Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1: Thị trường Anh 1
I. Một số nét về đất nước Anh 1
1. Điều kiện tự nhiên - Lịch sử - Con người 1
1.1: Điều kiện tự nhiên 1
1.2: Sơ lược lịch sử 1
1.3: Con người 2
2. Chính trị và xã hội 2
2.1: Chính trị 2
2.1.1: Bộ máy chính quyền 2
2.1.2: Hệ thống luật pháp 3
2.2. Xã hội 4
2.2.1. Gia đình 4
2.2.2. Tầng lớp xã hội 4
2.2.3: Giới tính 5
2.2.4. Chủng tộc 5
2.2.5. Tôn giáo 6
3. Văn hóa và lối sống 6
II. Khái quát kinh tế Vương quốc Anh 6
1. Khái quát chung về trình độ phát triển kinh tế 6
1.1: Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế 6
1.2. Đánh giá tình hình kinh tế Anh trong những năm gần đây 8
2. Cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu 12
2.1: Ngành công nghiệp 13
2.2: Ngành nông nghiệp 14
2.3: Ngành dịch vụ 14
III. Đặc điểm thị trường Anh 15
1. Hệ thống phân phối 15
1.1. Hệ thống bán buôn 15
1.2. Hệ thống bán lẻ 17
2. Hệ thống dịch vụ 18
3. Đặc điểm thị trường Anh 20
3.1: Mức thu nhập và sức mua 20
3.2. Tập quán và thị hiều tiêu dùng 21
3.3. Những thay đổi về mặt xã hội có ảnh hưởng tới tiêu dùng cá nhân 22
3.3.1. Tuổi thọ 22
3.3.2. Cơ cấu gia đình 23
3.3.3: Trách nhiệm xã hội 23
4. Tập quán kinh doanh 24
4.1. Thiết lập quan hệ trực tiếp 24
4.2. Thông tin liên lạc 25
IV. Ngoại thương nước Anh 26
1. Chính sách phát triển thương mại quốc tế của Anh 26
2. Những đối tác thương mại chiến lược của Anh 27
3. Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây 28
3.1. Tình hình xuất khẩu 28
3.1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu 29
3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 29
3.2. Tình hình nhập khẩu 29
3.2.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu 30
3.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 30
Chương 2: Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam 31
I. Thị trường Anh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 31
1. Vai trò của thị trường Anh trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam 31
2. Những chế định và đòi hỏi của thị trường Anh Quốc 33
2.1: Tiêu chuẩn hóa 34
2.2. Sức khoẻ 35
2.2.1. Ký hiệu CE đối với sản phẩm công nghiệp 35
2.2.2. Hệ thống HACCP đối với thực phẩm chế biến 35
2.2.3. Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP 36
2.3. Môi trường 37
3. Chế độ ưu đãi phổ cập - GSP 37
II. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam 39
1. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam theo một số lý thuyết về lợi ích ngoại thương 39
1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 39
1.2. Lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher - Ohlin 41
2. Vài nét về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong những năm gần đây 43
3. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam 46
3.1. Nhóm hàng chế biến chính 47
3.1.1. Sản phẩm giày dép 47
3.1.2. Sản phẩm dệt may 49
3.1.3. Sản phẩm gỗ 52
3.1.4. Sản phẩm gốm sứ 53
3.2. Nhóm nông lâm thuỷ sản chính 54
III. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Anh Quốc 59
1. Tiến trình hợp tác thương mại Việt Nam - Anh Quốc 59
2. Tình hình ngoại thương Việt Nam - Anh Quốc trong những năm gần đây 61
2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh 62
2.2. Tình hình xuất khẩu của Anh vào Việt Nam 64
2.2.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng 64
2.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 65
3. Những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc 66
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp
Việt Nam xuất khẩu sang Anh 71
I. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc 69
II. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới 71
III. Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh 75
1. Giải pháp về phía nhà nước 76
1.1. Những chính sách chung 76
1.2. Về quan hệ song phương 76
1.3. Về hỗ trợ xúc tiến thương mại 77
1.4.Về hỗ trợ tài chính 79
2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 80
2.1. Tìm hiểu thị trường 80
2.2. Tạo nguồn hàng 81
2.3. Lựa chọn kênh phân phối 81
2.4. Tiến hành giao dịch 83
3. Giải pháp đối với ngành hàng 84
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
101 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển như Việt Nam cần phải tuân thủ những quy định về môi trường mới có thể xuất khẩu sản phẩm vào Anh quốc nói riêng và EU nói chung. Các nhà nhập khẩu ở đây đang ngày càng chịu nhiều đòi hỏi hơn liên quan đến môi trường và họ sẽ chuyển những đòi hỏi này sang các nhà xuất khẩu.
Hiện nay, tiêu chuẩn quản lý môi trường quan trọng nhất cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển là ISO 14001.
Trên đây là những chế định của thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước đang phát triển thường gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường Anh quốc nói riêng và EU nói chung. Có thể nói đây là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ý thức được điều này. Các nguyên tắc về quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn của EU như HACCP và ISO 14001...đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Đây là một tín hiệu tốt đánh dấu những triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU nói chung và thị trường Anh Quốc nói riêng.
3. Chế độ ưu đãi phổ cập (GSP)
Chế độ ưu đãi phổ cập mà EU dành cho Việt Nam là một thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Anh.
GSP (Generalized System of Preferences) - Hệ thống ưu đãi phổ cập của Liên minh châu Âu (EU) thực chất là một công cụ truyền thống của các chính sách thương mại, chính sách thuế quan nhằm tạo ra một sự ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển so với các nước công nghiệp, giúp hàng hoá của các nước này thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường EU. Vấn đề cốt lõi của GSP là giảm bớt biểu thuế và xoá bỏ biểu thuế cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển khi xuất khẩu vào thị trường này. Chế độ GSP ra đời từ 1/7/1971 và cứ 10 năm thì xem xét lại một lần. Chế độ GSP được sửa đổi lần đầu tiên vào 1/1/1981 và lần sửa đổi thứ hai vào ngày 1/1/1986 (xem xét giữa kỳ). Chế độ GSP mới lần này được đưa ra với hai loại sản phẩm: công nghiệp và nông nghiệp.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đang phát triển được hưởng chế độ GSP của EU. Ngoại trừ hàng dệt may, tất cả các hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào EU đều được hưởng GSP. Chế độ GSP hiện hành sẽ giúp Việt Nam cải thiện tình hình xuất khẩu vào EU bởi một cải cách cơ bản của nó là rút bỏ chế độ GSP với các nước phát triển, có khả năng cạnh tranh cao, từ đó tăng ưu đãi cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý là chế độ GSP mới được áp dụng trong toàn bộ thời gian có hiệu lực và không hạn chế về số lượng. Như vậy, vấn đề hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EU lâu nay bị hạn chế bởi hạn ngạch cũng sẽ được xem xét lại. Có thể nói, chế độ GSP mới được xem xét lại sẽ mở ra một con đường sáng sủa, dễ đi hơn cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi xâm nhập thị trường EU. Đây là thời cơ hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Anh Quốc.
Chế độ GSP mới chia ra làm bốn loại sản phẩm với bốn mức thuế ưu đãi khác nhau: Thứ nhất là loại sản phẩm có độ nhạy cảm cao thì mức thuế ưu đãi bằng 85% so với mức thuế quan chung. Tiếp theo là loại sản phẩm nhạy cảm có mức thuế ưu đãi bằng 70% mức thuế quan chung. Thứ ba là loại sản phẩm bán nhạy cảm chịu thuế bằng 30% mức thuế quan chung và cuối cùng là loại không nhạy cảm được miễn thuế hoàn toàn (0%). Khi xem xét danh mục những mặt hàng ưu đãi về nông nghiệp và công nghiệp xuất khẩu vào EU thì Việt Nam có lợi thế về một số mặt hàng nông sản và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chú ý rằng quy chế GSP được xây dựng theo ý tưởng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển chứ không phải là việc xuất khẩu các sản phẩm sơ khai. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư hơn nữa cho quá trình chế biến các sản phẩm là nguyên liệu và nông sản thô, nhanh chóng chuyển sang xuất hàng tinh chế. Như vậy, chế độ GSP của EU dành cho Việt Nam không chỉ đơn thuần là tạo ra những ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, mà còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Anh là một thị trường có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất EU. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này, chế độ GSP của EU còn tác dụng lớn hơn rất nhiều. Nó không chỉ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp từ một nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn mà còn tạo điều kiện cho hàng hóa có thể cạnh tranh được với hàng hoá đến từ các nước phát triển khác trong môi trường đầy cạnh tranh.
II. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh
của hàng hoá Việt Nam
1. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam theo một số lý thuyết về lợi ích ngoại thương.
1.1: Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo:
David Ricardo (1772 – 1823), kinh tế gia cổ điển người Anh trong tác phẩm nổi tiếng “Các nguyên tắc kinh tế chính trị và việc đánh thuế” xuất bản 1817 đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh hay còn gọi là lợi thế tương đối. Trong lý thuyết này, D. Ricardo đã đưa ra khái niệm về chi phí tương đối hay so sánh như là nền tảng cho mậu dịch quốc tế và nhằm vào chi phí lao động hơn là các yếu tố khác trong sản xuất như đất đai, vốn.
Lý thuyết “Lợi thế tương đối” xác định rằng “Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn nước khác hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với nước khác trong việc sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng”. Nói cách khác, các nước nên tập trung nguồn lực để sản xuất những sản phẩm có hiệu quả hơn nếu so với các nước khác và xuất khẩu những sản phẩm này. Sau đó, họ sẽ nhập khẩu những sản phẩm mà họ đã từ bỏ không sản xuất, từ các nước mà việc sản xuất ra chúng ít tốn kém hơn.
Theo lý thuyết trên thì mặc dù Anh Quốc là một quốc gia phát triển, có lợi thế tuyệt đối hơn so với Việt Nam trong các lĩnh vực nhưng việc tiến hành hoạt động trao đổi hàng hoá giữa hai nước vẫn có lợi cho cả hai bên. Bên cạnh nền công nghiệp, dịch vụ phát triển, nền nông nghiệp Anh tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé nhưng cũng là ngành kinh tế rất phát triển. Tuy nhiên, với tiềm lực về khoa học công nghệ, việc Anh tập trung vào sản xuất nông nghiệp để xuất khẩu sẽ không có hiệu quả bằng tập trung vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Việt Nam là nước nông nghiệp đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa. Việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu ở Việt Nam sẽ có hiệu quả hơn là tập trung vào sản xuất công nghiệp để xuất khẩu. Như vậy, Anh Quốc có lợi thế so sánh về các sản phẩm công nghiệp, Việt Nam có lợi thế so sánh về các sản phẩm nông nghiệp. So với Anh, ngành nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam đều kém hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu sang thị trường Anh các sản phẩm nông nghiệp. Anh sẽ xuất khẩu sang Việt Nam những thiết bị máy móc, công nghệ. Việc trao đổi buôn bán này sẽ giúp Anh mở rộng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp thông qua nhập khẩu các sản phẩm này với giá rẻ hơn từ Việt Nam. Còn Việt Nam sẽ có những máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá mà không phải đầu tư quá mức vào việc sản xuất những sản phẩm này ở trong nước.
Lý thuyết của David Ricardo đã chứng minh được lợi ích của mậu dịch quốc tế là lợi thế tương đối của mỗi quốc gia, cho thấy những nước có nền sản xuất còn kém phát triển như Việt Nam vẫn có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế, vẫn có thể tiến hành các hoạt động thương mại song phương với những cường quốc phát triển như Anh Quốc. Tuy nhiên, lý thuyết của David Ricardo mới chỉ phân tích lợi thế tương đối dựa trên một nhân tố biến thiên là chi phí lao động chứ chưa tính đến các yếu tố khác trong sản xuất như đất đai, vốn. Ngoài ra, lý thuyết trên không giúp cho thấy một loại sản phẩm mà một nước có lợi thế nhất nếu sản xuất nó. Hơn một thế kỷ sau, một lý thuyết mới ra đời đã bổ sung đầy đủ hơn cho lý thuyết của David Ricardo. Đó là lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher và Ohlin.
1.2: Lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher - Ohlin:
Trong tác phẩm "Thương mại liên khu vực và quốc tế" xuất bản năm 1933, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher (1879 - 1952) và Bertil Ohlin (1899 - 1979) đã phát triển học thuyết "Tỷ lệ yếu tố" (Factor Proportions). Lý thuyết Heckscher - Ohlin cho rằng "Trong tiến trình sản xuất người ta phải phối hợp nhiều yếu tố theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Sự khác nhau ở các nước về mối tương quan giữa lao động với đất đai hay vốn có thể giải thích sự khác biệt về chi phí các yếu tố. Nếu lao động dồi dào (dư thừa) so với đất đai và vốn thì chi phí lao động sẽ thấp, còn chi phí đất đai, tiền vốn sẽ cao. Nếu lao động khan hiếm thì giá lao động sẽ cao so với giá đất và tiền vốn. Những chi phí này sẽ giúp các nước có sở trường sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dùng yếu tố sản xuất dư thừa nên sẽ có giá rẻ hơn."
Bằng những dẫn chứng cụ thể về mối quan hệ giữa đất đai và lao động, giữa vốn và lao động, lý thuyết Heckscher - Ohlin đã đi đến kết luận "Các nước nên xuất khẩu những sản phẩm có số lượng lớn các nhân tố sản xuất phong phú sẵn có của bản thân và nhập khẩu những sản phẩm bao hàm phần lớn các nhân tố sản xuất trong nước khan hiếm."
Trong trường hợp Việt Nam là nước xuất khẩu, Anh là nước nhập khẩu, căn cứ vào lý thuyết Heckscher - Ohlin ta có thể xác định được loại sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế nhất khi sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Anh. Việt Nam và Anh Quốc là hai quốc gia có cơ cấu kinh tế rất khác biệt. Anh là quốc gia công nghiệp phát triển, có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP tương ứng là 1 - 25 - 74. Còn Việt Nam là nước nông nghiệp đang tiến hành công nghiệp hóa, có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 23,3 - 37,75 - 38,95. Số người làm trong lĩnh vực nông nghiệp của Anh chiếm khoảng 2% lực lượng lao động còn số người làm trong nông nghiệp của Việt Nam chiếm tới gần 80% lực lượng lao động. Rõ ràng là ngành nông nghiệp của nước Anh không những chiếm một tỷ trọng nhỏ bé trong GDP mà còn có lực lượng lao động rất ít ỏi. Trong khi đó, diện tích đất dùng cho nông nghiệp của Anh chiếm tới 29% diện tích đất tự nhiên. Điều này sẽ dẫn tới chi phí cho lao động trong ngành nông nghiệp của Anh cao hơn so với giá đất và tiền vốn. Ngược lại với Anh, ngành nông nghiệp của Việt Nam không chỉ có một lực lượng lao động dồi dào mà còn có đóng góp đáng kể vào GDP. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có diện tích đất canh tác màu mỡ, rộng lớn. Với những lợi thế sẵn có về đất đai, lao động và lượng vốn ít ỏi, Việt Nam nên sản xuất hàng nông lâm sản chế biến và xuất khẩu sang Anh - nơi có yếu tố lao động khan hiếm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong lĩnh vực công nghiệp, là một quốc gia công nghiệp phát triển, với lợi thế về công nghệ, bí quyết kỹ thuật, vốn, Anh tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo và năng lượng và phần nào giảm bớt nguồn lực vào công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp vốn là những ngành cần nhiều lao động. Còn ở Việt Nam, do yếu tố lao động dư thừa so với vốn dẫn đến giá lao động rẻ. Vì vậy Việt Nam nên tận dụng yếu tố lao động rẻ, có tay nghề để tập trung vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm này.
Như vậy, xét ở góc độ các lý thuyết về lợi ích ngoại thương ta có thể thấy tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là mặt hàng nông lâm thuỷ sản, công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp. Trên thực tế, để phát huy được hết những tiềm năng đó, hàng hoá Việt Nam còn phải trải qua rất nhiều thử thách trên thị trường rất khó tính như thị trường Anh. Để xác định rõ hơn triển vọng xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường Anh - một thị trường quan trọng của EU - người viết sẽ phân tích cơ cấu hàng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh và tiềm năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang thị trường Anh.
2. Vài nét về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong những năm gần đây:
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh nhìn chung ít thay đổi, trong đó hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là giày dép và may mặc. Sau đây là danh sách các mặt hàng có kim ngạch lớn, ổn định và mặt hàng có tiềm năng phát triển thương mại (Phân tích theo nhóm hàng, giá trị các năm 1999 đến 2002).
Bảng 10 : Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Anh Quốc
giai đoạn 1999 - 2002
Đơn vị: Nghìn GBP
Nhóm hàng
Tên hàng
1999
2000
2001
2002
A. Nhóm hàng nguyên liệu
thô
sơ chế
I. Khoáng sản
9.594
7.831
8.511
9.462
1. Thiếc
4.621
5.225
5.574
6.187
2. Than đá
5.973
2.606
2.937
3.275
II. Nông lâm thuỷ sản chính
47.180
52.535
45.923
50.967
1. Cà phê hạt
24.908
26.685
20.944
23.352
2. Gạo
7.565
8.602
6.979
7.781
3. Thuỷ sản các loại
6.331
7.299
8.445
9.394
4. Hạt điều nhân
5.443
6.190
5.689
6343
5. Mây, tre, cói, lá
1.532
1.860
1984
2012
6. Cao su
843
1.057
996
1110
7. Hạt tiêu
249
328
349
386
8. Chè
159
327
342
381
9. Rau hoa quả
150
187
195
208
Tổng
56.774
60.366
54.434
60.429
B. Nhóm hàng
chế
biến chính
1. Giày dép các loại
112.713
158.379
244.673
296.600
2. Dệt may
37.934
51.253
49.396
53.212
3. Sản phẩm gỗ
14.069
19.700
25.015
34.000
4. Gốm sứ
6.798
8.614
9.189
13.523
5. Đồ chơi trẻ em
8.374
8.540
9.110
10.157
6. Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột, sữa
197
223
245
268
Tổng
180.085
246.709
337.628
407.760
C. Nhóm hàng chế biến cao
1. Linh kiện điện tử và tivi, máy tính và linh kiện máy tính
3.066
4.708
3.085
3.439
Nguồn: Vụ Âu Mỹ - Bộ Thương mại
Qua 18 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 3 nhóm hàng xuất khẩu ở bảng 10, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của ta sang thị trường Anh khá hợp lý, bao gồm các sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp và bước đầu đã xuất khẩu các sản phẩm chế biến cao. Nhóm hàng chế biến chính là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và có tốc độ tăng trường đều đặn. Trong khi đó, kim ngạch của nhóm hàng nguyên liệu thô và sơ chế thường lên xuống không ổn định. Về nhóm hàng chế biến cao, ta mới chỉ xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử, tivi, máy tính và linh kiện máy tính với kim ngạch còn rất thấp và chưa ổn định.
Đối với nhóm hàng nguyên liệu thô và sơ chế, đây là nhóm hàng có hàm lượng chế biến rất ít, thường phải chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan như tự nhiên, giá cả quốc tế...Do đó, mặc dù lượng xuất khẩu tăng đều nhưng giá trị xuất khẩu lại lúc tăng lúc giảm. Trong nhóm khoáng sản, ta thường xuất khẩu sang Anh hai mặt hàng chủ yếu là thiếc và than đá. Tuy nhiên chỉ có mặt hàng thiếc có kim ngạch tăng. Do là một nước cũng có nguồn tài nguyên than đá khá lớn nên lượng than đá mà Anh nhập khẩu từ Việt Nam thường phụ thuộc vào lượng khai thác trong nước, dẫn đến kim ngạch không ổn định. Trong tương lai, những mặt hàng thuộc loại khoáng sản sẽ giảm lượng nhập khẩu sang Anh. Nguyên nhân là do chủ trương giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu thô trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác Anh không chỉ là nước có nhiều tài nguyên mà còn có một thị trường nhập khẩu khoáng sản lớn, đó là thị trường các nước nằm trong khối Thịnh vượng chung.
Chín mặt hàng trong nhóm nông lâm thuỷ sản đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây đều là những mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh. Là một nước nằm ở Tây Bắc của châu Âu với khí hậu ôn đới nên những mặt hàng nông lâm thuỷ sản nhiệt đới rất được người tiêu dùng Anh ưa chuộng. Tuy nhiên, những mặt hàng này của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh không chỉ thấp mà còn rất bấp bênh. Điển hình như mặt hàng cà phê. Mặc dù lượng xuất khẩu của năm 2001, 2002 tăng so với năm 2000 nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu của năm 2001, 2002 lại thấp hơn so với năm 2000 rất nhiều. Mặt hàng gạo, hạt điều, cao su cũng ở tình trạng tương tự. Những mặt hàng này tuy không phải chịu nhiều rào cản khắt khe của thị trường Anh như các mặt hàng nông sản khác nhưng lại chịu nhiều ảnh hưởng của những nhân tố khách quan khác như giá cả quốc tế, điều kiện tự nhiên...Các mặt hàng mây tre cói, hạt tiêu, chè, rau quả tuy tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và lượng kim ngạch còn thấp. Chỉ có mặt hàng thuỷ sản là tăng khá qua các năm nhưng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Anh còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (trung bình chỉ chiếm khoảng 0,68%).
Nhóm hàng chế biến chính bao gồm các sản phẩm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và tăng trưởng khá nhất. Đây là nhóm hàng được hưởng chế độ Ưu đãi phổ cập GSP của EU với mức ưu đãi hơn so với các mặt hàng nông sản. Trong số các mặt hàng thuộc nhóm này, mặt hàng giày dép có kim ngạch lớn nhất, thường chiếm tới hơn 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng chế biến chính. Thị trường Anh cũng là một trong những thị trường xuất khẩu giày dép lớn của Việt Nam (chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam). Tuy nhiên phần lớn sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh phải xuất qua trung gian là các nước châu Á khác như Đài Loan, Malaisia...Các sản phẩm gỗ và gốm sứ là hai mặt hàng mới có sức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt là sản phẩm gỗ, đây là mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh vì Anh là một trong những thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, đồ chơi là những mặt hàng hoàn toàn có khả năng đẩy nhanh xuất khẩu vào thị trường Anh. Tuy nhiên, do là hàng thực phẩm và hàng mang tính chất giáo dục nên những mặt hàng này đều phải trải qua quá trình kiểm nghiệm rất khắt khe của các cơ quan chức năng Anh.
Trong nhóm hàng chế biến cao, ta mới chỉ xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử, tivi, máy tính và linh kiện máy tính. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa ổn định và còn ở mức thấp do khả năng cạnh tranh của Việt Nam về mặt hàng này còn kém.
Qua một số nhận xét trên ta có thể thấy sản phẩm có triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh lớn nhất vẫn là các sản phẩm thuộc nhóm hàng chế biến chính. Kế tiếp là nhóm sản phẩm nguyên liệu thô và nông lâm thuỷ sản. So với nhóm chế biến chính nhóm này sẽ gặp một số khó khăn hơn khi xuất khẩu sang thị trường Anh. Sau cùng là nhóm chế biến cao. Đây là nhóm hàng mới thâm nhập thị trường Anh nên còn gặp rất nhiều trở ngại khi thâm nhập thị trường này. Sau đây là những phân tích rõ hơn về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh Quốc.
3. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam:
Có thể nói thị trường Anh là thị trường rất thích hợp đối với xuất khẩu của Việt Nam. Điều này không còn chỉ thể hiện ở lý thuyết mà còn thể hiện ở tình hình cơ cấu hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Anh trong những năm qua. Trong tương lai, triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam là rất lớn. Sau đây là những phân tích rõ hơn về tiềm năng xuất khẩu của một số nhóm hàng chính căn cứ theo dự kiến cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 (xem bảng phụ lục 4).
3.1: Nhóm hàng chế biến chính:
Trong bản tóm tắt chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 của Bộ Thương mại, những mặt hàng chủ yếu trong nhóm hàng chế biến chính bao gồm: Thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hoá phẩm tiêu dùng, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí - điện, vật liệu xây dựng. Căn cứ vào các tiêu chí: tăng trưởng xuất khẩu, nhu cầu thị trường, nguồn cung và khả năng cạnh tranh, các ưu tiên thì nhóm sản phẩm của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh nhất là giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ.
3.1.1. Sản phẩm giày dép:
Về nhu cầu thị trường, Anh là một thị trường có sức tiêu thụ lớn các sản phẩm giày dép. Nhu cầu tiêu thụ giày dép tại thị trường Anh hàng năm rất lớn so với nhiều nước khác thuộc EU. Theo dự báo của các chuyên gia thị trường, tổng chi cho các mặt hàng giày dép của Anh từ nay đến năm 2006 sẽ tăng từ 2% đến 3% mỗi năm trong khi chi tiêu cho sản phẩm này ở các thị trường lớn trong EU hầu như không tăng. Xu hướng tiêu dùng giày dép ở Anh chuyển biến mạnh từ hình thức sang sự tiện lợi. Giày dép vải bạt và giày thể thao, giày không thấm nước đang trở nên phổ biến đối với mọi lứa tuổi. Đáng chú ý là nhu cầu tiêu dùng sẽ tập trung vào các loại giày dép thông thường, nhẹ và đề cao tính tiện ích. Ngoài ra, thời trang giày không còn do nhà thiết kế đề xuất nữa mà do nhu cầu tiện dụng và đặc tính cá nhân quyết định. Thời trang giày ngoài việc dựa trên mẫu cơ bản còn phải đáp ứng những nhu cầu về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, độ cao, trang trí...Thêm một đặc điểm rất quan trọng của thị trường Anh là số người tiêu dùng cao tuổi gia tăng. Do đó nhu cầu về giày chất lượng cao, vừa chân hơn cũng tăng đáng kể.
Về tăng trưởng xuất khẩu, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Anh có mức tăng trưởng rất cao. Trung bình mỗi năm tăng trưởng khoảng 25%. Giày dép cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh. Trong năm 2002, chỉ riêng nhóm hàng giày và giày vải thể thao đã chiếm tới 48% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh và tăng 22,3% so với năm 2001.
Về nguồn cung và khả năng cạnh tranh: Ngành giày dép của Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Năm 2000 sản xuất được 245 triệu đôi giày (tăng 30% so với năm 1999). Năm 2001, ngành da giày đạt kim ngạch xuất khẩu là 1.520 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 20%, đạt 1.828 tỷ USD và sơ bộ 10 tháng đầu năm 2003, kim ngạch đã đạt 2.100 tỷ USD. Giày dép Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang châu Âu với tỷ trọng tăng từ 19% năm 1997 lên tới trên 70% năm 2002. Tỷ lệ xuất khẩu sang châu Á giảm dần trong khi tỷ lệ xuất khẩu sang các thị trường khó tính hơn đang tăng lên. Hiện nay Việt Nam đứng thứ ba châu Á về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc và Indonesia). Ngành da giày Việt Nam là ngành có khả năng cạnh tranh. Những điểm mạnh của ngành này là: Thứ nhất, giá lao động rẻ, tay nghề công nhân khá. Theo thống kê, giá nhân công trong ngành da giày của Việt Nam vào khoảng 42 - 47 USD/tháng, trong khi đó ở Malaisia là 50 USD, Thái Lan - 135 USD, Philippin - 130 USD, Hồng Kông - 750 USD, Đài Loan - 870 USD, Trung Quốc - 80 USD. Thứ hai, chất lượng giày dép, đồ da đã được khách hàng quốc tế chấp nhận. Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Anh Quốc, sản phẩm giày dép của Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này. Thứ ba, ngành giày da của Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư thuộc các nước NIC, tạo điều kiện cho hàng da giày Việt Nam thay thế sản phẩm trước đây của họ xuất khẩu sang các thị trường EU, Bắc Mỹ, Đông Á. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Anh, sản phẩm giày dép của Việt Nam chưa tạo được ấn tượng về thương hiệu cho người tiêu dùng Anh do sản phẩm chưa được quảng bá mạnh mẽ. Sản phẩm giày da của Việt Nam còn gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ phía Trung Quốc. Đây là những vấn đề mà nhà xuất khẩu giày dép của Việt Nam cần phải chú ý khi xuất khẩu sang thị trường Anh.
Về các ưu đãi: Hiện nay, sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh được hưởng chế độ Ưu đãi phổ cập (GSP) của EU. Với mức thuế ưu đãi bằng 70% mức thuế thông thường, tức bằng 11,9% giá nhập khẩu, nên xuất khẩu cũng bớt khó khăn hơn. Ngày 11/10/2000, Hiệp định hàng Dệt may và giày dép giữa Việt Nam và EU được ký kết đã hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho xuất khẩu giày dép của ta sang thị trường Anh, đặc biệt là giúp cho cả hai phía ngăn ngừa được các gian lận thương mại trong mậu dịch giày dép.
Tuy nhiên, chúng ta còn gặp nhiều hạn chế trong khâu thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm. Xuất khẩu giày dép của ta sang thị trường Anh phần nhiều lại xuất khẩu qua trung gian, mạng lưới tiêu thụ lại phụ thuộc nặng nề vào các đối tác liên doanh. Tại thời điểm này, ngành giày dép nên chú trọng sản xuất sản phẩm có giá trị cao, mẫu mã đẹp thay vì nâng số lượng xuất khẩu vào Anh. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết khai thác và xúc tiến có hiệu quả thì Anh sẽ trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành giày dép Việt Nam trong tương lai gần.
3.1.2: Sản phẩm dệt may:
Về nhu cầu thị trường: Như người dân EU nói chung, mức tiêu dùng hàng dệt may của người dân Anh vào loại cao hàng đầu thế giới với khoảng 17 kg/người/năm. Tuy nhiên, khác với phần lớn các nước khác trong EU, thị trường dệt may của Anh có sự phân biệt khác rõ ràng. Do Anh là đất nước có sự phân hoá tầng lớp xã hội rõ rệt nên khi thâm nhập thị trường này, các doanh nghiệp cần chú ý tới nhu cầu ăn mặc của mỗi tầng lớp. Việt Nam là một nước đang phát triển, trong tình hình hiện tại hàng dệt may của Việt Nam phù hợp với người dân có mức sống trung bình. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên chú ý nhiều tới nhóm tiêu dùng này trên thị trường Anh. Nhóm này chiếm tỷ lệ khá đông trong xã hội Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam.doc