MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đềtài .1
2. Lịch sửvấn đề .2
3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu .4
4. Phương pháp nghiên cứu .4
5. Mục đích nghiên cứu 5
6. Đóng góp của đềtài .5
7. Dàn ý khóa luận 6
Phần nội dung
Chương I: Cơsởlý luận chung vềhình thức thảo luận nhóm.
1. Thếnào là hình thức TLN?.10
2. Tác dụng của hình thức TLN .11
2.1. Tác dụng của hình thức TLN đối với sựnghiệp giáo dục - đào tạo.11
2.2. Tác dụng của hình thức TLN đối với giáo viên .12
2.3. Tác dụng của hình thức TLN đối với học sinh .12
3. Vai trò, nhiệm vụcủa giáo viên đối với hình thức TLN .13
3.1. Vai trò của giáo viên .13
3.2. Nhiệm vụcủa giáo viên .14
3.2.1. Xây dựng các bài tập (câu hỏi) TLN phải có tính vấn đề.15
3.2.2. Giáo viên phải tạo nên mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm,
trong lớp “thành một xã hội thu nhỏ”cùng nhau hợp tác xây dựng bài học.15
3.2.3. Đảm bảo cho các thành viên trong nhóm, trong lớp được thảo luận .16
3.2.4. Quan sát học sinh trong quá trình thảo luận .17
3.2.5. Rèn luyện vốn ngôn ngữcho học sinh .17
4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo hình thức TLN.17
4.1. Ưu điểm .17
4.2. Nhược điểm .19
5. Biện pháp khắc phục nhược điểm của dạy học theo hình thức TLN.20
Chương II: Vận dụng hình thức TLN vào giờdạy học TPVC.
1. Thực tếcủa việc vận dụng hình thức TLN ởnhà trường THPT.22
1.1. Khảo sát học sinh 22
1.2. Khảo sát giáo viên .23
1.3. Kết quả .26
2. Các yếu tốtác động đến việc lực chọn dạy học theo hình thức TLN.26
2.1. Yếu tốthời gian .26
2.2. Yếu tốbài học .27
2.3. Đặc điểm lớp học .27
2.4. Năng lực và sởthích của giáo viên .28
3.Vận dụng hình thức TLN vào giờdạy học TPVC ởtrường THPT .28
3.1. Những tiền đềthuận lợi cho việc vận dụng hình thức TLN trong giờ
dạy học TPVC.28
3.1.1. Nhu cầu và khảnăng TLN của học sinh trong giờdạy học TPVC .29
3.1.2. Hình thức TLN thật sựlà một hình thức dạy học tích cực, đáp ứng
nhu cầu đổi mới PPDH (dĩnhiên không phải là biện pháp sưphạm độc tôn) .29
3.2. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện hình thức TLN vào giờdạy
học TPVC.32
3.2.1 Các bài tập (câu hỏi) thảo luận phải có tính vấn đề .32
a.Thếnào là vấn đề?.32
b. Vấn đềtrong dạy học TPVC là gì?.32
3.2.2. Tùy cấu trúc nhóm mà mức độbài tập khác nhau 33
a. Đối với bài tập TLN có tính chất phức tạp .34
b. Đối với bài tập TLN có tính chất đơn giản, vừa mức.34
3.2.3. Các bài tập thảo luận phải liên hệvới những nguồn thông tin, tri
thức khác nhau.35
3.3.Các loại hình TLN vận dụng vào giờdạy học TPVC.36
3.3.1. Các tiêu chí thành lập.36
3.3.2. Các loại nhóm thảo luận.36
a. Nhóm làm việc theo cặp HS.37
b. Nhóm 4 - 5 HS.37
c. Loại ghép nhóm.38
d. Nhóm Kim tựtháp.39
đ. Nhóm hoạt động trà trộn.40
3.4. Quy trình tổchức hình thức TLN vào giờdạy học TPVC.41
3.5. Các dạng bài tập TLN có thểvận dụng vào giờdạy học TPVC.43
3.5.1. Các dạng bài tập TLN thực hiện lớp.43
a. Bài tập TLN so sánh.43
b. Bài tập TLN phân tích.46
c. Bài tập TLN biểu đồ- sơ đồ .47
d. Bài tập TLN bảng biểu .48
3.5.2. Các bài tập TLN thực hiện ởnhà, tiết học sau trình bày.48
a. Bài tập TLN định hướng học bài.48
b. Bài tập TLN tiểu luận.49
3.6. Kiểm tra - đánh giá học sinh.50
Chương III: Thiết kếthực nghiệm
1. Yêu cầu chung khi tiến hành thực nghiệm.51
2. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm.52
3. Đềxuất.63
3.1. Vềmặt lý luận.63
3.2. Vềsựphân phối thời gian dạy học.63
3.3. Vềbồi dưỡng trình độcho các giáo viên bộmôn.64
3.4. Dạy học bằng phương tiện điện tử(giáo án điện tử).64
Phần kết luận
1. Kết luận.65
2. Phụlục.67
3. Danh mục tham khảo.98
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2896 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vận dụng hình thức thảo luận nhóm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chi tiết về Văn Minh – vợ Văn Minh, cô Hoàng
Hôn, ông Phán mọc sừng. Phân tích chi tiết đó; nhóm 4: “Tìm những chi tiết về
những người bạn, người thân… gia đình ông Hồng, phân tích ý nghĩa đó”
- Loại hoạt động so sánh thường dành cho những bài học có dung lượng kiến
thức không lớn. Ví dụ: GV có thể cho tất cả các nhóm cùng thảo luận một vấn đề:
nội dung nghệ thuật của một đoạn văn, câu thơ, một chi tiết, hình ảnh đặc sắc…
(Mô hình nhóm HS làm việc theo nhóm 4 – 5 hoc sinh)
c. Loại ghép nhóm.
Trong hình thức ghép nhóm, cần tổ chức các nhóm có tính luận chuyển.
Trước tiên, GV chia lớp thành nhiều nhóm, giả dụ là năm nhóm, mỗi nhóm gồm
năm thành viên. Mỗi thành viên có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khác nhau của
bài học và mỗi thành viên trong nhóm phải ghi chép. Sau đó, GV tách các thành
viên trong nhóm thành năm nhóm mới, mỗi nhóm cũng gồm năm thành viên lấy
từ các nhóm cũ mỗi nhóm một thành viên. Các thành viên trở thành “đại sứ” cho
nhóm của mình trong nhóm mới, họ phải thông báo nhiệm vụ và cách giải quyết
nhiệm vụ của nhóm cho nhóm mới.
HS 1 HS 2
HS 3 HS 4
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
38
11
11
22
22
44
44
33
3355
55
Hình thức ghép nhóm này khó sử dụng ở những lớp đông HS, nhưng có ưu
điểm rất lớn là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ do tất cả các thành viên
trong nhóm đảm nhận chứ không phải do các HS khá, giỏi bao chọn từ A – Z .
Mỗi HS sẽ nắm một mảng thông tin để lắp ghép thành một thông tin hoàn chỉnh
và sẽ không có một HS nào đứng ngoài hoạt động của lớp. Cách học này góp
phần làm tăng sự tin cậy cho các thành viên trong nhóm. Nếu trong các loại nhóm
khác, ưu thế thường thuộc về các thành viên khá, giỏi thì trong nhóm mới, mỗi
thành viên đều có vai trò thật sự.
( Mô hình ghép nhóm HS)
d. Nhóm kim tự tháp.
Đây là cách tổng hợp ý kiến của tập thể lớp học về một vấn đề của bài học.
Đầu tiên GV nêu ra một vấn đề cho HS làm việc độc lập, sau đó, ghép hai HS
thành một cập để các HS chia sẻ ý kiến của mình; kế đến, các cặp sẽ kết hợp lại
thành nhóm bốn người, tiếp tục trao đổi ý kiến. Các nhóm bốn sẽ họp lại thành
các nhóm 8, nhóm 16… Cuối cùng, cả lớp sẽ có một bảng tổng kết các ý kiến
hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Như vậy, bất cứ ý kiến cá
nhân nào cũng đều phải dựa tên ý kiến của số đông.
Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ.
Cách học này giúp HS nhận ra rằng: ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân “một
cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, HS có thể học được
cái hay từ nhiều bạn. Việc tổ chức lớp học theo mô hình kim tự tháp rất phù hợp
123
45
213
45
512
34
312
45
412
35
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
39
với các giờ ôn tập khi mà HS cần phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công
thức… đã học trong một chương.
( Mô hình nhóm kim tự tháp)
đ. Loại nhóm hoạt động trà trộn.
Trong hình thức này tất cả HS trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong
lớp để thu thập thông tin từ các thành viên khác, giống như các khách mời trong
một buổi tiệc đứng dậy gặp gỡ, tiếp xúc với nhau. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi
làm cho các em cảm thấy thích thú, năng động hơn. Đối với những HS trung bình
hay HS yếu kém thì đây là cơ hội để trao đổi với những em HS khá, giỏi và
những HS khác không cảm thấy xấu hỗ. Cũng bằng cách học này, HS thấy rằng
có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau cho cùng một vấn
đề. Có thể hoạt động “trà trộn “ là “bảng trưng cầu ý kiến” hoặc “khảo sát ý kiến”
của tập thể.
Hoạt động này rất thích hợp với giờ ôn tập. Ví dụ: khi ôn tập chương “Ôn tập
văn học dân gian Việt Nam”, GV có thể nêu các bài tập (câu hỏi):
Bài 1: “So sánh thần thoại với truyền thuyết có những điểm nào giống và
khác nhau?”,
Bài 2: “Ca dao là tiếng nói tâm tình ngọt ngào, thiết tha của người dân Việt.
Các em suy nghĩ như thế nào?”.
N 1
N 2 N 3
N 4 N 5 N 6
N7
N 8 N 9 N11N10 N12 N13 N14 N15
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
40
Qua những câu hỏi đó, tùy theo mức độ mà các em sẽ trao đổi các vấn đề với
nhau. Hoặc thậm chí các em sẽ trao đổi những vấn đề cho đến khi thỏa mãn mới
thôi!.
3.4. Quy trình tổ chức hình thức TLN vào giờ dạy học TPVC.
Để tiến hành TLN, có thể thực hiện ba bước (giai đoạn) cơ bản như sau:
* Nhập đề và giao nhiệm vụ:
Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính
sau:
- Giới thiệu thiệu chủ đề chung của giờ học: thông thường GV thực hiện
chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua thuyết trình,
đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho HS trình bày với
điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùng GV.
- Xác định nhiệm vụ của các nhóm: xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể
giữa các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cần đạt. Thông thường, nhiệm vụ của
các nhóm là giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau.
- Thành lập các nhóm làm việc: có rất nhiều tiêu chí thành lập nhóm khác
nhau. Tùy theo mục tiêu dạy học cụ thể mà có thể tạo lập các loại nhóm thảo luận
như phần trên đã nêu.
* Làm việc theo nhóm.
Trong giai đoạn này, các nhóm tự thực hiện những nhiệm vụ của nhóm được
giao, trong đó có những hoạt động chính là:
- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: cần sắp xếp công việc phù hợp với việc TLN
sao cho các thành viên có thể đối diện với nhau để thảo luận. Hoạt động này cần
phải diễn ra nhanh để tiết kiệm thời gian, đồng thời cũng chú ý đến sự mất trật tự
của HS.
- Lập kế hoạch làm việc:
+ Chuẩn bị tài liệu học tập.
+ Đọc sơ qua tài liệu.
+ Làm rõ xem tất cả HS có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay chưa?
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
41
+ Phân công công việc trong nhóm.
+ Lập kế hoạch và thời gian thảo luận.
- Thỏa thuận về qui tắc làm việc:
+ Mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ cụ thể.
+ Từng HS phải ghi lại kết quả làm việc của mình.
+ Mỗi HS phải lắng nghe sự trình bày của thành viên khác.
+ Không ai được ngắt lời người khác trong khi trình bày.
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ:
+ Đọc kỹ tài liệu.
+ Cá nhân thực hiện nhiệm vụ đã phân công.
+ Các thành viên giải quyết vấn đề mà GV nêu ra.
+ Sắp xếp kết quả công việc theo một trình tự logic khoa học để thuyết phục
người nghe.
- Chuẩn bị báo cáo kết quả thảo luận trước lớp:
+ Xác định nội dung, cách trình bày kết quả.
+ Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm.
+ Ghi dàn ý hoặc dụng cụ học tập lên bảng để cho các nhóm khác dễ theo dõi
và nắm bắt vấn đề.
+ Qui định quá trình diễn biến trình bày của nhóm.
* Trình bày và đánh giá kết quả.
Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày kết quả trước toàn lớp: trình bày miệng
hoặc trình bày miệng với báo cáo viết kèm theo. Có thể kèm theo minh họa bằng
tranh ảnh hoặc biểu diễn. Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra
những kết luận cho việc học tập tiếp theo. Chú ý rằng cách định hướng này chỉ
mang tính chất tham khảo, các GV tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng cho
phù hợp. Khi áp dụng biện pháp TLN GV có thể bỏ những qua bước không cần
thiết của quy trình dạy học nhóm.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
42
3.5. Các dạng bài tập có thể vận dụng đối với hình thức
TLN trong dạy học TPVC.
Trong phần “các nhân tố…”, chúng tôi cũng đã nói đến bài tập TLN. Để cụ
thể hơn, ở phần này, chúng tôi đi sâu vào các dạng bài tập TLN, giúp cho việc
vận dụng dạy học TPVC đạt những kết quả tốt.
Trong khóa luận, chúng tôi chia bài tập thảo luận thành hai dạng:
- Bài tập TLN trên lớp.
- Bài tập TLN ở nhà, tiết sau sẽ áp dụng trên lớp.
Trong mỗi dạng, bài tập TLN gồm có những loại bài tập khác nhau và phù
hợp với từng nội dung, đơn vị kiến thức bài học.
3.5.1. Các dạng bài tập TLN thực hiện trên lớp.
a. Bài tập TLN so sánh:
Dạng bài tập này đặt ra một yêu cầu là HS phải so sánh, rồi rút ra những điểm
giống và khác nhau giữa hai sự kiện, hai vấn đề…Ở dạng này có thể áp dụng
những bài tập so sánh như sau:
- So sánh giữa các nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm:
+ So sánh hình tượng nhân vật Tấm với mẹ con Cám (Tấm Cám)
+ So sánh viên quản ngục, thầy thơ lại với Huấn Cao (Chữ người tử tù)
+ So sánh nhân vật Liên với những nhân vật khác trong phố huyện nghèo
(Hai đứa trẻ)
+ So sánh tình hình quân ta với tình hình quân địch (Bình Ngô Đại Cáo)
- So sánh các giai đoạn trong cuộc đời nhân vật:
+ So sánh tính cách Chí Phèo trước khi đi tù với tính cách Chí Phèo sau khi
ra tù (Chí Phèo)
+ So sánh Chí phèo trước lúc gặp thị Nở với Chí Phèo sau khi gặp thị Nở
(Chí Phèo)
+ So sánh nhân vật bà Bơ lúc còn trẻ với bà Bơ khi về già (Nắng Chiều của
Nguyễn Khải - sách giáo khoa lớp 12 thí điểm).
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
43
+ So sánh nhân vật Tràng trước khi có vợ với Tràng sau khi có vợ (Vợ nhặt –
sách giáo khoa cũ lớp 12).
+ So sánh Mỵ lúc còn ở nhà với Mỵ sau khi làm dâu nhà Thống lý Pátra (Vợ
chồng A phủ - sách giáo khoa cũ lớp 12).
- So sánh các từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm:
+ So sánh hình ảnh ánh sáng với bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam.
+ So sánh âm thanh, ánh sáng ở nơi phố huyện với âm thanh, ánh sáng đoàn
tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
- So sánh phong cách nghệ thuật giữa các tác giả:
+ So sánh nhà thơ Lý Bạch với nhà thơ Đổ Phủ.
+ Giai đoạn văn học 1930 – 1945 nở rộ với nhiều phong cách, khi dạy giai
đọan này, giáo viện có thể cho HS những bài tập so sánh giữa các tác giả để làm
sáng tỏ và nổi bật những nét đặc trưng riêng của từng tác giả.
- So sánh các giai đoạn trong cuộc đời sáng tác của tác giả:
+ So sánh những sáng tác của Xuân Diệu trước cách mạng Tháng Tám với
sau cách mạng Tháng Tám.
+ So sánh bài thơ “Tràng Giang” với bài thơ “các vị La Hán ở chùa Tây
Phương” của Huy cận (có thể so sánh các nội dung: tâm trạng nhân vật trữ tình,
giọng văn, thi hứng, mạch văn…)
- So sánh các giai đoạn, trào lưu văn học:
+ So sánh giai đoạn Văn học Trung Đại với giai đoạn văn học 1930 – 1945,
hoặc giai đoạn 1945 về sau.
+ So sánh Chủ nghĩa lãng mạn với chủ nghĩa hiện thực (có thể so sánh tác giả
Xuân Diệu với Nam Cao, hoặc với Thạch Lam…)
- So sánh các tác phẩm thuộc các nền văn học khác nhau:
+ So sánh Sử thi Đam San với Sử thi Ôđixê, hoặc với Sử thi Ramayana (có
thể so sánh theo nội dung: bối cảnh ra đời, nội dung chủ yếu, nhân vật chính của
tác phẩm).
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
44
+ So sánh truyện cười dân gian với truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công
Hoan (qua tác phẩm: đồng hào có ma, tinh thần thể dục hoặc một số tác phẩm
khác.)
+ So sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim vân Kiều Truyện của Thâm
Tâm Tài Nhân (có thể so sánh các nội dung: thể loại, giá trị nhân đạo, tính cách
Kiều, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, bút pháp miêu tả thiên nhiên)
+ So sánh chủ nghĩa nhân đạo văn học Trung Đại với văn học Hiện Đại.
- So sánh tư tưởng trong văn học:
+ So sánh sự khác nhau giữa tư tưởng “vô vi” trong bài “Quốc tộ” của Đỗ
Nhược Pháp với tư tưởng “vô vi” trong Nho Giáo.
+ So sánh tư tưởng “Văn dĩ tải đạo” của Nguyễn Đình Chiểu với các quan
niệm tư tưởng khác.
+ So sánh quan niệm nghệ thuật “Nghệ thuật vị nghệ thuật” với quan niệm
“Nghệ thuật vị nhân sinh”
+ So sánh quan điểm xây dựng nhân vật của Vũ Trụng Phụng với Nam Cao.
- So sánh yếu tố trong tác phẩm với nguyên mẫu ngoài đời.
+ So sánh nhân vật Thứ (tiểu thuyết “Sống mòn”), Điền (truyện ngắn “Trăng
sáng”), Hộ (truyện ngắn “Đời thừa”) với bản thân Nam Cao.
+ So sánh nhân vật Lục Vân Tiên với Nguyễn Đình Chiểu.
+ So sánh cảnh đám tang thông thường với cảnh đám tang trong đoạn trích
“Hạnh phúc một tang gia” (có thể so sánh theo nội dung: thái độ của người thân
và của mọi người xung quanh, không khí đám tang.)
Trên đây là một số nội dung có thể áp dụng để xây dựng thành những bài tập
TLN, GV có thể gia công thành những bài tập so sánh thảo luận. Các bài tập có
nội dung so sánh như vậy sẽ giúp các em làm sáng tỏ các vấn đề, đồng thời có sự
tương thông và khái quát vấn đề bài học hơn.
b. Bài tập TLN phân tích.
Đối với dạng bài tập này, có vô số những vấn đề; tuy nhiên để dễ dàng hình
dung các dạng bài tập thuộc dạng này, chúng tôi chia thành bốn nhóm lớn:
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
45
- Nhóm 1: bài tập phân tích hình ảnh, chi tiết và từ ngữ.
- Nhóm 2: bài tập phân tích nhân vật bao gồm các sự kiện có liên hệ trực tiếp
nhân vật: diện mạo, hành động, tính cách nhân vật…
+ Nhóm 3: bài tập phân tích các biện pháp và thủ pháp nghệ thuật: đối với
thơ: các biện pháp tu từ (so sánh, lặp, chơi chữ, láy…); đối với văn xuôi: nghệ
thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian…
- Nhóm 4: bài tập phân tích đoạn văn, khổ thơ và có thể là câu thơ.
Mục đích của bài tập này là nhằm giúp HS khám phá, cảm thụ những giá trị
thẩm mỹ của tác phẩm. Đây là một hoạt động không chỉ dành riêng cho hình thức
TLN, mà nó được sử dụng cho hầu hết các PPDH và BPDH. Tuy nhiên, hoạt
động phân tích, khám phá, cảm thụ tác phẩm trong TLN diễn ra chủ yếu là do HS.
Dạng bài tập này khi được vận dụng sẽ mang lại những giá trị đích thực của văn
chương: HS – GV cùng cảm nhận tác phẩm thông qua những cảm nhận có cơ sở.
c. Các dạng bài tập khác:
- Bài tập dạng biểu đồ, sơ đồ: đây là những hình minh họa, sử dụng hình
tròn, hình vuông, khung và các mũi tên đường thẳng để biểu thị mối quan hệ giữa
các khái niệm trừu tượng hoặc các sự kiện. Các biểu đồ, sơ đồ này có hai dạng:
+ Dạng biểu đồ, sơ đồ hoàn chỉnh: cung cấp đầy đủ các thông tin, các thông
tin này được thể hiện thành những mô hình thích hợp, có ý nghĩa khái quát. Dạng
bài tập này yêu cầu HS giải thích được ý nghĩa của mô hình. Có thể xem mô hình
dưới đây:
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
46
( Sơ đồ thể hiện các sự kiện chính cuộc đời Chí Phèo)
+ Dạng biểu đồ, sơ đồ không hoàn chỉnh (còn gọi là biểu đồ, sơ đồ khuyết):
cung cấp một phần thông tin có tính chất gợi ý, HS phải tìm ra các thông tin còn
lại. Ví dụ:
( Sơ đồ thể hiện tính cách của Chí Phèo để khuyết)
Để hoàn chỉnh sơ đồ này, các nhóm HS phải tìm ra những biểu hiện của tính
cách Chí Phèo và điền vào những chỗ còn trống. Sơ đồ này chính là hình ảnh trực
quan giúp HS nắm khái quát và hiểu sâu sắc hơn tính cách nhân vật hơn.
+ Biểu bảng: các loại này thích hợp trong các giờ ôn tập, giờ rèn luyện kỹ
năng, giúp HS khái quát, hệ thống và khắc sâu kiến thức. Trong biểu bảng, GV có
thể thực hiện hai hình thức bảng biểu khác nhau:
* Bảng biểu tổng kết: có thể áp dụng đối với những bài học tổng kết chương
hoặc cả một môn học. Ví dụ: bài “Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến
hết thế kỷ XIX” [23; 104]; bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Sinh Làm canh điền
Đi tù
Quỷ dữ làng Vũ Đại
Gặp thị Nở
Giết Bá Kiến
- Tự tử
Tính cách
Chí Phèo
Hung dữ
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
47
cách mạng tháng Tám năm 1945” [23; 82 – 92]; hoặc bài “Ôn tập Văn học Trung
Đại Việt Nam” [23; 76]…
* Bảng biểu so sánh: áp dụng đối với những bài học cần làm nổi bật một vấn
đề nào đó trong nội dung. Ví dụ:
+ Bảng biểu so sánh khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc trong
bài “Bình Ngô Đại Cáo”
+ Bảng biểu phân loại các tác giả tiêu biểu trong bài “khái quát văn học Việt
Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”
+ Bảng biểu sắp xếp các tác giả theo từng giai đoạn. ví dụ: các tác giả Lý
Thường Kiệt, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Ngũ Lão, Tú
Xương, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Dữ, Trương Hán Siêu, Nguyễn Khuyến, thuộc giai đoạn nào sau
đây:
3.5.2. Các bài tập TLN thực hiện ở nhà, tiết học sau trình bày:
a. Bài tập định hướng học bài:
Sau khi học xong bài học của tiết trước, GV cho các bài tập để mỗi nhóm
chuẩn bị. Bài tập GV cho HS có thể là: tìm những vấn đề có liên quan đến bài
học, hoặc sưu tầm những bài ca dao, hoặc tìm hiểu một vấn đề, hoặc toàn bộ của
bài học… Bài tập định hướng học bài có tác dụng giúp HS tìm hiểu trước vấn đề,
sau khi vào lớp học, các nhóm sẽ góp ý kiến bổ sung những mảng kiến thức còn
thiếu, từ đó các em sẽ hiểu vấn đề hơn. Hạn chế của dạng bài tập này là GV
Giai đoạn Tác giả tiêu biểu
X – hết XIV
XV – hết XVII
XVIII – nửa đầu XIX
Nửa sau XIX
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
48
không thể nắm bắt tình hình học nhóm của các em, do vậy sẽ có những HS không
tham gia trực tiếp với các bạn của mình để thảo luận.
Cần chú ý đối với loại bài tập này: bài tập phải có tính vấn đề và mỗi bài tập
giao cho nhóm phải thực hiện theo nguyên tắc của TLN đã được nêu ở phần trên.
Có thể áp dụng ngay ở bài “Hồi trống cổ thành” (trích hồi 28 tiểu thuyết “Tam
Quốc Diễn Nghĩa” - La Quán Trung):
Nhóm 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của La
Quán Trung?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết, sự kiện chứng minh Quan Công là người trung
nghĩa?
Nhóm 3: Tìm những chi tiết, sự kiện chứng minh Trương phi là người cương
trực?
Nhóm 4: Tại sao gọi hồi trống cổ thành là hồi trống minh oan thách thức?
Nhóm 5: Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích được thể hiện ở chỗ nào?
b. Bài tập dạng tiểu luận:
Dạng bài tập này sẽ được áp dụng khi sắp kết thúc học phần (có thể áp dụng
trong giờ ôn tâp). Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một vấn đề và sau đó thuyết trình trước
lớp, GV trở thành người phản biện; đồng thời những HS ở nhóm khác cũng có thể
đặt ra những câu hỏi chưa hiểu. Cách làm này vừa định hướng phương pháp
nghiên cứu và vừa củng cố nội dung chương trình học tập cho HS. Để thực hiện
tốt, GV nên cho các nhóm chuẩn bị ngay từ khi bắt đầu năm học. Các vấn đề có
thể GV định hướng trước. Có thể nêu một số vấn đề như sau:
Vấn đề 1: Ca dao là tiếng nói thiết tha, ngọt ngào của người Việt Nam
Vấn đề 2: Những biểu hiện nhân đạo được thể hiện trong sáng tác của
Nguyễn Trãi.
Vấn đề 3: Sức sống và sự đấu tranh mạnh mẽ qua những nhân vật trong tác
phẩm “ Vợ chồng A phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Vấn đề 4: Tìm hiểu tính chất sử thi anh hùng, lãng mạn cách mạng được thể
hiện trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
49
Tóm lại, các dạng bài tập phân loại trên chỉ mang tính định hướng. Trong quá
trình dạy học, GV tùy những hoàn cảnh cụ thể mà áp dụng cho phù hợp. Chẳng
hạn: bài tập phân tích có thể thực hiện trên lớp hoặc về nhà. Để thực sự là một
biện pháp phát huy cao độ tính tích cực của người học, GV cần nắm vững những
cơ sở lý luận và khéo léo trong việc dạy học. Qua sự tìm hiểu, chúng tôi nhận
thấy biện pháp TLN hoàn toàn có những tác dụng, ưu điểm rất lớn trong dạy học
TPVC. Đồng thời, biện pháp này đã giúp cho văn chương trở về đúng với bản
chất của nó.
3.6. Kiểm tra - đánh giá HS theo hình thức TLN.
Khi vận dụng hình thức dạy học nhóm, bên cạnh việc thực hiện tốt lý luận về
cách thực hiện BPDH này, GV cần phải chú ý việc kiểm tra - đánh giá HS. Để
đảm bảo việc kiểm tra - đánh giá chính xác và thực hiện việc dạy học nhóm có
hiệu quả, GV nên:
- Kết hợp kiểm tra - đánh giá đúng theo mục đích mà Bộ giáo dục đề ra với
việc kiểm tra - đánh giá theo đặc trưng của cách dạy học TLN.
- Có thái độ khách quan trong kiểm tra - đánh giá.
- Không lạm dụng việc kiểm tra - đánh giá theo hình thức thảo luận.
Để phát huy cao độ hình thức dạy học này, thông thường GV sẽ có những
điểm thưởng cho nhóm hoặc cá thể. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra hai loại đánh giá
như sau:
+ Đối với cá thể: những HS thường xuyên phát biểu bổ sung hoặc đưa ra
những vấn đề hay, chính xác cho quá trình thảo luận của nội bộ nhóm hoặc ngoài
nhóm sẽ được khen bằng điểm thưởng (có thể là 1 điểm).
+ Đối với nhóm thảo luận: các nhóm sẽ trình bày những vấn đề được giao và
mức độ trình bày của các nhóm sẽ khác nhau: có những nhóm trình bày rất tốt và
cũng có những nhóm trình bày thiếu sót, hoặc cho có. Chính vì thế, việc cho điểm
thưởng sẽ khích thích tinh thần học tập của các nhóm. Đồng thời, GV có điều
kiện quan sát khả năng cảm thụ của từng nhóm nói chung, từng HS nói riêng.
Các điểm thưởng được cộng vào bài kiểm miệng, hoặc kiểm tra 15 phút, hoặc
kiểm tra 1 tiết. Chú ý rằng: các điểm thưởng khi khen cho HS phải chính xác,
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
50
công bằng, có như vậy mới phát huy hiệu quả; còn bằng ngược lại, tác dụng của
khen thưởng sẽ vô hiệu hóa.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
51
CHƯƠNG III
THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM
1. Yêu cầu chung khi tiến hành thực nghiệm:
1.1. Mục đích thực nghiệm.
Trên cơ sở những giải pháp đã đề ra, chúng tôi sẽ đề xuất một mô hình vận
dụng hình thức TLN vào giờ dạy học TPVC. Với mô hình này, chúng tôi hy vọng
sẽ đạt được những mục đích:
- Nắm được mức độ hứng thú học tập của HS cũng như bầu không khí học
tập của lớp khi GV có sử dụng hình thức TLN vào giờ dạy học TPVC.
- Trên cơ sở nắm vững lý luận, chúng tôi tiến hành thực nghiệm một giờ dạy
học cụ thể; đồng thời để tìm hiểu mức độ hiểu bài của HS như thế nào, chúng tôi
tiến hành kiểm tra các em. Và kết quả của bài kiểm tra đó chính là điều kiện
khách quan khẳng định giá trị của BPDH này.
- Khi dạy, chúng tôi còn kết hợp nhiều PPDH và BPDH với nhau, trong đó
chú ý nhất là biện pháp TLN. Qua đó, chúng tôi sẽ rút ra những thủ thuật khi thực
hiện kết hợp các PPDH và BPDH.
- Kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm sẽ giúp chúng tôi bổ sung thêm
những cứ liệu xác đáng cho luận văn.
1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm:
- Đối tượng thể nghiệm: khối 11 thuộc ban cơ bản và nâng cao.
- Địa bàn thể nghiệm:
+ Trường THPT Thoại Ngọc Hầu - Thành phố Long Xuyên.
+ Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Chợ Mới.
Với hai trường trên, mỗi trường chúng tôi tiến hành thực nghiệm hai lớp,
trong đó có một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng:
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
52
Tên trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Trường THPT
Thoại Ngọc Hầu
Lớp
11A4
Sỉ số: 46
GV:
GV:
Lớp
11T
Sỉ số: 42
GV:
GV:
Trường THPT
Nguyễn Hữu Cảnh
Lớp
11A1
Sỉ số: 43
GV:
GV:
Lớp
11A5
Sỉ số: 43
GV:
GV:
- Thời gian thực nghiệm bắt đầu từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008.
1.3. Lý do chọn bài học thể nghiệm.
Chọn bài học thể nghiệm chúng tôi xuất phát từ các vấn đề cơ bản như sau:
- Nội dung bài học: bài học có nhiều nội dung, vấn đề để HS khai thác, chẳng
hạn: phân tích nhân vật Chí Phèo, nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao...
- Phân phối chương trình: bài này được phân phối hai tiết nên GV có điều
kiện thuận lợi trong việc tổ chức HS thảo luận xây dựng bài học, nhằm phát huy
tính chủ động học tập của các em.
- Đa số những HS trong hai khối lớp này có học lực từ khá giỏi trở lên và các
em cũng rất thích thú khi GV vận dụng hình thức TLN trong dạy học TPVC.
- Nhiều GV trong trường có hứng thú đối với cách dạy học này.
Chính những tiền đề thuận lợi nói trên, chúng tôi quyết định chọn bài học
“Chí Phèo” của Nam Cao để làm thực nghiệm.
Vận dụng hình thức TLN nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TPVC ở trường THPT
Nguyễn Văn Tươi – Lớp DH5C2
53
2. Nội dung và cách thức tiến hành:
2.1. Giáo án: “Chí Phèo” - Nam Cao.
A. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó
thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được một số nét về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân
vật, miêu tả tâm lý, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, kết cấu…
* Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng cảm thụ, phân tích tác phẩm.
- So sánh các tác giả khác nhau cũng viết về người nông dân: Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan... để từ đó thấy được điểm mới mẻ, độc đáo của nam Cao
viết về đề tài này.
*Thái độ tình cảm:
- Đồng cảm và xót thương cho số phận bi thảm của người nông dân trước
cách mạng tháng Tám bị vùi dập đến mất cả nhân tính lẫn nhân hình.
- Thấy được bản chấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vandunghinhthucthaoluann.pdf