Luận văn Cạnh tranh quyền lực Trung - Mỹ ở biển đông dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU. 5

1. Tính cấp thiết của đề tài . 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7

3. Mục tiêu nghiên cứu . 10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 11

4. Phương pháp nghiên cứu . 12

5. Cấu trúc luận văn. 12

CHưƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VỀ CẠNH

TRANH QUYỀN LỰC VÀ KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG. . 14

1.1. Một số quan điểm của chủ nghĩa hiện thực về cạnh tranh

quyền lực. 14

1.1.1. Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực . 14

1.1.2. Các luận điểm của chủ nghĩa hiện thực về cạnh tranh quyền lực. 17

1.2. Khái quát về biển Đông . 19

1.2.1. Giới thiệu chung về biển Đông . 19

1.2.2. Vai trò của biển Đông. 22

TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 26

CHưƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH

QUYỀN LỰC TRUNG - MỸ Ở BIỂN ĐÔNG . 27

2.1. Nguyên nhân cạnh tranh quyền lực giữa Trung - Mỹ ở

biển Đông . 27

2.2.1. Về mặt an ninh- chính trị . 27

2.2.2. Về mặt kinh tế. 29

2.2. Quá trình cạnh tranh quyền lực Trung – Mỹ ở biển Đông . 33

2.2.1. Những động thái của Trung Quốc ở biển Đông . 334

2.2.2. Những động thái của Mỹ ở biển Đông . 48

TIỂU KẾT CHưƠNG 2 . 68

CHưƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CẠNH TRANH QUYỀN LỰC

TRUNG - MỸ Ở BIỂN ĐÔNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TRANH CHẤP LÃNH THỔ. 69

3.1. Tác động của sự cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông . 69

3.1.1. Tác động tới tình hình quốc tế . 69

3.1.2. Tác động tới tình hình khu vực . 73

3.1.3. Tác động tới Việt Nam . 75

3.2. Khuyến nghị cho Việt Nam về đối sách giải quyết tranh chấp lãnh

thổ trên biển. 76

3.2.2. Tự lực, tự làm mình mạnh lên. 79

3.2.3. “Cân bằng động” giữa Trung Quốc và Mỹ. 81

TIỂU KẾT CHưƠNG 3 . 85

KẾT LUẬN . 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 89

pdf27 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cạnh tranh quyền lực Trung - Mỹ ở biển đông dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìn của Chủ nghĩa Hiện thực” của tác giả Nguyễn Văn Trung, khoa Khoa học Chính trị, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã phân tích các tầng xung đột ở biển Đông và luận giải các xung đột này dƣới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực. Tác phẩm cũng đƣa ra những dự đoán thông qua các kịch bản cho tƣơng lai biển Đông và một số gợi ý cho Việt Nam trên con đƣờng tìm kiếm lợi ích quốc gia dân tộc. Mỗi động thái của Trung Quốc và Mỹ trong mối quan hệ cạnh tranh Trung- Mỹ ở Biển Đông có tác động to lớn đến tình hình an ninh chính trị khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng và định hƣớng giải quyết tranh chấp chủ quyền của các bên ở Biển Đông nên đã có nhiều bài tham luận, các ý kiến đƣợc trình bày trong các hội thảo, các văn kiện của các hội nghị chuyên đề, các quan 8 điểm, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả giàu kinh nghiệm cả ở trong và ngoài nƣớc. Các bài tham luận tại hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực (International Workshop "The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development") – Hội thảo quốc tế đầu tiên về biển Đông tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam ngày 26-27/11 2009. Hội thảo đã đƣa ra nhiều ý kiến đóng góp quan trọng về nhiều khía cạnh xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông nhƣ những diễn biến gần đây ở Biển Đông, những mục tiêu nhằm đối phó với những xung đột, một số hoạt động cụ thể của các bên liên quan tới Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc và ASEAN. Cuốn sách “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên quan” do tác giả Đặng Đình Quý- Nguyễn Minh Ngọc đồng chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới với những phân tích về vị thế điạ chính trị chiến lƣợc của Biển Đông, lợi ích và chính sách của các bên liên quan trên biển Đông và những đánh giá về biển Đông trong mỗi quan hệ Trung Quốc- ASEAN- Mỹ. Bài viết Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ năm 2007 đến nay của tác giả Đỗ Thanh Hải - Nguyễn Thùy Linh đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (84), năm 2011, tr.75-106 đã trình bày khái quát những hành động của Trung Quốc từ năm 2007 cho đến giữa năm 2010, những sự thay đổi trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông, phản ứng của các bên trong tranh chấp và cục diện an ninh mới ở Biển Đông. Bài viết Tự do hàng hải và lợi ích của Mỹ ở Biển Đông của PGS.TS. Phạm Quang Minh và Hà Văn Long đăng trên tạp chí Đối ngoại Quốc phòng, số 16, quý IV năm 2011 nhấn mạnh tới vai trò của lợi ích hàng hải trong 9 chính sách can dự của Mỹ vào Biển Đông, đồng thời phân tích những động thái của Mỹ liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông. Luận văn Thạc sĩ Quá trình can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông của tác giả Trần Lê Minh, khoa Quốc tế học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã làm rõ sự can dự của Mỹ vào vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tác giả tập trung vào lợi ích, quá trình tham gia và tác động của sự can dự của Mỹ với các bên tranh chấp và khu vực tại Biển Đông từ đó rút ra kết luận về sự can dự của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và đƣa ra một số khuyến nghị về cách thức ứng xử của Việt Nam trƣớc sự can dự này. Bài viết Cạnh tranh Trung - Mỹ tại Biển Đông: Tác động chiến lược đối với an ninh khu vực của tiến sĩ Fu Kuo Liu trong cuốn sách Biển Đông - Hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và hợp tác của tác giả Đặng Đình Quý chủ biên, do nhà xuất bản Thế giới xuất bản vào năm 2011đã phân tích chính sách của Mỹ và quan hệ Trung-Mỹ tại khu vực châu Á, theo đó, cạnh tranh Trung-Mỹ tại Biển Đông trong tƣơng lai sẽ có tác động tới cả Đông Á nói chung và trong chiến lƣợc định hình cấu trúc khu vực của Mỹ nói riêng. Bài viết Recent Developments in the South China Sea: Implications for Peace, Stability and Cooperation in the Region (Những động thái gần đây ở Biển Đông: Hệ lụy cho Hòa Bình, Ổn định và Hợp tác khu vực) của tác giả Carlyle Thayer đề cập tới những diễn biến trong năm 2009 ở Biển Đông và hệ lụy với lợi ích của Mỹ ở Biển Đông. Theo tác giả, trong giai đoạn năm 2009, Mỹ có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong thái độ và hành động tại Biển Đông nhằm phản ứng lại sự bành trƣớng quân sự của Trung Quốc ở đây, đe dọa tới các lợi ích quốc gia của Mỹ. Sự nổi lên của Trung Quốc đòi hỏi Mỹ phải can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông. 10 Nhìn chung, các tác phẩm đều tập trung giới thiệu về lịch sử hình thành và phân tích hệ thống các luận điểm của Chủ nghĩa Hiện thực; phân tích về lợi ích của Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông cũng nhƣ những tuyên bố và hành động của hai bên trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên các nghiên cứu thƣờng chỉ đi sâu phân tích quan điểm của riêng Mỹ hoặc Trung Quốc hoặc so sánh, đối chiếu một cách đơn thuần để thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt trong quan điểm của hai nƣớc lớn có lợi ích liên quan trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trên cơ sở các nghiên cứu đi trƣớc, luận văn kế thừa những luận điểm lý luận về Chủ nghĩa hiện thực và cũng lấy đó làm cơ sở nền tảng phân tích nguyên nhân cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông cùng với những động thái kèm theo làm minh chứng, từ đó đánh giá tác động của cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông đến tình hình thế giới, khu vực Đông Nam Á và riêng cho Việt Nam. Đồng thời luận văn dành một phần đƣa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong cách hành xử liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc và một số bên liên quan. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là vận dụng chủ nghĩa hiện thực để lý giải nguyên nhân và quá trình cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông- vùng biển có vị thế địa chính trị quan trọng. Từ đó đƣa ra một số đánh giá về những ảnh hƣởng của sự cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông tới tình hình quốc tế, khu vực và Việt Nam. Từ đó đƣa ra một số hàm ý về đối sách cho Việt Nam trong giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển. Để đạt đƣợc mục tiêu tổng thể trên, luận văn xác định sẽ hƣớng tới những mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, cung cấp nội dung và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực, nhất là những quan điểm có liên quan đến việc phân tích sự cạnh 11 tranh quyền lực của các nƣớc. Từ đó, dùng góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực để lý giải nguyên nhân của sự cạnh tranh quyền lực của Trung - Mỹ ở biển Đông Thứ hai, đƣa ra dẫn chứng về quá trình cạnh tranh giữa hai bên qua từng tuyên bố và hành động nhằm chứng minh cho những nguyên nhân cạnh tranh đƣợc lý giải trƣớc đó dựa trên góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực. Thứ ba, đánh giá tác động của sự cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ tới tình hình quốc tế, khu vực và Việt Nam để có cái nhìn đúng đắn về tầm ảnh hƣởng của sự cạnh tranh giữa hai siêu cƣờng là Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề căng thẳng mà mọi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vô cùng quan tâm. Thứ tƣ, từ những nhìn nhận, đánh giá tình hình thực tế, luận văn đƣa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về quốc gia và lợi ích quốc gia. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra trên nhiều lĩnh vực và trong khoảng thời gian khá dài, đây cũng là một chủ đề phức tạp, nhạy cảm, mang tính thời sự và đƣợc khai thác dƣới nhiều góc nhìn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn Thạc sỹ Quan hệ quốc tế, tác giả tập trung nghiên cứu về nguyên nhân và quá trình cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về quốc gia và quyền lực. Phạm vi nghiên cứu: Những cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đã xuất hiện từ khá lâu, tuy nhiên luận văn trong phạm vi nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ khoảng năm 2007 khi Trung Quốc dần trỗi dậy và có tầm ảnh hƣởng lớn trong khu vực, gây những nguy cơ tiềm ẩn khiến Mỹ chuyển 12 hƣớng quan tâm trở lại khu vực châu Á, mà nhất là biển Đông cho đến trƣớc khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu trong đó nổi bật nhất là các phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu lịch sử trong viện dẫn quá trình cạnh tranh Trung- Mỹ, phƣơng pháp phân tích hệ thống và cấu trúc, phƣơng pháp phân tích chính sách và lợi ích trong phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực để lý giải nguyên nhân cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ và áp dụng để đƣa ra những khuyến nghị cho Việt Nam. Tất cả những phƣơng pháp trên đều nhằm mục đích giúp việc nghiên cứu đề tài một cách khoa học hơn, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh quyền lực và khái quát về biển Đông Nêu lên cơ sở của Chủ nghĩa Hiện thực và phân tích các luận điểm của CNHT về quốc gia và quyền lực nhằm lý giải nguyên nhân các quốc gia luôn luôn cạnh tranh quyền lực với nhau. Ngoài ra trong chƣơng này còn giới thiệu chung về Biển Đông và làm rõ vai trò chiến lƣợc của biển Đông đối với Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia ASEAN- nơi có phần lãnh thổ giáp biển. Chƣơng 2: Nguyên nhân và quá trình cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông 13 Phân tích các nguyên nhân về mặt an ninh- chính trị và kinh tế khiến Trung Quốc và Mỹ luôn cạnh tranh giành quyền lực ở vùng biển Đông từ góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực. Đồng thời đƣa ra những dẫn chứng cụ thể về quá trình cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông qua các tuyên bố và hành động của mỗi bên và sự đáp trả cửa bên còn lại. Chƣơng 3: Tác động của sự cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông và khuyến nghị cho Việt Nam đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Đánh giá sự ảnh hƣởng của sự cạnh tranh quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông tới tình hình thế giới, khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Bên cạnh đó, sử dụng những quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực để đƣa ra một vài khuyến nghị cho Việt Nam trong việc đối phó với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. 14 CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VỀ CẠNH TRANH QUYỀN LỰC VÀ KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG. 1.1. Một số quan điểm của chủ nghĩa hiện thực về cạnh tranh quyền lực 1.1.1. Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực Lịch sử quan hệ quốc tế thế kỉ XX phải kể đến sự gia tăng phức tạp, đa chiều trong mối quan hệ giữa các quốc gia, đòi hỏi sự linh hoạt trong việc hoạch định chính sách cũng nhƣ chiến lƣợc đối ngoại phù hợp với những biến chuyển của tình hình thế giới; do đó, đã xuất hiện hàng loạt các lý thuyết khác nhau về quan hệ quốc tế ở các nƣớc Phƣơng Tây và Mỹ nhằm lý giải động thái giữa các quốc gia. Một trong những lý thuyết đó là Chủ nghĩa hiện thực về quan hệ quốc tế (Realism for International Relations). Chủ nghĩa hiện thực đƣợc khẳng định nhƣ một trƣờng phái lý luận về QHQT kể từ sau chiến tranh thế giới II và chiếm ƣu thế trong giới học giả và chính khách phƣơng Tây, trƣớc hết là ở Mỹ. Nhà triết học và thần học R. Niebuhr đƣợc coi là cha tinh thần trực tiếp của Chủ nghĩa hiện thực. Ông cho rằng, xung đột, chiến tranh giữa các quốc gia chính là biểu hiện bản chất bất biến, cái ác cố hữu trong cá nhân con ngƣời. Chính luận điểm này là cơ sở cho luận thuyết Hiện thực (Realism) về QHQT. Theo đó, trong QHQT, xuất phát từ bản chất của mình, các nhà nƣớc, quốc gia luôn cạnh tranh với nhau để giành quyền lực và đảm bảo an ninh cho mình. Và do vậy, thế giới là một sự hỗn loạn, không có trật tự, xung đột, chiến tranh là lẽ đƣơng nhiên. Trong cuốn sách "Chính trị giữa các quốc gia - cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình" của Morgenthau. lần đầu tiên ông đƣa ra lý thuyết hiện đại, toàn diện về Chủ nghĩa Hiện thực, trong đó chủ yếu phân tích cuộc đấu tranh giữa các quốc gia quyền lực và hòa bình. Hầu hết các luận điểm của Chủ nghĩa Hiện 15 thực sau này đều phát triển từ học thuyết của Morgenthau, do đó ông đƣợc coi là ngƣời sang lập ra học thuyết quan hệ quốc tế này [18]. Cơ sở nhận thức là chủ nghĩa duy vật, dựa trên thực chứng đã đƣợc chứng minh bằng các sự kiện trong lịch sử. Cơ sở thực tiễn: dựa vào thực tế đã xảy ra nên rất thuyết phục. Các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực dựa trên các quan điểm nhƣ sau: Quốc gia và lợi ích quốc gia: Quốc gia là chủ thể quan hệ quốc tế cơ bản, là một phần tạo nên cộng đồng quốc tế, hiện nay trong khoa học pháp lý quốc tế chƣa có một định nghĩa thống nhất đƣợc chấp nhận chung về thuật ngữ "quốc gia". Tuy nhiên, tại điều 1 Tuyên bố Montevideo về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia đƣợc thông qua tại Hội nghị quốc tế các nƣớc châu Mỹ ngày 27/12/1933 có đƣa ra một vài yếu tố chính dẫn đến sự hình thành quốc gia, đó là: Thứ nhất, có lãnh thổ xác định: đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành quốc gia. Không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia. Lãnh thổ quốc gia đƣợc xác định là một phần của trái đất và đƣợc coi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cƣ của mình. Vấn đề kích thƣớc lãnh thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia. Thứ hai, có cộng đồng dân cƣ ổn định: Theo nghĩa rộng, dân cƣ của một quốc gia là tất cả những ngƣời sinh sống trên lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà nƣớc đó. Theo nghĩa hẹp, dân cƣ dùng để chỉ tất cả những ngƣời có quốc tịch của quốc gia đó. Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nƣớc với cộng đồng dân cƣ của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch. Thứ ba, có chính phủ với tƣ cách là ngƣời đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính phủ này phải là chính phủ thực thi một cách có hiệu quả quyền lực nhà nƣớc trên phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia một cách độc lập, không bị chi phối, 16 khống chế bởi quốc gia khác. Thứ tƣ, có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế: "khả năng" này có đƣợc xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng đối ngoại của mình [37]. Quốc gia là nhất thể, bao trùm con ngƣời, các tổ chức quốc tế hay công ty xuyên quốc gia đều bị quốc gia chi phối. Quốc gia có lý trí, luôn cân nhắc lợi ích quốc gia trong mọi động thái trên trƣờng quốc tế [30]. Lợi ích quốc gia là nền tảng cho chiến lƣợc quốc gia, nó có thể là điểm bắt đầu cũng là điểm kết thúc của chiến lƣợc quốc gia. Đánh giá lợi ích quốc gia và cơ sở để quyết định chiến lƣợc quốc gia, qua đó xác định định hƣớng chiến lƣợc quốc gia và phƣơng hƣớng thực hiện [56]. Môi trƣờng quốc tế vô chính phủ: Các nhà hiện thực chủ nghĩa coi hệ thống quốc tế nằm trong tình trạng vô chính phủ (không có quyền lực bên trên quốc gia), trong đó, hành động của các quốc gia, vốn đƣợc xem là chủ thể chính của QHQT, đƣợc dẫn dắt chủ yếu bởi sự cân nhắc về quyền lực và lợi ích quốc gia [50]. Môi trƣờng quốc tế vô chính phủ là cơ sở dẫn đến xung đột trong quan hệ quốc tế. Môi trƣờng vô chính phủ là bất biến, tức là xung đột là mãi mãi. Không có thể chế nào trên quốc gia và không có gì sai khiến đƣợc, chỉ có chủ quyền quốc gia là tối cao. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, có nghĩa là đang bảo vệ môi trƣờng vô chính phủ, tức là chấp nhận xung đột. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng bản chất "vô chính phủ" của hệ thống quốc tế đã đặt an ninh quốc gia lên hàng đầu trong thứ bậc ƣu tiên về lợi ích quốc gia và đòi hỏi mỗi quốc gia phải có khả năng quân sự đủ mạnh để ngăn chặn sự tấn công của những kẻ thù tiềm tàng. Vì vậy, đối với an ninh quốc gia, nhân tố kinh tế ít quan trọng hơn quân sự hay sức mạnh quân sự là phƣơng tiện quan trọng nhất để giành quyền lực dân tộc và nâng cao uy tín quốc gia. Theo đó, mọi hợp tác quốc tế đều phát sinh và dựa trên việc các bên có chung lợi ích hoặc đều đạt đƣợc mục đích riêng, vì vậy, hợp tác quốc tế chỉ mang tính tƣơng đối, tạm 17 thời. Các liên minh có thể làm tăng thêm khả năng của mỗi quốc gia để tự phòng thủ nhƣng không đƣợc quá tin tƣởng và trung thành đối với các liên minh đó và không đƣợc giao phó nhiệm vụ bảo vệ mình cho các tổ chức quốc tế hoặc luật pháp quốc tế. Trong bối cảnh tất cả các quốc gia đều mong muốn tối đa hóa về quyền lực thì sự ổn định quốc tế là kết quả của việc duy trì một sự cân bằng quyền lực thông qua các hệ thống liên minh lỏng lẻo [18]. Hệ thống quốc tế: Đây là bổ sung quan trọng nhất của Chủ nghĩa hiện thực mới" (Neo - Realism) hay còn gọi là “Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc” vào cuối những năm 70. Theo quan điểm của CNHT cổ điển, quan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa hai nƣớc, bao gồm mong muốn, ý chí, lợi ích của chính hai nƣớc đó. Tới CNHT mới, quan hệ quốc tế không chỉ đƣợc quan niệm là mối quan hệ giữa hai nƣớc, bao gồm mong muốn, ý chí, lợi ích của chính hai nƣớc đó mà còn đặt trong mối quan hệ của hai nƣớc trong hệ thống quốc tế mà hai nƣớc cùng tham gia. Hệ thống quốc tế là một chỉnh thể gồm các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của một phần tử này sẽ dẫn đến sự thay đổi của phần tử khác, nhƣ vậy nguyên tắc hình thành hệ thống quốc tế là dựa trên sự tƣơng tác chặt chẽ. 1.1.2. Các luận điểm của chủ nghĩa hiện thực về cạnh tranh quyền lực Quan điểm của các cơ sở trên trở thành nền tảng cho hệ thống các luận điểm của lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực, trong đó bao gồm một số luận điểm cơ bản về quốc gia, quyền lực và xung đột. Trong phạm vi bài nghiên cứu, để lý giải sự cạnh trang quyền lực Trung- Mỹ ở biển Đông, tác giả sử dụng một số luận điểm liên quan đến cạnh tranh quyền lực nhƣ sau: Quyền lực theo nghĩa hẹp là khả năng ép ngƣời khác làm việc gì, còn theo nghĩa rộng trong quan hệ quốc tế, quyền lực là khả năng của quốc gia nhằm đạt đƣợc điều mình muốn. Quyền lực chi phối nhiều hiện tƣợng trong quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh vì quyền lực. 18 Mục đích của việc cạnh tranh quyền lực là tồn vong và phát triển và tranh giành lợi ích. Quốc gia là chủ thể cơ bản và duy lý, bản chất con ngƣời ích kỷ và tƣ lợi: Lợi ích quốc gia, trong đó các quốc gia quan tâm đến lợi ích tƣơng đối hơn là lợi ích tuyệt đối, tức là quốc gia này đạt đƣợc bao nhiêu lợi ích so với quốc gia khác quan trọng hơn thực tế là mọi ngƣời đều đạt lợi ích [50]. Mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống thông qua việc cố gắng giành đƣợc càng nhiều nguồn lực càng tốt. Theo nguyên tắc “zero sum game”, cán cân của mọi cuộc chơi luôn bằng không, tức là việc quốc gia này tăng cƣờng lợi ích tức là đã làm giảm lợi ích của quốc gia khác do đó các quốc gia luôn cạnh tranh nhằm tranh giành quyền lực lẫn nhau, khi một quốc gia này tăng cƣờng quyền lực dẫn đến quốc gia khác nỗ lực tăng cƣờng quyền lực cao hơn để cân bằng lại cán cân quyền lực. Quá trình cạnh tranh này dẫn tới việc các quốc gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau (trong nhiều trƣờng hợp dƣới hình thức chiến tranh, xung đột vũ trang) nhằm theo đuổi lợi ích quốc gia dƣới dạng quyền lực, khiến cho các quốc gia không thể duy trì việc hợp tác một cách lâu dài. Phƣơng thức cạnh tranh quyền lực của mọi quốc gia là thông qua xung đột. Quốc gia phải tự lực bởi về bản chất, mọi quốc gia đều ích kỷ và tƣ lợi. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia A giúp quốc gia B chỉ vì quyền lợi nhất định, không ai cho không ai điều gì, nhất là khi mà bên giúp không thu lại đƣợc lợi ích gì hoặc không thu lại nhiều lợi ích. Mọi hành động của quốc gia đều xuất phát từ lợi ích quốc gia đó, chính vì vậy một quốc gia không nên trông mong vào ngƣời khác, quốc gia khác.Ngoài ra, trong môi trƣờng quốc tế vô chính phủ, tức là không có một cơ chế thể chế nào cao hơn quốc gia cũng có nghĩa là không có điều gì đảm bảo những cam kết về hợp tác hay liên minh giữa 19 quốc gia này với quốc gia kia. Hợp tác chỉ là tƣơng đối còn xung đột là tuyệt đối bởi lợi ích quốc gia vốn không thể hòa hợp. 1.2. Khái quát về biển Đông 1.2.1. Giới thiệu chung về biển Đông Trên phƣơng diện vị trí địa lý, "Biển Đông" là không gian biển ở Đông Nam châu Á, đƣợc bao quanh bởi các nƣớc Philippines ở phía Đông; Việt Nam, một phần Campuchia và Thái Lan ở phía Tây; Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia ở phía Nam và Trung Quốc ở phía Bắc. Biển Đông đƣợc các nhà địa lý phƣơng Tây gọi theo truyền thống là biển "Nam Trung Hoa" (South China Sea) hay ngƣời Trung Quốc gọi là "Nam Hải", còn ngƣời Việt Nam gọi là "Biển Đông". Nhƣ vậy, thực chất thuật ngữ "Biển Nam Trung Hoa", "Nam Hải" hay "Biển Đông" là chỉ những cách gọi khác nhau, đều ám chỉ tới một không gian biển đồng nhất. Trong luận văn của mình, với tƣ cách là một công dân Việt Nam, đứng từ góc nhìn của Việt Nam, tác giả sử dụng thuật ngữ "Biển Đông" để gọi tên vùng biển là cửa ngõ của Việt Nam ra Thái Bình Dƣơng, đồng thời cũng là hàm ý lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn trong định vị vị trí của vùng biển chiến lƣợc này. Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dƣơng với vị trí địa lý từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến kinh độ 121° Đông [23], có diện tích 3,447 triệu km2, chiều dài khoảng 1900 hải lý, chiều rộng khoảng 600 hải lý tính từ Singapore và eo biển Malacca ở phía Nam cho tới eo biển Đài Loan (giữa Đài Loan và Trung Quốc) ở phía Đông Bắc. Biển nằm trong vùng Ấn Độ-Tây Thái Bình Dƣơng (Indo-West Pacific), nằm trên tuyến đƣờng hàng hải Đông-Tây [11]. Vùng biển này có độ sâu trung bình là 1.212m, chỗ sâu nhất lên tới 5.567m. Tổng lƣợng nƣớc là 3.623.000 km3. Biển Đông có hơn 200 đảo lớn nhỏ, các bãi đá ngầm và các dải san hô nằm tập trung thành từng nhóm và hai quần đảo lớn là Hoàng Sa (Paracel Islands) 20 và Trƣờng Sa (Spartly Islands). Quần đảo Hoàng Sa có hơn 30 hòn đảo đá san hô có diện tích từ 0,5 km2 đến 1,5 km2, nằm trên vùng biển rộng 15.000 km2. Quần đảo Trƣờng Sa có 15 đảo nhỏ và trên 130 bãi đá nổi và chìm, bãi san hô rải rác trên một diện tích gần 410.000 km2 ở giữa Biển Đông, cách cảng Cam Ranh của Việt Nam khoảng 248 hải lý [11]. Đánh giá tổng thể, Biển Đông có tầm quan trọng trên mọi phƣơng diện kinh tế- chính trị, quân sự, giao thông hàng hải và nguồn tài nguyên của cả khu vực và trên thế giới. Do đó, Biển Đông với vị thế đầy tiềm năng phát triển song cũng không tránh khỏi những tiềm ẩn nguy cơ bất ổn liên quan đến tranh chấp chủ quyền và cạnh tranh các lợi ích biển. Có thể nói, Biển Đông là vùng nhạy cảm trong các mối quan hệ quốc tế vì có nhiều vấn đề liên quan đến an ninh - chính trị, kinh tế, hàng hải của nhiều quốc gia án ngữ xung quanh. Biển Đông nằm trên tuyến đƣờng giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Năm trong số mƣời tuyến đƣờng biển thông thƣơng lớn nhất trên thế giới liên quan đến biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Australia, New Zealand; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và biển Caribe; tuyến Đông Á đi Australia và New Zealand, Nam Thái Bình Dƣơng; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Đây đƣợc coi là tuyến đƣờng vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Đây là tuyến đƣờng thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thƣơng mại từ Trung Cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lƣợng vận tải thƣơng mại của thế giới thực hiện bằng đƣờng biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng biển Đông [35]. Mặt khác, Biển Đông chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nƣớc xung quanh, đặc biệt 21 là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Theo tài liệu của Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) cho thấy Biển Đông đƣợc coi là một trong những nơi có nguồn tài nguyên hải sản thƣơng mại dồi dào và quan trọng nhất trên thế giới [16]; cụ thể, Biển Đông là vùng biển với đa dạng sinh học với khoảng 11000 loài sinh vật cƣ trú, trong đó có 6000 loài động vật đáy biển, 2400 loài cá, trong đó có 130 loài cá kinh tế, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển [11]. Biển Đông có tổng khối lƣợng hải sản hàng năm là trên 8 triệu tấn, chiếm khoảng 10% tổng lƣợng hải sản đánh bắt của thế giới [16]. Trong khu vực có các nƣớc đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó Trung Quốc là nƣớc đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004773_1_9151_2002881.pdf
Tài liệu liên quan