Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm [10, tr.137].
Trong một tổ chức tội phạm, thông thường chỉ do một tên nhưng cũng có thể do nhiều tên cầm đầu. Nhiệm vụ của chúng là đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lôi kéo người khác vào tổ chức đó.
Nếu “chủ mưu ” là người đề xướng, có sáng kiến trong việc thành lập tổ chức tội phạm, làm tham mưu cho tổ chức tội phạm, thì người cầm đầu đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lôi kéo người khác vào tổ chức đó, trực tiếp bắt tay vào việc soạn thảo kế hoạch phạm tội, phân công, giao nhiệm vụ cho những người đồng phạm. Chính vì thế, người chủ mưu có thể đứng trong hay ngoài tổ chức, nhưng người cầm đầu luôn là người đứng trong tổ chức đó để trực tiếp điều khiển hoạt động chung.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5691 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 1999) hay “phạm tội chưa đạt” mặc dù trong hành vi được thực hiện rõ ràng là chưa thể có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP nhưng vẫn phải chịu TNHS. Do vậy, ý kiến của PGS.TS Trần Văn Độ là hoàn toàn xác đáng khi cho rằng: “Quan điểm cho rằng CTTP là cơ sở của TNHS duy nhất là hoàn toàn sai lầm vì tự mình CTTP không thể là cơ sở làm phát sinh TNHS”.
b. Cơ sở thực tế của trách nhiệm hình sự
Xét về mặt pháp lý, con người chỉ phải chịu TNHS nếu họ đã thực hiện hành vi được quy định trong BLHS. Điều này có nghĩa là một người có thể phải chịu TNHS nếu hành vi của họ có đủ những dấu hiệu CTTP. Hay nói cách khác, nếu CTTP là điều kiện cần của TNHS thì hành vi phạm tội là điều kiện đủ, vì khi hành vi đã thoả mãn tất cả những dấu hiệu của CTTP thì đã có đầy đủ cơ sở để có thể buộc người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu TNHS mà không đòi hỏi gì thêm.
Hành vi phạm tội rất đa dạng, có thể là hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm hay “tổ chức, giúp sức” người khác thực hiện tội phạm. Những hành vi này theo quy định của BLHS có thể phải chịu TNHS, phải nói là có thể bởi vì hành vi đó nhất thiết phải thoả mãn được dấu hiệu được quy định trong CTTP. Cũng không loại trừ trường hợp hành vi của một số người được quy định trong CTTP, nhưng đối với những người này họ vẫn không phải chịu TNHS vì họ có một số đặc điểm đặc biệt nào đó nên được miễn hoặc được loại trừ TNHS. Vì thế, không ai phải chịu TNHS nếu hành vi mà người đó thực hiện không được BLHS quy định là tội phạm.
Như vậy cơ sở của TNHS là việc thực hiện hành vi (cơ sở thực tế) thoả mãn các dấu hiệu của CTTP (cơ sở pháp lý) được BLHS quy định.
2.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự
Đây là vấn đề từ trước đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, lý giải về mặt lý luận trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu khoa học của PGS.TS Lê Cảm trong cuốn: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự” (Phần chung), trên cơ sở phân tích khoa học về khái niệm TNHS, dựa vào các quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vấn đề TNHS và thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật đã tổng hợp và rút ra những đặc điểm cơ bản của TNHS, cụ thể:
a. Đặc điểm thứ nhất: TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm [4, tr.610].
Trong thực tế khách quan nếu một hoặc nhiều người không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm thì không xuất hiện vấn đề TNHS. Tội phạm chỉ xuất hiện khi hành vi thoả mãn hết các dấu hiệu của CTTP, không rơi vào trường hợp được loại trừ hay miễn TNHS. Vấn đề TNHS được đặt ra, khi đó TNHS là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào, vì TNHS đưa đến hậu quả bất lợi đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm như: Hạn chế và tước bỏ quyền tự do, thậm chí tước bỏ cả tính mạng của chủ thể đó.
b. Đặc điểm thứ hai: TNHS luôn được thể hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên là Nhà nước và người phạm tội [4, tr.611].
Nhà nước là chủ thể có quyền mà đại diện của nó là cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền. Đây là chủ thể có thẩm quyền xử lý người phạm tội với những mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình xét xử họ có nghĩa vụ chỉ được xử lý dựa trên các căn cứ và trong giới hạn do pháp luật quy định.
Đối với người phạm tội thì có nghĩa vụ phải chịu sự tước bỏ và hạn chế quyền tự do nhất định, nhưng đồng thời họ cũng có quyền yêu cầu sự tuân thủ từ phía Nhà nước tất cả các quyền và lợi ích của con người và các quy phạm mà pháp luật đã quy định.
c. Đặc điểm thứ ba: TNHS được xây dựng bằng một trình tự đặc biệt bởi cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án), mà trình tự đó phải do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Trong mọi trường hợp, giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể tương ứng với cơ quan nào thì cơ quan ấy mới có thẩm quyền xác định vấn đề TNHS của công dân bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm.
d. Đặc điểm thứ tư: TNHS chỉ được thực hiện trong bản kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do BLHS quy định [4, tr.612].
Để xác định tư cách bị cáo của những người đồng phạm phải trải qua các giai đoạn tố tụng khác nhau. Khi Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên bản án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật thì khi đó TNHS được chính thức thực hiện.
TNHS được thực hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do BLHS quy định. Có thể là hình phạt gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình... hoặc các biện pháp tư pháp gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh.
e. Đặc điểm thứ năm: TNHS mang tính chất cá nhân [4, tr.611].
Luật hình sự Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc xác định TNHS đối với pháp nhân (Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh tế…) nào đó đã có lỗi để cho người đại diện phạm tội vì lợi ích của pháp nhân, mà chỉ quy định riêng đối với bản thân người phạm tội.
Như vậy, việc nghiên cứu và đưa ra những đặc điểm cơ bản của TNHS sẽ bảo đảm cho việc tìm hiểu các quy phạm pháp luật có được những nhận thức chung nhất, thống nhất và khoa học nhất. Mặt khác, để xác định TNHS của người đồng phạm cần có những nghiên cứu hợp lý về hành vi, tính chất và mức độ tham gia của từng loại người đồng phạm trong vụ án có nhiều người cố ý cùng tham gia.
2.1.3. Các loại người đồng phạm
Đồng phạm là sự cố ý cùng phạm một tội của nhiều người, tính chất và mức độ tham gia thực hiện tội phạm của mỗi người đồng phạm có thể là không giống nhau. Do vậy luật hình sự thế giới nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng đều có những căn cứ khác nhau để phân loại người đồng phạm. Nhìn chung, pháp luật hình sự của các nước đều chú ý phân biệt vai trò của người thực hành với các loại người đồng phạm khác. BLHS của Cộng hoà Liên bang Đức dành riêng Điều 47, Điều 48, Điều 49 để quy định về người thực hành, người xúi giục, người tòng phạm. Mỗi điều luật đều đưa ra khái niệm chung nhất, đồng thời đưa ra đường lối xử lý riêng đối với từng loại người đồng phạm.
BLHS Nhật Bản dành cả chương XI để quy định về đồng phạm, trong đó sự phân loại các loại người đồng chính phạm, người xúi giục, người giúp sức được quy định tại Điều 60, Điều 61, Điều 62. Theo đó Điều 60 quy định: “Hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là chính phạm”. Khái niệm người xúi giục được quy định tại Điều 61: “ Người thông qua sự xúi giục của mình mà làm cho người khác thực hiện một tội phạm sẽ bị xử lý như chính phạm”.
Quy định trên cũng được áp dụng đối với người đã xui người người khác xúi giục. Về khái niệm người giúp sức Điều 62 quy định: “ Người giúp sức là người đã giúp đỡ chính phạm, người đã xui người người giúp sức bị xử như người giúp sức”.
BLHS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chỉ quy định hai loại người đồng phạm là chính phạm và tòng phạm.
Về người chính phạm Điều 23 quy định: “Người tổ chức, chi huy các loại hoạt động phạm tội hoặc giữ vai trò chính phạm trong đồng phạm là chính phạm”.
Điều 24 quy định về người tòng phạm: “Người giữ vai trò thứ yếu hoặc giúp sức trong đồng phạm là tòng phạm”.
Điểm tương đồng giữa BLHS Liên Bang Nga so với BLHS Việt Nam năm 1999 chính là sự phân chia các chủ thể trong đồng phạm thành bốn loại người đồng phạm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.
Trong những vụ đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia thực hiện tội phạm của mỗi người không giống nhau. Do vậy, sự phân định rõ các loại người đồng phạm sẽ là cơ sở quan trọng để chúng ta đánh giá một cách khách quan về hành vi phạm tội của từng người, xác định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm, tạo cơ sở cho việc cá thể hoá hình phạt. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng loại người đồng phạm cụ thể:
a. Người thực hành
Đoạn 2 Khoản 2 Điều 20 BLHS quy định: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm” [3, tr.24].
Người thực hành là người giữ vai trò khá quan trọng trong bốn loại người đồng phạm. Bởi hành vi trực tiếp thực hiện của họ có thể là hành vi chính được mô tả trong CTTP.
Hiểu như thế nào là việc “trực tiếp thực hiện tội phạm”? Vấn đề này Luật hình sự Việt Nam có quy định như sau:
Người trực tiếp thực hiện tội phạm là trường hợp người phạm tội tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Đây là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường trong thực tế. Tự mình thực hiện có thể là sử dụng công cụ, phương tiện, kể cả sử dụng cơ thể người khác và súc vật như là công cụ, phương tiện hoặc có thể không sử dụng công cụ, phương tiện. Trong vụ phạm tội cố ý có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Trong trường hợp này không đòi hỏi mỗi người phải thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP, mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi đó, nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của CTTP.
Ví dụ: Tại bản án số 05/2006/HSST (ngày 10/03/2006) do Tòa án nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) xét xử. Nội dung như sau:
Khoảng 18 giờ ngày 11/09/2005, Nguyễn Chí Mạnh, Lê Tiến Tuấn, Trần Viết Tuấn dạo chơi quanh bờ hồ trước trụ sở huyện uỷ huyện Thanh Chương. Cả ba cùng thống nhất, bàn bạc cắt trộm dây điện thoại lấy lõi đồng để bán.
Đến khoảng 1 giờ ngày 12/09/2005, cả ba đã tiến hành thực hiện hành vi. Nguyễn Chí Mạnh và Lê Tiến Tuấn dùng dao để cắt cáp còn Trần Viết Tuấn đứng gác. Hậu quả phạm tội của chúng đã gây thiệt hại tổng cộng cho Công ty viễn thông Nghệ An là 6.534.000 đồng.
Trong vụ án này, hành vi của mỗi tên chưa thoả mãn hết các dấu hiệu được quy định trong CTTP tội trộm cắp tài sản. Nguyễn Chí Mạnh, Lê Tiến Tuấn đã có hành vi trực tiếp cắt dây cáp điện thoại còn Nguyễn Viết Tuấn chỉ thực hiện hành vi cảnh giới và dịch chuyển dây cáp cắt được tới nơi an toàn. Thế nhưng tổng hợp hành vi của ba đối tượng thì tội trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành. Ở đây, Nguyễn Chí Mạnh, Lê Tiến Tuấn bằng chính hành vi của mình đã trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP tội trộm cắp tài sản với vai trò là người thực hành.
Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì những người đồng phạm thực hiện chỉ có thể là những người có đủ dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Nếu không họ chỉ có thể là người giúp sức hoặc cá biệt có thể phạm tội khác
[10, tr.135].
Ví dụ: Nguyễn Thị A là chủ một cửa hàng. Một lần, theo yêu cầu của B (B là khách quen của nhà hàng), A đã dùng vũ lực để ép buộc C, giữ C để B thực hiện hành vi giao cấu. Hành vi của B đã đủ dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm với vai trò là người thực hành. Ta biết rằng đối với tội hiếp dâm, yêu cầu chủ thể thực hiện tội phạm phải là nam giới. Do đó, trong trường hợp này A chỉ giữ vai trò là người giúp sức.
Cũng là hành vi trên, nhưng giả sử A là nam giới thì hành vi của A không còn là hành vi giúp sức thông thường mà A sẽ là người đồng phạm cùng thực hành với B trong tội hiếp dâm.
Trường hợp thứ hai của người trực tiếp thực hiện tội phạm là những người không tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP như: không tự mình thực hiện hành được mô tả trong CTTP, không tự mình tước đoạt sinh mạng người khác (đâm, bắn, chém...) hoặc không tự mình thực hiện hành vi huỷ hoại tài sản (đốt cháy, đập, phá...). Họ chỉ có hành động (cố ý) tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP, nhưng bản thân những người bị tác động thực hiện hành vi đó lại không phải chịu TNHS cùng với người đã tác động vì:
Họ không có năng lực TNHS hoặc chưa đạt độ tuổi chịu TNHS theo luật định [10, tr.136]. Như đã phân tích ở phần trên, nếu người thực hiện tội phạm chưa đạt độ tuổi luật định thì người đó không phải chịu TNHS về việc làm của mình. Đối với trường hợp không có NLTNHS cũng tương tự như vậy. Nếu người thực hành tác động vào người thuộc trường hợp này để thực hiện tội phạm thì không có đồng phạm, đồng thời người đó phải chịu TNHS độc lập do hành vi của mình gây ra cho người bị hại. Hoặc họ không có lỗi hay chỉ có lỗi vô ý do sai lầm [2, tr.136].
Tại Khoản 1 Điều 20 BLHS 1999 đã quy định: “Đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm” [3, tr.24]. Yêu cầu “cùng cố ý thực hiện một tội phạm” là dấu hiệu bắt buộc trong đồng phạm. Ở đây, người bị tác động không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm. Do vậy không có đồng phạm và TNHS trong trường hợp này cũng chỉ áp dụng đối với người đã có hành vi thông qua sự tác động tới người khác để phạm tội.
Ví dụ: A là giám đốc một công ty lớn, trong đợt tổ chức lại Công ty, A đã quyết định sa thải B và C. Từ đó B và C luôn tìm mọi cách để trả thù A. Một lần A bị ốm, B và C đã đến nhà để thăm bệnh A. Nhân lúc vợ A xuống bếp, B và C đã cho thuốc độc vào bát cháo mà vợ A chuẩn bị sẵn để A ăn. Do không biết gì về hành động của B và C nên vợ A đưa cho A ăn hết bát cháo. Do thuốc quá độc, A đã chết.
Trong trường hợp này vợ A không có lỗi đối với cái chết của chồng. Còn B và C đã thông qua hành vi của vợ A để giết chết A. Do đó, chỉ B và C là đồng phạm giết người với vai trò là người thực hành.
Đối với trường hợp người thực hành ở dạng thứ hai không thể xảy ra ở những tội đòi hỏi chủ thể phải trực tiếp thực hiện như tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS năm 1999) hoặc tội loạn luân (Điều 150 BLHS năm 1999). Ở những tội này chỉ có thể có người thực hành ở dạng thứ nhất.
Như vậy, hành vi của người thực hành được biểu hiện trong thực tế là rất đa dạng, phong phú. Hành vi của họ luôn được coi là có vị trí trung tâm. Chúng ta có thể dựa vào hành vi trực tiếp gây ra tội phạm của họ để định tội và lượng hình chính xác. Từ đó giải quyết đúng đắn TNHS của từng người đồng phạm cụ thể.
b. Người tổ chức
Đoạn 2 Khoản 2 Điều 20 BLHS 1999 quy định: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm” [3, tr.24].
Người tổ chức có một vai trò rất quan trọng trong vụ đồng phạm, được coi là linh hồn của tội phạm. Người tổ chức được xác định là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về từng loại người tổ chức:
Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm [10, tr.137]. Hoạt động phạm tội của họ thể hiện ở hành vi bày mưu, lập kế, vạch kế hoạch tiến hành tội phạm, đưa ra mưu mẹo, kế hoạch, vẽ đường chỉ lối cho người đồng phạm khác. Những người đồng phạm khác hoặc người thực hành dựa vào những kế hoạch vạch ra đó để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Người chủ mưu có thể tham gia trực tiếp vào việc thực hiện tội phạm hoặc cũng có thể không tham gia vào tổ chức mà đứng ngoài tổ chức. Song có một thực tế là người chủ mưu luôn mong muốn đồng bọn thực hiện tội phạm theo những mưu mẹo, kế hoạch của mình và gây ra hậu quả. Trong mọi trường hợp người chủ mưu luôn thực hiện tội phạm bằng lỗi cố ý trực tiếp.
Ví dụ: Trong một nhóm tội phạm được tổ chức khá chặt chẽ do Nguyễn Văn A cầm đầu. Nhóm có sự phân công vai trò, nghĩa vụ cho từng người đồng phạm rất rõ ràng nên hoạt động của tổ chức tội phạm này rất chuyên nghiệp.
Bên cạnh A luôn có Phạm Quốc B (B là cố vấn cho A). B cũng là người đưa ra mọi sáng kiến thành lập nhóm, vạch kế hoạch chiến lược cho hoạt động của cả nhóm trong thời gian đầu.
Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm [10, tr.137].
Trong một tổ chức tội phạm, thông thường chỉ do một tên nhưng cũng có thể do nhiều tên cầm đầu. Nhiệm vụ của chúng là đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lôi kéo người khác vào tổ chức đó.
Nếu “chủ mưu ” là người đề xướng, có sáng kiến trong việc thành lập tổ chức tội phạm, làm tham mưu cho tổ chức tội phạm, thì người cầm đầu đứng ra thành lập tổ chức tội phạm, lôi kéo người khác vào tổ chức đó, trực tiếp bắt tay vào việc soạn thảo kế hoạch phạm tội, phân công, giao nhiệm vụ cho những người đồng phạm. Chính vì thế, người chủ mưu có thể đứng trong hay ngoài tổ chức, nhưng người cầm đầu luôn là người đứng trong tổ chức đó để trực tiếp điều khiển hoạt động chung.
Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang [10, tr. 137].
Thông thường chỉ trong đồng phạm phức tạp hoặc trong phạm tội có tổ chức mới xuất hiện nguời chỉ huy. Khi đó người chỉ huy giao nhiệm vụ, đôn đốc, điều khiển đồng bọn thực hiện kế hoạch phạm tội một cách nhịp nhàng và có hiệu quả.
Như vậy, sự phân biệt ba loại người “chủ mưu”, “cầm đầu”, “chỉ huy” chỉ là tương đối. Một tổ chức tội phạm có thể tồn tại ba loại người này song có thể cả ba vai trò đó cùng tồn tại trong một người đồng phạm. Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác thì người tổ chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó. Điều đặc biệt của người tổ chức đó là hành vi phạm tội của họ không được mô tả trong CTTP, người tổ chức phải thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra những hậu quả tội phạm. Người tổ chức luôn luôn hành động phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Họ biết hành vi của mình là phạm tội, biết được hành vi của từng tên đồng bọn, biết rõ phương thức hoạt động cũng như thành phần tổ chức, biết những hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình và đồng bọn gây ra. Song người tổ chức vẫn đôn đốc đồng bọn hoạt động, vẫn mong muốn hậu quả xảy ra. Với những hành vi như vậy, người tổ chức rõ ràng giữ vai trò rất quan trọng trong tổ chức phạm tội. Luật hình sự luôn coi người tổ chức là đối tượng cần nghiêm trị. Tại Khoản 2 Điều 3 BLHS 1999 khẳng định: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng...” [3, tr.15].
c. Người giúp sức
Khoản 2 Điều 20 BLHS 1999 quy định: “Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm” [10, tr.139].
Hành vi của người giúp sức là tạo ra những điều kiện cho người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Những điều kiện đó có thể có tính vật chất hoặc có tính tinh thần. Cũng chính vì vậy mà hành vi của người giúp sức trong đồng phạm có thể là giúp sức về vật chất hoặc giúp sức về tinh thần.
Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp những gì tuy không có tính vật chất nhưng cũng tạo ra cho người thực hành thực hiện tội phạm được thuận lợi hơn như: Chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình.
Ví dụ: Tạp chí Tòa án nhân dân số 2 tháng 1 năm 2007 đưa ra ý kiến trao đổi về một vụ án với nội dung như sau:
Công ty SG có ký một hợp đồng vận chuyển hàng hóa với Công ty TNHH dịch vụ TS do Hồ Ngọc Sang làm giám đốc với nội dung: Công ty TS mỗi ngày cung ứng cho Công ty SG tối thiểu 5 đầu xe kéo contenner, tối đa không hạn chế. Đến tháng 7 năm 2005, Công ty SG có chủ trương huy động phương tiện sẵn có trong công ty để vận chuyển hàng hóa nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên nên đã giảm số đầu xe của Công ty TS xuống còn 05 xe như thỏa thuận trong hợp đồng.
Do Công ty vừa mua trả góp 05 đầu kéo Contenner để phục vụ cho hợp đồng nêu trên. Đang trong tình trạng nợ nần nay lại bị giảm lượng xe đến mức tối thiểu, doanh thu của công ty TS hàng tháng giảm xuống đáng kể (từ
700 triệu/tháng xuống 400 triệu/tháng). Hồ Ngọc Sang tìm hiểu nguyên nhân của việc giảm đầu xe qua Vũ Xuân Thiên (là đội trưởng đội kéo của công ty SG). Hồ Ngọc Sang cho rằng: Nguyễn Ngọc Chỉnh (là Phó giám đốc công ty SG) đã cản trở công việc làm ăn của Công ty TS. Do vậy, Sang đã nảy sinh ý đồ thuê người đánh cảnh cáo Chỉnh, đánh cho bầm tím mặt mày để anh Chỉnh không cản trở công việc làm ăn của mình nữa. Ý định này Sang đã cho Vũ Xuân Thiên biết và được Thiên đồng ý (vì Thiên đã có mâu thuẫn về công việc với Chỉnh từ trước). Do cùng cơ quan với chỉnh nên Thiên đã cung cấp thời gian đi làm cũng như lịch trực của Chỉnh cho Sang biết.
Hành vi cung cấp thông tin và hoạt động đi lại của Thiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bọn do Sang thuê thực hiện hành vi theo như chỉ dẫn một cách chính xác, đầy đủ nhất.
Cũng có trường hợp hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động. Đó có thể là trường hợp những người có nghĩa vụ pháp lý phải hành động nhưng đã cố ý không hành động và qua đó đã loại trừ trở ngại khách quan ngăn cản việc thực hiện tội phạm đến cùng.
Ví dụ: A là bảo vệ cơ sở sản xuất hàng gia dụng, khi đang làm nhiệm vụ phát hiện thấy bạn cùng phòng mình là B đang mang tài sản ra khỏi kho chứa hàng, nhưng A không bắt giữ B mà giả vờ như không biết. Kết quả là B đã lấy được số tài sản lớn trị giá 7.500.000 đồng.
Một dạng giúp sức đặc biệt nữa đó là giúp sức bằng lời hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu các tang chứng, vật chứng hoặc sẽ tiêu thụ các vật do phạm tội mà có sau khi tội phạm đã thực hiện xong.
Hành vi giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào hành động. Nhưng cũng có trường hợp người giúp sức tham gia khi tội phạm đang tiến hành, giúp một người vốn có ý định phạm tội có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm hoặc yên tâm hơn khi thực hiện tội phạm.
Như vậy, hành vi của người giúp sức là tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bọn thực hiện tội phạm. Tính chất và mức độ của hành vi giúp sức cũng được coi là ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác. Do vậy, luật hình sự Việt Nam không coi người giúp sức là đối tượng cần nghiêm trị như những người đồng phạm khác. Đó là cơ sở để cơ quan xét xử đưa ra quyết định hình phạt đối với người giúp sức nhẹ hơn so với quyết định hình phạt đối với những người cùng phạm tội trong vụ đồng phạm đó.
d. Người xúi giục
Đoạn 3 Khoản 2 Điều 20 BLHS quy định: “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm” [3, tr.24].
Người xúi giục không trực tiếp gây ra tội phạm nhưng đã thực hiện ý định phạm tội của mình bằng cách tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Họ là người đã đề xuất việc phạm tội và thúc đẩy cho việc phạm tội đó được thực hiện thông qua người khác. Với ý thức làm phát sinh ý định phạm tội ở người khác, người xúi giục đã sử dụng nhiều hình thức nhằm thuyết phục người khác phạm tội. Để đạt được điều đó, người xúi giục bằng những hành động tích cực tác động đến người bị xúi giục. Do vậy, có thể người xúi giục là “tác giả tinh thần” của tội phạm.
Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh. Tuy nhiên, hành vi xúi giục không nhất thiết phải đủ tất cả những thủ đoạn trên. Chỉ cần có một trong những hành vi trên cũng có thể xuất hiện hành vi xúi giục và khi đó người xúi giục phải chịu TNHS.
Hành vi xúi giục là hành vi được thực hiện bằng lỗi cố ý. Người xúi giục biết rằng hành vi xúi giục của mình sẽ làm nảy sinh ý định phạm tội ở người khác, khơi dậy ở người khác quyết tâm phạm tội, nhưng người xúi giục vẫn tích cực tác động và mong muốn cho tội phạm xảy ra.
Dù bằng hình thức nào thì hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là người xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người xác định. Việc kêu gọi, hô hào mà không hướng tới những người xác định thì không phải là hành vi xúi giục. Hành vi xúi giục phải cụ thể, nghĩa là nhằm gây ra tội phạm cụ thể. Việc truyền bá, gieo rắc tư tưởng xấu cho một người hoặc một số người khiến những người này đi vào con đường phạm tội cũng không phải là hành vi xúi giục trong đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành tội độc lập khác như tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp.
Nếu hành vi giúp sức không có tính chất quyết định trong việc kích động người khác phạm tội thì hành vi xúi giục lại thúc đẩy người khác từ chỗ chưa có ý định phạm tội, không yêu cầu phải thúc đẩy theo một hình thức nào: có thể bằng lời nói hoặc thư viết. Người thúc đẩy người khác phạm tội phải chịu TNHS. Việc xác định rõ TNHS mà người xúi giục phải chịu tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như bản chất của người xúi giục và người bị xúi giục. Trong mọi trường hợp hậu quả mà người thực hành gây ra phải là kết quả của hành vi xúi giục. Người xúi giục luôn được coi là tác giả tinh thần của tội phạm. Do đó người xúi giục được coi là loại người nguy hiểm trong đồng phạm, cần phải có biện pháp để trừng trị nghiêm khắc.
Như vậy, tội phạm thực hiện dưới hình thức đồng phạm có thể là sự kết hợp đầy đủ của bốn loại hành vi tương ứng với bốn loại người: người thực hành, người tổ chức, người giúp sức và người xúi giục. Hành vi của họ đều ít nhiều góp phần đảm bảo cho tội phạm được thực hiện. Tìm hiểu rõ bốn loại người đồng phạm cùng với hành vi tuơng ứng mà họ đã thực hiện sẽ là cơ sở cho việc cá thể hóa TNHS cho từng người đồng phạm, đảm bảo nguyên tắc xử lí đúng người, đúng tội, giữ vững tính nghiêm minh, nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta.
2.2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
2.2.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
Trong đồng phạm, tội phạm đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm Một số vấn đề lí luận và thực tiễn.DOC