Hiện nay thông tin vàdữ liệu liên quantới quản lý CTR đô thị thường được
quản lý trên giấy hoặcbằng các phầnmềm không chuy ên.Hầuhết những thông tin
này thườnglưu trữ độclậpvới nhau và không liênkếtvới thông tin thuộc tínhcủa
đốitượngcũng như khôngkếtnối đượcvớivị trícủa đốitượng trong không gian
thực. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, khai thác và phân tích thông tinvề
hệ thống quản lý CTR.
Một trong những côngcụ có thể khắc phục khó khăn này làhệ thống thông
tin địa lý – GIS (Geographic Information Sy stem).Với khảnăng quản lý đốitượng
trongmối quanhệ giữa thuộc tính đốitượng vàvị trícủa đốitượng trong thế giới
thực cùngvới các phầnmềm thíchhợp, GIS làmột giải pháptốt nhất cho việc quản
lýhệ thống thu gom,vận chuyển,xử lý CTRcũng như thực hiện các bài toán
nghiệpvụ liên quan đếnhệ thống quản lý CTR như: (i) quản lý các bãi rác, điểm
trung chuy ển, điểm đặt thùng rác, nhà máy xử lý CTR, bãitậpkết xe chuy ên chở
rác (ii)gắnkết đầy đủ thông tin liên quanvới đốitượngcần quản lý: tuyến thu gom
dotổ nào phụ trách, thời giantới thu gom, (iii) quản lý và phân tích các thông tin
liên quan đếnlượng rác hàng ngày , tháng, quí. Quản lý phân tích thông tinvềsự
vận chuyển rác trong ngày , tháng, . và (iv) xâydựng các báo cáo theo địnhkỳ .
49 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng tin học môi trường phục vụ công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í của đối tượng trong không gian
thực. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, khai thác và phân tích thông tin về
hệ thống quản lý CTR.
Một trong những công cụ có thể khắc phục khó khăn này là hệ thống thông
tin địa lý – GIS (Geographic Information System). Với khả năng quản lý đối tượng
trong mối quan hệ giữa thuộc tính đối tượng và vị trí của đối tượng trong thế giới
thực cùng với các phần mềm thích hợp, GIS là một giải pháp tốt nhất cho việc quản
lý hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý CTR cũng như thực hiện các bài toán
nghiệp vụ liên quan đến hệ thống quản lý CTR như: (i) quản lý các bãi rác, điểm
trung chuyển, điểm đặt thùng rác, nhà máy xử lý CTR, bãi tập kết xe chuyên chở
rác (ii) gắn kết đầy đủ thông tin liên quan với đối tượng cần quản lý: tuyến thu gom
do tổ nào phụ trách, thời gian tới thu gom, … (iii) quản lý và phân tích các thông tin
liên quan đến lượng rác hàng ngày, tháng, quí. Quản lý phân tích thông tin về sự
vận chuyển rác trong ngày, tháng, .. và (iv) xây dựng các báo cáo theo định kỳ.
Trong thời gian qua nhóm nghiên cứu tại Viện Môi trường và Tài nguyên,
Đại học Quốc gia Tp. HCM đã đưa ra phần mềm WASTE [3][4]. Đây là một công
nghệ tích hợp giữa CSDL môi trường liên quan tới CTR, GIS và các mô hình đánh
giá chất lượng công tác quản lý CTR. WASTE cung cấp công cụ trong việc phân
tích, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn theo kịch bản khác nhau. Ngoài ra,
phần mềm này còn có nhiều thành phần khác nhau để trợ giúp cho việc phân tích
các số liệu môi trường.
Trong công trình [4] đề xuất công cụ tin học được đặt tên là WASTE phiên
bản 1.0 (12/2005). WASTE 1.0 bao gồm một số các thành phần khác nhau trợ giúp
cho việc phân tích các số liệu môi trường liên quan tới CTR. Các thành phần đó bao
gồm:
- Các công cụ lưu trữ, đánh giá và khai thác dữ liệu. Các công cụ này có thể
giúp cho việc phân tích một số lượng lớn các dữ liệu.
- Các tiện ích giúp tra cứu các tài liệu cần thiết cho công tác quản lý môi
trường.
- Công cụ trợ giúp làm báo cáo tự động, hỗ trợ cho người sử dụng một công
cụ thuận tiện để làm báo cáo dựa trên các số liệu quan trắc từ các cơ sở dữ liệu được
lưu trữ.
WASTE phiên bản 1.0 được áp dụng trợ giúp công tác quản lý CTR đô thị.
WASTE 1.0 gồm một số chức năng chính như:
- Tạo ra các điểm thu gom rác mới trên bản đồ GIS của Quận;
- Quản lý về khối lượng rác thải thu gom được theo các điểm thu gom cũng
như tại bãi rác;
- Quản lý thông tin, CSDL về nhân sự, các phương tiện thu gom...;
- Thực hiện chức năng truy vấn dữ liệu theo các chỉ tiêu khác nhau về không
gian cũng như theo thời gian.
Phiên bản WASTE 2.0 ra đời vào tháng 12/2006 có điều chỉnh đáng kể so
với WASTE 1.0 về công nghệ thực hiện cũng như về CSDL .
Đến tháng 12/2007 phiên bản WASTE 3.0 ra đời là sản phẩm dựa trên nền
tảng WASTE 2.0 nhưng một lần nữa có sự điều chỉnh đáng kể về công nghệ và về
CSDL đặc biệt có tích hợp bài toán tối ưu hóa trong việc vận chuyển chất thải rắn
nhằm giảm tối thiểu chi phí.
Hình 2.6. Sơ đồ cấu trúc của phần mềm WASTE.
WASTE gồm các khối chính liên kết với nhau được thể hiện ở Hình 2.6:
- Khối GIS, quản lý các đối tượng một cách trực diện trên bản đồ.
- Khối thống kê báo cáo, nhập xuất dữ liệu.
- Khối mô hình tính toán dự báo
- Khối quản lý dữ liệu, quản lý các đối tượng liên quan đến chất thải rắn.
- Khối tài liệu hỗ trợ, hỗ trợ các văn bản pháp quy.
Dựa trên WASTE đã có một số đề tài nghiên cứu triển khai WASTE cho địa
phương của mình [13].
Chương 3
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Do hạn chế về mặt thời gian, đề tài khoá luận tập trung chủ yếu vào 4 nội
dung nghiên cứu như sau:
1. Tìm hiểu về công tác quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng.
2. Dự báo khối lượng rác phát sinh đến năm 2010 và năm 2018.
3. Ứng dụng phần mềm tin học WASTE quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà
Nẵng.
4. So sánh phương thức quản lý CTR truyền thống và phuơng thức ứng dụng
phần mềm WASTE quản lý CTR ở TP. Đà Nẵng.
3.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong chương này của Khóa luận trình bày đối tượng nghiên cứu là chất thải
rắn của thành phố Đà Nẵng. Với 2 vấn đề sau đây:
- Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng;
- Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại thành phố Đà
Nẵng.
3.2.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Đà Nẵng
1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng (phần lục địa) nằm trong khu vực từ 15055'15" đến
16013'15" vĩ độ Bắc và từ 107049' đến 108020'18" kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam
- Phía Đông giáp biển Đông.
Huyện đảo Hoàng Sa của Thành phố là quần đảo thuộc biển Đông, nằm trong
khoảng từ 15030' đến 17012' vĩ độ Bắc và từ 111030' đến 115000' kinh độ Đông.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng.
2. Địa hình
Thành phố Đà Nẵng có địa hình vùng duyên hải miền Trung, địa hình đa dạng
có cả đồng bằng, trung du, miền núi; chiếm phần lớn diện tích là đồi núi và ở độ cao
700-1.500 m; độ dốc lớn (> 400).
Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có vùng lãnh hãi thềm lục địa độ sâu 200 m từ
Đà Nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng lớn. Biển Đà Nẵng chịu
ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, với dao động thủy triều không lớn
và biên giới ảnh hưởng triều tới các vùng thượng lưu không xa.
3. Khí hậu
Khí hậu thành phố Đà Nẵng mang những đặc điểm chung của khí hậu Việt
Nam là khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm, gió mùa. Mặt khác do nằm sát biển nên còn
mang đậm tính chất biển.
- Đà Nẵng có số giờ nắng cao, trung bình hàng năm có 2.097 giờ nắng. Nhiệt
độ không khí trung bình năm 25,70C; Nhiệt độ lớn nhất 40,90C, nhỏ nhất 10,20C;
dao động nhiệt độ năm nhỏ 7,90C, dao động nhiệt độ ngày 7,20C.
- Đà Nẵng có lượng mưa khá cao; Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm đạt
2040mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm và có thể chia làm 2 mùa: mùa
mưa từ tháng 8 đến tháng 1. Lượng mưa trung bình các tháng từ 105mm đến
599mm. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7; lượng mưa trung bình nhỏ hơn 100mm.
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí khá cao, tất cả các tháng đều có độ ẩm trên
20mb; Độ ẩm tương đối biến đổi từ 75-85%
- Đà Nẵng luôn có gió, tốc độ gió tung bình 1,8m/s lớn nhất đạt 33m/s.
Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam. Nhìn chung khí hậu TP. Đà Nẵng khá tốt
song do các hoạt động kinh tế mạnh mẽ nên một số nơi đã có biểu hiện ô nhiễm.
3.2.2 Điều kiện kinh tế - Xã hội
1. Về kinh tế
Có thể đánh giá tốc độ đô thị hóa ở Đà Nẵng dựa trên tình hình sử dụng đất
và biến động đất đai. Đến năm 2008, diện tích đất phi nông nghiệp gia tăng đáng kể
có nghĩa là diện tích đất chuyên dùng và đất ở gia tăng phục vụ cho quá trình phát
triển đô thị của thành phố. Theo thống kê đến nay có 265 khu dân cư được hình
thành trong đô thị chưa kể khu dân cư thuộc vùng ven thành phố.
Ø Cơ cấu kinh tế:
Năm 2007, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 11118,7 tỷ đồng; tốc độ
tăng bình quân hàng năm GDP 1997-2007 là 11,46%. GDP bình quân đầu người
đến năm 2006 đạt trên 1000USD/người. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng công
nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Thành phố trở thành một đô thị công nghiệp lớn,
thương mại dịch vụ phát triển của khu vực miền Trung, trên cơ sở phát huy và khai
thác lợi thế so sánh trong từng ngành.
Bảng 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá cố định 2004
Năm 2004 2005 2006 2007
GDP (Triệu đồng) 5460211 6214308 6776118 7545443
Chỉ số phát triển (%) 100 113,8 124,1 138,2
ô Công nghiệp: Qua hơn 10 năm bằng nhiều nguồn vốn được đầu tư phát triển
hơn 8.024 tỷ đồng, đến nay tổng nguồn vốn kinh doanh ước đạt 12.514 tỷ đồng tăng
4,68 lần so với năm 1997. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 đạt 1.959,61 tỷ
đồng thì năm 2007 ước đạt 9.682,149 tỷ đồng (bằng 4,94 lần so với năm 1997); tốc
độ tăng bình quân hàng năm là 18,17%.
ô Sản xuất thuỷ sản- nông- lâm: Giá trị sản xuất thuỷ sản nông lâm năm 2007
ước đạt 654,269 tỉ đồng tăng 1,04% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp giảm
1,03%, lâm nghiệp giảm 1,01% so với năm 2006, và thuỷ sản tăng 1,08%. Đây là
năm thứ 3 liên tiếp giá trị sản xuất nông nghiệp giảm. Cơ cấu kinh tế ngành thuỷ
sản-nông-lâm từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thuỷ sản và giảm
nông nghiệp.
ô Thương mại: Là lĩnh vực có bước phát triển nhanh và khá toàn diện, tiếp cận
nhanh với cơ chế thị trường, nhiều mô hình tổ chức kinh doanh hiện đại như siêu
thị, tự chọn, kinh doanh chuyên nhóm ngành…đã tạo thêm cho bộ mặt thành phố
đẹp hơn, giàu có hơn.
ô Ngành du lịch: đã phát triển nhanh, đóng vai trò quan trọng phát triển xã
hội. Nhiều hình thức du lịch đa dạng phong phú và chất lượng đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây
thành phố đã tập trung đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng du lịch, khai thác triệt để thế
mạnh du lịch biển, đồng thời đã tạo được tuyến du lịch liên kết giữa Đà Nẵng và các
di sản văn hóa phụ cận, và mở rộng du lịch-hội họp tại Đà Nẵng.
Bảng 3.2. Cơ cấu GDP theo từng ngành (tính theo giá thực tế) [12]
2004 2005 2006 2007
Cơ cấu GDP (%) 100 100 100 100
- Nông, lâm, thủy sản 5,96 5,13 4,28 4,03
- Công nghiệp, xây dựng 49,07 50,19 46,09 47,16
- Dịch vụ 44,97 44,68 49,63 48,81
2. Về xã hội
Ø Dân số
Đến năm 2007, dân số của Đà Nẵng vào khoảng 806.744 người, mật độ dân
số là 642 người/km2. Tuy mật độ dân số trung bình ở Đà Nẵng thấp hơn nhiều so
với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng nhưng cao hơn 2,4 lần so với trung
bình quốc gia. Kể từ năm 1997, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở Đà Nẵng hàng năm
diễn biến ổn định theo xu hướng giảm dần từ 1,67%-1,13% đến năm 2006 (Sở Tài
nguyên-Môi trường TP. Đà Nẵng, 2007).
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố dân cư thành phố Đà Nẵng năm 2007.[12]
Biểu đồ trên cho thấy khu vực có số lượng dân cư tập trung đông là quận Hải
Châu, Thanh Khê và Sơn Trà, đây là các quận nội thành của thành phố có sức thu
hút mạnh mẽ nhiều luồn di cư trong và ngoài thành phố. Đến cuối năm 2006, mật
độ của quận đã gia tăng lên là 17.836 người/km2, các địa phương khác cũng tăng
nhưng không đáng kể, riêng huyện Hòa Vang sau khi tách ra quận Cẩm Lệ, mật độ
dân cư của huyện giảm xuống còn 150 người/km2.
Song song với sự phát triển dân số, đó là mức sống của người dân thành phố
ngày càng được nâng cao. Về thu nhập năm 2002 Đà Nẵng ở vị trí thứ 6 trong cả
nước (sau Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai),
đến năm 2004 ở vị trí thứ 7 (do Quãng Ninh vượt lên trên). Trong cùng thời kỳ này,
thu nhập bình quân đã tăng ở mức hàng năm là 18,8%, tốc độ tăng xếp ở thứ hạng
36 so với toàn quốc (Cục thống kê TP. Đà Nẵng, 2006). Nhờ thu nhập nâng cao,
nên đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, và sự phát triển chung của xã hội mang
các yếu tố kích thích tiêu dùng.
Ø Giáo dục-Y tế
ô Giáo dục
Giáo dục của TP. Đà Nẵng trong những năm qua đã tạo được hướng phát triển đa
dạng các loại hình tổ chức trường lớp. Phát triển mạng lưới trường học, hoàn chỉnh
cơ cấu giáo dục ở từng quận, huyện, phường xã đảm bảo thu hút hầu hết con em
trong độ tuổi vào học. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho việc lồng
ghép tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường vào trong học đường.
67
74
3
61
35
7
29
52
2
63
87
1
61
41
7
32
18
7
61
21
0
61
01
6
33
77
3
59
31
9
59
15
3
34
32
0
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Hình 3.3. Số học sinh phổ thông. [12]
ô Y tế
Đến nay, tổng số giường bệnh tại 21 bệnh viện (tuyến Trung ương, thành
phố, quận/huyện và tư nhân) ước đạt 3.822 giường tăng gấp 2,5 lần so với năm
1997. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở y tế khác (trung tâm chuyên
ngành, cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế) số lượng giường bệnh còn khá lớn.
2683
724
3843
1025
3928
1048
4012
1080
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
Người
2004 2005 2006 2007
Cán bộ y tế Bác sỹ
Hình 3.4. Tình hình phát triển y tế ở thành phố Đà Nẵng. [12]
3.2.3 Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại thành phố
Đà Nẵng.
1. Sơ đồ hệ thống quản lý
Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng
Công ty Môi trường & Đô thị thành phố Đà Nẵng (DANURENCO) trực
thuộc Sở Giao thông Công chính là đơn vị thực hiện việc thu gom, vận chuyển và
xử lý CTR trên địa bàn thành phố. Đây là đơn vị công ích, thực hiện dịch vụ vệ sinh
môi trường đô thị cho thành phố.
Hàng năm, Công ty tiếp tục thực hiện theo đơn đặt hàng của Sở Giao thông
Công chính và UBND TP.Đà Nẵng tiến hành thu gom CTR bình quân được 550
tấn/ngày, tỉ lệ thu gom đạt khoảng 85% - 86% trong địa bàn thành phố.
Hình 3.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty MT đô thị Tp. Đà Nẵng
2. Hiện trạng công tác quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, đi đôi với những thành tựu to lớn đã đạt được trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, TP. Đà Nẵng đang gặp phải những thách thức
không nhỏ về mặt môi trường. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội thì lượng
CTR phát sinh ngày càng gia tăng, công tác quản lý CTR thành phố đã đạt nhiều
tiến bộ nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập, nhất là trong việc quản lý CTR phát sinh từ
hoạt động công nghiệp, y tế khám chữa bệnh.
Bảng 3.3. Tình hình biến động CTR phát sinh qua các năm 2007-2008 [00]
STT Nội Dung ĐVT 2006 2007 2008
1 Tổng lượng phát sinh tấn 201.104 215.715 223.380
Tổng lượng thu gom tấn 162.894 179.215 194.180
- CTR sinh hoạt tấn 153.120 168.462 182.528
- CTR công nghiệp tấn 8.144 9.105 9.709
2 - CTR y tế tấn 1.630 1.648 1.943
3 Tỷ lệ thu gom % 81- 83 84 - 86 86-88
Đối với rác thải đô thị thành phố Đà Nẵng thì thành phần có nguồn gốc hữu
cơ chiếm tỉ lệ cao, rác cố độ ẩm cao:
Bảng 3.4. Thống kê tỉ lệ thành phần rác của TP. Đà Nẵng
STT Thành phần Tỷ lệ (% trọng lượng tươi)
1 Trái cây, rau quả, lá cây 73,3
2 Thức ăn thừa, phế thải chế biến thức ăn 0,4
3 Phân động vật 3,2
4 Lông động vật 0,2
5 Nhựa 4
6 Da 0,5
7 Sợi 2,3
8 Cao su 1,6
9 Giấy và carton 3,1
10 Gỗ 0,7
11 Thuỷ tinh 0,9
12 Sành sứ 0,8
13 Kim loại 1,9
14 Loại khác 7,1
Tổng cộng 100
3. Phương thức thu gom và vận chuyển CTR tại thành phố Đà Nẵng
a) Phương thức thu gom
Ở TP.Đà Nẵng tất cả các loại CTR đều được tổ chức thu gom nhưng đối với mỗi
loại thì việc tổ chức thu gom, vận chuyển theo các phương thức khác nhau:
Ø Phương thức thu gom CTR sinh hoạt và duy trì vệ sinh đường phố
ô Đối với chất thải rắn sinh hoạt: CTR sinh hoạt của thành phố được thu gom
với tỷ lệ cao nhất khoảng 94% (DANURENCO, 2008).
Để thuận lợi cho công tác thu gom, Công ty đã lắp đặt hơn 6000 thùng rác
công cộng trên các đường phố, khu dân cư giúp cho người dân có thể dễ dàng đổ
rác vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Rác sinh hoạt từ khu dân cư được thu gom như sau:
Bảng 3.5. Phương thức thu gom rác sinh hoạt từ khu dân cư
STT Phương thức thu gom
Khối lượng
thu gom
(T/ngày)
Tỉ lệ % theo
phương thức
Ghi chú
I Thu gom qua thùng tiêu chuẩn 240, 660L 496 86%
I.1 Thu gom qua thùng tiêu chuẩn đưa về trạm trung chuyển 322 65
11 trạm
trung chuyển
I.2
Thu gom qua thùng tiêu chuẩn
và nâng gắp bằng xe chuyên
dụng
174 35
II Thu gom trực tiếp bằng xe chuyên dùng 81 14%
Các xã
vùng ven
Tổng cộng 577 100 85% tỉ lệ phát sinh
Hình 3.7. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt.
ô Đối với vệ sinh đường phố:
Hằng ngày, lực lượng công nhân môi trường làm công tác duy trì vệ sinh đường
phố như:
+ Dùng xe kéo tay có trang bị dụng cụ kéo dọc các tuyến đường tém rác, lá
cây giữ sạch đường phố trong ngày.
+ Duy trì giải phân cách đường, biển báo, thành cầu.... giữ cho đường phố luôn
luôn sạch sẽ.
+ Các đường phố chính được quét thủ công (sau 22 giờ).
+ Thường xuyên 2 lần/ngày, các thùng rác được lau chùi sạch sẽ nhằm tạo ấn
tượng tốt cho người dân và thu hút họ đổ rác vào thùng.
Kết quả hoạt động duy trì vệ sinh đường phố từ năm 2006 đến 2008 được
trình bày ở bảng 3.6
Bảng 3.6. Kết quả hoạt động duy trì vệ sinh đường phố 2006 - 2008
(DANURENCO, 2008)
STT Tên công việc ĐVT 2006 2007 2008
1 Quét rác đường phố bằng thủ công ha 48.321 53.760 56.905
2 Quét đường phố bằng cơ giới ha 639 639 639
3 Duy trì vệ sinh đường phố km 74.989 82.897 89.084
4 Duy trì vệ sinh dãi phân cách km 23.994 27.297 30.417
Ø Phương thức thu gom rác bãi biển
Thành phố Đà Nẵng có khoảng 20 km bờ biển, trong đó có 12 km có các bãi
tắm được đánh giá đạt tiêu chuẩn thế giới. Tổng số rác thải phát sinh tại khu vực
này khoảng 2000 tấn/năm chủ yếu là rác hữu cơ, chai nhựa và bao bì nilon. Công
tác duy trì vệ sinh bãi biển được thực hiện thủ công kết hợp cơ giới với 2 ca làm
việc của công nhân (sáng từ 4h30-8h; chiều từ 15h30-19h). Hiện nay, Công ty có 2
xe sàn cát với công suất 15 HP, năng lực sàng là 10.000 m2/h/xe. Việc thu gom rác
tại các gầm, kè bờ sông, biển…được thực hiện bằng thủ công.
Hình 3.8. Quy trình thu gom, vận chuyển rác bãi biển.
Kết quả hoạt động thu gom rác bãi biển từ năm 2006 đến 2008 được trình
bày ở bảng 3.7
Bảng 3.7. Kết quả hoạt động thu gom rác bãi biển 2006 – 2008
(DANURENCO, 2008)
STT Tên công việc ĐVT 2006 2007 2008
1 Thu gom rác bãi biển bằng thủ công ha 30.987 29.923 28.677
2 Làm sạch bãi biển bằng cơ giới ha 1.144 1.150 1.297
3 Vớt rác trên sông Hàn ha 2.178 2.178 2.178
Ø Phương thức thu gom rác chợ
Rác chợ được thu gom bằng các thùng nhựa có dung tích 240 lít và 660 lít
đặt trong các chợ và trung tâm thương mại. Ngoài ra, công nhân môi trường quét
thu gom bằng các thùng rác, khi thùng đầy được chuyển ra đường để xe cuốn ép
nâng gắp trực tiếp hoặc chuyển lên xe ba gác đạp đưa về trạm trung chuyển gần
nhất, thời gian quét và thu gom vào khoảng 17h đến 22h hàng ngày.
Bảng 3.8. Khối lượng rác chợ được thu gom [13]
Chợ ĐVT Thùng 240 lít Thùng 660 lít
Hàn Thùng/ngày 15 8
Cồn Thùng/ngày 5 30
Mới Thùng/ngày 8 9
Đống Đa Thùng/ngày - 14
Đầu Mối Thùng/ngày 18 36
Hòa Khánh Thùng/ngày - 14
Ø Phương thức thu gom CTR công nghiệp
CTR công nghiệp chiếm khoảng 6-7% tổng lượng rác thành phố. Một số xí
nghiệp, nhà máy tìm cách tái chế và sử dụng lại rác thải, số lượng còn lại sau khi
được phân loại tại chỗ thì các đơn vị này hợp đồng với DANURENCO để vận
chuyển và xử lý.
Hình 3.9. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp.
Ø Phương thức thu gom CTR y tế
Tại một số bệnh viện lớn trong thành phố CTR y tế được phân loại tại chỗ và
chứa trong các thùng rác riêng theo chủng loại sau đó được xe chuyên dụng vận
chuyển đến bãi tập trung chung chôn lấp.
Bảng 3.9. Thành phần CTR y tế[00]
STT Thành phần Tỷ lệ %
1 Rác hữu cơ 52,57
2 Bông băng, bột bó gãy xương 8,8
3 Ống tiêm, lọ thuốc, nhựa, thủy tinh 3,2
4 Giấy các loại 3,0
5 Kim loại, vỏ hộp 0,7
6 Bệnh phẩm 0,6
7 Thành phần khác 31,1
Do rác y tế độc hại nên phương thức thu gom khác so với rác sinh hoạt. Hiện
nay, Công ty đã lắp đặt các thùng rác loại 240 lít (màu xanh) ở nhiều nơi trong bệnh
viện để thu gom rác sinh hoạt, sau đó dùng xe đẩy tay vận chuyển các thùng này lên
xe cuốn ép hoặc tập kết đến trạm trung chuyển. Đối với rác y tế độc hại được thu
gom bằng các thùng màu đỏ đặt ở những vị trí nhất định ít người nhìn thấy nhằm
đảm bảo an toàn. Tuy nhiên trong những năm gần đây tại một số bệnh viện lớn trên
địa bàn được trang bị lò đốt rác y tế nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu cần tiêu hủy
và gây ô nhiễm môi trường, đồng thời do điều kiện lò đốt rác bệnh viện C bị hỏng
từ năm 2008 Công ty đã vận chuyển CTR y tế nguy hại đến đốt tại lò đôt bãi rác
Khánh Sơn.
Hình 3.10. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR y tế.
Ø Phương thức thu gom CTR thủy hải sản
Lượng CTR trong chế biến hải sản của Thành phố Đà Nẵng chiếm tỷ lệ khá
cao. Hằng năm có khoảng 1.500 – 3.000 tấn được thu gom và xử lý sơ bộ bằng chế
phẩm sinh học nhằm giảm thiểu mùi hôi và sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp
Khánh Sơn .
Hình 3.11. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR thủy hải sản.
Ø Phương thức thu gom chất thải hút bể phốt
Chất thải từ bể phốt được tiến hành hút định kỳ cho các hộ dân, Công ty vận chuyển
đổ vào hệ thống xử lý bể phốt bằng biện pháp sinh học tại Bãi rác Khánh Sơn.
Hình 3.12. Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải bể phốt.
b) Phương tiện và nhân lực thu gom
Ø Phương tiện: Trong những năm qua, Công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật
cũng như đầu tư trang thiết bị để phục vụ quét, gom rác trên đường phố, vận hành
và xử lý rác của thành phố dứt điểm trong ngày đạt hiệu quả cao.
+ Số lượng thùng rác: > 5000 thùng
Trong đó: Thùng 140 lít: 139
Thùng 240 lít: 4.371
Thùng 660 lít: 164
+ Phương tiện cơ giới:
Bảng 3.10. Số lượng phương tiện vận chuyển rác
STT Loại xe Tải Trọng
Số
đầu
xe
Hình thức vận chuyển
1
Xe cuốn ép nhỏ
ISUZU và
MISUBISHI
1,8-4,5
Tấn 12
Thu gom rác hộ dân, vùng ven
kết hợp thu gom rác từ thùng
240 lít đặt doc khu dân cư mà xe
HINNO và HUYNDAI không
vào được
2
Xe HUYNDAI có
thiết bị năng gắp
thùng chứa
5 Tấn 5
Thu gom rác từ thùng 240 lít,
660 lít trên các tuyến đường phố
có đặt thùng.
3 Xe HINNO 9 Tấn 9
Thu gom rác từ thùng 240 lít,
660 lít trên các tuyến đường phố
có đặt thùng.
4
Xe HINNO
HOOKLIFT kéo
thùng container chứa
rác
9 Tấn 6
Thu gom rác qua trạm trung
chuyển
5 Xe ba gác đạp 136 Xe đạp chuyển thùng chứa rác đến trạm trung chuyển
6 Xe ba gác kéo 56 Chuyển thùng chứa rác đến điểm điểm tập kết
7 Xe FRE IGHTLINER 3
Xe quét đường
8 Máy sàn cát 2
Thu gom rác, vệ sinh bãi biển.
Ø Về nhân lực:
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên Công ty là : 1.006 người, trong đó
nữ 435 người.
Trong đó:
+ Đại học: 100 người
+ Cao đẳng: 17 người
+ Trung cấp: 63 người
+ Công nhân kỹ thuật 123 người trong đó:
- Công nhân kỹ thuật bậc 1: 17 người
- Công nhân kỹ thuật bậc 2: 33 người
- Công nhân kỹ thuật bậc 3: 73 người
+ Công nhân làm công tác vệ sinh đô thị: 703 người
c) Hình thức vận chuyển
Hiện nay công tác vận chuyển CTR tại thành phố Đà Nẵng được tiến hành
bằng thủ công kết hợp với cơ giới.
+ Việc vận chuyển một số lượng lớn các thùng chứa rác công cộng đặt trên các
đường phố và khu dân cư tới các trạm trung chuyển bằng thủ công: Người công
nhân tự chuyển các thùng chứa rác tại các vị trí đặt thùng trên đường phố lên xe đạp
thùng thô sơ, công việc này rất nặng nhọc và năng suất thấp. Đối với các khu vực
ngõ hẻm sâu, vùng ven đô thị được thu gom bằng cách sử dụng loại thùng 660 lít
đặt trên các xe ba gác đạp và ba gác kéo với tần suất thu gom 8-10
thùng/người/ngày và thời gian từ 7h đến 17h hàng ngày. Sau đó rác thu gom được
chuyển về trạm trung chuyển.
+ Việc vận chuyển rác từ trạm trung chuyển, các vị trí tập kết, các tuyến đường
đặt thùng rác được tiến hành bằng cơ giới thông qua các xe ô tô chuyên dụng hoặc
các xe không chuyên dụng được lắp đặt thêm các thiết bị nâng thùng.
Hiện tại Công ty có hơn 30 xe ô tô chuyên dụng vận chuyển CTR có công
suất lớn được cấp theo theo dự án Vệ sinh Đà Nẵng nhưng phần lớn các xe phải
hoạt động quá số giờ quy định nên đã ảnh hưởng đến năng suất vận chuyển, chất
lượng xe và sức khỏe của người công nhân.
Trước đây TP. Đà Nẵng co tổng cộng 11 trạm trung chuyển trong đó có 1
trạm tại công viên 29/3 đã được giải toả theo nguyện vọng của cử tri quận Thanh
Khê do nằm trong khu vực trung tâm, dân cư đông đúc và là khu vui chơi giải trí
của nhân dân, trạm này sẽ được thành phố bố trí lại đất tại vị trí vùng ven của quận
Thanh Khê để xây dựng lại.
Hiện nay còn lại 10 Trạm trung chuyển được đầu tư từ Dự án Thoát nước và
Vệ sinh môi trường.
Hình 3.13. Vị trí các trạm trung chuyển.
4. Công nghệ xử lý CTR tại thành phố Đà Nẵng
Ø Công nghệ xử lý chất thải rắn
Quy trình xử lý chất rắn tại thành phố Đà Nẵng được trình bày ở sơ đồ sau:
Hình 3.14. Quy trình xử lý CTR thành phố Đà Nẵng
Ø Thuyết minh quy trình:
Rác thải sinh hoạt được cho vào thùng rác hoặc các thiết bị tương tự, sau đó
được công nhân cho vào các xe hay thiết bị vận chuyển và chuyển đến bãi rác. Tại
đây rác được đổ vào các hộc rác theo các bước đổ rác đã được nêu ở phần trước.
Trong quá trình đó thì rác được ép.
Khi đổ đến độ cao cuối cùng thì dừng và rác kể từ khi đổ sẽ nhờ hệ vi sinh
vật tự nhiên cũng như được cung cấp sẽ tiến hành phân hủy. Trong quá trình này
mùi được tạo ra sẽ bị khử bởi chế phẩm khử mùi.
Nước rỉ tạo thành trong quá trình này sẽ được chuyển đến trạm bơm nước rỉ
và sau đó đạt đến mức của máy bơm sẽ bơm đến hồ kỵ khí cùng với nước từ bể
phốt. Sau đó nước từ hồ kỵ khí được chảy tràn qua lần lượt các hồ tuỳ nghi 1 và 2.
Từ hai hồ tuỳ nghi này thì hàm lượng các chỉ tiêu COD, BOD, pH… giảm đi
rất lớn nhưng để đảm bảo hơn thì từ hai hồ nay cho qua hai hồ sinh thái 1 và 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng tin học môi trường phục vụ công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng.pdf