MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, MÔI TRƯỜNG VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
1.1.1. Lịch sử hình thành vùng Tứ Giác Long Xuyên . 7
1.1.2. Vị trí và đặc điểm địa hình vùng Tứ Giác Long Xuyên . 12
1.1.3. Các khu vực địa lý của vùng Tứ Giác Long Xuyên . 13
1.1.4. Vùng Tứ Giác Long Xuyên trong bối cảnh địa lý miền Tây Nam Bộ. 14
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Thời kỳ trước năm 1975. 15
1.2.2. Thời kỳ từ sau năm 1975 đến nay . 17
1.3. CÁC KHÁI NIỆM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các khái niệm . 24
1.3.2. Khung lý thuyết . 26
1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 31
CHƯƠNG 2: DI TÍCH, DI VẬT TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
2.1. DI TÍCH
2.1.1. Di tích tiền Óc Eo ở khu vực Núi Sam-Bảy Núi . 33
2.1.2. Di tích tiền Óc Eo ở khu vực Hà Tiên-Rạch Giá . 42
2.1.3. Di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở khu vực Thoại Sơn-Núi Sập. 45
313 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các di tích tiền óc eo ở vùng tứ giác Long xuyên trong quá trình hình thành văn hóa óc eo ở miền Tây Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại 1 (gốm loại 12a): có chất liệu gốm loại 1, có mũi hẹp, đầu
mũi ngắn, dưới mũi có hai lỗ (xỏ dây) và được kết nối nối với thân qua một gờ đắp
nổi chạy dọc xuống đáy (bảng 2.25) (Hình 2.59; 2.60).
Cà ràng loại 1 phát hiện phổ biến trong giai đoạn văn hóa 1 của Gò Cây
Tung, chiếm hầu hết trong tổng số 5.665 mảnh. Ngoài ra, một số tiêu bản loại này
cũng tìm thấy ở các di tích An Phú, Phum Quao, Gò Me-Gò Sành (bảng 2.35; 2.36).
+ Cà ràng loại 2 (gốm loại 12b): (46 mảnh) làm bằng gốm thô cát-loại 2 có
xương gốm thô, cứng chắc, áo màu nâu hồng và nâu vàng.
Cà ràng loại 2 có mũi đắp dầy, thuôn dài, bề mặt trên phẳng, đầu mũi rộng và
bẹt, eo thắt nhẹ ở giữa và tách ra theo đường uốn cong nối với vành miệng cong
tròn ở hai bên (mũi dài 5-12cm; rộng 2,5-5cm; vành miệng dầy 2,0-3,5cm). Trên bề
mặt trên có dấu văn thừng hoặc in những đường sọc zíc zắc theo chiều dọc, ngoài ra
còn có hai chấm tròn nổi tạo cho tổng thể phần mũi cà ràng trông giống hình đầu cá
sấu. Bên dưới mũi nối xuống đáy có gờ đắp nổi tương tự kỹ thuật sử dụng ở cà ràng
loại 1 nhưng không có lỗ xỏ dây ở dưới mũi (bảng 2.35).
85
Cà ràng loại 2 được tìm thấy trong các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở
vùng Tứ Giác Long Xuyên như Phum Quao, Gò Me-Gò Sành, K9, Giồng Cu,
Giồng Đá, Giồng Xoài và cả trong lớp cư trú sớm ở Gò Óc Eo. Ở di chỉ Gò Cây
Tung, loại cà ràng này được tìm thấy trong lớp văn hóa 2 (Hình 2.59; 2.60).
+ Cà ràng loại 3 (gốm loại 12c): (728 mảnh) có mũi uốn cong đều với vành
miệng vuốt bằng và rộng bản có hình dáng giống như mũi thuyền. Phần mũi được
uốn nối liền trực tiếp với phần thân, không có phần gờ đắp bên dưới đầu mũi nối từ
đáy lên dưới đầu mũi như ở các loại cà ràng loại 1 và loại 2. Trên vành miệng ra
phần mũi cà ràng có trang trí văn in dạng mép vỏ sò với những dấu in liên tiếp song
song nhau và hai chấm nổi ở hai bên của mỗi đầu mũi (bảng 2.35).
Cà ràng loại 3 được tìm thấy phổ biến trong các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo
sớm ở vùng TGLX như Gò Cây Tung (giai đoạn 2), Phum Quao, Gò Châu Thi, K9,
Giồng Cu, Giồng Xoài, Gò Óc Eo, Gò Cây Thị, Gò Tư Trâm (bảng 2.26).
Tại K9, cà ràng loại 2 và loại 3 cùng được tìm thấy trong một lớp văn hóa,
được làm bằng một loại chất liệu gốm thô pha cát - loại 2.
- Loại hình 13 - Chai gốm: thống kê được 132 mảnh ở di tích Gò Cây Tung
(40 mảnh), Gò Cây Thị (92 mảnh). Ngoài ra, mảnh vỡ chai gốm còn ghi nhận ở
nhiều di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng TGLX như Phum Quao, Gò Me-Gò
Sành, Óc Eo-Ba Thê song chưa được phân loại và thống kê. Các mảnh chai gốm
trong các di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm được làm bằng chất liệu gốm loại 3 và 4,
xương gốm thô, màu xám đen, áo màu nâu hồng sậm (Hình 2.69).
Chai gốm được nặn bằng tay rất thô, có dáng cơ bản hình trụ, giữa thân với
miệng là đoạn cổ eo thắt chia thành hai phần: miệng hình ống (cao trung bình 7,5-
8,5cm) và thuôn thẳng đều lên vành miệng, mép miệng vê tròn và bẻ loe cong nhẹ
(đường kính miệng phổ biến 10-12cm). Phần thân hình ống, đáy tròn, trên bề
thường có văn thừng hay những vệt thừng song song thể hiện theo chiều xiên.
- Loại hình 14-Nắp đậy hình đĩa có núm cầm lớn hình trụ tròn đơn giản,
nối liền với thân nắp hình đĩa nông lòng có vành bẻ cong lên. Nắp được làm bằng
86
chất liệu gốm loại 1, nặn tay khá thô (đường kính nắp 14-18cm; chuôi cầm có
đường kính 2,5-3,0cm, dài 5-7cm). Nắp đậy bằng gốm thô chất liệu loại 1 được tìm
thấy trong nhiều di tích tiền Óc Eo ở khu vực Núi Sam-Bảy Núi (Hình 2.46; 2.68).
* Loại hình gốm trên dòng chất liệu gốm mịn
- Loại hình 16-Vò gốm hình cầu làm bằng chất liệu gốm mịn có miệng loe
cong lật và miệng loe xiên, gồm các loại sau:
+ Loại hình 16a-vò gốm có miệng loe cong lật vai thuôn xuôi (đường kính
khoảng 20-22cm), được làm bằng chất liệu gốm mịn loại 5 và loại 6. Bình có thân
hình cầu, miệng loe lật với thành miệng rộng, mép miệng vê tròn (kiểu miệng loại
9a, 9b và 9c), vai hẹp hoặc xuôi (Hình 2.61).
+ Loại hình 16b- vò gốm có miệng loe xiên, được làm bằng cả hai loại chất
liệu gốm mịn (loại 5 và loại 6), mỗi loại chất liệu có những nét riêng trong đặc điểm
kiểu dáng, trang trí Vò có thân hình cầu, miệng vò gốm có miệng loe xiên, thành
miệng khum nhẹ, vành miệng vuốt dầy và tràn ra hai bên (kiểu miệng K7d), đường
kính 18-23cm). Cổ eo thắt gãy góc gần vuông với vai. Bờ vai rộng và xương gốm
rất dầy (1,2-1,6cm) có dáng tròn nở rộng (đường kính vai có thể đến >60cm).
Tại di chỉ K9, các mảnh mảnh miệng vò gốm loại 16b được tìm thấy làm
bằng hai loại chất liệu gốm loại 5 và loại 6. Các mảnh gốm bằng gốm loại 6 thành
phần xương gốm thường có lẫn nhiều cát hạt mịn. Các mảnh miệng bằng gốm loại 5
thì trong xương gốm có lẫn nhiều hạt thạch anh lớn màu trắng đục (Hình 2.62).
Loại vò gốm này có đặc điểm gần với gốm loại hình 10 thuộc dòng gốm thô
(chất liệu loại 4), tìm thấy nhiều di chỉ Gò Óc Eo, Gò Cây Thị, Gò Tư Trâm
- Loại hình 17-Bình gốm, chủ yếu làm bằng gốm loại 6, đặc trưng với
miệng loe xiên (K7e, K7f, K7g), thân hình cầu hoặc hình con tiện với đáy tròn, chân
đế loe choãi thẳng hoặc choãi khum nhẹ (loại K2a) có đặc điểm kiểu dáng và kích
thước tương đương, đối xứng với phần miệng bình. Có hai loại nhỏ (Hình 2.63):
+ Loại hình 17a - Bình hình cầu: có miệng loe, thân tròn nở đều và vai
xuống đáy, xuất hiện trong lớp văn hóa giai đoạn 2 của Gò Cây Tung, K9, Giồng
87
Xoài và tiếp tục phổ biến trong giai đoạn 3 ở các di chỉ Gò Ó c Eo, Gò Cây Thị, Gò
Tư Trâm, Gò Cây Da với một số thay đổi ở kiểu miệng và hình thức trang trí.
Bình gốm thuộc loại hình 17a tìm thấy ở giai đoạn 2 thường có miệng loe
xiên kiểu K7f, bề mặt ngoài thường có văn thừng đập từ dưới vai xuống đáy, một số
được xoa-miết láng nhằm xóa dấu văn thừng song mặt đáy trong lòng chân đế vẫn
còn rõ dấu thừng. Phần miệng loe xiên với mặt trong lòng thành miệng cong khum
nhẹ, thường có các được vạch ngang song song đều nhau tịnh tiến rất rõ nét.
Trong giai đoạn 3, bình gốm loại hình 17a tiếp tục phổ biến với các kiểu
miệng K7e, K7f, đồng thời xuất hiện miệng K7g với đặc điểm mới là có phần cổ
tách biệt rõ với phần vai có dạng hình trụ thấp. Bên cạnh kỹ thuật xoa-miết láng
xóa dấu văn thừng trên bề mặt thân bình, thì ở phần vai của bình gốm hình cầu xuất
hiện các mô típ trang trí văn vạch đồ án những đường vạch ngang song song, hình
xương cá hay lá dừa nước (loại 5), hình cánh sóng (loại 6).
Bình có vòi cũng được tìm thấy số lượng rất nhiều với hai loại vòi bình hình
chóp và vòi hình trụ xiên thẳng. Hai loại vòi bình này cùng được tìm thấy trong hai
giai đoạn văn hóa 2 và 3, gồm các di chỉ Gò Cây Tung, K9, Giồng Xoài hay Gò Óc
Eo, Gò Cây Thị, Gò Tư Trâm, Mốp Văn (Hình 2.63).
+ Loại hình 17b - Bình hình con tiện: chỉ xuất hiện ở giai đoạn văn hóa 3
với kiểu miệng loe cong (K9a) và loe xiên khum (K7g), nổi bật với cổ hình trụ thấp
rõ nét, vai nở rộng, vai hợp với đáy tạo góc gãy, đáy tròn, chân đế nhỏ, thấp, có kích
thước gần tương ứng với đường kính miệng. Trên vai thường trang trí văn vạch
nhiều đồ án đa dạng, từ những đường vạch ngang song song kiểu khuôn nhạc làm
viền ngoài cùng bo ở trên-dưới băng trang trí đến các mô típ chủ đạo hình tam giác,
hình cánh sóng, hình lá dừa nước, hình bán nguyệt có vạch lồng
Bình con tiện làm vật tùy táng trong mộ vò Linh Sơn Nam (98OE.LS1.788)
có kích thước nhỏ (cao 9,1cm; đường kính vai 12,8cm) (Hình 2.63). Mảnh của loại
gốm này có trong các di chỉ Gò Tư Trâm, Gò Cây Thị, Gò Óc Eo có bờ vai gãy
đặc trưng, trang trí văn vạch khuôn nhạc kết hợp mô típ loại 5 và loại 6 (hình lá dừa,
cánh sóng). Nhóm hiện vật sưu tầm tại Óc Eo MBB,N.4814, MBB,N.3559 [206,
88
PL.LXXXIII] có trang trí hoa văn vạch loại 4 tương tự như trang trí trên gốm tiền
Óc Eo ở Gò Cây Tung, Phum Quao, Gò Me-Gò Sành (Hình 2.63).
Bình con tiện cũng có phiên bản có vòi hình chóp nhọn kích thước nhỏ, với
hiện vật một số được sưu tầm ở khu vực Gò Óc Eo từ thập niên 40 của thế kỷ XX,
MBB,N.3844 (cao 9,0cm; đường kính thân 12,5cm) [206, tr.164] cũng được trang
trí hoa văn khắc vạch có đặc điểm thống nhất với các hiện vật trên.
- Loại hình 18-Tô/bát sâu lòng đáy tròn: tô có đáy tròn hình bán cầu,
miệng cong khum loại 4b, 4c, 4d, 4e và 4f được làm bằng chất liệu gốm mịn loại 5
và 6 với nhiều kiểu miệng khác nhau. Có thể phân loại thành các kiểu sau:
+ Loại hình 18a - tô có vành đắp rộng bên ngoài miệng. Tô có miệng cong
khum, bên ngoài đắp vành rộng vát xiên thấp xuống dưới (kiểu miệng K4b). Miệng
loại này được tìm thấy ở các di tích An Phú, Gò Me - Gò Sành, K9, Giồng Xoài,
được làm bằng chất liệu gốm loại 1, loại 2 và loại 6 (Hình 2.64).
+ Loại hình 18b - tô hình cầu có vành đắp rộng bản: có chất liệu gốm loại
6, miệng cong tròn đều xuống đáy, vành miệng đắp rộng bản (kiểu miệng K4d).
Mặt ngoài thân thường có những đường rãnh chìm song song tịnh tiến đến sát gờ
dưới vành miệng. Tô gốm loại hình 18b được tìm thấy trong các di chỉ K9 và Gò Óc
Eo, có đặc điểm gần gũi và có thể là một biến thể từ loại hình 18a, với đặc điểm
chất liệu, kích thước, kiểu dáng không có nhiều khác biệt (Hình 2.64).
Hiện vật 06K9.TS7L4.36 còn gần nguyên, phát hiện trong tầng văn hóa di
chỉ K9, đường kính miệng 14,7cm; cao 5,4cm. Tô được làm bằng chất liệu gốm mịn
loại 6, thành phần chất liệu có lẫn nhiều cát thạch anh màu trắng đục.
Hiện vật 01OE.GOE1.UF14.424 phát hiện trong tầng văn hóa di chỉ Gò Óc
Eo, có chất liệu gốm mịn loại 6 (cao >12,3cm; dầy vành 4,0cm; dầy thân 0,6-
0,8cm). Tô có miệng cong khum (đường kính 21,4cm), bên ngoài vành miệng đắp
rộng bản (dầy 4,4cm), vuốt tạo gờ nổi rõ cách biệt với phần thân (đường kính
26,2cm). Thân hình tròn sâu lòng, lòng đáy miết láng tròn đều, mặt ngoài có những
đường rãnh song song xoáy trôn ốc từ đáy lên đều nhau.
89
+ Loại hình 18c-tô nhỏ có vành miệng lật: tô có thân hình bán cầu, miệng
bẻ lật ra ngoài (kiểu miệng K4c), phát hiện trong lớp văn hóa sớm di chỉ Gò Tư
Trâm và Gò Óc Eo, được làm bằng cả hai loại chất liệu gốm mịn loại 5 và 6.
Hiện vật 02OE.GTTr.H1L12A1, làm bằng gốm loại 5 có xương gốm đen
mịn, áo xám ghi lẫn đen bóng ánh chì, mặt ngoài thân xuống đáy có văn thừng đập
kín, dấu thừng sắc nét (đường kính miệng 17,3cm; cao 7,9cm) (Hình 2.64).
Hiện vật 02OE.GTTr.H1L13B4 được làm bằng gốm chế tác trau chuốt (cao
8,2cm; đường kính miệng 22,8cm), mặt ngoài thân xuống đáy có những vệt lõm
song song của kỹ thuật bàn xoay hỗ trợ (Hình 2.64).
+ Loại hình 18d- tô sâu lòng có vành miệng rộng và bẻ ngang: miệng cong
khum, vành miệng rộng bản và bẻ lật tạo bề mặt trên vành miệng cong lồi (miệng
loại 4e và 4f), được làm bằng gốm loại 6.
Hiện vật 01OE.GOE1.UF37E.441 phát hiện trong di chỉ Gò Óc Eo được phục
dựng nguyên dạng, có hình bán cầu, thành miệng cong khum, vành miệng bẻ lật ra
ngoài (đường kính miệng 21,5cm; đường kính thân 19,2cm) với bề mặt cong lồi tạo
gờ sắc cạnh ở bên trong, vành mép vuốt tròn (rộng bản 1,9cm). Lòng đáy sâu lòng,
bề mặt được miết láng đều đặn (dầy 0,6-0,7cm). Mặt ngoài có những đường rãnh
song song xoáy đều từ đáy lên dưới vành miệng (Hình 2.64).
- Loại hình 19-Bát bồng: làm từ chất liệu gốm loại 5, gồm có hai loại
+Bát bồng loại 1 (Loại hình 19a) có eo đế rộng và loe choãi (đế loại K1b),
bề mặt áo gốm màu đen bóng. Chưa có nguyên bản nào được phục dựng, song qua
so sánh đặc điểm loại hình trong các di tích tiền Óc Eo ở Nam Bộ như Gò Hàng, Gò
Ô Chùa, Giồng Lớn, có thể xác định phần mâm bồng có miệng K2d, trên vành
miệng có trang trí văn vạch đồ án loại 2b (Hình 2.65).
+ Bát bồng loại 2 (Loại hình 19b) có dáng cao, eo đế thắt nhỏ hoặc hình trụ
(đế K3a và K3b). Mặt ngoài đế có áo xám trắng, trang trí văn vạch đồ án hình chữ S
nối nhau (văn vạch loại 7) hay những nhóm đường vạch dọc song song bên trong
vạch chéo kết hợp với những vạch ngang song song trên đoạn eo đế hình trụ. Phần
90
mâm bồng có dạng bát sâu lòng hoặc đĩa sâu lòng, miệng vuốt thu nhỏ đơn giản
(miệng loại K2c), lòng đáy có lớp áo màu đen bóng (Hình 2.65).
- Loại hình 20-Ly chân cao: có 1.220 mảnh tìm thấy trong các di tích Gò
Cây Tung 2, Phum Quao, Gò Me-Gò Sành, K9, Giồng Cu, Giồng Xoài, Gò Óc Eo,
Gò Cây Thị, Gò Tư Trâm(bảng 2.24). Loại đồ đựng này có chất liệu gốm mịn,
chủ yếu là gốm chất liệu loại 6, số ít hơn làm bằng gốm chất liệu loại 5. Ly có dáng
cao (8,5-9,5cm) kiểu dáng cân đối với phần đồ đựng sâu lòng dồn trọng tâm xuống
phần chân đế loe choãi (đường kính vành đế 7,5-8,5cm), giữa thân thắt eo nhỏ
(đường kính 2,2-2,6cm). Cơ bản có hai loại ly chân cao sau:
+ Ly chân cao loại 1 (Loại hình 20a) là đế ly chân cao có phần đồ đựng
hình bát sâu lòng (đường kính miệng 12-16cm), chân đế loe choãi bẹt (đường kính
8,5-9,5cm). Có ba kiểu nhỏ (Hình 2.66) với khác biệt ở vành đế như sau:
Ly chân cao kiểu 1a (loại 20a.K1a): vành đế bẻ gập tạo gờ gãy góc ở trên và
vành loe choãi xiên ra ngoài (dầy vành 0,6-0,8cm).
Ly chân cao kiểu 1b (loại 20a.K1b): vành đế vuốt bằng rộng bản, mặt ngoài
cong lồi hoặc vuốt đứng với hai gờ sắc cạnh trên và dưới vành đế (dầy 0,8-1,1cm).
Ly chân cao kiểu 1c (loại 20a.K1c): vành đế vuốt bằng và vát xéo thu nhỏ từ
ngoài vào trong, viền ngoài rộng bản với rìa sắc cạnh trên và dưới vành đế. Giữa bề
mặt vành đế thường có một đường rãnh chìm chìa vành đế thành hai phần.
Ly chân cao loại 1a và loại 1b tìm thấy phổ biến trong các di tích tiền Óc Eo
ở vùng TGLX cũng như tiếp tục phổ biến ở giai đoạn Óc Eo sớm. Ly chân cao loại
1c đến nay chỉ thấy xuất hiện ở giai đoạn sớm của VHOE.
+ Ly chân cao loại 2 (Loại hình 20b): có thành miệng đứng, đáy gãy góc
tương tự kiểu miệng K1b, phần chân đế loe xiên bẹt, mép vuốt đơn giản. Kích thước
có phần nhỏ hơn so với ly chân cao loại 1 và chỉ được tìm thấy trong giai đoạn Óc
Eo sớm ở khu di tích Óc Eo-Ba Thê.
Hiện vật BTAG.2895/S làm bằng chất liệu loại 6, bề mặt có lớp áo màu vàng
cam; kích thước: cao 6,9cm, đường kính miệng 9,1- đế 7,1cm (Hình 2.66).
91
- Loại hình 21: Nắp đậy hình đĩa, có 786 mảnh, gồm 3 loại (Hình 2.67)
+ Nắp đậy loại 1 (gốm loại 21a)-Nắp hình đĩa có vành móc lớn và núm
cầm (đường kính 20-22cm; cao vành-đáy 3-5cm), làm bằng chất liệu gốm loại 6 với
diện tích bàn xoay với đường chỉ chìm song song cách đều nhau tịnh tiến từ ngoài
vành móc tròn ra vành nắp, vành nắp vê tạo gờ nổi tròn nhẹ. Giữa lòng có một vành
tròn rỗng lòng (vành móc cao 1,8-2,1cm; đường kính lỗ 8-10cm), ở giữa là một núm
cầm hình trụ chóp tròn có đỉnh thu nhỏ (đường kính 2,5cm; cao 3-4cm).
Nắp đậy hình đĩa loại 1 tìm thấy trong lớp văn hóa thuộc giai đoạn 2 của Gò
Cây Tung và di chỉ cư trú K9. Ngoài ra còn được sưu tầm trên bề mặt nhiều di tích
tiền Óc Eo ở vùng TGLX như Gò Me-Gò Sành, Phum Quao, Giồng Cu, hay Gò
Hàng, Gò Dung, Vĩnh Châu A của vùng Vàm Cỏ-Đồng Tháp Mười.
+ Nắp đậy hình đĩa loại 2 (gốm loại 21b)-Nắp hình đĩa có vành móc nhỏ
(đường kính 14-18cm đến 23cm; cao 3-5cm). Vành nắp vê tròn tạo viền nổi tròn, bề
mặt dưới của thân nắp và giữa lòng nắp có những đường rãnh (rộng 0,6-0,8cm)
xoáy trôn ốc tịnh tiến từ tâm tỏa ra. Phần móc hình bán cầu, đỉnh có lỗ tròn vừa đủ
để móc (đường kính 1,8-2,0cm) và không có núm cầm ở giữa. Loại nắp này rất phổ
biến trong các di tích Óc Eo sớm ở miền tây sông Hậu và Đồng Tháp Mười.
+ Nắp đậy hình đĩa loại 3 (gốm loại 21c)-Nắp hình đĩa cỡ nhỏ có núm cầm
(đường kính nắp 10-12cm; cao 2,5-4,2cm) sâu lòng, vành bẻ lật ra và mép vê tròn.
Bề mặt thân có những đường rãnh xoáy trôn ốc. Phần đáy và núm cầm làm riêng.
Núm hình trụ tròn, đầu loe rộng có đỉnh nhọn hình chóp. Loại nắp này chỉ được tìm
thấy trong các di tích thuộc giai đoạn Óc Eo sớm tại khu di tích Óc Eo-Ba Thê.
2.2.5.3. Các loại đồ gốm khác
Trong sưu tập đồ gốm phát hiện lớp cư trú sớm tại Óc Eo-Ba Thê có một số
mảnh gốm có đặc điểm khác biệt so với đồ gốm thường thấy, một số có lẽ có nguồn
gốc ngoại nhập. Trong phạm vi nghiên cứu này đã tổng hợp và xử lý tư liệu đã xác
định được các loại đồ gốm cứng văn in kiểu Hán, gốm pha cát mịn giống đồ gốm
trong các di tích sơ kỳ Sắt ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và gốm kiểu Kalanay.
92
- Gốm cứng văn in: một số mảnh đồ đựng kích thước nhỏ bằng chất liệu
gốm pha cát hạt mịn màu xám ghi hoặc xám nâu, xương gốm đều đặn và cứng chắc.
Bề mặt ngoài có ăn in hình ô vuông nhỏ, văn in hình lá dừa nước Loại gốm tương
tự cũng được tìm thấy trong nhiều di tích tiền Óc Eo ở Nam Bộ (Giồng Cá Vồ,
Giồng Phệt) hay các di tích đồng đại ở duyên hải miền Trung (Hình 2.72).
- Gốm du nhập từ vùng duyên hải Nam Trung Bộ:
Một số tiêu bản phát hiện trong lớp văn hóa sớm di chỉ cư trú Gò Óc Eo, Gò
Tư Trâm và di tích mộ vò Linh Sơn Nam, tiêu biểu gồm:
Bát bồng: hiện vật bát bồng 98OE.LSN1.706, có kích thước lớn (đường kính
miệng 29,1cm; đường kính vai 34,8; sâu lòng 16,6cm) làm bằng chất liệu gốm pha
nhiều cát mịn màu nâu đỏ. Chân đế đã ghè bỏ để sử dụng như một nắp đậy đậy kín
trên miệng vò táng trong mộ vò Linh Sơn Nam. Hiện vật bát bồng này có đặc điểm
tương tự loại bát bồng phát hiện di tích mộ vò Hòa Diêm (Khánh Hòa) (Hình 2.70).
Vò gốm hình cầu vai hẹp, miệng cao: các mảnh vỡ của loại kích thước lớn có
vai tròn hẹp, miệng rộng và loe cong, cổ cao, vành miệng đắp gờ tròn có ở di chỉ Gò
Óc Eo, Gò Tư Trâm Hiện vật 02OE.GOE1.UF19A được phục dựng khá nguyên
từ miệng xuống vai (đường kính miệng 36cm) được làm bằng chất liệu gốm loại 3.
Vai tròn có trang trí văn vạch 2 băng hình ô trám nối nhau song song trên nền
thừng. Các mảnh vỡ của loại vò này cũng phát hiện trong lớp văn hóa sớm di chỉ
Gò Tư Trâm (Hình 2.70). Loại gốm này cũng sử dụng làm vò táng ở di tích Hòa
Diêm, đồng thời có trong nhiều di tích thời đại Kim khí ở duyên hải miền Trung.
- Gốm trang trí kiểu Kalanay: gồm 05 mảnh đồ đựng có chất liệu gốm pha
cát hạt mịn màu xám ghi, xám nâu, bề mặt miết láng màu nâu đen đều là mảnh vỡ
của loại đồ đựng hình con tiện (của bát bồng hoặc loại nồi/bát nông lòng) có miệng
cong và xiên vào trong, vành miệng vê tròn ra ngoài. Vai rộng hợp với đáy một góc
gãy, đáy nông lòng trên bờ vai có trang trí đồ án hình học bằng kỹ thuật in mép
vỏ sò hoặc chấm dải, mặt ngoài ở gờ vai có trang trí đắp gờ nổi kết hợp ấn lõm
những hình thoi nối nhau, tương tự với kiểu trang trí trên gốm Kalanay (Hình 2.70).
93
Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy các mộ vò phát hiện ở đảo Thổ Chu
(Phú Quốc, Kiên Giang) có vò gốm làm chum táng, cùng với các loại gốm tùy táng
cũng có đặc điểm trang trí tương tự gốm thuộc truyền thống Kalanay như đã tìm
thấy ở Óc Eo-Ba Thê, các di tích văn hóa Sa Huỳnh ven biển miền Trung
Ngoài ra, loại gốm đen mịn với các loại hình bát bồng chân cao dáng loe
choãi, đồ đựng miệng loe xiên (bình gốm loại 3a) có trang trí văn vạch đồ án hình
học vòng cung, sóng nước nét đôi rất mịn và sắc nét là những loại hình cũng
được tìm thấy ở hải đảo. Hay loại hình chai gốm cũng được tìm thấy ở đảo Kelantan
(Malaysia) bên cạnh sự phổ biến của chúng dọc duyên hải Nam Bộ. Mặc dù còn cần
tiếp tục nghiên cứu so sánh, song những dấu ấn của thế giới hải đảo trên đồ gốm
tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng TGLX là khá rõ nét.
2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Vùng TGLX là địa bàn tập trung một hệ thống rất đa dạng các di tích khảo
cổ học thuộc phạm trù VHOE, phản ánh rõ nét đặc điểm quá trình hình thành và
phát triển của nền văn hóa này và lịch sử hình thành miền đồng bằng châu thổ sông
Cửu Long. Những phát hiện và nghiên cứu với hệ thống di tích tiền Óc Eo và Óc Eo
sớm cho thấy sự chuyển biến qua từng giai đoạn cùng với mối liên hệ chặt chẽ giữa
các giai đoạn văn hóa này, thể hiện qua không gian phân bố, sự tương đồng và tính
kế thừa ở nhiều loại hình di tích, di vật qua mỗi giai đoạn phát triển.
Cho đến nay, khảo cổ học đã xác định được ba giai đoạn phát triển liên tục,
có liên hệ chặt chẽ với nhau qua các cột địa tầng chuẩn qua các di chỉ Gò Cây Tung,
K9, Giồng Xoài và lớp văn hóa thuộc giai đoạn sớm ở khu di tích Óc Eo-Ba Thê.
Gò Cây Tung có hai giai đoạn cư trú với niên đại khởi đầu được xác định vào
khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên, có đặc trưng nổi bật là các loại
công cụ và vòng trang sức bằng đá phiến sừng, đồ gốm thô truyền thống. Hai giai
đoạn văn hóa này phát triển liên tục với giai đoạn 2 phát triển nối tiếp và phủ lên
lớp văn hóa giai đoạn 1, có tính kế thừa mạnh mẽ của giai đoạn sau từ giai đoạn
trước cũng như những yếu tố văn hóa mới xuất hiện ghi nhận được rõ nét qua
94
những chuyển biến trong đặc điểm loại hình đồ gốm, đặc biệt là sự xuất hiện của
gốm mịn.
Tích tụ văn hóa thuộc giai đoạn 2 không chỉ được xác định trong cột địa tầng
của di chỉ Gò Cây Tung và nhiều di tích tương tự ở khu vực Núi Sam - Bảy Núi có
địa hình thềm cao thuộc vùng phù sa cổ, mà còn được tìm thấy trên các gò-giồng cát
phân bố trải rộng trên các vùng cửa sông cổ được hình thành từ quá trình mở rộng
vùng đồng bằng châu thổ. Tầng văn hóa ở các di chỉ K9, Giồng Xoài vừa có sự
thống nhất cao với di chỉ Gò Cây Tung qua đặc điểm loại hình di chỉ cư trú trên nền
đất đắp, sự thống nhất cao trong đồ gốm Đồng thời, các di tích tiền Óc Eo trên
gò-giồng thấp cũng có những đặc trưng riêng với sự xuất hiện hình thức cư trú trên
nhà sàn vượt trên mực nước, đồ gốm mịn xuất hiện với tỷ lệ cao hơn hẳn so với ở
thềm cao cũng như sự phổ biến của đồ trang sức bằng đá quý, kim loại, thủy tinh có
nguồn gốc ngoại nhập. Có thể thấy, các di tích thuộc giai đoạn văn hóa 2 ở vùng đất
thấp vùng TGLX đã thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn 1 sang giai đoạn
2, nó đánh dấu bước phát triển mở rộng từ thềm cao phù sa cổ xuống đồng bằng
thấp phù sa mới, đồng thời định hình một cấu trúc kinh tế-văn hóa-xã hội mới mang
diện mạo của đô thị hay tiền đô thị xuất hiện trên vùng đất này.
Và, mối liên kết giữa hai giai đoạn 2 và 3 thể hiện qua mối quan hệ giữa
Giồng Xoài với giai đoạn sớm ở Linh Sơn Nam, Gò Tư Trâm, Gò Cây Thị, Gò Óc
Eo ở Óc Eo - Ba Thê. Nó thể hiện sự phát triển liên tục và nhanh chóng, từ điểm
cư dân nhỏ lên một cấu trúc xã hội không chỉ lớn về mặt không gian mà còn chuyển
biến sâu rộng về mặt cấu trúc xã hội khi nơi đây đã trở thành một cảng thị có quy
mô lớn, đóng vai trò là một trung tâm quan trọng của cả khu vực ĐNÁ và rộng hơn.
Các phát hiện khảo cổ học đối với di tích tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng
TGLX đem lại cơ sở tư liệu quan trọng để phân tích, tổng hợp và làm rõ đặc điểm
phát triển văn hóa từ tiền Óc Eo đến VHOE, về mối quan hệ chuyển tiếp giữa các
giai đoạn trong quá trình phát triển này đối với vùng TGLX trong bối cảnh phát
triển văn hóa thời Tiền-Sơ sử ở Nam Bộ.
95
CHƯƠNG 3:
CÁC DI TÍCH TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
ĐẶC TRƯNG, NIÊN ĐẠI VÀ QUAN HỆ VĂN HÓA
3.1. ĐẶC TRƯNG DI TÍCH
3.1.1. Phân bố di tích
Các di tích từ tiền Óc Eo đến giai đoạn đầu của VHOE có đặc điểm phân bố
dịch chuyển từ thềm cao phù sa cổ xuống đồng bằng phù sa mới. Quá trình này
tương ứng với dao động hạ dần của mực nước biển từ khoảng 3.000BP đến đầu
Công nguyên (bảng 2.1) (bảng 3.1) (biểu đồ 3.1), thể hiện qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: các di tích có cao độ hơn +5m, trên thềm phù sa cổ tập trung
xung quanh các khối núi sót của khu vực Núi Sam-Bảy Núi như Gò Cây Tung, An
Phú, Phum Quao. Dấu tích văn hóa giai đoạn này tích tụ trong lớp đất màu xám
đen-xám nâu (dầy 2,5-4,5m) hình thành trên nền sét pha cát màu xám trắng, có kết
cấu gồm nhiều lớp đất đắp xen giữa là các tàn tích sinh hoạt gồm các loại hình đồ
gốm sinh hoạt bằng chất liệu gốm loại 1- gốm thô truyền thống, tiêu biểu gồm có
“nồi nấu kim loại” loại 1 và 2 (loại hình 11a và 11b), cà ràng loại 1 (loại hình 12a).
Đồ đá phổ biến các loại công cụ không có vai và vòng tay bằng đá phtanite.
- Giai đoạn 2: Di tích giai đoạn này phân bố trên cả hai khu vực địa hình
thềm cao phù sa cổ và đồng bằng thấp phù sa mới.
+ Trên thềm cao phù sa cổ: các di tích phân bố trên cao độ hơn +3m như Gò
Cây Sung, Phum Quao, Gò Me-Gò Sành, Gò Châu Thi Nhiều di tích có lớp văn
hóa thuộc giai đoạn 2 nối phủ trên lớp văn hóa giai đoạn 1 với mật độ tích tụ rất dầy
tạo thành gò cao, phản ánh sự phát triển nhanh chóng của các cộng đồng cư dân nơi
đây. Thay đổi rõ rệt trong sưu tập đồ gốm là sự phổ biến của các loại đồ đựng bằng
gốm thô cát có kích thước lớn có miệng thấp và dầy xuất hiện bên cạnh cà ràng loại
96
2 và loại 3 (loại hình 12b và 12c) bằng chất liệu gốm thô cát loại 2 và loại 3. Đồ
gốm mịn loại 5 và 6 có số lượng rất ít gồm có các loại hình vật dụng sinh hoạt hoàn
toàn mới so với gốm thô truyền thống như bình, bình có vòi, nắp đậy, ly chân cao
+ Trên đồng bằng trũng thấp phù sa mới: các di tích phân bố trên gò-giồng
pha cát có cao độ chuẩn từ +1,8 đến +3m, gồm các di tích K9, Giồng Cu, Xoa Ảo,
Giồng Xoài. Các di tích này hầu hết phân bố ở vị trí của các cửa sông cổ như Giang
Thành (Giồng Cu, K9), Óc Eo (Giồng Xoài), hay nằm bên vịnh biển Thuận Yên
(Xoa Ảo), có q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_di_tich_tien_oc_eo_o_vung_tu_giac_long_xuyen_tro.pdf