Luận án Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP

TỤC NGHIÊN CỨU 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8

1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án 18

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH

TỤNG TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN

HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP 21

2.1. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên

tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 21

2.2. Nội dung, vai trò, ý nghĩa bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong

phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 30

2.3. Cải cách tư pháp và yêu cầu, điều kiện bảo đảm nguyên tắc tranh

tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 47

2.4. Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm

vụ án hình sự ở một số nước và những gợi mở cho Việt Nam 54

Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG

TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

THEO YÊU CẦUCẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM 67

3.1. Khái quát quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam liên

quan đến bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử

sơ thẩm vụ án hình sự 67

3.2. Những ưu điểm và hạn chế, bất cập của việc bảo đảm nguyên tắc

tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu

cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam và nguyên nhân 79

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC

TRANH TỤNG TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM

VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY 105

4.1. Quan điểm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử

sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Namhiện nay 105

4.2. Giải pháp bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử

sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Namhiện nay 109

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 162

pdf169 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của CQTHTT, khẳng định chức năng công tố của VKS, nhiệm vụ cụ thể của từng người THTT, quy định mới về nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm của Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án (Điều 33 đến Điều 41). Theo đó, nâng cao trách nhiệm, sự chủ động, hiệu quả của CQTHTT, người THTT trong khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Thứ hai, bổ sung đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 cũng đã quy định bổ sung nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, TA đối với những người tham gia tố tụng. Thứ ba, BLTTHS năm 2003 đã quy định mở rộng quyền bào chữa của bị can, bị cáo về thời điểm NBC được tham gia tố tụng cũng như mở rộng quyền năng của NBC. Thứ tư, thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa được sửa đổi theo hướng cụ thể, chặt chẽ và đầy đủ hơn theo hướng nâng cao trách nhiệm của KSV 75 thực hiện quyền công; mở rộng quyền của những người tham gia tố tụng bảo đảm việc tranh luận dân chủ, bình đẳng. Thứ năm, BLTTHS đã có những quy định mới nhằm bảo đảm tranh tụng bằng chính nghĩa vụ của CQTHTT và NBC. Những quy định của pháp luật TTHS 2003 liên quan đến bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bước đầu thể hiện được các tư tưởng tranh tụng trong tố tụng xét hỏi. Quy định tranh tụng bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng trước TA là các nguyên tắc cơ bản của TTHS. Các nguyên tắc đó phải được thể hiện đầy đủ trong các quy định cụ thể của BLTTHS; bình đẳng trong quá trình chứng minh (bao gồm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ), bình đẳng trong bày tỏ quan điểm, đưa ra các yêu cầu, nằm rải rác ở một số điều trong BLTTHS như các Điều 5, 11, 19, 50, 51, 52, 53, 58... và tranh luận trước tòa được quy định từ Điều 217 tới Điều 221 của BLTTHS nhưng chưa được ghi nhận với tính chất như một nguyên tắc cơ bản, độc lập của TTHS Việt Nam. Do đó, để bảo đảm nâng cao chất lượng tranh tụng dân chủ tại phiên tòa hình sự, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới ở nước ta như Nghị quyết 08/NQ-TW, số 48/NQ-TW và 49/NQ-TW đã nêu và làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định cụ thể vấn đề tranh tụng tại phiên tòa, cần đưa vấn đề tranh tụng lên thành một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử. Điều 218 của BLTTHS năm 2003 mở rộng hơn quyền tranh luận của những người tham gia tố tụng và trách nhiệm đối đáp của KSV. Theo đó, bị cáo, NBC và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình; KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án. Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của NBC và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được KSV tranh luận. Ngoài ra Điều 219 quy định về trở lại việc xét hỏi; Điều 220 xác định quyền của bị cáo nói lời sau cùng; Điều 221: Xem xét việc rút quyết định truy 76 tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn cũng là những quy định thể hiện các yếu tố trong tranh tụng tại phiên tòa xét xử hình sự. 3.1.2.2. Những điểm bất cập của pháp luật hiện hành về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự Bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật TTHS hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS, gây ảnh hưởng không nhỏ tới phán quyết của TA. Một là, các nguyên tắc đặc trưng của thủ tục xét xử sơ thẩm còn những hạn chế: - Nguyên tắc khi xét xử, TP và Hội thẩm xét xử độc lập và tuần chỉ theo quy định của pháp luật ra đời gắn liền với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng, công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, công minh được thiết lập theo quy định của pháp luật”. Ở nước ta, độc lập xét xử là nguyên tắc hiến định và được nhắc lại trong BLTTHS năm 2003. - Nguyên tắc xét xử công khai chưa thể hiện rõ ràng và chưa đầy đủ những vấn đề của thực tiễn. TA có thể quyết định xử kín một phần nào đó của vụ án hoặc toàn bộ vụ án nhưng khi tuyên án phải công khai. - Nguyên tắc TA xét xử tập thể và quyết định theo đa số, qua thực tiễn áp dụng đã nảy sinh những trường hợp bên Hội thẩm chiếm đa số đã quyết định sai lầm, trái với quyết định đúng đắn của TP, dẫn đến phải hủy bản án để xét xử lại. Hai là, sự có mặt của các bên tại phiên tòa còn bộc lộ một số tồn tại, làm giảm hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa: - Sự có mặt của KSV: Quy định hiện hành đã hạn chế số lượng KSV có mặt tại phiên tòa (tối đa là hai người - Điều 189 của BLTTHS năm 2003) trong khi không hạn chế số lượng NBC đối với một bị cáo trong vụ án. Điều này dẫn đến không tương xứng lực lượng giữa các bên tranh tụng. - Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa: Quy định hiện hành đưa ra nguyên tắc sự tham gia của bị cáo ở phiên tòa là bắt buộc (Điều 187 của BLTTHS năm 2003). 77 - Sự có mặt của NBC: Quy định hiện hành chưa bắt buộc NBC phải có mặt tại phiên tòa, đã gây ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng. Ba là, quy định về việc KSV rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa và việc xét xử vụ án của TA trong luật hiện hành chưa hợp lý và còn nhiều mâu thuẫn. Bốn là, quy định hiện hành về giới hạn xét xử sơ thẩm chưa bảo đảm chức năng xét xử của TA và QBC chữa của bị cáo. Năm là, trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm còn nặng về tố tụng thẩm vấn, tranh tụng mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất. Thủ tục bắt đầu tại phiên tòa trong luật hiện hành còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập sau đây: - Quyền đề xuất triệu tập người làm chứng cứ là quyền quan trọng của các bên tranh tụng nhưng luật hiện hành chỉ quy định do TP quyết định (Điều 183 của BLTTHS năm 2003) là không phù hợp. - Quy định hiện hành chưa dự liệu tình huống đến thủ tục xét hỏi mới phát sinh đề nghị thay đổi thành viên của HĐXX, KSV hoặc người tham gia tố tụng. - Về thủ tục xét hỏi: Thủ tục này bắt đầu bằng việc KSV đọc toàn bộ bản cáo trạng. - Về trình tự xét hỏi: Trong quy định hiện hành (Điều 207 của BLTTHS năm 2003) thể hiện đậm nét sự tiếp nối của chế độ thẩm vấn mà vai trò chủ đạo thuộc về TA. - Về thủ tục tranh luận: Thủ tục này đòi hỏi việc tranh luận của KSV cũng như lời bào chữa của bên bào chữa đều phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa, ý kiến của các bên. Yêu cầu này chung cho cả hai bên, nhưng quy định hiện hành chỉ đối với luận tội và đối đáp của KSV (Điều 217 và Điều 218 của BLTTHS năm 2003) là chưa bình đẳng. - Thủ tục nghị án, bản án và tuyên án: Quy định hiện hành về thủ tục nghị án và tuyên án (Điều 222 của BLTTHS năm 2003) còn chưa bao quát hết các khả năng thường xảy ra trong thực tiễn. Sáu là, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ĐTV, KSV, TP chưa được quy định rõ ràng không phát huy được tính chủ động của những chủ thể này trong tố tụng. 78 Bảy là, việc quy định VKS vừa có chức năng thực hành quyền công tố và có chức năng kiểm soát hoạt động tư pháp là thiếu khoa học, không đảm bảo tính khách quan và các yêu cầu cơ bản bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Tám là, trong BLTTHS hiện hành vẫn còn không ít những quy định chưa thực sự tạo điều kiện cho bên bào chữa, thậm chí còn mang tính hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, gây ra sự bất lợi cho bên bào chữa. Theo Điều 11 của Bộ luật TTHS năm 2003 “thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” và Điều 58 quy định “người bào chữa có quyền nghiên cứu, sao chép hồ sơ vụ án”. Chín là, khoa học tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và pháp luật thực định nói riêng còn nhiều vấn đề ảnh hưởng tới việc xây dựng và áp dụng có hiệu quả nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Mười là, các bảo đảm pháp lý để thực hiện tranh tụng chưa đầy đủ. Khi quy định về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, BLTTHS có quy định “Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” trong trường hợp họ là người được tại ngoại, không gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền nhờ người khác bào chữa. Ngược lại, trong trường hợp bị can, bị cáo bị tạm giam, tạm giữ, chưa có quy định nào về việc người thân của bị can, bị cáo có thể được nhờ người khác bào chữa cho bị can, bị cáo. Điểm a khoản 2 Điều 58 của BLTTHS quy định về quyền và nghĩa vụ của NBC một cách chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng nên còn nhiều hạn chế trong khi áp dụng. Mười một là, các thủ tục tố tụng chưa bảo đảm được tranh tụng. Quy định tại đoạn 1 Điều 11 của Bộ luật TTHS được cụ thể tại điểm d khoản 2 Điều 48, điểm e khoản 2 Điều 49 và Điểm e khoản 2 Điều 50 của Bộ luật sẽ làm hạn chế quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi nhận thức những người này có quyền lựa chọn bào chữa hoặc theo hình thức tự bào chữa hoặc theo hình thức nhờ người khác bào chữa cho mình. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo “có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” qui định tại Điều 48, Điều 49 và Điều 50 chưa thể hiện đầy đủ nội dung quyền bào chữa của của những người này. 79 3.2. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA VIỆC BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN 3.2.1. Kết quả bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và nguyên nhân 3.2.1.1. Kết quả Qua nghiên cứu, phân tích các báo cáo, số liệu thống kê và các điều tra, khảo sát cụ thể cho thấy vấn đề bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong thời gian qua đạt được một số kết quả cơ bản sau đây: Thứ nhất, chủ trương cải cách thủ tục tư pháp và coi mở rộng tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá trong cải cách tư pháp đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Việc mở rộng tranh tụng tại phiên tòa đã tác động trực tiếp tới chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các CQĐT, KSV và TA. Sau khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp đã có Công văn số 13 ngày 04/11/2002, TANDTC có Kết luận số 290 ngày 05/11/2002 về tranh tụng tại phiên tòa, theo đó, Chủ tọa phiên tòa chỉ hỏi có tính chất nêu vấn đề, những câu hỏi mang tính chất buộc tội hay gỡ tội dành cho KSV và NBC. HĐXX không được khẳng định hay phủ định bất cứ vấn đề nào mà KSV, NBC hay những người tham gia tố tụng khác đưa ra. Các bên tranh luận có quyền yêu cầu bên kia giải thích những vấn đề chưa rõ. Thực tiễn triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đã tạo ra những chuyển biến tích cực trên thực tế. Việc tổ chức các phiên tòa hình sự ở TAND các cấp đã từng bước bảo đảm sự tôn nghiêm, dân chủ và văn minh theo đúng quy định của pháp luật. TA tạo điều kiện, bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ; luật sư và những người tham gia tố tụng được trình bày ý kiến của mình; những câu hỏi của HĐXX và KSV ngày càng thể hiện rõ hơn tính chất khách quan; việc phán quyết của TA căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức ngành tư pháp nói chung và ngành TA nói riêng ngày càng được nâng cao. 80 Chủ trương mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa được xem là khâu đột phá của cải cách tư pháp thể hiện quan điểm của Đảng về xây dựng một nền tư pháp độc lập, khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; tạo được sử chuyển biến tích cực trong việc tạo không khí dân chủ tại phiên tòa, nâng cao trách nhiệm của KSV cũng như phát huy vai trò và trách nhiệm của luật sư. Thứ hai, việc mở rộng tranh tụng tại phiên tòa đã góp phần hạn chế tình trạng oan, sai trong TTHS. Hàng năm, ngành TA đã thụ lý và giải quyết một lượng khá lớn các vụ án hình sự. Theo thống kê từ năm 2003 tới 2009, có thể thấy trung bình mỗi năm ngành TA thụ lý 74.246 vụ án hình sự với 123.648 bị cáo. Trong đó, toàn ngành mỗi năm giải quyết trung bình 71694 vụ án với 118.193 bị cáo. Kết quả tranh tụng tại phiên tòa cũng được phản ánh tích cực thông qua chất lượng hoạt động của các TA, đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội. Thứ ba, việc mở rộng tranh tụng song hành với cải cách tổ chức và hoạt động của luật sư đã từng bước nâng cao chất lượng tranh tụng của các luật sư trong TTHS. Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng của đội ngũ luật sư trong những năm gần đây đang từng bước được nâng cao, bước đầu đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp hóa hoạt động luật sư. Tính đến nay, học viện Tư pháp đã đào tạo nghề cho gần 12000 học viên, cung cấp nguồn cho đội ngũ luật sư. Vai trò của các tổ chức nghề nghiệp của luật sư từng bước được khẳng định. Trong một mô hình tố tụng tranh tụng có tính công bằng cao, người bào chữa và bị cáo cũng dễ cảm thấy rằng mình đã có một cơ hội tốt và công bằng để đi tìm công lý. Vì vậy họ sẽ ít có xu hướng kháng cáo hơn. Điều này ngược với mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống, khi vai trò của các cơ quan Nhà nước tham gia tố tụng là chủ yếu, bị cáo và người bào chữa thường cảm thấy mình chưa có đủ cơ hội để gỡ tội và vì thế thường có xu hướng kháng cáo để hy vọng vào may mắn ở cấp xét xử phúc thẩm. Chính vì vậy pháp luật tố tụng ở các nước có mô hình tố tụng tranh tụng cũng có thể quy định hạn chế phạm vi kháng cáo phúc thẩm của người bị kết án, qua đó giảm tải nhiệm vụ xét xử đối với các Thẩm phán. Với sự công bằng của quy trình tố tụng, mô hình tranh tụng thể hiện ở mức độ cao hơn sự tôn trọng quyền cơ bản của công dân. Vai trò của Luật sư 81 có tác dụng ngăn chặn, giảm bớt sự lạm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này hết sức quan trọng bởi vì quá trình TTHS là một quá trình hết sức nhạy cảm mà ở trong đó quyền cơ bản của công dân rất dễ bị xâm hại. Cũng chính vì vậy, giới nghiên cứu thường có nhận định chung là ở trong mô hình tranh tụng quyền được suy đoán vô tội của người dân được tôn trọng hơn so với các mô hình TTHS khác. Bảo đảm sự tham gia của những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người đại diện cho bị can, bị cáo và người bị hại. Bảo đảm quyền tự bào chữa của các bị can, bị cáo. 3.2.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu và kết quả đã đạt được Có được những kết quả như vậy là do tranh tụng trong xét xử sơ thẩm được quan tâm bảo đảm thực hiện hơn trước; việc theo dõi, nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm về thực hiện trình tự tố tụng đã bước đầu được chú ý thực hiện; nhiều cán bộ TA ngoài việc chỉ quan tâm đến việc vận dụng đúng pháp luật, đường lối, chính sách xét xử đã có sự nghiên cứu và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về trình tự tố tụng. Một loạt các chế định pháp lý đã được quy định tương đối cụ thể tạo điều kiện cho quá trình giải quyết vụ án hình sự theo phương châm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và các chế định bảo vệ nguyên tắc này trong giai đoạn đầu cũng là những yếu tố tạo tiền đề vững chắc cho tư tưởng tranh tụng va bảo đảm nguyên tắc tranh tụng về sau. Sự ra đời của Nghị quyết số 08 - NQ/TW tạo điều kiện cho những sự chuyển biến tích cực trong việc thực hiện tranh luận tại phiên tòa và nâng cao chất lượng xét xử vụ án hình sự. BLTTHS năm 2003 ra đời và có hiệu lực đã thực sự tạo ra một động thái tích cực cho bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Nhiều năm thực hiện mở rộng tranh tụng tại phiên tòa đã tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Bên cạnh đó, đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, của nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của bảo đảm nguyên tắc tranh tụng, do đó, các phiên tòa hình sự đã được triển khai theo tinh thần tranh tụng, chất lượng xét xử án hình sự được nâng cao, chuyển biến theo hướng tôn trọng quyền dân chủ, quyền con người và bảo đảm công bằng xã hội góp phần khắc phục oan sai. 82 3.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân 3.2.2.1. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cũng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định. * Thực tiễn đội ngũ TP, Hội thẩm còn nhiều bất cập Số lượng các chức danh tư pháp của chúng ta hiện nay còn thiếu nhiều. Ví dụ: Theo số liệu tại báo cáo tổng kết năm 2010 của Toà án nhân dân Tối cao thì tính đến hết năm 2010, ngành Tòa án đã có 4.680 thẩm phán các cấp, so với số lượng Thẩm phán các cấp được Uỷ ban thường vụ Quốc Hội qui định thì toàn ngành Toà án còn thiếu 756 Thẩm phán (10 Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, 98 Thẩm phán Toà án nhân dân cấp Tỉnh, 648 Thẩm phán Toà án nhân dân cấp Huyện); phân tích và tính toán theo Dự thảo đề án Mô hình cơ quan điều tra cấp huyện và đổi mới hệ thống cơ quan điều tra trong Công an nhân dân phù hợp với mô hình tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử của Đảng ủy Công an Trung ương thì sau năm 2009, cơ quan điều tra cấp huyện cần được bổ sung ít nhất 6.870 Điều tra viên thì lực lượng này mới đủ đảm đương nhiệm vụ điều tra [72, tr.10,13,14,17]. Tính đến năm 2013, cả nước có 6155 thẩm phán (phụ lục 1). Trình độ và năng lực của các thầm phán hiện nay 100% có trình độ Đại học Luật hoặc tương đương. Theo đánh giá hàng năm thì số TP hoàn thành nhiệm vụ chiếm trên 90%. Mặc dù số lượng và chất lượng TP được nâng lên một bước cơ bản so với trước đây, nhưng so với yêu cầu thực tế thì có thể nói là thực trạng đội ngũ TP hiện nay vẫn còn hạn chế về chất lượng và số lượng. Điều đó thể hiện ở chỗ, theo sự phân bổ của Nhà nước thì số lượng TP TANDTC là 120 thẩm phán, nhưng hiện nay mới có 108 TP; TAND cấp tỉnh là 1170 TP trung cấp và TAND cấp huyện là 4865 TP trung cấp và sơ cấp. Như vậy, theo phân bổ số lượng TP của cả nước, thực tế cho thấy còn thiếu một số lượng đáng kể đội ngũ TP các cấp. Về chất lượng, vẫn có những TP không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến việc vẫn còn những TP vẫn chưa được tái bổ nhiệm, thậm chí có những TP còn bị truy tố trước pháp luật (Trong năm 2009, Chánh án TANDTC cũng quyết định chưa tái bổ nhiệm đối với 42 TP TAND địa phương với các lý do 83 như số lượng án bị hủy quá 1,16% và bị sửa quá 4,2% do lỗi chủ quan của TP thì đơn vị đó không được xét thi đua và TP đó sẽ phải làm bản kiểm điểm và cũng không được bình xét thi đua. Trong nhiệm kỳ 5 năm, TP nào bị sửa, hủy án quá tỷ lệ theo quy định hoặc cho bị cáo hưởng án treo không đúng gây dư luận không tốt tại địa phương thì TP đó sẽ không được tái bổ nhiệm.. Có thể nói, đội ngũ TP các cấp chưa được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng xét xử theo yêu cầu cải cách tư pháp, chưa kịp thời đổi mới tư duy và phương pháp công tác nên việc hoạt động xét xử tại phiên toà vẫn theo “nếp cũ”. Mặt khác, do cơ chế làm việc (giữa lãnh đạo Toà án và TP, giữa Toà án cấp trên và Toà án cấp dưới); sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ TP nên nguyên tắc “TP xét xử độc lập và chủ tuân theo pháp luật” chưa có tính khả thi cao trên thực tế. Thủ tục xét xử tại phiên toà chưa thực sự đổi mới mà vẫn chủ yếu vẫn do HĐXX (Chủ toạ phiên toà) thực hiện nên chưa phát huy được vai trò tích cực, chủ động của KSV, Luật sư trong xét hỏi và tranh luận để làm sáng tỏ các tình tiết, các chứng cứ, tài liệu về vụ án. HĐXX, KSV, Luật sư còn lúng túng trong việc xác định phạm vi, giới hạn và các nội dung cần xét hỏi của mình. Việc xét hỏi thường dàn trải, chưa tập trung vào các tình tiết của vụ án mà các chứng cứ chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫn.Việc công bố các tài liệu, chứng cứ không phù hợp với thời điểm xét hỏi. Trong nhiều vụ án, do KSV, Luật sư không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không bám sát diễn biến tại phiên toà hoặc kỹ năng tranh tụng hạn chế nên tuy thời gian kéo dài nhưng chất lượng luận tội và bào chữa không cao, việc tranh luận, đối đáp không đi vào các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, v.v. Nhiều TP chủ toạ còn lúng túng trong điều khiển quá trình tranh luận, đối đáp của các bên, nhất là đối với các vụ án đông bị cáo và nhiều Luật sư tham gia: ngắt lời thì sợ các bên phản đối hoặc bị cho là không bảo đảm dân chủ, bình đẳng tại phiên toà. Tổng số Hội thẩm nhân dân của các TAND địa phương (nhiệm kỳ 2011 - 2016) hiện có 15.630 người, trong đó Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh là 1.771 người và Hội thẩm nhân dân cấp huyện là 13.859 người. Về chất lượng, Hội thẩm nhân dân có trình độ cử nhân luật là 2.887 người (chiếm 18,5%); cử nhân chuyên ngành khác là 8.253 người (chiếm 52,8%); còn lại 4.490 người có trình độ dưới đại học (chiếm 28,7%). Hội thẩm quân nhân (nhiệm kỳ 2009 84 - 2014) có 398 người, trong đó Hội thẩm quân nhân TA quân sự cấp quân khu là 136 người và Hội thẩm quân nhân TA quân sự khu vực là 262 người. Về chất lượng, Hội thẩm quân nhân có trình độ cử nhân luật là 68 người (chiếm 17%); cử nhân chuyên ngành khác là 330 người (chiếm 83%). Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Trong khi đó số lượng Hội thẩm luôn chiếm đa số là 2 Hội thẩm và 1 Thẩm phán hoặc 3 Hội thẩm và 2 Thẩm phán trong thành phần HĐXX sơ thẩm. Vì vậy, chất lượng của các phán quyết của HĐXX lại phụ thuộc chủ yếu vào các Hội thẩm không chuyên nghiệp và các phán quyết đó trong mọi vụ án không thể bảo đảm đều đúng pháp luật. Đây cũng là một bất cập cần được khắc phục theo hướng quy định số lượng TP chuyên nghiệp chiếm đa số trong thành phần HĐXX. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì Hội thẩm ngang quyền với TP-Chủ tọa phiên tòa. Tuy nhiên trên thực thế, việc Hội thẩm thực hiện đúng nhiệm vụ mà pháp luật quy định là rất ít. Hội thẩm còn ỷ lại vào Chủ tọa phiên tòa, chưa thực sự có tư duy độc lập để đưa ra ý kiến trên quan điểm cá nhân. Trong nhận định của HĐXX khi tuyên án, phần nhiều chưa thể hiện quan điểm đúng sai của HĐXX về những vấn đề các bên đưa ra tranh luận, chưa thể hiện được việc chấp nhận hay bác bỏ quan điểm như thế nào trong từng vấn đề mà các bên đưa ra những quan điểm khác nhau. Năng lực đội ngũ Điều tra viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư của chúng ta nhìn chung vẫn còn nhiều tồn tại đáng lo ngại, tỷ lệ đạt trình độ đào tạo cơ bản chưa cao (đến năm 2009 còn 5% thẩm phán cấp tỉnh và cấp huyện chưa đạt trình độ cử nhân [39, tr.132]; 7,5% số cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát chưa có trình độ Cử nhân luật hoặc Cao đẳng kiểm sát [1, tr.5-6]; Các luật sư có trình độ Cử nhân luật thì có khoảng một nửa số Luật sư có bằng Cử nhân luật tại chức hoặc chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề [39, tr.135]; Kinh nghiệm tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng của đội ngũ này còn chưa đáp ứng được với yêu cầu tranh tụng. - NBC và giám định viên. Tương phản với vai trò nổi bật của các cơ quan tiến hành tố tụng là vai trò yếu ớt của NBC, thường là Luật sư hoặc Bào chữa viên Nhân dân. Trong 85 mô hình tố tụng hiện tại, NBC chỉ được xếp vào diện “những người tham gia tố tụng” và không được coi là phía đối tụng của các “cơ quan tiến hành tố tụng” trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, thực trạng tranh tụng của đội ngũ luật sư còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm thực hiện hoạt động tranh tụng bình đẳng trong TTHS. Cụ thể là: - Số lượng luật sư hiện có chiếm tỷ lệ rất thấp so với dân số (trung bình cứ 14.000 người dân thì có một luật sư). Bên cạnh đó, có sự chênh lệch khác lớn trong phát triển đội ngũ luật sư giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Số lượng luật sư hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tỷ lệ luật sư tham gia vào quá trình TTHS trong các vụ án hình sự còn quá thấp so với nhu cầu thực tế. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, chỉ có khoảng 20% các vụ án hình sự trong cả nước có sự tham gia của luật sư. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa, số lượng luật sư không đủ để thực hiện bào chữa ngay cả trong các vụ án bắt buộc phải có sự tham gia của luật sư khiến cho nhiều vụ án phải tạm hoãn, kéo dài thời gian xét xử, gây khó khăn cho các CQTHTT. Sự thiếu vắng của luật sư trong các vụ án hình sự là một yếu tố không bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự gây ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án. Theo Báo cáo số 87/BC-BCS ngày 14/11/2008 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về Sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_bao_dam_nguyen_tac_tranh_tung_trong_phien_toa_xet_xu_so_tham_vu_an_hinh_su_theo_yeu_cau_cai_cach.pdf
Tài liệu liên quan