Khóa luận Tổng quan về bẫy chứa dầu khí ở các bể trầm tích đệ tam thềm lục địa nam Việt Nam

MỤC LỤC

PHẦN MỘT

TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ Ở CÁC BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

Chương I VÀI NÉT CHUNG VỀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM 2

I. LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ 2

II. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ 3

III. CÁC ĐỐI TƯỢNG DẦU KHÍ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM 7

Chương II CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM: 9

I. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM 9

II. TÓM LẠI 14

PHẦN HAI

TỔNG QUAN VỀ BẪY DẦU KHÍ Ở CÁC BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM THỀM LỤC ĐỊA NAM VIỆT NAM

Chương I. KHÁI NIỆM VỀ BẪY VÀ Các nhân tố chính quyết định SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁ HỦY Bẫy 18

I. KHÁI NIỆM VỀ BẪY 18

II. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH QUYẾT ĐỊNH SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁ HỦY BẪY 18

Chương II. phân loại Bẫy dầuKHÍ 28

I. BẪY KIẾN TRÚC: 28

II. BẪY ĐỊA TẦNG 38

III. BẪY TRẦM TÍCH 40

IV. BẪY HỖN HỢP 44

Chương III. TỔNG QUAN VỀ CÁC DẠNG BẪY Ở VIỆT NAM 46

I. bể Cửu Long 46

II. bể Nam Côn Sơn 52

III. bể Phú Khánh 54

IV. bể Sông Hồng 56

V. bể ma lay- thổ chu 57

PHẦN KẾT LUẬN 58

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổng quan về bẫy chứa dầu khí ở các bể trầm tích đệ tam thềm lục địa nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bẫy rỗng. Nếu trong quá trình di chuyển các hydrocacbon không gặp được cấu trúc với vật chất chặn lại buộc nó tích tụ thì không có bẫy dầu. Mặt khác, dù đá mẹ giàu vật chất hữu cơ nhưng chất lượng tầng chứa về độ rỗng và độ thấm không tốt thì cũng không thể tạo bẫy dầu được. Người ta chia các bẫy dầu khí làm hai nhóm chính đó là nhóm bẫy vòm và nhóm bẫy màn chắn. Trong nhóm bẫy màn chắn lại được chia ra các phụ nhóm như bẫy màn chắn địa tầng, bẫy màn chắn kiến tạo và bẫy màn chắn thạch học. Bẫy (trap) thường gặp nhất là nếp lồi. Dầu từ phía dưới đi lên theo hướng tới đỉnh nếp lồi, nếu bên trên là lớp đá chắn thì nó sẽ đọng lại. Cơ chế có cả đá chắn và đá chứa sẽ tạo ra bẫy dầu. II. Các nhân tố chính quyết định SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁ HỦY Bẫy Sự thành tạo một bẫy đòi hỏi có sự tồn tại của một nơi khép kín, cách nước và bị khống chế do sự tồn tại của một, hai hay ba nhân tố như sau: + Các nhân tố kiến trúc : vẽ nên những mặt cong chia cắt các đới thấm nước và các đới không thấm nước. + Các nhân tố địa tầng hoặc nhân tố trầm tích, có thể uốn cong các đường đẳng thế do sự biến đổi tướng của các trầm tích (trầm tích dạng hạt thô thành hạt mịn). + Nhân tố thuỷ động lưc: tạo ra sự thay đổi hình dạng các mặt đẳng thế (mặt ổn định của chất lưu). II.1. Nhân tố kiến trúc : Các nhân tố kiến trúc được xác định bởi hình học của mặt tiếp xúc giữa tầng chứa và lớp phủ. Các nhân tố kiến trúc này sẽ dẫn đến ba loại bẫy tùy theo sự biến dạng kiến trúc, các biến dạng kiến trúc sau. II.1.a. Biến dạng uốn nếp: biến dạng uốn nếp có tính chất dẻo, từ đó tạo nên uốn nếp khi gặp kiến tạo đẩy. Các lớp đá bị biến dạng do uốn nếp sẽ sinh ra kiểu bẫy vòm hay nếp lồi. Sự khép kín sẽ được đảm bảo bởi lớp phủ tiếp xúc với tầng chứa làm thành một mặt lõm ở bên dưới nó và chính lớp này tạo ra một hiệu thế cao hơn làm cho chất lưu đứng lại. Đối với những lớp đá cứng sẽ cho những nếp lồi mềm mại trên mặt và thường biến dạng bởi những nếp uốn nhọn ở phía dưới sâu. Sự thay đổi bể dầy của các lớp có thể làm xê dịch hoặc làm mất đi sự khép kín của kiến trúc khi nằm dưới sâu và làm thành sự vát mỏng của các lớp. II.1.b. Nếu chất trầm tích không có tính dẻo sẽ bị gãy vỡ sẽ tạo ra đứt gãy (fault), mặt đứt gãy tạo thành một lớp không thấm tiếp xúc với tầng chứa. Và sự khép kín lúc bấy giờ sẽ là một lớp song song hoặc xiên đối. I.1. c. Loại thứ ba thường là do các cấu tạo xâm nhập, quan trọng là các mỏ muối cũng tạo ra các loại bẫy kiến trúc xâm nhập hoặc kiến trúc bẫy muối. II.2. Nhân tố địa tầng: Giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành bẫy dầu khí. Nhân tố đại tầng có thể đối lập hoặc kết hợp nhân tố kiến trúc. Nhân tố địa tầng là sự thay đổi về độ hạt và trầm tích học của các tầng chứa. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự khép kín của các vòm và nếp lồi. Các nhân tố địa tầng chia làm hai nhóm lớn: + Các gián đoạn trầm tích mà được quyết định trực tiếp bởi sự vận động kiến tạo của bồn trầm tích và nó thường liên quan tới những hiện tượng biển tiến và hiện tượng bất chỉnh hợp. + Các biến đổi tướng theo chiều ngang có nguồn gốc trầm tích hoặc liên quan đến sự phát triển của các sinh vật như ám tiêu. Một đợt biển tiến có thể có thể tạo ra nhiều bẫy khác nhau vì ban đầu lắng đọng các trầm tích vụn, khi biển tiến sẽ tạo nên các đợt trầm tích làm cho chúng chồng chất lên nhau. Do biển tiến và các đợt trầm tích không đều đã tạo ra những lớp tính chất thay đổi về thành phần và hạt độ. * Phân loại nêm vát: nêm vát biển tiến, nêm vát dưới mặt bất chỉnh hợp. Hai loại này thuộc nhân tố địa tầng với kiểu gián đoạn trầm tích. * Bẫy do biến đổi tướng gồm: nêm vát địa tầng, các thành hệ ám tiêu. a. Nêm vát địa tầng: là cấu trúc được hình thành do sự kết thúc của thân trầm tích chứa cát do sự ngưng trầm tích do biến đổi tướng. Trên thực tế khó phân biệt hai loại nêm vát này. Các nêm vát này thường liên quan đến các trầm tích vụn cát và các thành hệ cacbonat, trong đó sự khép kín được đảm bảo bằng sự biến đổi tướng từ từ và có một phần song song với các lớp. Thường nó được khép kín ở phía trên của núi dốc do sự biến đổi theo chiều ngang từ vật liệu cát đến sét, thân cát thường có hình dạng dẹp hoặc thu dài, loại đơn giản nhất là thân cát thuộc loại thấu kính. b. Các biến đổi từ từ nếu chuyển một cách đột ngột thì tương ứng những pha xói mòn hoặc ngưng trầm tích. Hình thái xác định tính trầm tích của thân cát cho phép ta đưa ra những giả thuyết về nguồn gốc của chúng, sự lấp đầy các con lạch, các dòng bùn vẩn đục, các doi cát dọc bờ biển hoặc các bãi cát ven biển. Vật liệu chủ yếu là cát thạch anh, đá vôi nếu chúng chuyển sang các thành hệ ám tiêu. II.3. Nhân tố thủy tĩnh và thủy động lực: Tỉ trọng các chất lưu có mặt dầu và khí đóng vai trò quan trọng đối với sự khép kín (bẫy). Các tầng chứa nước ít khi đứng yên và di chuyển với một tốc độ mạnh làm thay đổi điều kiện thành tạo bẫy thay vì chỉ chịu lực trọng trường. Đối với một loại dầu khí có tỉ trọng cho trước sự biến dạng và sự di chuyển càng lớn khi độ dốc dòng nước càng lớn. Tỉ trọng của khí luôn nhỏ hơn dầu nên vỉa khí bị biến dạng và di chuyển yếu, vỉa dầu bị biến dạng và di chuyển mạnh hơn. Do đó nhân tố thủy tĩnh và thủy động lực kéo theo sự thay đổi vị trí của bẫy. Trong thực tế mỗi bẫy là sự kết hợp nhiều nhân tố khác nhau. II.4. Sự thành tạo các vỉa dầu II.4.1. Lý thuyết về sự thành tạo vỉa dầu khí: II.4.1.a. Lý thuyết nếp lồi ( lý thuyết trọng trường ) : Các tích tụ được tạo nên ở vòm các nếp uốn do sự di chuyển của dầu và khí dưới tác dụng của trọng trường. Sự khác nhau về tỷ trọng là nhân tố cơ bản gây ra sự nổi và chuyển động lên phía trên của dầu và khí. Các khối dầu và khí này sẽ di chuyển theo hướng thẳng đứng tới lớp mặt không thấm, rồi tiếp tục di chuyển theo chiều nghiêng của mái lên phía trên. Trên đường di chuyển các khối dầu này sẽ tăng dần kích thước do sự kết hợp với các giọt dầu – khí phân tán trong nước. Cuối cùng dầu và khí được tập trung ở vòm của các nếp lồi. Nếu như dầu và khí vẫn tiếp tục đi vào bẫy thì tới lúc bẫy cấu tạo này được lấp đầy hoàn toàn bởi dầu và khí, từ lúc này trở đi, dầu dần dần sẽ bị khí mới dịch chuyển đến đuổi dầu ra khỏi bẫy và tiếp tục di chuyển theo hướng nhô lên của vỉa. Do đó khi có một bẫy cấu tạo liên tục nhau, cái nọ nằm ở vị trí cao hơn cái kia thì sẽ xảy ra sự tích tụ phân vị. HÌNH 2.1: MÔ HÌNH KHÍ DẨY DẦU RA KHỎI BẪY HÌNH 2.2: SƠ ĐỒ LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH SỰ TÍCH TỤ PHÂN DỊ II.4.1.b. Lý thuyết thủy lực: Trong quá trình di chuyển của các hydrocacbon theo dòng nước bên trong các kết chứa, dưới ảnh hưởng của thuỷ lực, xảy ra sự phân dị dần vật chất do sự khác nhau về tỷ trọng và độ linh động. Sự phân dị này dẫn tới sự tích tụ dầu và khí trong các bẫy gặp trên đường di chuyển. Sự vận động của nước ngầm luôn xảy ra ở những nơi nào có sự chênh lệch về thủy lực. Sự biến đổi gradient thủy lực lại thường xuyên xảy ra trong những thời kỳ địa chất khác nhau. Khi hiện tượng sụt lún và trầm tích xảy ra mạnh mẽ, có sự khác nhau về áp lực giữa vùng lún chìm sâu nhất và vùng ven rìa. Sự di chuyển này sẽ xảy ra dễ dàng ở những lớp đá có độ thấm tốt. Sau đó các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy, bóc mòn đã làm thay đổi phương hướng và cường độ dịch chuyển của nước ngầm. Tốc độ và phương hướng của dòng chảy phụ thuộc và độ lớn của gradient thủy lực. Sự di chuyển của nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của các hydrocacbon. Dầu và khí ở trạng thái phân tán thành các giọt nhỏ trong nước hoặc ở dưới dạng hoà tan sẽ được nước vận chuyển di cho tới khi gặp được các bẫy cấu tạo hoặc bẫy thạch học, hay do sự biến đổi về áp suất nhiệt độ và các điều kiện hoá lý khác mà dầu đã tách ra khỏi nước, tập hợp thành các phần tử lớn hơn, có khả năng dịch chuyển dưới tác dụng của yếu tố trọng lực. Tuỳ theo đặc tính của bẫy, sự tích tụ dầu và khí có thể xảy ra theo hai cách: + Khi các giọt dầu hoặc bọt khí đã ở phần vòm của bẫy cấu tạo thì áp lực nổi của chúng sẽ ngăn cản sự dịch chuyển tiếp theo cùng với nước. Kết quả là dầu và khí được tích tụ ở phần cao nhất của cấu tạo. + Trong trường hợp bẫy kiểu thạch học, hướng chuyển động của nước sẽ có tác dụng lớn đến sự tích tụ của dầu và khí. Nếu nước di chuyển từ trên xuống dưới, ngược lại với chiều nổi của dầu và khí thì hiệu quả chắn của đá ít thấm sẽ tăng lên, kết quả là hầu hết dầu và khí sẽ bị giữ lại trước đới chắn. Ngược lại, nếu nước di chuyển từ dưới lên trên theo hướng nhô của lớp, tác dụng đồng thời của thủy động lực nổi sẽ tạo điều kiện cho dầu và khí chiếm lấy những lỗ hổng ngày càn nhỏ hơn và cuối cùng có thể xuyên qua màn chắn thạch học. Kết quả là nếu như bẫy được thành tạo trước màn chắn này thì lượng dầu và khí trong bẫy cũng không đáng kể. II.4.1.c. Lý thuyết vắt hay nén chặt: Lý thuyết này chủ yếu giải thích sự di chuyển của các hydrocacbon từ đá sét và các đá có độ hạt lớn hơn, đóng vai trò của bẫy. Lúc mới lắng đọng sét chứa 85% nước. Trong những điều kiện thuận lợi. Vật liệu hữu cơ ban đầu được tích tụ cùng với sét sẽ biến thành các hydrocacbon. Khi bị lún chìm xuống sâu, sét bị nén, hydrocacbon sẽ theo nước thoát ra khỏi sét và di chuyển đến những nơi chịu áp lực nhỏ hơn. Lớp sét chịu lực nén, trọng lực của các lớp đất đá nằm trên, và sự nén ngang của các lớp. Áp suất là yếu tố cơ bản gây ra sự chuyển động từ dưới lên trên của nước, dầu và khí. Do bề dầy trầm tích ở phần trung tâm thường lớn hơn phần ven rìa nên thường có những điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của dầu và khí từ phần trung tâm tới các đới ven rìa. Trầm tích sét dễ bị nén ép do sự co rút của thể tích của sét xảy ra từ từ, tăng theo chiều sâu. Độ rỗng của sét giảm và nước – dầu –khí bị đuổi ra khỏi sét và di chuyển về phía các đới không bị nén, có độ hổng đủ lớn. Thể tích của nước – dầu –khí bị vắt ra khỏi sét tăng lên theo chiều sâu lún chìm. Nếu tầng chứa dầu bị bao vây hoàn toàn giữa các đá không thấm, dưới tác dụng của sức căng bề mặt dầu sẽ tách khỏi nước, tập trung các đá thấm tốt và tạo nên bẫy dầu hoặc khí. Nếu tầng dễ thấm này phát triển rộng có liên quan ít nhiều với mặt đất thì nước – dầu – khí di chuyển từ các lớp trầm tích dẻo, thường là dầy, ở trung tâm bể về phía các trầm tích mỏng hơn, ít chịu nén hơn và độ lỗ hổng lớn hơn ở ven rìa bể. Những bẫy nằm ở vùng ven rìa bể trầm tích hoặc ở ven những chổ nhô cao là những bẫy có khả năng lớn nhất về sự tích tụ dầu khí. Hiện tượng sụt lún của bể trầm tích còn tạo ra sự dồn ép của các lớp trầm tích theo chiều ngang kết quả của hiện tượng này cũng giống như hiện tượng nén chặt theo chiều thẳng đứng. II.4.2. Thời gian thành tạo các vỉa dầu khí: Có hai điều kiện cơ bản để thành tạo các vỉa dầu đó là: sự có mặt của dòng dầu – khí di chuyển và sự có mặt của các bẫy nghĩa là nơi có những điều kiện lý hóa, thạch học và địa kiến tạo thuận lợi cho sự tích tụ. Các nhà nghiên cứu gọi các giai đoạn có sự di chuyển tích cực là những pha di chuyển dầu khí. Pha đầu của sự thành tạo các tích tụ địa phương xảy ra ở những giai đoạn sớm trong lịch sử phát triển của bể. Các tích tụ địa phương hình thành ở các kén chứa kín bên trong hệ tầng sinh dầu. Do chuyển động phân vị của đáy bể, những yếu tố dương bên trong bể trầm tích có thể tạo ra những bẫy chứa, có khi có quy mô lớn. Pha thứ hai có sự phân dị kiến tạo sau đó của vùng. Trong thời gian này có sự phân dị rõ rệt của bể thành các đới nâng lên và đới tụt xuốn làm cho các vỉa lớn bên trong được thành tạo. Sự phát triển kiến tạo tiếp theo đưa sự thành tạo tích tụ địa phương vào pha thứ ba. Vào giai đoạn này chuyển động nâng lên đóng vai trò là chủ yêu. Nơi trước kia sụt lún mạnh nhất thường là những nơi bị nâng lên mạnh nhất. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của hệ thống đứt gãy lớn, dầu khí trong các bẫy trước kia có thể bị nước quét đi một phần hay toàn bộ. Đặc điểm giai đoạn này là sự di chuyển ngoài két chứa dẫn đến sự tích tụ ở xa đá sinh dầu. * Tóm lại: quy luật phân bố liên quan chặt chẻ với lịch sử phát triển địa chất của vùng nghiên cứu. Do dó việc phân chia cổ kiến tạo lá một trong những khâu quan trọng nhất cho phép ta tìm ra quy luật phân bố của các tích tụ. II.5. Sự phá hủy bẫy dầu khí II.5.1. Sự phếch tán và phun khí: Hiện tượng khếch tán xảy ra trong suốt thời kỳ địa chất lâu dài, là một quá trình phân tán khí quan trọng. Cường độ của quá trình này không lớn, nhưng nó có thể phân tán một khối lượng khí đáng kể. II.5.2. Sự thấm và nổi của dầu –khí theo các khe nứt và lỗ hổng: Các hydrocacbon theo các đường dẫn này đi lên tới bề mặt trái đất và phân tán vào trong khí quyển. Dầu trong trường hợp này mất đi các thành phần nhẹ còn các thành phần nặng dần dần biến thành các vật chất cứng chứa bitum. II.5.3. Sự vận chuyển dầu – khí: Sự phá huỷ các tích tụ dầu – khí tuỳ thuộc vào mặt nghiêng thủy động lực, tức là vào tốc độ di chuyển của nước và vào tỷ trọng của các hydrocacbon. Khả năng phá huỷ bẫy dầu – khí càng lớn khi mặt nghiêng thủy động lực càng lớn, và tỷ trọng của các hydrocacbon càng gần với tỷ trọng của nước. Trong trường hợp có mặt cả dầu và khí, do tỷ trọng của chúng rất khác nhau có thể xảy ra sự tách dầu khỏi khí. Nếu như mặt nghiêng của đường phân chia dầu – nước vượt quá bản lề của cấu tạo thì một phần dầu bị vận chuyển ra ngoài bẫy, mặt dù sức chứa của bẫy vẫn còn. II.5.4. Sự oxy hoá các hydrocacbin bởi các sunfat của nước ngầm: Đây là tác dụng hoá học của nước ngầm có chứa các ion sunfat hoà tan. Sự vận chuyển của nước sunfat được cung cấp đầy đủ sẽ đẩy mạnh quá trình phá hủy tích tụ dầu - khí. Ngoài ra, ở các đới ngần mặt đất, các vi sinh vật sống bằng các hydrocanbon cũng đóng vai trò tích cực trong quá trình oxy hoá các tích tụ dầu khí. II.5.5. Biến chất: Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao có thể xảy ra sự phá huỷ hoàn toàn các tích tụ dầu khí. II.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích tụ và phân bố dầu khí trong bẫy II.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích tụ II.6.1.a. Yếu tố kiến tạo: ở mỗi nơi hoạt động kiến tạo khác nhau và phụ thuộc vào quá trình hoạt động bên trong của trái đất. Có những vùng ổn định và có những vùng bất ổn định, ảnh hưởng bởi quá trình sụt lún và nâng lên của vùng nào đó sụt lún sẽ tạo tích tụ, nâng lên sẽ bị bóc mòn. Quyết định của điều kiện hình thành dầu khí là trước hết phải có vật liệu hữu cơ và sau đó là chất hữu cơ phải chuyển hoá thành dầu. Quyết định bởi sự phân bố của sinh vật. Con đường di chuyển của dầu là từ nơi có độ sâu lớn đến nơi có độ sâu nhỏ. Cần có một tiêu chuẩn cơ bản để phân chia các vùng trầm tích, để đánh giá một vùng trầm tích nào đó ta phải so sánh với các vùng trầm tích khác. II.6.1.b. Yếu tố tướng đá cổ địa lý : các hạt mịn chỉ được hình thành trong điều kiện cổ nhất định, kể cả các hạt thô. Do đó sự phân bố đá sinh dầu, đá chứa, đá chắn sẽ quyết định sự phân bố của dầu khí. II.6.1.c. Yếu tố địa chất thủy văn: nước ngầm dịch chuyển theo hướng nào thì dầu khí dịch chuyển theo hướng đó. Do đó ta phải xét đến lịch sử phát triển của địa chất thủy văn của vùng qua từng giai đoạn, cũng như phương hướng và tốc độ dịch chuyển của nước ngầm, bất kể các yếu tố nào của các yếu tố trên không thuận lợi thì xác xuất tìm thấy dầu bằng 0. II.6.2. Quy luật chủ yếu của sự phân bố dầu khí: Sự phân bố theo đá chứa, bẫy, đá chắn : các loại đá cát, cacbonat hoặc đá dạng nứt nẻ thì xác xuất dầu lớn. Vd: * Đá cát : 60% * Cacbonat : 39% * Đá nứt nẻ : 1% * Đá chắn : + 2% cacbonat + 33% equabozit + 65% đá phiến * Bẫy : + Bẫy địa tầng : 7% + Ám tiêu : 3% + Bất chỉnh hợp : 3% + Cấu tạo núi : 2% + Đứt gãy : 1% + Nếp lồi : 15% + Còn lại là bẫy hỗn hợp : 69% Chương II phân loại Bẫy dầu KHÍ Bẫy dầu khí được rất nhiều nhà địa chất dầu khí nghiên cứu và phân chia theo những loại khác nhau như: A.Levorsen chia thành ba loại bẫy: bẫy cấu trúc, bẫy địa tầng và bẫy kết hợp ( cấu trúc + địa tầng). Các bẫy giới hạn bởi trầm tích được ông xếp vào dạng địa tầng. Theo I.M.Gubkin cho rằng chỉ cần phân biệt bẫy dạng cấu trúc và bẫy trầm tích, vì sự thành tạo các bẫy địa tầng theo ông cuối cùng đều do tác động các nhân tố kiến tạo. N.A. Ermenko đã phân biệt các bẫy: bẫy biến dạng uốn nếp, bẫy biến dạng đứt gãy, bẫy bất chỉnh hợp địa tầng, bẫy trầm tích và bẫy các kết hợp những dạng đã nêu trên. Các bẫy biến dạng uốn nếp và đứt gãy là các cấu trúc địa phương (vòm nếp lồi) và các phá hủy kiến tạo tạo nên màn chắn trên đường di chuyển của hydrocacbon. N.B. Vassoevich cũng đề nghị phân biệt bẫy khép kín, bẫy nữa kín và bẫy không khép kín. Bẫy khép kín và nữa khép kín theo ông là những bẫy được thành tạo do vát mỏng đất đá – kênh dẫn, còn bẫy không kín là các bẫy dạng cấu trúc (vòm của cấu trúc địa phương). Tùy theo cơ chế mà có sự phân loại bẫy khác nhau. Nhìn chung các dạng bẫy chính phổ biến nhất là: + Bẫy kiến trúc. + Bẫy địa tầng. + Bẫy trầm tích. + Bẫy hổn hợp. I. BẪY KIẾN TRÚC: Bẫy kiến trúc là bẫy mà lớp phủ và tầng chứa tạo thành một nếp lồi. Chủ yếu được tạo thành do uốn nếp hoặc các đứt gãy. Ranh giới giữa các vỉa kiểu này được tạo nên bởi giao tuyến của mặt nước và tầng chứa. Trong chế độ thủy tĩnh, mặt tiếp xúc giữa nước và dầu nằm ngang, dầu nằm bên trên nước. Các bẫy kiến trúc thường do biến dạng kiến tạo gây ra, hiếm khi do các hiện tượng lún hoặc xâm nhập. Tùy theo phương thức thành tạo ta phân biệt các loại sau : + Kiến trúc nếp lồi + Kiến trúc phay phá + Kiến trúc xâm nhập C A: Kiến trúc nếp lồi B : Kiến trúc xâm nhập C: Kiến trúc phay phá HÌNH 2.3: BẪY KIẾN TRÚC I.1. Kiến trúc nếp lồi:( nếp vòm) Những bẫy tương ứng nếp lồi thường gặp nhất, là hậu quả của hoạt động uốn nếp, đôi khi do hiện tương xâm nhập hay hiện tượng nén chặt gây ra. Các nếp lồi hiếm khi đều đặn ở dưới sâu và thường bị phức tạp hoá do những phá hủy kiến tạo, biến đổi về bề dày hoặc do các bất chỉnh hợp gây nên. Cường độ nếp uốn phát triển rõ theo chiều sâu làm cho nếp uốn trở nên phức tạp ở dưới sâu: nhọn, hẹp, đôi khi thành hình dạng nấm. Nhìn chung các tích tụ lại này thường có kích thướt nhỏ, trừ trường hợp trong các tĩnh dầu giàu có. Một số nếp lồi có thể chuyển sang nếp đơn nghiêng ở nơi sâu do hiện tượng phát triển bề dày của lớp gây ra, đôi khi có mặt bất chỉnh hợp ngay phía trên đới nếp lồi. Nếp lồi được hình thành dần dần trong quá trình phát triển bồn. Các bẫy nếp lồi có thể chứa một hay nhiều tầng sản phẩm, ở đó có duy nhất một mặt nước hay nhiều mặt nước khác nhau tương ứng với tầng sản phẩm trong chế độ thủy động lực, sự chuyển động của tầng chứa nước không chỉ làm nghiêng mặt nước mà còn chuyển các các tích tụ dầu đến sườn nếp lồi, đôi khi làm nó ra khỏi đới khép kín. Ngược lại, trong trường hợp lực đẩy thủy động lực cộng các nhân tố kiến trúc bồi đắp thêm cho sự khép kín không đổi, do đó dòng chảy thủy động lực đã làm cân bằng sự đi lên của hydrocacbon. HÌNH 2.5: BẪY NẾP LỒI PHỨC TẠP BỞI KIẾN TẠO MUỐI – (MỎ MAKAT ) PHỨC TẠP BỞI NÚI LỬA BÙN ( MỎ MAKAT) HÌNH 2.6: BẪY NẾP LỒI PHỨC TẠP BỞI NÚI LỬA BÙN HAY DIAPIRZIM – ( Ở MỎ MORENI) HÌNH 2.4: CÁC HÌNH DẠNG CỦA CẤU TRÚC NẾP LỒI I.2. Bẫy do phay (fault): là kiến trúc chiếm ưu thế trong sự thành tạo bẫy ở đây không tính đến các nếp lồi bị phay phá. Phay trong trường hợp này lá hậu quả của uốn nếp. Mặt phay cắt ngang qua một loạt địa tầng, đóng hai vai trò: phục vụ cho sự di chuyển, tạo nên vùng khép kín không thấm. Trong các hoạt động bẫy do phay phải tính đến tiêu chuẩn trầm tích và thủy động lực, bẫy do phay chính các phay có thể giữ vai trò chắn trong sự di chuyển của hydrocacbon bằng hai cách: + Làm cho tầng thấm tiếp xúc với tầng không thấm. + Hình thành một màn chắn không thấm giữa hai cánh đứt gãy. Các bẫy do phay có thể tập hợp thành nhóm theo hai loại: mũi bị cặt bởi phay, nếp đơn nghiêng bị phay phá. Hình 2.6: Mô hình tích tụ dầu do đứt gãy Phân loại các phay dựa trên hình thù mà chúng hình thành các lớp trầm tích để phân biệt phay thuận và phay nghịch. Các phay thuận biểu hiện bằng sự tách xa các lớp theo chiều ngang, các phay nghịch kéo theo sự tụt lấp theo chiều thẳng đứng. Những bẫy liên quan đến phay thuận thường hay gặp nhất và tích tụ có thể thấy ở cánh nâng hoặc cánh sụt. Còn những bẫy liên quan đến phay nghịch thường phức tạp và hay liên quan đến nếp uốn và xâm nhập muối. Các tích tụ được thành tạo trong cánh sụt nhưng đa số được thành tạo trong cánh nâng. Đá chứa Dầu Bẫy do đứt gãy Đá chắn Đá chắn HÌNH 2.7 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CHẮN CỦA ĐỨT GÃY ĐỐI VỚI MỘT SỐ QUAN HỆ LÝ THUYẾT GIỮA TÍCH TỤ DẦU KHÍ, THẠCH HỌC VÀ ĐỨT GÃY I.3. Kiến trúc xâm nhập: Có khả năng tạo ra những bẫy kiến trúc có liên quan đến hoạt động nâng lên của các đá dẻo, chủ yếu là muối. Ngoài ra các đá xâm nhập macma cũng có thể là nguồn gốc của các bẫy kiến trúc xâm nhập nhưng ít có được sản phẩm hydrocacbon. Kiến tạo muối, muối mỏ có hai đặc tính: Tỉ trọng nhỏ và Độ dẻo. Đây là hai đặc tính tạo ra nguồn gốc của một hoạt động kiến tạo rất đặc biệt, có tầm quan trọng về mặt dầu mỏ. Vị trí các vòm được quyết định bởi yếu tố hình thái, kiến tạo và các nhân tố trầm tích. Theo kết quả nghiên cứu của Nettleton (1943) cho thấy sự nâng lên của vòm muối lúc đầu chậm, sau đó sẽ nhanh hơn tương ứng với tải trọng trầm tích đến khi cột muối đạt đến gần 3/4 chiều cao cuối cùng, tiếp sau đó chậm dần đến thời kỳ cuối. Cơ chế tạo những vòm muối ở thời kỳ đầu có sự di chuyển dần dần của muối tập trung ở một đới mà sau này sẽ thành vòm tạo thành tích tụ đầu tiên có mặt lồi hướng lên trên. Sau đó với sự phát triển bề dầy của những lớp bên trên tạo tha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTONG_QUAN_VE_BAY_O_VIETNAM.doc
  • docLOICAMON_LOIMODAU_TAILIEU_TKHAO_PHULUC.doc
  • docTRANG_BIA.doc
Tài liệu liên quan