MỞ ĐẦU .1
Chương 1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .6
1.1. Các nghiên cứu về dạy học với việc bồi dưỡng NLGQVĐ .6
1.1.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới.6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.8
1.2. LAMAP - một kiểu tổ chức DH vận dụng tiếp cận tìm tòi khám phá .11
1.2.1. Sự ra đời của LAMAP.11
1.2.2. Các nghiên cứu về DH theo LAMAP ở Việt Nam.12
1.3. Các nghiên cứu về dạy học tìm tòi khám phá.14
1.3.1.Các nghiên cứu về khái niệm dạy học tìm tòi khám phá .14
1.3.2.Các nghiên cứu về cơ sở lí thuyết của dạy học tìm tòi khám phá. .16
1.3.3. Nghiên cứu về qui trình dạy học tìm tòi khám phá.17
1.3.4. Những nghiên cứu về đặc điểm và lợi ích của DH tìm tòi khám phá.19
1.5. Các nghiên cứu về dạy học Nhiệt ở THCS.20
Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
LAMAP VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.22
2.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.22
2.1.1. Khái niệm năng lực.22
2.1.2. Cấu trúc năng lực .23
2.2. Năng lực giải quyết vấn đề .24
2.2.1. Một số khái niệm.24
2.2.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề.262.2.3. Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học KHTN .29
2.2.4. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.30
2.3. Dạy học theo LAMAP.32
2.3.1. Khái niệm về DH theo LAMAP.32
2.3.2. Các nguyên tắc của LAMAP.32
2.3.3. Các đặc trưng nổi bật của DH theo LAMAP.36
2.3.4. Nguyên tắc của DH theo LAMAP với nguyên tắc bồi dưỡng NLGQVĐ.38
2.4. Dạy học theo Lamap trong dạy học KHTN ở trường THCS.40
2.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS.40
2.4.2. Tiến trình tổ chức dạy học theo LAMAP ở THCS .41
2.5. Điều tra thực tiễn .50
2.5.1. Mục đích điều tra.50
2.5.2. Đối tượng điều tra .50
2.5.3 Phương pháp điều tra .50
2.5.4 Kết quả điều tra .50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .56
Chương 3.THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO LAMAP NỘI
DUNG PHẦN NHIỆT HỌC – THCS.57
3.1. Phân tích nội dung kiến thức nhiệt học THCS.57
3.1.1. Lịch sử phát triển các kiến thức nhiệt học.57
3.1.2. Các kiến thức Nhiệt học ở THCS.61
3.1.3. Mối quan hệ giữa Nhiệt học với Sinh học, Địa Lí .64
3.2. Đề xuất một số nội dung tổ chức dạy học theo Lamap ở THCS.65
3.3. Thiết kế tiến trình DH một số chủ đề thuộc phần Nhiệt học THCS .68
3.3.1. Chủ đề “Sự nở vì nhiệt của các chất”.68
2.3.2: Tiến hành NC chất rắn dãn nở vì nhiệt với các PA khác nhau.74
2.3.3: Phân tích tài liệu .74
3.4. Xây dựng công cụ ĐG NLGQVĐ trong DH các môn KHTN ở THCS.92
3.4.1. Đánh giá NLGQVĐ trong bài học.93
3.4.2. Đánh giá NLGQVĐ qua dự án .94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.97Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .98
4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.98
4.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm. .98
4.1.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm.98
4.1.3. Phương pháp triển khai thực nghiệm .99
4.1.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm .99
4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm.100
4.2.1. Phân tích diễn biến hoạt động học chủ đề “Sự nở vì nhiệt”- Nhiệt lớp 6101
4.2.3. Kết quả đánh giá định lượng về NLGQVĐ của nhóm HS lớp 6.116
4.3.4.Kết quả thực nghiệm với nhóm HS lớp 8.128
4.3. Ý kiến của giáo viên về tiến trình dạy học đã soạn thảo với quan điểm
(các nguyên tắc) của LAMAP .134
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.136
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ .139
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ.142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .144
PHỤ LỤC
161 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học theo Lamap phần nhiệt học – THCS - Nguyễn Thị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nói cách khác là NL GQVĐ của người học
được bồi dưỡng. Các KT thu được có ý nghĩa với cuộc sống cộng đồng, đồng thời
phát triển cho HS NL hành động, NL học suốt đời và NLGQVĐ - một NL cần thiết của
một xã hội luôn biến động.
Thực tiễn có thể cho thấy việc vận dụng DH theo LAMAP trong DHVL ở trường
THCS là khả thi và thiết thực. Tuy nhiên, GV vẫn chưa vận dụng thường xuyên, linh
hoạt vì gặp phải một số khó khăn nhất định. Khó khăn lớn nhất của GV là chưa hiểu hết
đặc trưng của LAMAP, chưa có tiến trình DH theo LAMAP cụ thể, thiếu những quy
định cụ thể về DH theo LAMAP. Vì vậy, việc đưa ra được tiến trình DH các môn KH
TN theo LAMAP là cần thiết.
57
Chương 3.THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO LAMAP
NỘI DUNG PHẦN NHIỆT HỌC – THCS
3.1. Phân tích nội dung kiến thức nhiệt học THCS
3.1.1. Lịch sử phát triển các kiến thức nhiệt học
3.1.1.1. Về bản chất nhiệt độ
Để giải thích các hiện tượng nhiệt, đầu thế kỉ XIX, người ta đã đề ra giả thuyết
về sự tồn tại của một chất mang nhiệt đặc biệt, không trọng lượng gọi là chất nhiệt.
Người ta đã cố gắng sử dụng PP thực nghiệm để xác định trọng lượng của chất nhiệt
bằng cách cân các vật dưới độ nóng khác nhau, nhưng vẫn không thu được kết quả.
Câu hỏi về sự khác nhau giữa vật nóng và vật lạnh được đặt ra. Và người ta
đã trả lời như sau:“Vật nóng có chứa nhiều chất nhiệt hơn vật lạnh, tương tự như
canh mặn hơn nếu chúng ta cho thêm muối” [60].
Thuyết hạt của Đêcac và F.Be-con xem nhiệt là chuyển động của những hạt
rất nhỏ. Nhiệt độ là kết quả của những phân tử vật chất chuyển động. Chuyển động
hỗn loạn không ngừng của nguyên tử (phân tử) được gọi là chuyển động nhiệt. Các phân
tử chuyển động tạo ra năng lượng gọi là động năng. Tác dụng tương hỗ giữa các
phân tử mà sinh ra năng lượng được gọi là thế năng của phân tử. Tổng động năng và
thế năng của tất cả các phân tử trong vật thể được gọi là nội năng. Động năng và thế
năng đều có thể chuyển hóa thành nhiệt năng. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
Chính vì vậy, đã buộc người ta nghĩ rằng bản thân nhiệt phải gắn bó chặt chẽ với
một dạng chuyển động nào đó mà mắt thường không nhìn thấy được. Khi đó, thuyết
“Chất nhiệt” đã bị đả phá [60].
Qua các NC khác nhau, nhiệt độ trở thành một đại lượng có thể định nghĩa
hoặc dưới dạng các đại lượng nhiệt động lực học vĩ mô như nhiệt và công, hoặc
cũng có giá trị nhận dạng và hợp thức tương đương dưới dạng một đại lượng đặc
trưng cho sự phân bố năng lượng giữa các hạt trong hệ.
Xét hệ gồm hai vật có nhiệt độ khác nhau, khi cho tiếp xúc với nhau thì nhiệt
độ từ vật nóng hơn sẽ truyền sang vật lạnh hơn cho tới khi nhiệt độ giữa hai vật cân
bằng nhau. Cũng tương tự, khi ta xét một hệ gồm nhiều vật có nhiệt độ khác nhau,
tiếp xúc nhau thì hệ cũng đạt trạng thái cân bằng nhiệt sau khoảng một thời gian
58
nhất định. Như vậy, sự cân bằng nhiệt không chỉ xảy ra ở hai vật mà còn xảy ra
cùng lúc với nhiều vật [7], [18], [19],[60].
Tóm lại bản chất của nhiệt độ là:
- Nhiệt độ được đưa ra như một đại lượng đặc trưng cho vật đối với trạng
thái cân bằng nhiệt hay nhiệt độ là một thông số cân bằng.
- Nhiệt độ là thước đo cường độ của chuyển động nhiệt của các phân tử
Nhiệt độ là một trong 7 đại lượng cơ bản của hệ SI. Nhiệt độ là một đại lượng
có tính chất đặc biệt mà không đại lượng nào có như thời gian, khối lượng, độ dài,
trọng lượng Nhiệt độ là một đại lượng không cộng tính.
3.1.1.2. Cách đo và thang đo nhiệt độ
Nhiệt độ có thể tăng lên vô hạn, nhưng không thể hạ thấp vô hạn. Giới hạn
của nhiệt độ thấp được chọn là không độ của thang nhiệt giai Kelvil và nhiệt độ đó
gọi là độ không tuyệt đối. Đơn vị đo thường dùng hiện nay là: 0C, K, 0 F.
* Lịch sử hình thành thang đo nhiệt độ
Những khái niệm nóng, ấm, lạnh đã từ lâu rất quen thuộc đối với loài người.
Tổ tiên xa xưa của chúng ta đã dựa vào dụng cụ đo lường không hoàn hảo là thân
thể mình để xây dựng một thang đo phổ biến, trên đó chỉ ghi 3 mốc đơn giản được
loài người sử dụng trong hàng ngàn năm [72].
Năm 1592, Gallile lần đầu tiên tạo ra một dụng cụ để đo nhiệt độ, cấu tạo của
dụng cụ này như hình vẽ.
Ban đầu, cách chia nhiệt độ hoàn toàn tùy tiện, vì vậy đòi hỏi phải có một
cách chia chính xác hơn.
Vào thế kỉ XVIII, XIX, hai nhà KH người Pháp là Charles và Gay-Lusac khi
tiến hành TN đã phát hiện ra, với một lượng chất khí nhất định khi thể tích không
thay đổi nhiệt độ cứ giảm xuống 10C thì áp suất giảm 1/273 so với áp suất ở 00C.
William –Thomson - Kelvin (1824-1907) đã đưa ra thang nhiệt độ Kelvin. Thang
nhiệt độ K đặt mức nhiệt độ từ 00K (tương đương -2730C), tức là lấy nhiệt độ phân
tử vật chất ngừng vận động làm độ không tuyệt đối cho thang nhiệt độ Kelvin được
59
gọi là độ không tuyệt đối. Thang nhiệt độ Kelvin được gọi là thang nhiệt động lực
học. Đại hội đo lường Quốc tế lần thứ 7 (1927) đã chọn thang nhiệt động lực học
làm thang nhiệt cơ bản nhất. Đại hội đo lường Quốc tế lần thứ 11 (1960) quy định
dùng điểm cố định đơn nhất (273,150K) để định nghĩa đơn vị là Kelvin.
Với hệ thống nhiệt độ Kelvin, độ không tuyệt đối tương đương -273,150C,
0
0
C là 273,15
0
K điểm bội ba của nước (ở thể rắn, lỏng, khí ) là 0.010C (273,160K),
điểm sôi của nước là 3730K. Sự xác lập của thang độ Kelvin đã cung cấp phương
pháp đo cho sự phát triển của kĩ thuật nhiệt độ thấp. Cùng với sự phát triển của kĩ
thuật nhiệt độ thấp, con người không ngừng dành những điểm mốc mới. Hiện tại, kỉ
lục nhiệt độ thấp nhất con người đạt được là 10-180
K, gần như đã đạt tới mức độ
không tuyệt đối (tức 00K) [60].
3.1.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vật chất
A) Sự truyền nhiệt
Sự trao đổi nhiệt giữa các vật diễn ra dưới nhiều dạng, song người ta có thể
phân loại sự truyền nhiệt thành 3 dạng cơ bản, đó là: sự dẫn nhiệt, sự truyền nhiệt
bằng đối lưu, sự truyền nhiệt bằng bức xạ.
Hiện tượng đối lưu: Truyền nhiệt bằng đối lưu là sự truyền nhiệt nhờ
những chuyển động vĩ mô của dòng chất lỏng (hay khí) gây ra bởi sự khác nhau của
khối lượng riêng tại những chỗ khác nhau trong chất lỏng hay khí. Trong các môi
trường lỏng (hay khí), nếu nhiệt độ tại mọi chỗ không giống nhau thì ở nơi nóng
hơn khối chất dãn nở nhiều hơn, do đó khối lượng riêng nhỏ đi nên khối chất ở đó
bị đẩy lên trên do lực đẩy Acsimet và được thế chỗ bằng khối chất từ nơi ít nóng
hơn, tạo thành dòng đối lưu, đem theo nhiệt lượng [53, tr.151].
Đối lưu là một phần của nhiều quá trình trong tự nhiên như: Đối lưu của khí
quyển đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các mô hình khí hậu toàn cầu
và sự thay đổi thời tiết hàng ngày [53].
Hiện tượng dẫn nhiệt: Là một quá trình trao đổi nhiệt giữa các phần của một
vật hay giữa các vật có nhiệt độ khác nhau khi chúng tiếp xúc nhau.Thí dụ: Cầm một
đầu thanh sắt còn đầu kia được đốt nóng, sau một thời gian thì đầu thanh sắt mà ta
cầm cũng thấy nóng lên. Đó là sự truyền nhiệt trực tiếp giữa các phần của thanh sắt
[53,tr.145].
60
Hiện tượng bức xạ: Sự truyền nhiệt bằng bức xạ là sự trao đổi nhiệt được
thực hiện bằng cách phát ra và hấp thụ các bức xạ (các sóng điện từ). Bức xạ nhiệt
có một đặc tính là: trong một số điều kiện đặc biệt, nó có thể tồn tại cân bằng với
vật. Nghĩa là, năng lượng do vật bức xạ phát ra đúng bằng năng lượng dưới dạng
nhiệt mà vật thu vào bằng hấp thụ bức xạ [53,tr 152].
Cách truyền nhiệt từ vật này sang vật khác bằng bức xạ là cách Mặt Trời sưởi
ấm Trái Đất. Bức xạ truyền từ Mặt trời đến Trái Đất, một số chúng bị hấp thụ làm
ấm bề mặt Trái Đất [7], [19], [53].
B) Sự giãn nở vì nhiệt
Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Xuất phát từ cấu trúc phân tử của vật chất, mọi vật đều hình thành từ các
nguyên tử và phân tử. Xét cấu trúc phân tử chất rắn, liên kết được tạo thành từ tinh
thể. Các tinh thể bao gồm các nguyên tử hoặc ion được liên kết với nhau bởi các
mạng tinh thể. Các nguyên tử hoặc ion chiếm các vị trí xác định, tuần hoàn trong
không gian. Giữa các phân tử (nguyên tử hoặc ion) có lực liên kết các phân tử và
nguyên tử. Thế năng tương tác giữa chúng phụ thuộc vào khoảng cách và tạo thành
hố thế năng có dạng parabol không đối xứng.
Bình thường các nguyên tử dao động quanh vị trí cân bằng có năng lượng thấp
nhất (E0) trong hố thế năng ứng với khoảng cách trung bình giữa hai phân tử là R0. Khi
nhiệt độ tăng, các nguyên tử có thêm năng lượng dao động mạnh hơn quanh vị trí cân
bằng và phạm vi bắt đầu rộng hơn, dẫn đến khoảng cách R0 tăng lên. Kích thước vật đã
tăng lên, điều này chứng tỏ vật đã bị giãn nở do sự thay đổi của nhiệt độ.
Ngược lại với sự giãn nở là sự co lại của vật chất: Khi nhiệt độ giảm thì các
phân tử dao động với vận tốc nhỏ và phạm vi dao động rút ngắn hơn, dẫn đến
khoảng cách giữa chúng ngắn hơn bình thường. Và tất nhiên vật chất sẽ co lại.
Ứng dụng của sự nở vì nhiệt: Trong xây dựng: Thiết kế cầu đường, xây
nhà, chế tạo tàu, máy bay, thiết kế nhiệt trong các nhà thể thao; Trong các phòng
thử nghiệm và kĩ thuật: Thử nghiệm thiết bị giao thông, động cơ và các dụng cụ, xử
lí bề mặt bằng điện hóa, gia công phôi, thay đổi cấu trúc tế vi, lắp chặt;Trong sản
xuất: Sấy thăng hoa, chế biến và bảo quản sản phẩm, sản xuất bia; Trong y học:
Men răng, niềng răng, chuẩn đoán bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc[60].
61
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Nếu tất cả mọi chiều của vật rắn đều nở vì nhiệt thì thể tích của vật rắn cũng phải
nở. Với chất lỏng thì chỉ có sự nở khối là tham số giãn nở có ý nghĩa. Nếu nhiệt độ của
một chất rắn hay chất lỏng có thể tích V tăng thêm một lượng V, thì độ tăng thể
tích được tính theo: V=V* * T. Trong đó: là hệ số nở khối của chất rắn hay
chất lỏng. Chất lỏng phổ biến nhất là nước, không giống như các chất lỏng khác.
Trên 4
0C, nước nở khi nhiệt độ tăng. Tuy nhiên, trong khoảng giữa 00C và gần 40 C,
nước co lại khi nhiệt dộ tăng. Ở gần 40 C thể tích riêng của nước qua một giá trị cực
tiểu, tức là khối lượng riêng có giá trị cực đại. Ở tất cả các nhiệt độ khác, khối
lượng riêng đều nhỏ hơn giá trị cực đại này [7, tr15].
Tính chất đặc biệt này của nước giúp giải thích hiện tượng vì sao nước lại bị
đóng băng từ trên mặt hồ xuống chứ không phải từ đáy lên. Khi nước ở phía trên
mặt hồ chẳng hạn từ 100 C lạnh dần đi tới băng điểm, nó sẽ nặng hơn nước ở phía
dưới và chìm xuống đáy [60].
3.1.2. Các kiến thức Nhiệt học ở THCS
3.1.2.1. Đặc điểm về cấu trúc chương trình Nhiệt học ở THCS
Theo chương trình hiện hành, phần Nhiệt học nằm trong chương trình VL 6
và VL 8. Cụ thể:
Bảng 3.1: Nội dung phần Nhiệt học trong chương trình VL hiện hành
Lớp 6 Lớp 8
Bài Tên bài Bài Tên bài
18 Sự nở vì nhiệt của chất rắn 19 Các chất được cấu tạo như thế nào
19 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng 20 Nguyên tử, phân tử chuyển động hay
đứng yên
20 Sự nở vì nhiệt của chất khí 21 Nhiệt năng
21 Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt 22 Dẫn nhiệt
22 Nhiệt kế - nhiệt giai 23 Đối lưu – Bức xạ nhiệt
23 Thực hành đo nhiệt độ 24 Công thức tính nhiệt lượng
24-25 Sự nóng chảy và đông đặc 25 Phương trình cân bằng nhiệt
26-27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ 26 Năng suất tỏa nhiệt của Nhiên liệu
28-29 Sự sôi 27 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện
tượng cơ và nhiệt
30 Tổng kết chương Nhiệt học 28 Động cơ nhiệt
29 Câu hỏi và bài tập tổng kết chương
62
3.1.2.2. Đặc điểm nội dung kiến thức Nhiệt học ở THCS
A) Đặc điểm nội dung kiến thức nhiệt học ở lớp 6
Chương trình nhiệt ở lớp 6 khảo sát các hiện tượng nhiệt theo quan điểm
hiện tượng luận, dựa trên những dấu hiệu bên ngoài có thể quan sát được, đo đạc
được. Ở lớp 6, HS mới chỉ tìm cách trả lời câu hỏi “Hiện tượng xảy ra như thế
nào?” chứ chưa tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của hiện tượng. Cụ thể như sau:
Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí
SGK Vật lí 6 bắt đầu phần này bằng kiến thức sự nở khối của vật rắn. Khi
vật rắn bị nung nóng thì kích thước của vật theo mọi hướng đều tăng lên, do đó thể
tích của vật tăng lên.Vậy nếu biết quy luật về sự nở dài (tăng khoảng cách giữa hai
điểm của vật) thì có thể suy ra quy luật về sự nở lớn (tăng thể tích). Đối với chất
lỏng và chất khí không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của bình chứa thì
sự nở dài không có ý nghĩa, người ta chỉ quan tâm đến sự nở khối. Bởi vậy, để cho
đơn giản, ta chỉ khảo sát sự nở khối chung cho cả chất rắn, lỏng, khí [44].
Tuy nhiên, trong các thí nghiệm thường không đo được trực tiếp thể tích của vật
rắn cho nên gặp một số khó khăn. Ví dụ như vật rắn rỗng như bình cầu, quả cầu thì khi
nung nóng nó sẽ “nở vào trong” và hay “nở ra ngoài” là không chứng minh được.
Chất lỏng phải đựng trong bình. Khi đun nóng bình đựng nước thì bình nóng
lên trước, rồi sau nước trong bình mới nóng lên. Vậy, đầu tiên thể tích trong bình
tăng lên, làm cho mực nước trong bình tụt xuống. Sau đó, nước nở ra, nhưng vì
nước nở nhiều hơn nên mực nước lại dâng lên. Vì sự nở khối của bình rất nhỏ nên
phải dùng ống cắm trong miệng mình có đường kính nhỏ mới quan sát thấy lúc đầu
mực nước tụt xuống sau mới dâng lên cao. Nếu không đòi hỏi sự chính xác cao thì
có thể bỏ qua sự nở của bình chứa.
Với chất khí đựng trong bình thì sự nở phức tạp hơn. Có thể nở đẳng nhiệt
hay đẳng áp. Ở lớp 6, chỉ xét sự nở đẳng áp (áp suất khí giữ trong bình không đổi).
Muốn thế ta cho vào trong ống một giọt chất lỏng để ngăn cách khí trong bình và
khí ở ngoài bình. Khi giọt chất lỏng đứng yên thì áp suất trong bình bằng áp suất
ngoài bình, là áp suất khí quyển coi như không đổi. HS lớp 6 không cần biết điều
này, chỉ chú ý đến sự tăng thể tích mà thôi.
63
Sự biến đổi trạng thái của các chất
Khi tăng nhiệt độ thì thể tích của chất rắn, lỏng, khí đều tăng lên. Tuy nhiên
không thể làm tăng thể tích của chất rắn và lỏng vô hạn nhờ tăng nhiệt độ. Khi tăng
nhiệt độ đến một giới hạn nhất định thì chất lỏng biến thành chất khí, chất rắn biến
thành chất lỏng, nghĩa là xảy ra sự biến đổi trạng thái.
Sự chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng gọi là sự nóng chảy. Mỗi
chất rắn kết tinh nóng chảy ở nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy. Khi đun
nóng chất rắn kết tinh có nhiệt độ tăng dần. Đến nhiệt độ nóng chảy, nếu tiếp tục
đun nóng (cung cấp thêm nhiệt lượng) thì nhiệt độ không tăng nữa, phần chất rắn
chuyển sang thể lỏng tăng lên. Đến khi toàn bộ chất rắn đã biến thành chất lỏng, nếu
tiếp tục cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ lại tăng lên. Với chất rắn vô định hình bị
nung nóng thì mềm dần ra cho đến khi trở thành lỏng và nhiệt độ tăng liên tục. Phần
nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg một chất rắn kết tinh ở nhiệt độ nóng chảy để nó
biến thành chất lỏng gọi là nhiệt hóa lỏng. Quá trình biến đổi ngược lại từ trạng thái
lỏng sang rắn gọi là sự đông đặc. Sự đông đặc và sự nóng chảy của chất rắn kết tinh
xảy ra ở cùng một nhiệt độ. Khi quá trình nóng chảy (hay đông đặc) đang xảy ra thì
nhiệt độ không đổi, lúc đó tồn tại song song cả thể rắn và thể lỏng. Bởi vậy chỉ khi
nhiệt độ nước đá đang tan thì mới ở nhiệt độ 00C. Nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc
ít phụ thuộc vào áp suất khí quyển nơi làm thí nghiệm.
Sự chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí xảy ra phức tạp hơn. Thông
thường, ở bất kì nhiệt độ nào, trên mặt thoáng của chất lỏng vẫn có một số chất lỏng
hóa thành khí, hiện tượng đó gọi là sự bay hơi. Khi tăng nhiệt độ lên đến một giá trị
xác định thì sự bay hơi xảy ra ngay cả trong lòng chất lỏng, xuất hiện trong lòng
chất lỏng những bọt chứa hơi bão hòa. Các bọt hơi nổi lên mặt thoáng chất lỏng, rồi
vỡ ra một cách dồn dập, đó là hiện tượng sôi. Với mỗi chất lỏng, sự sôi xảy ra ở
nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi lại phụ thuộc vào áp suất trên mặt
thoáng của chất lỏng và tăng theo áp suất đó. Dưới áp suất 76 cmHg, nước sôi ở
nhiệt độ 1000C. Khi lên núi cao, áp suất khí quyển giảm thì nhiệt độ sôi cũng giảm,
nước có thể sôi ở nhiệt độ 980C. Ngược lại, trong nồi áp suất đựng nước đậy kín,
64
khi đun nóng, áp suất có thể cao hơn 76cm Hg cho nên nhiệt độ sôi trong nồi áp
suất có thể tăng lên trên 1000C, làm cho thức ăn nhanh nhừ.
Ở lớp 6, không xét sự phụ thuộc nhiệt độ sôi vào áp suất trên mặt thoáng chất
lỏng nên chỉ nói chung là: mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Do vậy, GV
không nên khẳng định nước sôi ở 1000C. Tùy theo nơi làm thí nghiệm ở dưới thấp
hay trên núi cao mà nhiệt độ sôi có thể khác nhau. Nhưng ở cùng một nơi thì nhiệt
độ sôi của nước luôn có một giá trị xác định khi đo bằng cùng nhiệt kế.
Ở lớp 6, chỉ xét một trường hợp hay gặp trong đời sống là hạ nhiệt độ, hơi
nước gặp lạnh hóa lỏng mà chưa thể nói rõ lạnh đến nhiệt độ nào. Tóm lại, nội dung
kiến thức nhiệt học ở lớp 6 nghiên cứu tương đối kỹ hiện tượng hóa hơi (tốc độ bay
hơi, sự sôi) nhưng chỉ xét sơ qua sự ngưng tụ (hóa lỏng) [44].
B) Đặc điểm về nội dung kiến thức nhiệt học ở lớp 8
Ở lớp 8, HS đã bước đầu khảo sát các hiện tượng nhiệt theo quan điểm cấu trúc
cơ chế và quan điểm năng lượng. Theo chương trình này, HS được NC sơ lược về cấu
tạo phân tử của chất, rồi vận dụng KT đó để giải thích một số hiện tượng đơn giản. Tuy
nhiên, các hiện tượng nhiệt liên quan đến sự vận động của một số lớn phân tử, quy luật
vận động tuân theo quy luật thống kê. Bởi vậy, nhiều hiện tượng nhiệt ở lớp 8 cũng chỉ
được NC ở mức độ định tính, chứ chưa có thể vận dụng thuyết cấu tạo phân tử để suy
ra các kết quả định lượng chính xác được. Chẳng hạn như khi xét mối quan hệ giữa
nhiệt độ và vận tốc của các phân tử chỉ nêu nhận xét: Ở nhiệt độ càng cao thì các phân
tử chuyển động càng nhanh, chứ không thể đưa ra công thức định lượng liên hệ giữa
động năng trung bình của các phân tử và nhiệt độ [44].
3.1.3. Mối quan hệ giữa Nhiệt học với Sinh học, Địa Lí
Nhiệt là một yếu tố quan trọng trong đời sống, nó gắn liền với sự sống của
sinh vật và con người. Nhiệt học không chỉ là kiến thức VL đơn thuần mà nó là yếu
tố gắn chặt với Sinh học và Địa lí. Ta có thể thấy ý nghĩa của Nhiệt trong chương
trình môn Sinh học, Địa lí như bảng 3.2.
65
Bảng 3.2: Nhiệt học trong môn Sinh học và Địa lí ở THCS.
Lớp Nhiệt trong môn Sinh học Nhiệt trong môn Địa lí
Lớp 6
Bài Nội dung Bài Nội dung
24
Phần lớn nước vào cây đi đâu?
18
Thời tiết, khí hậu và nhiệt
độ không khí
46 Thực vật góp phần điều hòa khí hậu 21 Phân tích biểu đồ nhiệt độ
47 Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước
Lớp 8 33 Thân nhiệt
Lớp 9
43
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm
lên đời sống sinh vật
3.2. Đề xuất một số nội dung tổ chức dạy học theo Lamap ở THCS
Từ đặc điểm nội dung của Nhiệt học trong môn VL, Hóa học, Sinh học,
chúng tôi đề xuất cấu trúc lại nội dung Nhiệt học để tổ chức DH theo LAMAP với
những nội dung (in đậm màu xanh) như Hình 3.1.
Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc nội dung Nhiệt học ở THCS
Nhiệt học
Các chất cấu tạo như
thế nào?
Nhiệt năng
Thay đổi nhiệt
năng
Thực hiện
công
Nhiệt lượng
Cân bằng
nhiệt lượng
Truyền nhiệt
Dẫn
nhiệt
Đối
lưu
Bức
xạ
nhiệt
UD sự truyền
nhiệt trong đời
sống và kỹ thuật
Chất khí Chất lỏng Chất rắn
Nóng
chảy và
đông
đặc
Bay
hơi và
ngưng
tụ
Sự sôi
Ứng dụng sự nở vì nhiệt
và sự chuyển thể của chất
trong đời sống
Nhiệt độ
Nhiệt kế chất khí Nhiệt kế chất
lỏng
Nhiệt kế kim
loại
66
Trong phần Nhiệt học của chương trình VL 6 hiện hành, HS được NC các
KT liên quan đến chất rắn, chất lỏng, chất khí. Cụ thể là sự nở vì nhiệt của các chất
và những ứng dụng trong thực tiễn của cuộc sống, sự chuyển thể của các chất: sự
nóng chảy, sự đông đặc, sự bay hơi Vì vậy, có thể tổ chức DH chương này theo
hai chủ đề “Sự nở vì nhiệt” và “Sự chuyển thể của các chất” với các nội dung cụ thể
như sau.
Chủ đề sự nở vì nhiệt của các chất
Như SGK hiện hành thì HS sẽ được tìm hiểu về hiện tượng nở vì nhiệt của
của các chất sau đó ứng dụng trong thực tiễn. Hai bài “Một số ứng dụng sự nở vì
nhiệt” và “Nhiệt kế - Nhiệt giai” được bố trí riêng nhưng có thể hiểu cả hai bài này
đều nói về những ứng dụng của sự nở vì nhiệt. Bài “Thực hành đo nhiệt độ” là bài
sử dụng nhiệt kế nên chúng tôi cũng kết hợp vào chủ đề này.
Nói đến hiện tượng nhiệt là nói đến trạng thái nóng lạnh, nghĩa là nói đến
nhiệt độ. Vì vậy, theo chúng tôi hợp lý hơn cả là phải nói đến khái niệm nhiệt độ
ngay ở bài đầu tiên.
SGK không nói đến khái niệm nhiệt độ mà dùng các thuật ngữ “ nóng lên”
hay “lạnh đi” mỗi khi cần nói đến sự tăng giảm nhiệt độ. Có thể nói các từ “nóng”,
“lạnh” được dùng phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày mỗi khi ta muốn nói đến
trạng thái nhiệt độ khác nhau. Nhưng thực ra không phải chỉ có hai từ đó mà còn
nhiều từ khác để chỉ mức độ nóng lạnh hay sự thay đổi của trạng thái nóng lạnh
như: man mát, lạnh buốt, bỏng tay, hơi ấm, nóng già, . Vì thế, câu hỏi đặt ra là:
Nếu dùng thuật ngữ “nóng lên hay “lạnh đi” như trong các kết luận sự nở vì nhiệt
của các chất trong SGK liệu có làm cho HS hiểu một cách chính xác về các hiện
tượng nở vì nhiệt. Một VĐ nữa là ở bài “Nhiệt kế - Nhiệt giai”, SGK đưa ra một thí
nghiệm hai ngón tay cùng nhúng vào bình nước. Thí nghiệm đó nhằm dẫn HS đến
nhận xét rằng một ngón tay thì thấy nước ở bình đó mát, còn ngón tay kia lại thấy
nước ở bình đó ấm. Vậy mát hay ấm, nóng hay lạnh phụ thuộc vào cảm giác của
con người, có yếu tố chủ quan. Thí nghiệm đó là bằng chứng chứng tỏ nóng, lạnh
phản ánh không chính xác nhiệt độ. Theo chúng tôi, khi nói đến nhiệt độ thì hợp lí
hơn là trình bày luôn KT về “nhiệt kế” và cách dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ
67
Cụ thể trong chủ đề “Sự nở vì nhiệt” chúng tôi chia thành các bài sau:
- Bài 1: Tìm hiểu nhiệt kế chất lỏng
- Bài 2: Tìm hiểu nhiệt kế kim loại
- Bài 3: Tìm hiểu về nhiệt kế chất khí
Chủ đề “Sự chuyển thể của các chất”
Chủ đề này là sự phát triển KT về sự nở vì nhiệt. Theo SGK hiện hành, khi khảo
sát QT nóng chảy và đông đặc tách riêng rẽ sự nóng chảy, sự đông đặc (cụ thể là khảo
sát sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến). Thực tế cho thấy, băng phiến mua ngoài
thị trường không nguyên chất nên nhiệt độ nóng chảy chỉ trong khoảng 740C đến 780C,
sự biến thiên nhiệt độ theo thời gian trong quá trình này không hoàn toàn theo đúng kết
quả SGK. Việc tìm kiếm băng phiến nguyên chất trên thị trường gặp nhiều khó khăn.
CT yêu cầu GV cho HS khai thác bảng số liệu về sự thay đổi nhiệt độ và thể của băng
phiến trong QT đun nóng (để nguội). Chúng tôi cho rằng làm như vậy không đáp ứng
được yêu cầu của lí luận DH hiện đại, không tạo cơ hội cho HS trải nghiệm TTKP.
Trong khi đó, nước là một chất lỏng rất gần gũi với đời sống HS và rất dễ kiếm (kể cả
nước cất). Mặc dù ở lớp 4, HS đã biết đến sự chuyển thể của nước, nhưng VĐ mà
chúng ta quan tâm là: đặc điểm nhiệt độ của vật trong quá trình nóng chảy (đông đặc).
Vì vậy, chúng tôi tổ chức cho HS nghiên cứu quá trình nóng chảy (đông đặc) của nước.
Với chủ điểm “ Sự chuyển thể’’ chúng tôi chia thành các nội dung sau:
Bài 1: Nghiên cứu sự nóng chảy và đông đặc:
Bài 2. Nghiên cứu sự bay hơi – ngưng tụ.
Bài 3. Nghiên cứu sự sôi.
Chủ đề “Các hình thức truyền nhiệt”
Trong nội dung Nhiệt của VL 8, KT cần tìm hiểu đầu tiên là cấu tạo của vật
chất. Đây là khái niệm cơ bản, xuyên suốt cả quá trình học các KT về nhiệt học sau
đó. Thuyết cấu tạo chất là điều kiện để đưa ra khái niệm nhiệt năng và các cách làm
thay đổi nhiệt năng của một vật. KT trong chương chủ yếu xoay quanh về sự truyền
nhiệt, các hình thức truyền nhiệt và điều kiện xảy ra sự truyền nhiệt. Từ đó giải
thích các hiện tượng và làm các bài tập liên quan. Trong các nội dung đó thì chúng
tôi lựa chọn chủ đề “Các hình thức truyền nhiệt” để tổ chức DH theo LAMAP.
68
3.3. Thiết kế tiến trình DH một số chủ đề thuộc phần Nhiệt học THCS
LA đã thiết kế tiến trình DH với ba chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất; Sự
chuyển thể; Các hình thức truyền nhiệt theo tiến trình DH theo LAMAP đã đưa ra ở
chương 2.
3.3.1. Chủ đề “Sự nở vì nhiệt của các chất”
3.3.1.1. Mục tiêu dạy học của chủ đề
- Phân tích, giải thích các hình ảnh liên quan đến “ảnh hưởng của nhiệt độ
Trái đất tăng lên”
- Đặt ra các câu hỏi liên quan đến VĐ nhiệt độ trung bình Trái đất tăng lên.
- Phát hiện được VĐ “Có phải cảm giác nóng, lạnh phản ánh chính xác nhiệt
độ của một vật không?”
- Đề xuất được quan niệm về nhiệt độ và lấy ví dụ minh họa.
- Đề xuất các GP kiểm tra giả thuyết “cảm giác nóng, lạnh không phản ánh
chính xác nhiệt độ của một vật”.
- Tiến hành TN “cảm nhận nhiệt độ” và rút ra kết luận cảm giác nóng, lạnh
không phản ánh chính xác nhiệt độ của một vật.
- Rút ra kết luận nhiệt độ là một đại lượng VL, đơn vị là 0C.
- Phát hiện được VĐ “Làm thế nào biết chính xác nhiệt độ của một vật?”
- Giải thích, vẽ hình cấu tạo, nguyên tắc HĐ chung của các nhiệt kế chất lỏng.
- Phát hiện được VĐ Tại sao mực chất lỏng lại dâng lên hay hạ xuống trong nhiệt kế?”
- Đề xuất các cách làm cho mực chất lỏng dâng lên (hạ xuống) trong nhiệt kế.
- Đề xuất các ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_boi_duong_nang_luc_giai_quyet_van_de_cua_hoc_sinh_tr.pdf