MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh
thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 6
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành
đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 16
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành
đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 19
Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26
2.1. Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 26
2.2. Đạo Tin lành ở Tây Nguyên 54
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN
NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG 70
3.1. Thực trạng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 70
3.2. Nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời
sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 97
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 121
4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 121
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống
tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 127
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 167
185 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.
Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2010 do Cục Dân chủ, Nhân
quyền và Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 17 tháng 11 năm
2010 đã nhận xét: “Sự xuất hiện của các phần tử ly khai Đêga đã làm sự phát
triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên trở nên phức tạp. Nhóm này chủ trương
đấu tranh vì một nhà nước tự trị hoặc độc lập cho người thiểu số ở khu vực,
đặc biệt là ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông và Đắk Lắk. Mối quan hệ giữa
phong trào Đêga và các tín đồ Tin lành trực thuộc Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Nam) đã trở nên căng thẳng ở một số nơi ở Tây Nguyên. Các nhà
hoạt động Đêga đã đe dọa các mục sư Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền
Nam) không được phép hoạt động trong địa phận “Nhà nước Đêga” trừ khi họ
từ bỏ Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam. Các mục sư Tin lành khác đã
cáo buộc phong trào Đêga đang lợi dụng tôn giáo để phục vụ các mục tiêu
chính trị”[125, tr.135].
Tóm lại, ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với tư tưởng chính trị của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian vừa qua bên cạnh những
yếu tố tích cực còn gây ra rất nhiều những mặt tiêu cực. Với niềm tin vào lực
lượng siêu nhiên hư ảo, đã làm cho tín đồ hướng cuộc sống tương lai của
mình vào một lực lượng không có thực, hy vọng vào một hạnh phúc hư ảo.
Niềm tin đó đã làm cho nhận thức, niềm tin của tín đồ vào cuộc sống hiện tại,
trong đó có niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước bị giảm sút. Bởi vì, với niềm
tin vào Đức Chúa Trời, tín đồ cho rằng cuộc sống của bản thân và gia đình họ
là do Đức Chúa Trời tạo ra và định đoạt, nên để cải tạo cuộc sống hiện tại, họ
đã hướng cuộc sống của mình đến với Chúa. Hơn nữa, niềm tin đó của các tín
đồ dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền làm cho các tín đồ hiểu sai
về hiện thực đang diễn ra của xã hội, của đất nước, họ dễ có hành động mù
80
quáng không tuân theo các quy định của pháp luật, ảnh hưởng xấu đến đời
sống xã hội, đến an ninh chính trị của đất nước. Mặt khác, “việc phát triển đạo
Tin lành ở Tây Nguyên ở góc độ chính trị - xã hội có khía cạnh là một cuộc
giành giật quần chúng giữa các tổ chức chính trị xã hội của Đảng và Nhà
nước ta với các hệ phái Tin lành. Đây là một cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp,
không chỉ đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số chưa theo đạo mà ngay cả
đối với những cộng đồng tín đồ đã theo đạo. Một cuộc đấu tranh luôn có yêu
cầu phải tuân thủ luật pháp, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội ở Tây
Nguyên cũng như cả nước. Để giành được trái tim khối óc của đồng bào các
dân tộc thiểu số, dù họ đã là tín hữu của đạo Tin lành hay chưa theo đạo chắc
hẳn phải là kết quả tổng thể của nhiều giải pháp”[69, tr.10].
3.1.2. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đạo đức, lối sống
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, xuất hiện sớm trong
đời sống xã hội gồm “Những nguyên tắc, những chế định xã hội nhằm thực
hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người (giữa cá nhân với cá nhân,
giữa cá nhân với xã hội...”[98, tr.36]. Thuộc tính đạo đức biểu hiện bản chất
xã hội của con người, là nét cơ bản trong tính người. Cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức sẽ ngày càng hoàn thiện thích
ứng với sự tiến bộ của xã hội loài người. Như vậy, tình trạng đạo đức của xã
hội phản ánh trình độ phát triển và tiến bộ của đời sống tinh thần xã hội.
Lối sống được hiểu là phương thức hoạt động sống của con người. Đó là
những cách thức, phương pháp, hình thức hay các chuẩn mực quy tắc, hành vi
của toàn bộ quá trình hoạt động tương đối ổn định trong đời sống hàng ngày
của con người. Do vậy, lối sống là một thành tố của hoạt động con người với
tư cách là một thiết chế tự định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người.
Ảnh hưởng tích cực
Là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, khi thực hiện những nội dung
chức năng của mình thì đồng thời tôn giáo cũng thực hiện việc điều chỉnh hành
81
vi đạo đức. Với giáo lý của mình, tôn giáo đề ra các chuẩn mực để điều chỉnh
hành vi ứng xử của các tín đồ, đồng thời hướng con người đến với những điều
thiện, biết tránh xa cái ác. Mặt khác, tôn giáo còn trang bị niềm tin con người
vào sức mạnh của đấng siêu nhiên; thực hiện chức năng đền bù hư ảo trong xã
hội cần đến sự đền bù hư ảo và thể hiện nhu cầu và ước nguyện của con người
được giải phóng mọi khổ đau, niềm tin vươn tới hạnh phúc. Do vậy, tôn giáo
có ảnh hưởng đặc biệt đến đời sống tinh thần của xã hội.
Trước năm 1975, các mục sư mới đến Tây Nguyên để truyền đạo thì một
số đồng bào dân tộc thiểu số và những người theo đạo ở Tây Nguyên họ chưa
hiểu nhiều về đạo Tin lành nên họ chỉ coi những mục sư, những người truyền
giáo như những thầy phù thuỷ, những thầy cúng với những bùa phép linh
nghiệm. Từ đó ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đạo đức, lối sống của đồng
bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là không lớn. Sau năm 1975 đến nay, do
Tin lành đã bắt rễ khá lâu trong vùng nên ảnh hưởng của đạo Tin lành đến đạo
đức, lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là khá đậm nét.
Trong xã hội cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên,
những chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống được đề cao và có
cả hệ thống luật tục, quy ước để bảo vệ, mỗi thành viên trong cộng đồng đều
có ý thức tự giác chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt những luật tục đã quy
định. Bất cứ ai vi phạm đều có hình thức xử phạt theo hành vi phạm tội và bị
dư luận dân làng lên án. Như vậy, về phương diện nào đó, đạo đức và lối sống
của Tin lành cũng phù hợp với chuẩn mực xã hội của đồng bào dân tộc.
Những chuẩn mực của Tin lành điều chỉnh cả hành vi xã hội con người có
đạo, điều chỉnh các quan hệ của họ trong đời sống, trong gia đình, và cả trong
quan hệ đạo đức. Vì vậy, những tín đồ theo đạo Tin lành họ sẽ sống tốt hơn,
họ sẽ uốn nắn lối sống của mình đúng với giá trị, những quy định trong giáo
lý của đạo Tin lành. Bởi đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo nghĩ rằng nếu tin
theo Chúa thì Chúa sẽ phù hộ cho gia đình mình tai qua nạn khỏi, cuộc sống
gia đình được bình yên, giúp họ có thêm nghị lực để vượt qua những khó
82
khăn, thử thách trong cuộc sống. Sự điều chỉnh hành vi quan hệ này thông qua
một hệ thống những điều răn dạy và cấm đoán khá phức tạp và đa dạng.
Tin lành khuyên răn con người thực hành những điều tiến bộ như: hiếu
kính với cha mẹ, không giết người, không được phạm tội tà dâm, không được
trộm cắp, không làm chứng dối, không được ham muốn vợ hoặc chồng người
khác, không được ham muốn của trái lẽ, không được nghiện ngập, hút chích,
rượu chè, cờ bạc; ăn ở vệ sinh, ốm đau phải dùng thuốc; tiết kiệm, tận tuỵ với
công việc, định hướng vào gia đình và xã hội, cởi mở và dân chủ, đề cao vai
trò cá nhân trước cộng đồngmặc dù niềm tin của tín đồ vào Chúa là niềm
tin vào một lực lượng hư ảo, nhưng niềm tin đó cũng có những ảnh hưởng
tích cực đến cuộc sống hiện tại của tín đồ. Trong cuộc sống, tín đồ đã tự giác
thực hiện các lời răn của Chúa, làm cho cuộc sống của gia đình hoà thuận
hơn, các thành viên trong gia đình sống có trách nhiệm với nhau hơn.
Trong Kinh thánh khuyên con người “Hãy tha thứ các lỗi lầm cho tha nhân,
lúc đó các tội lỗi của ngươi sẽ được tha theo lời ngươi cầu xin. Nếu một người
không nguôi lòng oán giận anh em, làm sao họ có thể xin Thiên chúa chữa lành
cho họ được? Đứng trước một người là đồng loại của họ mà họ không có lòng
trắc ẩn thì làm sao họ có thể xin tha thứ các tội của chính họ được”[129, tr.169].
Như vậy giáo lý cho rằng hãy tha thứ cho những lỗi lầm của người khác thì
mình cũng sẽ được tha thứ, còn nếu mình không tha thứ cho những lỗi lầm của
kẻ khác thì bản thân cũng sẽ không được Chúa tha thứ cho tội lỗi của mình. Với
những lời khuyên răn đầy tính nhân đạo đó, rõ ràng đạo đức tôn giáo nói chung,
Tin lành nói riêng đã góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện đạo đức cá nhân
của các tín đồ. Đó là những giá trị đạo đức hướng con người đến một lẽ sống
thiện hơn, sống có ích hơn. Điều này phù hợp với truyền thống của người Việt
Nam, nên đạo Tin lành đã tác động mạnh mẽ đến tính khoan dung, độ lượng của
đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Có thể khẳng định rằng, mặc dù hiểu biết của các tín đồ về các điều răn còn
chưa sâu sắc, chung chung nhưng đã định hướng, điều chỉnh hành vi của các tín
83
đồ trong hoạt động hàng ngày. Sở dĩ có thực trạng đó là do, các điều răn của Đức
Chúa Trời rất phù hợp với cách suy nghĩ, quan niệm sống, với tính cách của tín
đồ người dân tộc thiểu số tại địa bàn. Người dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây
Nguyên có nét tính cách thật thà, chân thật, ghét sự dối trá...Trong 10 điều răn,
có tới 7 điều khuyên tín đồ làm những điều tốt, không làm điều xấu rất phù hợp
với quan niệm sống, nét tính cách thật thà của họ, nên đã có tác động tích cực
đến tâm lý người dân tộc thiểu số và được mọi người ủng hộ. Việc tín đồ tự giác
thực hiện các điều răn của Đức Chúa Trời trong cuộc sống, đó chính là mặt tích
cực do đạo Tin lành mang lại trong đời sống của họ[93, tr.117].
Tin lành khuyên răn con người phải yêu thương lẫn nhau được coi như là
một chuẩn mực đạo đức. Thiên chúa là đấng sáng tạo ra muôn loài và yêu
thương tất cả tạo vật. Chúa trông coi, cai quản mọi sự do Ngài tạo ra bằng
cách dùng quyền năng bao quát hết tất cả. Vì thế, ai yêu mến Thiên chúa thì
cũng phải yêu thương mọi loài mà Chúa tạo ra. “Hãy yêu thương nhau vì tình
yêu bắt nguồn tới Thiên chúa. Phàm ai yêu thương là đã được Thiên chúa sinh
ra và người ấy biết Thiên chúa. Ai không yêu thương thì không biết Thiên
chúa vì Thiên chúa là tình yêu”. Trong quan niệm về tình yêu, Kinh thánh đề
cập đến ba loại: yêu mình, yêu thiên nhiên và yêu tha nhân (người khác),
trong đó yêu tha nhân vẫn là trọng tâm và cũng là chủ đề chính của quan niệm
đạo đức về tình yêu [129, tr.153-154]. Do đó, tin vào đức tin Chúa trời thì
cũng phải tin và thực hiện những điều răn của Chúa mà trước hết trong mối
quan hệ giữa con người với con người phải thương yêu nhau. Với quan điểm
này, Hồ Chí Minh cũng đã từng nhận xét: Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng
nhân ái cao cả. Lòng nhân ái đó thể hiện ở lời răn trong mối quan hệ giữa con
người với con người. Chính điều răn của Tin lành đã điều chỉnh quy phạm
hành vi quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở thành một trạng
thái lý tưởng, nhất là tình yêu với những người còn đói khổ, tình yêu với môi
trường thiên nhiên. Chính những điều khuyên răn đó đã giúp cho các tín đồ
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên họ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong
84
cuộc sống và yêu quý thiên nhiên rừng núi nơi mà họ đang sinh sống. Thực tế
ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa, nhận thức còn thấp
kém, đời sống kinh tế lạc hậu nhưng cộng đồng tín đồ Tin lành vẫn có một
đời sống đạo phong phú; ở một số buôn làng có đạo, hiện tượng ăn cắp, đánh
nhau, tàn phá môi trường ít xảy ra hơn so với các làng khác, nó đã góp
phần tạo nên một trạng thái xã hội ổn định và hướng thiện.
Đối với những chuẩn mực ràng buộc trong cuộc sống gia đình, đạo Tin
lành khuyên các tín đồ phải biết hiếu kính với ông bà cha mẹ; chung thủy vợ
chồng, chớ muốn vợ, chồng người.“Hãy thảo kính cha mẹ để ngày đời của
các ngươi được dài trên đất đức Chúa”[129, tr.173]. Dưới sự tác động của của
nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình đang bị chuyển biến sâu sắc, làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt, quan hệ trong gia đình. Chính vì vậy, với những điều
răn dạy thảo kính với cha mẹ; vợ chồng chung thủy; tránh xa cái ác trong giáo
lý của đạo Tin lành đã có những tác động tích cực đến giáo dục đạo đức gia
đình, tạo sự gắn kết giữa các thành viên góp phần xây dựng hạnh phúc gia
đình của đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Mặt
khác cũng góp phần làm cho xã hội tiến bộ về mặt đạo đức. Đúng như Đảng
ta đã cho rằng “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn
giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia
đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[40, tr.245].
Sự hiện diện của đạo Tin lành, cùng với những giáo lý, lễ nghi, luật lệ của
nó đã làm thay đổi hẳn lề lối sinh hoạt, cách sống và hành vi ứng xử trong cuộc
sống hàng ngày ở những vùng có đạo. Từ thế giới đa thần, đến nay họ quan niệm
thế giới này là do Chúa sáng tạo ra và chi phối mọi thứ chứ không phải do các
thần linh như họ tưởng. Khi Tin lành xâm nhập vào vùng dân tộc thiểu số, nó
làm thay đổi một số quan niệm, tập tục, nếp sinh hoạt cũ vốn không còn phù hợp
với đời sống văn minh. Lúc này, họ được giải phóng ra khỏi những ràng buộc
của các lễ nghi phiền toái, tốn kém và kiêng cữ. Nhịp sống sinh hoạt trong các
85
làng có đạo theo những quy định rất chặt chẽ của giáo luật, tín điều của đạo Tin
lành. Dần dần nếp sống mới hình thành. Thực tế là, ở buôn làng nào có đông tín
đồ theo đạo Tin lành, thì ở đó lối sống có nhiều mặt tiến bộ hơn như: việc ăn ở,
vệ sinh, khu vực nhà ở và nguồn nước sinh hoạt, đường vào các buôn làng được
làm to hơn và quang cảnh sạch sẽ, các hủ tục lạc hậu giảm bớt, trai làng không
uống rượu, không hút thuốc lá, gia đình êm ấm, không tổ chức ăn uống linh đình
gây lãng phí. Theo kết quả điều tra, 68,46% tín đồ được hỏi trả lời là theo đạo có
lợi ích là được thoả mái hơn về lương tâm, 41,61% trả lời theo đạo là vì tục lệ cũ
nặng nề, tốn kém, 40,94% thừa nhận theo đạo có lợi ích là được giảm các tục lệ
cũ[50, tr. 24]. Chính Tin lành là tác nhân thúc đẩy đồng bào cởi bỏ những tập
quán nặng nề và những hủ tục lạc hậu, do đó nó góp phần vào việc thực hiện nếp
sống mới tiến bộ. Nếu các sinh hoạt cộng đồng trước đây diễn ra xung quanh
ngôi nhà rông của làng, nơi được coi là trung tâm văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và
là niềm tự hào của buôn làng thì nay các sinh hoạt đó của các tín đồ Tin lành
được nhà thờ đảm nhiệm với những nội dung và hình thức theo lễ nghi của Tin
lành. Bên cạnh đó, Tin lành là một tôn giáo đặc trưng của xã hội tư bản Phương
Tây, cùng với quá trình truyền giáo, Tin lành đã chuyển tải những yếu tố văn
minh của tư tưởng và văn hóa tiến bộ đến với một bộ phận quần chúng, khuyến
khích con em đi học, tạo cho đồng bào có ý thức tiếp thu nhanh nhậy những tri
thức về chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, buôn bán, năng động đối với sự phát
triển kinh tế – xã hội. Làm cho sản xuất mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, dựa
trên một nền sản xuất sơ khai dần dần bị phá vỡ.
Trước đây, đời sống sinh hoạt, giao lưu của đồng bào các dân tộc khép
kín trong nội bộ từng buôn làng, nhưng từ khi có đạo Tin lành xâm nhập thì
nay những làng có đạo, quan hệ giao lưu được mở rộng ra với bên ngoài. Các
tín đồ khi đến nhà thờ, ngoài việc thực hiện những lễ nghi, còn được tiếp nhận
những kiến thức về xã hội, khoa học từ các nhà truyền giáo. Ngoài ra, nhà thờ
cũng là nơi để các tín đồ mở rộng quan hệ giao lưu với các tín đồ khác, dân
tộc khác, qua đó có thể học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
86
Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đối với đạo đức, lối sống; sự du
nhập, hoạt động và phát triển đạo Tin lành ở Tây Nguyên cũng ảnh hưởng
tiêu cực không nhỏ đến đạo đức, lối sống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên. Việc thực hiện các điều răn của Chúa phần nào có tác
dụng giúp các tín đồ từ bỏ được một số hành vi không hợp chuẩn mực đạo
đức, lối sống của xã hội. Nhưng cũng đã gieo rắc trong tín đồ yếu tố duy tâm.
Trong chừng mực nào đó tư tưởng duy tâm có những tác động tiêu cực trong
đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tin lành coi con người là tạo
vật của Thiên Chúa, sống chết đều do Chúa trông coi cai quản, định đoạt. Vì
vậy, đạo Tin lành tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên tư
tưởng bảo thủ, lối sống thụ động; chấp nhận cuộc sống hiện tại dù là khổ đau
để dồn mọi khả năng tốt đẹp của mình cho cuộc sống vĩnh viễn ở thiên
đường; và hãy tin tưởng, hy vọng vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Thực tế ở Tây Nguyên, qua nghiên cứu, khảo sát đời sống đồng bào dân
tộc thiểu số ở một số vùng theo đạo Tin lành nhiều hộ còn rất nghèo khổ
nhưng họ không chủ động tạo dựng cuộc sống mà chủ yếu ngồi chờ vào
nguồn viện trợ. Thậm chí chính sách của Đảng và Nhà nước cho vay vốn xóa
đói giảm nghèo và được cán bộ cơ sở đến vận động nhưng một số hộ vẫn
không đưa vốn vào sản xuất mà cất kỹ một chỗ đến thời hạn mang trả vốn lại
cho chính quyền, có trường hợp còn mang vốn về tiêu sài không trả được vốn
cho chính quyền.
Do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, lại phải chống chọi với thiên
tai, thú dữ... nên trước đây, đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã có ý
thức hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng hiện nay, đạo Tin lành đã
từng bước làm phá vỡ truyền thống đoàn kết cộng đồng, cuộc sống không gần
gũi thân thiện như trước. Theo kết quả điều tra, có 49% cho rằng khi theo đạo
Tin lành thì đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi xấu đi
[phụ lục 2]. Trong thiết chế truyền thống, các mối quan hệ trong dòng họ,
87
buôn làng đều chịu sự chi phối của già làng, trưởng tộc và những thiết chế đó
có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc
sống hàng ngày của cộng đồng. Nhưng khi Tin lành xuất hiện, đã dẫn đến sự
suy yếu về vai trò của luật tục, của già làng, trưởng tộc. Thay vào đó là giáo
lý Tin lành và những người truyền giáo. Đạo Tin lành tác động đã làm thay
đổi khá nhiều đến các hình thức tổ chức, các quan hệ xã hội nảy sinh trong
cuộc sống hàng ngày của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.
Đạo Tin lành “lấy hạnh phúc đời sau làm mục tiêu, lấy Thiên Chúa làm
giá trị đạo đức tối cao và lấy khuôn mẫu quan hệ giữa con người với Thiên
Chúa làm chuẩn mực. Từ những giá trị và chuẩn mực đó, người tín đồ có
nghĩa vụ tự soi mình để tuân thủ các giới răn về xử sự các quan hệ xã hội”
[1129, tr.233]. Nếu như loại trừ yếu tố duy tâm thì quan niệm về đạo đức của
đạo Tin lành thể hiện nhiều yếu tố tích cực. Nhưng ra đời từ tồn tại xã hội, tôn
giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng phản ánh một cách hư ảo hiện thực.
“Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con
người những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ
là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức của lực
lượng siêu trần thế”[78, tr.437]. Do vậy, khi đồng bào dân tộc thiểu số chịu
ảnh hưởng của những quan niệm Tin lành, lúc đó họ không phải là chủ thể
sáng tạo nữa mà họ lại thụ động, phụ thuộc, đánh mất mình. Đây chính là một
trong những hạn chế của đạo Tin lành khi ảnh hưởng đến đời sống tinh thần
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
3.1.3. Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với văn hóa truyền thống
Ảnh hưởng tích cực
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành và phát
triển đã tạo cho đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên có một truyền
thống văn hóa phong phú. Truyền thống văn hóa đó là nền tảng tạo nên bản
tính tự nhiên, hồn hậu, chất phác, và trách nhiệm đối với gia đình, dòng họ và
88
cộng đồng bao đời nay. Hiện nay, với sự ảnh hưởng của những điều kiện mới
nói chung, đạo Tin lành nói riêng văn hóa truyền thống Tây Nguyên đang
biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ.
Là một tôn giáo cách tân, có nguồn gốc từ Âu Mỹ, đạo Tin lành đã và
đang hòa nhập và tác động mạnh mẽ với văn hóa truyền thống của đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trên thực tế, quá trình xâm nhập và phát triển
ở Tây Nguyên đạo Tin lành đã có những biến đổi nhất định về phương diện
văn hóa theo hướng tích cực. Đạo Tin lành cổ vũ sửa đổi lối sống khép kín,
xóa bỏ những hủ tục, mê tín dị đoan nặng nề ở một số đồng bào dân tộc thiểu
số như trong ma chay, cưới xin. Trong giáo lý và trong thực hành tôn giáo,
đạo Tin lành giáo dục tín đồ và con em của họ đi học chữ, ăn ở vệ sinh, không
đánh chửi nhau, tiết kiệm, không trộm cắp, không rượu chè, cờ bạc, ốm đau
được chữa bệnh...vì vậy đã làm cho sinh hoạt văn hóa cổ truyền của các tín đồ
người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên giảm đi những chi tiết rườm rà, loại bỏ
các hủ tục gây tốn kém về kinh tế.
Bên cạnh việc truyền giảng Kinh thánh, các nhà truyền đạo cũng truyền
giảng những kiến thức xã hội, nâng cao nhận thức, hiểu biết của đồng bào.
Thực tế, khi gia nhập vào đạo Tin lành, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số
Tây Nguyên năng động hơn trong cuộc sống, tiếp thu nhanh những tiến bộ xã
hội, từ bỏ những quan niệm, lề thói cũ vốn kìm hãm cuộc sống của họ và thúc
đẩy những nề nếp tiến bộ. Mặt khác, để duy trì và phát triển đạo, làm cho đạo
trở thành nền tảng tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, một
số chi hội, điểm nhóm Tin lành và nhà truyền đạo đã khuyến khích đồng bào
khôi phục lại một số sinh hoạt cộng đồng như lễ cúng bến nước, lễ hội cồng
chiêng... đây là một trong những hình thức thích nghi của Tin lành nhằm tạo sự
hài hòa với bản sắc, tập tục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Hơn nữa, đạo
Tin lành còn đem đến cho đồng bào những giá trị nhất định của văn hóa Tây
Âu, qua đó làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân
tộc và phần nào cũng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào các
89
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Thực tế, tại các vùng đồng bào đi theo đạo Tin
lành, con em của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm học hành, kinh tế
phát triển, đời sống văn minh hơn, số lượng thi cử đỗ đạt cao hơn.
Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì “Đạo Tin lành đi đến đâu thì
hàng loạt những truyền thống văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc mất đi
đến đấy. Đồng bào Tây Nguyên một khi đã theo đạo, dù đạo nào, đều chịu
khuôn mình vào các tổ chức – quản lý của tôn giáo, tuân thủ các quy tắc của
tôn giáo, tham dự các sinh hoạt do tôn giáo chủ trương, sớm hoặc muộn, hàng
loạt các yếu tố văn hóa cổ truyền cũng biến mất trong đời sống của tín đồ
người Tây Nguyên”[16, tr.179-180]. Đây chính là ảnh hưởng tiêu cực của đạo
Tin lành đến đời sống văn hóa của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Lợi dụng tâm lý chung của đồng bào dân tộc là muốn trút bỏ những gánh
nặng hủ tục và để phục vụ cho mục đích truyền đạo, Tin lành giương “ngọn
cờ” bài trừ mê tín dị đoan, đả phá vào tất cả những gì họ cho là cổ hủ, lạc hậu,
bất kể đó là di sản vật chất hay tinh thần, tốt hay xấu. Kêu gọi các tín đồ
không tham gia vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mà tập trung vào cầu kinh,
cầu nguyện ở nhà thờ, nhà nguyện hay tổ nhóm; hạn chế tín đồ tham gia vào
các lễ hội văn hóa truyền thống; thay vào đó là các lễ nghi tôn giáo, các buổi
rao giảng Kinh thánh; kêu gọi tín đồ phá bỏ tập tục truyền thống thể hiện bản
sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
như: đánh cồng chiêng, làm tượng gỗ, uống rượu cần... Tin lành khuyến khích
tín đồ thường xuyên đọc Kinh thánh, hát Thánh ca mà quên đi văn hóa cổ
truyền, trong đó có các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo như: hát, kể sử thi,
truyện cổ, các làn điệu dân ca... Chính vì vậy mà đã dẫn đến hiện tượng thay
trường ca, sử thi của các dân tộc thiểu số bằng những giáo điều kinh thánh;
thay thế các lễ hội truyền thống tốt đẹp bằng các nghi lễ tôn giáo, biến các
hình thức sinh hoạt cộng đồng dân tộc thành các sinh hoạt theo tổ chức Tin
lành, biến nhà ở thành nhà nguyện, biến tổ chức buôn làng thành ban chấp sự
90
của các hệ phái. Từ bỏ cồng chiêng và những nhạc cụ dân tộc cùng với những
điệu múa đậm đà bản sắc dân tộc; khuếch trương thánh ca, những vũ điệu
phương tây, nhạc cụ hiện đạiTheo số liệu điều tra, 54,8% cho rằng, việc tin
vào giáo lý của đạo Tin lành đã làm cho giáo lý cổ truyền bị mai một nhiều,
22,5% cho là bị mai một vừa phải [phụ lục 2].
Sự xâm nhập của đạo Tin lành đã và đang làm đảo lộn trật tự xã hội
truyền thống, tạo những xói mòn và thương tổn nặng nề đối với văn hóa các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nó làm biến đổi tư tưởng, tình cảm, tâm lý
trong bộ phận đồng bào theo đạo và trật tự xã hội truyền thống do đó cũng bị
đảo lộn. Những nét đẹp trong văn hóa tinh thần bị thay thế bằng việc thực
hiện các nghi lễ của tôn giáo mới. Các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống,
đặc biệt là các lễ hội như cồng chiêng, đâm trâu, cúng lúa mới nét văn hóa
đặc sắc của vùng đất này cũng mai một dần. Chính vì thế, về mặt tinh thần,
đồng bào dân tộc ở những nơi có Tin lành, nhất là “Tin lành Đêga” xâm nhập
vào đã và đang làm mất dần những giá trị về tư tưởng, tạo nên một khoảng
trống rất lớn về tinh thần, làm giảm sức đề kháng về văn hóa để cho tôn giáo
xâm nhập, phát triển mạnh mẽ hơn. Lứa tuổi thanh niên chưa ý thức đầy đủ về
nền văn hóa dân tộc của mình nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngoài không có sự
chọn lọc, có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_anh_huong_cua_dao_tin_lanh_doi_voi_doi_song_tinh_than_cua_dong_bao_dan_toc_thieu_so_o_tay_nguyen.pdf