MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC .2
MỞ ĐẦU.5
CHƯƠNG 1: ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI.24
1.1 Đặc trƣng của truyện ngắn hiện đại .24
1.1.1. Truyện ngắn – tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.24
1.1.2. Truyện ngắn – tác phẩm tự sự hiện đại.29
1.2 VẤN ĐỀ LOẠI HÌNH HÓA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI.45
1.2.1. Phƣơng pháp loại hình trong nghiên cứu văn học .45
1.2.2. Loại hình hóa truyện ngắn theo cấu trúc chức năng .48
1.2.3. Các bình diện và cấp độ nghiên cứu truyện ngắn .58
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - KỊCH HÓA”.62
2.1. Cốt truyện trong “ truyện ngắn - kịch hóa”.63
2.1.1. Chức năng thể hiện trạng thái nhân thể của cốt truyện.63
2.1.2. “Sự kiện hành động” giàu kịch tính là chất liệu cơ bản của cốt truyện. .67
2.1.3. Nguyên tắc tạo gút tỉ mỉ và mở gút bất ngờ trong xây dựng cốt truyện .72
2.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - kịch hóa” .76
2.2.1. Nhân vật loại hình trong “truyện ngắn - kịch hóa”.76
2.2.2. Chi tiết mô tả ngoại hình và hành động là chất liệu cơ bản trong xây dựng nhân vật.81
2.2.3. Đối lập trong hành động là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nhân vật. .86
2.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - kịch hóa” .90
2.3.1. Trào phúng - chức năng nghệ thuật cơ bản của trần thuật.90
2.3.2. Lời văn mô tả ngoại hình và hành động nhân vật là thành phần cơ bản của trần thuật.972.3.3. Nguyên tắc tƣơng phản và tăng cấp trong trần thuật. .101
CHƯƠNG 3: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TRỮ TÌNH HÓA”.106
3.1. Cốt truyện trong “truyện ngắn - trữ tình hóa”.106
3.1.1. Chức năng bộc lộ trạng thái tâm tƣởng của cốt truyện.106
3.1.2. “Sự kiện nội tâm” - chất liệu cơ bản của cốt truyện .113
3.1.3. Nguyên tắc “chuyển hóa và lặp lại” trong tổ chức cốt truyện .117
3.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” .121
3.2.1. Nhân vật tƣ tƣởng và nhân vật loại hình.121
3.2.2. Chi tiết nội tâm - chất liệu chủ yếu trong xây dựng nhân vật.126
3.2.3. Xung đột nội tâm – cơ sở cho cấu trúc nhân vật.131
3.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” .135
3.3.1. Chức năng gợi cảm của trần thuật .135
3.3.2. Lời văn mô tả - thành phần cơ bản của trần thuật.139
3.3.3. Nguyên tắc “trùng điệp” trong trần thuật.144
CHƯƠNG 4: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TIỂU THUYẾT HÓA” .149
4.1. Cốt truyện trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa”. .150
4.1.1. Chức năng phân tích và lý giải đời sống của cốt truyện .150
4.1.2. Cái hàng ngày là chất liệu cơ bản trong xây dựng cốt truyện.156
4.1.3. Nguyên tắc “mơ hồ hóa” trong xây dựng cốt truyện .161
4.2. Nhân vật trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa”.164
4.2.1. Nhân vật loại hình và nhân vật tính cách.164
4.2.2. Sự phong phú, đa dạng của hệ thống chi tiết mô tả nhân vật .168
4.2.3. Nguyên tắc kết hợp các mặt đối lập trong xây dựng nhân vật.176
4.3. Trần thuật trong “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa”.180
4.3.1. Chức năng phân tích, triết luận về đời sống của trần thuật.180
4.3.2. Sự đa dạng của lời trần thuật, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật .183
4.3.3. Nguyên tắc “đối thoại” trong trần thuật.187
KẾT LUẬN.192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .197
TÀI LIỆU THAM KHẢO .198
211 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huật trong “truyện ngắn - trữ tình hóa” và “truyện
ngắn - kịch hóa” phải tận dụng triệt để ƣu thế của lời văn mô tả, trong tƣơng quan với các
thành phần trần thuật khác.
Trong “truyện ngắn - kịch hóa”, lời bình luận, triết lý, trữ tình ngoại đề cũng vẫn đƣợc
sử dụng. Một số truyện của Nguyễn Công Hoan (Quan tham nửa giờ, Ái tình tiểu thuyết,
Nhân tài, Người vợ lẽ bạn tôi) và Vũ Trọng Phụng (Một đồng bạc, Hồ sê líu, hồ líu sê
sàng)sử dụng lời triết lý, trữ tình ngoại đề khá rõ. Một số truyện khác của Nguyễn Công
Hoan (Bố anh ấy chết, Kìa, con, Giết nhau, Vợ, Godautre, Nghĩ người ăn gió nằm mưa),
của Tô Hoài (Chớp bể mưa nguồn, Mùa ăn chơi), của Tam Kính (Nhẫn nhục)có lời kể
nổi bật hơn so với các loại lời khác.
Tuy nhiên, với “truyện ngắn - kịch hóa”, một khi lời kể hay lời triểt lý, trữ tình ngoại
đề lấn át lời văn mô tả thì giá trị của truyện, giá trị của tiếng cƣời thƣờng hạn chế. Những
truyện đã nêu trên đều không phải là những sáng tác có giá trị của các cây bút “truyện ngắn -
kịch hóa”. Truyện Một đồng bạc của Vũ Trọng Phụng gần giống với truyện Một cơn giận
của
98
Thạch Lam. Mƣợn câu chuyện về “một đồng bạc”, tác giả triết lý rất dài dòng về lẽ sống, về
vân đề “trạch lân xử”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Tác phẩm mở đầu và kết thúc
đều bằng những lời triết lý và trữ tình ngoại đề: “Bây giờ tôi mới xin kể một chuyện của tôi
đối với một gia đình đã “trạch lân xử” với gia đình tôi. Đọc rồi, độc giả nên sẽ tha thứ cho tôi,
và tôi đã là một kẻ khốn nạn”. (Mở đầu); Bạn đọc ơi, viết đến dòng này, tôi lại thấy cả tấm
lòng khốn khổ và khốn nạn của tôi nôn nao lên. Tôi hối hận lắm, tôi khổ sở lắm. Khi ta có
tiền thì ta chẳng nghĩ đến cái nhân, và khi phải nghĩ đến cái nhân, thì ta lại chẳng có tiền. Cho
nên sự đời chung quy chỉ là những vòng chạy trong đèn cù, luẩn quẩn, loanh quanh, vì ta
không thể nào khác đƣợc, nếu không cứ việc sống thản nhiên để mà tầm thƣờng và khốn nạn.
(Kết thúc).
Ở truyện này, tác giả xây dựng tình huống xoay quanh một sự hiểu lầm đáng thƣơng:
Chị Bích tƣởng sẽ bị đòi lại “một đồng bạc” nên vội chạy trốn ngƣời bạn láng giềng đã cho
mình vay tiền. Tình huống này xem ra hợp với “truyện ngắn - trữ tình hóa” hơn là “truyện
ngắn - kịch hóa”. Còn truyện Bố anh ấy chết của Nguyễn Công Hoan tiêu biểu cho loại
truyện có lời kể nổi bật trong trần thuật. Các sự kiện trong truyện lần lƣợt đƣợc kể lại theo
trật tự thời gian: “Chín giờ tối hôm thứ bảy”, “Sáng sớm hôm chủ nhật”, “rồi thứ hai, thứ ba,
thứ tƣ”, “đến tối chủ nhật sau, gần tám giờ”Các sự kiện vận động không dựa vào xung
đột gì lớn mà chỉ là những trò lừa dối của các cô cậu học trò: Lúc đầu Dũng bị cô nhân tình
đánh lừa, và sau đó anh ta lại lừa ông đốc học và bạn bè. Xây dựng trên một cốt truyện “nhạt”
nhƣ vây, truyện rất ít kịch tính. Và với “truyện ngắn – kịch hóa” điều đó đồng nghĩa với
truyện ít có giá trị.
Nhƣ vậy, có thể thấy, trần thuật trong “truyện ngắn - kịch hóa” có thể có đủ các thành
phần, từ lời kể đến lời trữ tình ngoại đề, giải thích, triết lý nhƣng loại lời đặc trƣng giữ vai
trò quyết định nhất phải là lời văn mô tả
99
thế giới bên ngoài của nhân vật, tập trung ở ngoại hình và hành động. Trong phần viết về
nhân vật của “truyện ngắn - kịch hóa”, chúng tôi đã nói đến hệ thống chi tiết mô tả ngoại hình
và hành động nhƣ là chất liệu cơ bản trong xây dựng nhân vật. Đến đây có thể nói thêm rằng
nói đến lới văn mô tả ngoại hình và hành động của nhân vật cũng chình là nói đến những chi
tiết ấy ở cấp độ hệ thống. Sự phong phú của hệ thống chi tiết này là cơ sở cho lời văn mô tả
ngoại hình và hành động nhân vật chiếm ƣu thế trong trần thuật ở “truyện ngắn - kịch hóa”.
Nó góp phần quan trọng vào việc dựng lại sinh động cảnh vật, con ngƣời đang sống, đang
hành động trên “sân khấu cuộc đời”.
Nói đến lời tả trong trần thuật là nói đến lời văn mô tả các hiện tƣợng đời sống, mô tả
sự vật và con ngƣời trong quan hệ với không gian tồn tại của nó. Và nhƣ trên đã nói “truyện
ngắn - trữ tình hóa” và “truyện ngắn - kịch hóa” thƣờng mở rộng không gian về mọi phía, cả
không gian rộng lớn, bao la của thiên nhiên, vũ trụ, cả “không gian tâm tƣởng‟ của lòng
ngƣời. Còn “truyện ngắn - kịch hóa” thƣờng chỉ tập trung mô tả con ngƣời trong không gian
tồn tại, hoạt động thực tế của nó. Trong cái “không gian sinh hoạt” chật hẹp đó, nhà văn có
thể “nhìn tận mắt”, “sờ tận tay” đối tƣợng mô tả để vẽ lại chúng một cách chính xác, tỉ mỉ
đến tận chân tơ kẽ tóc. Các cây bút trữ tình thƣờng giữ một “khoảng cách thẩm mỹ” cần thiết
với đối tƣợng mô tả. Nhờ đó nó nhận ra vẻ đẹp của đối tƣợng. Còn các cây bút “tả chân”, do
không còn khoảng cách với đối tƣợng nên dƣờng nhƣ chỉ nhìn thấy cái xấu xí, tầm thƣờng
đến thảm hại của nó ở ngoại hình:
Nó có một cái sọ đếm được tócda chỗ ấy nhẵn thín, bóng lộn, đỏ dong dọc như cái
mụn đang loét, khiến toc nó chỉ có thể mọc lơ thơ, như vầng cỏ trên tảng đa cằn. Nó có một
cái mặt Mặt gì
100
mà mắt lại thế kia Mắt đâu có thứ mắt xung quanh là một hình bầu dục, vẽ bằng vành thịt
đỏ lầy nhầy, lúc nào cũng ứa ra một dòng nước vàng và giữa thì lờ đờ một hột nhãn, thứ hột
nhãn non choèn, vàng ễnh. Còn cái miệng nó thì dô ra như miệng khỉ, hai hàm răng to tướng,
lúc nào cũng cầm cập hục hặc với nhau.
(Hai cái bụng).
Trong “truyện ngắn - kịch hóa”, hành động của nhân vật đƣợc mô tả tập trung, dồn
dập trong một khoảng thời gian ngắn. Đó có thể là ngôn ngữ đối thoại có vai trò nhƣ một
hành động (Oẳn tà roằn, Mất cái ví, Đàn bà là giống yếu - Nguyễn Công Hoan, Nghèo –
Tô Hoài, Cái thư – Tam Kính), là điệu bộ, cử chỉ nhƣ trong kịch câm (Đồng hào có ma), là
hành động dữ dội, quyết liệt (Thằng ăn cắp, Bữa no đòn) Trong bất cứ trƣờng hợp nào,
lời văn mô tả đều rất đậm nét. Thậm chí ngay cả khi đang kể lại diễn biến của sự việc, các
cây bút “truyện ngắn - kịch hóa” cũng thƣờng “rẽ ngang” để mô tả, để dựng lại sự việc, sự
vật đó. Trong trƣờng hợp này, trên dòng trần thuật ít xuất hiện những từ chỉ thời gian diễn
biến nhƣ “sau đó”, “tiếp đó”, “rồi”mà thƣờng là các từ chỉ thời điểm “lúc ấy”, “lúc bấy
giờ”
Trong truyện Răng con chó của nhà tư sản (Nguyễn Công Hoan) sự xuất hiện của
các sự kiện, sự vận động của cốt truyện thƣờng đi liền với các từ “lúc ấy”, “lúc bấy giờ”:
“Lúc ấy, độ sáu giờ chiều” (Mở đầu tác phẩm)
“Lúc ấy, con lu ngồi trên ghế” (Xuất hiện “nhân vật chính”)
“Lúc ấy, cơm bung lên để trên bàn ăn... ” (Phần “thắt nút”)
“Lúc bấy giờ, giá ông chủ có ý một tí, thì chắc thấyĐó là một ngƣời ăn mày”
(Phần “phát triển”)
“Lúc ấy, hai con mắt ngƣời ăn mày chòng chọc nhìn vào đãi cơm của con chó”
(Mâu thuẫn, xung đột đến “đỉnh điểm”).
101
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, nếu ở “truyện ngắn - trữ tình hóa” kể cũng là tả, cũng là
bộc lộ - bộc lộ thế giới tâm hồn, tình cảm của con ngƣời, thì ở “truyện ngắn - kịch hóa”, kể
cũng là tả, cũng là tạo dựng - tạo dựng hình thái và hành động nhân vật bao giờ cũng chiếm
ƣu thế trong trần thuật của loại truyện ngắn này. “Truyện ngắn - kịch hóa” không mở rộng
trần thuật theo thời gian mà chủ yếu tập trung mô tả thật tỉ mỉ, sắc nét các sự vật, con ngƣời
đang tồn tại trong môi trƣờng sinh hoạt vốn có của nó. Đó chính là hƣớng “kịch hóa” của trần
thuật rất đặc trƣng của “truyện ngắn - kịch hóa”, đối lập với hƣớng “trữ tình hóa” trần thuật
trong “truyện ngắn - trữu tình hóa”. Ở “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” sau đó dƣờng nhƣ đã
có sự kết hợp hai hƣóng mở rộng trần thuật nói trên.
2.3.3. Nguyên tắc tương phản và tăng cấp trong trần thuật.
Nêu trùng điệp để tạo ra nhịp điệu chậm rãi, bình lặng cho tác phẩm là nguyên tắc
trần thuật cơ bản của “truyện ngắn - trữ tình hóa”, thì ngƣợc lại, tƣơng phản và tăng cấp
nhằm tạo ra nhịp điệu gấp gáp, dồn dập là nguyên tắc tổ chức trần thuật ở “truyện ngắn - kịch
hóa”. Trong đó, tƣơng phản là cơ sở tạo ra mâu thuẫn, xung đột nhằm thể hiện cái hài nhƣ
một trạng thái vốn có của đời sống xã hội. Qua những dòng trần thuật mang đạm tính chất
tƣơng phản của “truyện ngắn - kịch hóa”, hiện trạng đời sống với những gì phi lý, đáng cƣời
đƣợc phơi bày. Con ngƣời trở thành đối tƣợng trung tâm của tiếng cƣời trào phúng. Ở chúng
có sự đối lập gay gắt giữa bản chất bên trong với ngoại hiện, giữa địa vị với hành động, việc
làm thực tế, giữa lời nói và việc làm, giữa động cơ bên trong và hành động bên ngoài, giữa
nguyên nhân và kết quả
Cụ Chánh Bá (Cụ Chánh Bá mất giày - Nguyễn Công Hoan) là ngƣời “xƣa nay chúa
ghét những thói gian xảo”, nhƣng thực tế lại là kể gian xảo hạng nhất. Cụ đã bày ra cái trò
“mất giày” để không mất tiền mà
102
có đôi giày mới. Cặp tình nhân Lụa – Nguyên (Lụa – Tô Hoài) đã thề sống thề chết với nhau:
“Chuyện chúng ta mà không xong thì tôi phải đi Sài goòng”; “Nếu đời em mà vì cái số không
lấy đƣợc anh, em chỉ còn đi ở chùa mà thôi”. Vậy mà “tháng chạp năm ấy, cô Lụa lấy chồng”
và “Sang tháng hai Nguyên cũng lấy vợNhững lời quả quyết kia cả hai ngƣời cũng đã
quên”.
Mâu thuẫn, đối lập vốn là cơ sơ, động lực cho sự vận động và phát triển của đời sống,
là bản chất của các sự vật, hiện tƣợng trong đời sống. Là một hình thái phản ánh đời sống, tác
phẩm văn học nói chung khôg thể không phản ánh những mâu thuẫn, xung đột đời sống kết
tinh trong các quan hệ. Do vậy ở cấu trúc vĩ mô - cấu trúc hình tƣợng thì tác phẩm văn học
nào cũng đƣợc xây dựng dựa trên sự đối lapạ, sự tƣơng phản nhất đinh. Tuy nhiên, ở mỗi loại
tác phẩm khác nhau, tính chất, mức độ và cách thể hiện sự tƣơng phản, mâu thuẫn cũng khác
nhau. Ở “truyện ngắn - trữ tình hóa”, sự tƣơng phản thể hiện chủ yếu ở cấu trúc hình tƣợng, ở
cái “tứ‟ của truyện. Phản ánh cuộc sống “nhƣ nó cần phải có”, văn học lãng mạn nói chung,
trong đó có “truyện ngắn - trữ tình hóa” không quan tâm nhiều đến những mâu thuẫn giai
cấp, đến những xung đột xã hội gay gắt. Do vậy tính chất tƣơng phản trong “truyện ngắn - trữ
tình hóa” thƣờng không đậm nét nhƣ ở “truyện ngắn - kịch hóa”. Mô tả cuộc sống nhƣ nó
vốn có, “truyện ngắn - kịch hóa” mang vào tác phẩm toàn bộ những mâu thuẫn xung đột xã
hội diễn ra hàng ngày trên bề mặt cuộc sống. Không chỉ ở cấu trúc hình tƣợng mà cả cấu trúc
văn bản, cấu trúc trần thuật của tác phẩm, những mâu thuẫn, xung đột đó đề đƣợc thể hiện.
Có thể nói, với “truyện ngắn- kịch hóa”, để có đƣợc sự đối lập trong cốt truyện, nhân
vật và toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm thì mọi cấp độ của trần thuật đều phải sử
dụng triệt để nguyên tắc tƣơng phản. Trong trần thuật, nhà văn sử dụng triệt để nguyên tắc
tƣơng phản. Trong trần thuật, nhà văn sử dụng rất nhiều phản ngữ (“biện pháp tu từ trong đó
ngƣời ta đặt trong cùng một chuỗi cú đọn những khái niệm hình ảnh ý
103
nghĩa đối lập nhau đƣợc diễn đạt bằng những đơn vị lời nói khác nhau, nhằm nêu bật bản chất
của đối tƣợng đƣợc miêu tả nhờ thế đối lập, tƣơng phản”) và nghịch ngữ (“biện pháp tu từ
ngữ nghĩa cốt ở việc kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau về
nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ, để tạo nên một sự khẳng định, đôi khi rất bất
ngờ nhƣng lại rất tự nhiên, thuần lý, biện chứng”) [115, 165-168]. Ở đó, những câu văn chứa
đựng sự “phản lô gíc” thƣờng đƣợc sử dụng nhiều: “Anh ba Cốc từ ngày lấy đƣợc vợ thì đâm
lo” (Vợ - Nguyễn Công Hoan). “Thế là Bạch Vân với Tuyết Nƣơng vẫn cứ ế chồng, mà họa
sỹ Khôi Kỳ đƣợc cảnh xum họp một nhà” (Hồ sê líu, hô líu sê sàng – Vũ Trọng Phụng). Và
dạng câu bắt đầu bằng từ “nhƣng” mang ý nghĩa đối lập với những câu đứng trƣớc nó cũng
trở nên khá phổ biến: “Thế là Cuông cắm cúi học từ ngày vào mùa đông đến ngoài Tết
nguyên đán, thì viết tròn đƣợc lá thƣ cho Mi. Nhƣng lá thƣ tình đầu tiên ấy, không bao giờ
đƣợc gửi cho ai. Bởi vì, ngày đầu mùa xuân đó, cô Mi đi lấy chồng” (Lá thư tình đầu tiên –
Tô Hoài).
Cùng với tƣơng phản, biện pháp tăng cấp (“biện pháp tu từ ngữ nghĩa cốt ở việc sắp
xếp các thành to của phát ngôn cùng nói về mặt quy chiếu, theo trình tự tăng dần cƣờng độ
biểu cảm, cảm xúc”) [115, 171], cũng đƣợc sử dụng triệt để trong trần thuật của “truyện ngắn
- kịch hóa”. Tăng cấp góp phần làm cho mâu thuẫn, xung đột trong truyện vận động phát
triển đến đỉnh điểm. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong sáng tạo “truyện ngắn - kịch
hóa”. Ở đó, sự vận động của cốt truyện, từ thắt nút, phát triển đến đỉnh điểm chính là biểu
hiện sự tăng cấp ở cấp độ hình tƣợng. Đồng thời trên văn bản tác phẩm, từ câu văn, đoạn văn
đến toàn bộ văn bản đều thể hiện tính chất tăng cấp rất rõ: “Cô bực. Cô bực quá ! Cô thèm.
Cô thèm quá !” (Cô Kếu, gái tân thời); “Cô phụng phịu. Cô ậm ừ. Cô khóc lóc” (Lụa)
Do thiên về mô tả hành động bên ngoài của nhân vật nên các cây bút “truyện ngắn -
kịch hóa” thƣờng tìm mọi cách chống chất cử chỉ, động tác,
104
hành động của nó trên những dòng trần thuật có hạn của tác phẩm. Tƣơng phản và tăng cấp
thƣờng kết hợp biện chứng với nhau. Chúng trở thành nguyên tắc chi phối trần thuật ở mọi
cấp độ, tạo cho cấu trúc trần thuật ở loại truyện ngắn này có một diện mạo riêng, mang lại
cho ngƣời đọc cảm giác về một cuộc sống đang diễn ra trƣớc mắt.
Có thể nói, những “truyện ngắn - kịch hóa” có giá trị nhất đều là những tác phẩm sử
dụng thành công nghệ thuật tăng cấp và tƣơng phản trong trần thuật. Chẳng hạn, Oẳn tà roằn
là một truyện chứa đựng ý nghĩa trào phúng sâu sắc. Toàn bộ tác phẩm là một màn kịch độc
đáo, trong đó lớp kịch Nguyệt sinh con và tình nhân của cô lần lƣợt đến thăm là lớp đặc sắc
nhất. Ở đó tác giả đã mô tả rất sinh động thái độ và cử chỉ, hành động của các nhân vật theo
quy luật tăng cấp để đi đến đỉnh điểm và kết thúc thật bất ngờ. Ban đầu, sự xuất hiện của hai
chàng công tử đƣợc mô tả sơ sài, không có đối thoại, không có thái độ của Nguyệt mà chỉ có
cử chỉ, điệu bộ của chính họ: “Hai công tửở trong gian Nguyệt nằm bƣớc ra, bƣng miệng,
rúc rích nhìn nhau cƣời”. Tiếp đó, sự xuất hiện của Phong đƣợc mô tả chi tiết hơn: có hành vi
và ngôn ngữ đối thoại của cả Phong và Nguyệt:
Phong: “ẩy cửa lại gần Nguyệt hỏi”, “len lén cút”; Nguyệt “trả lời khẽ”, “thừ mặt ra
không đáp”, “nhắm nghiền mắt lại”
Sự xuất hiện của Bắc ở cuối lớp kịch đƣợc mô tả tỉ mỉ hơn cả. Bởi Bắc là ngƣời toàn
tâm toàn ý đặt hy vọng vào việc Nguyệt sẽ sinh cho anh ta một đứa con để nối dõi tông
đƣờng: Bắc “ôm một bọc to tƣớng”, “hút hết điều thuốc lá, nhìn hết các nhà cửa cây cối” (khi
chờ đợi). Và khi gặp Nguyệt, Bắc hỏi han một cách hết sức chu đáo và vồn vã. Nhƣng Bắc
càng vồn vã bao nhiêu, Nguyệt càng cố tình lảng tránh bấy nhiêu. Lớp kịch cứ diễn ra trong
sự song hành giữa tƣơng phản và tăng cấp trong thái độ và cử chỉ của hai nhân vật dẫn đến
đỉnh điểm và hạ màn.
105
Khác với “truyện ngắn - trữ tình hóa”, “truyện ngắn - kịch hóa” thƣờng phải có cốt
truyện nổi bật. Hành động nhân vật cũng nhƣ các sự kiện tham gia xây dựng cốt truyện phải
chứa đựng những mâu thuẫn xung đột gay gắt, đƣợc vận động và phát triển đến đỉnh điểm và
kết thúc đột ngột, bất ngờ. Và cái kết thúc bao giờ cũng phải đối lập với những gì đã diễn ra
trƣớc đó. Do vậy, bản thân sự trình bày, dẫn dắt cốt truyện qua các bƣớc từ thắt nút, phát triển
đến đỉnh điểm và kết thúc đã mang đậm tính chất tƣơng phản và tăng cấp. Dƣờng nhƣ mọi
phạm vi, cấp độ của trần thuật ở loại “truyện ngắn - kịch hóa” đều chịu sự quy định của
nguyên tắc loại hình.
“Truyện ngắn - kịch hóa” là loại hình có nhiều thành tựu nổi bật trong truyện ngắn
Việt Nam 1930 – 1945. Ở đó, có sự góp mặt của những cây bút hiện thực xuất sắc, đặc biệt là
Nguyễn Công Hoan, “một tay đô vật không có địch thủ” (Tô Hòai). Ở đó có nhiểu tác phẩm
giàu chất hiện thức, có khả năng lớn trong việc tô cao, phơi bày thực trạng xấu xa, thối nát
của xã hội thực dân phong kiến. “Truyện ngắn - kịch hóa” có phần gần gũi với truyện truyền
thống ở sự tập trung của chủ đề, sự nổi bật của cốt truyện và hành động của nhân vật, sự chặt
chẽ của bố cục, kết cấu và sự gắn gọn, sinh động của trần thuật.
106
CHƢƠNG 3: LOẠI HÌNH “TRUYỆN NGẮN - TRỮ TÌNH HÓA”
“Truyện ngắn - trữ tình hóa” Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có sự góp mặt của rất
nhiều cây bút lãng mạn nhƣ Thạch Lam, Thanh Tinh, Hồ Dếnh, Thanh Châu, Ngọc Giao,
Xuân Diệu, Lƣu Trọng Lƣ, Nguyễn Tuân, Khái Hƣng Trong sáng tác của các cây bút hiện
thực không phải không có tác phẩm đƣợc xem là trữ tình. Và ngay trong các tác phẩm hiện
thực cũng không phải không có yếu tố trữ tình Nhƣng các “truyện ngắn - trữ tình hóa” tiêu
biểt nhất ở giai đoạn văn học này thƣờng thuộc về những cây bút lãng mạn nói trên. Chất trữ
tình trong sáng tác của họ mặc dù đƣợc bộc lộ ở những mức độ khác nhau, nhƣng xem xét
dƣới góc độ cấu trúc - chức năng thì chúng thƣờng đƣợc xây dựng theo những quy luật chung
của loại hình. Ở đó, việc tổ chức tác phẩm nói chung và các yếu tố cơ bản của tác phẩm nhƣ
cốt truyện, nhân vật, trần thuật nói riêng vẫn cho thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa chức
năng nghệ thuật, chất liệu nghệ thuật và nguyên tắc nghệ thuật. Đây cũng là những vấn đề cơ
bản mà chúng tôi sẽ tìm hiểu ở chƣơng này.
3.1. Cốt truyện trong “truyện ngắn - trữ tình hóa”
3.1.1. Chức năng bộc lộ trạng thái tâm tưởng của cốt truyện
Chức năng chung của cốt truyện là bộc lộ các xung đột xã hội, trình bày số phận và
tính cách con ngƣời Cốt truyện của “truyện ngắn - trữ tình hóa”, ở mức độ nhất định, cũng
thực hiện chức năng đó. Ở đó vẫn có sự hiện diện của các quan hệ đời sống, từ quan hệ con
ngƣời cá nhân đến con ngƣời giai cấp. Thấp thoáng sau những trang viết, ngƣời đọc nhận ra
sự đối lập giữa nông thôn với thành thị, giữa làng với phố (Dƣới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ
- Thạch Lam, Đất - Ngọc Giao, Vƣờn chanh – Thanh Châu). Nhƣng khác với các nhà văn “tả
chân” nhƣ Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
107
Nguyễn Công Hoan, các cây bút trữ tình thiên về bộc lộ, phân tích và suy xét “ngay chính
tâm hồn mình”. “Truyện ngắn - trữ tình hóa” về cơ bản không phải là truyện về quan hệ xã
hội, truyện về cuộc đời cùng với những đổi thay khôn lƣờng của nó. Nó là truyện về thế giới
đời sống đã đƣợc nội cảm hóa đậm nét, là truyện tâm hồn, tình cảm, truyện về sự giác ngộ,
thực tình, niềm vui, nỗi buồn của con ngƣời trƣớc cuộc sống. Trong xây dựng cốt truyện, nhà
văn có đề cập đến quan hệ xã hội, đến thân phận và tính cách nhƣng không nhắm tái hiện các
xung đột xã hội mang tính giai cấp hay những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Chức năng chủ yếu của cốt truyện là thể hiện trạng thái tâm tƣởng của con ngƣời trƣớc đời
sống.
Nhƣ ta đã biết, nhiệm vụ chủ yếu của các nhà văn “tả chân” là phơi bày thực trạng đời
sống xã hội một cách khách quan. Nhà văn phải trở thành “ngƣời thƣ ký trung thành của thời
đại” và tác phẩm phải trở thành bộ “tân trò đời” có khả năng dựng lại diện mạo đời sống với
toàn bộ chất văn xuôi đời thƣờng vốn có của nó. Ngƣợc lại, thiên chức của các cây bút trữ
tình nhƣ quan niêm của Thạch Lam là phải đi tìm cái đẹp “man mác khắp vũ trụ, len lói khắp
hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thƣờng”, là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà
không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho ngƣời khác một bài học trông
nhìn và thƣởng thức”, tức là tìm thấy tâm hồn mọi ngừơi qua tâm hồn chính mình, đi đến chỗ
bất tử mà không tự biết” [124, 578-579]. Thực hiện thiên chức ấy, sáng tác của các nhà văn
trữ tình thƣờng giàu chất thơ và chất suy tƣởng. “Truyện ngắn - trữ tình hóa” không thiên về
việc mô tả các sự kiện diễn ra trên bề mặt đời sống mà chủ yếu bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự
giác ngộ, thức tỉnh của con ngƣời về đời sống. Tiến sĩ Bích Thu thật có lý khi nhận xét rằng:
Sáng tác của Thạch Lam có sức hút người đọc ở mọi thời điểm, chình ví cái nhìn từ
bên trong, với nghệ thuật phân tích một cách tinh tế
108
sâu lắng những diễn biến tâm lý phức tạp, những ăn năn day dứt về tình cảm, về đạo đức
mộtc cách bản năng hay ý thức để tự “thức tỉnh” phẩm chất trong mỗi con người [1, 72].
Trong quá trình phơi bày thực trạng đời sống xã hội, các nhà văn “tả chân” nhƣ Vũ
Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyện Công Hoan không phải không đề cập đến thế giới bên
trong của nhân vật. Nhƣng dƣờng nhƣ họ chỉ “kể lại” những diễn biến tâm trạng, tình cảm,
suy nghĩ của nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài. Còn trong sáng tác của Thạch Lam và sau đó
là Nam Cao thì thế giới tâm hồn của con ngƣời thƣờng đƣợc nhìn nhận từ bên trong. Nó thực
sự trở thành đối tƣợng của sự phân tích, khám phá nghệ thuật. Nhân vật trong tác phẩm luôn
tự thức tỉnh, tự thanh lọc mình khi đứng trƣớc một tình huống, một hoàn cảnh.
Có thể thấy, nhân vật của “truyện ngắn - trữ tình hóa” Việt Nam 1930 – 1945 luôn có
sự thức nhận về các quy luật của đời sống, sự bùng tỉnh của lƣơng tri, sự ăn năn về đạo đức.
Sau chuyện buồn xảy ra với ngƣời phu xe, Thanh (Một cơn giận - Thạch Lam) nhận ra rằng:
“Sự giận dữ có thể sai khiené ta làm những việc nhỏ nhen không ai ngời” và “ngƣời ta có thể
tàn ác một cách rất dễ dang”. Sau lần đi chơi cùng Bần, Thành (Sợi tóc) khám phá ra rằng
“chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên” ăn cắp hay lƣơng thiện.
Thông thƣờng, ý thức chi phối hành động, nhƣng cũng có khi (nhƣ trƣờng hợp đã xảy ra với
Thành), vô thức lại trở thành caía căn cốt điều khiển hành động con ngƣời.
Sự “nhận thức lại” những vấn đề căn cốt của đời sống thƣờng trở đi trở lại trong sáng
tác của các cây bút trữ tình Việt Nam 1930 -1945. Khi đó, xã hội có nhiều biến động, các
chuẩn mực luân lý, đạo đức bị đảo lộn. Con ngƣời bị cuốn vào dòng chảy của cuộc đời, phải
chạy theo những gì nhất thời và quên đi những giá trị vĩnh cửu. Họ thƣờng lấy vật chất, lấy
109
đồng tiền làm thƣớc đo giá trị cuộc sống, thƣớc đo hạnh phúc. Với họ, chỉ có thể tìm đƣợc
một cuộc sống hạnh phúc ở chốn thị thành và chỉ có thể hạnh phúc khi trở nên giàu có bằng
bất cứ giá nào. Và nếu nhƣ sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan
thiên về phơi bày những gì là ngƣợc đời, đáng cƣời của xã hội đó, thì Thạch Lam và các nhà
văn trữ tình lại đƣa ra những vấn đề cần “nhận thức lại” về nó. Qua những truyện ngắn nhƣ
Những ngày mới, Dưới bóng hoàng lan, Buổi sớm. Thạch Lam nhƣ muôn chỉ ra rằng hạnh
phúc của con ngƣời vốn rất bình dị. Không nhất thiết phải ra thành phố, mà ngay trên quê
hƣơng mình, con ngƣời hoàn toàn có thể có một cuộc sống thật sự hạnh phúc. Nhân vật Tân
(Những ngày mới) phải sống trong sự “chán nản đến cực điểm” khi ở thành phố. Còn khi trở
lại quê hƣơng, chàng thấy “tâm hồn khoan khoai nhƣ không bận một ý nghĩ gì”, chàng có
cảm giác “chƣa bao giờ thấy khoan khoái ngƣời nhƣ bây giờ”. Đó thực sự là “những ngày
mới”, những ngày hạnh phúc đối với Tân.
Nhân vật của “truyện ngắn - trữ tình hóa, mỗi khi trở về quê hƣơng, về ngôi nhà thân
yêu của mình (dù chỉ trong ý nghĩ, hồi ức) đều có cảm giác đƣợc thanh lọc. Với Tâm (Cô
hàng xén) mỗi khi từ chợ về đến nhà, cô có cảm giác “tất cả cái tối tăm, rét mƣớt và cánh
đồng trống vắng, cô để lại ở ngoài”. Với Thanh (Duới bóng hoàng lan), từ tỉnh trở về quê,
ngay khi lách qua cửa để vào vƣờn, chàng đã cảm thấy “mát hẳn cả ngƣời tựa nhƣ bao sự
ồn ào ở ngoài kia đều ngƣng lại trên bậc cửa”. Với Thái (Đất - Ngọc Giao) trở về mảnh
vƣờn, nơi chôn dúm nhau của mình, lần đầu trong đời anh nhận ra “mùi đất thơm, tƣởng nhƣ
lẫn cả mầm rễ một thứ cỏ gì quý hiếm lắm rung động tâm hồn”. Ngay cả những nhân vật đã
bị chốn thị thành làm tha hóa nhƣ Tâm (Trở về), Liên, Huệ (Tôi ba mươi) vẫn có cảm giác
mát lạnh, dịu ngột khi đƣợc “trở về” quê hƣơng
110
Ở một khía cạnh khác, các tác phẩm nhƣ Đứa con, Cái chân què mang đến cho
ngƣời đọc những suy ngẫm về vấn đề tiền bạc và hạnh phúc. Ông bà Cả (Đứa con), thừa thãi
về của cải vật chất, nhƣng không có con. Còn chị Sen, nghèo khó, rách ruới nhƣng lại có đứa
con trai thật kháu khỉnh. Đứng trƣớc mẹ con chị Sen, bà Cả nhận ra sự vô nghĩa, bất hạnh của
cuộc đời bà: “Mắt bà đờ ra nhƣ đang theo đuổi một ƣớc vọng xa xôiGiá bà đánh đổi tất cả
của cải để lấy đứa con!”, Còn Minh (Cái chân què) có cả vạn bạc trong tay. Đống tiền giúp
anh có sức mạnh, giúp anh đạt đƣợc mọi ý muốn “tận hƣởng những cái khoái lạc” trong các
cuộc chơi bời. Nhƣng Minh chƣa bao giừo có đƣợc những giây phút hạnh phúc đích thực.
Anh ta vẫn nhận thấy “một cái chua chát, một nỗi căm hờn, một sự phản động mà chán nản
nhƣ một vụ tự tử”
Nhƣ vậy, có thể thấy việc phơi bày thực trạng đời sống chƣa phải là mục đích chủ yếu
của “truyện ngắn - trữ tình hóa”. Loại truyện ngắn này quan tâm hơn nhiều đến việc trình bày
những suy tƣởng của con ngƣời về cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên loại “truyện ý tƣởng”
thƣờng xuất hiện nhiều trong các sáng tác trữ trình. Giống nhƣ một bài thơ trữ tình, các
“truyện ý tƣởng” thƣờng có cái “tứ” rất nổi bật. Cái tứ ấy có khả năng chứa đựng và bộc lộ ý
nghĩa nhân sinh sâu rộng của tác phẩm. Trong một bài thơ trữ tình, tứ thơ c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_cac_loai_hinh_co_ban_cua_truyen_ngan_hien_dai_tren_co_so_cu_lieu_truyen_ngan_viet_nam_giai_doan_1.pdf