Luận án Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU . viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ . xi

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do lựa chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .3

3. Câu hỏi nghiên cứu .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của Luận án .4

6. Khung phân tích luận án .5

7. Bố cục của Luận án .7

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.8

1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước .8

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước.13

1.3. Đánh giá, nhận xét chung.18

Kết luận chương 1 .20

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ.21

2.1. Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính.21

2.1.1. Một số khái niệm về thủ tục hành chính .21

2.1.2. Phân loại thủ tục hành chính nhà nước .22

2.1.3. Đặc điểm của thủ tục hành chính .25

2.2. Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư.27

2.2.1. Một số khái niệm liên quan.27

2.2.2. Đặc điểm của cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư .30

2.2.3. Phân loại thủ tục hành chính trong đầu tư .31

2.2.4. Nội dung về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư.34

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư.36

pdf178 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Kim Long (2015) và nghiên cứu định tính của tác giả 4.1 Thời gian chờ đợi nộp hồ sơ hợp lý TGGQ1 4.2 Số lần đi lại nộp và nhận hồ sơ hợp lý TGGQ2 4.3 Thời gian trả kết quả nhanh TGGQ3 4.4 Lịch làm việc của cơ quan giải quyết phù hợp TGGQ4 V. Quy trình thủ tục QTTT Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018) và nghiên cứu định tính của tác giả 5.1 Yêu cầu về thành phần hồ sơ hợp lý QTTT1 5.2 Các quy trình được công khai, minh bạch QTTT2 5.3 Các quy định pháp luật về là phù hợp QTTT3 5.4 Hồ sơ trả lại cho người dân, doanh nghiệp không bị thiếu, sai sót QTTT4 5.5 Người dân không phải đi lại nhiều lần QTTT5 VI. Chi phí thực hiện CPHC Nguyễn Quốc Nghi và Quan Minh Nhựt (2015) và nghiên cứu định tính của tác giả 6.1 Các loại phí, lệ phí được niêm yết công khai, đầy đủ tại nới làm việc CPHC1 6.2 Thu phí, lệ phí đúng quy định (có đầy đủ biên lai) CPHC2 6.3 Mức thu phí, lệ phí cho các dịch vụ TTHC là hợp lý CPHC3 6.4 Chi thêm các khoản phí ngoài quy định không? CPHC4 Mức độ hài lòng chung MDHL Nghiên cứu định tính của tác giả 7.1 Anh/chị có hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ, công chức không? MDHL1 7.2 Anh/chị có hài lòng về quá trình thực hiện TTHC trong đầu tư không? MDHL2 7.3 Anh/chị có hài lòng khi thực hiện các TTHC trong đầu tư không? MDHL3 7.4 Anh/chị có hài lòng về thời gian thực hiện TTHC trong đầu tư không? MDHL4 7.5 Anh/chị có hài lòng về chi phí thực hiện TTHC trong đầu tư không? MDHL5 66 3.4.2.2. Quy trình thực hiện Bước 1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha. Thông qua hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha có thể kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến quan sát của nhân tố. Hệ số Cronbachs’s Alpha  0,9 thì yếu tố được coi là có độ tin cậy rất chính xác. Hệ số Cronbachs’s Alpha  0,7 thì nhân tố được coi là có độ tin cậy. Tuy nhiên, hệ số Cronbachs’s Alpha  0,6 là thể chấp nhận được và đảm bảo độ tin cậy (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Khi đánh giá độ phù hợp của từng biến, những biến nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0,3 được coi là những biến có độ tin cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo. Bước 2: Thực hiện các kiểm định đối với phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, từ đó xác định được mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau. Nhằm xây dựng mô hình EFA đảm bảo độ tin cậy, một số kiểm định được sử dụng như sau: - Kiểm định tính thích hợp của EFA Sử dụng kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) để đánh giá sự thích hợp của mô hình EFA đối với dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện: 0,5<KMO<1, phương pháp EFA thích hợp cho dữ liệu thực tế. - Kiểm định tương quan của các biến trong nhân tố Sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá mức độ tương quan giữa các biến trong một nhân tố. Xác định các biến có tương quan khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05. - Kiểm định mức độ giải thích của các biến đối với nhân tố Sử dụng phương sai trích để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích phải lớn hơn 50%. Ví dụ khi phương sai trích là 0,71, có nghĩa là 71% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các nhân tố trong mô hình. Bước 3: Phân tích hồi quy tuyến tính và tiến hành các kiểm định mô hình Sau khi kết quả ở các bước trên thỏa mãn các điều kiện đưa ra, các nhân tố được đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính. Mô hình xây dựng như sau: 67 Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + + βi*Xi + Ui Trong đó: Y: mức độ đánh giá chung về sự hài lòng Xi: các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ TTHC trong lĩnh vực đầu tư (theo hình 3.1). β0: hằng số βi: các hệ số hồi quy Ui: Sai số ngẫu nhiên Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, nghiên cứu thực hiện một số kiểm định chủ yếu như: - Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy Kiểm định này giúp xem xét từng biến độc lập cụ thể có ý nghĩa thống kê hay không. Thông thường, các hệ số hồi quy riêng biệt có độ tin cậy ít nhất 90% (hoặc các mức tốt hơn là 95% và 99%), khi đó hệ số hồi quy tương ứng có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (hoặc 5% và 1%). - Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy nhằm xem xét tổng thể mô hình hồi quy sử dụng có ý nghĩa hay không, tức là có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập có trong mô hình hay không. Mô hình phù hợp khi có ít nhất một hệ số hồi quy trong mô hình khác không. Giả thuyết: Ho : Các hệ số hồi quy đều bằng không. H1: Có ít nhất 1 hệ số hồi quy khác không Sử dụng kiểm định F để kiểm định. Nếu giá trị F kiểm định (trong phân tích phương sai) lớn hơn giá trị F tra bảng ( ( 1, )F k n k − − ) với mức ý nghĩa nhất định (thường là 5%), đối thuyết H1 được chấp nhận, mô hình được xem là phù hợp. - Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi các biến độc lập trong mô hình có mối tương quan với nhau. Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, nhân tố phóng đại phương sai (VIF) được sử dụng như sau: ( ) R1 1 βˆVIF 2 i i − = 68 Trong đó 2iR là hệ số xác định khi hồi quy biến độc lập Xi với các biến độc lập khác trong mô hình. Nếu VIF lớn hơn 5 thể hiện trong mô hình nghiên cứu có hiện tượng đa cộng tuyến. - Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) của các hệ số hồi quy không hiệu quả, dẫn đến việc kiểm định các giả thuyết không chính xác. Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng kiểm định Spearman, nếu mức ý nghĩa của các hệ số tương quan hạng Spearman lớn hơn 0,05 thì có tồn tại phương sai sai số không đổi. - Phân tích nhân tố khẳng định Sau khi các thang đo đã đạt yêu cầu thông qua phân tích CFA, luận án tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khẳng định để đánh giá tính đơn hướng, độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo là cơ sở để tiến hành phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). - Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Mô hình SEM cho phép kiểm định đồng thời một tập hợp các phương trình hồi quy cùng một lúc. Mô hình SEM sử dụng để ước lượng các mô hình đo lường và mô hình cấu trúc của bài toán lý thuyết đa biến. Mô hình đo lường chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn và các biến quan sát, cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của biến quan sát. Mô hình SEM cho phép chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau. 3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu 3.5.1. Chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng đầu tư, cải cách TTHC trong đầu tư - Số lượng các loại hình doanh nghiệp (TNHH, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) thành lập mới giai đoạn 2012-2017. Số lượng và tốc độ tăng về số lượng của các loại hình doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp về thực trạng đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, có thể phản ánh gián tiếp về kết quả thực hiện việc cải cách TTHC và cải cách TTHC trong đầu tư. - Giá trị vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2012-2017. - Giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2012-2017. - Số lượng TTHC trong đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2017). 69 - Phí và lệ phí thu từ các TTHC giai đoạn 2012-2017. Thống kê về phí và lệ phí thu từ các TTHC giai đoạn 2012-2017 theo từng tiêu chí thể hiện mức độ đơn giản hóa các TTHC cũng như mức độ cải cách TTHC trong đầu tư. - Thời gian hoàn thành các TTHC (giấy phép đầu tư, nộp thuế, gia hạn đầu tư). - Số lượng kiến nghị, phản ánh của các doanh nghiệp qua các năm. - Số lượng, trình độ của cán bộ, công chức thực hiện các TTHC. - Các chỉ số thành phần của chỉ số cải cách TTHC (PAR Index) của Bộ Nội vụ. - Xếp hạng cải cách TTHC của các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên. - Số lượng TTHC trong lĩnh vực đầu tư được cắt giảm hàng năm. - Tỉ lệ TTHC trong đầu tư đưa ra thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Số lượng hồ sơ TTHC trong đầu tư bị quá hạn ở các đơn vị. - Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử/tổng số văn bản triển khai. - Tỷ lệ giải quyết hồ sơ TTHC trong đầu tư trực tuyến. 3.5.2. Chỉ tiêu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TTHC trong đầu tư - Chất lượng cán bộ công chức: thông qua trình độ chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng - Mức độ phổ biến, tuyên truyền về TTHC trong đầu tư - Mức độ đồng hành của lãnh đạo địa phương - Hệ thống thể chế, pháp lý trong TTHC đầu tư - Đầu tư cơ sở vật chất trong thực hiện TTHC trong đầu tư 3.5.3. Chỉ tiêu nghiên cứu về mức độ hài lòng của các nhà đầu tư về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư Để đánh giá về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện các TTHC tại các cơ quan liên quan, các thang đo và nhân tố cụ thể đã được thu thập và phân tích trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả (số bình quân, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch tiêu chuẩn). Các chỉ tiêu sử dụng nằm trong các nhân tố cụ thể dưới đây: - Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất tại các cơ quan thực hiện TTHC trong đầu tư. - Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ tại các cơ quan thực hiện TTHC trong đầu tư. - Mức độ hài lòng về thông tin phản hồi tại các cơ quan thực hiện TTHC trong đầu tư. - Mức độ hài lòng về thời gian thực hiện TTHC trong đầu tư. - Mức độ hài lòng về quy trình thủ tục thực hiện các TTHC trong đầu tư. - Mức độ hài lòng về phí và lệ phí thực hiện các TTHC trong đầu tư. 70 Kết luận chương 3 Trong chương 3, luận án đã trình bày các câu hỏi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin. Luận án đã giới thiệu các phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình SEM. Luận án cũng đưa ra các chỉ tiêu nghiên cứu để đánh giá việc cải cách TTHC trong đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. 71 Chương 4 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 4.1. Khái quát chung về tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc với tổng diện tích tự nhiên là 352.664 ha. Phía Tây của tỉnh giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam giáp Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố (Thái Nguyên và Sông Công), 01 thị xã (Phổ Yên) và 06 huyện (Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình). Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao thương hàng hóa với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh khác thông qua hệ thống đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội, đường Quốc lộ 3, đường sắt, sân bay quốc tế Nội bài và các tuyến giao thông khác hỗ trợ. 4.1.1.2. Địa hình khí hậu Tỉnh Thái Nguyên có địa hình ít bị chia cắt với độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 200 - 300 m, có nhiều dãy núi cao thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ phía Tây sang phía Đông. Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình của Thái Nguyên không quá phức tạp so với các tỉnh trung du miền núi khác. Điều này cũng là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc thu hút đầu tư và phát triển KT-XH. Tuy nhiên, một số huyện như Võ Nhai và Định Hóa có địa hình vùng núi trung du phức tạp hơn hẳn so với các đơn vị hành chính khác, dẫn tới khó khăn trong công tác điều hành và quản lý ở cấp tỉnh. Khí hậu Thái Nguyên được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều (phía Bắc huyện Võ Nhai), vùng lạnh vừa (Định Hóa, Phú Lương, và phía Nam huyện Võ Nhai), và vùng ấm (các địa bàn còn lại). Nhiệt độ có sự dao động mạnh giữa tháng nóng nhất (tháng 6 với nhiệt độ trung bình 29,30C) và tháng lạnh nhất (tháng một hoặc tháng 2 với nhiệt độ trung bình 17,10C). Khí hậu Thái Nguyên chia thành 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa cao nhất thường vào tháng 8 (đạt 417,3 mm) và thấp nhất vào tháng 2 (ở mức 15,3 mm) (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2019). 72 4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên Thái Nguyên là một trong số những tỉnh có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất ở Việt Nam, đồng thời là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú. Khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên, gồm quặng sắt (với 49 mỏ và điểm quặng tập trung ở cụm mỏ Tiến Bộ, Trại Cau), thiếc (tập trung ở mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền thuộc huyện Đại Từ với tổng trữ lượng khoảng 13.600 tấn), vonfram (ở Núi Pháo - Đại Từ với trữ lượng 110.260.000 tấn), titan, chì kẽm, vàng, và một số kim loại khác. Khoáng sản phi kim loại có barit, phosphorit, kaolin... trong đó đáng chú ý là phosphorit ở một số điểm quặng Núi Văn (Đại Từ), Làng Mối (Võ Nhai) với tổng trữ lượng khoảng 89.550 tấn (Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2009). Bên cạnh đó, tỉnh còn có trữ lượng than mỡ và than đá được đánh giá là lớn thứ 2 trong cả nước, phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Trữ lượng than mỡ có khoảng trên 2,24 triệu tấn với chất lượng tương đối tốt, có giá trị công nghiệp, tập trung chủ yếu ở mỏ Phấn Mễ. Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ Bá Sơn, Khánh Hoà và Núi Hồng (Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, 2009). Có thể nói, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất đa dạng về chủng loại, trong đó có nhiều loại có vị trí quan trọng trong cả nước. Tuy nhiên, vì đây là nguồn nguyên liệu không tái tạo nên việc khai thác và sử dụng cần được thực hiện một cách hợp lý. Tóm lại, với điều kiện tự nhiên thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình khí hậu và tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là tiền đề để tỉnh chủ động sáng tạo, đổi mới cách thức quản lý, đặc biệt là cải cách TTHC nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số và lao động Theo số liệu thống kê được cập nhật theo địa giới hành chính tính đến thời điểm 31/12/2018, tổng dân số toàn tỉnh là 1.268.311 người. Mật độ dân số bình quân là 360 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị nội thành như thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công. Cơ cấu dân số theo giới tính của 73 Thái Nguyên có sự thay đổi nhẹ theo xu hướng giảm dần tỷ lệ nam giới (từ 49,29% năm 2014 xuống 48,6% năm 2018) và tăng dần tỷ lệ nữ giới (từ 50,71% năm 2014 lên 51,4% năm 2018). Về lao động, tính đến năm 2018, lực lượng lao động đang làm việc của tỉnh Thái Nguyên là 765.716 người, chiếm 60,37% tổng dân số. Trong đó, có 311.417 lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 40,67%). Còn lại hiện đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (32,12%) và dịch vụ (27,21%) (Bảng 4.1). Tuy nhiên, số liệu thống kê cũng cho thấy xu hướng đang giảm dần số lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, và tăng dần số lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 30% so với tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh. Mặc dù tỷ lệ này cao hơn mức trung bình 21,4% của cả nước, nhưng so với tiềm năng và số lượng các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng và đại học hiện có trên địa bàn tỉnh thì vẫn còn chưa tương xứng. 74 Bảng 4.1: Dân số và lao động tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2014-2018 ĐVT: người 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) Tổng dân số 1.173.238 1.238.785 1.243.757 1.255.070 1.268.311 1,97 Phân theo khu vực - Nông thôn 818.118 816.257 815.499 814.547 823.730 0,17 - Thành thị 355.120 422.528 428.258 440.523 444.581 5,78 Phân theo giới tính - Nam 578.293 608.610 611.083 616.835 616.169 1,60 - Nữ 594.945 630.175 632.674 638.235 652.142 2,32 Lao động đang làm việc 714.500 746.898 752.337 758.082 765.716 1,75 Phân theo khu vực kinh tế - Nông, lâm nghiệp và thủy sản 395.410 377.139 354.364 331.116 311.417 -5,80 - Công nghiệp và xây dựng 166.228 205.254 219.622 234.586 245.918 10,29 - Dịch vụ 152.862 164.505 178.351 191.380 208.381 8,05 Phân theo khu vực - Thành thị 171.113 219.103 221.141 226.560 228.991 7,56 - Nông thôn 537.387 527.795 531.196 531.522 536.725 -0,03 Số lao động qua đào tạo 157.190 189.712 221.187 225.908 175.349 2,77 Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng bình quân được tính theo công thức [(P2018/P2014)^(1/4) - 1]*100% Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018, 2019) và tính toán của tác giả 75 4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế Trong giai đoạn 2014-2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp xây dựng (Bảng 4.2). Năm 2018, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất 57,2%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm tỷ trọng 31,9%, trong đó riêng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỷ trọng 6,1% (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2019). Năm 2018, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 98,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,44% so với năm 2017. Mức tăng trưởng này có sự đóng góp lớn nhất của khu vực công nghiệp và xây dựng với 8,08 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm đóng góp 1,9 điểm phần trăm, và khu vực nông - lâm và thủy sản đóng góp chỉ 0,46 điểm phần trăm. Trong cả giai đoạn 2014-2018, tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP của tỉnh đạt 19,69%. Kết quả tích cực này nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 40,74%, đặc biệt là sự đóng góp của dự án Samsung Thái Nguyên. Bên cạnh đó, thành phần kinh tế tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể có sự tăng trưởng và đóng góp tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung của cả tỉnh. GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 77,7 triệu đồng/người, tương đương với 3.370 USD/người, tăng 377,7 USD so với năm 2017 và tăng mạnh so với mức bình quân 40,9 triệu đồng/người, tương đương 1.932 USD/người vào năm 2014. Giá trị hàng hóa xuất khẩu có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2018, giá trị xuất khẩu đạt 24,83 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2017. Giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 14,63 tỷ USD, dẫn tới xuất siêu 10,2 tỷ USD trong cán cân thương mại hàng hóa năm 2018. Nhìn chung, các ngành kinh tế của tỉnh duy trì được đà tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Xét theo mức độ đóng góp của các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh. Yêu cầu bức thiết đặt ra đối với Thái Nguyên là cần quyết liệt thực hiện cải cách hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh. 76 Bảng 4.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Thái Nguyên ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) 1. Phân theo khu vực kinh tế theo giá hiện hành Giá trị GRDP 48.011,4 (100) 63.562,9 (100) 75.513,7 (100) 85.464,0 (100) 98.518,2 (100) 19,69 - Nông, lâm nghiệp, thủy sản 8.783,1 (18,3) 9.587,2 (15,1) 9.862,3 (13,1) 9.890,4 (11,6) 10.690,0 (10,9) 5,03 - Công nghiệp - xây dựng 21.885,7 (45,6) 33.935,3 (53,4) 41.240,4 (54,6) 48.242,6 (56,4) 56.380,2 (57,2) 26,69 - Dịch vụ 15.329,4 (31,9) 17.246,9 (27,1) 21.312,5 (28,2) 23.913,4 (28,0) 26.392,8 (26,8) 14,55 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2.013,2 (4,2) 2.793,5 (4,4) 3.098,5 (4,1) 3.417,6 (4,0) 5.055,2 (5,1) 25,88 2. Phân theo thành phần kinh tế Giá trị GRDP 48.011,4 (100) 63.562,9 (100) 75.513,7 (100) 85.464,0 (100) 98.518,2 (100) 19,69 - Kinh tế Nhà nước 12.180,9 (25,4) 14.259,5 (22,4) 15.381,8 (20,4) 16.355,8 (19,1) 17.706,5 (18,0) 9,80 - Kinh tế ngoài Nhà nước 25.220,8 (52,5) 27.218,6 (42,8) 33.969,3 (45,0) 37.083,6 (43,4) 42.302,9 (42,7) 13,80 + Kinh tế tập thể 208,3 179,6 159,4 182,6 210,0 0,20 + Kinh tế tư nhân 7.872,8 9.897,5 13.842,5 15.176,5 17.745,2 22,53 + Kinh tế cá thể 17.139,8 17.141,6 19.967,4 21.724,5 24.007,7 8,78 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 8.596,4 (17,9) 19.291,2 (30,3) 23.064,1 (30,5) 28.607,0 (33,5) 33.723,6 (34,2) 40,74 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2.013,2 (4,2) 2.793,5 (4,4) 3.098,5 (4,1) 3.417,6 (4,0) 5.055,2 (5,1) 25,88 Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là tỷ trọng đóng góp (đơn vị %) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018, 2019) và tính toán của tác giả. 77 4.1.3. Tổng quan các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 4.1.3.1. Doanh nghiệp phân theo loại hình Đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên phải kể đến vai trò của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 3.448 doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Trong đó các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (96%) với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2018 là 13,86%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự gia tăng mạnh về số lượng (Bảng 4.3). Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng các loại hình doanh nghiệp của cả tỉnh, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp này ở mức cao nhất (54,41%), đồng thời tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của loại này cũng cao nhất ở mức 10,1% năm 2017 (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2019). Bảng 4.3: Số doanh nghiệp phân theo loại hình ĐVT: Doanh nghiệp 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) Tổng số 2019 2052 2178 2894 3448 14,32 Doanh nghiệp nhà nước 30 29 30 30 29 -0,84 - Trung ương 23 22 21 20 21 -2,25 - Địa phương 7 7 9 10 8 3,39 Doanh nghiệp ngoài NN 1970 1984 2095 2783 3311 13,86 - Tập thể 100 85 78 115 145 9,73 - Tư nhân 658 645 610 691 616 -1,64 - Công ty TNHH 775 826 956 1347 1825 23,88 - Công ty cổ phần 437 428 451 630 725 13,49 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19 39 53 81 108 54,41 - DN 100% vốn nước ngoài 14 33 46 74 101 63,89 - Doanh nghiệp liên doanh 5 6 7 7 7 8,78 Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng bình quân [(Y2018/Y2014)^(1/4) - 1]*100% Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018, 2019) và tính toán của tác giả. 78 Số lượng các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh hầu như không có sự thay đổi đáng kể. Sự biến động số lượng doanh nghiệp của Trung ương theo xu hướng giảm nhẹ với tốc độ bình quân -2,25% trong cả giai đoạn 2014-2018. Hiện trên địa bàn tỉnh chỉ còn 04 công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn và 05 DN cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, xu hướng đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước. 4.1.3.2. Doanh nghiệp phân theo địa bàn quản lý Nếu xét theo địa bàn, thành phố Thái Nguyên hiện quản lý doanh nghiệp đang hoạt động nhiều nhất. Tính đến 2018, cả thành phố có 2.008 doanh nghiệp, chiếm 58,24% tổng số DN trên địa bàn tỉnh, theo sau là thị xã Phổ Yên với 372 DN (chiếm 10,79%) và thành phố Sông Công với 330 DN (chiếm 9,57%). Các huyện Võ Nhai và Định Hóa có vị trí địa lý và giao thông không thuận tiện, tương ứng với số lượng DN đang hoạt động trên địa bàn cũng rất ít, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 1,62% đến 2,58% (Bảng 4.4). Tương ứng với số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp và hợp tác xã cũng có sự tăng lên tương ứng, từ 83.647 người năm 2014 tăng lên 217.200 người năm 2018. Nếu tính số lao động trung bình trên mỗi doanh nghiệp, thị xã Phổ Yên có số lao động trung bình cao nhất, đạt 257,25 người/DN năm 2018. Sự có mặt của tập đoàn Samsung với trên 70 nghìn lao động đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử giải thích cho mức độ tập trung người lao động trên địa bàn thị xã này. Theo sau là huyện Phú Bình với bình quân 112,85 người/DN tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Điềm Thụy. Thành phố Sông Công xếp thứ ba với số lao động bình quân ở mức 55,82 người/DN. Như vậy, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng cũng dẫn tới nhu cầu giải quyết các công việc TTHC trong đầu tư ngày càng lớn. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_trong_dau_tu_tai_tinh_th.pdf
Tài liệu liên quan