Khóa luận Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 4

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC 4

1. Quan niệm về từ và từ tiếng Việt 4

2. Về mặt cấu trúc của từ 5

2.1. Từ đơn 6

2.2. Từ ghép 6

2.2.1. Định nghĩa 6

2.2.2. Phân loại 6

2.3. Từ láy 7

2.3.1. Định nghĩa 7

2.3.2. Phân loại 7

2.4. Từ ngẫu hợp 11

3. Về mặt nguồn gốc của từ 12

3.1. Từ Hán Việt và từ ngữ gốc Hán 12

3.2. Từ Ấn Âu 14

3.3. Từ Địa Phương 15

4. Cụm từ cố định 16

5. Một số vấn đề về từ điển và cấu trúc của Việt Nam Tự Điển 18

5.1. Một số vấn đề về từ điển 18

5.2. Cấu trúc từ điển 19

5.2.1. Cấu trúc vĩ mô của từ điển 19

5.2.2. Cấu trúc vi mô của từ điển 20

6. Phương pháp làm việc 21

CHƯƠNG II 23

PHÂN TÍCH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” THEO CẤU TRÚC CỦA ĐƠN VỊ TỪ VỰNG 23

1. Từ đơn 24

2. Từ ghép 24

3. Từ láy 25

4. Từ ngẫu hợp 26

5. Cụm từ cố định 27

CHƯƠNG III 33

PHÂN TÍCH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” THEO NGUỒN GỐC VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG 33

1. Các từ ngữ Hán Việt 35

2. Từ gốc Ấn - Âu 43

3. Từ Địa Phương 49

4. Tên Riêng 60

4.1. Các địa danh 61

4.2. Các nhân danh 62

4.3. Mục từ chỉ tên các bộ sách, tác phẩm văn học 62

4.4. Mục từ chỉ tôn giáo 63

4.5. Mục từ tên gọi các triều đại, thời đại 63

4.6. Ngoài ra còn có các mục từ là tên của một dòng họ 63

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 71

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô đốc, chinh phạt, chinh chiến, nhập ngũ, xung đột, quân đội, quân luật, quân lệnh... h. Các mục từ thuộc lĩnh vực y học: - Gồm các mục từ sau: Bệnh viện, bệnh tình, bệnh nhân, ban (một thứ bệnh), giang mai, thương hàn, thương tích, y khoa, y tế, y sĩ, y viện, huyết mạch... Như vậy, kết quả của quá trình tiếp xúc lâu dài giữa văn hóa Hán và văn hóa Việt nói chung, giữa tiếng Hán và tiếng Việt nói riêng trong thời kì Bắc thuộc, về mặt ngôn ngữ là sự du nhập mạnh của một loạt các từ tiếng Hán vào tiếng Việt, nhưng chúng bị chi phối bởi quy luật của ngôn ngữ tiếng Việt và cách sử dụng của người Việt. Sau khi thống kê, miêu tả thành phần từ Hán Việt trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi có một số nhận xét sau: 1. Trong số 12.193 mục từ Hán Việt, điều dễ nhận thấy là số mục từ thuộc lĩnh vực tự nhiên, sinh hoạt xã hội, chính trị, tôn giáo chiếm phần lớn. Tiếp sau đó là các mục từ thuộc các lĩnh vực: giáo dục, quân sự, tư pháp, kinh tế, y học, cũng có một khối lượng không nhỏ trong Việt Nam Tự Điển. Điều này chứng tỏ rằng, các tác giả của Việt Nam Tự Điển không chỉ tập trung vào vốn từ thông dụng được sử dụng trong đời sống hàng ngày mà còn quan tâm đến các thuật ngữ sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Chỉ tính số lượng từ Hán Việt giữa Việt Nam Tự Điển (12.193 từ Hán Việt) và từ điển Việt – Bồ - La của A.De.Rhodes (1.097 từ Hán Việt), chúng tôi thấy số lượng từ Hán Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt đã tăng lên rất nhiều. Và nếu như A.De.Rhodes chỉ tập trung thu thập những từ Hán Việt thuộc lĩnh vực tự nhiên, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, hoàn toàn không có các mục từ thuộc lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, thì đến Việt Nam Tự Điển các tác giả Hội Khai Trí Tiến Đức đã cho chúng ta thấy sự vay mượn từ Hán Việt vào nước ta rất mạnh, với khối lượng khổng lồ các từ ngữ thuộc tất cả các lĩnh vực. 2. Đáng chú ý là, vì đây là cuốn tự điển nên các tác giả của Việt Nam tự điển thu thập các Hán tự đơn như là các từ đơn trong tiếng Việt. Hiện nay, các mục từ này chỉ có tư cách là các yếu tố cấu tạo từ (hay hình vị) trong tiếng Việt. Khả năng sử dụng độc lập của các mục từ đơn tiết Hán Việt này trong tiếng Việt hiện tại không còn nữa, ví dụ: Mục từ trong Việt Nam tự điển Nghĩa trong Việt Nam tự điển Là hình vị cấu tạo trong các từ An Im lặng, yên lành, định sẵn, đành rồi, không lo lắng gì nữa An bài, an phận Báo Trả lại, đền lại Báo đáp, báo oán Cần Siêng năng, chịu khó Cần cù, cần kiệm Cô Lẻ loi một mình Cô hồn, cô độc Cố Ngoảnh lại, đoái đến Hạ cố, chiếu cố Cụ Đủ Cụ thể Cung Dâng nộp Cung cấp Cốt Xương Xương cốt, hài cốt Chi Một thứ cỏ thơm Chi lan Chính Ngay thẳng Chính đáng, chính trực Giản Sơ sài, không phiền phức Giản dị, giản tiện Phục Lại, trở lại Phục chức, phục sinh Thỉnh Xin cầu Thỉnh an, thỉnh cầu Trực Ngay thẳng Trực ngôn, trực tiếp Lãm Xem Triển lãm .............. 3. Đặc biệt, trong số các mục từ Hán Việt, chúng tôi thấy có khá nhiều mục từ được chú thích về khả năng kết hợp của từ. Điều này chứng tỏ ngay từ thời kì đó các tác giả của Việt Nam đã rất có ý thức không chỉ trong việc thu thập các mục từ mà họ còn cung cấp cho chúng ta cách sử dụng các từ Hán Việt. Đó là các từ không có khả năng hoạt động độc lập, được chú giải là : “không dùng một mình”, nghĩa là chúng chỉ được coi như hình vị cấu tạo từ, ví dụ: Mục từ trong Việt Nam tự điển Nghĩa trong Việt Nam tự điển Có mặt trong các kết hợp Cận Gần Cận cổ Cập Kịp, theo tới kịp Cập kê, cập cách Cật Hỏi vặn, hỏi gặng Cật vấn Cẩm Gấm Cẩm tú,cẩm thạch Căn Rễ Căn bản, căn nguyên Cảnh Răn Cảnh báo, cảnh giới Bảo Giữ gìn Bảo dưỡng, bảo hiểm Bác Rộng Bác ái, bác học Anh Sáng, đẹp Anh danh, anh hùng Am Biết rõ, từng trải Am hiểu, am tường Cô Hãy, biết Cô thứ, cô khoan Cự To lớn Cự nho, cự tộc Thán Than đốt Thán chất, thán khí Tham Xen vào, dự vào Tham báo, tham mưu Phủ Chẳng Phủ định, phủ quyêt Phục Đồ mặc Phục sắc Phù Nổi Phù vân, phù sinh Tú Thêu Tú cầu Thái Rất, lớn, cả Thái dương, thái tử, thái thậm ............... 4. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều từ Hán Việt có khả năng hoạt động độc lập đến mức, có lẽ trừ những người có vốn Hán học và những nhà nghiên cứu ra, không mấy ai còn để ý đến hoặc “cảm thấy” nguồn gốc Hán của chúng nữa, ví dụ: Mục từ trong Việt Nam tự điển Nghĩa trong Việt Nam tự điển Cao Trái với thấp. Trổi lên, nổi gồ lên, bồng lên Thấp Kém bề cao, trái với cao Ông Cha của cha mẹ mình Bà Tiếng gọi mẹ của cha mẹ mình Cậu Tiếng gọi anh hay em trai mẹ Cô Tiếng gọi chị hay là em cha Học - Theo lời thầy hay sách dạy mà bắt chước, luyện tập cho quen - Kể lại, đọc đi đọc lại cho thuộc Bút Đồ dùng để viết chữ Hiền Lành có đức tốt Ác Trái với thiện. Dữ tợn, không tốt Tuyết Chất nước ở trên đông lại và rơi xuống, sắc trắng tinh Thánh Bậc thông minh, trí tuệ, tài đức khác thường Tiên Người tu Đạo giáo luyện được phép trường sinh ............... 5. Khảo sát từ Hán Việt trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi còn thấy có hiện tượng nhiều từ Hán Việt được rút ngắn từ lại theo cách nói của người Việt, mà vẫn đảm bảo đúng nghĩa của từ. Ví dụ các mục từ: Cử nhân - cử (cụ cử), tú tài - tú (cậu tú), thục địa – thục (củ thục), tiểu đồng – tiểu (chú tiểu), tiểu tiện - tiểu (đi tiểu)... Đặc biệt, trong số 12.193 mục từ Hán Việt mà chúng tôi thống kê được trong Việt Nam Tự Điển, có nhiều mục từ mà ngày nay rất ít được sử dụng hoặc không còn được sử dụng nữa, ví dụ : - Canh trương: Thay đổi, mở mang - Cao chi: Dầu mỡ - Nha lại: Người thuộc lại ở các nha - Nha môn: Cửa dinh các quan - Mỗ: Tôi, ta, tự xưng khi nói một mình - Liêu thuộc: Các quan nhỏ thuộc quyền một quan lớn - Hoàng khảo: Bố vua nói về khi đã chết - Phủ doãn: Chức quan coi phủ sở, tại chỗ kinh đô - Phủ đường: Công đường quan phủ - Quan điền: Ruộng công của các quan viên - Quận mã: Tiếng gọi chồng của quận chúa - Thám hoa: Bậc đỗ thứ 3 trong hàng tiến sĩ - Thành thủ úy: Chức quan võ coi giữ khu vực ở trong thành - Trương phiên: Người đứng đầu phiên tuần trong tuần - Thái hoàng thái hậu: Tiếng gọi bà nội vua .............. Hầu hết các từ này đều là những từ lịch sử, phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định đặc thù cho xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi thì những mục từ này không được sử dụng hoặc không được sử dụng một cách tích cực nữa. Nói khác đi, khi đối tượng mà các mục từ biểu thị, gọi tên bị gạt ra ngoài đời sống xã hội như hiện nay thì các mục từ đó mất dần vị trí của nó trước đây cũng là điều dễ hiểu. 6. Phân tích các mục từ Hán Việt trong Việt Nam Tự Điển cho chúng ta kết quả tỉ lệ từ ngữ Hán Việt so với Đại Nam Quốc Tự Vị (Huỳnh Tịnh Của, 1896), văn bản văn xuôi văn chương đầu thế kỉ XX, văn bản diễn ngôn văn vần đầu thế kỉ XX và từ điển Hoàng Phê(1994) [18] như sau: Nguồn tư liệu Tỉ lệ (%) Việt Nam tự điển 47,06 Đại Nam quốc âm tự vị 52 Văn xuôi văn chương đầu thế kỉ XX 40 Văn xuôi văn vần đầu thế kỉ XX 30 Từ điển tiếng Việt (1994) 40 Như vậy, để tồn tại và phát triển, mỗi dân tộc đều ý thức được rằng, ngôn ngữ dân tộc không thể hoàn toàn tự túc, không có giao lưu, tiếp xúc giữa các ngôn ngữ sẽ mất đi sự cân bằng trong việc phát triển ngôn ngữ. Trên con đường hình thành, tồn tại và phát triển, tiếng Việt và tiếng Hán có sự tiếp xúc sâu rộng và lâu dài với nhau, bao gồm suốt 10 thế kỉ đầu tiên SCN, mà trong đó có tính chất quyết định nhất là thời kì nhỏ bao gồm hai thế kỉ VIII và thế kỉ IX. Mặc dù tiếng Việt và tiếng Hán không cùng nguồn gốc; một ngôn ngữ thuộc ngành Môn Khơ Me - họ Nam Á, một ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng, nhưng hai ngôn ngữ lại có cùng một loại hình: ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính. Đặc điểm này đã tạo cho tiếng Việt và tiếng Hán vay mượn nhau một cách dễ dàng hơn, khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta (1858), số lượng từ Hán Việt vay mượn vào nước ta tăng lên đáng kể, với sự xuất hiện của các mục từ thuộc các lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của các nhân tố chính trị, khoa học, xã hội, mặc dù vốn từ cơ bản thuần Việt đang được phát triển và sáng tạo nhằm thay thế bộ phận từ vay mượn, nhưng từ Hán Việt với những ưu thế của nó vẫn cùng với bộ phận từ thuần Việt tiếp tục chứng tỏ hiệu lực sử dụng ngày càng mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng, giao tiếp và tư duy của xã hội Việt Nam. Điều này góp phần lí giải cho tỉ lệ từ Hán Việt trong Việt Nam Tự Điển khá cao, với 12.193 từ (47,06%), chiếm gần một nửa trong tổng số 25.912 mục từ của Việt Nam Tự Điển. 2. Từ gốc Ấn - Âu Các từ Ấn - Âu chiếm số lượng không đáng kể trong toàn bộ cấu trúc vĩ mô của Việt Nam Tự Điển: 41/25.912. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, dưới ách thống trị của chúng (1861-1945), trên diễn đàn văn hóa Việt Nam có ba ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt, văn ngôn Hán và bốn văn tự là Pháp, Quốc ngữ, Nôm và Hán. Sự tranh chấp của ba ngôn ngữ diễn ra theo hướng tiếng Pháp vươn lên chiếm vị thế số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng Việt càng ngày càng được nâng cao. Đây cũng là thời kì thay thế tiếng Hán bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Tiếng Pháp chẳng những được dùng trong công văn, giấy tờ của Nhà nước bảo hộ mà còn được dùng làm phương tiện giảng dạy ở trường học. Do đó những từ ngữ Pháp đã du nhập vào tiếng Việt ngày càng nhiều. Tuy vậy, khảo sát trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi chỉ thu được 41 mục từ Ấn - Âu được thu thập (chiếm tỉ lệ 0,16%). Đó là các mục từ: + Từ chỉ tên món ăn: Bơ + Từ chỉ chất liệu: Den, kền, tơ + Từ chỉ tên kinh đô, quốc gia, các châu lục: Á tế á, Á phi lợi gia, Á mĩ lợi gia, Âu, Ba Lan, Ba Lê, Ba Tư, Bá Lâm, La Mã, Luôn Đôn, Mĩ, Pháp Lan Tây, Tây Bá Lợi Á, Tây Ban Nha, Phổ lỗ Sĩ, Thụy Điển, Thụy Sĩ, í Đại Lợi + Từ chỉ đơn vị đo lường : Lít, lô, mét. + Từ chỉ đồ vật: Ba lông, bom, bơm, đầm 1, lò xo, xu, + Từ chỉ liên quan đến tôn giáo: A men, ba la mật, phật, da tô + Từ chỉ chức danh: Ách, bồi, đầm 2 + Từ chỉ công sở: Đoan + Từ chỉ tiếng kêu: Ếp + Từ chỉ trạm xe lửa: Ga Như đã nói ở trên, chính sách của nhà cầm quyền Pháp đối với Việt Nam là đồng hóa về ngôn ngữ và văn hóa. Mọi quyết sách đưa ra đều nhằm mục đích cuối cùng và tối thượng là làm cho người Việt Nam chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp, chấp nhận văn hóa, chính trị Pháp; lấy tiếng Pháp thay thế tiếng Hán trên toàn cõi Việt Nam, hạn chế tối đa ảnh hưởng của văn hóa Hán đối với Việt Nam. Như chính Etienne Aymonier, một công sứ Pháp ở Bình Thuận năm 1886 đã viết: “Chúng ta phải gieo rắc vào người An Nam rằng cái nhu cầu hiểu biết một ngôn ngữ bác học, một ngôn ngữ cao cấp; việc không thể chối cãi được là sự học hỏi tiếng Pháp phải chính thức thay thế sự học hỏi tiếng Trung Quốc...” [13,tr.29]. Điều này phần nào giải thích cho việc tại sao lại có sự xuất hiện của những từ gốc Ấn - Âu trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Về các mục từ Ấn - Âu trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi có một số nhận xét sau: 1. Trong số 41 mục từ gốc Ấn Âu, các mục từ chỉ tên quốc gia, châu lục chiếm số lượng nhiều nhất, gồm 18 mục từ. Còn lại các mục từ thuộc các lĩnh vực khác chiếm số lượng rất ít. Ngoài ra, dựa vào phần giải thích nghĩa các mục từ, chúng tôi nhận thấy hầu hết các từ tiếng Việt vay mượn từ Ấn Âu trong Việt Nam từ điển là các từ của tiếng Pháp, phiên âm qua âm Hán Việt, ví dụ : Á phi lợi gia, Á mĩ lợi gia, Ách, Âu, Ba lông, Ba Lê, den, đoan, ga, kền, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ,.... 2. Khi du nhập vào tiếng Việt, nghĩa của các từ ngữ gốc Ấn - Âu hầu như không thay đổi và không làm nảy sinh những đối lập, khác biệt như là ở các từ ngữ Hán Việt. Tuy nhiên, về mặt ngữ âm của chúng lại có nhiều thay đổi. Cơ cấu âm thanh trong từ Ấn - Âu khác, thậm chí khác xa so với cơ cấu âm thanh của từ tiếng Việt. Điều này được thể hiện ở các mục từ Ấn Âu trong Việt Nam Tự Điển như sau: + Các từ Ấn - Âu được đọc (nói) theo cách đọc (nói) của người Việt. Có nghĩa là các từ được phân chia thành âm tiết tách rời (nếu là từ dài) và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt. Người Việt thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình. Ví dụ: Asia - Á tế á, Amèrique - Á mĩ lợi gia, Afrique - Á phi lợp gia, Prusse - Phổ lỗ sĩ, Suisse - Thụy Sĩ, Suuuefde - Thụy Điển, Paramita - Ba la mật, gare - ga, dentella - den, dame - đầm, London - Luân Đôn,.... + Với những từ gốc Ấn Âu ngắn, người Việt thường chỉ cấu trúc hóa lại cho thành một âm tiết theo kiểu Việt. Ví dụ: Boy - bồi, bombe - bom, douane - đoan, gare - ga, bleu - lơ, lot - lô, litre - lít, sou - xu,.... + Bên cạnh đó, các từ dài thường được rút ngắn đi. Ví dụ: Adjudant - ách, beurre - bơ, pomper - bơm, dentelle - den, nickel -kền, ressort - lò xo, meftre - mét, bouddha - phật,..... 3. Một điều đặc biệt nữa mà chúng tôi nhận thấy ở đây là những từ nào vốn là từ đơn tiết hoặc được đơn tiết hóa thì khả năng nhập vào hệ tiếng Việt rất mạnh. Chúng cũng tương tự như những từ gốc Hán đã được Việt hóa hoàn toàn. Ví dụ , trong Việt Nam Tự Điển có các từ như: bom, bồi, bơ, bơm, den, đầm, lít, lơ, lô, su...Những từ này cho đến nay vẫn được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt, mà ít ai để ý đến nguồn gốc Ấn - Âu của nó. Ngược lại, những từ đa tiết thì dấu ấn ngoại lai còn khá rõ, ví dụ: Á tế á, Á phi lợi gia, Á mĩ lợi gia, Ba la mật, Ba lê, Ba tư, Bá lâm, í đại lợi, Luân đôn, Phổ lỗ sĩ,.... 4. Khảo sát từ Ấn - Âu trong công trình này, chúng tôi thấy việc vay mượn giữa từ gốc Ấn - Âu và tiếng Việt được chia làm hai kiểu: + Kiểu thứ nhất: là các từ tiếng Việt vay mượn từ Ấn - Âu được phiên trực tiếp (có cải biến, Việt hóa), không qua một ngôn ngữ nào khác. Theo kết quả thống kê của chúng tôi trong Việt Nam Tự Điển, những từ thuộc loại này gồm 20 từ, chiếm tỉ lệ 48,78% tổng số từ Ấn - Âu, trong đó có hai từ không được ghi chú dạng thức Ấn - Âu tương ứng. Đó là các từ sau: Từ Ấn Âu Từ tiếng Việt (tương ứng) Nghĩa trong Việt Nam tự điển Adjudant Ách Chức phó quản về lính tây Ballon Ba lông Một thứ khinh khí cầu thể lên cao được Bombe Bom Một thứ trái phá Boy Bồi Người hầu hạ Beurre Bơ Bơ sữo Pomper Bơm Dùng ống thụt mà cho không khí vào vật gì , hoặc lấy ở vật gì ra Dentelle Den Nói chung các thứ hàng hóa bằng chỉ Dame 1 Đầm 1 Một thứ đồ dùng để nện cho dẽ xuống Dame 2 Đầm 2 Đàn bà Douane Đoan Sở thương chính Gare Ga Trạm xe lửa Nickel Kền Kim loại sắc trắng Litre Lít Đơn vị đo lường Lot Lô Một khu, một phần Ressort Lò xo Thứ ruột gà, làm bằng thép để nện vào giường hoặc xe cho êm Bleu Lơ Thứ bột xanh để hồ áo Mètre Mét Thước tây Sou Xu Đồng tiền bằng 1/10 đồng hào ´ A men Xin được như nguyện ´ Ếp Tiếng kêu để người ta tránh + Kiểu thứ hai: là những từ tiếng Việt vay mượn gián tiếp và phiên âm qua ngôn ngữ thứ 3, là tiếng Hán. Theo thống kê của chúng tôi trong cuốn tự điển này có 21 từ Ấn - Âu xếp vào loại thứ 2, chiếm tỉ lệ 52,22%. Bao gồm các từ sau: Từ Ấn Âu Từ Tiếng Việt ( tương ứng) Nghĩa trong Việt Nam tự điển Asia Á tế á Tên một đại châu, thường gọi là Á Châu hay Châu Á Amerique Á mĩ lợi gia Tên một đại châu, thường gọi là Mĩ Châi hay Châu Mĩ Afrique Á phi lợi gia Tên một đại châu, thường gọi Phi Châi hay Châu Phi Europe Âu Tên một đại châu trong ngũ đại châu, ở về phía tây Châu Á Pologne Ba Lan Tên một nước ở Trung Bộ Âu Châu.Có khi gọi là Phó Lan Mã Pari Ba lê Tên kinh đô nước Pháp Perse Ba Tư Tên một nước ở phía tây Châu Á Berlin Bá Lâm Tên kinh đô nước Đức Jesus Datô Tên đức giáo tổ đạo Thiên chúa Italia í đại lợi Tên một nước ở Châu Âu, thường gọi là nước Ý Rome La Mã Tên nước í đại lợi xưa, nay là kinh thành nước í London Luân Đôn Kinh thành Anh Cát Lợi Amérique Mĩ Á mĩ lợi gia nói tắt France Pháp Lan Tây Tên một nước ở Âu Châu(nước Pháp) Sibéria Tây Bá Lợi Á Khu đất ở về phía bắc nước tàu, nay thuộc về nước Nga Espage Tây Ban Nha Tên một nước ở phía Tây Nam Châu Âi Pusse Phổ lỗ sĩ Tên một nước ở Trung Âu,kinh đô là Bá Linh Suède Thụy Điển Một nước ở Bắc Âu Châu Suisse Thụy Sĩ Một nước ở Trung Bộ Âu Châu Paramita Ba la mật Chỉ một thứ phép mầu trong đạo Phật Bouddha Phật Nghĩa là giác, một bậ tu hành đã sáng suốt thấu hết cả mọi sự lý trong vũ trụ, không sót tí gì cả 5. Trong số các mục từ Ấn - Âu trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi còn thấy có những mục từ mà ngày chúng ta ít thấy nhắc đến trong tiếng Việt. Chúng đã trở nên cũ kỹ. Đó là các từ: Á tế á, Á phi lợi gia, Á mĩ lợi gia, Ách, Ba la mật, Ba lông, Ba Lê, Bá Lâm, Đoan, Ếp, í đại lợi, Kền, Pháp Lan Tây, Phổ Lỗ Sĩ, Tây Bá Lợi Á (trong số này phần lớn là các từ tên gọi kinh đô và các quốc gia trên thế giới). Vì thế, ngày nay chúng đã được thay thế bằng các từ khác, ví dụ: Á tế á - Châu Á, Á Phi lợi Gia - Châu Phi, Á Mĩ Lợi Gia - Châu Mĩ, Pháp Lan Tây - Pháp, Ba Lê - Pari,.....Vì vậy, việc tìm hiểu các từ tên riêng kiểu này có ý nghĩa quan trọng không những trong việc nghiên cứu từ Ấn - Âu, mà còn giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc tìm hiểu các tên gọi cũ. Khi thống kê, phân tích từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi thấy số lượng từ Ấn - Âu thấp hơn rất nhiều lần từ Hán Việt. Điều đó là tất nhiên. Các mục từ thuộc các lĩnh vực chính trị, quân sự, âm nhạc, khoa học kỹ thuật hoàn toàn không có trong Việt Nam Tự Điển. Hầu hết các từ Ấn - Âu trong Việt Nam Tự Điển đều là những từ của tiếng Pháp. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ, khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa, người Pháp có ý thức gay gắt trong việc đưa tiếng Pháp lên vị trí độc tôn, để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của họ. Vì vậy, thực dân Pháp đã mở hàng loạt các trường thông ngôn, các trường Pháp - Việt. Báo chí bằng tiếng Việt có dùng lẫn tiếng Pháp và một phần tiếng Hán là những bước chuẩn bị. Trong nhà trường việc chúng dùng tiếng Pháp để dạy học, tiếng Việt chỉ được dạy với một số giờ và cách dạy như một ngoại ngữ cũng là điều dễ hiểu trong tình hình ấy. Đây là một bước chuyển đổi rất quan trọng để rồi tiếng Pháp ngay khi đó được dùng để giao thiệp công văn, giấy tờ, khế ước, dùng trong các công trình nghiên cứu...như các nhà nho ta dùng chữ Hán vậy. Khi đó, tiếng Việt dù đã có chữ La tinh ghi âm dễ đọc, dễ học, là tiếng mẹ đẻ của hàng chục triệu người, nhưng chỉ được dùng để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày hay trong thông tin và vẫn chỉ giữ vị trí thứ yếu. Việc các từ Ấn Âu được đưa vào Việt Nam tự điển không nhiều, không có nghĩa là tiếng Việt giai đoạn những năm 30 không có các từ gốc Ấn - Âu. Việc đưa nhiều hay ít bộ phận từ ngữ nào đó vào từ điển là do quan niệm và cách thức xác lập cấu trúc vĩ mô của các tác giả làm từ điển. Việc thu nhận và xử lí các từ gốc Ấn - Âu trong tiếng Việt đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề thời sự; nhất là trong bối cảnh chúng ta đang mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới như hiện nay về nhiều mặt. Hiện nay, các từ ngữ gốc Ấn Âu có xu thế tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt các thuật ngữ thuộc các lĩnh vực: quân sự, âm nhạc, khoa học kĩ thuật...Điều này cần được tiếp tục theo dõi và nghiên cứu thêm. 3. Từ Địa Phương Từ địa phương không chỉ phản ánh tình hình sử dụng ngôn ngữ mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa của mỗi vùng, miền trên đất nước ta. Phản ánh đúng đặc điểm này của tiếng Việt, trong Việt Nam Tự Điển, các tác giả Hội Khai Trí Tiến Đức đã thu thập và giải thích 95 mục từ là từ địa phương. Khảo sát những mục từ này chúng tôi thấy đây là những mục từ đại diện cho từ vựng của cả 3 vùng phương ngữ: Phương ngữ Bắc Bộ (PNBB), phương ngữ Trung Bộ (PNTB) và phương ngữ Nam Bộ (PNNB). Đó là các từ sau: STT Mục từ trong Việt Nam tự điển Nghĩa trong Việt Nam tự điển 1 Ăn sỉ Mua lẻ 2 Ấp Một xóm, một làng 3 Ầy Ế 4 Ba Hoa 5 Ba ba Đàn bà lai 6 Ba nài Người láo xược 7 Ba tôi Chúng tôi 8 Bả Sợi, tơ, vải để buộc diều, đan lưới 9 Bài chài Hỗn độn 10 Bài xài Ăn vận xười xĩnh 11 Bán bớt Người đàn bà đã có chồng mà còn ngoại tình 12 Bán mắc Bán đắt 13 Bặn Vắt lên cái sào hay cái dây 14 Bắng Húc 15 Bậu Cũng như tiếng em,mày, có ý thân thiết như anh chị nói với em, chồng nói với vợ 16 Bầm Mẹ 17 Bấy nhấy Sức yếu 18 Ben Bì kịp 19 Bể Vỡ ra, rơi ra từng mảnh 20 Bể nghể Sự đau xương, đau mình 21 Bệ Đau mỏi rời rã 22 Bóng Ảnh (chụp ảnh) 23 Bu Mẹ 24 Bư Tiếng gọi ông lão bà già vùng Sơn, Hưng 25 Bủng rủng Bủn rủn 26 Bứ sứ Bự sự 27 Bửng Ngăn, chắn ngang 28 Bươn Lật đật 29 Binh Bênh 30 Cói Cò bợ 31 Cố Gọi người già có con làm quan 32 Cớ trêu Diễu cợt 33 Chà và Gọi người Ấn Độ 34 Chàng hàng Vờ vĩnh 35 Chảng Mở rộng ra 36 Chành dồi Đồ thợ rèn, hình như cái búa, dùng để tán đinh 37 Cháo ráo Trỏ bộ người kinh sợ không yên 38 Chăm Ngay thẳng 39 Chặm Lau chùi cho khô ráo 40 Chằn Yêu quái 41 Chầm vầm Bộ mập mạp 42 Che Máy ép mía 43 Chẻm Quá lắm 44 Chén Đồ dùng bằng sánh sứ 45 Chệt Gọi người tài 46 Chi Gì 47 Chiếu du Chiếu dệt bằng tơ 48 Chình Cái chĩnh nhỏ 49 Chóc ngóc Ngóc đầu lên 50 Chôm bôm Miện ngậm đầy lúng búng 51 Chôm chôm Một loại trái cây có nhiều lông 52 Chồm ố Tham 53 Chơm bơm Đầu tóc rối bù 54 Chuôm ao Cành cây thả xuống cho cá tụ 55 Chừ Bây giờ 56 Chưn Chân 57 Chụt Vũng nhỏ tựa ghềnh, có thể cho ghe thuyền tránh gió 58 Chí Chấy 59 Dát Không bạo 60 Dăm Vài, số đếm trên dưới năm 61 Dức Nhức 62 Dòm Trong, trông qua chỗ hổng như cái cửa, cái ống, cái lỗ 63 Dốt Bỏ vào lồng hay vàa cũi không cho ra 64 Dơ Cũng nói là nhơ, bẩn 65 Dù Một thứ lọng nhỏ lợp bằng vải hay lụa, người ta cầm để che đầu 66 Dùa Vun, vơ 67 Đàng Lối đi 68 Đanh Đồ làm bắng sắt, đồng hay tre, mình tròn, đầu nhọn, dùng để đóng vào vật gì 69 Đoi Trôn 70 Đọi Cái bát 71 Ghe Cái thuyền 72 Giắm Nhắm 73 Kéc Loài vẹt lớn 74 Khu Đít, trôn, mông 75 Heo Con lợn 76 Hèn chi Cớ chi 77 Hóa Người đàn bà chết chồng hay đàn ông chết vợ 78 Họa Có chăng, hoặc là ít khi có 79 Huống chi Phương gì 80 Măng cụt Thứ cây ở xứ nóng quả như quả bứa vị ngọt 81 Mần Làm 82 Mô Đâi 83 Ni Này 84 Rày Nay, lúc bây giờ 85 Răng Thế này, sao 86 Ri Thế này 87 Rứa Thế vậy 88 Sầu riêng Thứ cây có quả giống như quả mít, thổ sản ở Nam Kỳ 89 Tê Kia ấy 90 Tề Kia 91 Tràm Thứ cây có nhiều lần vỏ mỏng như giấy, lá có mùi thơm, cay 92 Trốc Tốc, lật lên 93 Vọp bẻ Ngồi hoặc nằm lâu, thình lình bắp thịt co lại làm cho đau.Có nơi gọi là chuột rút 94 Vô Vàa 95 Ốm Gỗy Phân tích các mục từ địa phương trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi có một số nhận xét như sau: 1. Trong số 95 từ địa phương thì có tới 56 mục từ được ghi chú giới hạn phạm vi sử dụng của từ thuộc vùng phương ngữ nào đó. Điều này chứng tỏ các tác giả của Việt Nam Tự Điển đã rất có ý thức trong việc thu thập các mục từ. Việc ghi chú này sẽ giúp ích rất nhiều cho người tra cứu. Đó là các mục từ sau: - Mục từ thuộc phương ngữ Bắc Bộ: Ăn sỉ, bầm, bu, dừ, dử, nhòm, dòm, dốt,.... - Mục từ thuộc phương ngữ Trung Bộ: Ban nài, ba tôi, đàng, đọi, ... - Mục từ thuộc phương ngữ Nam Bộ: Ba ba, bán bớt, bán mắt, ben, bể, cớ trêu, chàng hàng, chảng, chăm, chặm, chôm chôm,.... - Mục từ thuộc tiếng Đường Trong: Ba, bả, bặn, bấy nhấy, chà và, chào,ráo , chằn, che, chóc ngóc,.... - Mục từ thuộc tiếng vùng Sơn, Hương: Bủng - Mục từ thuộc tiếng Nghệ An: Ầy - Mục từ thuộc tiếng Nghệ Tĩnh: Bắng, cói 2. Trong Việt Nam Tự Điển có khá nhiều mục từ thể hiện một cách trung thực sự khác biệt về mặt ngữ âm của một phương ngữ nào đó so với cách phát âm toàn dân. Các mục từ này chủ yếu thuộc các phương ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ. Đó là các mục từ sau: + Sự lẫn lộn /z/ - / / (d - nh ) ở phương ngữ Bắc Bộ . dát - nhát . dòm - nhòm . dức - nhức . dốt - nhốt ......... + Sự lẫn lộn ở phần vần trong phương ngữ Nam Bộ . binh - bênh . dòm - nhòm . đanh - đinh ........... 3. Trong trạng thái từ vựng tiếng Việt hiện tại nói chung, từ vựng ở các phương ngữ nói riêng, chúng tôi thấy có 4 loại từ địa phương khác nhau. Khảo sát trong Việt Nam tự điển, kết quả ở đây cho thấy có cả 4 loại. Cụ thể là : + Loại 1: Những mục từ gọi tên cho sự vật chỉ có ở một vài địa phương nhất định. Loại này, trong từ vựng chung không có từ tương ứng với chúng. Đó là các mục từ sau: Mục từ trong Việt Nam tự điển Nghĩa trong Việt Nam tự điển Chôm chôm Nói về loại trái có nhiều lông Măng cụt Thứ cây ở xứ nóng quả như quả bứa vị ngọt Tràm Thứ cây có nhiều lần vỏ mỏng như giấy, lá có mùi thơm, cay Sầu riêng Thứ cây có quả giống như quả mít, thổ sản ở Nam Kỳ + Loại 2: Những mục từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ vựng chung, nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm. Những từ địa phương này chiếm số lượng lớn trong Việt Nam Tự Điển. Đó là các từ sau: Mục từ trong Việt Nam tự điển Nghĩa trong Việt Nam tự điển Ăn sỉ Mua lẻ Ấp Một xóm, một làng Ầy Ế Ba Hoa Ba ba Đàn bà lai Ba nài Người náo xược Ba tôi Chúng tôi Bả Sợi, tơ, vải để buộc diều, đan lưới Bài chài Hỗn độn Bài xài Ăn vận xười xĩnh Bán bớt Người đàn bà đã có chồng mà còn n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (21).doc
Tài liệu liên quan