MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
Chương 1: CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG - NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 25
1.1. Công tác quốc phòng địa phương của các tỉnh trên địa bàn
Quân khu 1 giai đoạn hiện nay 25
1.2. Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc
phòng ở địa phương- Khái niệm, nội dung, phương thức 47
Chương 2: CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 LÃNH
ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
KINH NGHIỆM 69
2.1. Thực trạng lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1
đối với công tác quốc phòng ở địa phương hiện nay 69
2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 101
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở
ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN
KHU 1 ĐẾN NĂM 2025 117
3.1. Những nhân tố tác động và mục tiêu, phương hướng tăng
cường lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương của các
tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đến năm 2025 117
3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo công tác quốc
phòng ở địa phương của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1
đến năm 2025 126
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHỤ LỤC 169
199 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 lãnh đạo công tác quốc phòng ở địa phương giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm cao có giá trị về QS; khai thác tài nguyên không làm ảnh
hưởng đến các công trình phòng thủ; gắn xây dựng các công trình KT với xây
dựng lực lượng và thế trận QP, AN. “Việc xây dựng các công trình dân dụng
lớn ở đô thị đều gắn với việc sử dụng cho nhiệm vụ QP-AN, khi có tình
huống tác chiến thì chuyển thành sân bay, kho tàng, trận địa phòng không,
chống khủng bố và giải cứu con tin...” [59, tr.6]. Kết quả trưng cầu ý kiến cho
thấy, 98,66% số người được hỏi là cán bộ lãnh đạo, quản lý và 100% nhân
dân cho rằng kết hợp KT-XH với QP-AN ở địa phương được thực hiện tốt.
83
Các tỉnh ủy đã coi trọng đúng mức công tác đối ngoại, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng, phải lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt. Các tỉnh đã thực
hiện tốt quy chế của Bộ Chính trị và các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về đối ngoại. Các tỉnh có đường biên giới đã tích cực, chủ động đẩy
mạnh các quan hệ hợp tác với tỉnh Quảng Tây, (Trung Quốc) để phát triển
KT, văn hóa, XH, quản lý đường biên giới; tiếp tục thiết lập quan hệ với các
tổ chức quốc tế, góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định, tạo môi trường
thuận lợi cho phát triển KT-XH, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Đẩy mạnh
kêu gọi đầu tư và huy động nguồn lực bên ngoài phục vụ các mục tiêu phát triển
KT-XH, văn hóa của địa phương, tạo điều kiện củng cố QP, AN.
Thứ năm, lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ: phòng thủ dân sự; quản lý
nhà nước về QP; chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật QP, chính
sách hậu phương quân đội có kết quả tích cực.
Lãnh đạo phòng thủ dân sự
Các tỉnh ủy và hầu hết cấp ủy các cấp, các ngành của các địa phương
trên địa bàn Quân khu 1 đều nhận thức sâu sắc: Phòng thủ dân sự là bộ phận
trong hệ thống phòng thủ quốc gia, gồm các biện pháp chủ động phòng, chống
chiến tranh hoặc thảm họa do thiên nhiên hoặc do con người gây ra, dịch bệnh
nguy hiểm; thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân
dân, bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền KT quốc dân [75, tr.16]. Đây
là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nhằm giúp địa phương chủ động
trong phòng ngừa và đối phó có hiệu quả với các tình huống bất trắc do thiên tai,
địch họa gây ra. Phòng thủ dân sự được làm tốt sẽ góp phần củng cố QP của địa
phương thêm vững chắc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các thảm họa thiên
nhiên như bão, lũ, sạt lở đất, đá, cháy, nổ, dịch bệnh xảy ra với mật độ ngày càng
tăng, cường độ, tính chất ngày càng khốc liệt, nguy hiểm, đe dọa tới an toàn của
địa phương, tính mạng, tài sản của nhân dân. Các tỉnh ủy đã lãnh đạo chính
quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt các biện
pháp phòng thủ dân sự, như:
84
Các biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức và các cơ sở KT; các biện pháp
bảo vệ nhân dân; tổ chức lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu
quả chiến tranh, dịch bệnh nguy hiểm hoặc thảm họa do thiên nhiên, con
người gây ra; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng,
chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, chất độc, chất phóng xạ, chất cháy, nổ. Cơ
quan QS địa phương đã làm tốt chức năng tham mưu giúp tỉnh ủy, UBND
tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng thủ dân sự.
Các cấp ủy đảng ở địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các lực
lượng phòng thủ dân sự phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của địa phương, của
các cơ quan, tổ chức. Các kế hoạch, phương án, đã được xây dựng và luyện
tập, diễn tập theo các các tình huống sát với thực tế, tập trung vào phòng,
chống cháy nổ ở các nhà máy, cơ quan, khu dân cư (nhất là đô thị), cháy rừng,
tìm kiếm cứu nạn, cứu sập, phòng tránh trú bão, lũ, lụt... Qua đó nâng cao
nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân, đồng thời kiểm tra, nâng cao
khả năng xử lý các tình huống bất trắc của lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ
huy; sự phối hợp, hiệp đồng trong các tình huống khẩn cấp.
Theo số liệu của các tỉnh và của Quân khu 1, từ năm 2006 đến năm
2014 các tỉnh đã tổ chức được 37 cuộc diễn tập phòng, chống cháy nổ, cháy
rừng, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, 100% đạt kết quả khá. Điển
hình như tỉnh Bắc Ninh, đã tổ chức khá đều (08 lần), tỉnh Bắc Giang (07 lần)
[Phụ lục 10]. Quy mô, hình thức diễn tập phù hợp với địa phương, nhất là tập
trung vào diễn tập ở các khu công nghiệp, khu đông dân cư, vùng trũng..., nơi
dễ xảy ra các sự cố, thảm họa. Qua diễn tập đã góp phần củng cố kinh nghiệm
lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức lực lượng ứng phó với những tình huống khẩn
cấp về thiên tai, góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân và cơ quan chức
năng địa phương. Qua khảo sát, có 99,6% nhân dân cho rằng công tác phòng,
chống thảm họa thiên tai ở địa phương được thực hiện tốt [Phụ lục 13].
Lãnh đạo quản lý nhà nước về quốc phòng ở địa phương
Các tỉnh ủy đã lãnh đạo phát huy tốt trách nhiệm của chính quyền
(HĐND, UBND) tỉnh và các cấp trong quản lý QP, nắm và điều hành công
85
tác QP bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác. Mọi lĩnh
vực hoạt động XH có liên quan đến công tác QP, AN trên địa bàn đều do hệ
thống cơ quan nhà nước tiến hành theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được
quy định tại điều 47 và 48 của Luật Quốc phòng.
Hằng năm, căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, các mệnh lệnh, chỉ
thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh
chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP của địa phương. Cơ quan QS các
cấp đóng vai trò tham mưu trung tâm và quan trọng nhất, cùng với các ngành
của địa phương giúp UBND cấp mình chỉ đạo, ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về QP; chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, đoàn thể triển
khai thực hiện nhiệm vụ QP. Các tỉnh đã nắm chắc kế hoạch công tác, các
phương án huy động nhân lực, vật lực, phương tiện, tài chính, các cơ sở dân
sự, công nghiệp của địa phương bảo đảm trong các tình huống QP. Các công
trình QP, căn cứ chiến đấu, sở chỉ huy, căn cứ hậu cần kỹ thuật, các hang
động, công trình ngầm, cầu cảng, bến vượt, sân bay... đã có sự quản lý, chỉ
đạo và củng cố, nâng cấp theo yêu cầu nhiệm vụ. Mọi hoạt động về QP đều
được các tỉnh ủy nắm chắc và có chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời đối với UBND
tỉnh trong quản lý QP theo đúng đường lối của Đảng, quy định của pháp luật.
Đánh giá của nhân dân, có 82,2% cho rằng chính quyền các cấp quản lý, điều
hành công tác QP rất tốt.
Lãnh đạo chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác
quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội
Các tỉnh ủy đã làm tốt việc lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, cán
bộ, đảng viên và nhân dân quán triệt, học tập và chấp hành tốt các chủ trương,
chính sách và luật pháp liên quan đến QP. Bằng các chủ trương và biện pháp
cụ thể, các tỉnh ủy đã kết hợp lãnh đạo các mặt công tác khác với lãnh đạo
công tác QP. Đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho các
tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, của
tỉnh ủy về công tác QP địa phương, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
86
XHCN; nội dung các văn bản liên quan đến công tác QP, bảo vệ Tổ quốc như
Cương lĩnh xây dựng đất nước, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, các chỉ thị của
Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Hiến pháp, Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ,
Luật Nghĩa vụ Quân sự; Pháp lệnh Dự bị động viên, các nghị định của Chính
phủ, các thông tư của các bộ...
Thực hiện tốt các hình thức tuyên truyền: thông qua các lớp bồi dưỡng
kiến thức QP, AN cho các đối tượng; học tập chuyên đề cho cán bộ, đảng
viên; trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các đài phát thanh, truyền
hình, báo địa phương của các tỉnh đều có trang, mục như: “Quốc phòng địa
phương”; “Vì an ninh xứ Lạng”; “Vì chủ quyền an ninh biên giới”... để tuyên
truyền, phổ biến các kiến thức cần thiết về QP, truyền thống của quân và dân
địa phương và phong trào toàn dân xây dựng, củng cố QP, AN. Nhiều địa
phương tự biên soạn tài liệu để trang bị cho cán bộ cơ sở như tổ dân phố, thôn,
bản, xã, phường những kiến thức cơ bản, cần thiết liên quan đến pháp luật về
QP. Điển hình như tỉnh Lạng Sơn, trong 3 năm (2011-2013) đã thực hiện 63
chuyên mục “Quốc phòng toàn dân”; “71 chuyên mục “Vì an ninh xứ Lạng”; 07
chuyên mục “Vì an ninh chủ quyền biên giới”; 2293 tin, bài, ảnh tuyên truyền về
hoạt động của LLVT địa phương; tuyên truyền, phổ biến pháp luật 474 buổi cho
36.300 lượt người tham gia. Các tỉnh đã tổ chức tốt các ngày truyền thống của
LLVT, của địa phương, ngày hội tòng quân, qua các kỳ huấn luyện, diễn tập
KVPT; phòng thủ dân sự... Theo đánh giá của Đảng ủy Quân khu 1, “công tác
tuyên truyền về nhiệm vụ QP-AN trên các phương tiện thông tin đại chúng được
đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện
Nghị quyết 02/BCT ở các cấp ngày càng có hiệu quả” [35].
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nên đường lối, chủ trương
của Đảng, pháp luật của Nhà nước được các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu
quả. Nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc được thực hiện khá nghiêm túc. Tình hình thực hiện pháp luật liên quan
87
đến QP của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan và nhân dân trên địa bàn trong
những năm vừa qua đã không phát sinh những vấn đề nổi cộm, phức tạp lớn, các
địa phương đều hoàn thành chỉ tiêu, chất lượng nhiệm vụ QP. Kết quả trưng cầu
ý kiến đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác QP địa phương, có 98% cho
rằng, nhân dân tham gia rất tốt và tốt công tác QP ở địa phương.
Chính sách đền ơn đáp nghĩa được các tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,
các cấp chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và toàn thể
nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, trách nhiệm. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”;
“Uống nước, nhớ nguồn”, toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ,
phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng... đã được triển khai sâu rộng trên toàn địa
bàn. Bên cạnh đó, chính sách hậu phương quân đội cũng được các cấp ủy, chính
quyền quan tâm đúng mức, phù hợp với khả năng của từng địa phương, góp
phần động viên cán bộ, chiến sỹ LLVT an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào tặng “nhà đồng đội”, “mái ấm tình thương”,
“nhà đại đoàn kết” được nhân rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn. Theo Đảng
ủy Quân khu 1 “Chính sách hậu phương quân đội đã được các địa phương, đơn
vị triển khai kịp thời, đúng đối tượng, đã chi trả theo Quyết định 290 là 2.118 đối
tượng với 2.464.150.000đ; và Quy định 142 được 8.551 đối tượng với số tiền
39.592.900.000đ; triển khai xây dựng 104 “nhà tình nghĩa”, 30 “nhà đồng đội”...
với số tiền gần 6 tỷ đồng, bảo đảm đúng tiến độ và đạt chất lượng” [35].
2.1.1.2. Về phương thức lãnh đạo
Thứ nhất, các tỉnh ủy đã chú trọng lãnh đạo công tác quốc phòng bằng
các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và những định hướng công tác quốc phòng.
Các tỉnh ủy trên địa bàn đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận
để định hướng và chỉ đạo công tác QP của địa phương kịp thời. Mỗi khi Bộ
Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ban Chấp hành Trung ương ra nghị quyết, chỉ thị
liên quan đến công tác QP, các tỉnh ủy đều kịp thời cụ thể hóa bằng các nghị
quyết, chỉ thị của địa phương. Ngoài ra, hằng năm, các tỉnh ủy đều ra nghị
quyết lãnh đạo nhiệm vụ QP địa phương kịp thời, toàn diện. Các tỉnh ủy luôn
88
coi các nghị quyết, chỉ thị kết luận là công cụ chủ yếu để thực hiện sự lãnh
đạo của tỉnh ủy đối với nhiệm vụ QP. Các tỉnh ủy yêu cầu các địa phương, tổ
chức, cơ quan, đoàn thể căn cứ nghị quyết, chỉ thị, kết luận để tổ chức thực
hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Thứ hai, đã lãnh đạo quán triệt tương đối tốt đường lối, quan điểm của
Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, các
nghị quyết, chỉ thị, kết luận của tỉnh ủy về công tác quốc phòng địa phương.
Với vai trò là hạt nhân lãnh đạo, các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đã
gương mẫu thực hiện và chỉ đạo cấp ủy đảng các cấp quán triệt nghiêm túc
các văn kiện, nghị quyết của Đảng và của địa phương về lãnh đạo công tác
QP, AN trong giai đoạn cách mạng mới, nhằm thấu suốt đường lối, quan điểm
của Đảng, từ đó có phương hướng, biện pháp chỉ đạo sâu sát, kịp thời đối với
toàn đảng bộ và nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, bằng nhiều hình thức sinh động, sáng
tạo, cấp ủy đảng các cấp của sáu tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 đã tổ chức cho
cán bộ, đảng viên quán triệt, học tập các quan điểm, đường lối QP, QS của
Đảng, những phát triển mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, các văn kiện, nghị
quyết của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư về lãnh đạo, chỉ đạo công tác QP trong tình hình mới.
Các nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh nhiệm kỳ và nghị quyết lãnh đạo
địa phương hằng năm đều đề cập nội dung và dành thời gian thích đáng để thảo
luận và quyết nghị những vấn đề QP, cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về QP,
QS vào thực tiễn của địa phương trong tình hình mới. Các ý kiến tranh luận, thảo
luận, các quyết nghị, các văn bản về QP, AN của cấp ủy địa phương đã đi vào
chiều sâu, thiết thực, cụ thể, thể hiện sự quan tâm sâu sắc, hiểu biết khá toàn diện
của cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy đảng các cấp về quốc phòng.
Thứ ba, các tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo công tác quốc phòng thông qua
vai trò quản lý nhà nước của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp.
Trước các kỳ họp của HĐND, UBND, các tỉnh ủy đều đã có ý kiến chỉ
đạo sâu sát, kịp thời theo đúng những định hướng lớn của Trung ương và
89
những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trên địa bàn. Trong quá trình thảo luận,
quyết định cũng như khi ban hành văn bản, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám
sát, sơ, tổng kết công tác QP của chính quyền, các tỉnh ủy vẫn thường xuyên
nắm chắc diễn biến, kết quả, những vấn đề phát sinh để có hướng chỉ đạo kịp
thời. Tuy nhiên tỉnh ủy không quyết định những vấn đề thuộc về vai trò quản
lý nhà nước, luôn đề cao vai trò chủ động, tích cực của HĐND, UBND trong
lĩnh vực QP.
Thứ tư, các tỉnh ủy đã chủ động phối hợp với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
Quân khu 1, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các đơn vị đóng quân
trên địa bàn trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng; xây dựng đội ngũ
cán bộ đảng viên trong lực lượng vũ trang.
Các tỉnh ủy đã luôn giữ mối liên hệ mật thiết với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
Quân khu 1, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, lãnh đạo, chỉ huy các
đơn vị đóng quân trên địa bàn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
công tác QP ở địa phương. Thông qua các hội nghị thường kỳ đảng ủy Quân
khu, qua công tác giao ban chỉ huy, qua các hội nghị và các hoạt động phối
hợp của Cục Chính trị Quân khu 1, Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng với các tỉnh ủy. Trong các hội nghị đó đều có mặt bí thư hoặc phó bí
thư đảng ủy quân sự tỉnh, hoặc đồng chí chí huy trưởng cơ quan quân sự (biên
phòng tỉnh). Từ đó, nhiệm vụ và những chủ trương, biện pháp, nội dung lãnh
đạo, chỉ đạo và kết quả công tác QP địa phương được kịp thời thảo luận, trao
đổi và được định hướng thống nhất từ cấp Quân khu đến các địa phương.
Cùng với đó là các hoạt động trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với các
đơn vị của Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn được thực hiện có nền nếp
và có chất lượng.
Trong công tác cán bộ, các tỉnh ủy đã phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy,
Bộ Tư lệnh Quân khu 1 và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trước hết, tập
trung vào xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của BCHQS tỉnh, bộ chỉ huy bộ
đội biên phòng tỉnh có đủ phẩm chất, năng lực, đủ sức, đủ uy tín làm tham
90
mưu cho tỉnh ủy, HĐND, UBND và làm trung tâm hiệp đồng với các cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể của địa phương. Thực tiễn những năm vừa qua, đội ngũ
này luôn được chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện, thực sự là chỗ dựa tin cậy của
cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác
QP. Bên cạnh đó, các tỉnh ủy luôn chú trọng công tác xây dựng tổ chức đảng,
xây dựng đội ngũ đảng viên trong LLVT địa phương. Tỷ lệ đảng viên trong
DQTV, DBĐV được giữ vững và phát triển, chất lượng ngày một nâng cao.
Thứ năm, các tỉnh ủy đã coi trọng công tác kiểm tra, giám sát thực
hiện công tác quốc phòng địa phương.
Tỉnh ủy đã chú trọng xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp
có trình độ, phẩm chất, năng lực và hiểu biết về QP, lãnh đạo phát huy vai trò cơ
quan và cán bộ của ủy ban kiểm tra đảng ủy QS tỉnh và cơ quan thanh tra QP của
BCHQS. Phối hợp chặt chẽ với ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân khu, Đảng ủy Bộ
đội biên phòng; thanh tra QP của Bộ Tư lệnh Quân khu 1, của Bộ Tư lệnh bộ đội
biên phòng trong kiểm tra, giám sát các hoạt động thực thi nhiệm vụ lãnh đạo QP
của địa phương. Kịp thời giải quyết dứt điểm những phức tạp phát sinh.
Thứ sáu, cơ chế lãnh đạo công tác quốc phòng địa phương đã được
vận hành, dần đi vào nền nếp, từng bước có hiệu quả.
Cơ chế lãnh đạo công tác QP địa phương đòi hỏi các bộ phận hoạt động
phải nhịp nhàng thì mới cho kết quả tốt, nếu một bộ phận, một thành viên
không hoàn thành nhiệm vụ hoặc yếu kém sẽ làm ảnh hưởng đến cả guồng
máy đó. Để lãnh đạo công tác QP đạt hiệu quả cao, các thành phần được xác
định trong cơ chế phải hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong cơ chế lãnh đạo công tác QP địa phương, tỉnh ủy vừa là thành
viên, vừa là hạt nhân lãnh đạo. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ chế
phụ thuộc vào sự lãnh đạo của tỉnh ủy. Do có nhận thức đúng vị trí, vai trò
của cơ chế, vị trí, vai trò của các thành phần trong cơ chế, nên các tỉnh ủy,
các tổ chức, cá nhân trong cơ chế đã thể hiện được trách nhiệm của mình.
Tuy ở những mức độ khác nhau, nhưng đều khẳng định tính đúng đắn,
91
khoa học của cơ chế, là sự phát triển lên tầm cao mới của nghệ thuật QS
Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Các tỉnh ủy
trên địa bàn Quân khu 1 đã chú trọng chỉ đạo cơ quan QS bồi dưỡng các
nội dung, hình thức, các bước tiến hành nhiệm vụ của các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể trong vận hành cơ chế, thực hiện hoạt động QP. Trong
những năm qua, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác QP địa phương
có nhiều chuyển biến, tiến bộ, thể hiện rõ nét nhất qua nhiệm vụ xây dựng
và diễn tập KVPT ở địa phương.
Qua các đợt chuẩn bị và diễn tập KVPT cấp tỉnh và cấp huyện, các địa
phương trên địa bàn Quân khu 1 đã chú trọng nội dung, cách thức vận hành
cơ chế. Trước khi diễn tập chính thức, các tỉnh ủy đã chỉ đạo diễn tập thử, qua
đó phát hiện những yếu kém, bất cập, những vướng mắc để có biện pháp khắc
phục kịp thời, như bồi dưỡng nội dung, cách thức làm kế hoạch, hình thức,
thời điểm đề đạt của ban, ngành, đoàn thể trong diễn tập cũng như xử trí các
tình huống có thể xảy ra trong chiến tranh. Các đợt diễn tập lần sau đều tiến
bộ hơn lần trước, địa phương làm sau làm tốt hơn địa phương làm trước, thể
hiện sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của cấp ủy địa phương. Các tổ chức, cá
nhân trong cơ chế đã xác định tốt vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình. Cơ
quan, người chỉ huy QS đã thực sự thể hiện vai trò trung tâm tham mưu, hiệp
đồng, hướng dẫn, giúp đỡ đối với các thành phần khác của cơ chế và phát
hiện, đề đạt những vấn đề mới nảy sinh cho cấp ủy địa phương. Chỉ thị 07-
CT/TW của Ban Bí thư đã đánh giá: “Cơ chế lãnh đạo của Đảng được thực
hiện nghiêm túc, vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, quản lý điều hành
của chính quyền và tham mưu, tổ chức thực hiện của cơ quan quân sự, công
an, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong xây dựng và hoạt động của
khu vực phòng thủ có chuyển biến, tiến bộ” [3]. Đánh giá này cũng đúng với
thực tiễn của các địa phương trên địa bàn Quân khu 1. Kết quả trưng cầu ý
kiến, 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cho rằng, việc thực hiện cơ chế lãnh đạo
của Đảng đối với công tác QP là rất tốt và tốt.
92
2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm
2.1.2.1. Về nội dung lãnh đạo
Một là, một số tỉnh ủy có thời điểm chưa thực sự quan tâm và có những
giải pháp kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng- an ninh.
Một số tỉnh ủy ở một số thời điểm chưa thực sự có những giải pháp
quyết liệt, kịp thời chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-
AN cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Việc chỉ đạo lồng ghép các
hình thức, nội dung tuyên truyền còn hạn chế. Công tác giáo dục chính trị tư
tưởng; công tác tuyên truyền còn chưa thường xuyên, ít đổi mới về hình thức
và phương pháp nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế.
Còn tình trạng cán bộ địa phương coi việc giáo dục QP là của riêng cơ
quan QS, chưa thực sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
làm công tác giáo dục QP. Nhận thức của một số ít cán bộ chủ chốt các cấp,
các ngành về nhiệm vụ QP, AN trong tình hình mới, về xây dựng KVPT còn
chưa đầy đủ, thậm chí có biểu hiện lệch lạc. “Công tác tuyên truyền, giáo dục
về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chưa sâu; một bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân còn có tư tưởng chủ quan, thậm chí mất cảnh giác”
[60]. Theo đánh giá của Đảng ủy Quân khu 1: “hiệu quả hoạt động của hội
đồng giáo dục QP-AN ở một số địa phương còn hạn chế” [35].
Một số cơ sở giáo dục phổ thông trung học, trung cấp chuyên nghiệp,
cao đẳng còn chưa thực sự chú trọng chất lượng giáo dục QP-AN, còn có biểu
hiện chạy theo số lượng đơn thuần, nhưng cấp ủy địa phương chưa phát hiện
và chấn chỉnh kịp thời. Nhận thức của một bộ phận nhân dân và một số ít cán
bộ về kết hợp hai nhiệm vụ còn chưa đầy đủ. Còn có ý kiến cho rằng, trong
thời bình nên tập trung cho nhiệm vụ phát triển KT-XH, nhiệm vụ QP chỉ là
thứ yếu. Có tỉnh dân số khá đông, điều kiện KT và các mặt khác thuận lợi,
nhưng tỷ lệ cán bộ, đảng viên và nhân dân được bồi dưỡng kiến thức QP, AN
còn ít, trong 9 năm, chỉ mở được 242 lớp, với 18.559 đối tượng khác nhau
[Phụ lục 4]. Điều đó lý giải tại sao khi được hỏi về kết quả xây dựng KVPT,
93
còn tới 17,03% nhân dân có “ý kiến khác” [Phụ lục 13]. Điều đó chứng tỏ họ
chưa biết về KVPT. Một số địa phương như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc
Giang,... trong những năm qua xảy ra một số điểm nóng về AN trật tự, QP,
một bộ phận nhân dân đã bị kẻ xấu lôi kéo, kích động tham gia biểu tình bất
hợp pháp, gây rối. Thế trận lòng dân chưa vững chắc, công tác giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức QP, AN còn những lỗ hổng cần được khắc phục.
Hai là, có tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ địa
phương chưa thực sự toàn diện và thường xuyên.
Xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc về KT, văn hóa, XH,
AN, QP, có vị trí, vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong xây dựng nền QPTD.
Tuy nhiên, việc phổ biến quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết
28-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) ở một số ngành và địa phương chưa
kịp thời, sâu sắc... Cơ quan QS ở một số địa phương chưa thực sự phát huy tốt
vai trò chủ trì phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể trong
tổ chức thực hiện Nghị quyết. Việc chỉ đạo, đầu tư xây dựng KVPT ở một số
địa phương còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, điều kiện thực tế.
Công tác xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện còn gặp nhiều khó
khăn và chưa thật vững chắc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Một số
địa phương mới chỉ tập trung cho nghị quyết chuyên đề hoặc khi có nhiệm vụ
diễn tập KVPT mà chưa chú trọng thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát
thực hiện những nội dung, nhiệm vụ xây dựng KVPT.
Một số cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về
ý nghĩa chiến lược, nội dung và tầm quan trọng của KVPT trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì thế chưa quan tâm chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo và phát
huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân để xây dựng KVPT... Một
số địa phương thực hiện xây dựng KVPT chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Quan
điểm kết hợp KT-XH với QP-AN mới chỉ thống nhất chủ yếu trên nhận thức.
Thực hiện xây dựng KVPT... tuy được đầu tư khá ở cấp tỉnh và một
số địa phương, nhưng chủ yếu dừng ở cải tạo hang động, phục vụ
94
trước mắt cho các cuộc diễn tập phòng thủ cấp tỉnh, huyện; hầu như
chưa có đầu tư cho cấp xã... Trong chỉ đạo diễn tập cụm xã, nội
dung chưa được đổi mới, mới chỉ giải quyết được một số nội dung
nổi cộm ở địa phương như: tệ nạn xã hội, giải tỏa, tu sửa giao
thông, thủy lợi [60, tr.9].
Lãnh đạo xây dựng tiềm lực KVPT có mặt còn hạn chế, như xây dựng
LLVT địa phương; xây dựng thế trận QP, AN. Công tác lập hồ sơ quản lý các
công trình trong KVPT, đề nghị cấp trên ra quyết định đóng quân canh phòng
đối với các khu vực đất QP còn chậm. Một số phường, xã quản lý đất QP,
công trình QP chưa chặt chẽ. “Đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ,
công trình huấn luyện ở một số địa phương, đơn vị chưa được nhiều” [37].
Trong tổ chức diễn tập KVPT chủ yếu do cơ quan quân sự chuẩn bị. Việc
phối hợp giữa cơ quan QS và công an trong xây dựng và tác chiến KVPT còn
có mặt hạn chế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_cac_tinh_uy_tren_dia_ban_quan_khu_1_lanh_dao_cong_tac_quoc_phong_o_dia_phuong_giai_doan_hien_nay.pdf