Khóa luận Xây dựng thương hiệu gạo cho công ty cổ phần Gentraco giai đoạn 2008 - 2012

MỤC LỤC

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

1.3. Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2

1.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 2

1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 3

1.5. Nội dung của bài nghiên cứu 3

Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 4

2.1. Tổng quan về thương hiệu 4

2.1.1. Quan niệm về thương hiệu 4

2.1.2. Đặc điểm của thương hiệu 5

2.1.3. Thành phần của thương hiệu 5

2.1.4. Vai trò của thương hiệu 6

2.1.5. Giá trị thương hiệu (Tài sản thương hiệu) 6

2.2. Tiến trình xây dựng thương hiệu 7

2.2.1. Xây dựng nền móng thương hiệu 8

2.2.2. Định vị thương hiệu 9

2.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu 9

2.2.4. Xây dựng chiến lược truyền thông 9

2.2.5. Đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu 9

2.3. Những khái niệm khác có liên quan 10

Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO 11

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 11

3.2. Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua 13

3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty 13

3.2.1.1. Chức năng 13

3.2.1.2. Nhiệm vụ 13

3.2.1.3. Mục tiêu 13

3.2.2. Lĩnh vực kinh doanh 13

3.2.3. Cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự trong công ty 14

3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004-2006 16

3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động 18

3.2.5.1. Thuận lợi 18

3.2.5.2. Khó khăn 19

3.2.6. Định hướng phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới 19

Chương 4 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO 21

4.1. Nhận thức về vấn đề thương hiệu 21

4.2. Ý thức phát triển thương hiệu tại công ty 23

4.3. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian qua 25

4.3.1. Xây dựng các thành phần thương hiệu 25

4.3.2. Xây dựng hệ thống truyền thông marketing 27

4.3.3. Các hoạt động quảng bá thương hiệu 28

4.4. Định hướng phát triển thương hiệu gạo 29

Chương 5 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 31

5.1. Ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước và một số yếu tố vĩ mô khác 31

5.2. Phân tích các thương hiệu cạnh tranh 32

5.2.1. Thị trường kinh doanh gạo nội địa trong những năm vừa qua 32

5.2.2. Phân tích thương hiệu cạnh tranh 33

5.3. Phân tích khách hàng 38

5.4. Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu 39

Chương 6 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO 42

6.1. Định hướng phát triển và thị trường mục tiêu 42

6.1.1. Định hướng phát triển 42

6.1.2. Thị trường mục tiêu 42

6.2. Mục tiêu marketing của việc xây dựng thương hiệu gạo 43

6.2.1. Căn cứ xây dựng mục tiêu 43

6.2.2. Mục tiêu 43

6.3. Mô hình xây dựng thương hiệu 43

6.3.1. Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu 43

6.3.2. Mô hình xây dựng thương hiệu 44

6.4. Định vị thương hiệu 45

6.5. Đề xuất chiến lược kiến tạo, truyền thông thương hiệu 49

6.5.1. Chiến lược thương hiệu 49

6.5.2. Kiến tạo các thành phần thương hiệu 50

6.5.3. Chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu 51

6.5.3.1. Mục tiêu truyền thông 51

6.5.3.2. Thông điệp truyền thông 52

6.5.3.3. Hoạt động truyền thông tĩnh 52

6.5.3.4. Hoạt động truyền thông động 53

6.6. Dự toán ngân sách và ước lượng kết quả đạt được 57

Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

7.1. Kết luận 60

7.2. Kiến nghị 61

7.3. Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu 61

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3246 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng thương hiệu gạo cho công ty cổ phần Gentraco giai đoạn 2008 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LÊ THỊ NGỌC DIỄM XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GẠO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ NGỌC DIỄM Lớp: DH4KN2. Mã Số SV: DKN030176 Giảng viên hướng dẫn: ThS. VÕ MINH SANG Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn Thạc sĩ Võ Minh Sang Người chấm, nhận xét 1: ………………………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: …………………………. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận được bảo vệ tại Hồi đồng chấm bảo vệ khóa luận Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2007  ((( Trước tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô của trường Đại học An Giang, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh - những người đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Các thầy cô đã giúp tôi trang bị cho mình vốn kiến thức quý báo, làm hành trang để bước vào đời. Cảm ơn bà Nguyễn Ngọc Chất - một con người có tấm lòng vàng - bà đã bảo trợ cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, bà đã tạo cho tôi nguồn động lực rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có được thành quả như ngày hôm nay. Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, đối với tôi là một thành công rất lớn, bên cạnh sự nổ lực, cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, các cô, chú, anh, chị hiện đang làm việc tại Công ty cổ phần GENTRACO - nơi tôi đang thực tập, cùng tất cả các bạn sinh viên cùng lớp với tôi, lớp DH4KN2. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang. Cảm ơn thầy Võ Minh Sang, thầy vừa là người thầy, vừa là người anh đi trước, đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi một cách nhiệt tình, tạo cho tôi một động lực rất lớn để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong suốt thời gian thực tập và thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần GENTRACO đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Đặc biệt, cảm ơn chú Trần Hữu Đức - Phó giám đốc công ty, là người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi tại công ty, cung cấp các tài liệu cần thiết và tạo những điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất. Và sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn bè, đặc biệt là các bạn sinh viên lớp DH4KN2, cùng ngồi chung một lớp trên ghế nhà trường trong suốt 4 năm đại học. Các bạn là những người đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn những lời đóng góp quý báo của các bạn cho bài khóa luận của tôi, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Tôi sẽ mãi biết ơn cha mẹ - người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi, biết ơn bà Chất cũng như quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang, các cô, chú, anh, chị tại Công ty cổ phần GENTRACO và tất cả các bạn - những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian 4 năm tôi học tập tại trường Đại học An Giang. Cầu chúc cho tất cả mọi người có được nhiều niềm vui, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống! Sinh viên Lê Thị Ngọc Diễm TÓM TẮT ((( Việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa không còn là một vấn đề mang tính thời sự, nhất thời, mà đây thực sự là một yếu tố cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường với lượng sản phẩm đa dạng và gần như đồng nhất nhau về chất lượng, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Trong khi người tiêu dùng ngày càng có ít thời gian cho việc lựa chọn mua các sản phẩm của mình, người ta lựa chọn sản phẩm không chỉ dựa vào chất lượng nữa mà chủ yếu dựa vào thương hiệu của hàng hóa. Công ty cổ phần GENTRACO, mặc dù là một công ty chế biến, kinh doanh lương thực lớn nhất Thành phố Cần Thơ và đứng hàng thứ 4 về doanh thu xuất khẩu gạo so với toàn quốc vào năm 2006, nhưng đến nay công ty vẫn chưa nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về tất cả các vấn đề xung quanh thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường. Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo của công ty, tôi mong muốn cho gạo của GENTRACO có một vị trí nhất định trong tâm trí các khách hàng Việt Nam, đến năm 2012, gạo của GENTRACO có thể trở thành một trong những nhãn hiệu gạo được ưa thích nhất ở Việt Nam. Tiến hành nghiên cứu, tôi bắt đầu giới thiệu về lí do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu, sau đó, tìm hiểu những cơ sở lý thuyết về thương hiệu và vấn đề xây dựng thương hiệu. Giới thiệu về công ty GENTRACO, tìm hiểu thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu tại công ty, tìm hiểu về khách hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn này, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm gạo, làm nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu. Từ đó, đề xuất mô hình xây dựng thương hiệu gạo tại công ty, định vị thương hiệu, xây dựng chiến lược kiến tạo các thành phần thương hiệu và chiến lược truyền thông thương hiệu… Nội dung của bài nghiên cứu được kết cấu thành 7 chương như sau: Chương 1: GIỚI THIỆU Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO Chương 4: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO Chương 5: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG Chương 6: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do đây là lần đầu tiếp xúc thực tế tại doanh nghiệp, hơn nữa do còn hạn chế về vốn kiến thức thực tế nên đề tài khó tránh khỏi những sai xót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cô, chú, anh, chị tại Công ty cổ phần GENTRACO và của tất cả các bạn. MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2 1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2 1.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 2 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 3 1.5. Nội dung của bài nghiên cứu 3 Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 2.1. Tổng quan về thương hiệu 4 2.1.1. Quan niệm về thương hiệu 4 2.1.2. Đặc điểm của thương hiệu 5 2.1.3. Thành phần của thương hiệu 5 2.1.4. Vai trò của thương hiệu 6 2.1.5. Giá trị thương hiệu (Tài sản thương hiệu) 6 2.2. Tiến trình xây dựng thương hiệu 7 2.2.1. Xây dựng nền móng thương hiệu 8 2.2.2. Định vị thương hiệu 9 2.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu 9 2.2.4. Xây dựng chiến lược truyền thông 9 2.2.5. Đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu 9 2.3. Những khái niệm khác có liên quan 10 Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO 11 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 11 3.2. Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua 13 3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty 13 3.2.1.1. Chức năng 13 3.2.1.2. Nhiệm vụ 13 3.2.1.3. Mục tiêu 13 3.2.2. Lĩnh vực kinh doanh 13 3.2.3. Cơ cấu tổ chức, quản trị nhân sự trong công ty 14 3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004-2006 16 3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động 18 3.2.5.1. Thuận lợi 18 3.2.5.2. Khó khăn 19 3.2.6. Định hướng phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới 19 Chương 4 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GENTRACO 21 4.1. Nhận thức về vấn đề thương hiệu 21 4.2. Ý thức phát triển thương hiệu tại công ty 23 4.3. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian qua 25 4.3.1. Xây dựng các thành phần thương hiệu 25 4.3.2. Xây dựng hệ thống truyền thông marketing 27 4.3.3. Các hoạt động quảng bá thương hiệu 28 4.4. Định hướng phát triển thương hiệu gạo 29 Chương 5 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 31 5.1. Ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước và một số yếu tố vĩ mô khác 31 5.2. Phân tích các thương hiệu cạnh tranh 32 5.2.1. Thị trường kinh doanh gạo nội địa trong những năm vừa qua 32 5.2.2. Phân tích thương hiệu cạnh tranh 33 5.3. Phân tích khách hàng 38 5.4. Phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu 39 Chương 6 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO 42 6.1. Định hướng phát triển và thị trường mục tiêu 42 6.1.1. Định hướng phát triển 42 6.1.2. Thị trường mục tiêu 42 6.2. Mục tiêu marketing của việc xây dựng thương hiệu gạo 43 6.2.1. Căn cứ xây dựng mục tiêu 43 6.2.2. Mục tiêu 43 6.3. Mô hình xây dựng thương hiệu 43 6.3.1. Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu 43 6.3.2. Mô hình xây dựng thương hiệu 44 6.4. Định vị thương hiệu 45 6.5. Đề xuất chiến lược kiến tạo, truyền thông thương hiệu 49 6.5.1. Chiến lược thương hiệu 49 6.5.2. Kiến tạo các thành phần thương hiệu 50 6.5.3. Chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu 51 6.5.3.1. Mục tiêu truyền thông 51 6.5.3.2. Thông điệp truyền thông 52 6.5.3.3. Hoạt động truyền thông tĩnh 52 6.5.3.4. Hoạt động truyền thông động 53 6.6. Dự toán ngân sách và ước lượng kết quả đạt được 57 Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 7.1. Kết luận 60 7.2. Kiến nghị 61 7.3. Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu 61 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của GENTRACO từ 2004 – 2006 16 Bảng 4.1. Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cho thương hiệu 24 Bảng 5.1. Phân khúc thị trường theo hành vi mua hàng của khách hàng 40 Bảng 6.1. Chiến lược xây dựng thương hiệu gạo giai đoạn 2008-2012 49 Bảng 6.2. Dự toán ngân sách đầu tư năm 2008 57 Bảng 6.3. Dự toán ngân sách và ước đoán doanh thu qua các năm 58 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Doanh số bán từng mặt hàng qua các năm 2004-2006 18 Biểu đồ 4.1. Nhận thức về thương hiệu 21 Biểu đồ 4.2. Nhận thức về lợi ích của thương hiệu 22 Biểu đồ 4.3. Đánh giá mức độ quan trọng của các công việc trong xây dựng thương hiệu 25 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Thương hiệu và khách hàng 5 Hình 2.2. Biểu đồ nhận biết thương hiệu của khách hàng và mô hình xây dựng thương hiệu 7 Hình 2.3. Logo của công ty Dược Hậu Giang 8 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty GENTRACO 14 Hình 4.1. Logo của công ty cổ phần GENTRACO 26 Hình 4.2. Một số sản phẩm gạo đóng gói của GENTRACO 27 Hình 5.1. Các thương hiệu cạnh tranh với Miss Cần Thơ của GENTRACO 33 Hình 6.1. Sơ đồ định vị sản phẩm gạo trên thị trường hiện tại 45 Chương 1 GIỚI THIỆU Lí do chọn đề tài nghiên cứu Thương hiệu và vấn đề xây dựng thương hiệu cho hàng hóa đang là một chủ đề nổi bật ở Việt Nam hiện nay, hầu như cuốn hút sự quan tâm theo dõi của tất cả mọi người từ các doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, các hiệp hội thương mại… Phải chăng đây là một vấn đề chỉ mang tính thời sự, nhất thời, hay đây thực sự là yếu tố cần thiết đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay? Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu, mong muốn của con người ngày càng được nâng cao, người ta không chỉ muốn ăn no, mặc ấm mà phải ăn ngon, mặc đẹp, đòi hỏi sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao với nhiều lợi ích khác biệt so với sử dụng các sản phẩm khác cùng loại, và dĩ nhiên, các nhà sản xuất phải phát triển sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này của khách hàng. Trong quá trình phát triển kinh doanh hiện nay, ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường với lượng sản phẩm rất lớn và gần như đồng nhất nhau về chất lượng, điểm khác biệt giữa sản phẩm của các doanh nghiệp dần thuộc về những yếu tố “vô hình” của sản phẩm – uy tín và thương hiệu của sản phẩm. Hơn thế nữa, kể từ khi Việt Nam mở cửa ra thị trường thế giới, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, tình hình cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, lượng doanh nghiệp tham gia vào các ngành kinh tế ngày càng nhiều hơn, lúc này, vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường không chỉ còn là chất lượng hay giá cả sản phẩm nữa mà là cạnh tranh bằng thương hiệu. Thương hiệu sản phẩm thực sự có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Theo ông Hoàng Xuân Thành – Giám đốc công ty Tư vấn và Ðại diện Sở hữu trí tuệ Trường Xuân, “Trong thời đại kinh tế tri thức, nhân lực, thông tin và thương hiệu là ba loại tài sản có ý nghĩa quyết định nhưng không hề xuất hiện trong bảng tổng kết tài sản của một doanh nghiệp” Điển hình cho các doanh nghiệp cạnh tranh bằng thương hiệu thành công là ở Nhật. Các doanh nghiệp Nhật như: Sony, Panasonic, Honda… rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cho riêng mình để rồi cả thế giới biết đến. Nổi bật trong lĩnh vực nông sản là các thương hiệu của Thái Lan, khi nói đến hàng nông sản của Thái Lan như: gạo Thái, xoài Thái, Quýt Thái, bòn bon Thái… là người tiêu dùng thế giới nghĩ ngay đến chất lượng ngon của chúng. Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nổi tiếng, lớn mạnh sẵn sàng cho hội nhập, chẳng hạn như: Vinamilk, Bia Sài Gòn, Dược Hậu Giang, Café Trung Nguyên, Biti’s, Dệt may Thái Tuấn, May Việt Tiến, May Tây Đô, Dệt may An Phước, Vinaphone, Mobi Fone, Viettel… Nhờ xây dựng nên thương hiệu mà các doanh nghiệp này được người tiêu dùng cả nước biết đến, khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm khi nghe nói đến tên thương hiệu và sẵn sàng trả giá cao khi mua sản phẩm. Ở đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, thời gian gần đây cũng thu hút đầu tư rất lớn, số lượng doanh nghiệp rất đông nhưng vấn đề thương hiệu sản phẩm vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản. Công ty cổ phần GENTRACO (Thốt Nốt, Cần Thơ) cũng không nằm ngoài tình hình chung đó. Mặc dù cũng đứng trong danh sách những doanh nghiệp đứng đầu của đồng bằng Sông Cửu Long về xuất khẩu gạo, phạm vi hoạt động rộng lớn cả thị trường trong nước và thị trường thế giới nhưng thực tế công ty cũng chỉ tìm hiểu từng vấn đề riêng lẽ về thương hiệu cho sản phẩm như đặt tên thương hiệu, hoạt động quảng bá thương hiệu… chưa có nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về tất cả các vấn đề xung quanh thương hiệu trên thị trường. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty cũng như những đòi hỏi thiết yếu của việc cạnh tranh trên thị trường hiện nay - với vai trò hết sức cần thiết và không thể thiếu của thương hiệu, GENTRACO cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình để có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì những lí do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng thương hiệu gạo cho Công ty cổ phần GENTRACO” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực: gạo, xăng dầu, phân bón, điện thoại di động, thức ăn gia súc, thuỷ sản… nhưng ngay từ ban đầu công ty đã xác định gạo là mặt hàng chủ lực. Để đưa công ty ngày càng phát triển thì sự quan tâm đúng mức đến lĩnh vực kinh doanh gạo là không thể thiếu. Như đã trình bày ở trên thì xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hiện nay là rất cần thiết. Đề tài chủ yếu nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gạo chất lượng cao của công ty ở thị trường trong nước giai đoạn từ 2008 đến 2012, nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện một số mục tiêu sau: Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tại công ty. Phân tích thị trường và khách hàng để nắm rõ hơn về môi trường kinh doanh hiện tại, tìm ra những lợi thế của các thương hiệu cạnh tranh so với sản phẩm gạo chất lượng cao của công ty, thị trường mục tiêu cũng như cách định vị thương hiệu gạo của đối thủ, song song đó, cũng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, tìm cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đề ra chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm gạo của công ty giai đoạn 2008 - 2012. Đưa sản phẩm gạo của GENTRACO đến năm 2012 trở thành một trong những nhãn hiệu gạo được ưa thích nhất trong tâm trí khách hàng Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu - Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách quan sát hành vi mua gạo của khách hàng trực tiếp tại các siêu thị và phỏng vấn nhân viên trong doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn (chủ yếu là Ban giám đốc và phòng kinh doanh). - Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các báo cáo và tài liệu của công ty, tìm hiểu thông tin trên báo chí, truyền hình, mạng Internet… và tham khảo một số nghiên cứu trước đây. Phương pháp xử lý dữ liệu - Phương pháp so sánh: so sánh hoạt động kinh doanh của công ty với kết quả hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. - Phương pháp xu hướng: phân tích, so sánh kết quả hoạt động của công ty qua các năm hoạt động. - Xử lý, tổng hợp dữ liệu sơ cấp chủ yếu bằng phần mềm Excel. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu đã phản ánh một cách tổng quát về những điểm mạnh, điểm yếu cũng như định hướng hoạt động của GENTRACO trong thời gian sắp tới. Phân tích thị trường, khách hàng và thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại GENTRACO nhằm đề xuất một chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp cho sản phẩm gạo của công ty. Kết quả nghiên cứu phản ánh những mặt làm được và chưa làm được của công ty trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty mình. Bên cạnh đó, còn giúp định vị sản phẩm gạo của GENTRACO so với sản phẩm gạo của các công ty khác trên thị trường hiện nay. Từ đó có những chiến lược phù hợp nhằm giúp công ty có thể đứng vững và phát triển hơn nữa bằng chính năng lực của mình trên cả thị trường trong nước và thị trường thế giới. Nội dung của bài nghiên cứu Nội dung bài nghiên cứu gồm 7 chương: Chương 1: Giới thiệu: giới thiệu vấn đề và sự cần thiết hình thành vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đồng thời trình bày ý nghĩa nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày các định nghĩa, khái niệm, mô hình có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu như thương hiệu, đặc điểm, vai trò của thương hiệu, các bước xây dựng thương hiệu…. Các lý thuyết này sẽ là nền tảng, cơ sở cho các nghiên cứu và phân tích tiếp theo. Chương 3: Giới thiệu về công ty: sơ lược lại quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng như những kết quả hoạt động của công ty trong thời gian qua. Đồng thời tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động và những định hướng trong thời gian sắp tới. Chương 4: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty: trình bày nhận thức của các nhân viên trong công ty về vấn đề xây dựng thương hiệu và ý thức phát triển thương hiệu tại công ty. Hiện trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty, những mặt làm được cũng như những mặt chưa làm được. Chương 5: Phân tích thị trường: để xây dựng thương hiệu được thành công thì phần phân tích thị trường rất quan trọng. Chương này tập trung tìm hiểu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước đến việc kinh doanh mặt hàng gạo của công ty. Phân tích các thương hiệu cạnh tranh và phân tích khách hàng, nhằm định vị sản phẩm của mình so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, tìm ra thị trường mục tiêu cho mặt hàng gạo của GENTRACO. Chương 6: Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu gạo cho công ty: đây chính là chương quan trọng nhất của đề tài nghiên cứu, là tổng hợp tất cả kết quả những nghiên cứu ở trên. Qua việc tìm hiểu về công ty, về đối thủ cạnh tranh và khách hàng… xác lập được mô hình xây dựng thương hiệu gạo tại công ty. Từ đó, định vị thương hiệu và đề xuất những chiến lược kiến tạo, truyền thông, quảng bá thương hiệu. Chương 7: Kết luận và kiến nghị: chương này sẽ tóm tắt các phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu: nhận thức, ý thức về vấn đề thương hiệu và xây dựng thương hiệu; thực trạng quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty. Từ đó có những kiến nghị đối với công ty trong vấn đề xây dựng thương hiệu nói chung và xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gạo nói riêng . Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN Sau phần giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu, nội dung, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu… Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết về thương hiệu, đặc điểm của thương hiệu, thành phần, vai trò và các lợi ích của thương hiệu. Đồng thời, cũng nêu lên các bước để xây dựng thương hiệu cho một công ty hay một sản phẩm. Đây sẽ là những cơ sở cho quá trình nghiên cứu về thực tiễn xây dựng thương hiệu và từ đó đề ra các giải pháp xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gạo của công ty. Tổng quan về thương hiệu Quan niệm về thương hiệu Sau khi một số nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam như kẹo dừa Bến Tre, thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên… bị một số thương nhân nước ngoài đăng ký ở nhiều nước, cụm từ “thương hiệu” bắt đầu xuất hiện và được sử dụng một cách phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy, “thương hiệu” là gì? Từ thương hiệu (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr nghĩa là đóng dấu (theo tiếng Aixơlen cổ), xuất phát từ thời xa xưa, khi những chủ trang trại chăn nuôi muốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng con cừu một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở hữu của mình. Như vậy, thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất. Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã định nghĩa: “Nhãn hiệu/thương hiệu (brand) là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó với hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác” Còn theo Phillip Kotler, một chuyên gia marketing nổi tiếng thế giới thì : “Thương hiệu (brand) có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh” Quan điểm tổng hợp về thương hiệu, Ambler & Styles định nghĩa: “Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ tìm kiếm”. Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng, sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng và nó chỉ là một thành phần của sản phẩm. Như vậy các thành phần marketing hổn hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một thương hiệu. Tựu trung lại, ta có thể hiểu: thương hiệu là tập hợp các thuộc tính như tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này, nhằm cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị lợi ích mà họ mong đợi. Chẳng hạn như: thương hiệu cà phê Trung Nguyên không chỉ đơn thuần là phục vụ cho nhu cầu uống cà phê mà còn đáp ứng sự tin tưởng vào chất lượng cà phê, niềm tự hào khi sử dụng cà phê Trung Nguyên. Hay là khi mua một chiếc xe hơi mang hiệu Mercedez Bens chẳng hạn, người ta không chỉ mua xe để chạy mà còn mua niềm tự hào, sự sang trọng… Đặc điểm của thương hiệu Thương hiệu có một số đặc điểm như sau: 1. Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không. Giá trị của nó được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo. 2. Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. 3. Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được yêu thích, tiếp xúc với hệ thống của các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhận những thông tin về sản phẩm. 4. Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với sự thua lỗ của các công ty. Lấy ví dụ: Nhờ đầu tư tốt vào chất lượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo của công ty Sơn Hải (thành lập năm 1990), kem đánh răng Dạ Lan đã tạo dựng được lòng tin, chiếm được vị thế trong lòng khách hàng, hay nói cách khác hơn là đã tạo dựng được một thương hiệu cho riêng mình. Nhờ vậy mà Sơn Hải đã thu lại những khoản lợi rất lớn, lúc này Dạ Lan được phân phối hầu như rộng khắp cả nước, chi phí cho quảng bá thương hiệu cũng không cần nhiều nữa mà Dạ Lan vẫn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Đến khi Tập Đoàn Colgate vào Việt Nam, họ đã thôn tính thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan bằng cách kêu gọi Sơn Hải đầu tư vào Colgate chỉ với thương hiệu Dạ Lan thôi. Là một sai lầm của Sơn Hải khi quyết định đầu tư thương hiệu Dạ Lan vào Colgate, khi thuộc quyền sở hữu của mình, Colgate đã hạn chế sản xuất kem đánh răng Dạ Lan, cho đến nay kem đánh răng rất ít xuất hiện và hầu như không còn thấy xuất hiện trê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng thương hiệu gạo cho công ty cổ phần gentraco giai đoạn 2008 - 2012.doc
Tài liệu liên quan