Kịch bản Ngoài giờ lên lớp tháng 01 chủ đề: Thanh niên với với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 1. Dân tộc nào ít người nhất Việt Nam?

Đáp án: Kết quả cuộc điều tra năm 2009 cho thấy, Ơ Đu là dân tộc ít người nhất, chỉ có 376 người. Hiện nay, dân tộc Ơ Ðu cư trú ở hai bản đông nhất là Xốp Pột và Kim Hòa, xã Kim Ða (Tương Dương, Nghệ An). Ở Lào, họ hợp với nhóm Tày Phoọng cư trú ở tỉnh Sầm Nưa.

(Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh đông nhất, chiếm 87% dân số).

Câu 2.Ai đã đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu?

Đáp án: Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn

Câu 3.Đâu là nhạc cụ cổ nhất Việt Nam?

A. Đàn bầu B. Đàn ghita C. Đàn đá D.Đàn nhị

Đáp án: Đàn đá

Câu 4. Các di sản văn hóa sau đây, di sản nào thuộc loại di sản văn hóa phi vật thể?

A. Cây đa Tân Trào B. Vịnh Hạ Long

C. Lễ hội chùa Hương D.Quốc Tử Giám

Đáp án. C

Theo điều 4, luật di sản văn hóa Việt nam : Di sản văn hóa vật thể bao gồm:di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh,di vật,cổ vật, bảo vật Quốc gia. Còn di sản văn hóa phi vật thể là :tiếng nói, chữ viết, các tác phẩm truyền miệng, lối sống, văn hóa ẩm thực, trang phục, lễ hội,

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kịch bản Ngoài giờ lên lớp tháng 01 chủ đề: Thanh niên với với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỊCH BẢN NGLL THÁNG 01/2019 CHỦ ĐỀ: THANH NIÊN VỚI VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC NGƯỜI DẪN LỜI DẪN Tuyên bố lý do, giới thiệu đai biểu, ban giám khảo MC:PHƯƠNG Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các em học sinh thân mến Thực hiện kế hoạch năm học, được sự nhất trí của lãnh đạo nhà trường, hôm nay tổ Toán Trường THPT Tô Hiến Thành tổ chức buổi HĐNGLL “Mừng Đảng, mừng xuân” với chủ đề ‘’ Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. Buổi HĐNGLL được tổ chức nhằm mục đích giúp học sinh hiểu rõ và tự hào hơn về nét đặc sắc của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, từ đó mỗi học sinh hình thành ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. MC: HS Hy vọng buổi HĐNGLL sẽ thành công tốt đẹp, tạo nên một bầu không khí lễ hội mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chương trình ngày hôm nay cũng mong mang lại không khí vui tươi, rộn ràng, chứa chan bao hy vọng khi một mùa xuân mới Kỷ Hợi đang về. MC:PHƯƠNG Tới dự buổi HĐNGLL ngày hôm nay, xin trân trọng giới thiệu - Cô giáo, Thạc sỹ. Nguyễn Thị Lệ , Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. - Cô giáo Thạc sỹ Phạm Thị Hà, Phó Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường MC:HS Đến dự buổi HĐNGLL ngày hôm nay, còn có toàn thể các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường, cùng hơn 860 học sinh toàn trường và đặc biệt là sự có mặt của những bạn học sinh năng động, bản lĩnh ở các lớp 12A5,11B2, 10C8 tham gia buổi HĐNGLL ngày hôm nay. MC:PHƯƠNG Tiếp theo chương trình, xin kính mời cô giáo Hồ Kim Thư, tổ trưởng Tổ Toán lên phát biểu khai mạc buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày hôm nay, xin trân trọng kính mời cô. Bài phát biểu của cô Hồ Kim Thư 1. Hát ‘‘Xuân yêu thương”, Hà Anh 10C8 MC:HS Sau mùa đông lạnh lẽo, u ám, cây cối, vạn vật vươn mình tỉnh giấc. Bật lên từ những vỏ cây xù xì là chồi non, lộc biếc. Cây cối khoác chiếc áo mới xanh tươi dường như thổi vào lòng người nhiều cảm xúc, sức sống mới. Một mùa xuân mới nữa đã về, chúng ta hãy đến với một bài hát sâu lắng và ngọt ngào về mùa xuân . Bài hát Xuân yêu thương  biểu diễn: Hà Anh lớp 10C8 2. Hát Đón xuân song ca Bảo Nhi-Như Quỳnh 11B2 MC:PHƯƠNG Vui Tết, đón xuân là nét văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa Việt. Chúng ta tiếp tục hòa mình vào không khí xuân với ca khúc Đón xuân, song ca Bảo Nhi-Như Quỳnh lớp 11B2. MC:HS Kính thưa các thẩy cô giáo và các bạn học sinh, Buổi HĐNGLL ngày hôm nay sẽ có phần dự thi tổng hợp dành cho ba đội chơi thuộc các lớp 12A5,11B2, 10C8. Tôi xin được trân trọng giới thiệu Ban giám khảo: - Cô Lê Thu Hạnh,trưởng ban giám khảo. - Cô Nguyễn Thị Huyền, thành viên ban giám khảo. - Cô Nguyễn Thị Thu Huyền thành viên ban giám khảo. MC:PHƯƠNG Các đội sẽ tham gia tranh tài qua 4 phần thi: PHẦN I: Trò chơi dân gian Đập niêu đất PHẦN II: Trò chơi Hình tượng 12 con giáp PHẦN III: Thi Hiểu biết về kiến thức văn hóa dân tộc PHẦN IV: Thi biểu diễn thời trang PHẦN V: Trò chơi dân gian Bịt mắt bắt vịt Xen lẫn giữa các phần thi sẽ là các tiết mục văn nghệ và phần thi giành cho khán giả. 3. PHẦN THI I: Trò chơi Đập niêu đất (MC gọi các lớp theo 2 lượt với thứ tự là 12A5,11B2,10C8) MC:HS Đập niêu đất là trò chơi dân gian khá phổ biến trong những ngày Tết ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Người thắng trong trò chơi có thể cần có tài ghi nhớ vị trí, khoảng cách và khả năng phán đoán. MC:PHƯƠNG Mỗi lớp cử 4 người, chia làm 2 lượt để thi: mỗi lượt có 1 người cầm gậy đập niêu đất và 1 người dẫn đường bằng lời nói. Mỗi lượt chơi, người chơi được vụt gậy đúng 2 lần. Đập trúng lần thứ nhất sẽ được 30 điểm, lần thứ 2 được 20 điểm. MC:HS Mời lượt chơi thứ nhất của lớp 12A5. MC:PHƯƠNG Mời lượt chơi thứ nhất của lớp 11B2. MC:HS Mời lượt chơi thứ nhất của lớp 10C8. MC:PHƯƠNG Mời lượt chơi thứ hai của lớp 12A5 MC:HS Mời lượt chơi thứ hai của lớp 11B2 MC:PHƯƠNG Mời lượt chơi thứ hai của lớp 10C8 4. Song ca: “ Thế là Tết”, Văn Hoàng-Thu Phương lớp 12A5 MC:HS Tết đã gõ cửa, một mùa xuân mới lại về. Mọi người đều đang đón chờ Tết với biết bao hy vọng vào thành công trong năm mới sắp tới. Tết cổ truyền vốn dĩ là một nét truyền thống văn hóa vô cùng đặc sắc của người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. MC:PHƯƠNG Ngày nay, Tết đang diễn ra theo phong cách vội vàng, gấp gáp của một xã hội hiện đại. Đâu đó còn có ý kiến nên bỏ Tết cổ truyền.Tuy nhiên, nét văn hóa đậm bản sắc Việt này được đúc kết, lưu truyền từ hàng ngàn năm nay, nó có sức sống trường tồn cùng dân tộc, nó đang được xã hội đón nhận một cách văn minh hơn trong thời đại mới. Chúng ta cùng đến với Song ca “ Thế là Tết”, Văn Hoàng-Thu Phương lớp 12A5. 5.Nhảy hiện đại lớp 12 A2 MC:PHƯƠNG Chúng ta cùng đến với tiết mục nhảy góp vui cho chương trình của nhóm nhảy lớp 12A2 6. PHẦN THI II: HÌNH TƯỢNG 12 CON GIÁP MC:HS Như đã nói, Tết là nét văn hóa vô cùng đặc biệt. Tết năm mới sắp tới Kỷ Hợi tới đây gắn với hình tượng con lợn. Vậy 12 con giáp có ý nghĩa như thế nào? MC:PHƯƠNG Người xưa lấy Mặt Trời làm gốc: "Mặt Trời mọc thì đi làm, Mặt Trời lặn thì nghỉ." Gặp hôm trời u ám không thấy Mặt Trời, thật chả biết dựa vào đâu. Tương truyền có một người tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhi chi để tính thời gian. MC:HS Thập can và Thập nhi chi phối hợp với nhau để sinh ra Lục thập hoa giáp (chu kỳ 60 năm gọi là Nguyên).Việc tính giờ theo can chi cũng phần nào liên quan đến tập tính của các con vật. MC:PHƯƠNG Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh. Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày. Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất. Mão (5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, nhưng Trung Quốc gọi là thỏ, lúc trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng. Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ). Rồng chỉ là con vật do con người tưởng tượng ra, chứ không có thực. Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người. MC:HS Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao. Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại. Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú. Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu lên chuồng. Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà. Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất. MC:PHƯƠNG Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đến với phần thi rất thú vị mang tên: Hình tượng 12 con giáp. Mỗi đội sẽ giả tiếng kêu hoặc mô phỏng hình dáng con vật mà ban tổ chức yêu cầu sao cho giống nhất. Đội làm tốt nhất sẽ đạt 30 điểm, làm đạt yêu cầu sẽ đạt 20 điểm, làm tương đối giống sẽ đạt 10 điểm, làm sai 0 được cho điểm. MC:HS Năm mới sắp tới là năm Kỷ Hợi. Hãy giả tiếng của con lợn. (MC mời đội thi thực hiện theo thứ tự A5,B2,C8) MC:PHƯƠNG Hãy giả tiếng của con mèo.(MC mời đội thi thực hiện theo thứ tự A5,B2,C8) MC:HS Hãy giả tiếng của con chó. (MC mời đội thi thực hiện theo thứ tự A5,B2,C8) MC:PHƯƠNG Hãy giả tiếng của con hổ. (MC mời đội thi thực hiện theo thứ tự A5,B2,C8) MC:HS Hãy làm hình tượng con khỉ sao cho giống nhất(MC mời đội thi thực hiện theo thứ tự A5,B2,C8) 7.Hát múa:Ngày xuân long phụng sum vậy, lớp 11B2 MC:HS Chúng ta cùng đến với tiết mục hát múa:Ngày xuân long phụng sum vầy đến từ lớp 11B2. 8. PHẦN THI III. HIỂU BIẾT KIẾN THỨC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC (Ban tổ chức cho học sinh lớp trực kê ba cái bàn có gắn biển lên sân khấu) MC:HS Phần thi này, các đội thi có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra, mỗi câu hỏi có 10 giây suy nghĩ. Đội nào nhanh nhất thì được trả lời trước. Trả lời đúng thì được 20 điểm. Trả lời sai thì 2 đội còn lại sẽ giành quyền trả lời, trả lời đúng thì được 10 điểm MC:PHƯƠNG Câu 1. Dân tộc nào ít người nhất Việt Nam? Đáp án: Kết quả cuộc điều tra năm 2009 cho thấy, Ơ Đu là dân tộc ít người nhất, chỉ có 376 người. Hiện nay, dân tộc Ơ Ðu cư trú ở hai bản đông nhất là Xốp Pột và Kim Hòa, xã Kim Ða (Tương Dương, Nghệ An). Ở Lào, họ hợp với nhóm Tày Phoọng cư trú ở tỉnh Sầm Nưa. (Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh đông nhất, chiếm 87% dân số). MC:HS Câu 2.Ai đã đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt thành Đại Ngu? Đáp án: Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn MC:PHƯƠNG Câu 3.Đâu là nhạc cụ cổ nhất Việt Nam? A. Đàn bầu B. Đàn ghita C. Đàn đá D.Đàn nhị Đáp án: Đàn đá MC:HS Câu 4. Các di sản văn hóa sau đây, di sản nào thuộc loại di sản văn hóa phi vật thể? A. Cây đa Tân Trào B. Vịnh Hạ Long C. Lễ hội chùa Hương D.Quốc Tử Giám Đáp án. C Theo điều 4, luật di sản văn hóa Việt nam : Di sản văn hóa vật thể bao gồm:di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh,di vật,cổ vật, bảo vật Quốc gia. Còn di sản văn hóa phi vật thể là :tiếng nói, chữ viết, các tác phẩm truyền miệng, lối sống, văn hóa ẩm thực, trang phục, lễ hội, MC:PHƯƠNG Câu 5. Kể tên 6 dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa? Đáp án: Đại gia đình các dân tộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 28 dân tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời. Trong đó các dân tộc có dân số tương đối nhiều như: Dân tộc Mường ,Thái ,Mông ,Thổ ,Dao , Khơ Mú . MC:HS (trước khi đọc câu hỏi, bộ phận âm thanh chuẩn bị nhạc_ Câu 6. Hãy nghe và trả lời: Đây là loại hình nghệ thuật gì? Đáp án: Ca trù còn gọi nôm na là Hát cô đầu, Hát ả đào, Hát nhà trò là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. 9.PHẦN THI IV: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ DÀNH CHO KHÁN GIẢ MC:PHƯƠNG ở phần thi này khán giả có nhiệm vụ đoán nghĩa bức tranh mà chúng tôi đưa ra. Khán giả trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà của ban tổ chức và được gửi tặng đội mà mình có cảm tình nhất 10 điểm. MC:PHƯƠNG Câu 1. ( Đáp án: tổ tiên) MC:HS Câu 2. ( Đáp án:thân cận) MC:PHƯƠNG Câu 3 Đáp án: kéo cưa lừa xẻ MC:HS Câu 4 Đáp án: Tam giác cân MC:PHƯƠNG Câu 5. (Đáp án:Định lý). 10. Tiết mục nhảy: Nhảy hiện đại: Việt Nam ơi-Gọi tên Việt Nam, lớp 12A6 MC:HS Chúng ta cùng đến với tiết mục góp vui, nhảy hiện đại của nhóm nhảy lớp 12A6 11. PHẦN IV:Thi biểu diễn thời trang MC:PHƯƠNG Phần thi này mỗi đội sẽ cử ba người biễu diễn trang phục của đội minh, các người mẫu bước đi trên nền nhạc và có 1 người đọc lời giới thiệu ý nghĩa trang phục do đội mình thiết kế. Đội ấn tượng nhất đạt 30 điểm, đội ấn tượng thứ nhì đạt 20 điểm, đội còn lại sẽ đạt 10 điểm. MC:PHƯƠNG Phần thi trang phục của lớp 12A5 bắt đầu MC:HS Phần thi trang phục của lớp 11B2 bắt đầu MC:PHƯƠNG Phần thi trang phục của lớp 10C8 bắt đầu 12. Hát Happy newyear, Mạnh Hưng-Ngọc Ánh A6 MC:PHƯƠNG Có một bài hát mà mỗi khi tết đến, xuân về, nó lại được ngân vang khắp mọi nơi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một bài hát chào đón năm mới, có lẽ là phổ biến và hay nhất trên toàn thế giới! Chúng ta hãy gặp lại những gương mặt quen thuộc trong các chương trình văn nghệ của nhà trường, song ca Mạnh Hưng –Ngọc Ánh lớp 12A6 với happy newyear. 13. PHẦN THI V: Trò chơi Bịt mắt bắt vịt MC:HS Có một trò chơi dân gian vô cùng thú vị, được nhiều địa phương tổ chức mỗi dịp Tết đến xuân về, đó là trò chơi bịt mắt bắt vịt. MC:PHƯƠNG Mỗi đội sẽ cử ra hai người chơi, một người bịt mắt vào sân chơi bắt vịt và một người đứng ngoài sân hướng dẫn cách bắt vịt. Trong sân có ba con vịt. Thời gian phần thi này nhiều nhất là 3 phút. Bắt được một con vịt sẽ được 30 điểm. Khi nào cả ba con vịt bị bắt thì trò chơi kết thúc trước thời hạn 3 phút. 2MC hô to Bắt đầu.. 14. Tiết mục nhảy:Một năm mới bình an-Về nhà ăn Tết lớp 10C8 MC:PHƯƠNG Chúng ta cùng đến với một tiết mục sôi động Tiết mục nhảy:Một năm mới bình an-Về nhà ăn Tết lớp 10C8 TỔNG KẾT MC:PHƯƠNG Kết quả chung cuộc: Giải ba: Xin được chúc mừng đội ..đạt.điểm MC:PHƯƠNG Giải nhì: Xin được chúc mừng đội đạt.điểm MC:PHƯƠNG Giải nhất: Xin được chúc mừng đội.đạtđiểm MC:PHƯƠNG Xin kính mời cô Nguyễn Thị Lệ , bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường lên trao thưởng cho các đội đã tham gia cuộc chơi. MC:PHƯƠNG Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến, sự thành công của chương trình HĐNGLL ngày hôm nay, trước hết là nhờ sự quan tâm và tạo những điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu nhà trường, sự đoàn kết chia sẻ công việc của thầy, cô giáo Tổ Toán, đặc biệt nhờ sự miệt mài tập luyện của các em HS thuộc các đội chơi. Chương trình xin được khép lại tại đây. Chúc các thầy cô giáo và các em học sinh đón một cái Tết vui vẻ, năm mới có nhiều sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Xin trận trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockich ban Thanh nien voi giu gin ban sac van hoa dan toc_12530432.doc
Tài liệu liên quan