ít vốn đầu tư.
Để thấy rõ hơn nữa tầm quan trọng của chế độ hưu trí trong công tác thu BHXH, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh kết quả thu BHXH bắt buộc và kết quả thu cho quỹ HTTT giai đoạn 2008 - 2010
(Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn)
Nhìn chung tổng số đã thu cho quỹ BHXH bắt buộc qua các năm đều tăng nên tổng số đã thu cho quỹ HTTT qua các năm cũng tăng. Năm 2008, tổng số đã thu cho quỹ BHXH bắt buộc là 172.283 triệu đồng, trong đó tổng số đã thu cho riêng chế độ HTTT là 137.826 triệu đồng, chiếm 79,9% tổng số thu BHXH bắt buộc của tỉnh.
Năm 2009, tổng số đã thu của BHXH bắt buộc là 205.362 triệu đồng (tăng 19,2% tương ứng 33.077 triệu đồng), trong đó tổng số đã thu cho riêng chế độ HTTT là 164.290 triệu đồng, (tăng 19,2% tương ứng 26.383 triệu đồng so với năm 2008), chiếm 80% tổng số thu BHXH bắt buộc của tỉnh.
Năm 2010, tổng số đã thu của BHXH bắt buộc là 252.784 triệu đồng (tăng 23,1% tương ứng 47.422 triệu đồng), trong đó tổng số đã thu cho riêng chế độ HTTT là 206.823 triệu đồng, (tăng 25,9% tương ứng 42.533 triệu đồng so với năm 2009) chiếm 81,8% tổng số đã thu BHXH bắt buộc của tỉnh. Có kết quả như vậy còn do việc tăng mức đóng BHXH thực hiện từ 01/01/2010, riêng quỹ HTTT tăng mức đóng từ 16% lên 18%.
Như vậy ta thấy rằng, số thu cho quỹ HTTT luôn chiếm chủ yếu trong tổng số thu BHXH bắt buộc của tỉnh Lạng Sơn (thường chiếm khoảng 80%). Điều đó chứng tỏ chế độ hưu trí nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ và hầu hết NLĐ vì khi tham gia vào quan hệ lao động và đóng BHXH ai cũng muốn sau này sẽ trở thành đối tượng hưởng của chế độ hưu trí.
Để có được kết quả thu cho quỹ HTTT như vậy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các khối ngành tham gia BHXH BB ở tỉnh Lạng Sơn:
Bảng 4: Kết quả thu BHXH bắt buộc cho quỹ HTTT theo các khối ngành giai đoạn 2008 -2010 (Đơn vị: Triệu đồng)
Loại đơn vị
Số đã thu cho quỹ
BHXH bắt buộc
Số đã thu cho quỹ
HTTT
2008
2009
2010
2008
2009
2010
HCSN
115.054
134.413
155.847
92.043
107.530
127.512
DNNN
32.052
38.289
48.827
25.642
30.631
39.949
DNLD
1.030
1.685
2.628
824
1.348
2.150
DNNQD
6.362
9.822
15.983
5.090
7.858
13.077
NCL
126
134
162
101
107
132
HTX
481
689
975
384
552
798
XP
17.178
20.330
28.362
13.742
16.264
23.205
Cộng
172.283
205.362
252.784
137.826
164.290
206.823
(Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn)
Ghi chú: Số đã thu cho quỹ HTTT = 16% số đã thu / 20%
(Riêng năm 2010:Số đã thu cho quỹ HTTT = 18% số đã thu/ 22%)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, số thu được cho quỹ HTTT của khối HCSN chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khối đơn vị. Năm 2008, kết quả thu BHXH bắt buộc là 115.054 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 92.043 triệu đồng chiếm 66,8% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2009, kết quả thu BHXH bắt buộc là 134.413 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 107.530 triệu đồng chiếm 65,5% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2010, kết quả thu BHXH bắt buộc là 155.847 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 127.512 triệu đồng chiếm 61,7% tổng số thu được của quỹ HTTT. Có kết quả như vậy là do khối HCSN là khối có số lượng đơn vị tham gia cũng như số lao động tham gia BHXH bắt buộc lớn nhất, thường chiếm khoảng 60% tổng số đơn vị và số lao động tham gia BHXH của tỉnh Lạng Sơn. Khối này áp dụng mức tiền lương tiền công đóng BHXH theo thang bảng lương nên luôn thu đúng, thu đủ và kịp thời.
Xếp thứ hai là khối DNNN, năm 2008 thu cho quỹ BHXH BB 32.052 triệu đồng, trong đó quỹ HTTT là 25.642 triệu đồng, chiếm 18,6% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2009, thu cho quỹ BHXH BB 38.289 triệu đồng, trong đó quỹ HTTT là 30.631 triệu đồng, chiếm 18,6% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2010, thu cho quỹ BHXH BB 48.827 triệu đồng, trong đó quỹ HTTT là 39.949 triệu đồng, chiếm 19,3% tổng số thu được của quỹ HTTT.
Xếp thứ ba là khối Xã phường, năm 2008 thu BHXH bắt buộc là 17.178 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 13.742 triệu đồng chiếm 9,97% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2009, kết quả thu BHXH bắt buộc là 20.330 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 16.264 triệu đồng chiếm 9,89% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2010, kết quả thu BHXH bắt buộc là 28.362 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 23.205 triệu đồng chiếm 11,2% tổng số thu được của quỹ HTTT.
Xếp thứ tư là khối DNNQD, năm 2008 thu BHXH bắt buộc là triệu 6.362 đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 5.090 triệu đồng chiếm 3,69% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2009, kết quả thu BHXH bắt buộc là 9.822 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 7.858 triệu đồng chiếm 4,78% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2010, kết quả thu BHXH bắt buộc là 15.983 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 13.077 triệu đồng chiếm 6,3% tổng số thu được của quỹ HTTT.
Xếp thứ năm là khối DNLD, năm 2008 khối này thu BHXH BB được 1030 triệu đồng, trong đó có 824 triệu đồng là của chế độ HTTT (chiếm 0,59% tổng số thu của quỹ HTTT). Năm 2009, kết quả thu BHXH bắt buộc là 1.685 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 1.348 triệu đồng chiếm 0,82% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2010, kết quả thu BHXH bắt buộc là 2.628 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 2.150 triệu đồng chiếm 1,04% tổng số thu được của quỹ HTTT.
Xếp thứ sáu là khối HTX, năm 2008 khối này thu BHXH BB được 481 triệu đồng, trong đó có 384 triệu đồng là của chế độ HTTT (chiếm 0,28% tổng số thu của quỹ HTTT). Năm 2009, kết quả thu BHXH bắt buộc là 689 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 552 triệu đồng chiếm 0,34% tổng số thu được của quỹ HTTT. Năm 2010, kết quả thu BHXH bắt buộc là 975 triệu đồng, trong đó số thu cho quỹ HTTT là 798 triệu đồng chiếm 0,43% tổng số thu được của quỹ HTTT.
Xếp thứ bảy là khối NCL. Năm 2008 khối này thu BHXH BB được 126 triệu đồng, trong đó có 101 triệu đồng là của chế độ HTTT (chiếm 0,07% tổng số thu của quỹ HTTT. Năm 2009 khối này thu BHXH BB được 134 triệu đồng, trong đó có 107 triệu đồng là của chế độ HTTT (chiếm 0,07% tổng số thu của quỹ HTTT. Năm 2010 khối này thu BHXH BB được 162 triệu đồng, trong đó có 132 triệu đồng là của chế độ HTTT (chiếm 0,06% tổng số thu của quỹ HTTT.
Như vậy, có thể thấy công tác thu đặc biệt quan trọng đối với chế độ hưu trí vì số thu BHXH chủ yếu là dành cho quỹ HTTT. Do đó, BHXH tỉnh Lạng Sơn cần nâng cao hơn nữa vai trò của công tác thu BHXH cũng như ý thức trách nhiệm của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
2.2.1.2.2. Đối với chế độ hưu trí trong BHXH tự nguyện
Hiện nay ở nước ta, BHXH tự nguyện chỉ thực hiện hai chế độ hưu trí và tử tuất nên số thu BHXH tự nguyện chính là số thu của quỹ HTTT và chỉ dành chi trả cho hai chế độ này, trong đó chủ yếu là chế độ hưu trí. Những NLĐ khi tham gia BHXH tự nguyện hầu hết đều muốn được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động. Tuy nhiên số người tham gia tự nguyện vẫn còn ít nên số thu của BHXH tự nguyện cũng như của chế độ hưu trí chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số thu của BHXH tỉnh Lạng Sơn. Đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện thì tự đến đóng trực tiếp tại trụ sở BHXH nơi đăng ký tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng theo tháng, quý hoặc nửa năm. Kết quả thu BHXH tự nguyện được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 5: Kết quả thu BHXH tự nguyện (quỹ HTTT) ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010
Năm
Số người tham gia (người)
Tốc độ tăng giảm (%)
Số đã thu (triệu đồng)
Tốc độ tăng giảm (%)
2008
56
-
76
-
2009
229
308,9
417
448,7
2010
332
44,9
734
76
(Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn)
Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tập trung tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện đến nhân dân trên địa bàn, vận động các đối tượng tham gia và đóng BHXH tự nguyện. Vì là năm đầu triển khai với 56 người tham gia nên số thu BHXH tự nguyện năm 2008 chỉ đạt 76 triệu đồng, bình quân thu được 1,3 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2009, vì số lượng người tham gia tăng lên 229 người nên số thu BHXH tự nguyện tăng mạnh, đạt 417 triệu đồng (tăng 448,7% so với năm 2008 tương ứng với 341 triệu đồng), bình quân thu được 1,8 triệu đồng/người/năm. Năm 2010, có 332 người tham gia, số thu BHXH tự nguyện đạt 734 triệu đồng (tăng 76% so với năm 2009 tương ứng với 317 triệu đồng), bình quân thu được 2,2 triệu đồng/người/năm.
Có được kết quả như vậy là do BHXH tỉnh Lạng Sơn đã có những biện pháp tuyên truyền vận động để BHXH tự nguyện ngày càng đi vào trong nhân dân và làm tăng nhanh chóng số lượng người tham gia và số thu BHXH tự nguyện. Không những thế số thu BHXH tự nguyện cũng như số thu của chế độ hưu trí tăng mạnh còn do kết quả của việc tăng mức đóng BHXH thực hiện từ 01/01/2010, tăng từ 16% lên 18% mức thu nhập của NLĐ lựa chọn đóng và một phần do nhận thức của NLĐ về tầm quan trọng của BHXH được nâng cao nên mức thu nhập họ lựa chọn đóng cũng được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, vì số lao động tham gia BHXH còn chưa tương xứng với tiềm năng nên số thu của BHXH tự nguyện cũng như số thu cho quỹ HTTT của BHXH tự nguyện còn hạn chế. Điều đó đòi hỏi BHXH tỉnh Lạng Sơn phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc nâng cao số lượng người tham gia BHXH tự nguyện. Ngoài ra, do tâm lý e ngại của NLĐ khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ phải làm nhiều thủ tục phức tạp và phải tự mình đến trụ sở cơ quan BHXH để đóng phí khiến nhiều người e ngại khi quyết định tham gia và đóng BHXH tự nguyện.
2.2.2. Công tác chi trả chế độ hưu trí
BHXH tỉnh lạng Sơn luôn coi công tác chi trả các chế độ chính sách đối với NLĐ là nhiệm vụ lớn của ngành, nhất là đối với chế độ hưu trí. Tình hình thực hiện công tác này gồm hai khâu chính là công tác xét duyệt hồ sơ và tổ chức chi trả:
2.2.2.1. Công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí
Tại BHXH tỉnh Lạng Sơn, công tác xét duyệt hồ sơ, thẩm định, giải quyết chế độ hưu trí cho NLĐ luôn được đảm bảo kịp thời, đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Trong công tác công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, BHXH tỉnh Lạng Sơn có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của NLĐ từ dưới tuyến BHXH huyện chuyển lên để phòng Chế độ BHXH tỉnh Lạng Sơn giải quyết. Trước đó, BHXH huyện đã tiếp nhận, xem xét tính đầy đủ về thủ tục hồ sơ, tính hợp pháp và điều kiện hưởng của từng đối tượng. Sau khi BHXH tỉnh Lạng Sơn đã giải quyết hồ sơ hưởng cho các đối tượng, BHXH các huyện sẽ nhận lại hồ sơ và trả cho NLĐ. Để thấy rõ thực trạng công tác xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 6: Tình hình xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 - 2010
(Đơn vị: hồ sơ)
Năm
Tổng số hồ sơ
Số hồ sơ đã xét duyệt
Hưu CNVC
Hưu CBX
BHXH 1 lần
2008
1.175
721
16
438
2009
1.659
729
20
910
2010
2.192
732
6
1.454
( Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Lạng Sơn)
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số hồ sơ đã xét duyệt dều tăng qua các năm. Nếu năm 2008 mới chỉ có 1.175 hồ sơ dược xét duyệt thì năm 2009 đã là 1.659 hồ sơ (tăng 41,2% tương ứng với 520 hồ sơ). Đến năm 2010, số hồ sơ đã xét duyệt đạt 2.192 hồ sơ (tăng 32,1% tương ứng với 533 hồ sơ). Số hồ sơ được xét duyệt qua các năm đều tăng, chứng tỏ công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ ngày càng được quan tâm đúng mức, đáp ứng nhu cầu của người tham gia.
Đối với hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, BHXH tỉnh Lạng Sơn đã thẩm định hồ sơ hưu CNVC và trợ cấp cán bộ xã, trong đó:
Số hồ sơ hưu CNVC được xét duyệt đều tăng qua các năm, năm 2008 đã xét duyệt cho 721 hồ sơ, năm 2009 xét duyệt 729 hồ sơ (tăng 1,1% tương ứng với 8 hồ sơ), đến năm 2010 BHXH tỉnh đã xét duyệt được 732 hồ sơ (tăng 1,0% tương ứng với 3 hồ sơ). Tuy số lượng hồ sơ được xét duyệt chỉ tăng nhẹ nhưng đã chứng tỏ sự ổn định của lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh.
Đối với hồ sơ hưu CBX, số hồ sơ đã xét duyệt chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, bình quân dưới 20 hồ sơ mỗi năm. Năm 2008, có 16 hồ sơ hưởng trợ cấp CBX được xét duyệt, năm 2009 tăng lên 20 hồ sơ (tăng 25% tương ứng với 4 hồ sơ), đến năm 2010 chỉ xét duyệt được 6 hồ sơ (giảm 70% tương ứng với 14 hồ sơ so với năm 2009). Nguyên nhân là do số lượng cán bộ xã ít, làm việc theo nhiệm kỳ nên thời gian đóng BHXH không lâu, thường hưởng BHXH một lần.
Đối với hồ sơ hưởng BHXH một lần, số hồ sơ đã xét duyệt tăng nhanh qua các năm. Năm 2008, chỉ có 438 hồ sơ được xét duyệt, năm 2009 tăng lên là 910 hồ sơ (tăng 107,8% tương ứng với 472 hồ sơ). Năm 2010 đã có 1.454 hồ sơ được xét duyệt (tăng 59,8% tương ứng với 544 hồ sơ). Sự tăng lên đột biến này là do sự khủng hoảng của nền kinh tế chung diễn ra năm 2008 đã kéo theo hậu quả là nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thậm chí giải thể nên nhiều lao động của tỉnh bị thất nghiệp phải về làm hồ sơ hưởng BHXH một lần tại địa phương.
Mặc dù số hồ sơ được xét duyệt tăng nhanh nhưng vẫn còn một số ít hồ sơ chưa được xét duyệt qua các năm. Nguyên nhân là do các hồ sơ đó không hợp lệ, chưa đầy đủ, không đúng quy định về thủ tục hồ sơ hoặc do NLĐ nộp hồ sơ vào cuối năm nên chuyển sang năm sau giải quyết. Do BHXH các huyện thường nộp dồn hồ sơ vào cuối tháng nên BHXH tỉnh không kịp giải quyết hết để hồ sơ bị tồn đọng.
2.2.2.2. Tổ chức chi trả chế độ hưu trí
Tổ chức chi trả là khâu quan trọng trong công tác giải quyết chế độ hưu trí cho NLĐ. Do đặc điểm của chế độ hưu trí là chế độ dài hạn, chi trả trong thời gian dài với số đối tượng hưởng đông nên công tác chi trả phải thực hiện thường xuyên với số lượng tiền lớn. Không những thế công tác chi trả còn đòi hỏi sự an toàn cao và tránh xảy ra thất thoát.
2.2.2.2.1. Phương thức chi trả
BHXH tỉnh Lạng Sơn thực hiện phân cấp cho BHXH huyện, thành phố chi trả cho các đối tượng.
Phương thức chi trả chủ yếu được áp dụng là chi trả trực tiếp ở tuyến BHXH huyện, thành phố: Đối với chi chế độ BHXH một lần và trợ cáp một lần khi nghỉ hưu, các đối tượng sẽ trực tiếp đến trụ sở BHXH để nhận tiền. Đối với chi lương hưu, cán bộ BHXH huyện sẽ trực tiếp về cơ sở để trả tiền cho các đối tượng theo định kỳ hàng tháng. BHXH tỉnh Lạng Sơn sẽ chuyển tiền cho BHXH huyện qua tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, BHXH huyện sẽ lấy tiền từ tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và chi trả cho đối tượng sau khi hoàn tất các thủ tục.
Bảng 7: Số đối tượng áp dụng hình thức chi trả lương hưu trực tiếp ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 -2010
(Đơn vị: người)
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Số người
12.012
12.559
13.057
Lượng tăng giảm
-
547
498
(Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn)
Qua bảng ta thấy số đối tượng được cơ quan BHXH chi trả trực tiếp đều tăng qua các năm là do số đối tượng hưởng ngày càng đông. Năm 2008 là 12.012 người, năm 2009 là 12.929 người (tăng 908 người), năm 2010 là 13.871 (tăng 942 người). Điều đó cho thấy sự nỗ lực trong công tác chi trả của đội ngũ cán bộ BHXH tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 44 điểm chi trả lương hưu trực tiếp cho các đối tượng hưởng.
Thanh toán gián tiếp thông qua đại lý chi trả: BHXH tỉnh Lạng Sơn thời gian qua đã mở nhiều đại lý chi trả ở hầu hết các xã, phường trên địa bàn tỉnh. Đại lý là những người có trách nhiệm và uy tín trong nhân dân, thường là chủ tịch, cán bộ chính sách xã phường... Cơ quan BHXH phải trích một khoản tiền để chi trả cho các đại lý gọi là lệ phí. Hàng tháng, cán bộ BHXH huyện, thành phố lấy tiền từ ngân hàng giao cho chủ tịch của từng xã, phường, sau đó chủ tịch xã, phường mang tiền về khu vực mình quản lý rồi giao cho các tổ trưởng xóm thôn, dân phố. Các tổ trưởng sẽ thông báo cho các đối tượng hưởng đến lĩnh tại trụ sở của thôn, xóm, tổ dân phố. Sau khi thanh toán hết cho đối tượng hưởng, các đại lý này phải báo cáo kết quả hoạt động của mình lên cơ quan BHXH huyện, thành phố.
Bảng 8: Số đối tượng áp dụng hình thức chi trả lương hưu gián tiếp ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 -2010
(Đơn vị: người)
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Số người
5.489
5.514
5.602
Lượng tăng giảm
-
25
88
(Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn)
Qua bảng ta thấy số đối tượng được chi trả gián tiếp cũng tăng qua các năm, nhưng tăng chậm. Năm 2008 có 5.489 người, năm 2009 có 5.514 người (tăng 25 người), năm 2010 có 5.602 người (tăng 88 người). Có sự tăng chậm như vậy là do phương thức chi trả gián tiếp thông qua đại lý chi trả có nhược điểm là phải chi một khoản gọi là lệ phí để chi trả cho đại lý nên gây tốn kém cho quỹ BHXH. Hơn nữa khoản lệ phí này thường rất thấp nên các đại lý cũng không mấy mặn mà với công việc. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 48 điểm chi trả gián tiếp qua đại lý.
Ngoài ra, BHXH tỉnh Lạng Sơn còn đang thực hiện thí điểm việc chi trả lương hưu qua thẻ ATM:
Bảng 9: Số đối tượng áp dụng hình thức chi trả lương hưu qua thẻ ATM ở BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008 -2010
(Đơn vị: người)
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Số người
293
298
305
Lượng tăng giảm
-
5
7
(Nguồn: BHXH tỉnh Lạng Sơn)
Số người nhận lĩnh tiền qua thẻ ATM ngày càng tăng, năm 2008 là 293 người, năm 2009 là 298 người (tăng 5 người), năm 2010 là 305 người (tăng 7 người). Thực tế, phương thức chi trả này còn đang thực hiện thí điểm trên địa bàn 02 phường Đông Kinh và phường Chi Lăng do BHXH thành phố quản lý
2.2.2.2.2. Tổ chức chi trả
Tổ chức chi trả là khâu rất quan trọng trong công tác giải quyết chế độ hưu trí cho NLĐ. Vì chế độ hưu trí có số đối tượng hưởng rất đông và chi trả khối lượng tiền lớn nên việc tổ chức chi trả cần tiến hành đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thứ nhất, đối với chi lương hưu hàng tháng:
Công tác chuẩn bị:
BHXH tỉnh Lạng Sơn tuy không trực tiếp chi trả cho các đối tượng mà phân cấp cho BHXH huyện, thành phố quản lý. Nhưng BHXH tỉnh Lạng Sơn lại có nhiệm vụ quan trọng là lập danh sách chi trả để gửi cho BHXH các huyện, căn cứ vào danh sách chi trả tháng trước, danh sách chi tăng, giảm của BHXH huyện gửi lên để lập và in danh sách chi trả rồi gửi cho BHXH huyện chi trả cho các đối tượng.
Căn cứ vào danh sách chi trả của BHXH tỉnh gửi xuống, BHXH huyện phân công các cán bộ trong cơ quan thành các tổ chi trả, cứ hai người thành một tổ. Trong đó một người làm công tác kế toán, kiểm tra, đối chiếu với sổ theo dõi lương hưu của từng đối tượng, kịp thời phát hiện những sai lệch, một người trực tiếp phát tiền đến tận tay NLĐ căn cứ vào số tiền đã nghi trong sổ theo dõi lương hưu.
BHXH huyện, thành phố phải thông báo trước lịch phát lương hưu hàng tháng cho UBND xã, phường, thị trấn để họ bố trí địa điểm và phải đảm bảo được tính an toàn và thuận lợi cho các đối tượng đến lĩnh tiền.
Tổ chức chi trả:
Sau khi đã lập danh sách chi trả gửi xuống cho BHXH huyện, thành phố, BHXH tỉnh Lạng Sơn chuyển tiền cho BHXH các huyện qua tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. BHXH huyện, thành phố cử kế toán và thủ quỹ đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để lấy tiền và chia tiền cho các tổ chi trả. Cán bộ của BHXH huyện sẽ áp tải tiền đến từng địa điểm chi trả kịp thời và an toàn.
Kế toán căn cứ vào danh sách chi trả, đối chiếu với sổ nhận tiền, nhận diện đối tượng, ghi đầy đủ các yêu cầu trong sổ nhận tiền sau đó chuyển sang thủ quỹ để phát tiền cho đối tượng. Thủ quỹ và kế toán khi chi trả tại địa bàn sẽ căn cứ vào sổ theo dõi lương hưu do kế toán chuyển sang, kiểm tra lần cuối với danh sách để phát tiền cho đối tượng.
Thanh quyết toán:
Sau khi đã kết thúc việc chi trả ở địa bàn, cán bộ BHXH huyện, thành phố phải lưu danh sách chi trả có chữ ký của người nhận tiền. Sau 5 ngày kể từ ngày trả lương cuối cùng, kế toán và thủ quỹ chi trả phải hoàn chỉnh thủ tục thanh quyết toán với BHXH huyện, đồng thời BHXH huyện báo cáo tổng số tiền đã chi trả về cho BHXH tỉnh Lạng Sơn.
Như vậy, với việc phân cấp cho BHXH huyện, thành phố để chi trả bằng phương pháp trực tiếp cho các đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng đã góp phần giúp BHXH tỉnh Lạng Sơn những năm qua thực hiện tốt công tác chi trả. Quy trình chi trả được thực hiện đầy đủ theo các bước và đúng nguyên tắc từ cấp dưới trình số đối tượng lên cấp trên và cấp trên xét duyệt, phân bổ nguồn quỹ xuống cho cấp dưới. Việc chi trả trực tiếp ở BHXH huyện, thành phố luôn đảm bảo an toàn, kịp thời cho đối tượng hưởng. Mọi thắc mắc của đối tượng trong quá trình chi trả đều được giải quyết kịp thời. Những đối tượng chậm đến lĩnh thì được tạo điều kiện đến lĩnh sau tại trụ sở cơ quan BHXH huyện, thành phố hoặc chuyển sang tháng sau nhận lĩnh. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chi trả đều có thái độ phục vụ nhiệt tình, làm hài lòng đối với số đông các đối tượng đến lĩnh.
Tuy nhiên, việc BHXH tỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn.doc