Lịch sử Việt Nam - Giáo dục phổ thông Việt Nam (1986 - 2000)

MỞ ĐẦU. 4

1. Lý do chọn đề tài.6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.11

5. Phương pháp và nguồn tư liệu nghiên cứu .12

6. Đóng góp của luận văn.12

7. Bố cục luận văn .13

Chương 1: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU

ĐỔI MỚI (1986 – 1993). 13

1.1. Giáo dục phổ thông Việt Nam trước năm 1986.13

1.1.1. . Cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông trước 1986

13

1.1.2. .Thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam trước năm 1986

16

1.2. Giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn 1986 – 1993 .

1.2.1. . Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục

 

1.2.2. Mở rộng quy mô hệ thống giáo dục .

1.2.3. Một số chuyển biến về chất lượng giáo dục ở các cấp học .

Tiểu kết chương 1 .

Chương 2: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1993 –

2000 .

2.1. Thực hiện các biện pháp xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông

2.2.1. Huy động nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất.

2.1.2. Tăng cường đội ngũ giáo viên.

pdf31 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử Việt Nam - Giáo dục phổ thông Việt Nam (1986 - 2000), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à giáo dục phổ biến. Trong số các tạp chí có bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục thì có những tạp chí có mật độ bài viết dày đặc các bài nghiên cứu viết về các vấn đề văn hóa, giáo dục lúc bấy giừ phải kể đến như: Tạp chí giáo dục, Tạp chí khoa học hay Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Tạp chí khoa học xã hội Các bài viết về giáo dục Việt Nam trên các tạp chí này có những giá trị như một công trình khảo cứu có giá trị to lớn về mặt tư liệu cũng như độ chuyên sâu về giáo dục Việt Nam từ khi Đảng bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới. Ngoài những công trình nghiên cứu trên các tạp chí thì tại một số trường Đại học cũng xuất hiện các bài viết dưới dạng các bài viết chuyên khảo của các giảng viên, cán bộ của các trường như: Tinh thần dân tộc trong cải cách giáo dục ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu XX của PGS.TS Vũ Quang Hiển và PGS.TS.Trần Viết Nghĩa; Văn hóa giáo dục Việt Nam đi về đâu? của Thu Giang và Nguyễn Duy Cần hay bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hương với tiêu đề Phát triển hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay được đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội số II (171) năm 2012. 10 Đối với giáo dục phổ thông cũng đã có một số công trình như: “Mối quan hệ đặc trưng giữa sự gia tăng dân số và quy mô phát triển giáo dục phổ thông ở Việt Nam” của Định Thị Minh Tuyết (Luận án tiến sỹ Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2001). “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Giáo dục phổ thông ở Hà Nội” của Nguyễn Duy Phong (Luận án tiến sỹ Kinh tế năm 2003). “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý Giaó dục phổ thông” của Vương Thanh Hương (Luận án tiến sỹ giáo dục năm 2003). “Một số biện pháp sử dụng nguồn lực tài chính nhằm phát triển Giaó dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay” của Lê Xuân Trường (Luận án tiến sỹ Giáo dục học năm 2004). Các công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước, đã cung cấp cho tác giả luận văn những hiểu biết chung về đặc điểm, tình hình giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm qua. Các công trình nghiên cứu về lịch sử ngành giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là nguồn tư liệu quan trọng để học viên có thể thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài giáo dục phổ thông việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào thuộc mã ngành Lịch sử Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống về giáo dục phổ thông Việt Nam từ 1986 đến năm 2000. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phục dựng một cách có hệ thống những chuyển biến quan trọng của hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam từ 1986 đến năm 2000, từ đó rút ra một số nhận xét nhằm cung cấp thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 11 Tập hợp các nguồn tư liệu về giáo dục phổ thông Việt Nam từ 1986 đến năm 2000. Trình bày khái quát những chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp Giáo dục – đào tạo và sự vận dụng trong quá trình thực hiện những chủ trương trên. Phục dựng lại những hoạt động chủ yếu của giáo dục phổ thông Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000. Phân tích những thành tựu và những yếu kém của giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm thực hiện đổi mới đất nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam từ 1986 đến 2000 bao gồm: giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những chuyển biến quan trọng về cơ cấu hệ thống, quy mô và chất lượng giáo dục. Về không gian: Luận văn nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở Việt Nam từ năm 1986 cho đến năm 2000. Năm 1986 là năm Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước nói chung và đổi mới giáo dục nói riêng. Năm 2000 là năm đất nước bước đầu hoàn thành những nội dung cơ bản phát triển giáo dục trong giai đoạn đầu đổi mới. 12 5. Phương pháp và nguồn tư liệu nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu: gồm có nguồn tư liệu gốc và các nguồn tư liệu khác cụ thể như sau: Nguồn tư liệu gốc quan trọng nhất và sử dụng chủ yếu nhất trong luận văn chính là các tư liệu được khai thác từ các Phông Lưu trữ hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Đây là khối lượng tài liệu gốc mà dựa vào đó tác giả luận văn có thể có cơ sở để phục dựng lại bức tranh về giáo dụcViệt Nam trước đổi mới và những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục phổ thông.Bên cạnh nguồn tư liệu gốc ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, luận văn đã khai thác và sử dụng một nguồn tư liệu khác gồm: sách và tư liệu, các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ về lịch sử Việt Nam hiện đại của các tác giả đi trước cùng với các tác phẩm, bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, và mô tả và điền dã 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn phác họa lại quá trình phát triển của giáo dục phổ thông Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000. - Luận văn góp phần tìm hiểu những thành tựu và hạn chế của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. - Bên cạnh đó luận văn góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tài liệu lưu trữ nhằm phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và tổng kết về lịch sử Việt Nam trong giai đoạn tiến hành đổi mới cũng như lịch sử giáo dục phổ thông Việt Nam. 13 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm đầu đổi mới (1986 – 1993) Chương 2. Giáo dục phổ thông Việt Nam trong những năm 1993 - 2000. Chương 3. Một số nhận xét và đánh giá. Chương 1: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI 1986 – 1992 1.1. Giáo dục phổ thông Việt Nam trước năm 1986 1.1.1. Cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông trước 1986 Trước đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục phổ thông trước năm 1986 có nhiều chuyển biến điều này được thể hiện khá rõ qua các lần thực hiện cải cách giáo dục. Từ năm 1956 đến năm 1976, tại miền Bắc Việt Nam, theo quy định của Bộ Giáo 14 dục cụ thể dựa theo Nghị định 596 ngày 30/8/1956 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm. Hệ thống trường phổ thông 10 năm chia làm 3 cấp học, cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4, cấp 2: 3 năm: từ lớp 5 đến lớp 7, và cấp 3: 3 năm: từ lớp 8 đến lớp 10. Năm học gồm 9 tháng và chia làm 4 học kỳ: Học kỳ 1 từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30 tháng 10 (2 tháng). Học kỳ 2 từ ngày 2 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 (2 tháng). Học kỳ 3 từ ngày 4 tháng 1 đến ngày 2 tháng 3 (2 tháng). Học kỳ 4 từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 31 tháng 5 (3 tháng)1. Tháng 4 năm 1975 cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi hoàn toàn. Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, đối với lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục của miền Nam nói riêng, Chính phủ đã tập trung vào hai nhiệm vụ chính: một là cơ cấu lại hệ thống giáo dục phổ thông, hai là thực hiện xóa mù chữ cho nhân dân trong độ tuổi 12 – 50 tuổi. Khi đất nước thống nhất ở Việt Nam có hai cấu trúc hệ thống giáo dục song song tồn tại và có nhiều điểm khác biệt: Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam tiếp tục hệ 12 năm. Sự khác nhau về hệ thống cơ cấu giáo dục đòi hỏi Đảng và Ngành giáo dục phải nhanh chóng có biện pháp cụ thể để thống nhất hệ thống giáo dục phổ thông tại hai miền theo một cơ cấu hệ thống thống nhất trong cả nước. Căn cứ vào xu thế chung, Đảng và Nhà nước đã quyết định chuyển hệ thống giáo dục phổ thông sang hệ 12 năm. Nhiệm vụ này được tiến hành từng bước. Bước sang năm 1981 cơ cấu hệ thống giáo dục miền Bắc có 1 Nguồn: Nghị định 596. 15 sự điều chỉnh chuyển sang hệ 11 năm. Ở cấp 1 nay điều chỉnh số năm học từ 4 năm thành 5 năm (thêm lớp 5)2. Bên cạnh việc thống nhất cơ cấu hệ thống giáo dục hai miền và cố gắng hoàn thiện, phủ kín các trường cấp I trên cả nước, Ngành còn chuẩn bị các điều kiện để tách các trường cấp II ra khỏi trường cấp III, hình thành nên trường trung học cơ sở (cấp II). Tính đến năm học 1980 – 1981 trên phạm vi cả nước số trường PTCS bao gồm cả cấp 1 và cấp 2 còn tồn tại khá nhiều khoảng 11.240 trường [42, tr.308]. Ngành giáo dục phổ thông đã từng bước thực hiện công tác tách trường cấp I khỏi cấp II và hình thành trường tiểu học cấp I và THCS riêng biệt. Từ năm học 1981 – 1982 số trường PTCS bao gồm cả cấp I và cấp II có xu hướng giảm tuy nhiên tốc độ giảm còn chậm và chưa ổn định so với năm 1980 – 1981 số trường này đã giảm 104 trường. Đến năm 1985 – 1986 số trường PTCS giảm xuống còn 9.851 trường trong đó có khoảng 334.560 lớp học3. Trong quá trình triển khai cuộc cải cách giáo dục lần ba đã gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất là, mục tiêu và giải pháp thiếu tính khả thi điều này được thể hiện rõ trong việc tiến hành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, là việc sáp nhập trường cấp I và cấp II thành trường phổ thông cơ sở 9 năm. Vì các điều kiện thực tế không cho phép nên những trường lớp đã sáp nhập sau một thời gian đều phải tách trở lại. Mặt khác thời kì này tư tưởng, quan niệm bao cấp vẫn còn nặng nề, nhấn mạnh giáo dục là “phúc lợi xã hội” chính điều này đã cản trở sự phát 2Nghị định 596. 3 Trích nguồn “số liệu thống kê giáo dục và đào tạo 1945 – 1995” của Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm thông tin và quản lý giáo dục năm 1995. 16 triển giáo dục.Ngoài ra hạn chế còn được thể hiện trong việc ngành giáo dục muốn phát triển quy mô lớn, muốn bao cấp về giáo dục cho mọi đối tượng, muốn phổ cập giáo dục toàn dân Trong khi đó lại thiếu sự chuẩn bị về nguồn lực và thực sự không thể đảm bảo về nguồn lực do chiến tranh biên giới và kinh tế suy thoái. 1.1.2. Thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam trước năm 1986 Quy mô hệ thống giáo dục phổ thông trước năm 1986 Sau ngày giải phóng, Việt Nam phải tiếp quản và cải tạo hệ thống các trường phổ thông cũ ở miền Nam, xây dựng phát triển ngành học phổ thông xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cũng như trên phạm vi cả nước. Mạng lưới trường phổ thông, nhất là trường cấp I và cấp II đã được mở rộng ở khắp các huyện xã, đảm bảo cho hầu hết trẻ em trong tuổi đi học có thể đến trường. Giáo dục phổ thông 10 năm đầu sau ngày giải phóng phát triển khá mạnh, nhưng không đồng đều ở các vùng, các cấp học và trong từng giai đoạn khác nhau. Giáo dục tiểu học (cấp 1): Trong 10 năm qua mạng lưới trường, lớp cấp I đã trải khắp các địa bàn. Mỗi xã đều có một trường phổ thông cơ sở hai cấp4 hoặc ít nhất cũng có cấp I. Trên phạm vi cả nước tốc độ phát triển mở rộng quy mô trường, lớp ở các tỉnh miền Nam khá nhanh. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để trẻ em đến tuổi đi học được thỏa mãn nhu cầu học tập. Trong năm học đầu tiên sau khi đất nước thống nhất 1975 – 1976 quy mô học sinh trong cả nước là 10.831 nghìn học sinh tham gia học tập ở cả ba cấp học. Đến năm 1985 – 1986 số học sinh trên phạm vi cả nước đã lên đến 12.034 nghìn học sinh [42, tr.307]. Nhìn chung trên phạm vi cả nước số học sinh tham gia học các cấp tăng không nhanh, nhưng ổn định và đều đặn. Việc huy động trẻ em trong độ 4 Trường phổ thông cơ sở hai cấp có nghĩa là : trường phổ thong cơ sở liên cấp gồm cả cấp 1 và cấp 2 17 tuổi đến trường tham gia học tập đạt khoảng 98% ở khu vực miền xuôi và 80% ở khu vực miền núi. Tính đến năm 1985 nhiều tỉnh, địa phương đã phổ cập Tiểu học về cơ bản, nhất là ở các thành phố và khu vực đồng bằng như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên và Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh Cấp Tiểu học và THCS tính đến “năm 1983 có 8,1 triệu học sinh. Tại 20 tỉnh đồng bằng, trung du miền Bắc, miền trung và các tỉnh thành phố lớn có trên 70% số trẻ em trong độ tuổi đi học. Còn lại 20 tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, mới có từ 50 – 60% số trẻ em đi học. Ở vùng cao, biên giới phía Bắc tỷ lệ này còn thấp hơn (từ 20 -30%), nhiều xã chỉ có đến lớp 2 từ nhiều năm nay. Đáng chú ý nhất là tỷ lệ học sinh lưu ban còn cao.” [56, tr.3]. Bảng 1.1: Tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ học năm học 1982-1983. Đơn vị %. Cấp học Tiêu chí Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Lưu ban 9% 6,4% 4,4% Bỏ học 11% 17,6% 10,1% Nguồn: [45, tr.3]. Có thể nói quy mô, mạng lưới trường phổ thông cơ sở cấp II khá dày, đủ để thu nhận số lượng học sinh đã hoàn thành chương trình cấp I. Năm học 1984 – 1985 tổng số trường phổ thông cơ sở trên phạm vi cả nước là 12.265 trường, trong đó trường chỉ có cấp II là 179 trường [10, tr.21]. Tính đến năm 1985 có 62 trường lá cờ đầu của cả nước cũng như của 40 tỉnh, thành và có hàng trăm trường tiên tiến xuất sắc của các tỉnh và hàng nghìn trường tiên tiến của cấp huyện. Đây là những trường có tiến bộ rõ rệt trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. 18 Đối với giáo dục tại hệ thống các trường trung học phổ thông (cấp III): là cấp học hoàn chỉnh chương trình phổ thông, trực tiếp chuẩn bị mọi mặt cho học sinh trở thành những người công dân, lao động hay những hành trang để tiếp tục bước vào cánh cổng đại học và chuyên nghiệp. Chính vì điều này mà quy mô hệ thống các trường phổ thông cấp III đã không ngừng được mở rộng. Năm học 1985 – 1986 cả nước ta có khoảng 666 trường phổ thông trung học rải khắp các huyện [42, tr.308], có huyện có tới 3-4 trường, với khoảng 17,4 nghìn lớp học, 854,3 nghìn học sinh [42, tr.310]. Như vậy quy mô số lượng học sinh cấp III trong 10 năm đầu sau ngày giải phóng tăng một cách đều đặn nhất là ở các tỉnh phía Nam, vì ở đây trước năm 1975 số trường cấp III vẫn còn quá ít, mặt khác chúng lại tập trung ở những thành phố. Cơ sở vật chất – kỹ thuật Cơ sở vật chất – kỹ thuật là một trong những yếu tố tối thiếu để tiến hành phát triển công tác giáo dục phổ thông ở các trường. Với những nhận thức đó, trong mười năm đầu sau ngày đất nước thống nhất, vận dụng một cách sáng tạo, chủ động các chủ trương, phương châm Nhà nước cùng với các cơ quan chính quyền, nhân dân đã cùng nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, ngành giáo dục đã có những bước tiến lớn trong việc xây dựng, sửa chữa, bảo quản, nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành, phấn đấu từng bước làm cho “trường ra trường, lớp ra lớp”. Kết quả là tính đến năm 1985 Ngành giáo dục đã có hàng vạn trường rải khắp địa bàn cả nước. Tuy nhiên cơ sở vật chất nói chung ; hệ thống trường, lớp nói riêng sau năm 1975 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Hệ thống trường lớp học kiên cố chưa có nhiều chủ yếu vẫn được xây cất một cách tạm bợ bằng tre, nứa, lá là chủ yếu không đảm bảo về môi trường học tập giảng dạy cho học sinh và giáo viên. Hệ thống trường, lớp 19 Bước ra khỏi cuộc chiến tranh đất nước giành được độc lập, non sông thu về một mối, cả nước phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề về người và của. Chính vì vậy sau ngày giải phóng thống nhất đất nước Ngành giáo dục phải tiếp quản một hệ thống cơ sở vật chất trường lớp trong tình trạng thiếu thốn, nghèo nàn và vô cùng lạc hậu. Do đó để chuẩn bị cho năm học mới với khí thế hào hứng cùng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự nhiệt tình của nhân dân đã dấy lên một phong trào xây cất trường lớp tạm thời bằng mọi vật liệu có được đã được triển khai đặc biệt là ở các trường học thuộc các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó hệ thống các trường học từ trước bị chiến tranh tàn phá không ngừng được sửa chữa và mở rộng. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng loạt các phòng học được cất lên từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như: cây, lá, tre, nứaở khắp các địa bàn cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Việc cải tạo các cơ sở trường tư đã diễn ra một cách thuận lợi. Với mục tiêu đảm bảo việc học tập của học sinh cũng như người dân trên phạm vi cả nước. Ngành giáo dục cũng lãnh đạo các tỉnh thành phố cần nhạy bén tuyên truyền, vận động các chủ sở hữu các cơ sở trường tư, đặc biệt là các cơ sở giáo dục do tôn giáo quản lý đã tự nguyện giao trường lớp cho chính quyền cách mạng dưới hình thức hiến hoặc cho mượn lâu dài. Cũng từ đây Ngành giáo dục tiếp tục sử dụng và đưa các trường tư vào hoạt động dưới hình thức công lập hóa nhằm mục đích tách trường lớp khỏi ảnh hưởng của tôn giáo và chủ trương đưa dần toàn bộ trường tư vào sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù ngành giáo dục đã không ngừng nỗ lực mở rộng quy mô trường lớp phục vụ hoạt động dạy và học của thầy và trò nhưng giữa sự phát triển về số lượng học sinh và quy mô trường lớp không có sự đồng bộ nên nhiều địa phương xảy ra tình trạng thiếu chỗ ngồi cho học sinh hoặc sĩ số lớp học vượt quá mức quy định. Tình trạng học ba ca/ngày vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương. Đây là một trong 20 những yếu tố góp phần làm giảm chất lượng, hiệu quả giáo dục trong suốt những năm qua. Trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục Trong bối cảnh vô cùng khó khăn thì vấn đề trang thiết bị giáo dục là một trong những vấn đề nan giải đối với Ngành giáo dục cũng như hệ thống các trường phổ thông. Kinh tế Nhà nước thực chất chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của Ngành nên việc đầu tư cho giáo dục đặc biệt là việc xây dựng hệ thống trường lớp còn nhiều hạn chế chỉ tập trung tu sửa, xây cất phòng học bằng cây, tre, lá tạm thời, bán kiên cố đầu tư về trang thiết bị giáo dục còn quá ít. Đây là một trong số những nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển của giáo dục đòi hỏi ngành giáo dục phải có hướng giải quyết nhằm khắc phục tình trạng chung của các trường. Từ năm học 1979 – 1980 đáp ứng cho nhu cầu cải cách giáo dục thiết bị dạy học cho các trường phổ thông thời kì này cũng được chú ý hơn. Từ Bộ giáo dục cho đến các tỉnh đều có các cơ quan chuyên lo về việc sản xuất, cung ứng, hướng dẫn tổ chức quản lý, sử dụng trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Bộ giáo dục đã ban hành quy chế bảo quản đồ dùng dạy học và bằng cách này đã nhanh chóng khuyến khích các thầy cô giáo cải tiến đồ dùng dạy học. Để có thể phục vụ tốt cho công tác giảng dạy cũng như hưởng ứng cuộc vận động làm đồ sung dạy học của Bộ, mỗi giáo viên đều tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học của mình và đồng thời với đó chính là việc bổ sung đồ dùng dạy và học chung cho nhà trường. Tuy nhiên chất lượng đồ dùng, trang thiết bị giáo dục còn nhiều hạn chế do được làm thủ công, không có sự chuyên nghiệp và kỹ thuật nên tính chính xác và phát huy hiệu quả của các trang thiết bị giáo dục chưa cao, chỉ mang tính chất tạm thời, nếu để sử dụng lâu dài trong quá trình giảng dạy, học tập thì không có tính khả thi. 21 Cùng với đó công tác biên soạn in ấn và phát hành sách cũng đạt những thành tựu đáng kể. Bộ giáo dục đã chuyển đến các địa phương, các cơ sở giáo dục phổ thông 344.897.000 bản sách giáo khoa các loại trong đó có khoảng hơn 62.176.000 [11, tr.212] bản sách giáo khoa cải cách giáo dục, sách dân tộc và sách ngoại ngữ, hơn 4 triệu tập san nghiên cứu giáo dục, chuyên san cấp I, II và mẫu giáo, báo giáo viên nhân dân nhằm đáp ứng một phần yêu cầu về học tập, giảng dạy, nghiên cứu, chỉ đạo. Tuy nhiên số lượng sách giáo khoa được in ấn, biên soạn chưa đủ để có thể cung ứng được hết cho các trường đặc biệt là các trường thuộc vùng sâu,vùng xa Bên cạnh đó ngành giáo dục đã kiên trì thực hiện chủ trương xây dựng thư viện và tủ sách trường học nhằm phục vụ tốt công tác học tập giảng dạy, bảo quản sách nhằm sử dụng lâu dài sổ sách đã xuất bản. Các nguồn tài liệu trong thư viện các trường vẫn chủ yếu là các loại sách giáo khoa, sách giáo viêncác đầu sách tham khảo, mở rộng kiến thức cho học sinh, giáo viên vẫn còn hạn chế về số lượng. Tính đến năm học 1983 – 1984 số trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học có thư viện đã tăng lên so với những năm học trước, số thư viện của trường phổ thông trung học đạt chuẩn theo quy định về thư viện ngày một nhiều. Nội dung chương trình. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông trong những năm 1975 – 1985 là giáo dục toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động, giáo dục thể chất. Trong đó công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức được đưa lên hàng đầu. Thời kì trước đổi mới các hoạt động giáo dục về thể dục, thể thao, các môn khoa học vẫn chưa thật sự được chú trọng và quan tâm đúng mức, nhiều môn học vẫn bị coi nhẹ. Thời kì trước đổi mới giáo dục của Việt Nam nói chung vẫn mang tính chất giáo dục truyền thống, coi trọng, nặng nề về lý thuyết, hoạt động giáo dục chỉ chú trọng đến định hướng đầu vào chưa gắn liền với thực tiễn xã hội, các môn văn hóa ở một 22 số cấp học còn quá tải, đôi khi bị cắt xén, giản lược ở nhiều bộ môn. Chính vì vậy kiến thức học sinh thu nhận được đã ít ỏi nay lại không vững chắc thiếu tính hệ thống. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của Việt Nam. Chất lượng giáo dục. Dựa theo những phát triển về đội ngũ giáo viên, quy mô trường, lớp học thì chất lượng giáo dục phổ thông các cấp cũng có nhiều chuyển biến. Trải qua ba cuộc cải cách giáo dục, đặc biệt là cuộc cải cách giáo dục năm 1979, chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 – 1985 có nhiều biến chuyển. Tại các trường tiên tiến và các trường thực hiện thí điểm chương trình cải cách giáo dục chúng ta thấy học sinh được tham gia học tập, rèn luyện về nhiều mặt, học sinh chăm ngoan hơn, đạt nhiều thành tích cao trong suốt quá trình học tập. Tại những lớp tiến hành thay sách giáo khoa thí điểm những vấn đề như: nề nếp, kỷ luật đều được học sinh thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả hơn những năm trước. Chất lượng giáo dục ở những lớp thay sách hơn hẳn những lớp vẫn học theo chương trình sách giáo khoa cũ. Điều này được thể hiện khá rõ trong chất lượng giáo dục của khối học sinh lớp 1 chất lượng giáo dục môn toán của học sinh đạt khoảng 80%, học vần và tập đọc đạt 70%, tập viết đạt 50% [8, tr.50]. Ở các lớp thuộc giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông cũng có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày một nhiều hơn. Hàng năm tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và tham gia học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Số học sinh tham gia các kì thi mang tính chất quốc tế đạt giải ngày càng cao. Bên cạnh những điểm đã đạt được phải nhìn nhận một cách thẳng thắn, công bằng rằng chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam trong 10 năm đầu có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập chưa được thực hiện và giải 23 quyết. Tại những trường cấp I mặc dù số lượng học sinh hằng năm vẫn được nâng lên, tỷ lệ học sinh theo học đúng độ tuổi có tăng nhưng sự phát triển này giữa các địa bàn, khu vực là không đồng đều. Tại một số tỉnh, vùng nhiều trường đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục cấp I và đang đi vào giai đoạn phổ cập giáo dục cấp II thì trên phạm vi cả nước ở một số địa bàn các tỉnh còn gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế - xã hội việc phổ cập giáo dục cấp I còn gặp phải nhiều khó khăn. Điển hình như một số tỉnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ trẻ em đi học cấp I đúng độ tuổi cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 60%. Ở một số tỉnh thuộc vùng miền núi, các tỉnh khu vực phía Bắc dao động trong khoảng 20 – 30%. Cũng có những xã trẻ em chưa học qua lớp 2 [10, tr.17]. Như vậy, tại những vùng như vậy tỷ lệ tái mù chữ ở trẻ em là khá cao. Ngoài ra hiện tượng lưu ban, bỏ học ở các trường phổ thông vẫn còn khá cao. Trên phạm vi cả nước tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học của các trường phổ thông cơ sở cấp I có xu hướng giảm. Năm học 1984 – 1985 số học sinh lưu ban toàn cấp trên phạm vi cả nước là 8,44%5. Trong đó ở cấp tiểu học tình trạng lưu ban ở khối lớp 1 là một vấn đề đáng lo ngại, năm học 1982 – 1983 tỷ lệ này chiếm khoảng 27% tương đương với khoảng 59 vạn học sinh. Đến năm học 1983 – 1984 tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao chiếm khoảng 22% tương đương với 48 vạn học sinh. Bước sang năm học 1984 – 1985 tỷ lệ học sinh lưu ban giảm mạnh xuống còn 11,11%6. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ học giữa các địa bàn, khu vực khác nhau cũng có sự chênh lệch. Cụ thể tại những tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế xã hội phát triển tỷ lệ này duy trì ở mức thấp. Ở những tỉnh thuộc khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ này còn khá cao. Điều này được minh chứng qua một số tỉnh, thành phố điển hình sau: Tại Hà Nội tỷ lệ học sinh lưu ban và bỏ học lần lượt là 4,77% và 4,17%. Ngược lại tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở các tỉnh miền núi như: Hà Tuyên là 8,65% và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004627_4239_2006149.pdf
Tài liệu liên quan