MỞ ĐẦU .1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .17
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.21
Chương 2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.26
2.1. Khái quát các tội phạm về môi trường và lý luận tình hình tội phạm về
môi trường.26
2.2. Phần hiện của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay .38
2.3. Phần ẩn của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay.54
Chương 3 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC
TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.64
3.1. Khái quát lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về
môi trường.64
3.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam.69
Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .100
4.1. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam.100
4.2. Dự báo tình hình tội phạm về môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.103
4.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường
ở Việt Nam .108
KẾT LUẬN .146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.148DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê xét xử sơ thẩm hình sự các tội xâm phạm về môi
trường. 39
Bảng 2.2. Bảng diễn biến của tình hình tội phạm về môi trường về số vụ,
số bị cáo. 41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu số vụ phạm tội môi trường trong tổng số VAHS nói
chung. 40
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu số bị cáo phạm tội môi trường trong tổng số bị cáo
phạm các tội trong các VAHS nói chung . 40
Biểu đồ 2.3. Diễn biến số vụ phạm tội về môi trường ở Việt Nam . 41
Biểu đồ 2.4. Diễn biến số bị cáo phạm tội về môi trường ở Việt Nam . 42
Biểu đồ 2.5. Số vụ và số người phạm tội bị xét xử về tội phạm môi trường
ở Việt Nam. 43
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu theo tội danh. 45
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu theo số bị cáo phạm tội cụ thể về các tội phạm môi
trường. 46
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu theo chế tài hình sự . 47
163 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa - Nguyễn Hữu Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường.
Bên cạnh đó, do Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh, tốc
độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều áp
lực đến môi trường. Trên thực tế, nhiều nước công nghiệp phát triển như Nhật
73
Bản, Hàn Quốc... cũng đã phải trải qua giai đoạn phát triển như Việt Nam
hiện nay, khi kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai thác
tài nguyên, phát triển ồ ạt các nhà máy, xí nghiệp, ngành công nghiệp nhưng
thiếu quan tâm thích đáng đến vấn đề tài nguyên, môi trường, một số dự án
đầu tư đi ngược lại các quy luật của tự nhiên; Biến đổi khí hậu diễn biến
nhanh hơn so với dự báo làm phức tạp thêm các vấn đề môi trường; Tác động
của khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã tác động đến nền kinh tế của Việt
Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta bị chững lại trong giai đoạn
2011 đến nay dẫn đến đầu tư từ doanh nghiệp và xã hội cho công tác BVMT
bị giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu.Nguồn lực tài chính của Nhà nước
và doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa tương xứng với nhu cầu,
còn thiếu các cơ chế đột phá huy động nguồn lực đầu tư cho môi trường. Việc
huy động nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường trên nguyên tắc
"người gây ô nhiễm phải trả tiền" vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đáp
ứng yêu cầu thực tế. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho
công tác bảo vệ môi trường. Xã hội hóa nguồn lực bảo vệ môi trường chậm
được triển khai. Thiếu cơ chế đột phá về huy động nguồn lực tài chính cho
bảo vệ môi trường.
3.2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện về văn hóa - giáo dục
Văn hóa là một khái niệm rộng, gồm nhiều thành tố và có thể phân tích
theo nhiều phương diện. Theo định nghĩa của UNESCO thì “Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [120].
Như vậy văn hóa có nội hàm rất rộng, văn hóa tạo nên lí tưởng, giá trị và
những định kiến về cuộc sống có ảnh hưởng rất lớn đến cách xử sự của con
người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng; hành vi phạm tội là biểu hiện
của văn hóa “phi truyền thống” và là kết quả của tàn dư tư tưởng lạc hậu của
74
xã hội cũ để lại; trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai lệch các
chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn
nhân lực, đến sự phát triển kinh tế xã hội. Theo quan điểm của Đảng ta
“.....phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
nguồn nhân lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững”[32].
Thực tế cho thấy nếu quốc gia có nền giáo dục tiên tiến chất lượng cao
và có môi trường sống tốt thì con người được giáo dục phát triển toàn diện về
thể chất, trí tuệ, nhân cách có khả năng làm việc tốt có nhận thức đúng đắn
các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và các quy tắc xử sự khác, có ý thức tự giác
chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà
nước, không phạm pháp và không phạm tội. Ngược lại những thiếu sót trong
hoạt động giáo dục có thể dẫn đến kết quả là những con người có những
khiếm khuyết, sai lệch trong nhân cách.
Do đời sống xã hội được nâng cao, một bộ phận tầng lớp nhân dân mong
muốn một cuộc sống hưởng thụ đầy đủ. Chính vì vậy, họ đã coi trọng vật chất
mà bất chấp, mù quáng, sẵn sàng vì tiền mà phạm tội, trong đó có tội phạm về
môi trường. Mặt khác, do sự tác động tiêu cực, lạc hậu, sự nhận thức hạn chế
cũng dẫn đến một số người thực hiện hành vi phạm tội về môi trường.
Bên cạnh đó, nhận thức, ý thức trách nhiệm về BVMT của cá nhân,
doanh nghiệp, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh
tế trước mắt, coi nhẹ công tác BVMT còn khá phổ biến, nhất là trong quá
trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư. Cơ chế thu hút FDI
được ưu tiên cao và chưa tính toán đầy đủ các chi phí cơ hội về môi trường.
Khu vực FDI hiện đóng vai trò đầu tàu xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 71% xuất khẩu và 59% nhập khẩu của Việt
Nam. Không thể phủ nhận vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài, song chúng
75
ta cũng cần tỉnh táo để đánh giá xem rằng các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt
Nam có phải vì môi trường đầu tư hấp dẫn, vì những lợi thế so sánh của đất
nước, do chúng ta tạo ra hay vì những lý do khác. Tại sao FDI có chiều hướng
dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân
lực giá rẻ, không thân thiện với môi trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển,
dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu,
sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm? Có phải
do các quy chuẩn về BVMT của nước ta chưa theo kịp với các yêu cầu, diễn
biến mới của quá trình hội nhập? Việc đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ
tục hành chính nhưng chưa chú trọng đúng mức tới công tác kiểm tra, giám
sát? Phải chăng lợi ích mà FDI mang lại cho chúng ta không đủ bù đắp những
phí tổn về khí hậu và môi trường đang diễn ra? Đã đến lúc chúng ta phải xây
dựng chỉ tiêu “GDP xanh” trong đánh giá tăng trưởng kinh tế thay vì khái
niệm GDP đơn thuần như hiện nay, theo đó phải tính toán đến cả các chi phí
tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.
3.2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện về quản lý nhà nước
Năng lực quản lý về môi trường ở các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu;
thẩm quyền, trách nhiệm quản lý môi trường còn phân tán; năng lực điều phối
thống nhất quản lý nhà nước về môi trường còn bất cập, chưa hiệu quả. Đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường còn thiếu hụt rất lớn, chưa đáp
ứng yêu cầu, không theo kịp mức gia tăng về quy mô và diễn biến ngày càng
phức tạp của các vấn đề môi trường, nhất là ở cấp huyện, xã.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tuy đã được hình thành về cơ
bản nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định còn chung chung, mới mang
tính nguyên tắc. Còn thiếu hoặc đã có quy định nhưng chưa đầy đủ về bảo vệ
môi trường đất, nước, không khí, về tái chế chất thải, về khắc phục ô nhiễm,
cải tạo, phục hồi môi trường, về tiêu dùng bền vững. Chưa tạo ra hành lang
pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển ngành công
nghiệp, dịch vụ môi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường. Thiếu các
76
cơ chế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, giải quyết tranh
chấp, xung đột về môi trường. Mặc dù đã có các quy định về tội phạm môi
trường trong Bộ luật Hình sự nhưng chưa đầy đủ và cụ thể nên khó thực hiện
trên thực tế. Nhiều quy định về xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường mới
chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu cơ chế phù hợp để thực hiện nên chưa phát
huy được hiệu quả. Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm đổi mới, chưa
đồng bộ với thể chế thị trường. Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước
đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh
tế điều tiết vĩ mô, hạn chế gây ô nhiễm môi trường,thúc đẩy các hoạt động
kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường
và phát triển bền vững. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường dù đã được
kiện toàn nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến
địa phương, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chưa giải
quyết hiệu quả các vấn đề liên ngành, liên vùng, xuyên quốc gia, chưa ngang
tầm với yêu cầu bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Việc phân công nhiệm
vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn phân tán, chồng chéo và chưa
hợp lý, nhất là trong quản lý chất thải và đa dạng sinh học. Đội ngũ cán bộ
làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thiếu về số lượng, yếu
về chất lượng, chưa theo kịp các yêu cầu mới đặt ra, nhất là ở các địa phương,
cơ sở, còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Đầu tư, chi thường
xuyên từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu; sử dụng nguồn lực tài chính dàn trải, thiếu trọng
tâm, trọng điểm nên hiệu quả thấp. Chi thường xuyên cho sự nghiệp môi
trường đã đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm, nhưng còn dàn trải.
Tại một số địa phương việc sử dụng nguồn chi thường xuyên cho sự nghiệp
môi trường chưa đúng mục đích, chưa hiệu quả. Tỷ lệ đầu tư trở lại cho bảo
vệ môi trường từ các nguồn thu liên quan đến môi trường còn thấp. Nguồn
vốn ODA cho bảo vệ môi trường còn thấp, phân tán và đang có xu hướng
77
giảm dần. “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục,
cải tạo môi trường”, “người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền”
chưa được áp dụng triệt để, mức chi chưa đúng, chưa đủ. Ô nhiễm môi trường
nhiều nơi đang có nguy cơ vượt ngưỡng chịu đựng của các hệ sinh thái, ảnh
hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, điều kiện sống và sức khỏe
của nhân dân. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh về số lượng,
quy mô và mức độ tác động xấu lên môi trường, làm cho môi trường đất,
nước, không khí nhiều nơi bị ô nhiễm, có nơi đã đến mức nghiêm trọng. Cho
đến nay, tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
chưa đạt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ các dự án đầu tư được kiểm tra, xác nhận tuân
thủ báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cho phép vận hành còn
thấp. Ô nhiễm ở các làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp khắc
phục và giải quyết hiệu quả. Một số kết quả đạt được còn mang tính cục bộ,
thiếu bền vững và chưa được nhân rộng. Nhìn chung, ô nhiễm làng nghề đã
và vẫn là nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Quản lý chất thải rắn
còn nhiều hạn chế. Hầu hết chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị và nông thôn chưa
được phân loại tại nguồn. Vẫn còn trên 60% số xã ở khu vực nông thôn trên
cả nước chưa tổ chức thu gom rác thải. Hoạt động tái chế còn manh mún,
chưa có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đang phát triển tự phát ở các làng
nghề, với công nghệ thủ công, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn
vẫn chủ yếu được xử lý bằng chôn lấp, trong khi đó có hơn 80% các bãi chôn
lấp không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Chất thải nguy hại
chưa được quản lý tốt, thiếu công nghệ, thiết bị nên xử lý kém hiệu quả, tiêu
hủy chưa an toàn. Nhiều loại chất thải công nghiệp, hóa chất nguy hại, baobì
thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu, chất thải y tế nguy hại chưa được xử lý hoặc xử
lý chưa đạt yêu cầu. Việc nhập khẩu các công nghệ cũ, rác thải dưới nhiều
hình thức vẫn chưa được kiểm soát, ngăn chặn triệt để. Hạ tầng kỹ thuật bảo
vệ môi trường còn lạc hậu, yếu, không đồng bộ. Hầu hết các đô thị trên cả
nước và khoảng hơn 35% khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có hệ thống xử
78
lý nước thải tập trung hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, trên
60% trong số 1 triệu m3 nước thải/ngày/đêm từ các khu công nghiệp xả thẳng
ra các nguồn tiếp nhận, không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường trên diện
rộng ở nhiều nơi.
Tất cả những vấn đề nêu trên chính là nguyên nhân dẫn đến các hành vi
vi phạm về môi trường nói chung và tội phạm về môi trường nói riêng đang
ngày một gia tăng ở Việt Nam.
3.2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện về chính sách, pháp luật
Hệ thống pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm về môi
trường còn nhiều bất cập, đặc biệt là những vướng mắc, bất cập trong BLHS
năm 1999 làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tội phạm nói chung và
các tội phạm về môi trường nói riêng. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:
- Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182 BLHS năm 1999)
Tội gây ô nhiễm môi trường là hành vi thải vào không khí, nguồn nước,
đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ quá quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi
trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Về khách thể của tội phạm, là các quan hệ xã hội trong việc bảo vệ
nguồn không khí, nguồn nước, đất với tư cách là một trong những điều kiện
bảo đảm hoạt động của xã hội và điều kiện bảo đảm sức khỏe của con người.
Tức là xâm phạm đến tình trạng bình thường của môi trường không khí, nước,
đất làm cho không khí, nước, đất không còn trong sạch ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới sức khỏe của con người.
Đối tượng bị xâm hại của tội phạm này là: Không khí hay nói cách khác
là bầu khí quyển ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; nguồn nước bao gồm: Mặt nước, nước ngầm. Nguồn nước ở
đây được hiểu là các dạng nước tích tụ tự nhiên, nhân tạo có thể khai thác, sử
dụng bao gồm: Sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng chứa nước
79
dưới đất và các dạng tích tụ nước khác; tài nguyên đất bao gồm: Đất Nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chưa sử dụng.
Về mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở các dấu hiệu:
+ Hành vi thải vào không khí, nguồn nước, chôn vùi vào đất các chất gây
ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia cho phép về chất thải ở mức độ nghiêm trọng. Trường hợp này
không cần phải có hậu quả xẩy ra thì người vi phạm cũng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
+ Hành vi thải vào không khí, nguồn nước, chôn vùi vào đất các chất gây
ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ làm môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng.
+ Hành vi thải vào không khí, nguồn nước, chôn vùi vào đất các chất
gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ gây hậu quả nghiêm
trọng khác.
Các chất gây ô nhiễm môi trường ở đây có thể bao gồm: Khói, bụi, dầu,
mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, xác động vật, thực vật, các chất độc hại
khác, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dich bệnh hoặc
các yếu tố khác.
Việc Bộ luật hình sự quy định các dấu hiệu như trên dẫn đến rất khó xử lý
tội phạm này trong thực tế. Bởi lẽ: Thế nào là “Vượt quá....ở mức nghiêm
trọng” thì hiện nay chưa dược hướng dẫn ở bất kỳ một văn bản quy phạm pháp
luật nào. Bên cạnh đó, việc quy định điều kiện vượt quá tiêu chuẩn quốc gia về
chất thải ở mức nghiêm trọng cũng chưa thật sự hợp lý. Vì, việc xả thải ở gần
khu dân cư, gần trường học, bệnh viện hay xả thải vào nguồn nước sinh hoạt của
người dân thì rõ ràng phải nguy hiểm hơn ở trong các khu vực thưa dân cư...
Mặt khác, hành vi phải làm “môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng”
hoặc phải “gây hậu quả nghiêm trọng khác” hiện nay cũng chưa có hướng
dẫn cụ thể nên rất khó xử lý tội phạm này trên thực tế.
80
Ví dụ điển hình là vụ việc của Công ty thuộc da Hào Dương, địa chỉ tại
Khu công nghiệp Nhà Bè, thành phố Hồ chí Minh. Trong vụ việc này, Công
ty Hào Dương đã bị bắt quả tang 10 lần xả trái phép chất thải công nghiệp
chưa qua xử lý ra môi trường từ tháng 07/2012 đến tháng 10/2013. Trong đó,
lần bắt quả tang vào ngày 10/07/2012, đã phát hiện nồng độ nước thải có chỉ
tiêu vượt 22.3 lần, khí thải có chỉ tiêu vượt 13.7 lần ngưỡng cho phép.
Bị xử phạt nhiều lần, nhưng Công ty này vẫn liên tiếp tái phạm trong
thời gian ngắn, thể hiện việc coi thường pháp luật, gây ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân các vùng
xung quanh. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại khẳng định hành vi của
Công ty Hào dương chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Lý do là chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là xả thải “vượt quá quy
chuẩn quốc gia...ở mức nghiêm trọng”. Vì vậy, mặc dù Công ty Hào Dương
xả thải vượt ngưỡng 10, 20 thậm chí là 30 lần ngưỡng cho phép với khối
lượng lớn, liên tục vẫn không đủ cơ sở để xử lý hình sự.
Hay vụ việc Công ty Huyndai - Vinashin: Ngày 06/4/2011 Cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Khánh Hòa đã bắt quả
tang Công ty Huyndai- Vinashin xả thẳng chất thải từ nhà ăn chưa qua xử lý
ra Vịnh Vân phong, tỉnh Khánh Hòa với lưu lượng 25m3/01 ngày đêm. Trước
đó, trong thời gian dài, chính Công ty này đã sử dụng bụi xỉ đồng (hay còn
gọi là hạt nix) chuyên dùng làm sạch vỏ thân tàu biển, nhưng sau đó không
tiến hành xử lý mà chất đống như núi trong khuôn viên nhà máy, dẫn đến bụi
phát tán vào môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của
khoảng 3.000 hộ dân lân cận. Trước đó, vào ngày 08/07/2008, Công ty này
cũng đã bị bắt quả tang khi chở hơn 60 tấn chất thải nguy hại, tồn trữ lâu ngày
từ một ụ tàu biển xuất xứ từ Ukraina, để chôn lén gần khu nuôi tôm của dân,
ngay sát cạnh đình làng và trường mẫu giáo thôn Phú Thọ 3, xã Ninh Diêm,
huyện Ninh Hòa. Từ khi Công ty này đi vào hoạt động thì loài ruốc biển trong
vịnh Vân phong, vốn là nguồn sinh kế của nhiều người dân khu vực đã dần
81
dần biến mất. Tuy nhiên, việc này có phải do chính Công ty Huyndai-
Vinashin gây ra hay không lại rất khó chứng minh và càng không thể chứng
minh hậu quả là do đích danh một hành vi vi phạm nào đó, vốn bị phát hiện
vào các thời điểm khác nhau, như không xử lý hạt nix, thải chất thải hữu cơ
vào nguồn nước của Vịnh hay lén lút chôn lấp chất thải chưa qua xử lý, bởi lẽ
hậu quả được tạo ra không phải là do một hành vi vi phạm đơn lẻ, trong ngày
một ngày hai mà là kết quả của một tập hợp hành vi gây ô nhiễm diễn ra liên
tục, trong thời gian dài. Trong khi đó, chúng ta hiện chỉ mới xem xét xử lý
một hay một vài hành vi vi phạm bị phát hiện ngay thời điểm hiện tại (như đổ
chất thải) xem hành vi đó có quan hệ nhân quả với “hậu quả nghiêm trọng”
không, hay có “ở mức độ nghiêm trọng” không để quyết định xử lý hình sự
hay hành chính, vì vậy đã không đủ căn cứ để xử lý hình sự rất nhiều vụ việc
nghiêm trọng, điều này dẫn đến hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm về môi trường không được như mong muốn.
- Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải (Điều 182a BLHS năm 1999)
Thực tiễn đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất
thải nguy hại, đến nay hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý chất thải”
chưa từng bị đưa ra xét xử mặc dù đã được quy định trong Bộ luật hình sự.
Trong khi đó, vấn đề vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý chất thải
đang là thực trạng nhức nhối hiện nay. Một trong những nguyên nhân chưa xử
lý được tội phạm này là do quy định của Bộ luật hình sự, mà cụ thể là quy
định tại Điều 182a Bộ Luật hình sự còn có nhiều điểm thiếu tính khả thi.
Ví dụ điển hình như vụ việc ở Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An bị
phát hiện bán rác thải y tế nguy hại để tái chế. Cụ thể, ngày 04/5/2013, Phòng
Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Nghệ An đã phát
hiện đối tượng Lê T. T, trú tại xóm Thái Hòa, xã Nghi Thái, huyện Nghi lộc,
tỉnh Nghệ An đang thu gom, trở rác thải y tế của Bệnh viện Y học cổ truyền
Nghệ An đi tiêu thụ. Đặc biệt trong thành phần rác thải y tế có chứa bơm tiêm
đã qua sử dụng (thuộc danh mục rác thải y tế cấm tái chế do Bộ Y tế ban
82
hành), chai nhựa đựng dung dịch truyền đã qua sử dụng. Khối lượng bơm kim
tiêm bị phát hiện thu giữ lên tới 11.5 kg. Tuy nhiên, vụ việc này sau đó chỉ bị
xử lý hành chính vì không xác định được yếu tố “hậu quả nghiêm trọng”
trong hành vi vi phạm nói trên.
- Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b
BLHS năm 1999)
Tội phạm này được thực hiện bởi các hành vi khách quan sau:
+ Vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường; người phạm
tội đã không chuẩn bị hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đầy đủ các công tác phòng ngừa sự cố môi trường làm môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.
+ Vi phạm những quy định về ứng phó sự cố môi trường: khi có sự cố
môi trường xảy ra người phạm tội đã vi phạm các quy định của Nhà nước về
ứng phó sự cố môi trường nên đã gây hậu quả làm môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng.
+ Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với tội này khi có hậu quả xảy ra, đó
là làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng khác. Việc xác định mức độ nghiêm trọng căn cứ vào tiêu chuẩn của
Nhà nước là đủ cơ sở để truy cứ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Luật hình sự cũng như các văn bản hướng dẫn
chính thức chưa hướng dẫn cụ thể thế nào là gây hậu quả “làm môi trường bị
ô nhiễm nghiêm trọng” và “hậu quả nghiêm trọng khác”. Việc thiếu các quy
định mang tính định lượng cụ thể khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng
hiện không thể xử lý hình sự các hành vi vi phạm mà chỉ dừng ở mức xử phạt
hành chính.
- Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185 BLHS năm 1999)
Hiện nay, hành vi đưa phế liệu có lẫn chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
đang ngày càng diễn ra phổ biến và diễn biến rất phức tạp, khó quản lý.
Nguyên nhân chính là do hoạt động kinh doanh ngành nghề này đem lại lợi
83
nhuận rât lớn. Tuy nhiên, do quy định ở điều 185 Bộ Luật hình sự hiện hành
còn chung chung và hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do
vậy, trên thực tế chúng ta chưa xử lý hình sự được vụ việc nào liên quan đến
tội phạm này.
Một ví dụ điển hình là vụ việc nhập khẩu dầu chứa chất PCB vào Việt
Nam qua cảng Cái Lân. Cụ thể vụ việc như sau, ngày 14/11/2007, đại diện
Công ty Cửu Long Vinashin (địa chỉ số 367, Tôn Đức Thắng, Thành phố Hải
Phòng) đến Chi cục Hải quan cảng Cái Lân, Cục Hải quan Quảng Ninh đăng
ký làm thủ tục nhập khẩu lô hàng “Các thiết bị điện của nhà máy nhiệt điện
công suất 185 MW”. Đến ngày 10/01/2008, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã cùng với Chi cục Hải quan cảng Cái lân tiến hành lấy mẫu
dầu của 3 chiếc máy biến thế trên để xác đinh hàm lượng PCB. Vào ngày
5/03/2008, Cục Bảo vệ Môi trường (văn bản kết luận số 251/BVMT) đã có
kết luận: Một máy biến thế cũ hiệu General Electrics, số máy F- 960812 có
chứa dầu PCB với hàm lượng trên 50ppm là hóa chất nguy hiểm chỉ đứng
sau dioxin, vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường của Việt
Nam. Tuy vậy, hành vi này sau đó chỉ bị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
xử lý hành chính.
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186 BLHS
năm 1999)
Tội phạm này xâm phạm đến chế độ bảo vệ môi trường của Nhà nước,
cụ thể là xâm phạm tới việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của con
người trong môi trường. Thực tiễn tố tụng hình sự ở nước ta chưa có trường
hợp nào bị xử lý hình sự về tội danh này. Nguyên nhân của thực trạng trên
xuất phát từ những quy định của pháp luật hình sự chưa cụ thể, gây không ít
khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định và làm rõ
hành vi phạm tội. Cụ thể là:
Hiện nay còn thiếu các hướng dẫn để làm rõ nội hàm một số khái niệm
như “dịch bệnh nguy hiểm” và “làm lây lan”. Tại khoản 1, Điều 2 Luật
84
phòng, chống bệnh truyền nhiễm, khái niệm bện truyền nhiễm và “dịch bệnh
nguy hiểm” là hai khái niệm không giống nhau. Tương tự như vây thế nào là
“làm lây lan” cũng chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản pháp luật có
liên quan.
Lý do tiếp là, tội phạm này có cấu thành vật chất, tức là hậu quả “làm lây
lan” là yếu tố thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Việc quy định
này cũng gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật. Vì có nhiều dịch
bệnh vào nước ta từ nhiều nguồn khác nhau như dịch cúm gà, việc xác định
chính xác một hành vi nào đó có quan hệ nhân quả trực tiếp với bao nhiêu
trường hợp bị lây lan dịch bệnh là điều rất khó. Ví dụ như trường hợp của bà
A nhập lậu 20 con gà bị dịch H5N1 từ nước ngoài về Việt Nam, bị lực lượng
chức năng bắt quả tang tại biên giới hay trong quá trình vạn chuyển về nội địa
thì bà A vẫn có thể chưa bị xử lý hình sự về tội này do chưa gây hậu quả, mặc
dù mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà bà A đã thực hiện là rất lớn
và hậu quả nguy hiểm đó chưa xẩy ra hoàn toàn không phải do ý chí chủ quan
của bà A mà là do hoạt động ngăn chặn kịp thời của các cơ quan chức năng.
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187
BLHS năm 1999)
Tội phạm này xâm phạm đến chế độ bảo vệ động vật, thực vật của Nhà
nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn tội phạm này chưa từng bị xử lý hình sự, nguyên
nhân là do Bộ luật hình sự quy định hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho động vật, thực vật phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chủ thể đã từng bị
xử lý hành chính mà còn vi phạm, trong khi đó thế nào là hậu quả nghiêm
trọng thì chưa có hướng dẫn cụ thể.
Hơn thế nữa, Điều 187- BLHS hiện hành quy định chủ thể thực hiện
hành vi phải đã từng bị xử lý hành chính chưa hết thời hiệu để được coi là
chưa từng vi phạm mà lại tiếp tục thực hiện hành vi. Quy định này rất khó khả
thi vì các lý do sau:
85
Thứ nhất: Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_toi_pham_ve_moi_truong_o_viet_nam_tinh_hinh_nguy.pdf