Luận án Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos Nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

Trang

CẢM TẠ i

LỜI CAM ĐOAN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH BẢNG ix

DANH SÁCH HÌNH xi

CHƯƠNG 1 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của luận án 1

1.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu 3

1.4 Kết quả mong đợi 3

1.5 Nội dung nghiên cứu 3

1.5.1 Nội dung 1: Cải thiện kỹ thuật nhân giống dừa sáp từ phôi 3

1.5.2 Nội dung 2: Xác định các biện pháp để nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp ở tỉnh Trà Vinh 3

1.5.3 Nộng dung 3: Hiệu quả kinh tế và đánh giá tỷ lệ trái sáp/buồng (quày) các yếu tố tác ảnh hưởng tỷ lệ sáp ở tỉnh Trà Vinh 4

1.6 Phạm vi nghiên cứu 4

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5

1.8 Những đóng góp mới của luận án 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 6

2.1.1 Vị trí địa lý 6

2.1.2 Địa hình 6

2.1.3 Sông ngòi 6

2.1.4 Khí hậu 7

2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 7

2.2 Tổng quan về dừa sáp 7

2.2.1 Khái niệm dừa sáp 7

2.2.2 Phân loại 8

2.2.3 Nguồn gốc tại Trà Vinh 8

2.2.4 Đặc điểm sinh học của dừa sáp 9

2.2.5 Tổng quan về kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật 17

2.2.6 Vai trò của chất điều hoà sinh trong nuôi cấy in-vitro 22

2.3 Nhân giống dừa sáp bằng phương pháp truyền thống và kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp In-vitro trên thế giới và Việt Nam 24

2.3.1 Nhân giống trong bằng phương pháp truyền thống: 24

2.3.2 Nhân giống bằng phương pháp in-vitro 24

2.4 Hiện trạng sản xuất và kỹ thuật nâng cao tỷ lệ trái sáp trên dừa sáp 28

2.4.1 Hiện trạng sản xuất 28

2.4.2 Năng suất 28

2.4.3 Giống 28

2.4.4 Phương pháp cải thiện tỷ lệ trái dừa sáp hiện nay trên thế giới và Việt Nam 30

2.5 Hiệu quả kinh tế và đánh giá hiện trạng các yếu tố tác ảnh hưởng tỷ lệ trái sáp trong sản xuất dừa sáp ở tỉnh Trà Vinh 34

2.5.1 Giá trị dinh dưỡng của dừa sáp 34

2.5.2 Giá trị thương phẩm 36

2.5.3 Diện tích trồng dừa sáp trên thế giới và Việt Nam 36

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 39

3.1 Nội dung 1: Cải thiện kỹ thuật nhân giống dừa sáp từ phôi 39

3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 39

3.1.2 Phương tiện 39

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu 43

3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ trái sáp trên dừa sáp cấy phôi ở tỉnh Trà Vinh 48

doc158 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cải thiện kỹ thuật nhân giống từ phôi và biện pháp nâng cao tỷ lệ sáp trên dừa sáp (Cocos Nucifera var. Makapuno) ở tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cơm dừa thì 1 năm/lần. Hình 3.7: Vị trí đo chu vi gốc (13 sẹo lá) Hiệu quả kinh tế và đánh giá hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ sáp trên dừa sáp ở tỉnh Trà Vinh Thời gian và địa điểm - Thời gian: 06/2018-06/2019 - Địa điểm: Đối với dừa sáp thường: tại Trà Vinh dừa sáp thường tập trung ở huyện Cầu Kè với diện tích là 225 ha (Pḥòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cầu Kè, 2017). Đối với dừa Sáp cấy phôi: Theo Phạm Thị Phương Thuý (2018), dừa sáp cấy phôi đã được trồng ở Trà Vinh từ năm 2008. Phương tiện Các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Bảng câu hỏi phỏng vấn. - Máy ảnh, máy tính, 3.3.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Nguồn: Sở NN&PTNT Trà Vinh, phòng NN&PTNT huyện Cầu Kè, Uỷ ban nhân dân xã và thị trấn. Loại số liệu: Hình ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê của các Ngành, báo cáo. Nội dung: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tổng diện tích trồng, năng suất, sản lượng, nhận định, đánh giá tình hình. - Số liệu sơ cấp: Nguồn: hộ trồng dừa Sáp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Nội dung: phỏng vấn trực tiếp người trồng dừa trên phiếu điều tra. - Phương pháp chọn mẫu: Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Cầu Kè đối với mô hình dừa Sáp thường, chọn cụ thể 03 xã: xã Hòa Tân; xã Tam Ngãi; Thị trấn Cầu Kè. Đối với mô hình dừa Sáp cấy phôi là tỉnh Trà Vinh. + Cỡ mẫu được xác định dựa vào phương pháp số lớn là 60 hộ (quan sát). Vì vậy, đề tài nghiên cứu trên 100% hộ trồng dừa sáp cấy phôi là 7 hộ và số hộ trồng dừa Sáp thường là 60 hộ. Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến trình sau: - Liên hệ địa điểm điều tra chọn vùng nghiên cứu: liên hệ trao đổi xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, cán bộ quản lý ở địa phương (Lãnh đạo Phòng NN & PTNT, lãnh đạo Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Hội làm vườn.) để chọn địa bàn nghiên cứu cụ thể 3 xã: xã Hòa Tân, xã Tam Ngãi và Thị Trấn Cầu Kè đối với dừa Sáp thường và dừa Sáp cấy phôi là trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Thực hiện điều tra thử: tác giả tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của phiếu điều tra, đồng thời hiệu chỉnh phiếu điều tra phù hợp với điều kiện thực tế ở địa bàn nghiên cứu. - Thực hiện điều tra chính thức: Sau bước thực hiện điều tra thử và hiệu chỉnh phiếu điều tra, tiến hành điều tra chính thức. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu khảo sát được kiểm tra, phân tích, mã hoá và nhập dữ liệu vào chương trình Microsoft Excel Office 2013 và SPSS để tính toán và phân tích dữ liệu. - Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả: Áp dụng tính toán và trình bày các chỉ tiêu kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trái dừa sáp và chất lượng cơm dừa sáp (trung bình, độ lệch chuẩn, khoảng biến động, tần số, phần trăm) - Phương pháp phân tích chi phí- lợi nhuận (CRA - Costs and Returns Analysis): Làm công cụ xác định hiệu quả tài chính của các hộ canh tác dừa Sáp ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh bao gồm: tỷ suất doanh thu/chi phí, tỷ suất lợi nhuận/chi phí, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu. - Các chỉ tiêu kinh tế + Tổng chi phí sản xuất bao gồm tất cả chi phí lao động (bao gồm lao động thuê và lao động cơ hội của gia đình), vật tư sản xuất và đầu tư cơ bản. Công lao động thường xuyên hàng ngày không đáng kể như thăm vườn thì không được tính. Chi phí vật tư sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu. Chi phí đầu tư cơ bản như giống, làm đất, đào ao/mương, máy móc, trang thiết bị thì được khấu hao theo từng năm. Các khoản chi phí khác liên quan đến lãi suất vốn đầu tư và các loại phí liên quan đến sản xuất thì không được tính. Kiểm định giả thuyết: Sử dụng phương pháp kiểm định Independent-Samples T test để so sánh 2 mô hình dừa Sáp cấy phôi và dừa Sáp thường. Đặt giả thuyết + H0 : không có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ + H1 : có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ. Với mức ý nghĩa 5%, nguyên tắc quyết định là + Bác bỏ giả thuyết H0 nếu Sig.T < 0,5 + Chấp nhận giả thuyết H0 nếu Sig.T > 0,5 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Cải thiện kỹ thuật nhân giống dừa sáp từ phôi Giai đoạn nảy mầm Ảnh hưởng của tách màng bao phôi lên tỷ lệ nảy mầm của phôi dừa sáp Theo Cueto et al. (2012) các phôi sau 2-3 tháng không nảy mầm thì tách màng bao phôi để phôi phát triển tốt hơn. Trong nghiên cứu tách màng phôi được thực hiện trên các phôi đã nuôi được 6 tuần trong môi trường Y3 cải tiến nhưng chưa nảy mầm. Sự tăng nồng độ Kinetin dẫn đến sự hóa nâu của mẫu thí nghiệm có thể là do các hormon nội sinh của mẫu không tương khích với các hormon ngoại sinh mà ở đây cụ thể là Kinetin. Ngoài ra, có thể Kinetin làm tế bào tiết ra nhiều hợp chất phenol dẫn đến hóa nâu mẫu cấy nhanh hơn (Trương Quốc Ánh và ctv., 2012). Kết quả trình bày ở Hình 4.1 cho thấy, sau 1 tuần quan sát, các phôi đều chưa có dấu hiệu nảy mầm cho đến tuần thứ 2, nghiệm thức 2 (tách màng bao phôi) có tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt 66,67% và duy trì đến tuần thứ 4 mà không có thêm phôi nảy mầm. Ở nghiệm thức 3 (Y3 cải tiến + 1 mg/L Kinetin), chỉ có 7,55% phôi nảy mầm và duy trì cho đến hết 4 tuần. Nghiệm thức 4 (Y3 cải tiến + 2 mg/L Kinetin), tỉ lệ nảy mầm rất thấp chỉ đạt 3,78% và nảy mầm sau 3 tuần. Nghiệm thức 5 (Y3 cải tiến + 3 mg/L Kinetin) có tỉ lệ nảy mầm cao, 48,2% sau 4 tuần. Riêng nghiệm thức đối chứng không có phôi nảy mầm sau 4 tuần. Hình 4.1: Tỉ lệ nảy chồi của các nghiệm thức qua các tuần thí nghiệm Hình 4.2: Sự hình thành chồi của nghiệm thức 2 (Y3 cải tiến + cắt màng bao phôi) Hình 4.3: Phôi không hình thành chồi ở nghiệm thức 4 (Y3 cải tiến + 1 mg/L Kinetin Y3 cải tiến + không cắt màng bao phôi) Kết quả ở Hình 4.1, Hình 4.2 và Hình 4.3 cho thấy, phương pháp tách màng phôi đối với phôi không nảy mầm và được cấy nuôi trong môi trường Y3 cải tiến, các phôi tiếp tục nảy mầm. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình nhân giống dừa sáp cấy phôi để giảm tỷ lệ phôi bất thường và nâng tỷ lệ thành công. Ảnh hưởng của ánh sáng lên độ nảy mầm của phôi dừa Theo Nan et al. (2012) phôi được duy trì ở 27oC trong bóng tối từ 3-6 tháng đến khi lá đầu tiên xuất hiện. Sau đó chúng được tiếp xúc với ánh sáng 12 giờ. Taylor (1993) cũng cho rằng cây dừa sáp cấy phôi được nuôi cấy ở trong bóng tối cho đến khi phôi đã nảy mầm. Nuôi cấy phôi dừa sáp ở điều kiện ở 29-30°C và độ ẩm 30-50%. Chúng được duy trì trong bóng tối hoàn toàn trong giai đoạn tiền nảy mầm. Sau khi nảy mầm, phôi được chuyển vào phòng chiếu sáng 12 giờ (chỉ phôi được nảy mầm vào chiếu sáng) (Kennedy et al., 1997). Tương tự các nghiên cứu trên, nghiên cứu đã ghi nhận được phôi dừa sáp thích hợp nảy mầm trong bóng tối đạt 8 phôi (80%) sau 5 tuần, cao hơn trong điều kiện có ánh sáng (phôi nảy mầm 70%). Hình 4.4: Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự nảy mầm của phôi dừa sáp Hình 4.4 cho thấy, các phôi bắt đầu nảy mầm ở tuần thứ 3 sau khi cấy với tỷ lệ 28,6%, đối với nghiệm thức có chiếu sáng và 38,1% đối với nghiệm thức không chiếu sáng (tối), đến tuần thứ 4, nghiệm thức chiếu sáng đạt 38,1% và không chiếu sáng đạt 71,4%. Ở tuần thứ 5, nghiệm thức chiếu sáng đạt 47,6% và không chiếu sáng đạt 85,7%. Qua đó cho thấy, phôi dừa sáp nảy mầm trong điều kiện bóng tối đạt 6 phôi (85,7%) sau 5 tuần và trong điều kiện chiếu sáng phôi nảy mầm chỉ đạt 47,6%. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê với t = 0,177. Hình 4.5: Phôi được nuôi trong điều kiện tối hoàn toàn (nhiều phôi đã nảy mầm) Hình 4.6: Phôi được nuôi trong điều kiện có chiếu sáng (nhiều phôi chưa nảy mầm) Trong thí nghiệm trên, nuôi phôi trong điều kiện có ánh sáng và điều kiện tối không có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, qua Hình 4.4, Hình 4.5 và Hình 4.6 cho thấy, nghiệm thức nuôi phôi trong điều kiện tối, phôi phát triển đều, nhanh và nhiều. Do đó, trong quy trình nhân giống dừa sáp cấy phôi, nuôi phôi trong điều kiện tối được chọn. Giai đoạn tạo rễ Nghiên cứu bổ sung môi trường kích thích ra rễ, tạo lá khi cây phôi không ngập trong môi trường Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng quang trọng nhất của cây, có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và muối khoáng hòa tan trong nước để chuyển lên các cơ quan quang hợp bên trên. Cây có bộ rễ phát triển kém, ít đồng nghĩa cây đó có tốc độ sinh trưởng chậm (Hoàng Minh Tấn và ctv., 2006). Bảng 4.1 cho thấy, khi phôi không ngập trong môi trường thì cây sẽ phát triển lá chậm, nhiều trường hợp cây không phát triển lá. Cụ thể, ở nghiệm thức không bổ sung môi trường chiều dài rễ vẫn không thay đổi từ trước đến sau thí nghiệm là 10,4 cm, số lượng rễ thứ cấp thấp chỉ khoảng 1,4 rễ, gần như không tạo được lá và chiều cao cây khá thấp 6,5 cm. Ở nghiệm thức tối ưu 3 mg/L NAA, cây có chiều dài rễ 14,7 cm, số lượng rễ thứ cấp nhiều 4,7 rễ, tạo được gần 3 lá, và chiều cao cây đạt 28,9 cm. Bảng 4.1: Kết quả bổ sung môi trường kích thích ra rễ, tạo lá khi cây phôi không ngập trong môi trường ảnh hưởng đến sự ra rễ, lá và cao cây của cây dừa sáp in-vitro Nghiệm thức Chiều dài rễ chính (cm) Số lượng rễ thứ cấp Số lá Chiều dài thân (cm) Không bổ sung môi trường (Đối chứng) 10,4c 1,4d 0,3c 6,5d Y3 cải tiến + 2 mg/L NAA 12,7b 3,7b 2,3b 25,1c Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA 14,7a 4,7a 2,9a 28,9a Y3 cải tiến + 4 mg/L NAA 13,6b 2,8c 2,5b 27,4ab Y3 cải tiến + 5 mg/L NAA 12,9b 2,7c 2,3b 25,8bc Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV (%) 13,9 24,7 13,5 29,6 Ghi chú: Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%;.*: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Và ns: không khác biệt. Hình 4.7: Nghiệm thức được bổ sung môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA cây dừa có bộ rễ phát triển tốt Hình 4.8: Nghiệm thức đối chứng không bổ sung môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA cây dừa có bộ rễ phát triển kém Trong quy trình nhân giống dừa sáp phôi, hệ thống rễ cây phôi có vai trò rất quan trọng, các nghiên cứu trước cho thấy, hệ thống rễ kém phát triển là nguyên nhân chính dẫn đến chết cây con khi chuyển ra môi trường vườn ươm. Qua Hình 4.7 và Hình 4.8 chứng minh, phương pháp bổ sung môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA giúp cây phôi phát triển hệ thống rễ tốt hơn, tăng tỷ lệ sống khi ra ngôi. Nghiên cứu nồng độ chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra rễ đối với các cây phôi sau 4 tháng nhưng chiều dài rễ nhỏ hơn 5 cm Nghiên cứu của Nwite et al. (2017), bổ sung 1,0-1,5 mg/l NAA trong môi trường tạo rễ là thích hợp. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các cây sau 4 tháng nhưng chiều dài rễ nhỏ hơn 5 cm sử dụng Y3 cải tiến + 3ppm IAA là thích hợp với chiều dài rễ chính, số lượng rễ thứ cấp, số lá, chiều dài thân đều cao hơn và khác biệt với các nhiệm thức còn lại. Cụ thể, nghiệm thức nuôi cây phôi trong môi trường Y3 cải tiến + 3 ppm IAA cho kết quả tốt nhất với chiều dài rễ chính, số lượng rễ thứ cấp, số lá và chiều dài thân lần lượt là 13,6 cm, 3,3 rễ, 2,6 lá và 22,7 cm và có khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức đối chứng cây phôi phát triển kém nhất với chiều dài rễ chính, số lượng rễ thứ cấp, số lá và chiều dài thân lần lượt là 4,5 cm, 1 rễ, 1,5 lá và 14,5 cm (Bảng 4.2). Bảng 4.2: Nghiên cứu nồng độ chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra rễ đối với các cây phôi sau 4 tháng nhưng chiều dài rễ nhỏ hơn 5 cm Nghiệm thức Chiều dài rễ chính (cm) Số lượng rễ thứ cấp Số lá Chiều dài thân (cm) Môi trường Y3 cải tiến + 2 ppm NAA (đối chứng) 4,5d 1,0c 1,5c 14,5d Môi trường Y3 cải tiến + 1 ppm IAA 5,4cd 1,0c 1,5c 16,4c Môi trường Y3 cải tiến + 2 ppm IAA 6,1c 1,3c 1,6c 19,8b Môi trường Y3 cải tiến + 3 ppm IAA 13,6b 3,3c 2,6a 22,7a Môi trường Y3 cải tiến + 4 ppm IAA 12,7b 2,3c 2,3ab 20,1b Môi trường Y3 cải tiến + 5 ppm IAA 12,3b 2,2b 2,1b 16,8c Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV 18,6 15,7 17,4 16,5 Ghi chú: Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%;.*: khác biệt ý nghĩa ở mức 5% và ns: không khác biệt. Hình 4.25 Cây ở nghiệm thức Y3 cải tiến + 3 ppm IAA Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp cấy chuyền cây phôi sau 4 tháng nhưng chiều dài rễ < 5 cm vào môi trường Y3 cải tiến + 3 ppm IAA, hệ thống rễ phát triển tốt hơn, đây cũng là một giải pháp được lựa chọn để nâng tỷ lệ thành công cho quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp. Nghiên cứu cắt rễ để kích thích ra rễ, lá đối với các cây phôi không ngập trong môi trường Theo kết quả trình bày ở trên, khi phôi không ngập trong môi trường thì cây sẽ phát triển lá chậm. Nghiên cứu cho thấy, khi cây phôi không còn ngập trong môi trường, tiến hành lấy cây ra khỏi môi trường, cắt rễ sau đó cấy lại vào môi trường Y3 cải tiến kết hợp 3 mg/L NAA cho kết quả tốt nhất và khác biệt với các nghiệm thức còn lại với chiều dài rễ chính 13,6 cm, số lượng rễ thứ cấp là 3,7 rễ, đạt khoảng 3 lá, chiều cao cây đạt 28,2 cm và và có khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức đối chứng cây phôi phát triển kém nhất với chiều dài rễ chính, số lượng rễ thứ cấp, số lá và chiều dài thân lần lượt là 10,1 cm, 1,2 rễ, 0,5 lá và 5,9 cm (Bảng 4.3). Bảng 4.3: Kết quả cắt rễ và cấy lại cho môi trường ngập rễ ảnh hưởng đến sự ra rễ, lá và cao cây của cây dừa sáp in-vitro Nghiệm thức Chiều dài rễ chính (cm) Số lượng rễ thứ cấp Số lá Chiều dài thân (cm) Không cắt rễ (Đối chứng) 10,1d 1,2c 0,5c 5,9d Cắt rễ + môi trường Y3 cải tiến + 2 mg/L NAA 11,6c 2,7b 2,2b 22,3c Cắt rễ + môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA 14,4a 3,7a 3,3a 28,2a Cắt rễ + môi trường Y3 cải tiến + 4 mg/L NAA 12,8b 3,2bc 2,4b 27,4ab Cắt rễ + môi trường Y3 cải tiến + 5 mg/L NAA 11,8c 3,1bc 2,1b 26,3b Mức ý nghĩa ** ** ** ** CV (%) 16,7 18,9 17,3 26,3 Ghi chú: Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%;.*: khác biệt ý nghĩa ở mức 5% và ns: không khác biệt. Hình 4.9: Cây ở nghiệm thức cắt rễ và cấy vào môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA bộ rễ phát triển tốt Hình 4.10: Cây ở nghiệm thức không cắt rễ và cấy vào môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA bộ rễ phát triển kém Tóm lại, trong 3 nghiêm cứu cải thiện hệ thống rễ cây phôi, mỗi phương pháp đều có nghiệm thức tốt nhất để áp dụng vào thực tế sản xuất. Do đó, tùy vào điều kiện nhân giống có thể chọn 1 trong 3 phương pháp để nâng cao tỷ lệ thành công cho quy trình. Giai đoạn cây con ngoài vườm ươm Đây là quá trình đưa cây ra khỏi nuôi trường cấy và trồng trong điều kiện sống ngoài tự nhiên, cây phải quang hợp, rễ hấp thu dinh dưỡng từ môi trường và vượt qua thử thách từ vi sinh vật. Một cây đã sẵn sàng cho bước này khi cây có ít nhất một lá quang hợp, một hệ thống gốc rộng và chiều dài cây ít nhất 160 mm. Nói chung, cây càng mạnh mẽ, lá xanh, rễ nhiều thì càng dễ dàng thích nghi trong điều kiện mới, tỷ lệ sống sẽ cao (Ashbumer, 1994). Các yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi chuyển cây từ môi trường nuôi cấy sang môi trường tự nhiên đối với cây dừa là giảm tải mầm bệnh bằng cách ngâm thuốc trong thuốc diệt nấm và duy trì độ ẩm trong 2 tuần đầu tiên để lá cây không bị tổn thương vì khí khổng của lá phát triển kém trong môi trường ống nghiệm (Malijan and Rosario, 1986). Tạo bóng râm cũng được yêu cầu cho đến khi cây được thích nghi hoàn toàn. Cây phải nhanh chóng phát triển những chiếc lá mới bởi vì những cây phát triển trong ống nghiệm không quang hợp ở mức độ hoàn thiện (Ash burner, 1994). Quá trình thích nghi hoàn toàn nên được thực hiện dưới 50% vải bóng râm để tránh nhiệt và ánh nắng mặt trời cho các cây còn mỏng manh. Theo Ashburner et al. (1994) ước tính để tạo ra 100 cây trên đồng ruộng sau khi nuôi cấy phải thực hiện nuôi từ 400 đến 500 phôi. Con số này dựa trên hiệu quả của kỹ thuật nhân giống, dao động trong khoảng 47% đến 92% tùy thuộc vào kinh nghiệm và các tổn thất xảy ra trong ống nghiệm do nhiễm bẩn, tăng trưởng kém và chết, đôi khi hao hụt có thể xảy ra trong quá trình thuần dưỡng trong môi trường tự nhiên lên đến 50%. Tuy nhiên, quá trình thuần dưỡng có thể đạt tỷ lệ thành công lên tới 90% khi điều kiện thuần dưỡng ra cây phù hợp (Rillo and Paloma, 1992b). Ảnh hưởng của ẩm độ lên sinh trưởng của cây phôi giai đoạn thuần dưỡng Qua kết quả Bảng 4.4 cho thấy ẩm độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây phôi giai đoạn thuần dưỡng cụ thể cây thích hợp với ẩm độ ở nghiệm thức 3 (Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 90%) sau 4 tuần tỷ lệ sống cây là 80%. Tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức 1 (Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 50%) sau 4 tuần tỷ lệ sống cây còn 40%. Số lá của cây dừa sáp có sự thay đổi qua các tuần nhưng không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức cụ thể là nghiệm thức 1 (Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 50%) sau 1 tuần cây có 2,8 lá/cây đến tuần thứ 4 cây đạt 3,3 lá/cây. Nghiệm thức 2 (Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 70%) sau 1 tuần số là là 3,0 lá/cây, đến ttuần thứ 4 là 3,6 lá/cây. Nghiệm thức 3 (Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 90%) sau 1 tuần số lá đạt được là 2,9 lá/cây, sau 4 tuần là 3,5 lá/cây. Nghiệm thức 4 (Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 100%) sau 1 tuần số lá đạt được là 3,0 lá/cây, sau 4 tuần đạt 3,3 lá/cây. Hình 4.11: Cây dừa sáp cấy phôi được trồng ở độ ẩm 90% sau 28 ngày Chiều cao cây tỷ lệ thuận với tỷ lệ sống và số là trên cây cụ thể là nghiệm thức 3 (Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 90%) có chiều cao cây cao nhất sau 4 tuần là 26,1 cm, cao hơn 1,9 cm so với sau 1 tuần. Thấp nhất là nghiệm thức 4 (Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 100%) sau 1 tuần là 23,1 cm đến tuần thứ 4 là 24,4 cm. Đối với nghiệm thức 1 và 2 sau 4 tuần chiều cao tương ứng đạt được là 25,9 và 25,6 cm. Bảng 4.4: Ảnh hưởng của ẩm độ lên sinh trưởng của cây phôi giai đoạn thuần dưỡng Nghiệm thức Thời gian lấy chỉ tiêu 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày Tỷ lệ sống (%) Số lá Chiều cao cây (cm) Tỷ lệ sống (%) Số lá Chiều cao cây (cm) Tỷ lệ sống (%) Số lá Chiều cao cây (cm) Tỷ lệ sống (%) Số lá Chiều cao cây (cm) NT1 90 2,8 24,1 80 2,9 24,7 60 2,9 25,5 40 3,3 25,9 NT2 90 3,0 24,6 90 3,2 25,0 80 3,4 25,2 50 3,6 25,6 NT3 100 2,9 24,0 100 3,1 24,2 90 3,4 24,9 80 3,5 26,1 NT4 100 3,0 23,1 90 3,1 23,3 80 3,3 23,8 60 3,3 24,4 Mức ý nghĩa ns ns ns ns ns ns ns ns CV (%) 22,3 12,8 18,22 14,6 14,9 10,8 22,5 10,4 Ghi chú: Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%;.*: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%, và ns: không khác biệt. NT1=Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 50%; NT2=Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 70%; NT3=Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 90%; NT4=Nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 100%; Ảnh hưởng của ẩm độ lên sinh trưởng của cây phôi giai đoạn cây con Kết quả Bảng 4.4 cho thấy ẩm độ đã ảnh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa sáp cấy phôi cụ thể là số lá của cây dừa sáp qua các tháng có sự thay đổi cao nhất là ở nghiệm thức 3 (Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 95%): sau 1 tháng số lá là 3,1 lá/cây, 2 tháng là 3,9 lá/cây, 3 tháng là 5,0 lá/cây, 4 tháng lá 6,1 lá trên cây. Kế tiếp là nghiệm thức 4 (Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 100%) số lá sau 1 tháng là 3,3 lá/cây, 2 tháng lá 4,0 lá/cây, 3 tháng là 4,7 lá/cây, 4 tháng 5,7 lá/cây. Nghiệm thức 1 (Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 85%) số lá sau 1 tháng là 3,0 lá/cây, 2 tháng là 3,7 lá/cây, 3 tháng là 4,6 lá/cây, 4 tháng là 5,8 lá/cây. Thấp nhất là ở nghiệm thức 2 (Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 90%) sau 1 tháng số lá là 2,8 lá/cây, 2 tháng là 3,5 lá/cây, 3 tháng là 4,4 lá/cây, 4 tháng là 5,5 lá/cây. Hình 4.12: Cây dừa sáp cấy phôi được nuôi trong môi trường nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 95% sau 4 tháng Chiều cao cây tăng dần qua các tháng và cao nhất là ở nghiệm thức 3 (Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 95%) sau 1 tháng cây cao 35,2 cm, sau 4 tháng là 52,2 cm, thấp nhất là ở nghiệm thức 1 (Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 85%) sau 1 tháng cây cao 34,7 cm, sau 4 tháng cây cao 46,6 cm. Bảng 4.5: Kết quả ảnh hưởng của ẩm độ lên sinh trưởng của cây phôi giai đoạn cây con Chỉ tiêu Nghiệm thức Thời gian lấy chỉ tiêu 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng Số lá Chiều cao cây (cm) Số lá Chiều cao cây (cm) Số lá Chiều cao cây (cm) Số lá Chiều cao cây (cm) NT1 3,0 34,7 3,7 38,0 4,6 41,7b 5,8 46,6b NT2 2,8 37,8 3,5 40,9 4,4 44,1ab 5,5 47,6b NT3 3,1 35,2 3,9 40,1 5,0 45,7a 6,1 52,2a NT4 3,3 35,5 4,0 38,9 4,7 43,0ab 5,7 47,5b Mức ý nghĩa ns ns ns ns ns * ns * CV (%) 26,0 10,8 20,1 6,5 16,0 6,5 12,11 7,0 Ghi chú: Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, qua phép thử Duncan. *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: không có sự khác biệt. NT1=Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 85%; NT2=Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 90%; NT3=Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 95%; NT4=Nhiệt độ 28-30oC, độ ẩm 100%. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của cây phôi giai đoạn thuần dưỡng Bảng 4.6 cho thấy lưới xanh độ che nắng 70% có tỷ lệ sống cao nhất đạt 90% sau 4 tháng thí nghiệm. Đối với thí nghiệm dùng lưới đen độ che nắng 50% tỷ lệ sống cây sau 4 tháng là 70%, tiếp đến khi dùng lưới xanh độ che nắng 20% có tỷ lệ sống là 50%, thấp nhất là khi không dùng màng che có tỷ lệ sống là 30%. Bảng 4.6: Kết quả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của cây phôi giai đoạn thuần dưỡng Nghiệm thức Thời gian lấy chỉ tiêu 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng Tỷ lệ sống (%) Số lá Chiều cao (cm) Tỷ lệ sống (%) Số lá Chiều cao (cm) Tỷ lệ sống (%) Số lá Chiều cao (cm) Tỷ lệ sống (%) Số lá Chiều cao (cm) NT1 60 3,1 26,3 40 4,0 31,1 30 4,7 34,7 30 5,6 47,0 NT2 80 2,8 26,4 60 4,0 32,0 60 4,4 37,4 50 5,4 46,2 NT3 90 3,2 27,3 80 4,4 32,1 80 4,7 39,1 70 5,7 48,0 NT4 100 3,4 26,2 90 4,3 31,6 90 5,6 40,1 90 6,7 51,0 Mức ý nghĩa ns ns ns ns * * * * CV (%) 25,8 19,5 20,2 15,3 17 11,7 15,0 7,8 Ghi chú: Qua phép thử Duncan. *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: không có sự khác biệt. NT1=Không dùng lưới che; NT2= Lưới trắng độ che nắng 20%; NT3= Lưới đen độ che nắng 40%; NT4= Lưới xanh độ che nắng 70%. Qua kết quả Bảng 4.6 cho thấy đối với lưới xanh độ che nắng 70% cây có số lá cao nhất là 6,7 lá/cây và thấp nhất đối với lưới trắng độ che nắng 20% số lá trên cây đạt 5,4 lá. Chiều cao cây cũng có sự khác biệt giữa các nghiệm thức cụ thể là nghiệm thức 2 (Lưới trắng độ che nắng 20%) cây cao 46,2 cm, và cao nhất ở thí nghiệm 4 (lưới xanh độ che nắng 70%) cây cao 51,0 cm. Qua kết quả trên cho thấy, đối với lưới xanh độ che nắng 70% cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất cụ thể cây đạt tỷ lệ sống 90%, số lá là 6,7 lá/cây, chiều cao 51,0 cm sau 4 tháng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, được thể hiện từ tháng thứ 3 và tháng thứ 4 (Bảng 4.6). Ảnh hưởng của loại và tỷ lệ phối trộn giá thể lên sinh trưởng của cây phôi giai đoạn cây con Qua kết quả của Bảng 4.7 cho thấy khi phối trộn các loại giá thể ở các tỷ lệ khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây phôi giai đoạn cây con cụ thể là số lá trên cây cao nhất ở nghiệm thức 2 (2 phân bò: 1 xơ dừa) sau 1 tháng cây đạt 3,9 lá/cây, sau 4 tháng cây tăng 3,2 lá/cây, cây có 7,1 lá/cây. Thấp nhất là ở nghiệm thức 1 (1 phân bò: 1 xơ dừa) sau 1 tháng cây có 3,6 lá/cây, đến tháng thứ 4 cây đạt 5,5 lá/cây thấp hơn so với nghiệm thức 2 là 1,6 lá/cây. Cùng với sự phát triển của số lá thì chiều cao cây cũng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% cụ thể ở chiều cao cây cao nhất là ở nghiệm thức 2 (2 phân bò: 1 xơ dừa) sau 4 tháng cây cao 54,4 cm tăng 17,3 cm so với cây sau 1 tháng chăm sóc. Thấp nhất là ở nghiệm thức 1 (1 phân bò: 1 xơ dừa) cây cao 46,3 cm thấp hơn 8,1 cm so với nghiệm thức 2 (2 phân bò: 1 xơ dừa) sau 4 tháng chăm sóc. Bảng 4.7: Ảnh hưởng của loại và tỷ lệ phối trộn giá thể lên sinh trưởng của cây phôi giai đoạn cây con theo thời gian Nghiệm thức Thời gian lấy chỉ tiêu 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng Số lá Chiều cao cây (cm) Số lá Chiều cao cây (cm) Số lá Chiều cao cây (cm) Số lá Chiều cao cây (cm) 1 phân hữu cơ: 1 xơ dừa 3,6 38,0 4,3 40,3 4,9b 43,2 5,5b 46,3b 2 phân hữu cơ: 1 xơ dừa 3,9 37,1 4,8 41,9 5,9a 47,2 7,1a 54,4a 1 phân hữu cơ: 2 xơ dừa 3,8 36,6 4,4 40,7 5,3ab 45,0 6,2ab 50,1ab Mức ý nghĩa ns ns ns ns * ns * * CV (%) 16,9 11,5 18,2 11,1 15,2 10,0 14,7 9,4 Ghi chú: Qua phép thử Duncan. *: khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; **: khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: không có sự khác biệt. Q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_cai_thien_ky_thuat_nhan_giong_tu_phoi_va_bien_phap_n.doc
  • pdfQĐCT_Võ Minh Hải.pdf
  • pdfTOAN LUAN AN - VO MINH HAI 18-9-22 in short VN.pdf
  • pdfTOAN LUAN AN - VO MINH HAI 29-7-22 in short01 19-9-22 E.pdf
  • docxVO-MINH-HAI-En.docx
  • docxVO-MINH-HAI-VN.docx
Tài liệu liên quan