Khóa luận Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT

Phần mở đầu 1

I. Lý do chọn đề tài 1

II. Lịch sử vấn đề 2

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

IV. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 7

V. Đóng góp của đề tài. 7

VI. Phương pháp nghiên cứu 7

VII. Cấu trúc luận văn 8

Phần Nội dung 9

Chương một. Những tiền đề lí luận của đề tài 9

I. Đổi mới phương pháp dạy học văn. 9

I.1. Đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung 9

I.1.1. Phương pháp dạy học văn truyền thống 10

I.1.2. Sự đổi mới trong phương pháp dạy học văn 10

I.2. Đổi mới phương pháp dạy học truyện cổ tích thần kì nói riêng 11

II. Tấm Cám trong nhà trường phổ thông. 14

II.1. Trước chương trình sách giáo khoa thí điểm năm 2003. 14

II.2. Trong chương trình sách giáo khoa thí điểm năm 2003 15

II.2.1. Về mức độ hợp lý của việc chọn học Tấm Cám 16

II.2.2. Về mức độ hợp lý của việc chọn học văn bản 16

II.2.3. Về mức độ hợp lý của việc giảng dạy Tấm Cám theo hướng Tích hợp 18

IIi. Đặc điểm tâm lý tiếp nhận tấm cám của học sinh lớp 10 THPT 20

III.1. Thuận lợi 20

III.2. Khó khăn 20

III.3. Phương hướng tác động 21

IV. vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học tấm cám 22

IV.1. Khái quát về yếu tố thần kì 22

IV.1.1. Khái niệm và biểu hiện 23

IV.1.2. Vai trò và ý nghĩa 24

IV.2. Đặc sắc của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám 24

IV.3. Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám 26

IV.3.1. Giúp học sinh khám phá giá trị nổi bật về nội dung, ý nghĩa của truyện 27

IV.3.2. Giúp học sinh phát huy năng lực nhận thức 35

IV.3.3. Giúp học sinh phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ 36

Chương HAI -Khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường THPT. 37

I. Mục đích khảo sát 37

I.1. Tầm quan trọng của việc khảo sát 37

I.2. Mục đích khảo sát 38

II. Đối tượng và tài liệu khảo sát. 39

II.1. Giáo viên đứng lớp 40

II.2. Học sinh 40

II.3. Tài liệu khảo sát (Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập) 40

III. Hình thức khảo sát 41

III.1. Khảo sát tài liệu 41

III.1.1 Tài liệu là sách giáo khoa 41

III.1.2. Tài liệu là “Sách giáo viên” 41

III.1.3. Tài liệu là sách bài tập 41

III.2. Trao đổi với giáo viên và học sinh 41

III.3. Sử dụng hình thức phiếu điều tra 42

III.3.1. Phiếu điều tra đối với học sinh 42

III.3.2. Phiếu điều tra đối với giáo viên 44

IV.Khảo sát và kết quả khảo sát 45

IV.1. Khảo sát và đánh giá tài liệu khảo sát 45

IV.1.1. Sách giáo khoa 45

IV.1.2. Sách giáo viên 50

IV.1.3. Sách bài tập 52

IV.2. Khảo sát và đánh giá tình hình dạy và học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường THPT. 53

IV.2.1. Tình hình học 53

IV.2.2. Tình hình giảng dạy 59

IV.3. Tổng hợp kết quả 61

IV.3.1. Kết quả khảo sát về sách giáo khoa 62

IV.3.2. Kết quả khảo sát về sách giáo viên 63

IV.3.3. Kết quả khảo sát về sách bài tập 63

IV.3.4. Kết quả khảo sát về tình hình học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường THPT. 63

IV.3.5. Kết quả khảo sát về tình hình dạy Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở nhà trường THPT. 64

Chương ba: Phương hướng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì 66

I. Phương hướng truyền thống trong dạy học Tấm Cám 66

I.1. Đối với học sinh mẫu giáo 5-6 tuổi 66

I.2. Đối với học sinh lớp 7-THCS 68

I.2.1. Khái quát chung 68

I.2.2. Hướng phân tích theo nhân vật 69

I.2.3. Hướng phân tích theo chủ đề, theo mô típ 70

II. Cơ sở và phương hướng cụ thể của việc đề xuất 72

II.1. Cơ sở đề xuất. 72

II.1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học Tấm Cám. 72

II.1.2. Xuất phát từ yêu cầu rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong giờ dạy tác phẩm văn chương. 74

II.1.3. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy và học Tấm Cám hiện nay (theo chương trình thí điểm lớp 10-THPT) 75

II.2.Phương hướng cụ thể 75

II.2.1. Từ vai trò của yếu tố thần kì đến phương hướng dạy học Tấm Cám theo tiến trình của cốt truyện 75

II.2.2. Những định hướng cụ thể về nội dung và phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện Tấm Cám 76

Iii. Thiết Kế Bài Dạy Tấm Cám 89

III.1. Hướng đổi mới thiết kế bài dạy 89

III.2. Mục đích thiết kế 90

III.3. Thiết kế thử nghiệm: Bài dạy: Truyện Cổ Tích Tấm Cám 90

PHần kết luận 102

thư mục tham khảo 104

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạt yêu cầu. Bình thường. Chưa đạt yêu cầu. Vì sao .................................................................................... Câu 5: Ý kiến của thầy (cô) về hướng khắc phục để có hiệu quả tốt nhất khi giảng dạy Tấm Cám. Về thời gian giảng dạy (tăng hay giảm số tiết): Vì sao …..……......................................................................... Về biện pháp giảng dạy ………………………………………... Sau đây tôi xin trình bày cụ thể việc khảo sát và kết quả khảo sát. IV.KHẢO SÁT VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT IV.1. Khảo sát và đánh giá tài liệu khảo sát Tài liệu khảo sát (SGK, SGV, SBT) là những tài liệu được học sinh và giáo viên sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy và học. Tài liệu tốt, chất lượng đảm bảo câu hỏi mang tính gợi mở, sáng tạo... là một trong những điều kiện quyết định đầu tiên đến chất lượng dạy và học. Việc khảo sát và đánh giá tài liệu khảo sát giúp ta thấy được những ưu, nhược điểm của tài liệu, từ đó có những kiến giải hợp lý. Đó cũng là một việc làm mang ý nghĩa “vì học sinh, cho học sinh”. IV.1.1. Sách giáo khoa IV.1.1.1 Mục “kết quả cần đạt” Mục này đưa ra những tiêu chí cơ bản nhất để học sinh tự định hướng trong quá trình học tập cũng như tự đánh giá. Về mục này, SGK đã đưa ra được những tiêu chí quan trọng, phù hợp và sát với nội dung bài học, định hướng cho học sinh khai thác tác phẩm về cả mặt nội dung và mặt nghệ thuật. Nếu so sánh với SGK – Bộ 1, ta thấy SGK – Bộ 2 đã đưa các tiêu chí một cách gián tiếp theo kiểu gợi mở (SGK – Bộ 1 đưa ra trực tiếp những nội dung và nghệ thuật mà học sinh cần nắm được). Đây là một cách kích thích học sinh phải suy nghĩ, phải tìm tòi mới trả lời được. Đây cũng có thể coi là một cách “nêu vấn đề” ngay từ khâu định hướng ban đầu (“kết quả cần đạt”) để học sinh tự hình thành những thắc mắc cá nhân trong quá trình đọc văn bản. Những băn khoăn ấy của các em sẽ dần được làm sáng rõ trong quá trình tiếp xúc với văn bản và dần được tháo gỡ khi trả lời các câu hỏi phần “Đọc-hiểu”. Rồi những tri thức ấy lại được định hướng đúng và củng cố ở phần “Ghi nhớ”. Kết qủa là các em sẽ tự hiểu rõ và hiểu đúng nếu làm việc tích cực và nghiêm túc. Mục này còn có tác dụng định hướng cho giáo viên giúp các em khai thác đúng giá trị của tác phẩm bằng những hoạt động cụ thể. Tóm lại, so với sách giáo khoa trước thí điểm, việc đưa thêm mục “Kết quả cần đạt” là việc làm cần thiết và đúng đắn. Những tiêu chí đưa ra đã đạt được yêu cầu: giúp học sinh tự định hướng, tự đánh giá ban đầu. IV.1.1.2. Văn bản tác phẩm (Bản kể được chọn) Sách giáo khoa đã lựa chọn bản kể theo Nguyễn Đổng Chi (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập IV, NXB Khoa học xã hội, 1975) nhưng lại cắt bỏ phần kết thúc truyện (Phần mẹ con Cám bị trừng phạt). Theo ý kiến của riêng tôi thì việc làm này là không nên. Bản kể lựa chọn trong sách giáo khoa vẫn nên để kết thúc mẹ con Cám bị trừng phạt theo hình thức cao nhất: Bị chết. Có thể lựa chọn bản kể theo Chu Xuân Diên – Lê Chí Quế (Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996) như SGK – Bộ 1 đã lựa chọn: Khi Tấm được vua nhận ra và đón về cung (từ quán nước của bà lão) Cám “vờ không biết chuyện gì, hỏi Tấm: Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị dầm sương dãi nắng, đi vắng giờ khá lâu, sao giờ chị trắng? Tấm đáp: Có muốn trắng chị bày cách cho. Cám hí hửng bằng lòng ngay. Theo lời chỉ bảo của Tấm, Cám sai đào một hố thật sâu và ngồi ở dưới, rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hố. Cám chết còng queo. Nghe tin Cám chết, mụ dì ghẻ uất lên, ngã vật xuống đất chết theo” Việclựa chọn như vậy đã được giải thích rất kĩ trong mục II.2.2. “Về mức độ hợp lý của việc chọn học văn bản” ở Chương một. Ở đây chỉ xin nêu một số ý chính. Đặc trưng của văn học dân gian nói chung, của truyện cổ tích nói riêng là tính truyền miệng và dị bản. Tấm Cám là một truyện cổ tích có tính dị bản lớn. (Theo thống kê có đến 500 kiểu truyện Tấm Cám trên thế giới và có đến hàng chục kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam. Có thể liệt kê một số bản kể về Tấm Cám của dân tộc Kinh như: Bản kể của Đỗ Thận. Bản kể của Vũ Ngọc Phan. Bản kể của Nguyễn Đổng Chi. Bản kể của Chu Xuân Diên - Lê Chí Quế. Chính những tranh cãi về phần kết thúc truyện đã đóng vai trò quyết định khi lựa chọn bản kể Tấm Cám trong SGK thí điểm. Nếu cắt bỏ phần kết thúc, trước hết là đã cắt bỏ sự hoàn chỉnh vốn có của một truyện cổ tích hay bậc nhất trong kho tàng văn học dân gian nước ta. Thứ hai : đã cắt bỏ một đặc trưng quan trọng của truyện cổ tích thần kì là lý giải hiện thực theo quan điểm, mơ ước của nhân dân: Cái ác phải bị tiêu diệt triệt để, cái tốt phải được hưởng hạnh phúc tột cùng. Thứ ba: Sẽ gây ra độ “hẫng” và sự băn khoăn trong các em học sinh (vì các em vốn đã biết truyện này từ nhỏ, và tư duy tự nhận thức, tư duy lý luận của các em đã phát triển). Từ những lý do đó, không nên cắt bỏ phần kết thúc của truyện và phải hướng cho giáo viên đưa ra những kiến giải phù hợp để định hướng cho sự tranh luận của học sinh. IV.1.1.3. Các câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu” SGK đưa ra 4 câu hỏi: 1. Phân tích diễn biến của truyện để thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mẫu thuẫn dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám (Lưu ý các đoạn về cái yếm đỏ, con bống, thử giầy, cái chết của Tấm, chim vàng anh và chiếc khung cửi) 2. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện. (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào trong gia đình và ngoài xã hội?) 3. Quá trình biến hoá của Tấm có ý nghĩa gì? Vai trò của nhân vật Bụt trong tiến trình phát triển của truyện: Bụt đã giúp Tấm giải quyết các tình huống khó khăn như thế nào? Bụt đã đền bù cho Tấm những gì? Sự giúp đỡ, đền bù của Bụt đối với Tấm thể hiện quan niệm gì của người bình dân xưa? Trước khi đi vào đánh giá hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi xin trình bày khái quát vai trò và tầm quan trọng của nó và đưa ra một số cơ sở để đánh giá hệ thống câu hỏi: *) Vai trò và tầm quan trọng Hệ thống câu hỏi của SGK trong hoạt động dạy học nói chung và trong phương hướng đổi mới phương pháp giảng văn hiện nay có vai trò và tầm quan trọng rất lớn: Thứ nhất: Giúp học sinh thâm nhập, tìm hiểu và cảm thụ đúng tác phẩm văn học. Từ đó hình thành và rèn luyện năng lực tự chiếm lĩnh tác phẩm văn học. Thứ hai: Hình thành và rèn luyện cho học sinh cách thức và phương pháp tiếp cận, phương pháp phân tích và bình giá văn học. Thứ ba: Giúp người giáo viên lựa chọn, xây dựng cho mình một hệ thống câu hỏi và phương hướng khai thác tác phẩm phù hợp, đúng đắn, thích hợp với điều kiện và đối tượng giảng dạy. *) Do đó hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa phải đảm bảo những yêu cầu sau đây Phải tập trung vào giá trị riêng, đặc sắc của tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật Phải chú ý tới nhu cầu và hứng thú của cá nhân học sinh. Phải tập trung chú ý nhiều tới loại câu hỏi sáng tạo. Phải giúp học sinh hình thành được kỹ năng tự tiếp nhận, tự đọc, tự khám phá tác phẩm văn học. Phải phân hoá được trình độ của học sinh. Phải có cách diễn đạt trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn. *) Từ việc khảo sát và cơ sở đánh giá trên, ta thấy, hệ thống câu hỏi trong SGK thí điểm – Bộ 2 đã có những ưu điểm sau SGK Văn 7 (Vũ Ngọc Khánh – Chủ biên -NXB Giáo dục - 1978) chủ yếu đưa ra những câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức như: Những việc sai bảo của mẹ Cám cho thấy mụ ta có thái độ và thủ đoạn gì? Tấm có bị bơ vơ thật không? Những gì xuất hiện để giúp Tấm? thì. Còn SGK thí điểm - Bộ 2 đưa ra những câu hỏi có sự biến đổi về chất Với phương châm giúp học sinh từ “đọc” đến “hiểu” tác phẩm, SGK đã chú ý đưa ra những câu hỏi về nội dung (Câu1,2) và về nghệ thuật (Câu 3, 4); Chú ý hướng học sinh vào việc tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đích thực, khai thác tác phẩm đúng với những nguyên tắc và đặc trưng của nó; Cố gắng tránh xu hướng xã hội học dung tục... Tất cả những cố gắng trên đều nhằm gợi nhắc học sinh lưu ý tới những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của bài học. Ưu điểm về hệ thống câu hỏi của SGK thí điểm - Bộ 2: Khiến học sinh luôn luôn tích cực tìm hiểu, khái quát những vấn đề trong truyện từ những gợi ý có sẵn. Do đó tạo điều kiện phát triển tư duy khái quát của học sinh. Những câu hỏi đó đều là những câu hỏi gợi mở đi kèm với những gợi ý là các câu hỏi tái tạo, tái hiện (Câu hỏi phụ): “Bụt đã đền bù cho Tấm những gì?”. Những câu hỏi này lưu ý học sinh từ chi tiết cụ thể để khái quát những vấn đề của truyện. Đây cũng là một việc làm có hiệu quả, tăng cường khả năng đọc – hiểu của học sinh. Do lựa chọn bản kể cắt phần kết thúc truyện nên SGK thí điểm Bộ 2 không có câu hỏi để học sinh thảo luận về phần kết của truyện. Theo ý kiến riêng tôi, sách nên bổ sung ở điểm này. Bởi học sinh lớp 10 đều đã biết cách kết thúc truyền thống và tư duy lý luận của các em đã phát triển. Do vậy đưa câu hỏi về vấn đề này sẽ kích thích sự tranh luận, thảo luận giữa các em rồi từ đó có định hướng để các em hiểu đúng. “Theo em cuối cùng mẹ con Cám bị trừng phạt như thế có đích đáng không ? Vì sao ?”. (Câu hỏi này cũng có thể đưa vào phần “ Luyện tập”) IV.1.1.4. Các câu hỏi trong phần “Luyện tập” Đưa ra 2 câu hỏi: Căn cứ vào định nghĩa ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và mục Tiểu dẫn về truyện cổ tích, hãy tìm trong truyện Tấm Cám những dẫn chứng để minh hoạ cho các đặc trưng của loại truyện cổ tích thần kì. Phân tích đoạn cuối cùng (Ngày nào...về cung) để nêu bật ý nghĩa của các chi tiết: Tấm trở lại làm người từ quả thị. Cuộc sống ở nhà bà lão hàng nước. Miếng trầu têm cánh phượng. Gặp lại nhà vua. Một đặc điểm dễ nhận thấy là các câu hỏi này vừa huy động những hiểu biết khái quát của học sinh (Câu 1), lại vừa giúp các em hiểu những chi tiết cụ thể. (Câu 2) Những câu hỏi này được soạn theo tinh thần mới, là những câu hỏi gợi mở, phù hợp với đối tượng học sinh. Những câu hỏi này tăng cường khả năng “đọc – hiểu” của người học. Buộc người học không chỉ “đọc trên dòng” “đọc giữa các dòng”, mà còn phải “đọc vượt ra khỏi dòng”. Những hướng dẫn gợi ý ấy giúp học sinh tìm hiểu văn bản theo 3 hướng: Đọc – hiểu, suy nghĩ – vận dụng, liên tưởng – tích luỹ. Từ đó mà có hứng thú và hiểu sâu sắc văn bản. Đây là những bài tập cần thiết để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh. IV.1.2. Sách giáo viên Chức năng của sách giáo viên là đưa ra những định hướng có tính chất tham khảo cho người dạy. Qua khảo sát cho thấy: Tuỳ theo hiểu biết về vai trò, chức năng của sách mà mỗi giáo viên có sự tham khảo, sử dụng khác nhau: Người thì sử dụng hết chức năng của sách, người thì sử dụng ít, có người lại rập khuôn một cách máy móc... Nhưng ở dưới góc độ nào, hình thức nào thị sự định hướng của sách giáo viên vẫn là rất cần thiết. Do cách biên soạn cấu trúc bài học “Truyện cổ tích” trong SGK thí điểm – Bộ 2 gồm: Phần “Tiểu dẫn”: Nói về những khái quát chung về truyện cổ tích Phần “Tấm Cám” Phần “Chử Đồng Tử”. Nên sách giáo viên thí điểm – Bộ 2 có sự hướng dẫn tìm hiểu cả 2bài: Tấm Cám, Chử Đồng Tử trong mỗi một mục. (Tôi chỉ tiến hành khảo sát phần hướng dẫn dạy Tấm Cám). Đối với Sách giáo viên, tôi khảo sát, đánh giá ở những mặt sau: IV.1.2.1. Mục tiêu bài học: Về phần này, ưu điểm của sách là đã quan tâm đến việc bảo đảm cho hcọ sinh nắm vững được những kiến thức khái quát chung, soi sáng vào một tác phẩm cụ thể; chú ý giúp các em nắm được nội dung cơ bản và nghệ thuật của truyện. Điểm mới và cũng là ưu điểm của sách giáo viên thí điểm là bên cạnh việc chú ý giáo dục tâm hồn cho học sinh “có được tình yêu đối với người lao động nghèo khổ, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa”, còn quan tâm giáo dục học sinh về kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học dân gian. Phần này của sách giáo viên đã đưa ra “mục tiêu bài học” khá đầy đủ. Nhờ vậy đã có tác dụng định hướng đúng cho giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy. IV.1.2.2. Những điểm cần lưu ý Sách giáo viên đã lưu ý về cả nội dung; phương pháp; hình thức, tiến trình tổ chức dạy học; và kiểm tra đánh giá - Gợi ý giải bài tập; tài liệu tham khảo.Đó là những trọng tâm mà người giáo viên cần phải lưu ý khi giảng dạyl Những lưu ý này thực sự là những ý gợi mở chứ không phải là sự dẫn dắt cụ thể đến mức chi tiết như sách giáo viên cũ. Đây là một thách thức lớn đối với những giáo viên quen với việc tiếp nhận những dàn ý cụ thể, chi tiết, có sẵn trước đây; nhưng đồng thời cũng là cơ hội lớn, một “kích thích lớn” thúc đẩy mỗi giáo viên tự tìm tòi để có cách thức giảng dạy hợp lý. Đó chính là một cách nâng cao chất lượng giáo viên hiện nay. Phần “Kiểm tra, đánh giá- Gợi ý giải bài tập” của SGV đưa ra những gợi ý chung cho các câu hỏi phần “Đọc – hiểu” và phần “Luyện tập” ở SGK. Ngoài hai ý của SGV hướng dẫn trả lời câu hỏi 3: “ Về ý nghĩa quá trình hoá thân của Tấm” gồm: - Ý nghĩa chung nhất: Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm (Không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt) - Điều quan trọng nhất là sau quá trình biến hoá kì diệu, Tấm trở lại làm người, xinh đẹp hơn xưa. Tôi xin bổ xung thêm ý: - Qua đó thể hiện lòng yêu đời và tinh thần thực tế của người lao động khi sáng tạo cổ tích; Hạnh phúc thực sự không phải ở cõi Niết Bàn mà là ở trần thế. Đồng thời nó thể hiện mơ ước, tâm hồn lãng mạn và tinh thần lạc quan của nhân dân. Sách giáo viên không tạo ra một dàn ý cụ thể, có sẵn mà chỉ có ý nghĩa tạo ra những gợi ý tham khảo. Mỗi giáo viên bằng kinh nghiệm, bằng năng lực của mình cần tham khảo sự gợi ý đó và phát huy những ưu điểm của nó vào quá trình giảng dạy của mình. IV.1.3. Sách bài tập Sách nêu ra 3 câu hỏi. Những câu hỏi này là sự tổng hợp các câu hỏi ở phần “Đọc – hiểu” và phần “Luyện tập”, nó có tác dụng giúp học sinh tổng hợp kiến thức, nhấn sâu kiến thức các em đã lĩnh hội được trong quá trình học và tự học. Tôi hoàn toàn đồng ý với hệ thống bài tập và gợi ý làm bài của SBT thí điểm - Bộ2. Tôi chỉ xin nêu một ý kiến có tính chất tham khảo: SBT vẫn nên đưa bài tập hỏi về việc lựa chọn cách kết thúc truyện Tấm Cám cho học sinh để học sinh được nêu lên ý kiến của mình về vấn đề này. Đồng thời sách cấn đưa ra kiến giải của mình vì sao lại lựa chọn cách kết thúc đó. Việc làm này giúp cho tư duy lí luận của học sinh phát triển và cũng làm cho học sinh cảm thấy thoả mãn hơn. IV.2. Khảo sát và đánh giá tình hình dạy và học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường THPT. IV.2.1. Tình hình học Để đánh giá tình hình học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường phổ thông, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho học sinh lớp 10A12- Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) và trao đổi trực tiếp với học sinh 10A10, 10A11. IV.2.1.1. Sử dụng hình thức phiếu điều tra: Số phiếu phát ra là 38, số phiếu thu về là 38 phiếu. Thông qua phiếu điều tra, tôi muốn khảo sát, tìm hiểu, đánh giá về: Hứng thú đối với việc học truyện cổ tích nói chung và truyện Tấm Cám nói riêng của học sinh THPT (Câu 1,2) Nhận thức của học sinh về nội dung, ý nghĩa của Tấm Cám (Câu 3) Nhận thức của học sinh về cách nhân dân lựa chọn khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong truyện. (Câu 4) Nhận thức của học sinh về giá trị nghệ thuật của truyện, về yếu tố thần kì: -Nhận diện về yếu tố thần kì trong Tấm Cám. (Câu 5) -Nhận thức tác dụng của yếu tố thần kì trong thế giới truyện cổ tích. (Câu 6) -Nhận thức tác dụng của yếu tố thần kì trong Tấm Cám đối với thế giới tinh thần của bản thân các em.(Câu 7) Ý kiến của học sinh về mức độ hợp lý của việc chọn học tác phẩm Tấm Cám (Thay cho Trầu Cau). Nhận thức của học sinh về mức độ hợp lý của việc lựa chọn cách kết thúc truyện Tấm Cám Ý kiến của học sinh về việc làm cho tiết học trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Từ kết quả trên, đánh giá những thuận lợi, hạn chế về việc học Tấm Cám của học sinh phổ thông. Từ đó tìm phương pháp thích hợp nhằm tác động đến chiều sâu nhận thức của các em. Kết quả khảo sát cho thấy: * Với câu 1: Khi được hỏi “Em có thích học truyện cổ tích không?” thì có đến 31 học sinh trả lời là “Có” (7 học sinh trả lời là “không”). Như vậy có thể khẳng định truyện cổ tích vẫn có một sức hấp dẫn khá lớn đối với lứa tuổi học sinh lớp 10 THPT. Việc đưa truyện cổ tích vào giảng dạy ở cấp học này là cần thiết và hợp lý. Đa số các em thích học Tấm Cám vì hay và hấp dẫn. Có em cho rằng truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian độc đáo, thường hướng tới thế giới tốt đẹp với cái thiện luôn chiến thắng cái ác và kết thúc là có hậu. Một số khác lại quan tâm đến những giấc mơ, đến bức tranh xã hội và tâm hồn của con người thời kì đó. Phần lớn học sinh lí giải thích học cổ tích vì truyện có nhiều chi tiết thần kì (mỗi khi gặp hoạn nạn đều có thần linh giúp đỡ). Những chi tiết đó góp phần gợi mở, phát huy trí tưởng tượng về thế giới xung quanh. Có một ý kiến cho rằng vì truyện cổ tích mang tính giáo dục. Rõ ràng tư duy lí luận của học sinh đã khá phát triển. Những giải thích của các em không dừng lại ở ý thích cảm tính mà xuất phát từ nội dung, từ nghệ thuật đặc sắc và những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích. Sự phát triển trong trình độ tiếp nhận tác phẩm của học sinh đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để kích thích sự phát triển đó, để tăng cường hứng thú của học sinh. Trả lời vì sao mình không thích học truyện cổ tích, các em cho rằng: Vì đề thi đại học không có truyện cổ tích; có em chỉ thích đọc chứ không thích học (Vì chưa học hết đã biết được kết thúc của truyện). Có em lại cho rằng mình không còn ngô nghê như trẻ con để tin vào những điều “bịa đặt” ấy. Những điều này, thực chất cũng xuất phát từ đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 10 THPT. Các em không còn bé để tin vào những yếu tố tưởng tượng. Hơn nữa từ sự ý thức về lựa chọn nghề nghiệp, tâm lý thường thấy là các em sẽ tự loại bỏ, hoặc không chú ý lắm đến những môn, những phần (theo các em) không phục vụ cho việc thi cử đại học. Do vậy yêu cầu đặt ra của giáo viên khi dạy truyện cổ tích là phải đưa các em trở về hai đầu của cuộc đời: Trẻ hoá về cảm xúc, già hoá về nhận thức; phải giúp các em thấy tính hợp lý, cần thiết của các yếu tố thần kì trong thế giới truyện cổ tích, trong việc thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân; cũng như phải giảng dạy làm sao để phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh từ yếu tố thần kì của truyện. */Với câu 2: Khi được hỏi “Cảm xúc đầu tiên của em khi đọc xong truyện cổ tích Tấm Cám” với ba mức: Rất thích thú, bình thường, không thích, thì trong học sinh có sự phân hoá rõ rệt: 19 thích thú, 15 cảm thấy bình thường, còn 4 học sinh không thích Lý do các em không thích cũng chỉ dừng lại giống như trả lời câu hỏi 1: Truyện Tấm Cám không phục vụ cho thi đại học; do các em đọc nhiều rồi. Có em lại cho rằng Tấm nhiều lúc hiền đến mức khó có thật chứng tỏ trong quá trình dạy, giáo viên chưa khắc sâu đặc điểm của nhân vật chức năng trong truyện cổ tích hay là do SGK đã cắt bỏ đi đoạn cuối của truyện ? Số lượng rất thích thú sau khi đọc xong truyện Tấm Cám là 19 em. Các em yêu thích câu truyện vì: Truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn. Có lúc tưởng truyện đã kết thúc nhưng yếu tố thần kì khiến truyện tiếp tục giúp người đọc hi vọng. (Đây là một ý kiến thông minh và xác đáng). Có em thích truyện vì lý do “ Thấy hả hê vì mẹ con Cám bị trừng phạt - đáng đời kẻ gian ác”. Các em thích những yếu tố li kì, đan xen những câu văn vần tạo nên sự lôi cuốn và thể hiện triết lí nhân sinh của nhân dân. Sở dĩ các em cảm thấy “bình thường” vì các em cho rằng nó giống hầu hết các truyện cổ tích khác, mô típ quen thuộc, có em lại cho rằng do mình chưa được tìm hiểu kĩ vào nội dung truyện, có em lại trả lời một cách rất hồn nhiên rằng “em không biết”. Nguyên nhân là do các em chưa hiểu hết ý nghĩa của truyện, chưa thấy được nét riêng cũng như sức biểu cảm của truyện. Ta thấy số lượng học sinh thích học Tấm Cám không phải là ít, điều cần thiết trong dạy học là giáo viên phải hướng dẫn, tổ chức các em hiểu được đặc trưng, ý nghĩa của truyện, cho các em hiểu cái hay, cái đẹp từ đó khơi gợi được hứng thú học tập ở các em. */ Với câu hỏi 3: Theo em nội dung chính của truyện cổ tích Tấm Cám là gì ? Có 25 học sinh nắm được nội dung chính của truyện vẫn còn tới 13 học sinh cho rằng nội dung chính của truyện là một (hoặc hai) ý đã đưa ra. Điều đó chứng tỏ rằng bên cạnh số học sinh “học được” nắm vững kiến thức, vẫn còn có những học sinh yếu kém, không tập trung làm việc dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Cần phải có biện pháp “kéo” các em vào làm việc và đạt kết quả thực sự. */ Với câu hỏi 4: Truyện Tấm Cám sử dụng yếu tố nào để giải quyết mâu thuẫn xung đột ? Có 28 học sinh đã nhận diện đúng tác dụng của yếu tố thần kì với việc giải quyết mâu thuẫn (10 học sinh nhận diện chưa đúng). Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các em không có hứng thú lắm đối với những yếu tố thần kì. */ Đối với câu hỏi 5: Trong các yếu tố dưới đây của truyện Tấm Cám, đâu là yếu tố thần kì ? Chỉ có 3 học sinh nhận diện sai. Có đến 25 học sinh nhận diện đúng. */ Đối với câu hỏi 6: Tác dụng của yếu tố thần kì trong thế giới truyện cổ tích Tấm Cám là gì? Có 17 học sinh chỉ nhận diện được một, hai tác dụng. Tuy nhiên vẫn có 21 học sinh nhận diện đúng các tác dụng đó. Các em còn đưa thêm một số ý kiến khác: Yếu tố thần kì tạo lối thoát cho Tấm và giúp truyện thêm sinh động, gần gũi hơn. */ Đối với câu hỏi 7: Yếu tố thần kì có tác dụng gì đối với thế giới tinh thần của bản thân em ? Hầu hết các em đều nhất trí với 2 ý kiến đưa ra. Các em còn đưa thêm một số lý do khác: Giúp tâm hồn hướng thiện và tạo sự mơ ước. Tạo sự thoả mãn khi nhân vật đạt được mơ ước. Có cái nhìn đa dạng hơn về thiên nhiên, vạn vật. */ Đối với câu hỏi 8: Nếu được quyền chọn học một trong 2 truyện cổ tích sau (Tấm Cám, Trầu Cau), em sẽ chọn truyện nào? Tuỳ thuộc vào sự yêu thích và hiểu biết về tác phẩm mà các em lựa chọn có hay không đối với Tấm Cám. Nhưng đa số các em vẫn chọn học Tấm Cám (26 học sinh), chỉ có 12 học sinh chọn học Trầu Cau. Bởi theo các em, Tấm Cám là truyện cổ tích hay, tiêu biểu và những yếu tố thân kì có sức lôi cuốn hơn. Có học sinh lại cho rằng do truyện có xung đột dữ dội, kịch tính, thắt nút, mở nút ấn tượng; hay do truyện đã thể hiện ước mơ, lạc quan, niềm tin về công bằng, hạnh phúc của người lao động. Những em chọn học Trầu Cau thì cho rằng vì truyện này dân dã hơn, không có quá nhiều yếu tố thân kì. Có em lại lựa chọn vì lý do: Truyện có một kết thúc đẹp và các nhân vật vẫn gắn bó với nhau trong mối quan hệ thân thiết. Đó là những lựa chọn riêng của các em. Song sự lựa chọn cho Tấm Cám vẫn nhiều hơn chứng tỏ việc đưa vào học tác phẩm này trong trường THPT là hợp lý, phù hợp với hứng thú của các em. Mỗi giáo viên phải tổ chức cho các em thấy cái hay, cái đặc sắc của truyện, để từ đó yêu thích tác phẩm hơn. */ Đối với câu hỏi 9: Nên kết thúc truyện như thế nào? Đây là vấn đề các em đang suy nghĩ nhiều nên rất hào hứng với câu hỏi và đưa ra khá nhiều lí do. Với 3 gợi ý: 1.Tấm đổ nước sôi giết Cám rồi làm mắm gửi cho dì ghẻ. 2. Cám đào hố, nhờ người đổ nước sôi. Dì ghẻ chết vì thương con. 3. Nhà vua nhận ra Tấm và rước nàng về cung (Cắt phần cuối, không nhắc đến Cám và mụ dì ghẻ) Chỉ có 5 em chọn cách 1: vì các em cho rằng kết thúc đó mới thể hiện trọn vẹn giá trị tác phẩm. Có 9 em chọn cách 3 và đưa thêm ý kiến: -Mẹ con Cám nhận ra lỗi lầm, bỏ xứ mà đi. -Mẹ con Cám bị trừng phạt bởi thế lực khác (Sét đánh, Bụt trừng phạt) -Cám bị giam vào ngục tối suốt đời. Mẹ Cám buồn mà chết. -Mẹ con Cám trở thành kẻ hầu hạ cho Tấm. Các em muốn kết thúc như vậy vì cho rằng cách 1 là quá độc ác, tàn nhẫn. Có em còn cho rằng “Sống là để chiến đấu nhưng không có nghĩa là không có lòng vị tha”. Kết thúc như vậy thì truyện sẽ nhân hậu hơn. Đa số các em chọn cách kết thúc (2): 24 học sinh vì kết thúc (1) quá độc ác, kết thúc (3) quá tẻ nhạt. Đây là bài học đích đáng cho kẻ độc ác, “gieo gió gặp bão” Về vấn đề này,ý kiến của các em rất phong phú. (Đa số chọn cách kết thúc (2)). Không có em nào bằng lòng với việc cắt bỏ đoạn kết. Sự tranh luận của các em không chỉ được thể hiện khi viết vào phiếu điều tra mà còn thể hiện khi được hỏi trực tiếp vấn đề này. Đây là một thuận lợi, nhưng cũng là một khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy: vừa kích thích sự sáng tạo trong học sinh, vừa làm cho các em hiểu rõ đặc trưng của truyện cổ tích thần kì, giải thích tính hợp lý hơn của cách lựa chọn kết thúc (2). */ Đối với câu hỏi 10: Theo em, làm thế nào để tiết học trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Có 5 em chọn cách đọc diễn cảm, vẽ tranh minh hoạ. Đa số các em chọn cách đóng kịch và thảo luận vấn đề nổi bật. Vì vậy trong dạy học, trong việc phối hợp các cách thức đó, giáo viên nên chú ý hơn đến cách thức gây hứng thú cho học sinh (như sự đề xuất của các em). IV.2.1.2. Trao đổi trực tiếp: Bên cạnh hình thức phiếu điều tra, để đánh giá tình hình học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường THPT, tôi còn tiến hành trao đổi trực tiếp với học sinh lớp 10A10, 10A11 của trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Qua trao đổi, thấy các em vẫn rất thích học truyện cổ tích nói chung và Tấm Cám nói riêng. Có em còn thắc mắc tại sao lại cắt bỏ phần kết thúc truyện. “Làm như thế em thấy thế nào ấy. Đáng lẽ người độc ác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1022.doc