Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 6

1.2. Công trình nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.3. Kết quả đạt được của các công trình khoa học và những vấn đề

luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ 22

Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH

ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ

LUẬN VÀ THỰC TIỄN 24

2.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng và cải cách tư pháp ở

các tỉnh giai đoạn hiện nay 24

2.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp

hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức và vai trò 55

Chương 3: CẢI CÁCH TƯ PHÁP VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG

BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP - THỰC

TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 66

3.1. Thực trạng cải cách tư pháp ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 66

3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp -

thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 75

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ

YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐẾN

NĂM 2030 108

4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự

lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với cải

cách tư pháp đến năm 2030 108

4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh

ủy ở đồng bằng sông Hồng với cải cách tư pháp đến năm 2030 116

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 169

pdf197 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành công việc này, đối với các CQTP cấp huyện. Tỉnh ủy Bắc Ninh đã lãnh đạo điều chỉnh tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của Công an tỉnh, công an cấp huyện và chỉ rõ: "Cơ quan 85 Điều tra Công an nhân dân được tổ chức chuyên sâu theo nhóm tội phạm; tập trung nhiệm vụ điều tra cho cơ sở để cơ quan điều tra cấp trên có tập trung lực lượng, phương tiện điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp hoặc các chuyên án lớn" [123, tr.6]; "công tác quản lý nhà nước về luật sư được quan tâm, có tiến bộ, thẩm quyền của luật sư được mở rộng, cơ quan điều tra đã tạo điều kiện cho luật sư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo [123, tr.7]. Tỉnh ủy Nam Định kết luận: "Bộ máy, cơ cấu tổ chức của các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Thi hành án luôn kịp thời được kiện toàn và phát huy hiệu quả công tác, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà ngành dọc cấp trên giao cho" [129, tr.4]. BTVTU Hưng Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo TAND, VKSND tỉnh xây dựng và hoàn thiện phương án chuẩn bị thành lập TAND, VKSND khu vực trong tỉnh trên cơ sở đánh giá vị trí địa lý, điều kiện dân cư, khối lượng công việc của các đơn vị, dự kiến thành lập 6 TAND, VKSND khu vực [127, tr.8]. Về cơ quan điều tra, Tỉnh ủy nhận định: "Tổ chức bộ máy cơ quan điều tra hai cấp trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiện toàn theo chỉ đạo của Trung ương và của Bộ Công an, hoạt động quản lý đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu công tác điều tra tội phạm trong tình hình mới" [127, tr.5]. Các hoạt động nêu trên cũng được tỉnh ủy Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh lãnh đạo, chỉ đạo đạt kết quả. Qua đó, các tỉnh ủy thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với CCTP trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc kết luận: Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Tòa án nhân dân tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án hai cấp, trong đó trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa; xây dựng và thực hiện tốt cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp; tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy tòa án hai cấp theo hướng tăng thẩm quyền xét xử cho tòa án nhân dân cấp huyện [133, tr.15]. 86 Sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tổ chức bộ máy của HTCT, các tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết về cụ thể hóa nghị quyết này và xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Trong đó, các tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các CQTP các cấp trong tỉnh. Công việc này được xác định là một trọng tâm. Các CQTP ở các tỉnh đang được tiếp tục đổi mới, sắp xếp theo tinh thần nghị quyết nêu trên, đạt kết quả bước đầu. Về công tác cán bộ: công tác này đã được các tỉnh ủy đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng tất cả các khâu, tập trung hơn vào các khâu: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ các CQTP và xử lý các sai phạm, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chất lượng đội ngũ cán bộ các CQTP được nâng lên một bước quan trọng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhận định: Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, thường xuyên là BTVTU đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp tỉnh và cấp huyện được tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng theo hướng trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả. Công tác quy hoạch, quản lý, kiểm tra, giám sát, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ được thực hiên nghiêm chỉnh theo đúng thủ tục, quy trình, quy định của Đảng. Các cơ quan tư pháp đã coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, nhất là bồi dưỡng cập nhật về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao [133, tr.16]. Tỉnh ủy Hưng Yên chỉ rõ: "Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các khâu của công tác cán bộ các cơ quan tư pháp, coi trọng công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý; đã hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ 2015-2020 [127, tr.7]. Tỉnh ủy Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, quảng Ninh cũng có đánh giá tương tư như trên. Cụ thể. Tỉnh ủy Nam Định chỉ rõ: 87 Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp tỉnh và cấp huyện đủ về số lượng, có chất lượng về chuyên môn và lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp luôn được Tỉnh ủy và các cấp ủy quan tâm. Các cấp ủy đã chỉ đạo chặt chẽ việc rà soát, đánh giá, quy hoạch cán bộ hằng năm, bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý, đề nghị bổ sung chức danh pháp lý, như: điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở địa phương [129, tr.8]. Tỉnh ủy Bắc Ninh nhận định: "công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ tư pháp về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sông luôn được tăng cường đi liền với công tác đào tạo, bồi dương nâng cao trình độ mọi mặt và chuyên môn, nghiệp vụ" [123, tr.8]. Tỉnh ủy đã tăng cường chỉ đạo các cấp uỷ cấp huyện về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tư pháp, "tạo thuận lợi để cán bộ, công chức được tham dự các lớp đào tạo đại học và trên đại học, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ" [123, tr.9]. Kết quả thăm dò ý kiến về nội dung này: 84 ý kiến (8%) đánh giá tốt; 578 ý kiến (48%) đánh giá đạt yêu cầu [Phụ lục 10, câu hỏi 9]. Năm là, vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các CQTP được phát huy trong quá trình các tỉnh ủy lãnh đạo CCTP. Các tỉnh ủy tập trung lãnh đạo ban cán sự đảng TAND, VKSND tỉnh, đảng đoàn hội luật gia tỉnh, đảng ủy công an tỉnh và các cấp ủy trong các CQTP trong thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP. Các tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng này ban hành các nghị quyết, quyết định về thực hiện các nội dung về CCTP của tỉnh ủy; xác định nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá và xây dựng chương trình, kế hoạch hoạch thực hiện; xây dựng và thực hiện cơ chế giao ban hằng tháng giữa thường trực tỉnh ủy với các cấp ủy đảng, ban cán sự đảng các CQTP tỉnh; quy định chế độ báo cáo quý, 6 tháng và hằng năm về hoạt động lãnh đạo của các tổ chức đảng trong các CQTP. Tỉnh ủy Hưng Yên chỉ rõ: "Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng cơ chế giao ban định kỳ hằng tháng của 88 Thường trực Tỉnh ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn và các cấp ủy trong các cơ quan tư pháp tỉnh, cấp ủy cấp huyện về công tác tư pháp" [127, tr.11]. Đồng thời, Tỉnh ủy nhấn mạnh: "Thường trực Tỉnh ủy duy trì đều đặn chế độ giao ban hằng tháng với các cấp ủy ngành nội chính về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và thực hiện cải cách tư pháp" [127, tr.12]. Tỉnh ủy Hải Dương nhận định: "Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan tư pháp tỉnh tổ chức thực hiện nhiệm vụ; duy trì đều đặn chế độ báo cáo công tác định kỳ tháng, quý, năm" [125, tr.6]. Công tác xây dựng các tổ chức đảng trong các CQTP được các tỉnh ủy chỉ đạo triển khai chặt chẽ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và xây các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, thể hiện rõ và phát huy tốt vai trò lãnh đạo các CQTP thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, khi Đảng bổ sung và xác định xây dựng Đảng về đạo đức là một trong bốn mặt xây dựng Đảng (xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức), công tác xây dựng các tổ chức đảng trong các CQTP về đạo đức được coi trọng và đẩy mạnh hơn, góp phần quan trọng xây dựng và phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng trong các CQTP. Nhờ đó, việc lãnh đạo CCTP của các tỉnh ủy đạt kết quả ngày càng lớn hơn. Cùng với việc phát huy vai trò của các tổ chức đảng trong các CQTP tỉnh trong lãnh đạo CCTP, các tỉnh ủy ở ĐBCH còn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, nâng chất lượng đội ngũ đảng viên trong các CQTP, coi đó là một PTLĐ CCTP rất quan trọng, đạt kết quả của các tỉnh ủy. Trước hết, các tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, nâng cao chất lượng và phát huy tính tiên phong, gương mẫu của những đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các CQTP tỉnh và cấp huyện về học tập, công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ mọi mặt, chuyên môn, nghiệp vụ cao, mẫu mực về chấp hành pháp luật; các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị, đạo đức, lối sống, gương mẫu trong thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về CCTP. 89 Dưới sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức đảng trong các CQTP đã tổ chức quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên đạt kết quả quan trọng, nhất là về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI; Nghị quyết Hội nghị Trung ươn 4 khóa XII về xây dựng Đảng và Quy định số 08-QĐ/TWngày 25- 10-2018 của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Sáu là, các tỉnh ủy đã luôn coi trọng lãnh đạo việc phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội và nhân dân trong thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP. Các tỉnh ủy đã coi trọng lãnh đạo MTTQ, các tổ chức CT-XH, các tổ chức xã hội phát động, duy trì các phong rào hành động cách mạng thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và tác tệ nạn xã hội, thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của MTTQ, các tổ chức CT- XH, tổ chức xã hội và nhân dân về nội dung các nghị quyết của Đảng, của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP được tăng cường và có đổi mới, góp phần quan trọng phát huy vai trò của các tổ chức này và nhân dân trong thực hiện các nghị quyết, quyết định về CCTP. Tỉnh ủy Hưng Yên đánh giá: Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên triển khai quán triệt và yêu cầu các cấp ủy, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh. Tập trung truyên truyền chủ trương, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược cải cách tư pháp, kết luận, chỉ thị của Đảng và những quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ con người, quyền công dân, các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động tư pháp; các luật về tổ chức các cơ quan tư pháp Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên và nhân dân, phát huy vai trò của các tổ chức này và nhân dân trong cải cách tư pháp [127, tr.13]. 90 Các tỉnh ủy Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh cũng có nhận định tương tự. Đặc biệt, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc kết luận: Những năm gần đây, Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và nhân dân vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Hiến pháp sửa đổi; dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự; Luật Đất đai; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Thi hành án dân sự; Bộ luật dân sự Công việc này được tiến hành bằng nhiều hình thức như: hội nghị, hội thảo, tọa đàm, gửi văn bản tham gia ý kiến qua Cổng thông tin điện tử Qua đó, đã huy động được đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân, phát huy vai trò của họ trong cải cách tư pháp của tỉnh [133, tr.16]. Nhiều thường trực tỉnh ủy đã duy trì thành nền nếp ba tháng một lần nghe cán bộ lãnh đạo chủ chốt MTTQ, các tổ chức CT-XH, đảng đoàn khối MTTQ tỉnh, các tổ chức xã hội thông tin về tình hình hoạt động nói chung và tham gia CCTP nói riêng, qua đó nắm được những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề nổi lên cần giải quyết và những đề xuất của họ để bàn bạc, thảo luận tìm biện pháp giải quyết kịp thời. Định kỳ hằng năm BTVTU chỉ đạo việc xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của từng tổ chức và quy chế phối hợp giữa đảng đoàn khối MTTQ, tổ chức CT-XH tỉnh với ban cán sự đảng UBND tỉnh trong hoạt động thực hiện các nhiệm vụ CTTP. Việc hướng dẫn MTTQ, các tổ chức CT-XH về công tác giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức tư pháp được các tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và thực hiện theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị "về Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội". Bảy là, các tỉnh ủy chú trọng lãnh đạo CCTP bằng công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy và BTVTU về CCTP. Các tỉnh ủy đã lãnh đạo ủy ban kiểm tra tỉnh ủy tăng cường kiểm tra dấu hiệu vi phạm của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, cán bộ, đảng viên 91 thuộc diện BTVTU quản lý, nhất là những đảng viên là cán bộ lãnh đạo. quản lý chủ chốt các CQTP, về thực hiện các nghị quyết, quyết định, chương trình công tác của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP và về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, các tỉnh ủy đã coi trọng tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các cấp ủy trực thuộc, cán bộ diện BTVTU quản lý về thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP. Hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát đã được đổi mới, góp phần quan trọng vào chất lượng hiệu quả kiểm tra, giám sát; trong đó, đã tăng cường kiểm tra, giám sát theo chuyên đề về các mặt của CCTP và về hoạt động của từng CQTP. Nhiều tỉnh ủy đã lãnh đạo chỉ đạo đạt kết quả việc phối hợp công tác giám sát của HĐND tỉnh và với hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức CT-XH đối với các cấp ủy trong các CQTP về lãnh đạo thực hiện CCTP. Các tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh đã có kết luận về công việc này. Cụ thể, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc kết luận: "Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh hằng năm phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh trong giám sát hoạt động lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, Bna Thường vụ Tỉnh ủy về cải cách tư pháp" [133, tr.9]; "nội dung giám sát chủ yếu tập trung vào việc lãnh đạo của cấp ủy đối với một số công tác như: giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp, tạm giữ, tạm giam, thi hành án" [133, tr.10]. Kết quả thăm dò ý kiến về nội dung này: 289 ý kiến (24%) đánh giá đạt hiệu quả [Phụ lục 10, câu 14]. Kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức về sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với CCTP: 257 ý kiến (21,5%) đánh giá tốt; 701 ý kiến (59%) đánh giá đạt yêu cầu [Phụ lục 10, câu hỏi 11]. 3.2.1.2. Khuyết điểm, hạn chế * Về thực hiện nội dung lãnh đạo CCTP Một là, việc xây dựng và ban hành nghị quyết, quyết định của một số tỉnh ủy cụ thể hóa những nội dung CCTP trong Chiến lược CCTP có lúc chậm, có điểm chưa cụ thể rõ ràng, kết quả thực hiện hạn chế. 92 Trong các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP vẫn còn một số chủ trương của Đảng, Nhà nước chưa được cụ thể hóa đầy đủ và định hướng cụ thể, như: việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các CQTP; hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, gồm: đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ số lượng, có chất lượng; xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng; mô hình quản lý nhà nước về công chứng ở tỉnh và cấp huyện Bên cạnh đó, các tỉnh ủy chưa có định hướng và các giải pháp cụ thể, khả thi cao để lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức tư pháp. Vì thế, ở nhiều địa phương, cơ chế này tuy được xây dựng, song chất lượng chưa cao, một số điểm chưa cụ thể, nên việc thực hiện có lúc gặp khó khăn, kết quả giám sát không cao. Việc định hướng hoạt động phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức CT-XH đối với các chủ trương, giải pháp của các CQTP trước khi ban hành theo Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị hầu như chưa được quan tâm. Hai là, một số tỉnh ủy chậm trễ và có lúc có biểu hiện lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo các CQTP cụ thể hóa các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về CCTP thành chương trình, kế hoạch hành động, chất lượng và kết quả thực hiện hạn chế. Trong những hạn chế nêu trên, nổi lên là sự lúng túng trong chỉ đạo xác định những vấn đề cụ thể thuộc chuyên môn, nghiệp vụ của từng cơ quan và xác định các giải pháp cụ thể để thực hiện của từng CQTP. Tỉnh ủy Hải Dương chỉ rõ: "có lúc tỉnh ủy lúng túng trong chỉ đạo một số cơ quan tư pháp về xác định các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là về quản lý tình hình tội phạm, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, giải quyết các loại án tham nhũng, gây thương tích" [125, tr.12]. Đồng thời, Tỉnh ủy nhận định: "Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tư pháp thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách tư pháp của một số cấp ủy có lúc chưa quyết liệt và thiếu các giải pháp cụ thể, thiết thực" [125, tr.12]. 93 Ba là, các tỉnh ủy còn những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các CQTP, kết quả chưa cao. Hiện tại tổ chức bộ máy các CQTP vẫn cồng kềnh, còn có điểm chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan. Kết quả thực hiện chủ trương giảm biên chế các CQTP rất hạn chế. Tỉnh ủy Hải Dương đánh giá: "Hiện tại công an một số huyện chưa đủ số lượng điều tra viên để thành lập cơ quan cảnh sát điều tra theo Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 07-7-2017 của Bộ Công an về thành lập cơ quan này" [125, tr.13]. Tỉnh ủy Hải Dương nhận định: "Cán bộ làm công tác hình sự còn thiếu, một số đơn vị công an cấp huyện vẫn phải kiêm nhiệm công việc này" [125, tr.13]; "chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp không đồng đều, kỹ năng, nghiệp vụ có mặt còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác" [125, tr.14]. Tỉnh ủy Bắc Ninh nhận xét: "Việc tổ chức cơ quan điều tra ở một số nơi chưa hợp lý: nhiều cơ quan điều tra số lượng án ít, nhưng vẫn phải tổ chức bộ máy đầy đủ dẫn đến lãng phí ngân sách và nhân lực" [123, tr.14]. Bốn là, các tỉnh ủy lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chính quyền tỉnh, MTTQ, các tổ chức CT-XH với các CQTP trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP có lúc chưa chặt chẽ, thường xuyên. Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức nêu trên trong thực hiện, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP nhìn chung chưa thật chặt chẽ, thường xuyên, kết quả có mặt hạn chế. Quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này trong hoạt động CCTP còn nhiều điểm chưa cụ thể, rõ ràng. Việc thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP chưa thành nền nếp. Tỉnh ủy Hải Dương nhận định: "Công tác phối hợp giữa lãnh đạo các cơ quan tư pháp với nhau và với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã 94 hội trong hoạt động cải cách tư pháp ở một số nơi chưa chặt chẽ, thường xuyên" [125, tr.8]. Các tỉnh ủy Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên cũng có nhận định tương tự. Chẳng hạn, Tỉnh ủy Nam Định nhận định: "Quy chế phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp giữa các cơ quan tư pháp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tuy đã được xây dựng, song việc thực hiện còn hạn chế, nhất là việc duy trì thành nền nếp thường xuyên" [129, tr.15]. * Về thực hiện PTLĐ CCTP Một là, các tỉnh ủy lãnh đạo CCTP bằng các nghị quyết, quyết định, định hướng của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP có lúc chưa được coi trọng, nhất là về nâng cao chất lượng các nghị quyết và tập trung lãnh đạo tổ chức thực hiện. Có lúc, có nơi việc đầu tư trí tuệ vào việc xây dựng, nâng cao chất lượng các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP và tổ chức thực hiện còn chưa thỏa đáng. Bởi vậy, chất lượng một số nghị quyết của nhiều tỉnh ủy có những điểm hạn chế, chưa cụ thể, nhất là về các giải pháp cho từng lĩnh vực, từng CQTP nên khó thực hiện, kết quả không cao. Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ rõ: "Một số giải pháp trong các nghị quyết của tỉnh ủy về cải cách tư pháp còn chưa thật cụ thể rõ ràng đối với một và lĩnh vực, cơ quan tư pháp, nhất là về quản lý hoạt động đoàn luật sư và hoạt động công chứng, chứng thực, thi hành án" [123, tr.14]. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy đối với thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP nhìn chung còn chưa thực sự quyết liệt. Có vấn đề được kiểm điểm, nhấn mạnh khá nhiều lần, nhưng sự tiến triển trong thực tế rất chậm, thậm chí dẫm chân tại chỗ. Tỉnh ủy Hưng Yên chỉ rõ: Nhà tạm giam, tạm giữ quá tải, xuống cấp không đáp ứng tốt yêu cầu nhưng chưa có các chủ trương, giải pháp cụ thể, khả thi cao để từng bước giải quyết, những giải pháp đã đề xuất lại chưa được chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt, thường xuyên. Bởi vậy, một số đối tượng, can phạm, phạm nhân đã trốn trại gây khó khăn cho việc truy bắt và nguy hiểm cho xã hội [127, tr.12]. 95 Tình hình nêu trên trên - ở những mức độ khác nhau - cũng diễn ra ở hầu hết các tỉnh thuộc ĐBSH. Việc thi hành án dân sự cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhất là sự chậm trễ và hiệu quả thấp trong thi hành án. Hai là, việc tuyên truyền, thuyết phục, vận động cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, trong các CQTP và các tổ chức trong HTCT thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy BTVTU về CCTP, có lúc, có nơi còn đơn điệu về hình thức, chưa đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp Tỉnh ủy Hưng Yên nhận định: Việc tổ chức quán triệt các nghị quyết của Đảng, của tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải cách tư pháp, nhìn chung còn hình thức, chủ yếu theo cách cũ, nội dung chưa được đổi mới mạnh mẽ, chủ yếu nêu lại những nội dung của nghị quyết, chưa coi trọng liên hệ thực tế địa phương. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đối với việc tổ chức đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật còn chưa cụ thể, chưa sâu, chưa kỹ và còn chậm [127, tr.9]. Trong tuyên truyền, vận động các tổ chức, lực lượng thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng, của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP, nhiều cấp ủy chưa tập trung nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ đối với từng tổ chức; trách nhiệm, quyền lợi của từng người dân đối với CCTP; sự cần thiết CCTP trong điều kiện hiện nay; vai trò của CCTP đối với sự phát triển KT-XH, bảo đảm ANCT, TTATXH của đất nước và địa phương Ba là, một số tỉnh ủy có lúc chưa chỉ đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo kịp thời HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP; chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của HĐND tỉnh. Chất lượng một số nghị quyết, quyết định của HĐND tỉnh cụ thể hóa, thể chế hóa các các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, BTVTU về CCTP còn hạn chế. Một số điểm trong một số nghị quyết còn chưa cụ thể, rõ ràng, vẫn nặng về quan điểm chỉ đạo theo kiểu nghị quyết của tỉnh ủy, chưa thể hiện 96 thật rõ tính chất pháp lý trong các nghị quyết của HĐND tỉnh. Chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết đó chưa tập trung vào những điểm trọng tâm, mục tiêu phải đạt được, thời gian hoàn thành Việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số tỉnh ủy đối với công tác giám sát của HĐND tỉnh trong giám sát UBND tỉnh, các CQTP tỉnh trong thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐND tỉnh về CCTP có lúc chưa thường xuyên và có biểu hiện để HĐND tỉnh chủ động trong công việc này, công tác giám sát của HĐND tỉnh và HĐND cấp huyện đối với UBND cùng cấp về thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐND về CCTP có lúc, có nơi còn hình thức, hiệu quả thấp. Tỉnh ủy Bắc Ninh nhận xét: "Công tác giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh và nhiều Hội đồng nhân dân cấp huyện đối với Ủy ban nhân dân cùng cấp về thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân cùng cấp về cải cách tư pháp chưa thường xuyên, chất lượng, hiệu quả nhiều cuộc giám sát còn hạn chế" [123, tr.13]. Bốn là, việc lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ trong các CQTP của các tỉnh ủy còn những hạn chế, yếu kém. Công tác tổ chức của các tỉnh ủy đối với các CQTP có lúc, có nơi có biểu hiện lúng túng, nhất là việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về mô hình tổ chức mới đối với một số CQTP tỉnh và cấp huyện, như: thành lập cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện theo Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 07-7-2017 của Bộ Công an về thành lập cơ quan này. Việc thành lập cơ quan điều tra ở một số nơi có biểu hiện dập khuôn máy móc, cứng nhắc theo chủ trương của cấp trên, chưa thực s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_tinh_uy_o_dong_bang_song_hong_lanh_dao_cai_cach.pdf
Tài liệu liên quan