Lí luận văn học - Văn xuôi thạch lam dưới góc nhìn văn hóa

MỞ ĐẦU.4

1. Lý do chọn đề tài.4

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.7

4. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu: .7

5. PhƯơng pháp nghiên cứu: .7

6. Cấu trúc luận văn .8

ChƯơng 1: KHÁI LƯỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC . 10

VÀ VĂN XUÔI THẠCH LAM. 10

1. 1. Khái lƯợc về tiếp cận văn hoá học . 10

1.1.1. Một số khái niệm về văn hóa. 10

1.1.2. Bản sắc văn hóa. 12

1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. 13

1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học. 19

1.2. Khái lƯợc về văn xuôi Thạch Lam . 21

1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam . 21

1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật và quan điểm sáng tác của Thạch Lam . 23

ChƯơng 2: CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA VĂN XUÔI

THẠCH LAM. 28

2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống. 28

2.1.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên . 28

2.1.2. Cảm quan văn hóa về cuộc sống . 33

2.2. Cảm quan văn hóa về xã hội và con ngƯời

2.2.1. Cảm quan văn hóa về xã hội.

2.2.2. Cảm quan văn hóa về con người.

ChƯơng 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHỮNG CẢM QUAN VĂN HÓA

.

TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM .

3.1. Nghệ thuật trần thuật.

pdf44 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lí luận văn học - Văn xuôi thạch lam dưới góc nhìn văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc bình giá những mô hình phản ánh. Bằng bảng màu giá trị sẽ ngấm sâu, “khúc xạ” trong sự rung động mãnh liệt của nhà văn, vào từng “mao mạch” trong quá trình sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Ngƣợc lại với con đƣờng nhà văn đã đi, ngƣời thƣởng thức sẽ thụ cảm, tri nhận giá trị văn hóa ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống, thói quen, tâm thức dân tộc, tâm lý cộng đồng. Điều đặc biệt, bảng màu giá trị không lung linh hiện hình một cách sắc nét nhƣ màu hữu hình của hiện thực đời sống. Nhiều khi nó ngầm ẩn trong mạch ngầm sâu thẳm của tâm thức cho nên ngƣời tiếp nhận phải biết phát hiện, nhận ra nó. Trong tổng thể chung của định hƣớng xã hội, văn hóa - văn học bao giờ cũng có mối quan hệ hữu cơ với các lĩnh vực khác của đời sống. Mặt khác, nếu coi văn hóa là “bộ chỉnh” bên trong của xã hội thì mọi động thái, mọi biến thiên, mọi rối loạn trong văn hóa đều để lại những hậu quả trực tiếp trong chính trị, kinh tế, đạo đức từ đó rất có thể sẽ làm chệch hƣớng văn hóa. Nguy cơ "chệch hướng" trong văn hóa có thể hủy hoại sức sống một dân tộc, biến văn hóa dân tộc thành “bản sao” của dân tộc khác. Nói đúng hơn, nếu giá trị văn hóa không đƣợc định hƣớng đúng khiến văn hóa có nguy cơ “thay máu” thì cũng sẽ đẩy đến sự thay máu của cả hệ thống chính trị. Lúc đó, văn học đóng vai trò nhƣ một “bộ lọc” tin cậy để thẩm định giá trị văn hóa. Văn học còn biết đào thải những gì là “phi văn hóa”, “phản giá trị”. Nói cách khác, văn học có khả năng phê phán về văn hóa. Chúng ta đều biết văn hóa là một hiện tƣợng lịch sử, là một cấu trúc đa tầng. Bản thân văn hóa có những yếu tố bất biến, kết đọng thành dạng thức bên cạnh đó văn hóa cũng có mặt động, không ngừng nghỉ theo đà tiến hóa của văn minh. Vì thế nó không chấp nhận sự ngƣng đọng. Những cái gì thuộc giá trị văn hóa tích cực của ngày hôm qua ở một mặt nào đó rất có thể sẽ là cái chƣa phù hợp, phản văn hóa của ngày hôm nay. Ví dụ nhƣ: "trung, hiếu, tiết, nghĩa" là phạm trù văn hóa lâu đời nhƣng "ngu trung, ngu hiếu" là phản văn hóa. Nhƣ vậy, văn học có thể phát huy 18 vai trò thẩm định phê phán. Trong hiện trạng có nhiều biểu hiện văn hóa xuống cấp nhƣ hiện nay, nhất là những nguy cơ băng hoại giá trị đạo đức thì ngòi bút phê phán của văn học càng nên đƣợc mài sắc hơn bao giờ hết. Hơn nữa, nếu văn hóa là toàn bộ những gì do con ngƣời tạo ra thì văn hóa cũng chính là thƣớc đo của trình độ phát triển. Văn học đã mang trong mình một năng lực đặc biệt - năng lực sáng tạo văn hóa. Văn học sáng tạo văn hóa, không phải vì văn học có khả năng lƣu trữ những dữ liệu văn hóa của đời sống. Cao hơn, văn học góp phần quan trọng trong việc tạo nên giá trị văn hóa mà nổi lên hàng đầu là những giá trị nghệ thuật trong ngôn ngữ dân tộc và những giá trị nhân văn trong phẩm chất con ngƣời. Văn học xét theo một góc độ nhất định là ngệ thuật ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại là sản phẩm của một tiến trình văn hóa lâu dài của xã hội loài ngƣời, vừa là công cụ của sự phát triển văn hóa, vừa là một giá trị văn hóa hàng đầu. Văn hóa càng vƣơn lên trình độ cao thì ngôn ngữ càng trở nên phong phú, tinh tế hơn. Do đó, văn học đã phát triển diện mạo của văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ. Trong sự cạnh tranh quyết liệt của các phƣơng tiện nghe, nhìn hiện đại, quỹ thời gian của con ngƣời rất eo hẹp song văn học vẫn có chân trời riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nói nhƣ GS Trần Đình Sử “ngôn từ là phương tiện giao tiếp không gì cạnh tranh được”. Bản thân nghệ thuật ngôn từ đổi mới và phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của văn hóa, tạo điều kiện cho văn học phát triển là bƣớc đột phá cho sự phát triển của đời sống văn hóa. Tuy nhiên, văn học là nhân học, do đó văn học còn hun đúc tạo nên giá trị văn hóa hàng đầu khác: đó là phẩm giá con người. Đây chính là phƣơng tiện khẳng định tác dụng chiều sâu của văn học trong quá trình xây dựng, phát triển nhân cách văn hóa. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp con ngƣời hiểu đƣợc ngƣời khác và hiểu đƣợc chính mình. Nếu nhƣ khoa học khai hóa nhận thức về tự nhiên, xã hội, về con ngƣờithì văn học có thể cắt nghĩa những lí lẽ riêng của trái tim mà khoa học khó nắm bắt. Đời sống tâm hồn và tâm lý con ngƣời ngày càng trở lên phức tạp và nghệ thuật mới có thể soi thấu để chuẩn bị cho sự tự ý thức. Có những tác phẩm đọc xong ta thấy bàng hoàng vì nó giúp ta nhận ra chính mình. Văn học 19 có khả năng tác động tới sự tự ý thức của con ngƣời, cả về những mặt mạnh, mặt yếu, những tiềm lực lớn lao nhiều khi không ngờ tới, qua đó giúp con ngƣời hoàn thiện và phát triển chính mình. Văn học đã tạo ra những cuộc hành trình bên trong có ý nghĩa quyết định với sự cải tạo, hoàn thiện, phát triển bản thân. Nói cách khác nó có vai trò quan trọng để phát triển nhân cách văn hóa. 1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học Xu hƣớng vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý giải văn học mới xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX mà ngƣời khởi xƣớng là M.Bakhatin, giáo sƣ văn học ngƣời Nga thuộc Đại học Saransk.Bakhtin quan niệm: “Trước hết, khoa học nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn học. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại” [10]. Phƣơng pháp tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa học ƣu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa, trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con ngƣờitừng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô tuýp, hình tƣợng, ngôn ngữ Phƣơng pháp này thiên về giải mã các hình tƣợng nghệ thuật, tìm ra nét thời đại của tác phẩm. Lịch sử nghiên cứu văn học đã chỉ ra rằng: Có nhiều con đƣờng, nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận một tác phẩm văn học nhƣ: nghệ thuật học, phân tâm học, xã hội học, thi pháp học, văn hóa học Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt, mỗi góc nhìn đều có giá trị bình đẳng, cần thiết, bổ sung cho nhau và không loại trừ nhau. Tính hiệu quả, tính ƣu việt của mỗi cách tiếp cận đƣợc quy định bởi ngƣời nghiên cứu có xác định đúng đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu thích hợp và vận dụng, xử lý mối quan hệ giữa chúng với mục tiêu đặt ra. Do vậy cần có một cái nhìn toàn diện về góc nhìn văn hóa xuất phát từ yêu cầu của thời đại, đáp ứng và thừa nhận tác phẩm văn học nhƣ một bộ phận của văn hóa. 20 Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phƣơng pháp đã xuất hiện khá lâu trong nghiên cứu văn học ở trong và ngoài nƣớc. Những thành tựu nghiên cứu đạt đƣợc từ phƣơng pháp này gần đây mới thực sự đƣợc chú ý ở Việt Nam. Phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm văn học dƣới góc nhìn văn hóa không đơn thuần là việc dùng văn hóa để giải thích văn học mà quan trọng hơn là việc các nhà nghiên cứu văn học “vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm” và “đặt văn học vào bối cảnh rộng lớn của văn hóa - xã hội, hoặc trong ảnh hưởng qua lại của văn học đối với những hiện tượng văn hóa xã hội khác, từ đó làm nổi bật những sắc thái văn hóa phong phú được thể hiện trong tác phẩm văn học: hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng hàm ẩn muôn vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cụ thể " [11; tr7]. Cùng với thời gian, sự ra đời của các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam trên cơ sở tìm hiểu những tác động và chi phối của văn hóa đã cho thấy tính ƣu việt của nó so với các cách tiếp cận tác phẩm văn học khác. Tiêu biểu nhƣ: Trần Đình Hƣợu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội. Nói nhƣ tác giả Trần Nho Thìn, trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa: “Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa ưu tiên cho việc giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian”. [75; tr10]. 21 Nhƣ vậy, có thể tóm lƣợc nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa là đặt tác phẩm văn học đó gắn với thời đại văn hóa mà nó ra đời để từ đó giải mã những chi phối của văn hóa thời đại đến việc xây dựng tác phẩm văn học. 1.2. Khái lƣợc về văn xuôi Thạch Lam 1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và là một trong những gƣơng mặt lớn của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những sáng tạo và đóng góp của ông rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học nƣớc ta giai đoạn này. Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tƣờng Vinh, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, nhƣng nguyên quán ở làng Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng. Sau này khi làm lại giấy khai sinh để thi nhảy Tú Tài, ông mới đổi tên là Nguyễn Tƣờng Lân. Thi đỗ Tú Tài phần thứ nhất, vừa lúc hai anh mở báo, Thạch Lam liền thôi học, chuyển sang viết báo với anh. Bắt đầu cầm bút từ năm 1931, Thạch Lam viết cho hai tờ báo của nhóm Tự lực văn đoàn là Phong hóa, Ngày nay, ngoài ra còn viết cho một tờ báo khác. Tuy vậy mãi đến năm 1936 Thạch Lam mới viết truyện ngắn, đƣợc tuyển thành ba tập: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942); Tiểu thuyết Ngày mới (1939); Tập tiểu luận Theo dòng (1941); Tập ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943) Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940. Thạch Lam còn đƣợc xem nhƣ là một trong số những ngƣời đầu tiên “giới thiệu tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust”. Trƣớc khi qua đời năm 1942, Thạch Lam còn dự định viết cuốn Thập niên đăng hỏa, “Một thiên hồi ký kể lại thời kỳ suốt mười năm anh dan díu với ả phù dung” theo lời kể của Đinh Hùng - trong đó tác giả muốn kể lại “tấn bi kịch mà cũng là huyền thoại của những kẻ ít nhất cũng phải trải qua mười năm từ cả thiên đường lẫn địa ngục”. Tiếc rằng cái chết đến quá sớm đã không cho Thạch Lam hoàn thành đƣợc hồi kí đó. Thạch Lam ra đi ở cái tuổi quá trẻ nhƣng ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những trang văn lấp lánh cái tài, cái tâm của ngƣời cầm 22 bút. “ Thạch Lam mất đi không những là làng Việt nam thiệt một anh tài mà quốc dân ta cũng mất một phần tử tâm huyết và trung thành vậy.”( Huyền Kiêu) Trong kí ức của ngƣời thân và bạn bè, Thạch Lam luôn luôn hiện lên bóng dáng một con ngƣời từ tốn khiêm nhƣờng, với lối sống phong nhã, tài hoa, một con ngƣời “cao hơn một thước bảy mươi. Mắt sâu và buồn. Người chỉ cần cái phẩm hơn cái lượngngười yêu hoa cẩm chướng, thích thơ Nguyễn Nhược Pháp, yêu văn Nguyễn Tuân". [95]. Nhà văn Thế Uyên (con trai bà Nguyễn Thị Thế, cháu gọi Thạch Lam là cậu), trong bài Tìm kiếm Thạch Lam, có đoạn: "Mẹ tôi bảo chú Thạch Lam mơ mộng, tế nhị, đa cảm, thì thủa nhỏ đã thế... Và chính ở đây (trại Cẩm Giàng) những người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc... Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách dân tộc. Thường trong lúc ấy, Thạch Lam ngồi trong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ có thế..." [95; tr43]. Nhà văn Vũ Bằng kể lại: "Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính... như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy. Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời...khiến người ta tủi thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn..." [12]. Có lần Thạch Lam nói: "Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống". Có lẽ ít thấy tác giả nào, văn với ngƣời lại có một sự thống nhất nhƣ ở Thạch Lam. Dù viết tiểu thuyết, truyện ngắn hay tùy bút, bao giờ văn chƣơng Thạch Lam cũng tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc nhƣ chính cuộc đời ông vậy. Đặc biệt truyện ngắn : “Nói đến nghệ thuật của Thạch Lam tức là nói đến nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam một số truyện ngắn Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực 23 được” [95]. Hầu hết các nhà nghiên cứu xƣa và nay, miền Nam và miền Bắc, đều thống nhất với nhau ở một điểm: Sở trƣờng của Thạch Lam là truyện ngắn, tiểu thuyết của ông không mấy thành công. Riêng tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường thì đƣợc coi là “kết tinh tư tưởng, quan niệm của Thạch Lam, mới cho độc giả thấy rõ nhà văn qua ngòi bút” [95]. Điều đó quả là đúng. Tha thiết, trân trọng, nâng niu đối với những gì nhỏ bé nhất, thơm thảo nhất góp phần tạo nên đất nƣớc, dân tộc, tinh tế, nhạy cảm trong cách thƣởng thức những giá trị văn hóa tƣởng chừng bình thƣờng, đƣa việc thƣởng thức “Quà Hà Nội” lên thành một nghệ thuật đó là những gì ngƣời đọc sẽ bắt gặp trong Hà Nội băm sáu phố phƣờng của nhà văn. Với những đóng góp to lớn của nhà văn trong nền văn học dân tộc, năm 1996, ở Cẩm Giàng có một con đƣờng mang tên Thạch Lam. Đây là một việc làm mạnh dạn, là cách trân trọng nhà văn và văn chƣơng của ông. Hiện nay, truyện ngắn Hai đứa trẻ (in trong tập truyện Nắng trong vườn) của ông đang đƣợc giảng dạy ở lớp 11 trong hệ thống giáo dục Việt Nam. 1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật và quan điểm sáng tác của Thạch Lam Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhƣng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hƣng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hƣớng đi gần với cuộc sống của những ngƣời dân bình thƣờng nghèo khổ. Trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết: "Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh (Cô hàng xén). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ (Nhà mẹ Lê ). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người (Sợi tóc). Ngày mới đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. Theo dòng là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn Hà Nội băm sáu phố phường có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi 24 cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót". Giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa xuất bản trƣớc Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên nhƣ là "Tuyên ngôn văn học" của nhà văn Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu nhƣ không một trang viết nào lại không thắm đƣợm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, song trƣớc sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một dòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự lực văn đoàn là những cảnh sống đƣợc thi vị hóa, những mơ ƣớc thoát ly mang màu sắc cải lƣơng, là những phản kháng yếu ớt trƣớc sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hƣớng ngòi bút về phía lớp ngƣời lao động bần cùng trong xã hội đƣơng thời. Khung cảnh thƣờng thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nƣớc đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mƣa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng... Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than - Đó là mẹ Lê, ngƣời đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Dƣ phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là cô Tâm hàng xén với lối đƣờng quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn...Tất cả những cảnh, những ngƣời ấy đều đƣợc mô tả bằng một số đƣờng nét đơn sơ, thƣa thoáng nhƣng vẫn hết sức chân thực... Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực, tuy nhân vật không dữ dội nhƣ Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa nhƣ chị Dậu của Ngô Tất Tố...Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật của 25 Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam...Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con ngƣời, quý trọng con ngƣời hơn. Và cũng từ đó ta thƣơng cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con ngƣời. Nhà văn Nguyễn Tuân đánh giá: “Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắcVăn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học” [95; tr436]. Còn nhà văn Vũ Ngọc Phan: “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng...Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy ...” [8; tr41]. GS. Phạm Thế Ngũ: “Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội...Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọiVà ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng ĐạoTa thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông...” [8; tr65]. Có lẽ cả hai phƣơng diện, vừa tố cáo vừa xây dựng đều đƣợc Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam đều tìm đƣợc sự gắn nối ở chính quan niệm này. 26 Ở tƣ cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của ngƣời nghệ sĩ. Ông viết: "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi. PGS. Nguyễn Hoành Khung: “...Tình cảm của Thạch Lam chân thành, tuy nhiên, ông chỉ mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người nghèo qua những câu chuyện mang một dư vị ngậm ngùi, tội nghiệp” [8; tr203]. Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hƣớng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thƣờng khơi sâu vào thế giới bên trong của cái "tôi", với sự phân tích cảm giác tinh tế. Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn; chúng "đem đến cho ngƣời đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu" (Nguyễn Tuân). Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông dƣờng nhƣ không có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng. Thạch Lam không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn thành công trong thể loại bút ký. Hà Nội băm sáu phố phường gồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh động, thể hiện vốn sống phong phú và tài hoa của ông. Truyện ngắn Hai đứa trẻ, đã thể hiện đƣợc khát vọng muốn “Thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, hƣớng con ngƣời tới cái thiện và sự cao cả. Thạch Lam hƣớng đến một thứ văn chƣơng gắn bó mật thiết với đời sống, không thoát li thực tại và tích cực hơn còn góp phần đấu tranh cho cái thiện toàn thắng, làm cho con ngƣời sống tốt đẹp hơn. Vậy nên, Thạch Lam viết truyện ngắn với cốt truyện đơn giản . Ông không kích thích ngƣời đọc bằng cốt truyện li kì và tình tiết éo le. Ông hấp dẫn ngƣời đọc bằng chất liệu bên trong của đời sống, bằng lí tƣởng xã hội tiến bộ của nhà văn, bằng sự phân tích tâm lí tinh tế và bằng tinh thần lãng mạn của ông. Thạch Lam dồn nén các nhân vật, các sự kiện và diễn biến của con ngƣời, của 27 hành động trong một thời gian ngắn và không gian nhỏ. Nó cũng thích hợp với những nhân vật nhỏ bé của ông. Truyện của Thạch Lam có chiều sâu hun hút, chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của lòng ngƣời và chiều sâu của mộng mơ, ƣớc vọng. Văn Thạch Lam giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Ông là một nhà văn thiên về cảm giác nên hình ảnh về cuộc sống và con ngƣời trong sáng tác của Thạch Lam mang đậm chất thơ. Ngòi bút Thạch Lam luôn hƣớng đến tìm kiếm và khám phá những nét đẹp kín đáo, bình dị của cuộc sống và con ngƣời. Nếu trƣớc kia, khi phân loại, xếp Thạch Lam vào nhà văn hiện thực hay lãng mạn đều có những băn khoăn, thì giờ đây băn khoăn ấy đã đƣợc giải tỏa. Thạch Lam là một cây bút lãng mạn giàu chất hiện thực. Thạch Lam là nhà văn trẻ, một gƣơng mặt tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Ông cũng là một nhà văn có vị trí đáng kể trong văn học Việt nam giai đoạn 1930 - 1945. Thạch Lam đã để lại trong lòng ngƣời đọc những dấu ấn riêng biệt không lẫn với ai. Tiếp cận văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hóa, chúng tôi nhận thấy: từ những tiền đề lý thuyết về văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, văn học kết tinh các giá trị văn hóa, văn hóa kết hợp với điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sống của con ngƣời, không gian văn hóa Hà Nội - Hải Dƣơng, cả hoàn cảnh riêng, tiểu sử con ngƣời nhà văn đã cộng hƣởng, chi phối tác động đến sự thể hiện đậm dấu ấn văn hóa trong sáng tác của ông. 28 Chƣơng 2 CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA VĂN XUÔI THẠCH LAM 2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống 2.1.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên Trong đời sống tinh thần của ngƣời phƣơng Đông nói chung và ngƣời Việt Nam nói riêng, thiên nhiên giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Triết học phƣơng Đông đã xác định, trong bộ ba Thiên - Địa - Nhân, con ngƣời là một bộ phận hữu cơ của thế giới, là dấu nối của trời và đất. Hòa chung vào ngôi nhà chung của thiên nhiên vũ trụ, con ngƣời đƣợc sống bằng bản ngã đích thực của mình. Đó là lí do lí giải sự trở về với thiên nhiên trong sạch, khoáng đạt, thuần khiết lại là hành vi ứng xử văn hóa của nhiều nho sĩ và phần lớn tri thức phƣơng Đông xƣa nay. Có thể nói, mọi hoạt động của con ngƣời không thể tách rời môi trƣờng thiên nhiên. Thiên nhiên là ngƣời bạn, là chứng nhân cho bao nỗi vui buồn của con ngƣời. Thiên nhiên nào cũng vậy, vẫn là gió, mƣa, nắng, gió, trăng, hàng cây, góc phố, con đƣờng nhƣng thiên nhiên đậm chất văn hóa là bởi con ngƣời đã văn hóa hóa thiên nhiên. Tiếp cận văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn hóa, chúng tôi xin mạnh dạn cắt nghĩa cách cảm, cách nghĩ của Thạch Lam trƣớc thiên nhiên. Nói đúng hơn, phát hiện ra Thạch Lam đã văn hóa hóa thiên nhiên qua ngòi bút của mình. Nhìn nhận và cảm xúc trƣớc thiên nhiên cũng là cách thể hiện thái độ ứng xử văn hóa của Thạch Lam. Qua tác phẩm, chúng tôi nhận thấy vẻ đẹp thiên nhiên dƣới ngòi bút Thạch Lam mang đậm dấu ấn văn hóa vùng Hà Nội - Hải Dƣơng với ba điểm sáng sau đây. 1/ Thiên nhiên hòa quyện với con ngƣời trong sự tồn tại hiện hữu theo quy luật tự nhiên của nó. 2/ Thiên nhiên bao trùm lên cảnh vật tràn đầy sinh sắc. 3/ Thiên nhiên nhuốm tâm hồn, tình cảm của con ngƣời. Trƣớc hết, Thạch Lam đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên trong sự hòa quyện với con ngƣời trong sự tồn tại hiện hữu theo quy luật tự nhiên của nó. Trong những trang văn của nhà văn ta thấy bức tranh thiên nhiên phong phú, muôn màu, muôn vẻ mang đến vẻ đẹp nguyên sơ và tinh khiết. Đó là vẻ đẹp của ngày - đêm, mƣa - nắng, mây - mù, sông - nƣớc, mặt trời - trăng sao, cây - cỏ, hoa - lá là những vẻ 29 đẹp còn nguyên khôi trong vũ trụ ở quanh ta. Một áng mây bay, một làn gió thổi, một tia nắng vàng, một cơn mƣa đầu mùa, một làn sƣơng trong suốt, một đêm trăng sao, những hàng cây bã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004663_2686_2003219.pdf
Tài liệu liên quan