Trường hợp thanh toán cho đơn vị hưởng có tài khoản tại
ngân hàng, rút tiền mặt hoặc các khoản chi có CKC
Bước 1: Cán bộ KS chi tiếp nhận hồ sơ chứng từ.13
Bước 2: Kiểm soát chi
Bước 3 : Kế toán trưởng kiểm soát, ký chứng từ
Bước 4: Giám đốc kiểm soát, ký chứng từ
Bước 5: Thực hiện thanh toán
Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng
Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ.
Tùy theo tính chất của từng đơn vị sử dụng ngân sách mà
Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn riêng về cơ chế quản
lý tài chính, KBNN thực hiện kiểm soát chi căn cứ vào đặc thù của
từng đơn vị, tuân thủ đúng theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Trong Quy trình giao dịch “một cửa” KS chi thường xuyên
NSNN qua KBNN huyện Ia Grai đã phân công trách nhiệm rõ ràng
và cụ thể cho từng thành viên tham gia vào quy trình, việc phân công
trách nhiệm như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi, giám
sát thực hiện đúng quy trình giải quyết công việc, nó là căn cứ cơ sở
pháp lý để xử lý, quy trách nhiệm cho từng cá nhân khi khách hàng
khiếu nại, tố cáo cán bộ KBNN trong thực hiện nhiệm vụ KS chi.
- Trách nhiệm của cán bộ KSC
- Trách nhiệm của Kế toán trưởng
- Trách nhiệm của Giám đốc
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện Ia Grai - Gia Lai Lê Văn Hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của các cơ quan Nhà nước;
Đảng Cộng sản và các tổ chức Chính trị xã hội; trợ giá theo chính
sách của Nhà nước, các chương trình quốc gia, trợ cấp cho các đối
tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định
của Chính phủ, hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật, các khoản chi khách theo quy định của pháp luật.
- Tính chất của khoản chi: Là khoản chi có tính chất tiêu dùng
hiện tại bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của cơ quan Nhà
nước, bảo đảm sự ổn định xã hội, là khoản chi có tính phí tổn. Không
có khả năng hoàn trả hay thù hồi.
- Hình thức chi: Cấp phát không hoàn lại, chủ yếu chi theo dự
toán
- Nguồn vốn chi: Chỉ chi từ thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí
(thu trong cân đối NS).
- Dự toán chi: Chỉ gồm dự toán chi ngân sách trong dự toán chi
hàng năm. Chi thường xuyên được thực hiện tương đối đều trong
tháng, quý của năm.
5
b. Phân loại chi thường xuyên
TheoLuật NSNN số 83/2015/QH13, tại khoản 2, điều 5 Chi
NSNN bao gồm các khoản chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia,
chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản chi khác
theo quy định của pháp luật.Như vậy chi thường xuyên là một phần
của Chi NSNN.
Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên bao gồm 4
nhóm mục cụ thể như sau:
- Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân.
- Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.
- Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định
và xây dựng nhỏ.
- Nhóm các khoản chi thường xuyên khác.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, chi thường xuyên bao
gồm các khoản chi cụ thể:
- Chi cho sự nghiệp kinh tế.
- Cho cho sự nghiệp văn hóa – xã hội.
- Chi quản lý hành chính.
- Chi hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
1.1.4. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN,
chi thường xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động
bình thường để thực hiện tốt chức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an
toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
1.1.5. Sự khác nhau giữa chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên
Sự khác nhau cơ bản giữa chi đầu tư phát triền và chi thường
xuyên ngân sách nhà nước được thể hiện cụ thể qua bảng 1.1.
6
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm, đối tượng và mục tiêu của quản lý chi
ngân sách Nhà nước
Quản lý chi thường xuyên NSNN là quá trình thực hiện có hệ
thống các biện pháp quản lý để tác động đến quá trình phân phối và
sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và
thực hiện các chức năng của Nhà nước.Thực chất quản lý chi NSNN
là quá trình sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp để quản lý
các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu sử dụng ngân sách
nhằm đảm quá trình chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.
- Đối tượng quản lý chi NSNN: là toàn bộ các khoản chi của
Nhà nước đã được bố trí trong dự toán NSNN và được cấp phát,
thanh toán để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong
từng giai đoạn nhất định.
- Mục tiêu cơ bản của quản lý chi NSNN: là không để nguồn
vốn của Nhà nước bị thất thoát, lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích;
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, giải quyết hài hoà mối
quan hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước với một bên là
các chủ thể sử dụng vốn NSNN.
1.2.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách Nhà nước
1.2.3. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên NSNN
Nguyên tắc quản lý theo dự toán
Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả
Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước
1.3. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3.1. Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà
nước
1.3.2. Những rủi ro trong quá trình kiểm soát chi thường
7
xuyên NSNN
Một số trường hợp có thể diễn ra cụ thể :
Đối tượng chiếm đoạn tiền ngân sách thông qua bảng kê
chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có trong hợp
đồng và đối với những khoản chi có giá trị dưới 20 triệu đồng)
Công chức KSC kiểm soát chặt chẽ mẫu dấu, chữ ký trên
chứng từ chuyển tiền và trên bảng kê chứng từ thanh toán đảm bảo
phù hợp với mẫu dấu, mẫu chữ ký đơn vị đăng ký đang còn hiệu lực
lưu tại từng công chức kiểm soát chị KBNN.Kiên quyết từ chối
những hồ sơ, chứng từ không đúng mẫu dấu, chữ ký đăng ký tại
KBNN.
Công chức KSC thực hiện kiểm soát kỹ lưỡng nội dung thanh
toán đơn vị kê trên Bảng kê chứng từ thanh. Kiên quyết từ chối thanh
toán trường hợp phát hiện Bảng kê chứng từ thanh toán không kê
theo số, ngày, tháng, năm trên hóa đơn chứng từ mà kê theo số ngày,
tháng, năm của Giấy rút dự toán; kê nhiều lần cùng một hóa
đơnchứng từ thanh toán trong bảng kê chứng từ thanh toán nhưng
tách số tiền dưới 20 triệu đồng để tránh phải gửi hợp đồng, biên bản
nghiệm thu đến KBNN kiểm soát chi; kê nhiều lần cùng một hóa đơn
chứng từ thanh toán trong bảng kê chứng từ thanh toán nhưng tách số
tiền dưới 5 triệu đồng để được chi bằng tiền mặt.
Thường xuyên thực hiện rà soát, tự kiểm tra nhằm phát hiện
trường hợp đơn vị cố tình kê các hóa đơn và hợp đồng đã được
KBNN kiểm soát thanh toán chuyển khoản cho nhà cung cấp dịch vụ,
hàng hóa( tiền điện, nước ,văn phòng phẩm , tàu xe ) tiếp tục kê lại
trên bảng kê thanh toán tạm ứng tiền mặt để thanh toán lần 2; kê
nhiều lần cùng một hóa đơn chứng từ thanh toán trùng nội dung chi,
số tiền theo hợp đồng, hóa đơn gửi yêu cầu KBNN thanh toán tại các
thời điểm khác nhau hoạc các nguồn khác nhau ( nguồn chi thường
8
xuyên, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia )
1.3.3. Những rủi ro trong quá trình kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước
Trong kiểm soát chi đầu tư có sự phân cấp, phân quyền, phân
trách nhiệm cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nên cơ quan Kho
bạc không phải kiểm tra khối lượng, định mức, đơn giá, giá trị đề
nghị thanh toán, tuy nhiên trong kiểm soát chi thường xuyên thì cán
bộ Kho bạc vẫn cần phải kiểm tra chế độ, định mức, giá trị thanh toán
trong quá trình kiểm soát, đây là nội dung khó khăn, phức tạp nhất
trong kiểm soát chi thường xuyên, vì mỗi một khoản chi thường lại
có quy định riêng, quy định ở nhiều văn bản khác nhau.
1.3.4. Quy trình, thủ tục kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách qua Kho bạc Nhà nước.
Một là, căn cứ vào dự toán đuợc phân bổ, nhu cầu chi quý đã
gửi KBNN và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng NSNN lập
giấy rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi
giao dịch. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền thông báo điều
chỉnh nhu cầu chi quý thì đơn vị chỉ được chi trong giới hạn điều
chỉnh.
Hai là, KBNN nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các
điều kiện chi theo quy định và giấy rút dự toán ngân sách của thủ
trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc của người được uỷ quyền. Nếu đủ
điều kiện theo quy định thì thực hiện việc chi trả, thanh toán cho đơn
vị thụ hưởng NSNN.
Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ và
chứng từ thanh toán cần thiết đối với từng loại chi như sau:
Thứ nhất, chi thanh toán cá nhân, bao gồm chi tiền luơng, chi
học bổng và sinh hoạt phí của học sinh, tiền thuê nguời lao động -
cần có đủ hồ sơ, văn bản đuợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
9
Thứ hai, chi nghiệp vụ chuyên môn đòi hỏi phải có các hồ sơ
chứng từ có liên quan nhu: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm
hoá đơn bán hàng, các chứng từ gốc khác có liên quan của đơn vị
cung cấp hàng hoá, dịch vụ khi giao hàng hoặc thực hiện hợp đồng
dịch vụ.
Thứ ba, chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm
việc, sửa chữa lớn tài sản cố định cần có các giấy tờ như: dự toán chi
quỹ về mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định được cấp có thẩm
quyền duyệt; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định
chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp mua sắm
phương tiện làm việc, sửa chữa lớn phải thực hiện đấu thầu theo quy
định); hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; phiếu báo giá của đơn vị
cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những trường hợp mua sắm nhỏ
không có hợp đồng mua bán); hoá đơn bán hàng, vật tư, thiết bị; các
hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.
Thứ tư, các khoản chi khác đòi hỏi phải có bảng kê chứng từ
thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng
NSNN hoặc người được uỷ quyền; các hồ sơ chứng từ khác có liên
quan.
1.3.5. Thông tin phục vụ công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN
Kiểm soát chi thường xuyên theo Thông tư 161/2012/TT-BTC
ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thanh toán các
khoản chi NSNN qua KBNN; Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày
01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định
chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
a. Hồ sơ gửi lần đầu
b. Hồ sơ gửi khi tạm ứng (đối với các khoản chi được tạm
10
ứng)
c. Hồ sơ gửi khi thanh toán tạm ứng
d. Hồ sơ gửi khi thanh toán trực tiếp
1.3.6. Công tác giám sát
Trong chi thường xuyên NSNN hiện nay có 3 hình thức kiểm
soát chi. Cụ thể như sau:
- Kiểm soát trước khi chi là kiểm soát việc lập, quyết định,
phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN. Đây là khâu đầu tiên trong
chu trình kiểm soát chi. Nó
giúp nâng cao chất lượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá
thấp không đủ kinh phí hoạt động cho đơn vị hoặc giao dự toán quá
cao dễ dẫn đến lãng phí trong sử dụng NSNN.
- Kiểm soát trong khi chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự
toán nhằm đảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định
trƣớc khi xuất quỹ NSNN chi trả cho đối tượng thụ hưởng NSNN.
Kiểm soát trong khi chi là khâu chủ yếu của chu trình kiểm soát chi
và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của KBN trong việc quản lý chi
quỹ NSNN. Kiểm soát trong khi chi giúp ngăn chặn kịp thời những
khoản chi không đúng chế độ quy định, tránh lãng phí và thất thoát
tiên và tài sản nhà nước.
- Kiểm soát sau khi chilà kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí
của đơn vị sử dụng ngân sáchnhà nước sau khi KBNN đã xuất quỹ
NSNN. Kiểm soát sau khi chi do các cơ quan có thẩm quyền quyết
định dự toán, cơ quan kiểm toán và cơ quan tài chính đảm nhiệm.
Sử dụng các công cụ kiểm soát chi NSNN cụ thể:
- Công cụ kế toán NSNN
-Công cụ mục lục NSNN
- Mục lục NSNN là công cụ quan trọng không thể thiếu trong
công tác kiểm soát chi.
11
-Công cụ định mức chi
-Công cụ tin học
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC
1.4.1. Quy định của pháp luật về kiểm soát chi ngân sách
Nhà nước và chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước.
1.4.2. Cơ chế quản lý ngân sách Nhà nước
1.4.3. Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng
ngân sách
1.4.4. Năng lực tổ chức kiểm soát chi ngân sách Nhà nước
của Kho bạc Nhà nước
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phần trình bày ở chương 1 đã hệ thống hóa những lý luận cơ
bản về chi NSNN cũng như chi thường xuyên NSNN, đồng thời khái
quát các đặc điểm và nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Những vấn đề này làm cơ sở lý
luận cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm
kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Ia Grai được trình bày
trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC HUYỆN IA GRAI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN IA
GRAI
2.1.1. Giới thiệu về Kho bạc Nhà nước huyện Ia Grai
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
12
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC HUYỆN IA GRAI
2.2.1. Cơ sở pháp lý
2.2.2. Quy trình, thủ tục kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN huyện Ia Grai
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN huyện
nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:
- Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, tất cả các khoản chi phải
có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm soát các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cấp có thẩm quyền quy định, đảm bảo các khoản NSNN chi
ra không bị thất thoát, đảm bảo hiệu quả.
- Các khoản chi phải có đầy đủ chứng từ, hồ sơ, thủ tục theo
quy định.
- Đảm bảo giải quyết công việc nhanh gọn, tránh phiền hà
cho khách hàng.
- Có sự phân công cụ thể nhiệm vụ đối với các cán bộ tham
gia quy trình kiểm soát.
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
được quy định cụ thể tại Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày
15/06/2018 của Thống đốc Kho bạc nhà nước về việc ban hành Quy
trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN
tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện không có tổ chức phòng, trong đó
bao gồm cả hai khâu liên quan nhau là kiểm soát và thanh toán các
khoản chi NSNN, cụ thể các bước như sau:
Trường hợp thanh toán cho đơn vị hưởng có tài khoản tại
ngân hàng, rút tiền mặt hoặc các khoản chi có CKC
Bước 1: Cán bộ KS chi tiếp nhận hồ sơ chứng từ.
13
Bước 2: Kiểm soát chi
Bước 3 : Kế toán trưởng kiểm soát, ký chứng từ
Bước 4: Giám đốc kiểm soát, ký chứng từ
Bước 5: Thực hiện thanh toán
Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng
Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ.
Tùy theo tính chất của từng đơn vị sử dụng ngân sách mà
Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn riêng về cơ chế quản
lý tài chính, KBNN thực hiện kiểm soát chi căn cứ vào đặc thù của
từng đơn vị, tuân thủ đúng theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Trong Quy trình giao dịch “một cửa” KS chi thường xuyên
NSNN qua KBNN huyện Ia Grai đã phân công trách nhiệm rõ ràng
và cụ thể cho từng thành viên tham gia vào quy trình, việc phân công
trách nhiệm như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi, giám
sát thực hiện đúng quy trình giải quyết công việc, nó là căn cứ cơ sở
pháp lý để xử lý, quy trách nhiệm cho từng cá nhân khi khách hàng
khiếu nại, tố cáo cán bộ KBNN trong thực hiện nhiệm vụ KS chi.
- Trách nhiệm của cán bộ KSC
- Trách nhiệm của Kế toán trưởng
- Trách nhiệm của Giám đốc
2.2.3. Thông tin phục vụ công tác kiểm soát
- Đối với khoản chi cho mua sắm
- Đối với khoản chi phục vụ nghiệp vụ chuyên môn
- Đối với Khoản chi thanh toán cá nhân
2.2.4. Công tác giám sát đối với hoạt động kiểm soát
Trong quá trình kiểm soát chi, Kế toán trưởng thường xuyên
kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ quy trình để kịp thời giải
quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ
mỗi thành viên đạt hiệu quả cao nhất; nhận xét, đánh giá kết quả thực
14
hiện công việc và năng lực làm việc của từng cán bộ, nhân viên.
Đồng thời, báo cáo với Giám đốc KBNN huyện các vấn đề ngoài
thẩm quyền, tổng hợp ý kiến, đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục các
rủi ro, hạn chế trong quá trình thực hiện công việc.
Đối với Ban giám đốc KBNN huyện tạo điều kiện để tất cả
các cán bộ nghiệp vụ kiểm soát chi được tham gia tập huấn các lớp
đào tạo nghiệp vụ tại Trung ương, địa phương. Ngoài nguồn nhân
lực, Ban giám đốc KBNN huyện đặc biệt chú trọng đến hệ thống máy
móc, trang thiết bị để nâng cao hiệu quả. Đồng thời tối ưu hóa trong
việc quản lý và vận hành hệ thống Thông tin kho bạc quản lý ngân
sách (TABMIS)
2.2.5. Kết quả KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
huyện Ia Grai
a. Thực trạng chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Ia
Grai
Với 106 đơn vị sử dụng kinh phí thường xuyên NSNN trên địa
bàn huyện Ia Grai, thực hiện cơ chế kiếm soát chi, KBNN huyện Ia
Grai đã kiểm soát chi chặt chẽ theo đúng chế dộ các khoản chi của
từng đơn vị sử dụng ngân sách. Tổng hợp toàn bộ số kinh phí chi
thường xuyên NSNN, KBNN huyện Ia Grai đã thực hiện kiểm soát
chi theo cấp ngân sách giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017.
Bảng 2.3.Kết quả chi thường xuyên NSNN qua KBNN
huyện Ia Grai
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng
chi
Tỷ lệ %so
với dự
toán
Tổng
chi
Tỷ lệ %so
với dự
toán
Tổng
chi
Tỷ lệ %so
với dự
toán
NSTW 36.760 99,99 40.163 99,96 37.886 99,85
NS tỉnh 40.213 99.87 41.048 99,89 34.999 99,80
NS 255.389 99.85 268.474 99,84 280.964 99,85
15
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng
chi
Tỷ lệ %so
với dự
toán
Tổng
chi
Tỷ lệ %so
với dự
toán
Tổng
chi
Tỷ lệ %so
với dự
toán
huyện
NS xã,
thị trấn
73.508 99,82 75.012 99,80 85.418 99,83
TỔNG
CTX
405.870 424.697 439.267
Nguồn: Kho Bạc Nhà Nước huyện Ia Grai giai đoạn (2015-2017)
Qua số liệu chi thường xuyên NSNN trên cho thấy KBNN
huyện Ia Grai đã thực hiện KSC toàn bộ khoản chi thường cuyên
NSNN của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Tất cả
các khoản chi thường xuyên NSNN của các đơn vị được kiểm soát
chặt chẽ theo đúng chế độ quy định.
Bảng 2.4.Cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo nội dung chi
ĐVT: triệu đồng
Nội dung
chi
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền
Tỷ trọng
%
So với
tổng
CTX
Số tiền
Tỷ trọng
% So
với tổng
CTX
Số tiền
Tỷ trọng
% So
với tổng
CTX
Chi thanh
toán cho cá
nhân
111.205 43,54% 201.412 75,01% 211.458 75,16%
Chi nghiệp
vụ chuyên
môn
94.635 37,06 17.801 6,63 28.215 10,15
Chi mua
sắm, sửa
chữa TS
21.966 8,60 19.100 7,12 23.157 8,23
Chi khác 27.583 10,80 30.161 11,24 18.192 6,46
Tổng Chi
thường
xuyên
255.389 268.474 280.964
Nguồn: Kho Bạc Nhà Nước huyện Ia Grai giai đoạn (2015-2017)
16
Nhìn vào cơ cấu chi thường xuyên NSNN theo 4 nhóm mục
chi của mục lục NSNN ta thấy:
- NSNN chi cho con người, là đội ngũ cán bộ công chức
làm việc trong cơ quan Nhà nước và lực lượng vũ trang, an ninh hàng
năm luôn chiếm tỷ lệ cao từ 43% đến 75% tổng số chi thường xuyên
NSNN.
- Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyện môn, đây là khoản chi
đảm bảo cho hoạt. động của toàn bộ bộ máy của cơ quan Nhà
nước.Với cơ cấu chi trong khoảng 10% tổng chi thường xuyên
NSNN trong 2 năm gần đây được coi là phù hợp trong điều kiện
chung hiện nay.
- Nhóm chi mua săm, sửa chữa. Cơ cấu nhóm này chiếm
trong khoảng 10% hằng năm. Chúng ta cần xác định khoản chi này
sao cho có hiệu quả nhất. Làm sao máy móc, thiết bị mua sắm đáp
ứng được yêu cầu của công tác quản lý, hiệu quả.
- Nhóm chi khác. Cơ cấu chi nhóm này chiếm trè trên 6%
đến 12% chi thường xuyên NSNN.
b. Thực trạng kiếm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN huyện Ia Grai
Bảng 2.5.Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên
NSNN
Nội
dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng
hồ sơ
Tỷ lệ %
Số lượng
hồ sơ
Tỷ lệ %
Số lượng
hồ sơ
Tỷ lệ %
Tổng số
hồ sơ
33.000 100 39.600 100 47.520 100
Hồ sơ
giải
quyết
trước hạn
8.733 26,46 10.967 27,69 13.579 28,79
Hồ sơ 22.693 68,77 27.871 70,38 33.663 70,84
17
Nội
dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng
hồ sơ
Tỷ lệ %
Số lượng
hồ sơ
Tỷ lệ %
Số lượng
hồ sơ
Tỷ lệ %
giải
quyết
đúng hạn
Hồ sơ
giải
quyết
không
đúng hạn
1.574 4,77 762 1,93 278 0,37
Nguồn: Kho Bạc Nhà Nước huyện Ia Grai giai đoạn (2015-2017)
Qua số liệu thể hiện tại bảng 2.3 cho thấy cùng với quy mô chi
tăng lên, dẫn đến số lượng hồ sơ phải giải quyết ngày càng nhiều
hơn.
Bảng 2.6.Số lượng các trường hợp bị từ chối thanh toán qua kho
bạc Nhà nước huyện Ia Grai.
Stt Lý do từ chối thanh
toán
Năm
2015 2016 2017
01 Chưa đủ thủ tục thanh
toán
20 món (150,2
triệu đồng)
19 món (140,1
triệu đồng)
21 món (160,2
triệu đồng)
02 Chưa đủ điều kiện chi
ngân sách
22 món (178,1
triệu đồng)
15 món (78,5
triệu đồng)
19 món (92,5
triệu đồng)
Nguồn: Kho Bạc Nhà Nước huyện Ia Grai giai đoạn (2015-2017)
Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2015 – 2017, số món từ
chối thanh toán của các đơn vị là khá thấp ( khảng 15 đến 22 món) và
với số tiền nhỏ(70 triệu đến 140 triệu). Đây được coi là con số đáng
mừng trong công tác kiểm soát chi thường xuyên trên địa bàn huyện.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC KSC THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HUYỆN IA
GRAI
2.3.1. Những ưu điểm
KBNN Ia Grai luôn chú trọng đến công tác kiểm soát chi đặc
18
biệt là kiểm soát chi thường xuyên ngân sách.
Việc chi ngân sách được hạch toán đúng theo từng mã nội
dung kinh tế phù hợp, chi theo dự toán năm được thực hiện nghiêm
túc.
Bố trí đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, có phẩm
chất đạo đức tốt thực hiện công tác kiểm soát chi; thường xuyên cập
nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn mới, chế độ chính sách mới về
quản lý quỹ NSNN.
Qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp, KBNN Ia Grai
đã ngăn chặn và từ chối thanh toán nhiều khoản chi NSNN chưa
đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định, từ đó giúp cho công tác
quản lý NSNN đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
đảm bảo an sinh hội.
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác kiểm soát chi
thường xuyên NSNN cấp qua KBNN Ia Grai trong thời gian qua vẫn
còn tồn tại những hạn chế:
Quá trình thực hiện cơ chế một cửa tại KBNN Ia Grai đã bộc
lộ một số hạn chế cần được nghiên cứu, tháo gỡ trong thời gian tới là:
- Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là công việc
mới m , chưa có tiền lệ, nên bước đầu thực hiện còn gặp nhiều lúng
túng, thiếu kinh nghiệm.
- Văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi nên việc cập
nhật thông tin từ phía các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chưa
được kịp thời.
- Giải quyết hồ sơ, yêu cầu của các cơ quan, đơn vị theo cơ
chế một cửa thời gian qua vẫn còn tình trạng khách hàng đi lại nhiều
lần để bổ sung hồ sơ, có lúc không trả phiếu hẹn hoặc trễ hẹn trả kết
quả,
19
- Cán bộ kiểm soát chi vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ vừa xử
lý hồ sơ, chứng từ có điều kiện nhũng nhiễu, phát sinh tiêu cực trong
công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác
KSC thường xuyên NSNN tại KBNN huyện Ia Grai
- Tổ chức hệ thống NSNN có sự chồng chéo, trùng lắp về
thẩm quyền thực hiện trong hoạt động lập dự toán giữa các cơ quan
chức năng, khiến cho thời gian phê duyệt dự toán kéo dài, chậm phân
bổ cho đơn vị sử dụng ngân sách.
- Chất lượng dự toán chi thường xuyên NSNN chưa cao,
phương thức quản lý dự toán vẫn mang tính thủ công, chưa thực sự
xây dựng tổng hợp trên cơ sở tình hình của đơn vị sử dụng NS.
- Hệ thống các văn bản quy ñịnh về KSC thường xuyên
NSNN, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn chi tiết vẫn còn một số
điểm chưa chặt chẽ, đồng bộ.
- Chưa có sự đồng bộ trong phối hợp hoạt động giữa KBNN
và cơ quan tài chính, chính quyền địa phương trong quá trình quản lý
và điều hành NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực
hiện thường xuyên.
- Trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm
công tác KSC thường xuyên tại KBNN huyện Ia Grai chưa đồng đều
và còn nhiều hạn chế. - Ý thức tự giác tuân thủ pháp luật trong quản
lý tài chính của một số đơn vị sử dụng NS chưa cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 của luận văn đã trình bày về huyện Ia Grai và
khái quát quá trình hình thành phát triển cũng như hoạt động của Kho
bạc Nhà nước Ia Grai, là một Kho bạc cấp huyện trực thuộc Kho bạc
Nhà nước Gia Lai. Bên cạnh đó, trọng tâm của chương này, luận văn
đã nêu các quy định, quy trình, điều kiện kiểm soát chi thường xuyên
20
NSNN cấp qua KBNN Ia Grai đang áp dụng. Từ đó, đánh giá những
kết quả đạt được trong giai đoạn năm 2016- 2018, cũng như những
tồn tại cần khắc phục, hoàn thiện để công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN cấp qua KBNN Ia Grai đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo
mỗi đồng tiền của NSNN chi ra là tiết kiệm và đúng quy định.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN HUYỆN IA GRAI
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Kho bạc Nhà nước (KBNN) hiện đại, hoạt động an
toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể
chế chính sách gắn với hiện đại hóa và phát triển nguồn nhân lực;
tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với hiện đại hóa hệ thống
công nghệ thông tin (CNTT). Đến năm 2020, các hoạt động KBNN
được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành kho bạc
điện tử; đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp lý có
liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của KBNN (như
quản lý quỹ NSNN, quản lý ngân quỹ, báo cáo tài chính nhà nước,...)
để hướng tới việc xây dựng và hình thành Luật KBNN giai đoạn
2020 - 2030.
b. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020
Tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực : Kiện toàn tổ
chức bộ máy Kho bạc Nhà nước tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả và chuyên nghiệp.
Quản lý quỹ ngân sách nhà nước : Gắn kết quản lý quỹ với quy
trình quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành,
21
kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế
toán ngân sách nhà nước, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_soat_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nuoc_tai_kho_bac_nh.pdf