MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 13
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu trong
luận án :.16
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ LẬP PHÁP
HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH.20
2.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, cơ sở và ý nghĩa của việc quy định các tội
xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình .20
2.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm chế độ
hôn nhân và gia đình từ trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 . 62
2.3. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự của
một số quốc gia trên thế giới:.69
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÁC TỘI
XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TP.HCM.83
3.1. Những điểm kế thừa và những điểm khác trong quy định của Bộ luật
Hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999. 83
3.2. Tình hình xét xử các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại
TP.HCM . 88
3.3. Thực tiễn định tội danh đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình tại TP.HCM. 92
3.4 Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia
đình tại TP.HCM . .114
3.5. Những vướng mắc, sai sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự các
tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại TP.HCM. 115
180 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 tuổi (Điều 171), Tội giao hợp với những người họ hàng quy định chủ thể
phải là những người có quan hệ họ hàng trực hệ hoặc là anh chị em ruột của
nhau (Điều 60, Điều 173), đối với tội này trường hợp người chưa đủ 18 tuổi
thực hiện hành vi giao cấu với người có họ hàng trực hệ bậc trên hoặc với anh
chị em ruột của mình thì không bị coi là tội phạm (Điều173).
Mặt chủ quan của các tội này: Các tội phạm nhóm này đều được thực
hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Người nào vô ý thực hiện hành vi quy định trong
các tội phạm về hôn nhân và gia đình đều không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Động cơ, mục đích của tội phạm đều không phải là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt
chủ quan của tội phạm.
Chế tài hình phạt đối với các tội này: Phạt tự do đến ba năm hoặc hình
phạt tiền, luật không quy định thêm về loại hình phạt nào khác, trừ một khung
76
hình phạt giảm nhẹ áp dụng với tội giao hợp với người họ hàng trực hệ bậc trên
là hình phạt đến hai năm hoặc hình phạt tiền.
Pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức về cấu thành tăng nặng hoặc
giảm nhẹ nhìn chung không có nhiều điểm mới so với pháp luật hiện hành của
nước ta. Tuy nhiên xét về khách thể, pháp luật Hình sự Cộng hòa Liên bang Đức đã
nhập hai khách thể là quản lý nhà nước về hộ tịch và HN&GĐ nhưng cũng theo xu
hướng rất chú trọng bảo vệ nhóm khách thể về HN&GĐ, chính sách hình sự của
nước này đối với các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ chủ yếu nhằm giáo dục và
phòng ngừa, đáng lưu ý là việc phân hóa TNHS đối với hành vi loạn luân là một
điểm rất đặc biệt để các nhà lập pháp của Việt Nam tham khảo kinh nghiệm,
nghiên cứu trên nhiều góc độ khoa học, đối với quan hệ loạn luân, người bề trên là
người có kinh nghiệm sống, cần mẫu mực để làm gương cho những người nhỏ hơn
trong gia đình, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi loạn luân nên đáng bị lên án mạnh
mẽ hơn so với người bề dưới. Mặc khác, người bề dưới về thứ tự vai vế nhỏ hơn
nên dễ có tâm lý nghe lời và xu hướng, vì vậy nếu họ thực hiện hành vi loạn luân
thì giảm nhẹ TNHS cho họ.
2.3.4. Những điểm tương đồng, những điểm khác và những vấn đề được
rút ra từ kinh nghiệm xây dựng pháp luật hình sự ở nước ngoài, đặt ra cho
việc hoàn thiện các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật
hình sự Việt Nam
2.3.4.1. Những điểm tương đồng so với BLHS Việt Nam
Tất cả đều xuất phát từ chế độ chính trị, xã hội, từ nền kinh tế, từ chế độ
pháp lý, từ đạo đức, tâm lý, văn hóa, truyền thống của mỗi quốc gia, mà từ đó
các quốc gia đã quy định các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cho quốc gia mình.
Về cơ sở pháp lý thì các quốc gia trên đều căn cứ vào Hiến pháp và xem
Hiến pháp là đạo luật gốc để quy định các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong
BLHS, ngoài ra các điều ước quốc tế cũng được các quốc gia trên vận dụng như
Công ước quốc tế về bảo vệ phụ nữ và trẻ em, các Hiệp định tương trợ tư pháp,
Hiệp định về dẫn độ tội phạm. Các quốc gia trên đều quan tâm để bảo vệ đến
các quan hệ xã hội về HN&GĐ bằng những quy định cụ trong BLHS.
Ngoài ra cũng được dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm như:
77
Khách thể của tội phạm: Bộ luật hình sự của các quốc gia đều quy định
khách thể bị xâm hại, bảo vệ chế độ HN&GĐ, đều có tên tội danh và điều luật
quy định cụ thể trong BLHS.
Mặt khách quan của tội phạm: BLHS của Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng
hòa Liên bang Đức, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa so với BLHS Việt Nam đều
quy định mặt khách quan của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ bằng các hành
vi dưới hình thức hành động hoặc không hành động, tính nguy hiểm cho xã hội
và hậu quả gây ra cho xã hội.
Về chủ thể của tội phạm: So với BLHS Việt Nam thì các quốc gia trên
đều quy định chủ thể của nhóm tội phạm này phải từ 16 tuổi trở lên và đều quy
định có chủ thể đặc biệt.
Về mặt chủ quan của tội phạm: So với BLHS Việt Nam thì các quốc gia
trên đều quy định các hành vi của nhóm tội phạm này đều thực hiện dưới hình
thức lỗi cố ý, những hành vi vô ý xâm phạm chế độ HN&GĐ đều không phải
chịu trách nhiệm hình sự.
Có một số tội có một khung hình phạt, không có cấu thành tăng nặng hay
cấu thành giảm nhẹ, nhưng cũng có một số tội có cấu thành tăng nặng, giảm
nhẹ. Nhiều loại hình phạt giống nhau như phạt tiền, cảnh cáo, không phạt tù.
2.3.4.2. Những điểm khác so với BLHS Việt Nam
Các quốc gia có vị trí địa lý khác nhau và về cơ sở chính trị, xã hội ở các
quốc gia trên cũng khác nhau như ở Cộng hòa Liên bang Nga dựa trên chế độ
Cộng hòa Dân chủ Phát triển Kinh tế Thị trường, ở Cộng hòa Liên bang Đức là
chế độ Dân chủ Xã hội Hợp hiến, và ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là chế độ
thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh đó về cơ sở kinh tế, đạo đức,
tâm lý, văn hóa, truyền thống thì ở Cộng hòa Liên bang Nga do nền kinh tế thị
trường, phát triển nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế mang tính chất thực
dụng, đề cao vai trò cá nhân và quyền tự do, riêng tư nên quan hệ hôn nhân và
gia đình tôn trọng tự do cá nhân. Ở Cộng hòa Liên bang Đức với nền dân chủ
hợp hiến, phát triển kinh tế tư bản lớn, với phong cách phương tây luôn tôn
trọng và đề cao tự do cá nhân riêng tư. Ngược lại ở Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa với nền văn hóa, tập quán, truyền thống phong kiến lâu đời có những tinh
hoa cần tiếp thu phát triển, nhưng cũng có những tập tục lạc hậu, tiêu cực, nên
78
việc bảo vệ các quan hệ HN&GĐ luôn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến
đạo đức, truyền thống, văn hóa.
Do vậy có quốc gia chú trọng nhiều đến cơ sở chính trị, nhưng cũng có
quốc gia quan tâm đến các cơ sở để phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt có
những quốc gia lại quy định về nhóm tội phạm này lại dựa trên nền tảng về
truyền thống, văn hóa, đạo đức, tâm lý của quốc gia, dân tộc mình.
Ngoài ra các quy định về dấu hiệu pháp lý đối với các tội xâm phạm chế
độ HN&GĐ của của các quốc gia trên với Việt Nam thì cũng có những điểm
khác nhau như sau:
Khách thể của tội phạm:
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Nga quy định ở Chương XX có 7
Điều, với tên gọi: “Các tội xâm phạm gia đình và người chưa thành niên”,
không quy định các hành vi vi phạm đến chế độ hôn nhân như kết hôn, ly hôn,
vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, tổ chức tảo hôn, loạn luân là tội phạm, mà chủ yếu
tập trung bảo vệ quan hệ đối với người chưa thành niên, hoặc nếu xâm phạm
đến quan hệ giữa cha, mẹ, con trong gia đình thì được chú trọng bảo vệ, quan hệ
giữa ông, bà, cháu thì không quan tâm, điều này xuất phát từ việc tôn trọng và
đề cao chủ nghĩa cá nhân, dựa trên đạo đức, luân lý của phương tây khác với tập
quán, văn hóa, truyền thống của phương đông.
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên Bang Đức quy định ở Chương XII có 5
Điều, với tên gọi: “Các tội xâm phạm hộ tịch, hôn nhân và gia đình”, trong đó
quy định bảo vệ các quan hệ về hôn nhân và các quan hệ gia đình, ngoài ra đưa
quan hệ hộ tịch vào chung với nhóm quan hệ hôn nhân và gia đình, điều này thể
hiện sự quan tâm đến chế độ hộ tịch và cho rằng từ chế độ hộ tịch có ảnh hưởng
trực tiếp đến hôn nhân và gia đình, quan điểm này có phần đúng khi mà vấn đề hộ
tịch liên quan đến cá thể, nhân thân của con người, việc bảo vệ các quyền về nhân
thân, cá nhân, riêng tư luôn được đề cao, đây cũng là cách nhìn nhận theo phong
cách của các quốc gia phương tây.
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định ở Chương
IV có 6 Điều, với tên gọi: “Tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ
của công dân”, pháp luật hình sự nước này không tách nhóm khách thể xâm hại
đến quan hệ HN&GĐ làm một chương riêng mà xếp chung với chương các tội
phạm xâm hại quyền cá nhân và chủ yếu xử lý đối với những hành vi vi phạm
79
các quan hệ về hôn nhân liên quan đến các tội danh như cưỡng bức hôn nhân, vi
phạm hôn nhân một vợ một chồng, lý do là quốc gia ở phương Đông nên chịu
ảnh hưởng bởi truyền thống, văn hóa phương Đông. Đặc biệt Trung Quốc cho
rằng quân đội là trụ cột chuyên chính dân chủ nhân dân, việc bảo vệ đối với hôn
nhân của quân nhân là vô cùng cần thiết, nên đã quy định riêng một tội vi phạm
hôn nhân của quân nhân, đây là điểm khác biệt nhất so với các quốc gia khác
trên thế giới.
Mặt khách quan của tội phạm:
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Nga thì hậu quả không là dấu hiệu
bắt buộc mà thủ đoạn phạm tội mới là dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ như hành vi vi
phạm phải được thực hiện từ hai lần trở lên mới là dấu hiệu bắt buộc của Tội
nhận nuôi con nuôi trái pháp luật [119, Điều 154], hoặc thái độ tàn nhẫn là thủ
đoạn của bạo lực tinh thần cũng là dấu hiệu bắt buộc của Tội không thực hiện
trách nhiệm giáo dục người chưa thành niên [119, Điều 156].
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức thì hậu quả nguy hiểm mới là
dấu hiệu bắt buộc và có thể là dấu hiệu để xác định khung hình phạt. Ví dụ như
Tội vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng [128, Điều 170], Tội vi phạm nghĩa vụ chăm
sóc và dạy dỗ [128, Điều 171] đều quy định hậu quả xảy ra là người được cấp
dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ phải bị tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển về thể
xác và tâm lý, nguy cơ sống một cuộc sống tội phạm hoặc nguy cơ hành nghề
mại dâm thì chủ thể thực hiện hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại quy định những hành
vi mang tính bạo lực và hành vi không mang tính bạo lực và kể cả hậu quả nguy
hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội phạm này,
nhưng một số trường hợp, hậu quả của tội phạm có thể trở thành dấu hiệu để xác
định khung hình phạt tăng nặng. Ví dụ như làm cho nạn nhân bị thương nặng
hoặc tử vong là tình tiết để xác định khung hình phạt tăng nặng của Tội ngược
đãi [72, Điều 260].
Bộ luật hình sự Việt Nam quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả xảy ra luôn có mối quan hệ nhân quả. Ví dụ như hành vi vi phạm chế độ một
vợ một chồng [16, Điều 182] thì hậu quả phải dẫn đến một trong hai bên phải ly
hôn hoặc làm cho vợ, chồng hoặc con của một bên tự sát, hoặc không có hậu quả
nhưng vi phạm điều kiện đã bị xử lý hành chính. Ngoài ra có những hành vi gây
80
nguy hiểm là phạm tội mà không cần hậu quả và các điều kiện khác. Ví dụ như
Tội loạn luân [16, Điều 184].
Chủ thể của tội phạm:
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức quy định thêm về điều kiện chủ
thể đối với một số tội. Ví dụ như Tội giao hợp với những người họ hàng quy định
chủ thể phải là những người có quan hệ họ hàng trực hệ hoặc là anh chị em ruột
của nhau [128, Điều 60, Điều 173] đối với tội này trường hợp người chưa đủ 18
tuổi thực hiện hành vi giao cấu với người có họ hàng trực hệ bậc trên hoặc với anh
chị em ruột của mình thì không bị coi là tội phạm, so sánh với các quốc gia nêu trên
và Việt Nam thì không quy định vấn đề này như Cộng hòa Liên bang Đức.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Nga quy định động cơ phạm tội
thường là dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ như động cơ vụ lợi hoặc động cơ bất chính
khác là dấu hiệu bắt buộc để định tội theo quy định của Tội đánh tráo trẻ sơ sinh
[131, Điều 153], Tội nhận nuôi con nuôi trái pháp luật [131, Điều 154], Tội tiết
lộ bí mật về việc nhận con nuôi [131, Điều 155], so sánh với các quốc gia nêu
trên thì không quy định vấn đề này như Cộng hòa Liên bang Nga.
Chế tài về hình phạt: So với các quốc gia nêu trên, Việt Nam không có
hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, không phạt tù, ngoài ra
còn có hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm công việc, nhiệm vụ, hay phạt
tiền trong khi các quốc gia khác đa phần chủ yếu là hình phạt tiền và mức hình
phạt tù không quá 07 năm.
2.3.4.3. Những vấn đề được rút ra từ kinh nghiệm xây dựng pháp luật
hình sự ở nước ngoài, đặt ra cho việc hoàn thiện các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam
Vấn đề đầu tiên cần quan tâm là nghiên cứu sự phát triển của xã hội và
phải có chính sách pháp luật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đời sống
xã hội, phải có những giải pháp thiết thực, cụ thể. Hiện nay có nhiều quan hệ xã
hội mới liên quan đến chế độ HN&GĐ được hình thành và phát triển theo nhiều
chiều hướng phức tạp, nhưng chưa có chính sách kịp thời hữu hiệu. Từ những
chính sách pháp luật đúng đắn, kịp thời sẽ định hướng cho việc ban hành các quy
định pháp luật hình sự để bảo vệ chế độ HN&GĐ tránh bị xâm hại.
81
Ngoài ra cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nội dung của chính sách
pháp luật hình sự cũng như các quy phạm pháp luật liên quan đến các tội xâm
phạm chế độ HN&GĐ được ban hành để đưa vào thực hiện trong thực tiễn đời
sống xã hội, có các cơ chế phối hợp triển khai đồng bộ, bảo vệ hữu hiệu chế độ
HN&GĐ.
Đời sống kinh tế của các gia đình ở nhiều vùng miền khác nhau có sự
chênh lệch lớn và còn rất khó khăn, đây chính là những vấn đề mà Nhà nước ta
phải đặc biệt quan tâm hơn nữa để có những quy định pháp luật thực sự đi vào
đời sống xã hội một cách thiết thực để vừa phù hợp áp dụng chung toàn quốc và
áp dụng phù hợp với từng từng vùng miền.
Chuẩn mực giá trị về đạo đức, tâm lý, văn hóa, truyền thống hiện đã và đang
bị nhiều tác động, làm thay đổi, thậm chí bị hủy hoại, xen lẫn vào đó là những
chuẩn mực, hành vi của một xã hội đang phát triển mới chưa hoàn chỉnh, mối quan
tâm chăm sóc của một bộ phận cha mẹ dành cho con cái bị suy giảm vì nhiều lý do
khác nhau như phải khó nhọc lo cho đời sống cơm áo hàng ngày hoặc không có
điều kiện về thời gian, vật chất, nên quan hệ HN&GĐ vẫn thường xảy ra mâu
thuẫn, xung đột, bạo lực gia đình gia tăng thì pháp luật cần thiết phải điều chỉnh để
tăng cường bảo vệ các mối quan hệ này, các tội danh liên quan đến trách nhiệm
nuôi dưỡng giữa cha mẹ, con cái cần phải tăng cường các quy định và chế tài hình
phạt để hạn chế tình trạng gia tăng số lượng loại tội phạm này.
Trong xây dựng pháp luật hình sự về các tôi xâm phạm chế độ NH&GĐ
cần có các quy định chống lại bất bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực xâm hại
đến quan hệ HN&GĐ đặc biệt là bảo vệ quyền và lợi ích của người yếu thế, bảo
vệ quyền lợi ích của phụ nữ, trẻ em, người già.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Vấn đề HN&GĐ là một phạm trù triết học có nguồn gốc từ tự nhiên và xã
hội, quá trình phát triển xã hội, thông qua thực tiễn lao động, sáng tạo và tư duy,
năng lực của con người ngày càng hoàn thiện, tính chất tự nhiên này đã tồn tại
trong lịch sử phát triển của loài người với tư cách là động lực phát triển của xã hội
[18]. Khi xã hội phân chia giai cấp, thông qua nhà nước giai cấp thống trị đã dùng
các chính sách và pháp luật để điều chỉnh, can thiệp vào quá trình phát triển các
quan hệ hôn nhân và gia đình theo hướng tiến bộ, phù hợp với quy luật tự nhiên và
82
bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị bằng các biện pháp cưỡng chế, chế độ hôn
nhân và gia đình đã ra đời từ đó [156]. Chế độ HN&GĐ có vai trò tái sản xuất ra
đời sống thể chất và tinh thần của con người, là cơ sở nền tảng của mỗi quốc gia, là
tế bào của xã hội giúp cho những công dân được hình thành, sinh trưởng và phát
triển, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công dân, đồng
thời bảo đảm sự phát triển bền vững cho xã hội [33].
Trên cơ sở các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
thì các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được định nghĩa là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người không ở trong tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến
toàn bộ những quy định của pháp luật về chế độ kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa
vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia
đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ HN&GĐ có
yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến HN&GĐ.
Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ ở Việt Nam qua các thời kỳ đã thể hiện từ thực tế cuộc sống xã hội,
các chính sách pháp luật hình sự về các tội này đã được hoạch định làm cơ sở
cho việc ban hành các quy định trong Bộ luật hình sự nhằm bảo vệ các quan hệ
xã hội này tránh bị xâm hại.
Mỗi quốc gia trên thế giới có khác nhau về điều kiện địa lý, vị trí, dân số,
kinh tế, tập quán, truyền thống, nên việc quy định các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình cũng khác nhau, do dựa trên các cơ sở về chính trị, xã hội, kinh
tế, đạo đức, tình cảm, văn hóa, truyền thống của quốc gia để ban hành các quy
định pháp luật, do đó Bộ luật hình sự của mỗi quốc gia luôn có sự tương đồng
và khác biệt nhau, mang lại một số kinh nghiệm lập pháp để điều chỉnh, bảo chế
độ HN&GĐ ở Việt Nam. Nội dung của chương này đã đề cập đến những vấn đề
lý luận về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhằm tạo tiền đề cho việc phân
tích những dấu hiệu pháp lý chung và phân loại nhóm các tội phạm này theo quy
định của BLHS, đánh giá về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp
luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
83
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÁC TỘI XÂM PHẠM
CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TP.HCM
Từ sự điều chỉnh căn bản trong chính sách hình sự giai đoạn này, Bộ luật
hình sự năm 2015 quy định đối với 7 tội danh trong chương các tội xâm phạm
chế độ HN&GĐ, với những chính sách hình sự phù hợp, việc ban hành BLHS
năm 2015 đã giúp cho các quy định của luật sớm đi vào cuộc sống, phát huy vai
trò là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, đấu
tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ an toàn, trật tự xã hội, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường và
tăng cường hội nhập quốc tế.
3.1. Những điểm kế thừa và những điểm khác trong quy định của Bộ
luật Hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999
3.1.1. Khái quát chung
Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới rất tiến bộ, đặc biệt là đề cao đến
quyền con người, quyền công dân. Các quyền mà Hiến pháp năm 2013 quy định
khá đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bao
gồm các quyền cơ bản như: 1/ Quyền sống; 2/ Quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; 3/ Quyền bình
đẳng; 4/ Các quyền tự do dân chủ; 5/ Các quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình; 6/ Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội, lao động ; 7/ Các quyền liên
quan đến trẻ em. Trong các quyền này có những quyền lần đầu tiên được ghi
nhận trực tiếp trong Hiến pháp như: Quyền sống, Quyền bất khả xâm phạm về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, Quyền tiếp cận thông tin,
Quyền được sống trong môi trường trong lành, Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể
người và hiến xác cũng như các quyền quyết định về việc cho phép tiến hành
thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào
khác trên cơ thể mình.
Bộ Luật hình sự năm 2015 đã quán triệt sâu sắc những yêu cầu mới mà
Hiến pháp năm 2013 đặt ra về quyền con người và đã có những quy định phù
hợp để đáp ứng với những yêu cầu đó. Từ đó cho thấy chính sách hình sự trong
giai đoạn này là tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết
84
đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước,
bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước
và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta, trong đó quan tâm đến việc bảo vệ
những quan hệ mới phát sinh trong chế độ hôn nhân và gia đình.
3.1.2. Những điểm kế thừa của Bộ luật Hình sự năm 2015 từ Bộ luật
Hình sự năm 1999 theo các dấu hiệu cấu thành tội phạm
Khách thể của tội phạm:
Vẫn duy trì và bảo vệ chế độ kết hôn tự nguyện, tiến bộ, chế độ hôn nhân
một vợ một chồng, nghiêm cấm các hành vi tổ chức tảo hôn, loạn luân, ngược
đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi
dưỡng mình, từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hoặc cụ thể, chi tiết hơn như: Tội cưỡng ép
kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của BLHS năm 1999 [113, Điều
146], được bổ sung thêm khách thể bằng tên gọi Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc
cản trở kết hôn tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện [16, Điều 181], điều
này cho thấy quá trình xây dựng pháp luật đã có sự kế thừa và phát triển cho đầy
đủ, phù hợp với các quan hệ xã hội đang được bảo vệ, tạo ra những điều kiện pháp
lý thuận lợi góp phần cho việc xử lý các hành vi vi phạm được chính xác.
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan gây nguy hiểm cho xã hội của nhóm tội phạm này
theo quy định của BLHS năm 2015 đã được chi tiết, cụ thể hơn như: Tội cưỡng
ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự
nguyện, được cụ thể hóa các hành vi như: hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần,
yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác [16, Điều 181]. Tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình,
đã được điều chỉnh chi tiết hơn bằng các hành vi như: Đối xử tồi tệ hoặc có
hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc
người có công nuôi dưỡng mình ; Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn
về thể xác, tinh thần ; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có
thai, người già yếu, đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc
người mắc bệnh hiểm nghèo [16, Điều 185].
85
Hoặc quy định rõ hơn đối với hậu quả do hành vi nguy hiểm gây ra như:
Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, hậu quả nghiêm trọng cụ thể phải là: Làm
cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn, Làm cho vợ, chồng
hoặc con của một trong hai bên tự sát [16, Điều 182]. Hay Tội từ chối nghĩa vụ
cấp dưỡng của Bộ luật hình sự năm 2015 hậu quả nghiêm trọng cụ thể phải là:
Làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức
khỏe [16, Điều 186].
BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999 hầu hết thể hiện sự tương đồng ở
những quy định về điều kiện phạm tội là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm như: Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện, Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng,
Tội tổ chức tảo hôn, Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con,
cháu, người có công nuôi dưỡng mình, Tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng.
Chủ thể của tội phạm:
Người phạm tội nhóm này được quy định từ 16 tuổi trở lên, có đủ năng
lực nhận thức hành vi giống như BLHS năm 1999, phần lớn các tội quy định tại
Chương XVII BLHS năm 2015 không có tội phạm nào là tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc hoặc đặc biệt nghiêm trọng, mà chỉ được xem là tội phạm ít nghiêm
trọng như: Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ,
cản trở ly hôn tự nguyện, Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, Tội tổ chức tảo
hôn, Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình, Tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng.
Như đã phân tích ở mục 2.1.2.3, các quy định về chủ thể là pháp nhân và
theo cấu thành của các tội trên được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 không
quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong nhóm tội phạm này
theo BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 phải là người có lỗi cố ý, nếu lỗi vô ý
thì không cấu thành các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Lỗi là
những yếu tố bên trong suy nghĩ của con người nên ranh giới của nó rất khó phân
biệt, việc xác định lỗi vô ý hay cố ý cần thiết phải xem xét đến các yếu tố khác như
điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, mối quan hệ của các bên liên
86
quan khi thực hiện hành vi phạm tội [71].
Bộ luật hình sự năm 2015 đã kế thừa việc quy định yếu tố lỗi cố ý cho tất
cả các tội ở nhóm này, thuật ngữ cố ý được ghi rõ trong điều luật như: Tội từ
chối nghĩa vụ cấp dưỡng quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có
khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa
vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa
vụ cấp dưỡng” [16, Điều 186]. Thậm chí có những điều luật còn quy định rõ dấu
hiệu về ý chí, nhận thức khi thực hiện hành vi phạm tội như: Tội loạn luân:
“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu là trực hệ, là
anh chị em cùng cha mẹ, là anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác
cha” [16, Điều 184].
Chế tài hình phạt:
Do quy định phần lớn các tội này là ít nghiêm trọng nên hình phạt chỉ từ
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 3 năm. iêng Tội loạn luân thì
không có cảnh cáo, cải tạo không giam giữ mà chỉ quy định một loại hình phạt
tù từ 1 năm đến 5 năm [16, Điều 184]. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích
thương mại thì có hình phạt chính là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc
bị phạt tù đến 5 năm, ngoài ra chỉ có tội này được quy định về hình phạt bổ sung
là phạt tiền từ 10.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_toi_xam_pham_che_do_hon_nhan_va_gia_dinh_theo_ph.pdf