Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội - Phạm Thị Mỹ Linh

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC CÁC BẢNG . vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ. ix

GIỚI THIỆU CHUNG .1

1. Giới thiệu về luận án . 1

2. Sự cần thiết của đề tài . 1

3. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu . 2

3.1. Mục tiêu tổng quát . 2

3.2. Mục tiêu cụ thể. 3

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . 3

5. Phương pháp nghiên cứu . 4

5.1. Nghiên cứu tại bàn . 4

5.2. Nghiên cứu định tính . 4

5.3. Nghiên cứu định lượng . 4

5.4. Kết cấu của luận án . 4

Kết luận phần giới thiệu chung . 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 7

1.1. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam . 7

1.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới . 10

1.2.1. Các hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế . 11

1.2.2. Các mô hình trong nghiên cứu tuân thủ thuế. 14

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. 20

1.3. Khoảng trống nghiên cứu . 25

Kết luận chương 1 . 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT

NGHIÊN CỨU. . 27

2.1. Các khái niệm . 27

2.2. Phân loại tuân thủ thuế. 30

2.3. Các lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu tuân thủ thuế. 33

2.3.1. Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng . 33

2.3.2. Lý thuyết triển vọng . 34iv

2.3.3. Thuyết kỳ vọng . 35

2.3.4. Lý thuyết răn đe . 36

2.3.5. Lý thuyết hành động hợp lý . 36

2.3.6. Lý thuyết thể chế thiếu quy tắc (Institutional Anomie Theory (IAT)) . 39

3.3.7. Lý thuyết Người đại diện . 39

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất . 40

2.5. Các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tuân thủ thuế

của các doanh nghiệp Việt Nam . 42

Kết luận chương 2 . 50

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. 51

3.1. Nghiên cứu định tính . 51

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu định tính . 51

3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính . 52

3.1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính . 54

3.2. Nghiên cứu định lượng . 56

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng . 56

3.2.2. Thang đo các biến . 57

3.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo . 63

3.2.4. Chọn mẫu nghiên cứu chính thức . 64

Kết luận chương 3 . 65

CHƯƠNG 4: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN

CỨU. 66

4.1. Thống kê mô tả đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu . 66

4.2. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn

thành phố Hà Nội. . 75

4.2.1. Khái quát về Cục thuế Hà Nội và các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn

thành phố Hà Nội . 75

4.2.2. Cơ sở pháp lý đánh giá hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế . 76

4.2.3. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành

phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế . 78

4.2.4. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành

phố Hà Nội từ đánh giá của các doanh nghiệp nộp thuế. . 89

4.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu . 92

4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha . 93

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) . 97v

4.3.3. Mô hình hồi quy đa biến đánh giá tác động các nhân tố tới hành vi tuân thủ

thuế của người nộp thuế. 103

4.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của các biến độc lập . 113

4.3.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu . 118

Kết luận chương 4 . 134

CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ TỔNG KẾT . 135

5.1. Một số kiến nghị . 135

5.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế. 135

5.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế . 137

5.2. Các đóng góp của luận án . 144

5.3. Các hạn chế của luận án . 146

5.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo . 147

Kết luận chương 5 . 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 150

PHỤ LỤC . 163

pdf184 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội - Phạm Thị Mỹ Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến dưới 100 tỷ và 42,5% doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đánh giá chính 69 sách thuế tuy có dễ tiếp cận hơn trước đây nhưng lại khó khăn trong thực hiện. Lí do các doanh nghiệp đưa ra là hiện nay có quá nhiều quy định, hướng dẫn chồng chéo. Kế toán ở các doanh nghiệp bận rộn nên không thể cập nhật kịp các quy định mới ban hành. Hơn nữa, các quy định và chính sách thuế dù có dễ tiếp cận nhưng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt vì có nhiều quy định mới, nhiều chính sách thuế liên tục sửa đổi, nhiều từ ngữ trong hướng dẫn khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn do vậy gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế cũng như đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp. Về thủ tục hành chính thuế: Biểu đồ 4.2: Đánh giá của doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế Thời gian qua, ngành thuế đạt được trong việc cải cách thủ tục hành chính đã tạo luồng sinh khí mới cho cộng đồng doanh nghiệp tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp khảo sát cho biết trong công tác thực thi vẫn còn có những sự phức tạp, chi phí tuân thủ còn cao, chưa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế. Khi phân loại theo quy mô doanh nghiệp thì thấy xu hướng càng doanh nghiệp lớn càng gặp nhiều phiền hà với các thủ tục hành chính thuế. Cụ thể, 60,3% các doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đánh giá các thủ tục hành chính thuế là thông thoáng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hơn. Chỉ có 8,6% các doanh nghiệp loại này cho rằng thủ tục hành chính thuế còn gây khó khăn cho công tác thực hiện. 43,5% các doanh nghiệp có số vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ đánh giá cá thủ tục hành chính thuế hiện nay còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế trong khi 46,6% các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đánh giá các thủ tục hành chính thuế là bình thường và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp, thậm trí 26% các doanh nghiệp loại này cho rằng các thủ tục hành chính thuế khá dễ dàng và thuận lợi cho doanh nghiệp. Kết quả khảo sát trùng với nhận định của bà Nguyễn Thị Cúc, chuyên gia tư vấn thuế, khi 70 cho rằng các DN lớn đều nhận thấy chính sách thuế hiện nay của Bộ Tài chính là đơn giản, dễ hiểu. Trong khi có tới 50% DN nhỏ cho rằng chính sách thuế quá phức tạp. Điều đó có thể do tại các doanh nghiệp lớn có nhiều kế toán, bộ phận kế toán được phân công chuyên trách rõ ràng nên độ chuyên nghiệp và chuyên môn cao. Còn tại các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, khối lượng công việc kế toán càng nhiều, các thủ tục hành chính thuế doanh nghiệp cũng tăng lên theo khối lượng công việc trong khi để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp thường thuê ít kế toán, mỗi kế toán phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Trong khi đó, các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế liên tục cập nhật phiên bản mới, các biểu mẫu thuế liên tục thay đổi, thời gian giải quyết các thủ tục quá dài gây mất thời gian và doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí. Công chức thuế không yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung giấy tờ luôn một lần mà kéo dài nhiều lần, doanh nghiệp liên tục bị yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ mới khiến cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, gây mệt mỏi và căng thẳng cho doanh nghiệp. Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Biểu đồ 4.3: Đánh giá về hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế Ngành thuế đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra thuế trong năm vừa qua. Trong đó đã tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, chú trọng thanh tra, kiểm tra 100% hồ sơ sau hoàn có số thuế hoàn lớn, thanh tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; thanh, kiểm tra về công tác quản lý sử dụng hóa đơn nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, gian lận thuế. Khảo sát đánh giá về nhận định công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và phát hiện kịp thời các sai phạm, rất nhiều doanh nghiệp cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra là cần thiết nhưng lạm dụng sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn trong kinh 71 doanh và tăng chi phí tuân thủ. 50/200 chiếm 25% doanh nghiệp khảo sát đồng ý rằng công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay được thực hiện thường xuyên và kịp thời phát hiện ra các sai phạm. Cụ thể 22/38 doanh nghiệp sản xuất, 23/132 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, 1 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và 4 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, gia công, lắp ráp đồng ý với nhận định trên. Xét ở khía cạnh tích cực, một số doanh nghiệp còn cho rằng nếu việc thanh, kiểm tra chặt chẽ với những doanh nghiệp có rủi ro cao sẽ góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng. Dù vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác thanh, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro đòi hỏi các đơn vị phải xây dựng được cơ sở dữ liệu về thuế, xác định được các đối tượng rủi ro cao nhằm giảm bớt thanh tra đối với các đối tượng không thấy dấu hiệu rủi ro và tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Tuy nhiên, khảo sát cũng ghi nhận rất nhiều ý kiến không đồng tình với đánh giá trên. 109/200 doanh nghiệp chiếm 54,5% doanh nghiệp khảo sát không đồng ý với nhận định trên. Một số doanh nghiệp cho rằng hoạt động thanh tra, kiểm tra có thể làm doanh nghiệp e ngại nhưng nếu đã có ý định gian lận thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cách để hợp lý hóa việc gian lận của mình. Thậm trí, một số doanh nghiệp còn cho biết họ nhờ luôn công chức thuế soát xét báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp trước khi thanh tra. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khảo sát còn nêu lên thực trạng hiện nay trong lĩnh vực thanh kiểm tra, ngoài cơ quan thuế ra, còn có thêm một số tổ chức, cơ quan khác đòi hỏi thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nên rất phiền hà, mất thời gian của doanh nghiệp. Tình trạng thanh tra, kiểm tra thuế quá nhiều khiến nhiều doanh nghiệp phải chi thêm các khoản khác cho cán bộ thuế. Các hình thức xử phạt và mức xử phạt: Biểu đồ 4.4: Đánh giá các hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm thuế 72 Cơ quan thuế đánh giá công tác thuế trong thời gian qua có thể thấy các hành vi gian lận thuế ngày càng gia tăng và phức tạp. Các hành vi như thành lập DN để bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng, hạch toán chi phí diễn ra khá nghiêm trọng với mức độ ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau, gây thất thoát tiền ngân sách nhà nước, tạo sự bất bình đẳng trong cộng đồng các doanh nghiệp. Đứng trên phương diện người nộp thuế, 85% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng các hình thức xử phạt hiện nay là hợp lý. 6% doanh nghiệp khảo sát cho rằng, mức xử phạt tuy đã tăng cao nhưng chưa đủ sức răn đe vì thực tế nếu có cơ hội gian lận thuế, nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện. Các doanh nghiệp khảo sát cho biết họ rất ủng hộ ngành thuế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu thuế; công khai minh bạch hoạt động thu thuế, hạn chế tối đa việc doanh nghiệp phải tiếp xúc trực tiếp với công chức thuế nhằm giảm chi phí tuân thủ thuế và giảm tiêu cực trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Về sự am hiểu pháp luật thuế của người nộp thuế: Biểu đồ 4.5: Đánh giá sự am hiểu nghĩa vụ và pháp luật thuế của người nộp thuế Phần lớn các doanh nghiệp khảo sát đều đồng ý với nhận định người nộp thuế hiện nay am hiểu về các quy định thuế, cụ thể: 77,5% doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ; 53,6% doanh nghiệp khảo sát có vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng ý với đánh giá trên. Chỉ có 27,4% các doanh nghiệp khảo sát có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng ý với đánh giá trên. Điều này có thể do tại các doanh nghiệp lớn và vừa, đội ngũ kế toán khá chuyên nghiệp, có chuyên môn cao và có sự phân công rõ ràng trong công việc hàng ngày nên nắm khá vững và cập nhật kịp thời các quy định, chính sách thuế mới. Còn tại các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ, kế toán thường phụ trách nhiều công việc khác nhau, khối lượng công việc lớn cộng với việc các doanh nghiệp này thường thuê các kế toán trẻ, ít kinh nghiệm để giảm chi phí nên 73 các kế toán tại các doanh nghiệp này cảm thấy khó khăn hơn trong việc nghiên cứu, cập nhật các quy định thuế mới, cụ thể: có 31,5% các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ cho rằng người nộp thuế hiện nay chưa thật am hiểu về các quy định thuế, lí do vì các quy định liên tục thay đổi, các hướng dẫn về thuế của cơ quan thuế còn chưa thật thống nhất. Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Thời gian qua, Cục Thuế Hà Nội luôn chú trọng, quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế mới, các chủ trương chính sách về cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Theo số liệu báo cáo của Cục thuế Hà Nội, Cục thuế đang thực hiện xây dựng và triển khai Đề án: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2017-2020, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong thực hiện các quy định về thuế. Kết quả khảo sát của tác giả cũng chỉ ra xu hướng khá đối lập của các doanh nghiệp trong đánh giá mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế, cụ thể: Biểu đồ 4.6: Mức độ hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 113/200 các doanh nghiệp khảo sát cho biết họ hài lòng về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước đánh giá cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế, 75,5% doanh nghiệp Nhà nước khảo sát cho biết họ hoàn toàn hài lòng và hài lòng với hoạt động này. 76/200 doanh nghiệp không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về công tác tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế trong đó tỷ lệ không hài lòng cao nhất là của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Lí do của việc chưa hài lòng với công tác tuyên 74 truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế mà doanh nghiệp đưa ra là mặc dù ngành thuế đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhưng nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa trọng tâm. Có những lúc cơ quan thuế không trả lời qua điện thoại mà yêu cầu doanh nghiệp trực tiếp đến cơ quan thuế mặc dù chỉ là những thắc mắc nhỏ. Có nhiều vướng mắc về văn bản pháp luật thuế nhưng gọi điện không ai nghe máy. Các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền chưa đưa ra các ví dụ cụ thể để hướng dẫn người nộp thuế, các tài liệu tuyên truyền còn thiếu và chưa thống nhất nên nội dung trả lời các vướng mắc cho người nộp thuế hiện nay vẫn còn dựa vào kinh nghiệm của công chức thuế. Các hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú, một số hình thức tuyên truyền như: điện thoại di động, facebook, thư điện tử vẫn chưa đưa vào sử dụng phổ biến nên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật thuế của người nộp thuế. Sự phục vụ của công chức thuế: Biểu đồ 4.7: Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế với công chức thuế Khảo sát cũng ghi nhận sự đánh giá của doanh nghiệp với tác phong, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế. Theo đó, các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp lớn có vốn đăng ký trên 100 tỷ đánh giá tích cực nhất về sự phục vụ của công chức thuế trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ dường như vẫn có đánh giá khắt ke hơn về sự phục vụ của công chức thuế, cụ thể: 58,6% các doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ cho biết họ hài lòng về sự phục vụ của công chức thuế trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 31,9% đối với các doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ và 37% của các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ. 58% các doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ và 56,2% các doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ không hài lòng và hoàn toàn 75 không hài lòng về sự phục vụ của công chức thuế, trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 20,7% tại các doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ. Kết quả khảo sát cho thấy, thái độ, tác phong phục vụ của công chức ngành thuế, hải quan đã có sự cải thiện. Trình độ chuyên môn, kỹ năng trong giải quyết công việc cũng được nâng cao theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp và được người dân và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngành thuế cần tiếp tục cải thiện thì mới có thể đạt được mục tiêu “bạn đồng hành” với doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. 4.2. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2.1. Khái quát về Cục thuế Hà Nội và các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội Cục thuế thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 314 TC/QĐ ngày 21/08/1990 của bộ tài chính. Hiện tại, Cục Thuế TP Hà Nội được có 24 phòng thuộc (trong đó có 05 phòng thanh tra và 06 phòng kiểm tra thuế) và 30 Chi cục thuế quận, huyện, thị xã trực thuộc với 321 Đội thuế (giảm 04 Đội thuế so với năm 2015). Cục thuế TP Hà Nội được tổng cục thuế giao chỉ tiêu là 3.896 biên chế. Đến tháng 12/2017, tổng số công chức có mặt là 3.527 và 246 hợp đồng theo NĐ68. Trong đó khối văn phòng cục là 708 công chức (chiếm 20%); khối Chi cục có 2.819 công chức (chiếm 80%). Trong đó, trên 86% cán bộ công chức có trình độ từ đại học trở lên (so với mục tiêu 2020 tối thiểu là 85%), 14% còn lại lại là trình độ cao đẳng trung cấp. Trong tổng số cán bộ công chức có mặt, tỷ lệ ngạch công chức trên tổng biên chế như sau: Ngạch chuyên viên chính và tương đương chiếm 3%; Ngạch chuyên viên và tương đương chiếm 75%; Ngạch cán sự và tương đương chiếm 21%; Ngạch nhân viên: 1%. Các chi cục thuế quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thu thuế và các khoản thu khác cho ngân sách theo quy định trên toàn địa bàn theo phân cấp quản lý, thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Cục thuế giao. Theo số liệu từ cục thuế Hà Nội, tính đến tháng 1 năm 2017 chi cục thuế Hà Nội đã cấp và quản lý mã số thuế cho 126.019 doanh nghiệp và 158.896 hộ kinh doanh cá thể trong đó. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 15.352 doanh nghiệp. 76 Bảng 4.2: Bảng thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Stt Phòng/ CCT Lũy kế đến tháng 1/2017 Tổng số TC- DN đang hoạt động Trong đó TC-DN mới thành lập (bao gồm tất cả các trạng thái) TC-DN ngừng hoạt động Trong đó TC- DN giải thể TC- DN bỏ địa chỉ kinh doanh TC-DN tạm ngừng kinh doanh 1 Tổng 126.019 21.656 15.352 1.211 10.703 3.438 2 VPC 9.931 789 458 99 299 60 3 CCT 116.088 20.867 14.894 1.112 10.404 3.378 Nguồn: Cục thuế Hà Nội Trong năm 2016, Cục thuế đã thực hiện cấp 24.557 mã số thuế mới cho các tổ chức, doanh nghiệp (tăng 15% so cùng kỳ). Tuy nhiên, số lượng các tổ chức, doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2016 trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn lớn, cụ thể: Tổng số tổ chức, doanh nghiệp tạm ngừng, nghỉ hoạt động là 15.129 đơn vị, giảm 9% so cùng kỳ. 4.2.2. Cơ sở pháp lý đánh giá hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế Để đánh giá hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế đã ban hành Quyết định 688 bao gồm các chỉ đánh giá chỉ số tuân thủ thuế của người nộp thuế: 4.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tuân thủ kê khai thuế của người nộp thuế: Để đánh giá chỉ số tuân thủ thuế của người nộp thuế dựa trên tiêu chí đánh giá việc kê khai thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đã đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá sau: Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn = Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn x 100% (5.1) Số tờ khai thuế đã nộp Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá số tờ khai thuế đúng hạn với tổng số tờ khai thuế. Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp = Số tờ khai thuế đã nộp x 100% (5.2) Số tờ khai thuế phải nộp Chỉ tiêu này dùng để đánh giá việc kê khai thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật 77 Tỷ lệ tờ khai thuế không có lỗi số học = Số tờ khai thuế không có lỗi số học x 100% (5.3) Số tờ khai thuế đã nộp Chỉ tiêu này dùng để đánh giá số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến cơ quan thuế trong kỳ, qua kiểm tra ban đầu của cơ quan thuế không phát hiện có lỗi số học trên tờ khai. 4.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế Để đánh giá việc tuân thủ thanh toán thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế = Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12/Năm đánh giá x 100% (5.4)Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu thuế của những đối tượng người nộp thuế còn nợ thuế từ những năm trước.  Số lượng NNT bị xử phạt vi phạm hành chính thuế (5.5) Chỉ tiêu này giúp đánh giá ý thức tuân thủ của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. 4.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tuân thủ báo cáo thuế của người nộp thuế Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm = Số doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm x 100% (5.6) Số doanh nghiệp đã thanh tra trong năm Chỉ tiêu này giúp đánh giá tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra và kết quả thanh tra doanh nghiệp có sai phạm trong năm Tỷ lệ NNT kiểm tra phát hiện có sai phạm = Số NNT kiểm tra phát hiện có sai phạm x 100% (5.7) Số NNT đã kiểm tra trong năm Chỉ tiêu này giúp đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra thuế, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT. 78 4.2.3. Thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ số liệu của cơ quan thuế Trong các năm từ năm 2010 đến 2017, số thu ngân sách của cục thuế Hà Nội luôn duy trì ở mức cao. Trong 3 năm gần đây là năm 2015 và năm 2016, 2017 số thu thuế liên tục duy trì ở mức cao, dẫn đầu cả nước, cụ thể: Năm 2015, dự toán pháp lệnh toàn cục là 167.055 tỷ đồng, thực tế số thu lũy kế cả năm đạt 200.008 đạt 110,9% dự toán pháp lệnh, cao hơn cả nước (106,8%) và TP HCM (102,6%) Trong năm 2016, Tổng thu ước thực hiện 157.745,6 tỷ đồng, đạt 102,1% dự toán giao và tăng 3,6% so với thực hiện năm 2015. Trong đó số thu từ các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội trừ số thu từ dầu thô ước đạt 68.294,4 tỷ đồng. Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương ước thực hiện: 38.716 tỷ, đạt 80,7% dự toán và bằng 87,2% so với năm 2015. Năm 2017, Cục thuế đã hoàn thành vượt mức dự toán thu NS năm 2017 với tổng số thu cân đối thực hiện là 192.789 tỷ, đạt 102,8% dự toán pháp lệnh, tăng 18,1% so với thực hiện 2016. Hầu hết các chỉ tiêu thu ngân sách tăng trưởng so với thực hiện năm 2016, trong đó thu từ hoạt động SXKD, thuế TNCN tăng trưởng bền vững cụ thể: Khu vực CTN-NQD tăng 25,1%; Thu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,7%; thuế TNCN tăng 20,3%. Công tác quản lý thu thuế cũng được chú trọng nhằm hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế tuân thủ thuế. Hai chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý thuế khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp là hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế. Nếu hoạt động tuyên truyền hỗ trợ được coi như một công cụ đắc lực tác động đến nhận thức của người nộp thuế, giúp người nộp thuế nắm vững được các quy định, chính sách thuế, pháp luật về thuế để kê khai thuế thì thanh, kiểm tra thuế lại có vai trò vô cùng quan trọng trong thực thi pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế, từ đó phát hiện ra các hoạt động vi phạm pháp luật thuế, gian lận, trốn thuế của người nộp thuế. Hai hoạt động trên đều có vai trò quan trọng hỗ trợ hoạt động tuân thủ thuế của người nộp thuế. Bởi vậy, tác giả tiến hành phân tích kỹ hơn thực trạng của hai hoạt động trên tại cục thuế Hà Nội, cụ thể: * Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế khi Việt Nam thực hiện cơ chế tự khai, tự tính thuế, trong những năm qua, Cục thuế Hà Nội luôn chú trọng phát triển hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 79 bằng nhiều hình thức. Cụ thể, trong 4 năm 2014, 2015, 2016, 2017 công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện như sau: Bảng 4.3: Bảng thống kê công tác tuyên truyền năm 2014, 2015, 2016, 2017 STT VPC, các CCT Cung cấp văn bản cho người nộp thuế (văn bản) Tuyên truyền qua truyền hình (buổi) Tuyên truyền trên phát thanh, truyền thanh (buổi) Tuyên truyền qua báo, tạp chí (bài, tin) Các hình thức tuyên truyền khác (Email,...) 1 2014 242.896 730 20.652 980 634.157 2 2015 2.275.202 231 27.307 904 732.228 3 2016 1.816.410 165 13.15 1.667 534.118 4 2017 2.975.000 168 19.235 1.899 1.500.000 Nguồn: Cục thuế Hà Nội Năm 2014, cục thuế Hà Nội đã cung cấp 242.896 văn bản, ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền pháp luật thuế, đăng 980 bài, tin trên báo, tạp chí, thực hiện 730 buổi phát sóng truyền hình; 20.652 buổi phát thanh, truyền thanh tuyên truyền về thuế và chính sách thuế. Năm 2015, cục thuế Hà Nội đã cung cấp 2.275.202 văn bản, 259.130 ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền pháp luật thuế, đăng 904 bài, tin trên báo, tạp chí, tổ chức 01 buổi tọa đàm của lãnh đạo cục với người nộp thuế. Năm 2016, cục thuế vẫn duy trì thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, Đài truyền hình tổ chức thành công hai buổi tọa đàm của lãnh đạo cục với chuyên đề “Đẩy mạnh tiến độ thu NSNN và chống thất thu thuế” trên đài truyền hình Hà Nội; “Triển khai quy chế phối hợp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,tố cáo của cơ quan thuế” trên Đài truyền hình Việt Nam - VTV1; Phối hợp thời báo tài chính, tạp chí thuế, Báo Hà Nội mới phát hành các chuyên trang “Chính sách thuế với cuộc sống”, “Thuế thủ đô”; Tiếp tục tuyên truyền triển khai thí điểm uỷ nhiệm thu thuế hộ kinh doanh, Nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử, thực hiện chuỗi phóng sự về quản lý hoá đơn, giải pháp ngăn chặn hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn điện tử; Phối hợp với Công an TP Hà Nội triệt phá thành công đường dây thành lập doanh nghiệp ma để bán hoá đơn GTGT. Năm 2016, cục thuế đã phối hợp với cơ quan truyền thông thực hiện 165 buổi phát sóng tuyên truyền về chính sách thuế mới, đăng 1.667 tin, bài, ảnh trên các báo, tạp chí; thực hiện 13.150 buổi phát thanh, truyền thanh và 606 bài qua trang thông tin điện tử của cục thuế. 80 Năm 2017, Cục thuế tiếp tục chú trọng, quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế mới, các chủ trương chính sách về cải cách TTHC, tháo gỡ khó khăn cho DN của Quốc hội, Chính phủ ... dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả như: Thường xuyên phối hợp tốt với các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông; Tổ chức 88 lớp tập huấn cho hơn 12.669 NNT và CBCC; Biên tập, cập nhật ngắn gọn những nội dung chính sách thuế mới, các thủ tục hành chính thuế; truyền tải kịp thời qua thư điện tử tới trên 150.000 doanh nghiệp, đồng thời công khai trên trang Web của ngành. Trong năm, Cục thuế đã thực hiện 168 buổi phát sóng truyền hình; 1.899 tin, bài, ảnh trên các báo, tạp chí; 19.235 buổi phát thanh, truyền thanh Công tác hỗ trợ doanh nghiệp cũng liên tục được thực hiện. Cục thuế luôn cử cán bộ trực sẵn ở tổng đài điện thoại nhằm hỗ trợ giải đáp ngay các thắc mắc của người nộp thuế. Cụ thể: Bảng 4.4: Bảng thống kê công tác hỗ trợ DN năm 2014, 2015, 2016, 2017 STT VPC, các CCT Hướng dẫn tại cơ quan thuế Hỗ trợ qua điện thoại Hỗ trợ bằng văn bản 1 2014 26.875 30.993 2.664 2 2015 48.439 52.617 3.029 3 2016 35.892 33.957 2.354 4 2017 35.035 36.726 2.293 Nguồn: Cục thuế Hà Nội Năm 2014, Công tác hỗ trợ NNT thường xuyên được duy trì, nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả tốt: Đã tổ chức 199 buổi tập huấn cho 116.403 lượt NNT về các chính sách thuế mới (ngoài ra cục thuế còn tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của Quận uỷ, HĐND, UBND Quận. Cục thuế phối hợp với sở công thương tổ chức 01 lớp tập huấn cho gần 200 doanh nghiệp); Tổ chức 42 cuộc đối thoại với 9.288 tổ chức, cá nhân NNT trên địa bàn; Hướng dẫn trực tiếp tại bộ phận một cửa cho 26.875 lượt NNT; qua đường dây nóng 30.993 cuộc; trả lời 2.664 công văn hỏi của NNT bằng văn bản. Trong năm 2015 tổng đài hỗ trợ đã nhận được 52.616 cuộc gọi đến, tất cả các thắc mắc của người nộp thuế đều được giải đáp ngay và không có câu trả lời nào cần đính chính. Tổng số văn bản trả lời đúng hạn là 2.931/3.029 văn bản, chiếm 97% số văn bản được hỏi. Công tác tập huấn, đối thoại trực tiếp cho doanh nghiệp cũng được thực hiện đều đặn. Trong năm 2015, cục thuế Hà Nội đã tổ chức được 300 lớp tập huấn chính sách thuế và 97 cuộc đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những 81 vướng mắc về chính sách thuế và trang bị những kiến thức mới về chính sách thuế cho người nộp thuế với 144.742 lượt người tham dự, đạt kết quả tốt. Trong năm 2016, cục thuế, đã hỗ trợ, giải đáp cho 6.586 lượt NNT với 7.161 vướng mắc. Cục thuế đã hỗ trợ 34.892. Công tác hỗ trợ, đối thoại với doanh nghiệp để tuyên truyền, giải đáp chính s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_tuan_thu_thue_cua_doanh_ng.pdf
Tài liệu liên quan