Phần I. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 1
I. Đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 1
II. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 2
III. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 4
2. Phòng Thanh toán quốc tế 4
2. Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu 5
2. Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu 5
3. Phòng Kế toán tài vụ 5
6. Phòng Tin học 5
IV. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 6
Phần II – Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội và các phòng ban của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 7
A- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 7
I. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 7
II. Quyền hạn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 8
B - Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 9
I. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng 9
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng 9
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó trưởng phòng. 10
1. Phòng Tín dụng - Tổng hợp. 11
2. Phòng Kế toán và Tài chính. 11
2.1. Bộ phận "Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền". 11
2.2. Bộ phận "Quản lý tài khoản". 12
2.3. Bộ phận "Quản lý chi tiêu nội bộ". 12
3. Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu: 13
4. Phòng Hành chính - Nhân sự. 15
4.2. Công tác Hành chính và quản trị. 16
5. Phòng Ngân quỹ. 16
6. Phòng Tin học. 17
7. Phòng Dịch vụ Ngân hàng. 18
8. Phòng Giao dịch Hàng Bài. 18
8.1. Phòng thông tin khách hàng. 18
8.2. Dịch vụ khách hàng. 19
8.3. Nghiệp vụ chuyển tiền và quản lý tài khoản. 19
9. Tổ Kiểm tra và Kiểm toán nội bộ. 19
Phần III: Đánh giá kết quả 10 năm đổi mới và tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội: 21
I. Những thành tựu đạt được. 21
1. Thay đổi chính sách huy động vốn . 21
2. Không ngừng tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. 21
3. Mở rộng quan hệ đối ngoại và không ngừng phát triển thanh toán quốc tế. 22
4. Đổi mới chính sách khách hàng. 25
5. Xây dựng mạng lưới trên dịa bàn Hà Nội và phát triển đội ngũ cán bộ. 25
6. Thực hiện tốt các nhiệm vụ, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ. 26
II. Những mặt tồn tại và khó khăn cần khắc phục: 26
1. Nợ khê đọng, khó đòi 26
2. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soat còn yếu 27
3. Công tác tổ chức cán bộ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. 27
4. Công tác điều hành còn chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ mới. 27
III. Nguyên nhân của những tồn tại trên: 27
1. Về phía ngân hàng 27
2. Về phía khách hàng. 28
3. Về cơ chế và chính sách. 28
IV. Thực tiễn 10 năm đổi mới đã cho Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội những bài học kinh nghiệm sau: 28
1. Thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Nhè nước và của ngành. 28
2. Bài học về đa dạng hoá và mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh. 28
3. Vấn đề pháp quy hoá các quy trình nghiệp vụ 29
4. Đổi mới công nghệ và chính sách khách hàng 29
6. Vấn đề con người - nhân tố mấu chốt của mọi thắng lợi. 29
V. Phương hướng nhiệm vụ công tác của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian tới. 29
33 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị chuyên môn.
f. Bố trí và sắp xếp cán bộ của phòng cho phù hợp. Xây dựng nội quy làm việc và phương thức điều hành hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
g. Phân công trách nhiệm cho các Phó trưởng phòng và các thành viên trong phòng.
h. Bảo quản các tài liệu và tài liệu mật theo chế độ quy định.
i. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Ban giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giao.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó trưởng phòng.
a. Giúp Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Ban giám đốc Chi nhánh về các nhiệm vụ được giao.
b. Ký thay Trưởng phòng trên các giấy tờ, chứng từ, văn bản giao dịch thuộc chức thuộc trách nhiệm phụ trách, tờ trình Ban giám đốc theo sự uỷ quyền của Trưởng phòng và theo đúng sự phân cấp uỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
c. Khi Trưởng phòng đi vắng, một Phó trưởng phòng được uỷ quyền thay mặt Trưởng phòng để giải quyết công viẹc chung của phòng và phải chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết trong thời gian được uỷ quyền. Sau đó phải báo cáo Trưởng phòng về những công việc đã giải quyết.
d. Tham gia ý kiến với Trưởng phòng trong việc thực hiện các mặt công tác của phòng theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
II. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội .
Theo điều 4 Quyết định 287/QĐ/TCCB-DT ngày 27/7/2000 của Tổng Giám đốc ngnt Việt Nam. Các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Phòng Tín dụng - Tổng hợp.
Tham mưu, giúp Ban giám đốc xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng…
Nghiên cứu phân tích kinh tế địa phương. Giúp Ban giám đốc tham gia xây dựng chương trình kế hoạch kinh tế - xã hội của thành phố và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết quý, 6 tháng và năm của Chi nhánh để báo cáo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội,Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội và giúp giám đốc xây dựng chương trình công tác quý, 6 tháng, năm của Chi nhánh.
Giúp Ban giám đốc về công tác Pháp chế của Chi nhánh và thực hiện nghiệp vụ về hoạt động thông tin tín dụng.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các thành phần kinh tế theo luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng tín dụng và tính lãi theo định kỳ.
Thẩm định và xem xét về bảo lãnh đối với những dự án có mức ký quỹ dưới 100%, chịu trách nhiệm theo dõi quản lý thu hồi vốn, sau đó chuyển giao cho các phòng nghiệp vụ liên quan đến phát hành thư bảo lãnh trong hoặc ngoài nước.
Điều hoà vốn ngoại tệ và VND.
Phối hợp với các phòng xây dựng kế hoạch vốn theo quý, Năm.
Công bố và lưu giữ tỷ giá mua bán ngoại tệ hàng ngày, lưu trữ và thông báo tỷ giá thống kê tháng, lãi suất huy động và cho vay VND và ngoại tệ.
Kinh doanh ngoại tệ và thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2. Phòng Kế toán và Tài chính.
2.1. Bộ phận "Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền".
Nhận yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch viên tại FRONT - END, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và xử lý tiếp các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của khách hàng gồm:
Về thanh toán: Liên hàng lai vãng nội bộ Vietconbank, bù trừ và liên hàng Ngân hàng Nhà nước.
Hạch toán điện đến từ nước ngoài theo MT100, từ liên hàng nội bộ, từ bù trừ và từ liên hàng Ngân hàng Nhà nước và chuyển báo có cho phòng dịch vụ ngân hàng để trả cho đơn vị hưởng hoặc mời khách đến nhận tiền.
Xử lý các nghiệp vụ nhờ thu: thanh toán nhờ thu đi, đến trong nước và nước ngoài, séc đích danh.
Tạo các bảng kê trả lương tự động, thực hiện các giao dịch chuyển tiền tự động(AFT), các giao dịch đầu tư tự động.
Đối chiếu liên hàng nội bộ.
Quản lý các báo cáo thuộc phần việc của mình.
2.2. Bộ phận "Quản lý tài khoản".
Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và các tài khoản nội bộ trong và ngoài bảng tổng kết tài sản (các tài khoản nội, ngoại bảng), bao gồm:
Nhận và phân loại các báo cáo, phân loại các chứng từ, bảng kê, liệt kê để chấm và đối chiếu tài khoản.
Chấm và đối chiếu lần lượt từng tài khoản mình phụ trách.
Sau khi kiểm tra, đối chiếu và tính lãi theo định kỳ cho khách hàng trên các tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chuyển kết quả đến cho bộ phận Quản lý thông tin khách hàng để trả cho khách.
Đóng và lưu Nhật ký chứng từ.
Tra soát, đối chiếu tài khoản.
Kiểm tra, quản lý các món tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu VND và ngoại tệ của Chi nhánh tại Trung ương, các tổ chức tín dụng khác và Kho bạc nhà nước.
Thực hiện nghiệp vụ mật mã.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, cân đối (tháng, năm) theo quy định.
2.3. Bộ phận "Quản lý chi tiêu nội bộ".
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác như:
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ quản lý, giám sát công tác điều chuyển vốn giữa Chi nhánh và Trung ương.
Mở tài khoản theo dõi quản lý tài chính, tài sản cố định, công cụ lao động, tính toán, kiểm tra số thuế phải nộp theo định kỳ.
Quản lý thu nhập và chi phí của chi nhánh.
Tạo tài khoản nội bộ mới: VND, Ngân phiếu, Ngoại tệ.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3. Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ của khách hàng bao gồm nghiệp vụ thanh toán chứng từ 9L/C) và nhờ thu kèm chứng từ, điện chuyển tiền.
Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
*Các bên có liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Người xin mở thư tín dụng (the applicant for credit) là nhà nhập khẩu, người mua.
Ngân hàng phát hành thư tín dụng(the issuing/opening bank)
Người hưởng lợi thư tín dụng(the benificiary)
Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank)
Ngân hàng xác nhận thư tín dụng (the confirming bank)
Ngân hàng thanh toán thư tín dụng (the paying bank)
*Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ:
Issuing bank
Advising bank
(7)
(6)
(2)
(10) (5) (3) (1) (8) (9)
Exporter
(the beneficiary)
Importer
(the applicent)
(4)
Sơ đồ quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
*Giải thích sơ đồ:
(1) Nhà nhập khẩu xin mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi.
(2) Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của đơn xin mở L/C và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình tại nước xuất khẩu.
(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho nhà xuất khẩu để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần.
(4) Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có).
(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.
(6) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán thì chuyển tới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán).
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:
+) Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm)
+) Nếu thấy không phù hợp quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu .
(8) Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu.
(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:
+) Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng phát hành ký hậu vào bộ chứng từ cho đi nhận hàng.
+) Nếu thấy không phù hợp quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.
(10) Nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng rất phổ biến trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo được cả quyền lợi của người xuất khẩu và người nhập khẩu trong thanh toán thông qua thư tín dụng (của người nhập khẩu) và bộ chứng từ thanh toán (của người xuất khẩu).
b. Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Khái niệm: là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.
Tuỳ theo thời hạn trả tiền mà có 2 phương thức nhờ thu kèm chứng từ
b1: Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (mua bán trả tiền ngay)
b2: Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (mua bán chịu)
b1: Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ: (documents against payment-D/P)
*Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay.
* Trình tự tiến hành
(1) Người bán giao hàng để gửi cho người mua
(2) Người bán lập bộ chứng từ thanh toán, trong đó bao gồm bộ chứng từ gửi hàng và hối phiếu chuyển cho ngân hàng và nhờ ngân hàng thu hộ tiền ghi trong hối phiếu ở người mua.
(3) Ngân hàng bên bán chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ ở người mua.
(4) Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ, nếu người mua trả tiền mới đưa chứng từ gửi hàng cho họ để nhận hàng, nếu không thì cầm giữ chứng từ lại và bao cho ngân hàng bên bán biết.
(5) Người mua trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của họ.
(6) Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả cho ngân hàng bên bán.
(7) Ngân hàng bên bán chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả cho người bán.
b2. Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ: (documents against acceptance D/A)
Được sử dụng trong trường hợp mua bán chịu. Trình tự tiến hành D/A cũng giống như D/P song có một điểm khác nhau là người mua chỉ phải ký nhận trả tiền vào hối phiếu thì sẽ được ngân hàng trao toàn bộ chứng từ gửi hàng để nhận hàng.
Nói chung, phương thức nhờ thu kèm chứng từ chưa phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối đối với người xuất khẩu vì việc nhờ ngân hàng thu hộ tiền chỉ diễn ra sau khi người xuất khẩu đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng.
Phát hành thư bảo lãnh đối với nước ngoài kể cả việc mở và thanh toán L/C trả chậm với mức ký quỹ 100% và các hồ sơ bảo lãnh của Phòng Tín dụng - Tổng hợp thẩm định chuyển đến.
Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền đi nướcngoài của khách hàng.
Quản lý và kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của các ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4. Phòng Hành chính - Nhân sự.
4.1.Công tác tổ chức cán bộ.
Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ thuộc diện quản lý của Chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi triển khai thực hiện kế hoạch đó.
Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thành phố và của Thành uỷ Hà Nội.
Hàng năm nhận xét đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong cơ quan.
Lưu giữ quản lý hồ sơ cán bộ theo chế độ quy định.
Thực hiện công tác Bảo vệ chính trị nội bộ và công tác quân sự của cơ quan.
Thường trực công tác thi đua khen thưởng của cơ quan.
4.2. Công tác Hành chính và quản trị.
Tham mưu cho Ban giám đốc về những vấn đề chung của công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, vật liệu, thực hiện hợp đồng về điện nước, điện thoại, sửa chữa và xây dựng nhỏ của cơ quan.
Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan. Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax. Quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho.
Quản lý bảo quản tài sản của Chi nhánh, ôtô, kho vật liệu dự trữ của cơ quan theo đúng chế độ quy định.
Thực hiện công tác lễ tân, công tác phục vụ các hoạt động của cơ quan.
Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan.
Quản lý quỹ chi tiêu nội bộ của cơ quan.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
5. Phòng Ngân quỹ.
Thu chi tiền Đồng Việt Nam, ngân phiếu thanh toán.
Thu chi các loại ngoại tệ: Tiền mặt, séc du lịch, giám định tiền thật tiền giả.
Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá.
Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu chi tiền mặt VND, ngoại tệ, ngân phiếu, séc.
Thực hiện điều chuyển tiền mặt, đảm bảo định mức tồn quỹ VND, ngoại tệ, ngân phiếu, séc.
Xử lý các loại tiền mặt thanh toán đã hết hạn hoặc chưa đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
6. Phòng Tin học.
Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng, cải tiến, bổ sung các chương trình phần mềm hiện có và lập các chương trình phần mềm mới phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của Chi nhánh. Bảo mật các số liệu trong máy tính và mạng theo quy chế của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ban hành.
Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để triển khai tại Chi nhánh và có trách nhiệm quản lý các phần mềm như các tài sản khác của cơ quan.
xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tin học nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học tại Chi nhánh.
Là đầu mối quan hệ của Phòng tin học Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các Ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ tin học.
Thực hiện công tác công nghệ tin học, quản lý các chuẩn về mẫu tin, mã hoá đối với các Ngân hàng trên địa bàn về công tác thanh toán và thông tin báo cáo.
Thực hiện quản trị mạng của toàn bộ hệ thống mạng: Cài đặt các chương trình phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
Truyền và tiếp nhận thông tin trong nội bộ cơ quan theo chế độ quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Chi nhánh.
Chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn nghiệp vụ tin học cho các phòng ban khi cần thiết và khi có quy trình mới.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
7. Phòng Dịch vụ Ngân hàng.
7.1.Bộ phận "thông tin khách hàng".
Tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới.
Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi về: Chủ tài khoản, địa chỉ, kế toán trưởng, mẫu dấu, mẫu chữ ký.
Tiếp nhận và trả lời các thông tin về tài khoản khách hàng: Số dư tài khoản, hoạt động vào ra chi tiết liên quan đến tài khoản thông qua nhiều hình thức bao gồm ca giao dịch trực tiếp và qua các phương tiện thông tin liên lạc.
Tập hợp và trả sao kê, sổ phụ, bảng kê, phiếu tính lãi, bán ấn chỉ cho khách hàng.
Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ cho khách hàng. Phản ánh tình hình giao dịch và đề xuất chính sach thu hút khách hàng.
7.2. Bộ phận "Dịch vụ khách hàng".
Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản gửi tiền của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền và bằng mọi hình thức: Tiền mặt, Chuyển khoản, séc.
Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.
Xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ, phát hành séc Vietcombank.
Xử lý nghiệp vụ mua, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch bằng mọi hình thức và bán ngoại tệ theo hộ chiếu.
Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh.
Quản lý các đại lý uỷ nhiệm thu đổi.
Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý các chứng từ nhờ thu trong nước, ngoài nước và séc đích danh.
Trực tiếp thu chi tiền mặt, séc du lịch liên quan đến các nghiệp vụ trên theo hạn mức do Giám đốc giao.
Phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng trong nước ký quỹ 100% và các hồ sơ bảo lãnh của Phòng Tín dụng - Tổng hợp thẩm địng chuyển đến.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
8. Phòng Giao dịch Hàng Bài.
8.1. Phòng thông tin khách hàng.
Tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới.
Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi về: Chủ tài khoản, địa chỉ, kế toán trưởng, mẫu dấu, mẫu chữ ký.
Tiếp nhận và trả lời các thông tin về tài khoản khách hàng: Số dư tài khoản, hoạt động vào ra chi tiết liên quan đến tài khoản thông qua nhiều hình thức bao gồm cả giao dịch trực tiếp và qua các phương tiện thông tin liên lạc.
Trả sao kê, sổ phụ, bảng kê, phiếu tính lãi cho khách hàng.
Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ ngân hàng cho khách hàng, đề xuất chính sách thu hút khách hàng.
8.2. Dịch vụ khách hàng.
Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản vãng lai của mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền và bằng mọi hình thức: Tiền mặt, chuyển khoản, séc.
Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.
Xử lý các nghiệp vụ thanh toán thẻ và phát hành séc Vietcombank.
Thực hiện cho vay khách hàng theo uỷ quyền của Giám đốc. Mở tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng tín dụng và tính lãi theo định kỳ.
Xử lý nghiệp vụ mua, chuyển đổi ngoại tệ séc du lịch bằng mọi hình thức và bán ngoại tệ theo hộ chiếu do Giám đốc phân cấp.
Chi trả kiều hối.
Phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng trong nước ký quỹ 100%.
8.3. Nghiệp vụ chuyển tiền và quản lý tài khoản.
Thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý chứng từ của khách hàng và xử lý:
Mở và quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng.
Tạo điện, bảng kê, tạo File đi nước ngoài, đi liên hàng, bù trừ.
Tạo thư nhờ thu, thanh toán báo có nhờ thu.
Nội dung nghiệp vụ 2 và 3 được chuyển về Phòng Kế toán Tài chính giải quyết.
4. Nhận và phân loại các báo cáo, phân loại chứng từ, bảng kê, liệt kê để chấm đối chiếu tài khoản và trả chứng từ cho khách hàng.
5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
9. Tổ Kiểm tra và Kiểm toán nội bộ.
Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ trình Giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật về ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước, điều lệ tổ chức, hoạt động và các quy trình nội bộ vủa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Giúp Giám đốc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ với doanh nghiệp nhà nước do Bộ tài chính ban hành.
Giúp Ban giám đốc trong việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động nghiệp vụ và cán bộ của Chi nhánh.
Kiến nghị, bổ xung, chỉnh sửa các văn bản quy định cảu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nếu phát hiện các sơ hở, bất hợp lý, dẫn đến không an toàn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, các cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các hoạt động của Chi nhánh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phần III: Đánh giá kết quả 10 năm đổi mới và tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội:
I. Những thành tựu đạt được.
1. Thay đổi chính sách huy động vốn .
Sau năm 1990 khi hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời, nhiều Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ. Ngân hàng thương mại không còn thế độc quyền hoạt động ngoại tệ như trước mà đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt, vốn tiền gửi của khách hàng, nhất là ngoại tệ bị phân tán sang các ngân hàng khác. Trong bối cảnh ấy chính sách huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cần phải thay đổi và phát triển. Các hình thức huy động vốn phong phú được áp dụng như nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư, phát hành kỳ phiếu đích danh, vô danh cho mọi đối tượng là các thành phần kinh tế.Chính nhờ sự thay đổi trong chính sách huy động vốn, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã tăng nhanh theo hàng năm. Đến cuối năm 1998 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt 2756 tỷ VND tăng 28% so với năm 1997, gấp 2,5 lần so với năm 1994, gấp 2,7 lần so với năm 1991.
Như vậy qua 10 năm đổi mới công tác huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có sự thay đổi cả về lượng và về chất. Nhờ đó Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã thu hút được lượng vốn đáng kể để tăng cường thế mạnh và làm nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế của đất nước.
2. Không ngừng tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã từng bước đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn. Ngoài hình thức cho vay vốn lưu động thông thường, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã sử dụng vốn để cho thuê tài chính, mua trái phiếu kho bạc, góp vốn cổ phần, liên doanh... Vốn tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau; từ lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ tới lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.v..v…
Vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng. Năm 1988 doanh số cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là 136 tỷ VND, năm 1991 đạt 723 tỷ VND, năm 1994 đạt 1273 tỷ VND, năm 1997 đạt 1302 tỷ VND, năm 1999 đạt 1872 tỷ VND. Cơ cấu vốn tín dụng cũng được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Hiện nay dư nợ cho vay vốn trung và dài hạn 98 tỷ USD với thời hạn của nhiều khoản vay từ 5 đến 10 năm.
3. Mở rộng quan hệ đối ngoại và không ngừng phát triển thanh toán quốc tế.
Quan hệ quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong 10 năm qua đã có những điều kiện phát triển hơn bao giờ hết. Vào những năm đầu thành lập, quan hệ đối ngoại của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội chủ yếu với khu vực I (các nước XHCN). Từ khi nhà nước có chủ trương mở cửa với bên ngoài Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có điều kiện phát triển quan hệ với nhiều ngân hàng trên thế giới, đặc biệt với khu vực II (các nước ngoài XHCN ). Đến nay Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có quan hệ với hơn 1000 ngân hàng tại các nước, mở rộng hơn nữa các hình thức trong quan hệ thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng Ngoại thương. Trước năm 1988 Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng duy nhất thực hiện thanh toán quốc tế. Từ năm 1989 trở đi, khi ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, thị phần thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước giảm: từ chỗ chiếm 100% vào những năm 1980 xuống còn 35% vào năm 1996 và 32% năm 1997. Tuy nhiên, giá trị thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền qua Ngân hàng Ngoại thương vẫn duy trì được vị trí hàng đầu trong các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam .
Tuy môi trường hoạt động trong ngành ngân hàng của Việt Nam trong thời gian gần đây không được thuận lợi nhưng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các chi nhánh đã khắc phục được trở ngại và duy trì được nhịp độ phát triển.
Sau đây là số liệu thống kê về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong 2 năm 98 và 99:
a. Công tác thanh tón xuất nhập khẩu:
Năm 1999, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đạt 293.378.000 USD tăng 22,12% so với năm 1998, trong đó thanh toán xuất khẩu là 83.434.000 USD, thanh toán nhập khẩu là 210.144.000 USD. Nhờ có hạn mức bán ngoại tệ ổn định và uy tín trong thanh toán quốc tế nên sự tín nhiệm của các khách hàng đối với công tác thnah toán xuất nhập khẩu của chi nhánh tiếp tục được giữ vững và tăng lên.
Hoạt động nhập khẩu: Đơn vị 1000 USD
Tổng doanh số nhập khẩu năm 1999 là 210.144 tăng 35,13% so với năm 1998.
Trong đó: Mở L/C 95.366 tăng 40,03% so với năm 1998
Thanh toán L/C 90.209 tăng 50,39%
Chuyển tiền đi 20.546 tăng 1,28%
Nhờ thu 4.023 tăng 58,86%
Hoạt động xuất khẩu: Đơn vị 1000 USD
Tổng doanh số xuất khẩu năm 1999 là 83.434 bằng 98% so với năm 1998.
Trong đó: Mở L/C 25.445 bằng 86,99% so với năm 1998
Thanh toán L/C 23.435 bằng 91,21%
Chuyển tiền đến30.500 tăng 9,6%
Nhờ thu 4.023 tăng 58,86%
Doanh số xuất khẩu giảm chủ yếu do các doanh nghiệp vay VND để thu mua hàng nông sản, dược liệu ở phía Nam nên phần lớn các doanh nghiệp này xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu tại Vietcombank Hồ Chí Minh và một số các ngân hàng khác.
b. Công tác kế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC191.doc