Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các bản đồ
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÀNG NGHỀ VÀ NÔNG THÔN MỚI . 10
1.1. Tổng quan . 10
1.1.1. Về làng nghề .10
1.1.2. Về nông thôn mới .16
1.1.3. Về mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới .19
1.2. Cơ sở lí luận . 21
1.2.1. Làng nghề .21
1.2.2. Nông thôn mới .35
1.2.3. Mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.37
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá làng nghề và mối quan hệ giữa làng nghề với xây
dựng nông thôn mới vận dụng trên địa bàn cấp tỉnh. .41
1.3. Cơ sở thực tiễn . 46
TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 49
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HưỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ
PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH. 50
2.1.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 50
2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên . 51
2.3. Kinh tế - xã hội. 54
2.3.1. Nguồn nguyên, vật liệu.54
2.3.2. Dân cư và lao động .55
2.3.3. Lịch sử, văn hóa.57
2.3.4. Thị trường tiêu thụ.60iv
2.3.5. Nguồn vốn.60
2.3.6. Chính sách.61
2.3.7. Cơ sở hạ tầng .63
2.3.8. Khoa học công nghệ .66
TIỂU KẾT CHưƠNG 2 . 68
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ LÀNG NGHỀ VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA LÀNG NGHỀ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở TỈNH NAM ĐỊNH. 69
3.1. Khái quát chung . 69
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế và kết quả xây dựng nông thôn mới
tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015.69
3.1.2. Lịch sử phát triển làng nghề tỉnh Nam Định .73
3.2. Thực trạng phát triển và phân bố làng nghề tỉnh Nam Định . 75
3.2.1. Số lượng làng nghề .75
3.2.2. Lao động làng nghề .78
3.2.3. Nguyên, vật liệu.83
3.2.4. Nguồn vốn đầu tư .84
3.2.5. Công nghệ sản xuất.85
3.2.6. Giá trị sản xuất.87
3.2.7. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh .89
3.2.8. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm .93
3.2.9. Môi trường làng nghề .98
3.2.10. Những khó khăn, hạn chế trong phát triển làng nghề.99
3.3. Mối quan hệ giữa làng nghề với xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nam Định.103
3.3.1. Làng nghề với xây dựng nông thôn mới.103
3.3.2. Xây dựng nông thôn mới với làng nghề .115
TIỂU KẾT CHưƠNG 3 . 124
Chương 4: ĐỊNH HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ
LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
ĐẾN NĂM 2025. 125
4.1. Định hướng phát triển và phân bố làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng
nông thôn mới đến năm 2025 . 125
4.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng.125
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển.127
4.1.3. Định hướng phát triển.129v
4.2. Giải pháp phát triển làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới. 135
4.2.1. Về vốn đầu tư.135
4.2.2. Về nguyên, vật liệu .136
4.2.3. Về thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu 137
4.2.4. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .138
4.2.5. Về ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ sản xuất .140
4.2.6. Về phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, kĩ thuật và quy hoạch sản xuất .141
4.2.7. Về giảm thiểu ô nhiễm môi trường.142
4.2.8. Về tổ chức sản xuất kinh doanh.143
4.2.9. Về tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất, kinh doanh .144
TIỂU KẾT CHưƠNG 4 . 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH . 151
PHỤ LỤ
209 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập án Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - Xã hội làng nghề tỉnh Nam Định trong xây dựng nông thôn mới - Trần Thị Thanh Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc thù công việc, họ vẫn dành chủ
yếu thời gian lao động cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống khác.
Vì thế, theo thống kê, dệt may, cơ khí, chế biến gỗ là những nghề có nhiều lao động
nhất. Đây là những ngành đang phát triển mạnh ở Nam Định. Mỗi LN thuộc nhóm
này trung bình giải quyết việc làm cho khoảng 600 - 850 lao động. Năm 2015, làm
việc thƣờng xuyên tại La Xuyên có 1.485 ngƣời, tại Cát Đằng có 1.320 ngƣời, tại
Làng Sắc có 2.695 ngƣời, tại Tống Xá cũng có 913 ngƣời [56]. Trong khi đó, các
ngành trồng, kinh doanh sinh vật cảnh, chế biến LTTP, do đặc trƣng sản xuất hoặc
do đã cơ giới hoá đƣợc nhiều công đoạn nên lực lƣợng lao động thƣờng xuyên trong
các ngành này không nhiều (khoảng từ 1 - 2 lao động/cơ sở) [58]. Số lao động bình
quân khoảng 300 - 365 lao động/làng.
Ngƣời
Năm
80
Hình 3. 4: Lao động bình quân theo nhóm LN (2015) [58]
Sự phân bố lao động LN theo lãnh thổ cũng cho thấy rõ mối quan hệ giữa lao
động với ngành nghề sản xuất.
Hình 3. 5: Tỉ lệ lao động LN phân theo đơn vị hành chính [87], [58], [86].
Ý Yên, tuy không phải là huyện có nhiều LN nhất của cả tỉnh, nhƣng 44% số
LN trên địa bàn là những LN thu hút nhiều lao động (chế biến gỗ, dệt, may, cơ khí),
nên số lao động LN chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số lao động LN của cả tỉnh
(22,66%). Phân bố trên địa bàn huyện Nam Trực có 30,8% số LN dệt, may; 36,4%
Ngƣời/làng
Nhóm LN
81
số LN cơ khí của cả tỉnh nên số lao động LN của địa phƣơng này cũng chiếm tỉ lệ
khá cao trong tổng số lao động làm nghề ở Nam Định (20,46% - đứng thứ 2 sau Ý
Yên). Ý Yên và Nam Trực cũng không phải là những địa phƣơng có phong trào xây
dựng NTM phát triển mạnh. Vì thế, nhìn chung toàn tỉnh, lao động LN ở các xã
NTM chỉ chiếm 46,91% tổng số lao động của khu vực LN.
- Cơ cấu lao động
+ Theo thời gian làm việc
Hiện nay, 62,2% lao động (khoảng 37.107 ngƣời) đang làm việc thƣờng xuyên
trong các cơ sở SXKD ở LN, 22.552 ngƣời (chiếm 37,8%) là lao động không
thƣờng xuyên làm theo thời vụ, tranh thủ lúc nông nhàn để cải thiện thu nhập cho
gia đình (trong các LN sơn mài, tỉ lệ này có thể đạt 55,8%, mây tre đan 85,1% ...)
[58]. Do có sự phân công lao động sâu sắc nên trong các LN đã xuất hiện một bộ
phận lao động kinh doanh dịch vụ bổ trợ cho sự phát triển của LN nhƣ: buôn bán
sơn, buôn bán vải và phụ kiện may..., thậm chí là thu mua phế phẩm (vải vụn, gỗ
vụn...). Tuy nhiên, số lƣợng không nhiều.
+ Theo giới tính
Theo báo cáo của sở Công thƣơng, 60% lao động trong các ngành TTCN là
lao động nữ [86]. Điều tra xã hội học cho thấy ở những LN dệt, may nhƣ Làng Sắc
(Mỹ Lộc) tỉ lệ này còn có thể đạt trên 73%. Đây cũng là LN có nhiều chủ cơ sở
SXKD là nữ giới hơn so với các LN thuộc nhóm ngành khác (40%) (Phụ lục 3.5).
Trong khi đó, các ngành cơ khí, chế biến gỗ do đòi hỏi về điều kiện sức khỏe nên
làm việc trong những LN này chủ yếu là nam giới. Tại LN La Xuyên, tỉ lệ lao động
nam giới là 65,6%, Cát Đằng, tuy là LN TCMN song tỉ lệ này cũng đạt 58,5%. Làm
việc trong những xƣởng cơ khí nặng nhọc ở Tống Xá có đến 92,7% là lao động
nam, lao động nữ chủ yếu chỉ làm những công việc nhẹ nhàng: kế toán, nấu ăn...
+ Theo tuổi
Lao động tham gia SXKD trong LN rất đa dạng, phong phú. Ở mỗi loại hình LN
lại có những đặc trƣng về lao động riêng. Song đều có một đặc điểm chung là số ngƣời
trên 60 không nhiều (chiếm khoảng 20% tổng số lao động của tất cả các LN) [86]. Tại
4 LN điều tra, chỉ có khoảng 0,6% lao động đƣợc hỏi ở La Xuyên là thuộc nhóm tuổi
này. Đây chủ yếu là thợ cả hoặc chủ các cơ sở SXKD. Trong các LN dệt may, mây tre
82
đan, lao động trong độ tuổi này lại thƣờng đảm nhận những công việc nhẹ nhàng (nhặt
chỉ, gấp quần áo, đan giỏ...). Ngoài ra còn có cả trẻ em dƣới 15 tuổi [86]. Tuy nhiên, số
lƣợng cũng không nhiều. Đáng chú ý nhất là lao động từ 15 - 60 (chiếm gần 80%
lực lƣợng lao động của LN). Đối với những LN đòi hỏi tính nghệ thuật cao nhƣ chế
biến gỗ, TCMN, lao động trong độ tuổi 35 – 60 lại là chủ yếu (ở La Xuyên: 71,5%,
Cát Đằng: 57,3%). Ngoài sức khoẻ tốt, lực lƣợng này còn có những kĩ năng nhất
định trong sản xuất; họ lại rất yên tâm gắn bó với nghề nên đƣợc xác định là những
lao động chính. Trong khi đó, khoảng 60 - 70% lao động ở Làng Sắc và Tống Xá,
lại chủ yếu ở độ tuổi 15 - 35. Đây là những lao động có thể lực tốt, trình độ học vấn
cao, nhanh nhạy với cơ chế thị trƣờng, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, song
tâm lí lại không ổn định, do những bất cập trong việc thực hiện các chế độ, chính
sách. Ở LN, không có hợp đồng lao động, chủ yếu là lao động theo thỏa thuận, nên
ngoài lƣơng (tính theo công nhật), ngƣời làm nghề không đƣợc hƣởng các chế độ
khác của bảo hiểm xã hội. Do đó, sản xuất ở LN đối với họ chỉ là công việc tạm
thời trong thời gian chờ đợi một nghề tốt hơn. Vì thế, để “giữ chân” đƣợc lực lƣợng
lao động này là một trong những vấn đề không nhỏ đối với sự phát triển của LN
trong giai đoạn hiện nay.
+ Theo trình độ chuyên môn
Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật của ngƣời lao động ở các LN
còn yếu. Chỉ tính riêng các LN TTCN, hiện cũng mới chỉ có 44,3% số lao động đã
qua đào tạo bài bản. Trong đó, lao động có trình độ đại học (đúng chuyên ngành)
chiếm 1,7%; lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 8,5%; lao động có
trình độ sơ cấp chiếm 10,3%. Lực lƣợng này tập trung chủ yếu trong các LN chế
biến gỗ, cơ khí, TCMN (70%) [86].Vì vậy, đây cũng là những ngành đã tồn tại qua
thời kì khủng hoảng và đang phát triển mạnh. Các LN mây tre đan, chiếu, cói,
trồng, kinh doanh sinh vật cảnh, số lao động đã qua đào tạo rất ít. Nếu có cũng
thƣờng chỉ đến trình độ sơ cấp. Phần lớn là lao động học việc qua hình thức cầm tay
chỉ việc, vừa học vừa làm, truyền nghề tại gia đình. Chỉ tính riêng các ngành
TCMN, theo nhận định của các chuyên gia, nếu muốn phát triển sản xuất từ thủ
công lên cơ khí hoá thì cơ cấu lao động cần phải đạt đƣợc là 1kĩ sƣ/4 trung cấp kĩ
thuật/20 công nhân lành nghề/60 công nhân tay nghề thấp/15 lao động giản đơn
83
(dẫn theo [92] ). Điều này khó có thể đạt đƣợc nếu không thật sự quan tâm, đầu tƣ.
Trong số những ngƣời đang làm việc tại LN, đáng chú ý nhất là đội ngũ thợ
giỏi và nghệ nhân. Đây là lực lƣợng nòng cốt, là hạt nhân của các LN. Đội ngũ này
khi đƣợc công nhận là thợ giỏi, là nghệ nhân các cấp (nhất là cấp quốc gia) sẽ đƣợc
tạo điều kiện tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho nhiều lao động khác, góp phần
nâng cao chất lƣợng nguồn lao động cho các LN ở địa phƣơng.
Theo thống kê, từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 250 ngƣời đƣợc
công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân các cấp. Trong đó có 3 nghệ nhân đƣợc
phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam” và một ngƣời đƣợc công
nhận danh hiệu “Bàn tay vàng Việt Nam” (tƣơng đƣơng danh hiệu nghệ nhân). Tuy
nhiên, từ năm 2011, việc công nhận, xét tặng danh hiệu cho nghệ nhân và thợ giỏi
bị gián đoạn nên đến năm 2015, số nghệ nhân, thợ giỏi đã đƣợc công nhận của LN
chỉ còn 93 ngƣời [56]. Trong đó LN chế biến gỗ (đặc biệt là gỗ mỹ nghệ) có 50
ngƣời (chiếm 53,8%), nhóm LN cơ khí (chủ yếu là LN đúc) có 17 ngƣời, LN sơn
mài có 13 ngƣời, LN thêu có 8 ngƣời và có 5 ngƣời ở các LN mây tre đan. Ý Yên là
huyện có nhiều LNTT nhất, trong đó có những làng đã tồn tại và phát triển hàng
trăm, nghìn năm nay (đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, sơn mài Cát
Đằng, ) nên số lƣợng nghệ nhân và thợ lành nghề cũng chiếm tỉ lệ nhiều nhất (với
khoảng 57% tổng số nghệ nhân và thợ lành nghề của cả tỉnh). Có 3 trong số 4 ngƣời
đƣợc công nhận là nghệ nhân cấp quốc gia.
3.2.3. Nguyên, vật liệu
Ngoài nghề chế biến LTTP, hầu hết các LN ở Nam Định đều phải nhập nguyên,
vật liệu từ nơi khác: cói từ Kim Sơn – Ninh Bình, mây tre từ Thanh Hóa, Nghệ An,
Hòa Bình, gỗ từ Quảng Bình, Quảng Trị, vỏ trai, ốc từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh
Hòa). Một số LN: cơ khí, chế biến gỗ, dệt, may, nguyên, vật liệu thậm chí đƣợc
chuyển về từ nƣớc ngoài (chủ yếu là Trung Quốc và các nƣớc ASEAN). Tính riêng
năm 2015, nguồn nguyên phụ liệu may đã phải nhập 653,02 triệu USD (chiếm 92,%
giá trị nhập khẩu của nhóm nguyên, vật liệu và 86,4% giá trị hàng hóa nhập khẩu trên
địa bàn toàn tỉnh). Nếu tính cả nguồn nhập bông, xơ, sợi, dệt thì giá trị nhập khẩu của
ngành dệt, may (trong đó có các LN thuộc nhóm này) chiếm 92,9% giá trị nhập khẩu
84
hàng hóa của cả tỉnh Nam Định trong năm qua [14]. Vì vậy, so với nhu cầu sản xuất
của các cơ sở LN, nguồn nguyên, vật liệu vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt. Giá
thành sản phẩm thƣờng xuyên thay đổi và phụ thuộc lớn vào thị trƣờng nguyên, vật
liệu. Chất lƣợng nguyên, vật liệu cũng khó có thể đƣợc đảm bảo. Qua khảo sát, có
thể thấy, để hạ giá thành sản phẩm, nhiều LN phải sử dụng những nguyên, vật liệu
chất lƣợng thấp (có cả nguyên liệu là phế liệu tái chế: đồng, sắt, nhựa, thủy tinh...).
Do đó, chất lƣợng sản phẩm khó cạnh tranh với hàng công nghiệp và hàng ngoại
nhập cùng loại (quần áo, đồ gia dụng, chi tiết máy... ). Quá trình sản xuất cũng gây
tác động lớn đến môi trƣờng xung quanh. Ở các LN mộc, nhiều cơ sở sản xuất sử
dụng nguyên liệu nhƣng không quan tâm nhiều đến tính hợp pháp của chúng, nhất
là với các loại gỗ quý nhƣ: lim, hƣơng, gụ, trắc. Nếu nhà nƣớc thắt chặt quản lí
nguồn gốc gỗ nhập khẩu, giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng rất cao. Vì vậy, hình
thành mối liên kết giữa các địa phƣơng trong tỉnh và giữa Nam Định với các địa
phƣơng khác để xây dựng vùng nguyên, vật liệu tập trung, nếu không đƣợc xem xét
kịp thời sẽ làm giảm tính bền vững trong quá trình SXKD ở các LN.
3.2.4. Nguồn vốn đầu tư
Trong SXKD, vốn đầu tƣ là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng hàng
đầu. Tuy nhiên do chủ yếu tồn tại dƣới hình thức hộ gia đình nên quy mô nguồn
vốn của các cơ sở SXKD ở LN không lớn. Ngay cả ở những DN, tổng tài sản và
nguồn vốn cũng chủ yếu ở mức dƣới 100 tỉ đồng [15] .
Bảng 3. 5: Quy mô nguồn vốn của ngành nghề TTCN tỉnh Nam Định
Nguồn vốn Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013
Tổng nguồn vốn Tỉ đồng 2.642 3.126 3.463 3.889
Trong đó:
- Vốn cố định Tỉ đồng 1.540 1.557 2.296 2.384
Tỉ lệ vốn cố định % 58,29 49,81 66,30 61,30
- Vốn lƣu động Tỉ đồng 1.102 1.569 1.167 1.505
Tỉ lệ vốn lưu động % 41,71 50,19 33,70 38,72
Nguồn: [86]
85
Tài sản cố định có xu hƣớng ngày càng chiếm tỉ lệ chủ yếu (khoảng 60%).
Năm 2015, tuy chƣa thống kê đƣợc đầy đủ, song khảo sát tại các LN đƣợc điều tra
cũng cho thấy rõ xu hƣớng này (Phụ lục 3.6). Ở những LN cơ khí, chế biến gỗ, sơn
mài quá trình sản xuất sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, giá trị cao, mặt
bằng sản xuất cũng có diện tích lớn, nên ngoại trừ Làng Sắc (nhóm dệt, may), vốn
cố định ở La Xuyên, Cát Đằng và Tống Xá đều chiếm tỉ lệ cao (từ 50 - 86,4%). Tỉ
lệ vốn lƣu động không nhiều. Điều đó cho thấy, nguồn vốn đã bớt khan hiếm do
việc thực hiện các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị
định số 41/2010/NĐ-NP của Chính phủ. Song, điều tra cho thấy, các cơ sở SXKD
của LN vẫn khó có thể tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay ƣu đãi. Theo báo cáo của
Sở Công thƣơng, lƣợng vốn đƣợc vay chỉ khoảng 20% vốn lƣu động của cơ sở [86].
Nguyên nhân là do thủ tục hành chính và hạn mức vay còn nhiều bất cập. Đó là
chƣa kể đối tƣợng vay vốn phải cƣ trú ở địa bàn nông thôn, trong khi đó, nhiều DN
của LN lại đăng kí trụ sở ở thị trấn. Do đó, nhiều cơ sở SXKD phải huy động vốn từ
bên ngoài với lãi suất cao. Trong khi khả năng quay vòng vốn thấp, hiệu quả SXKD
do đó cũng bị ảnh hƣởng không nhỏ.
3.2.5. Công nghệ sản xuất
Qua mô hình sản xuất ở các LN (Phụ lục 3.9), có thể thấy rõ sự kết hợp giữa
bí quyết truyền thống và công nghệ hiện đại với nhiều loại máy móc đƣợc sử dụng.
Trong những năm gần đây, nhiều mô hình sản xuất theo công nghệ mới đã
đƣợc trình diễn và ứng dụng (kỹ thuật đúc đồng mỹ nghệ từ đồng thanh thiếc, kỹ
thuật chế tạo các kết cấu thép phi tiêu chuẩn, lò ủ nhôm bằng điện, kỹ thuật đúc và
gia công các chi tiết cơ khí). Nhiều cơ sở sản xuất (chủ yếu là các DN tƣ nhân, đã
tiến hành đầu tƣ, đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Công nghệ sản xuất ở
các LN, do đó đã có những chuyển biến tích cực, giúp nâng cao năng suất lao động,
hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế và đặc biệt là
hƣớng tới một nền sản xuất sạch. Bên cạnh đó, các kinh nghiệm mang tính bí quyết,
gia truyền vẫn đƣợc kết hợp hài hoà với công nghệ mới làm cho các sản phẩm LN
Nam Định (đặc biệt là các LNTT) vừa giữ đƣợc bản sắc riêng, vừa phù hợp với thị
hiếu thƣờng xuyên thay đổi của ngƣời tiêu dùng.
86
Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra ở tất cả các LN. Trong đó, thể hiện rõ
nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là ở những LN cơ khí, dệt, may và chế
biến gỗ. Đây cũng là những LN có thế mạnh phát triển ở Nam Định.
Ngay từ những năm 2000, trong các LN đúc Ý Yên, công nghệ sản xuất lạc
hậu đã bắt đầu bị đào thải. Để hoàn thiện những bức tƣợng liền khối nặng 30 - 50
tấn, cao trên 60m, máy móc, thiết bị đƣợc sử dụng tân tiến không thua kém các nhà
máy hiện đại ở thành phố. Hiệp hội Cơ khí đúc Ý Yên đã thực hiện thành công dự
án “Ứng dụng công nghệ nấu luyện thép hợp kim” và dự án đổi mới hệ thống tôi
dầu, nhiệt luyện theo công nghệ cũ sang hệ thống đúc hút chân không theo công
nghệ Châu Âu. Điểm nổi bật trong đổi mới công nghệ ở đây là các DN đã tích cực
ứng dụng, thay đổi từ lò đúc thủ công sử dụng than sang lò đúc sử dụng điện. Công
suất mỗi mẻ đúc nhờ đó có thể nâng từ 100 - 300 kg lên mức 700 - 1.000 kg; mỗi
ngày đúc đƣợc từ 2 - 3 mẻ, chất lƣợng đảm bảo [56]. Ở DN tƣ nhân Bá Dũng đã
triển khai ứng dụng công nghệ nhuộm kim loại cho các sản phẩm đúc đồng mỹ
nghệ do Viện Hóa học và Vật liệu chuyển giao. Nhờ đó, thời gian nhuộm sản phẩm
đồng mỹ nghệ với các màu nâu, đen, vàng nhanh hơn 4 - 5 lần so với công nghệ cũ;
chất lƣợng nhuộm màu hợp kim đồng kẽm bóng và bám chắc hơn so với hợp kim
đồng chì. Ngoài ra, trong các khâu kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm, các biện pháp thủ
công trƣớc đây cũng đã đƣợc thay thế bằng các máy móc chuyên dụng: máy phân
tích quang phổ, máy đo độ cứng, máy kiểm tra khuyết tật bề mặt, máy bắn bi làm
sạch, đánh bóng sản phẩm Nhờ đó, LN đúc đã cho ra đời nhiều sản phẩm có độ
chính xác cao về kỹ thuật và màu sắc, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật châu Âu nhƣ bạc,
trục, chân vịt trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, giàn khoan dầu khí. Đồng thời
những công nghệ mới này cũng giải quyết cơ bản đƣợc tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng do sản xuất theo công nghệ nấu luyện cũ, lạc hậu trƣớc đây.
Trong các LN chế biến gỗ, máy móc cũng đã thay thế cho sức ngƣời ở nhiều
công đoạn nặng nhọc. Ở LN chạm khắc gỗ La Xuyên (Yên Ninh, Ý Yên) việc xe,
cắt, đục, bào, tiện, đánh giấy giáp đã đƣợc thay thế bằng máy chuyên dụng. Quy
trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn: từ tạo hình ban đầu đến chau chuốt, hoàn
thiện sản phẩm. Công đoạn nào cũng cần phải có thợ chuyên trách. Ngày nay, do có
máy móc, thiết bị hỗ trợ nên tốc độ thi công nhanh gấp 3 - 4 lần so với sản xuất thủ
87
công trƣớc kia. Sản xuất do đó vừa có thể đáp ứng đƣợc những đơn đặt hàng lớn,
vừa đảm bảo đƣợc tính thẩm mỹ và độ đồng đều của sản phẩm.
Tuy nhiên, ở hầu hết các LN sự đầu tƣ còn thiếu đồng bộ và mang tính chắp
vá. Chỉ có các DN tƣ nhân mới đủ tiềm lực để thay thế máy móc, đổi mới công
nghệ hiện đại. Song, ngoài hỗ trợ của Nhà nƣớc, chi phí đầu tƣ cho hoạt động này
của các DN hầu nhƣ không đáng kể [15] . Theo báo cáo của Sở Công thƣơng [86],
mức trang bị máy móc, thiết bị chủ yếu bình quân cho một lao động mới đạt khoảng
14 triệu đồng đối với DN và khoảng 6 triệu đồng đối với hộ gia đình. Do đó, trình
độ cơ giới hoá thấp. Công nghệ xử lý thô và bán cơ khí còn chiếm một tỷ lệ khá lớn
(khoảng 60%). Tại các hộ gia đình, chủ yếu vẫn dùng máy móc, thiết bị cũ đƣợc
mua lại từ các DN nhà nƣớc; thiết bị mới nhập (nếu có) chủ yếu từ Trung Quốc nên
chất lƣợng thấp. Vì thế, tỉ lệ hao hụt nguyên liệu cao, sản phẩm không đều tay, chất
lƣợng kém, khó đƣợc chấp nhận ở những thị trƣờng lớn và “khó tính” nhƣ EU, Nhật
Bản hay Hoa KìMặt khác còn gây ô nhiễm môi trƣờng. Việc ứng dụng khoa học
công nghệ trong quản lý, thiết kế mới chỉ đƣợc thực hiện ở một vài DN lớn.
Vì vậy, để LN có thể phát triển theo hƣớng bền vững trong thời kì hội nhập,
ngoài việc hỗ trợ tiếp cận các công nghệ mới, chính quyền địa phƣơng cũng cần có
chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các cơ sở SXKD ở khu vực này.
3.2.6. Giá trị sản xuất
Giai đoạn 2010 - 2015, chủ trƣơng xây dựng NTM đã thổi luồng sinh khí mới
giúp LN nói chung và LN Nam Định nói riêng phát triển mạnh mẽ.
Bảng 3. 6: GTSX toàn tỉnh và GTSX của LN giai đoạn 2010 - 2015 (giá thực tế)
Năm 2010 2011 2012 2013 2015
GTSX toàn tỉnh (tỉ đồng) 60.422,8 76.438,2 89.221,2 102.285,4 130.231,3
GTSX của LN (tỉ đồng) 2.657,7 3.149,1 3.520,7 3.986,9 5.737,9
Tỉ lệ so với GTSX toàn tỉnh
(%)
4,40 4,12 3,95 3,90 4,41
Nguồn: Tính toán từ [14],[56],[58],[86],[87].
GTSX của các LN Nam Định đạt 5.737,9 tỉ đồng (2015), phù hợp với thực
trạng phát triển nhiều ngành nghề thủ công, giá trị thấp và quy mô nhỏ ở địa
phƣơng trong thời gian qua. Trong tổng số 131 LN, có 7 LN đạt GTSX trên 100 tỉ
88
đồng/năm, 16 LN có GTSX từ 50 - 100 tỉ đồng/năm (giai đoạn 2000 - 2010 chỉ có 7
LN đạt trên 40 tỉ). Đó là các làng nghề: Xuân Tiến (Xuân Trƣờng): 587,52 tỉ, đúc
Tống Xá (Ý Yên): 340,0 tỉ, đúc đồng Vạn Điểm (Ý Yên): 220,3 tỉ, chế biến LTTP
Xuân Tiến (Xuân Trƣờng): 191,4 tỉ, gỗ mỹ nghệ La Xuyên (Ý Yên): 183,6 tỉ, chăn,
ga, gối, đệm, quần áo Làng Sắc (Mỹ Lộc):174,9 tỉ, đồ mộc Ninh Xá (Ý Yên): 138,7
tỉ...[56]. Ở LN cơ khí Tống Xá (Ý Yên), nếu tính cả các cơ sở sản xuất là chi nhánh
ở ngoài khu vực của làng thì GTSX có thể đạt gần 1.300 tỉ đồng.
LN đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng chung của cả nền kinh tế với
GTSX chiếm 55% GTSX của tất cả các NNNT ở địa phƣơng. Chỉ tính riêng nhóm
nghề công nghiệp, TTCN, trong 209 xã, thị trấn trên địa bàn, có 157 xã, thị trấn có
giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN chiếm trên 10% GTSX toàn xã [56]. Tại các địa
bàn điều tra, LN đã đóng góp trên 50% GTSX của địa phƣơng. Trong đó, LN ở Yên
Xá đóng góp nhiều nhất (95% GTSX của xã). Ở Yên Tiến, LN cũng đóng góp
66,6%, Yên Ninh: 60% và Mỹ Thắng: 50% (2015).
Từ năm 2010 đến nay, GTSX của các LN trên địa bàn tỉnh cũng tăng lên
nhanh chóng. Bình quân giai đoạn này, mỗi năm tăng trên 10% [58] cao hơn mức
tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế. Đóng góp lớn nhất vào thành quả này là các
LN cơ khí, chế biến gỗ và dệt, may. GTSX bình quân của mỗi LN thuộc các nhóm
này đạt 63 - 126 tỉ đồng. Nhóm LN mây tre đan, TCMN, tuy số lƣợng nhiều nhƣng
GTSX bình quân thấp (18,45 tỉ đồng/làng) nên mặc dù chiếm 37,4% tổng số LN
nhƣng chỉ đóng góp 15,75 % GTSX của toàn khu vực LN (xem bản đồ 3.2).
Do phát triển nhiều LN (25 làng), nhiều ngành nghề có GTSX lớn (cơ khí: 3
làng, chế biến gỗ: 6 làng) nên Ý Yên cũng là những địa phƣơng chiếm tỉ trọng cao
nhất trong tổng GTSX LN toàn tỉnh. Đứng thứ 2 là Hải Hậu, huyện có nhiều LN
nhất. Đáng chú ý nhất là Xuân Trƣờng, tuy chỉ có 8 LN nhƣng có 2 LN GTSX trên
100 tỉ đồng, nên GTSX LN ở địa phƣơng này còn cao hơn cả Nam Trực – huyện có
nhiều LN thứ 3 của Nam Định.
89
Hình 3. 6: GTSX LN phân theo đơn vị hành chính (2015) [56], [58]
Vì số lƣợng LN có GTSX lớn ít, nên tổng GTSX LN ở các xã NTM chỉ chiếm
47,3% GTSX của toàn bộ khu vực LN (Xử lí từ [58]).
3.2.7. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
Do xuất phát từ các ngành nghề phụ ở nông thôn nên cũng nhƣ nhiều LN khác
ở Việt Nam, LN Nam Định phát triển trên cơ sở hình thức kinh tế hộ. Gần đây, do
yêu cầu phát triển, ở LN đã xuất hiện thêm những hình thức khác: HTX, DN nhỏ và
vừa (gồm DN tƣ nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần) và các
hiệp hội nghề nghiệp.
Bảng 3. 7: Các hình thức tổ chức SXKD ở LN (năm 2010 và 2015)
Năm Hộ gia đình Hợp tác xã Doanh nghiệp
2010 21.959 12 167
2015 23.292 18 376
Nguồn: [15] ,[45], [56].
- Hộ gia đình.
Có thể thấy, sản xuất ở các LN còn rất manh mún, tự phát. Hộ gia đình vẫn là
hình thức SXKD chủ yếu với 99,19% số cơ sở SXKD của LN (năm 2010) và
98,33% (2015). Số hộ làm nghề thuộc địa bàn các xã NTM chiếm 48,26%. Trong
điều kiện vốn ít, đây là hình thức có thể huy động đƣợc nhiều nguồn lực vào quá
trình phát triển, nhất là mặt bằng sản xuất và lực lƣợng lao động gia đình (Phụ lục
3.6). Theo điều tra, ngoại trừ Tống Xá, các hộ SXKD ở 3 LN còn lại đều tận dụng
mặt bằng sản xuất trên phần đất ở. Trong đó, tỉ lệ diện tích sản xuất so với diện tích
90
đất sở hữu ở La Xuyên là lớn nhất (trên 76%). Ở Làng Sắc, tuy chỉ có hơn 50% diện
tích đất ở đƣợc sử dụng làm mặt bằng sản xuất, nhƣng do các hoạt động nghề ít gây
ô nhiễm nên theo quan sát, hầu hết không gian của nhà ở đều đƣợc tận dụng làm
nhà xƣởng. Điều này cũng lí giải tại sao tỉ lệ nhà xƣởng kiên cố ở Làng Sắc cao hơn
hẳn các LN đƣợc điều tra khác (52%).
Tuy nhiên, hiện nay hình thức sản xuất hộ gia đình cũng bộc lộ nhiều hạn chế.
Vì khả năng đầu tƣ máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ không đảm bảo, mặt bằng
sản xuất nhỏ hẹp khó có thể mở rộng thêm. Đó là chƣa kể, trong quá trình SXKD,
hộ gia đình khó tiếp cận đƣợc các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của chính phủ cũng
nhƣ không trực tiếp kí kết đƣợc những đơn hàng xuất khẩu có giá trị. Vì vậy, xu
hƣớng chung là chuyển đổi từ hộ gia đình sang hình thức liên hộ, HTX hay DN. Để
thực hiện đƣợc điều này, không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của từng hộ
mà còn cần đến những chính sách hỗ trợ mang tính khả thi và đồng bộ của các cấp
chính quyền địa phƣơng (nhất là chính sách thuế và đất đai). Vì hiện nay, nhiều hộ
sản xuất đã đủ điều kiện nhƣng không có nguyện vọng và cũng không đƣợc chính
quyền địa phƣơng tạo điều kiện phát triển thành các DN nhỏ và vừa.
- Hợp tác xã.
So với hình thức kinh tế hộ gia đình, hình thức HTX trong LN phát triển chƣa
mạnh. Trƣớc năm 2010, số lƣợng HTX trong khu vực LN tăng lên nhanh chóng ở
những nghề phát triển: cơ khí, chế biến gỗ, dệt, may và sản xuất hàng TCMN. Sau
quá trình chuyển đổi theo luật HTX mới (2012), mô hình HTX ở LN bộc lộ rõ những
hạn chế của mình, nhất là sự năng động, linh hoạt trong quá trình áp dụng công nghệ
mới và chuyển đổi mặt hàng SXKD. Vì thế, đến hết năm 2015, ở khu vực LN chỉ còn
lại 18/38 HTX công nghiệp, TTCN của toàn tỉnh với 657 lao động [45]. Trong đó chủ
yếu là các HTX dệt, may (12 HTX), cơ khí (2 HTX), chế biến gỗ (3HTX) và 1 HTX
hỗn hợp khác. Các HTX này phát triển tập trung trên địa bàn 11 xã (trong đó có 5
xã NTM, 6 xã chƣa đạt chuẩn NTM) thuộc các huyện Nam Trực (6HTX), Trực
Ninh (10HTX), Nghĩa Hƣng, Ý Yên mỗi huyện có 1 HTX [45]. Hoạt động chính
của các HTX này là đứng tên, hỗ trợ tín dụng cho các cơ sở sản xuất thành viên và
liên hệ, tổ chức đào tạo nghề cho lao động ở địa phƣơng. Vai trò cung ứng dịch vụ
đầu vào và các dịch vụ đầu ra: bao tiêu sản phẩm, mở rộng thị trƣờng còn rất hạn
91
chế. Trong số 4 LN đƣợc điều tra, chỉ có duy nhất ở La Xuyên còn tồn tại hình thức
HTX. Vì thế, có thể thấy, mặc dù rất đƣợc khuyến khích nhƣng hình thức này vẫn
chƣa phát huy đƣợc vai trò trong quá trình phát triển ở khu vực LN.
Một hình thức tổ chức sản xuất đặc trƣng ở LN đã đƣợc phục hồi và đang hoạt
động sôi nổi, có hiệu quả cao. Đó là các Hiệp hội nghề: Hiệp hội cơ khí đúc Ý Yên
(Ý Yên), Hội DN trẻ Đồng Côi (Nam Trực), Hội DN trẻ Xuân Trƣờng, câu lạc bộ
DN xã Xuân Kiên (Xuân Trƣờng), Hiệp hội LN đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh (Hải
Hậu), Hiệp hội LN chạm khắc gỗ La Xuyên (Ý Yên).... Ngoài việc liên kết để đảm
nhận những đơn đặt hàng lớn, những hiệp hội này còn chú trọng đến việc xây dựng
và bảo vệ thƣơng hiệu cũng nhƣ quảng bá, giới thiệu sản phẩm của LN. Trong đó
hoạt động hiệu quả và phát triển nhất phải kể đến Hiệp hội cơ khí đúc huyện Ý Yên
đƣợc thành lập năm 2005 với những thành viên nòng cốt là các cơ sở đúc ở LN
Tống Xá (xã Yên Xá). Hiệp hội đã tổ chức thành công nhiều dự án chuyển giao
công nghệ mới, giúp nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm đúc ở những LN
cơ khí, đúc kim loại màu trên địa bàn huyện.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm: DN tƣ nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn,
Công ty cổ phần.... (sau đây gọi chung là DN).
Mặc dù còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn (khoảng 1,59% tổng số cơ sở SXKD ở LN)
nhƣng các DN ngày càng tỏ rõ ƣu việt và phát huy vai trò trong sự phát triển mạnh
mẽ của nhiều LN.
Với sự năng động trong quá trình sản xuất, một số hộ gia đình “ăn nên làm ra”
(chủ yếu trong các LN cơ khí, chế biến gỗ, dệt, may, ) đã mạnh dạn chuyển đổi
hoặc góp vốn cùng nhau thành lập các DN nhỏ và vừa. So với năm 2010, năm 2015,
số DN ở LN đã tăng hơn 2,2 lần (mức tăng nhanh nhất trong số các hình thức tổ
chức SXKD ở LN) [56],[58]. Trong số đó, 96,5% DN đang hoạt động ổn định, chỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lap_an_phan_tich_duoi_goc_do_dia_ly_kinh_te_xa_hoi_lang_nghe.pdf