Luận án Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận

MỤC LỤC

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu . 4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu . 5

6. Những đóng góp mới của nghiên cứu . 5

7. Cấu trúc Luận án . 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN . 7

1.1.1 Cấu trúc không gian hệ thống đô thị . 7

 Không gian hệ thống đô thị. 7

 Cấu trúc không gian hệ thống đô thị . 8

 Nội dung nghiên cứu cấu trúc không gian hệ thống đô thị . 8

 Các yếu tố tác động đến cấu trúc không gian hệ thống đô thị . 9

1.1.2 Các hiện tượng thời tiết hạn lũ và năng lực sinh thái hạn lũ . 10

 Biến đổi khí hậu . 10

 Hạn . 11

 Lũ . 11

iii

 Năng lực sinh thái hạn và lũ . 12

1.1.3 Khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

 . 13

 Khả năng thích ứng của tự nhiên . 13

 Khả năng thích ứng của cấu trúc không gian hệ thống đô thị . 14

 Khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

tại tỉnh Ninh Thuận . 18

1.1.4 Tiểu kết về các khái niệm liên quan đến đề tài Luận án . 19

 TỔNG QUAN TỈNH NINH THUẬN VÀ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ . 19

1.2.1 Tổng quan tỉnh Ninh Thuận . 19

 Vị trí và mối liên hệ vùng . 19

 Sơ lược về điều kiện tự nhiên . 20

 Sơ lược về điều kiện kinh tế xã hội . 22

1.2.2 Hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận . 23

 Quá trình hình thành và phát triển mạng lưới dân cư . 23

 Hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn . 24

1.2.3 Tiểu kết những nội dung cần đánh giá về quá trình biến đổi cấu trúc

không gian hệ thống đô thị trong mối quan hệ với hạn và lũ. . 27

 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH

NINH THUẬN VÀ THÀNH PHỐ PHAN RANG- THÁP CHÀM TRONG MỐI

QUAN HỆ VỚI HẠN VÀ LŨ . 28

1.3.1 Tình hình hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận . 28

 Hạn và lũ trong bối cảnh vùng tỉnh Ninh Thuận . 28

 Hạn và lũ trong bối cảnh hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận . 29

1.3.2 Quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian hệ thống đô thị trên

lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận trong mối quan hệ với hạn lũ . 33

 Thời kỳ hình thành (1205- 1980) . 33

 Thời kỳ phát triển (1981- 2020). 35

1.3.3 Quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-

iv

Tháp Chàm trong mối quan hệ với hạn và lũ . 40

 Thời kỳ hình thành (1205- 1980) . 41

 Thời kỳ phát triển (1981- 2020). 41

1.3.4 Chu kỳ thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị

tỉnh Ninh Thuận và Tp. Phan Rang- Tháp Chàm . 45

1.3.5 Đánh giá thực trạng cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận

và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm trong mối quan hệ với hạn và lũ 48

 Thực trạng quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian hệ thống

đô thị trong mối quan hệ thích ứng với hạn và lũ . 48

 Thực trạng quá trình hình thành và biến đổi cấu trúc không gian đô thị Phan

Rang-Tháp Chàm trong mối quan hệ với hạn và lũ . 49

 Thực trạng sự tác động qua lại giữa các thuộc tính của cấu trúc không gian

hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận và Tp. Phan Rang- Tháp Chàm trong mối

quan hệ với hạn và lũ . 51

 KẾT LUẬN CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 51

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53

 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU . 53

2.1.1 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 53

 Phương pháp luận nghiên cứu . 53

 Phương pháp nghiên cứu . 54

2.1.2 Tiến trình nghiên cứu . 55

 Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 55

 Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu . 57

 Lập kế hoạch thực hiện nghiên cứu . 58

 Trình bày và bàn luận kết quả nghiên cứu . 61

 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ

THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN . 61

2.2.1 Cơ sở pháp lý . 61

 Luật và quy định hiện hành. 61

v

 Định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận trong tương quan

với hệ thống đô thị Quốc gia . 63

2.2.2 Cơ sở lý thuyết . 67

 Khung khái niệm và khung lý thuyết . 67

 Cấu trúc không gian hệ thống đô thị và các yếu tố tác động trong mối quan

hệ với hạn và lũ . 68

 Hạn và lũ và năng lực sinh thái hạn lũ . 75

 Khả năng thích ứng với hạn lũ của cấu trúc không gian hệ thống đô thị . 76

2.2.3 Cơ sở thực tiễn . 80

 Ứng dụng mạng lưới hạ tầng xanh thích ứng với hạn lũ tại Trung Quốc. 80

 Quy hoạch thích ứng với tự nhiên tại thành phố Taizhou, Trung Quốc . 81

 Phân bổ không gian xanh tại thành phố Antwept, Bỉ . 81

 CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI

HẠN VÀ LŨ CỦA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TẠI

TỈNH NINH THUẬN . 82

2.3.1 Cơ sở và phương pháp xây dựng bản đồ năng lực sinh thái hạn và lũ . 82

 Cơ sở xây dựng bản đồ . 82

 Phương pháp xây dựng bản đồ . 82

2.3.2 Cơ sở và phương pháp đánh giá quá trình biến đổi cấu trúc không gian

 . 83

 Cơ sở xây dựng phương pháp đánh giá . 83

 Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi chức năng không gian . 84

 Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi mạng lưới không gian . 85

 Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi hình thể không gian . 85

2.3.3 Cơ sở và phương pháp xác định mức thích ứng của cấu trúc không gian

 . 86

 Cơ sở xác định mức thích ứng . 86

 Phương pháp xác định mức thích ứng . 87

vi

CHƯƠNG 3. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ THÍCH

ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TẠI TỈNH NINH THUẬN 91

 QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU . 91

 KHUNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ CỦA

CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TẠI TỈNH NINH THUẬN.

 . 92

3.2.1 Bản đồ năng lực sinh thái hạn và lũ . 92

 Vùng sinh thái nước . 92

 Vùng sinh thái núi cao . 93

 Vùng sinh thái trung du . 94

 Vùng sinh thái đồng bằng . 94

3.2.2 Khung đánh giá khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không

gian hệ thống đô thị tại tỉnh Ninh Thuận . 95

 Khung đánh giá khả năng thích ứng với tự nhiên của cấu trúc sử dụng đất

đô thị . 95

 Khung đánh giá khả năng thích ứng với tự nhiên của không gian đô thị . 95

 Khung đánh giá khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc không gian

hệ thống đô thị và đô thị . 96

 ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH NINH

THUẬN THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ GIAI ĐOẠN 2021- 2030, TẦM NHÌN

2050 THEO GIẢ THIẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG . 97

3.3.1 Dự báo xu hướng biến đổi và rủi ro thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc

không gian hệ thống đô thị theo các yếu tố tác động . 98

 Giả thiết về các yếu tố tác động . 98

 Dự báo xu hướng biến đổi và khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc

không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận . 98

 Dự báo rủi ro thích ứng với hạn và lũ của xu hướng biến đổi cấu trúc không

gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận . 105

3.3.2 Xây dựng nguyên tắc cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với

vii

hạn và lũ . 106

 Nguyên tắc cấu trúc chức năng không gian hệ thống đô thị . 107

 Nguyên tắc cấu trúc mạng lưới không gian hệ thống đô thị . 108

 Nguyên tắc cấu trúc hình thể không gian cảnh quan hệ thống đô thị . 110

3.3.3 Đề xuất cấu trúc không gian hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận thích ứng

với hạn và lũ giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 . 110

 Cấu trúc vùng chức năng và phân bổ hệ thống đô thị . 111

 Cấu trúc mạng lưới không gian hệ thống đô thị . 115

 Cấu trúc hình thể không gian cảnh quan hệ thống đô thị . 117

 ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ PHAN RANG-THÁP

CHÀM THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ TRONG TƯƠNG QUAN VỚI HỆ

THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH NINH THUẬN . 118

3.4.1 Dự báo xu hướng biến đổi và rủi ro thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc

không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm trong tương quan với hệ thống

đô thị tỉnh Ninh Thuận . 118

 Giả thiết về các yếu tố tác động . 118

 Dự báo xu hướng biến đổi và khả năng thích ứng với hạn và lũ của cấu trúc

không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm . 119

 Dự báo rủi ro thích ứng với hạn và lũ của xu hướng biến đổi cấu trúc không

gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm . 126

3.4.2 Xây dựng nguyên tắc cấu trúc không gian đô thị Phan Rang- Tháp Chàm

thích ứng với hạn và lũ . 128

 Nguyên tắc cấu trúc chức năng không gian đô thị . 128

 Nguyên tắc cấu trúc mạng lưới không gian đô thị . 130

 Nguyên tắc cấu trúc hình thể không gian cảnh quan đô thị . 131

3.4.3 Đề xuất cấu trúc không gian đô thị Phan Rang-Tháp Chàm thích ứng với

hạn và lũ trong tương quan với hệ thống đô thị tỉnh Ninh Thuận. . 132

 Cấu trúc vùng chức năng và phân bổ dân cư đô thị và nông thôn . 132

 Cấu trúc mạng lưới không gian đô thị . 136

 Cấu trúc hình thể không gian cảnh quan đô thị . 137

viii

 BÀN LUẬN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 138

3.5.1 Khả năng ứng dụng khung đánh giá khả năng thích ứng của cấu trúc

không gian đô thị các cấp . 138

3.5.2 Khả năng ứng dụng cấu trúc không gian hệ thống đô thị và đô thị thích

ứng . 140

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 143

1. KẾT LUẬN . 143

2. KIẾN NGHỊ . 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN xvii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xviii

PHỤ LỤC xxviii

pdf297 trang | Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cấu trúc không gian hệ thống đô thị thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c triển khai HTX và hình thái cảnh quan an toàn bao gồm cả ‘các biện pháp phòng ngự’ để bảo vệ mạng lưới sinh thái tự nhiên đang bị đe doạ và ‘những can thiệp cơ hội’ để phục hồi, hoàn tất và tích hợp CTKG mặt nước đang xuống cấp vào các khu vực đô thị. Các kết quả quyết định khu vực nào được mở rộng phát triển. Sự kết nối tổng thể đa cấp độ này là chìa khoá để thành công cho bối cảnh. Trường hợp này có thể áp dụng vào bối cảnh nghiên cứu CTKG 02 cấp độ tại tỉnh Ninh Thuận, là hệ thống đô thị cấp vùng và Tp. Phan Rang-Tháp Chàm cấp đô thị. Bài học kinh nghiệm chính là việc xây dựng mạng lưới HTX từ cấp vùng đến cấp đô thị và khu vực đô thị ‘hình mẫu an toàn’ để bảo vệ cảnh quan tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan mặt nước; cải tạo và tích hợp CTKG mặt nước đang xuống cấp vào các khu vực đô thị, 81 cho đến quy định phạm vi mở rộng thích ứng. Quy hoạch thích ứng với tự nhiên tại thành phố Taizhou, Trung Quốc Mạng lưới HTX tại thành phố Taizhou, Trung Quốc là một cơ sở thực tiễn có thể áp dụng cho bối cảnh Tp. Phan Rang-Tháp Chàm [31], [118] (Hình 2-6) (Hình 2-7) (Hình 2-8). Taizhou có 5,5 triệu dân, bao phủ trên phạm vi 1,000 km2, chịu ảnh hưởng của ngập lụt thường xuyên, áp lực ngày càng tĕng từ quá trình đô thị hoá và phát triển hạ tầng [31]. Để giải quyết vấn đề này, Kongian Yu- một Kiến trúc sư cảnh quan của Đại học Beijing đã QH thành phố dựa trên mạng lưới HTX, nhằm hỗ trợ cho các chức nĕng của tự nhiên: vô sinh (abiotic), hữu sinh (biotic) và vĕn hóa (cultural). QH giới hạn sự phát triển tràn lan thiếu kiểm soát của đô thị qua ‘các hình mẫu an toàn’ (security patterns) các cấp như: (i) tối thiểu, (ii) trung bình, và (iii) tối đa. Sản phẩm QH gồm bộ hướng dẫn sinh thái cảnh quan về: (i) tiếp cận đa cấp độ, (ii) mối liên hệ và quá trình phát triển hình mẫu, và (iii) sự kết nối, đặc biệt với các mạng lưới thủy vĕn đa nĕng. Những hướng dẫn về QH HTX với đề xuất quan điểm CTKG rõ ràng. Trường hợp nghiên cứu và phân vùng không gian mặt nước đan cài vào không gian xanh, vào mạng lưới giao thông và các điểm dân cư, để tạo ra các hình mẫu an toàn với hạn và lũ rất phù hợp trong bối cảnh KGĐT Phan Rang-Tháp Chàm đang bị lấp đầy dần tại khu vực trung tâm và bị lấn chiếm dần tại các vùng STN ven thành phố. Phân bổ không gian xanh tại thành phố Antwept, Bỉ Thành phố đẩy mạnh chiến lược phát triển mạng lưới HTX dựa trên tham vọng CTKG đô thị đa chức nĕng tại mọi cấp độ, hỗ trợ bởi hệ thống bản đồ và chỉ số đánh giá. Bên cạnh mạng lưới HTX đô thị, mạng lưới sân vườn nhỏ lẻ của của nhà ở cũng được dùng để đánh giá CTKG xanh trong đô thị. Mật độ phủ xanh trung bình toàn thành phố lên đến 30%. Những khu vực có độ phủ xanh cao nhất ở bờ Tây của thành phố lên đến 68.5%, trong khi khu vực thấp nhất chỉ đạt 8.2%. Thành phố xem xét ba loại/ cấp độ của HTX và liên hệ chúng với những mục tiêu chính sách như: công viên khu ở, công viên khu vực đô thị và công viên đô thị. Tại cấp khu ở, tất cả công dân đều có thể tiếp cận với công viên khu ở với quy mô khoảng 0,5ha (hoặc CTKG mở 01ha) trong bán kính phục vụ 400m. Một tham vọng đẩy tiêu 82 chuẩn HTX khu ở lên 4m2/người đang được thúc đẩy. Tại cấp độ khu vực đô thị, cư dân có thể tiếp cận đến công viên quy mô 4ha (hoặc không gian mở ~10ha) với bán kính phục vụ 800m. Đẩy tiêu chuẩn lên 84m2/người của HTX khu vực đô thị cũng đang mong đợi. Tại cấp độ thành phố, công viên của mạng lưới HTX có quy mô 10ha (hoặc không gian mở ~30ha) trong bán kính 1,600m. Tiêu chuẩn HTX mong đợi là 160m2/ người. Trường hợp Anwept là một cơ sở thực tiễn để phân bổ chỉ tiêu mật độ cây xanh cho bối cảnh Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, gia tĕng KNTU của CTKG đô thị với hạn. CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĔNG THÍCH ỨNG VỚI HẠN VÀ LŨ CỦA CẤU TRÚC KHÔNG GIAN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TẠI TỈNH NINH THUẬN KNTU của CTKG hệ thống đô thị với hạn và lũ được đánh giá thông qua Khung đánh giá và dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu không gian của bản đồ nĕng lực STHL. Phần này trình bày các phương pháp: 1/ Phương pháp xây dựng bản đồ nĕng lực STHL; 2/ Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi không gian; 3/ Phương pháp xây dựng thang mức đánh giá; 4/ Phương pháp xác định mức thích ứng. 2.3.1 Cơ sở và phương pháp xây dựng bản đồ nĕng lực sinh thái hạn và lũ Cơ sở xây dựng bản đồ Bản đồ nĕng lực STHL tại tỉnh Ninh Thuận là đối tượng trung gian để đánh giá quá trình biến đổi CTKG hệ thống đô thị trong mối quan hệ với hạn và lũ. Vì vậy, bản đồ được xây dựng nhằm khoanh vùng những phạm vi không gian mà hạn và lũ vận hành. Bối cảnh tự nhiên phức tạp của tỉnh Ninh Thuận chính là cĕn nguyên của hạn và lũ. Cụ thể là địa hình núi cao và dốc, đất pha cát không thấm nước, lòng sông hẹp, vv. Như vậy, các đặc điểm tự nhiên hình thành nên hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận được xác định gồm: địa hình, độ dốc, thuỷ vĕn và thổ nhưỡng [39], [119]. Các đặc điểm trên đều có yếu tố không gian liên quan đến địa điểm, cần xác định để xây dựng bản đồ [42]. Bên cạnh các yếu tố của hình thái cảnh quan tự nhiên, giá trị và vai trò của từng thành phần không gian trong việc hình thành nên nĕng lực STHL cũng là cơ sở để lập bản đồ phân vùng STHL trên địa bàn tỉnh. Phương pháp xây dựng bản đồ 83 Tất cả các yếu tố tự nhiên hình thành nên giá trị và vai trò của các thành phầ không gian được định vị trên bản đồ không gian, sau đó chồng lớp và phân vùng. Phạm vi của bản đồ không gian nĕng lực STHL được giới hạn trên lưu vực các sông tỉnh Ninh Thuận và chia thành 04 vùng sinh thái đặc thù: 1/ Vùng sinh thái nước (STN), 2/ Vùng sinh thái núi cao (STNC) và 3/ Vùng sinh thái trung du (STTD), và 4/ Vùng sinh thái đồng bằng (STĐB). Mỗi vùng lại được chia thành 2-3 cấp tuỳ thuộc vào nĕng lực của hệ STHL. Tổng hợp những nguyên tắc lập bản đồ nĕng lực STHL được trình bày trong (Bảng 2-5). Vùng STN là phạm vi không gian gồm các loại mặt nước, xếp theo thứ tự từ quan trọng đến kém quan trọng, gồm nước mặt, nước ngầm và các vùng trũng ngập. Vùng không gian nước mặt là sông, suối, hồ, đầm tự nhiên, đóng vai trò quan trọng nhất nên là vùng cấp 1. Vùng không gian nước ngầm là các túi nước dưới lòng đất, đóng vai trò trữ và lọc nước, là cấp 2. Vùng trũng ngập là vùng có cao độ thấp, có thể chứa nước vào mùa mưa lũ, kém quan trọng hơn nên là vùng STN cấp 3. Vùng STNC là phạm vi không gian có địa hình và độ dốc cao trên địa bàn tỉnh. Vùng có cao độ >1,000m và độ dốc >15% là vùng có giá trị tự nhiên cao, đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nước đầu nguồn và giảm tốc độ dòng chảy xuống hạ lưu, nên là vùng STNC cấp 1. Các vùng cao độ > 400m và > 15% có giá trị tự nhiên và vai trò đối với nĕng lực STHL thấp dần, nên là vùng STNC cấp 2. Vùng có cao độ > 400m và 10-15% là cấp 3. Vùng STTD là phạm vi có địa hình và độ dốc trung bình trên địa bàn tỉnh. Giá trị tự nhiên tại vùng này không cao bằng vùng STNC. Vùng có cao độ 200- 400m và độ dốc >15% là cấp 1, vùng có cao độ từ 100-200m và độ dốc 10-15% là cấp 2. Vùng STĐB là phạm vi có giá trị tự nhiên không cao, vai trò cung cấp nĕng lực STHL thấp, nên việc phân cấp tương tự vùng STTD, chỉ dựa theo cao độ và độ dốc. Cụ thể là vùng có cao độ từ 100-200m và <10% là vùng STĐB cấp 1, vùng cao độ từ 10-100m và < 10% là cấp 2, và cao độ từ 0-10m và < 10% là cấp 3. Kết quả này được trình bày chi tiết trong Chương 3, mục 3.2. 2.3.2 Cơ sở và phương pháp đánh giá quá trình biến đổi cấu trúc không gian Cơ sở xây dựng phương pháp đánh giá 84 Các cơ sở để xây dựng phương pháp đánh giá quá trình biến đổi CTKG đô thị các cấp gồm: nhận diện được các yếu tố cấu thành nên CTKG và các đặc điểm biến thiên theo quá trình làm ảnh hưởng đến nĕng lực của CTKG trong mối quan hệ với hạn và lũ; nhận diện được vai trò của từng thành phần không gian đối với nĕng lực STHL. Trong bối cảnh nghiên cứu, các yếu tố cấu thành là 04 thành phần không gian. Các đặc điểm biến thiên theo quá trình là các biến số thuộc tính của từng thành phần không gian. Biến số của thuộc tính chức nĕng là địa điểm, tính chất, hiệu quả; của mạng lưới là liên hệ, linh hoạt; và của hình thể là ranh giới, khối tích, kết cấu. Các biến số của các thành phần không gian được đánh giá qua các chỉ số thích ứng, theo thứ tự từ quan trọng đến kém quan trọng trong việc hình thành nên nĕng lực STHL, lần lượt là (1) tương thích, (2) đa dạng, (3) hiệu quả, (4) kết nối, (5) dự phòng, (6) vững chắc. Vai trò của các thành phần không gian trong KNTU với hạn và lũ được Jari Niemelä (2010) chứng minh rằng, mặt nước đóng vai trò cốt lõi, không gian xanh là thành phần hỗ trợ [92]. Theo đó, không gian mặt nước tự nhiên gồm mạng lưới sông suối và túi nước ngầm tại tỉnh Ninh Thuận đều đóng vai trò trọng yếu trong việc cung cấp và điều tiết nước. Không gian xanh gồm cây xanh tự nhiên và cây xanh đô thị chỉ có thể thể sử dụng để dự phòng, linh hoạt chứa nước khi cần thiết. Vai trò này hỗ trợ mặt nước điều tiết nước vào mùa lũ. Cây xanh đô thị đóng vai trò điều tiết hạn. Không gian đất trống là thành phần có nĕng lực STHL thấp nhất. Cụ thể là nó có thể hỗ trợ mặt nước để điều tiết nước, nhưng lại hạn chế nĕng lực điều tiết vi khí hậu của cây xanh [39]. Các phương pháp đánh giá quá trình biến đổi thuộc tính CTKG như sau. Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi chức nĕng không gian Quá trình biến đổi chức nĕng được đánh giá qua sự thay đổi của địa điểm, tính chất, quy mô không gian. Do chức nĕng của các thành phần không gian đối với nĕng lực STHL tại một cấp độ nghiên cứu khác nhau, nên sự biến đổi được lựa chọn để đánh giá cũng khác nhau. Ở cấp vùng, chức nĕng được đánh giá qua sự biến đổi địa điểm của 04 thành phần không gian, quy mô của 02 thành phần mặt nước và đất xây dựng. Ở cấp đô thị, chức nĕng được đánh giá qua sự biến đổi địa điểm chỉ của thành phần đất xây dựng, tính chất chỉ của mặt nước, và quy mô của 04 thành phần không gian. 85 Biến số địa điểm được đánh giá bằng chỉ số (1) tương thích, tính chất bằng chỉ số (2) đa dạng, và quy mô bằng chỉ số (3) hiệu quả. Chỉ số (1) tương thích để đánh giá sự biến đổi của chức nĕng không gian có phù hợp với nĕng lực STHL tại địa điểm nghiên cứu. Chỉ số (2) đa dạng để đánh giá quá trình biến đổi tính chất của lớp phủ trên bề mặt không gian làm tĕng hoặc giảm sự phong phú của chức nĕng. Đặc biệt chú trọng sự đa dạng các không gian thành phần cung cấp và hỗ trợ nĕng lực STHL. Chỉ số (3) hiệu quả để đánh giá quá trình biến đổi quy mô tĕng/ giảm của các thành phần không gian theo thời gian. Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi mạng lưới không gian Quá trình biến đổi mạng lưới được đánh giá chỉ qua sự liên hệ của không gian. Ở cấp vùng, 02 thành phần không gian mặt nước và đất xây dựng là hai thành phần đối kháng nhau trong mối quan hệ với hạn và lũ, nên được chọn để đánh giá quá trình biến đổi mạng lưới, qua chỉ số (4) kết nối. Ở cấp đô thị, quá trình biến đổi của mạng lưới 02 thành phần này được đánh giá thêm tính linh hoạt, qua chỉ số (5) dự phòng. Chỉ số (4) kết nối để đánh giá tính liên kết của mạng lưới thông qua số điểm giao giữa các tuyến của các cấp. Chỉ số (5) dự phòng để đánh giá khả nĕng thay thế lộ trình một cách linh hoạt khi có lũ lụt xảy ra. Phương pháp đánh giá quá trình biến đổi hình thể không gian Quá trình biến đổi hình thể được đánh giá qua sự thay đổi ranh giới không gian. Ở cấp vùng, quá trình thay đổi ranh giới 02 thành phần không gian mặt nước và đất xây dựng được đánh giá qua chỉ số (2) đa dạng. Ở cấp đô thị, quá trình biến đổi hình thể được đánh giá qua sự thay đổi về ranh giới, khối tích và kết cấu của thành phần đất xây dựng, bằng các chỉ số (2) đa dạng và (6) vững chắc. Chỉ số (2) đa dạng để đánh giá sự phong phú về hình thức ranh hay hình dạng của không gian nghiên cứu. Biến đổi hình dạng mặt nước và cây xanh càng lớn và càng phong phú theo thời gian thì càng đa dạng. Biến đổi kích thước và hình dạng của đất xây dựng là ô phố hay công trình qua sự thay đổi khối tích (hình dạng cụm, khối công trình) và nâng cấp kết cấu công trình. Chỉ số (6) vững chắc để đánh giá khả nĕng chống chịu với hạn và lũ của các thành phần không gian, thông qua kết cấu của chúng. Chỉ số (6) vững chắc của hình thể chỉ dùng để đánh giá công trình. Chủ yếu là quy mô (khu 86 dân cư và công trình, ưu tiên quy mô nhỏ), kết cấu vững chãi của công trình. 2.3.3 Cơ sở và phương pháp xác định mức thích ứng của cấu trúc không gian Cơ sở xác định mức thích ứng KNTU của CTKG được xác định theo 03 mức cao, trung bình, thấp. Kết quả được gộp từ các kết quả đánh giá KNTU của các biến số thuộc tính của từng thành phần. Với các biến số của thuộc tính chức nĕng, mức thích ứng dựa trên khảo sát sự biến thiên của 1/ địa điểm; 2/ tính chất, 3/ quy mô theo thời gian. Mức thích ứng là mức ảnh hưởng của sự biến đổi các biến số thuộc tính trên đối với nĕng lực STHL. Với các biến số của thuộc tính mạng lưới, mức thích ứng dưa trên khảo sát sự biến đổi về 1/ mối liên hệ; 2/ tính linh hoạt của không gian theo thời gian. Mức thích ứng của mạng lưới thể hiện qua mật độ dày và khả nĕng tiếp cận cao. Với các biến số của thuộc tính hình thể, mức thích ứng dựa trên khảo sát sự thay đổi về 1/ ranh giới (xét cả 04 thành phần); 2/ khối tích, 3/ kết cấu (chỉ xét cho đất xây dựng đô thị/ công trình). Mức thích ứng là sự thay đổi hình thức ranh giới đối với nĕng lực STHL. Mức thích ứng của thuộc tính phụ thuộc vào biến số cốt lõi, nếu biến số cốt lõi không đạt thì thuộc tính không đạt. Cơ sở để xác định địa điểm và quy mô các đô thị cấp vùng tuỳ thuộc vào phạm vi đất có khả nĕng xây dựng trên bản đồ phân vùng nĕng lực STHL và vào tình hình phát triển hiện nay của các đô thị. Ở cấp đô thị, địa điểm và quy mô các điểm dân cư, lô phố, công trình cũng tuỳ thuộc vào phân cấp trong các vùng có khả nĕng xây dựng. Ngoài ra, ở cấp đô thị cần xác định các cơ sở về chỉ tiêu xây dựng thích ứng. Dựa vào Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia Quy hoạch Xây dựng và các kết quả khảo sát thực trạng bối cảnh tỉnh Ninh Thuận, quy mô phạm vi đất xây dựng cho các đơn vị đô thị an toàn với hệ STHL tại vùng STN và STNC trung bình là 5-7 ha. Tại vùng STTD và STĐB là 14-66 ha. Từ mức trung bình tính ra các mức lớn và nhỏ. Mức lớn không được vượt quá 20% so với mức trung bình, tương ứng lần lượt là 8ha và 80ha. Về khối tích, tại vùng STN và STNC, khối tích trung bình của công trình là 2-3 tầng, cao 7-10m. Tại vùng STTD và STĐB, khối tích trung bình của công trình là 5-7 tầng, cao 15-20m. Từ mức trung bình quy ra các mức lớn và nhỏ. 87 Phương pháp xác định mức thích ứng Mức thích ứng của CTKG được xác định theo từng thuộc tính của các thành phần không gian, được tổng hợp trong (Bảng 2-6). ▪ Mức thích ứng của chức nĕng không gian Mức thích ứng của chức nĕng không gian với hạn và lũ được đánh giá qua các chỉ số (1) tương thích, (2) đa dạng, (3) hiệu quả, và xác định qua (Sơ đồ 2-19). Sơ đồ 2-19 Nguyên tắc xác định mức thích ứng của chức nĕng không gian Các thành phần không gian được phân thành 02 nhóm có sự tương đồng để quy định cách thức đánh giá: 1/ Nhóm cung cấp, hỗ trợ nĕng lực STHL (mặt nước và cây xanh, không gian trống), 2/ Nhóm cản trở nĕng lực STHL (không gian đất trống, đất xây dựng). Tuy nhiên vẫn tách riêng từng thành phần khi đánh giá. - Không gian mặt nước và cây xanh (và không gian đất trống) Tính tương thích của chức nĕng không gian mặt nước và cây xanh với chức nĕng STHL xác định theo các mức cao/ trung bình/ thấp. Mức cao khi không gian mặt nước và cây xanh giữ nguyên chức nĕng và khi phạm vi nghiên cứu thuộc cả 04 vùng STN, STNC, STTD và STĐB. Mức trung bình khi chúng biến đổi THÀNH không gian đất trống và đất xây dựng thuộc vùng STNC. Và mức thấp khi biến đổi thuộc vùng STN. Với vai trò hỗ trợ luân chuyển mặt nước và cản trở cây xanh cải thiện vi khí hậu, nên không gian đất trống đạt trung bình khi giữ nguyên chức nĕng tại vùng STĐB, cao khi biến đổi THÀNH cây xanh hoặc mặt nước ở vùng STNC và STN. Sự đa dạng của tính chất không gian mặt nước được thể hiện qua các mức cao/ trung bình/ thấp, tương ứng lần lượt với việc không gian mặt nước có nhiều chức nĕng để vận hành đúng cơ chế, như động (sông, suối), kết hợp động và tĩnh, hoặc tĩnh (đầm, hồ điều tiết, cảnh quan). Đa dạng tính chất không gian cây xanh tương ứng với việc có 88 nhiều loại cây xanh như cây cao lâm sản, cây nông nghiệp, hoa màu thấp và cây cỏ dại, vv. trên phạm vi nghiên cứu. Các mức này tương ứng với biến đổi từ rất đa dạng đến kém đa dạng thuộc cả 04 vùng STHL, đặc biệt ở vùng STN và STNC. Tính hiệu quả của quy mô không gian mặt nước và cây xanh có các mức thích ứng cao/ trung bình/ thấp. Do là những thành phần không gian cung cấp và hỗ trợ nĕng lực STHL, nên các mức thích ứng cao/ trung bình/ thấp tương ứng với việc tĕng/ bình ổn/ giảm quy mô diện tích của hai thành phần không gian này trên cả 04 vùng STHL. - Không gian đất xây dựng Là thành phần cản trở nĕng lực STHL, nên các mức thích ứng của chúng ngược lại với các thành phần cung cấp và hỗ trợ. Tính tương thích của không gian đất trống và đất xây dựng với chức nĕng STHL theo các mức cao/ trung bình/ thấp. Mức cao là khi đất xây dựng giữ nguyên chức nĕng và khi phạm vi nghiên cứu thuộc STĐB. Mức trung bình là khi chúng biến đổi THÀNH các thành phần không gian mặt nước và cây xanh tại các vùng STNC và STTD. Và mức thấp khi biến đổi sang không gian mặt nước và cây xanh tại vùng STN. Sự đa dạng không sử dụng đối với nhóm thành phần không gian cản trở. Tính hiệu quả về quy mô thích ứng của không gian đất trống và đất xây dựng theo các mức thích ứng thấp/ trung bình/ cao. Các mức tương ứng với việc tĕng/ bình ổn/ giảm quy mô diện tích ở cả 04 vùng STHL, đặc biệt là vùng STN và STNC. ▪ Mức thích ứng của mạng lưới không gian Mức thích ứng của mạng lưới không gian với hạn và lũ được đánh giá qua chỉ số (4) kết nối và (5) dự phòng, xác định theo (Sơ đồ 2-20). Sơ đồ 2-20 Nguyên tắc xác định mức thích ứng của mạng lưới không gian (Nguồn: Marco A. Janssen, 2006) [72] 89 - Không gian mặt nước và cây xanh Sự kết nối của mạng lưới không gian mặt nước và cây xanh được đánh giá qua chỉ số (4) kết nối, theo các mức cao/ trung bình/ thấp. Các mức tương ứng với sự kết nối của mặt nước và cây xanh với nhau và với các thành phần khác, ở bên trong và bên ngoài phạm vi nghiên cứu. Đặc biệt là liên kết với các hành lang sinh thái, là kết cấu khung của vùng STN của STHL (sông suối tự nhiên/ đầm/ hồ nhân tạo). Khả nĕng dự phòng của mạng lưới mặt nước và cây xanh được đánh giá qua chỉ số (5) dự phòng, theo các mức cao/ trung bình/ thấp. Các mức tương ứng với số tuyến, nhánh linh hoạt để thay thế, điều tiết hạn lũ là > 2 tuyến/ 1 -2 tuyến/ không có. - Mạng lưới giao thông Sự kết nối của mạng lưới giao thông được đánh giá qua chỉ số (4) kết nối, gồm các mức cao/ trung bình/ thấp. Các mức tương ứng với số nút giao giữa các tuyến cùng cấp của mạng lưới và giữa các cấp trong và ngoài đô thị. Cụ thể là sự kết nối với các tuyến giao thông chính trong đô thị, với các tuyến giao thông liên tỉnh, liên Quốc gia. Ngoài ra, mạng lưới giao thông cũng cần kết nối với các hành lang mặt nước (sông suối tự nhiên/ đầm/ hồ nhân tạo) và hành lang cây xanh (cây xanh loại lớn hoặc vừa). Khả nĕng dự phòng của mạng lưới giao thông được đánh giá qua chỉ số (5) dự phòng, theo các mức thích ứng cao/ trung bình/ thấp. Các mức tương ứng với mạng lưới có nhiều/ ít/ không lựa chọn thay thế khi có biến cố hạn và lũ xảy ra. ▪ Mức thích ứng của hình thể không gian Mức thích ứng của hình thể không gian với hạn và lũ được đánh giá qua các chỉ số (2) đa dạng và (6) vững chắc, và xác định theo (Sơ đồ 2-21). Sơ đồ 2-21 Nguyên tắc xác định mức thích ứng của hình thể không gian 1 Sự đa dạng về cấu trúc đường biên 2 Đường biên là một màng lọc 3 Ranh giới tuyến tính và phi tuyến tính (ưu tiên) 4 Vùng lõm 5 Độ rộng của đường biên 6 Sự đột ngột của đường biên 7 Ranh giới mềm và cứng 8 Không gian đường biên và bên trong 9 Ranh giới sinh thái tự nhiên và xã hội 10 Đường biên tự nhiên và xã hội 11 Đường cong và độ rộng của cạnh biên 12 Tương tác với bối cảnh 90 (Nguồn: Wenche E. Dramstad, 1996) [48] - Không gian mặt nước và cây xanh Sự đa dạng của hình thể không gian mặt nước và cây xanh được đánh giá qua chỉ số (2) đa dạng, qua các mức thích ứng cao/ trung bình/ thấp. Các mức tương ứng với không gian có hình thức ranh giới là phi tuyến tính/ phi tuyến tính + tuyến tính/ tuyến tính, lần lượt tại các vùng STN/ STNC/ STTD/ STĐB. - Không gian đất xây dựng Sự đa dạng của hình thể không gian đất xây dựng được đánh giá qua chỉ số (2) đa dạng, qua các mức cao/ trung bình/ thấp. Các mức tương ứng với quy mô các điểm đô thị và dân cư, ô phố và công trình trong phạm vi nghiên cứu là lớn/ vừa/ nhỏ phù hợp với các vùng STN/ STNC/ STTD/ STĐB. Tại vùng STN, STNC ưu tiên quy mô nhỏ. Sự đa dạng của hình thể đất xây dựng còn được thể hiện qua hướng mà thành phần không gian này phát triển trong tương quan với mặt nước. Mức cao khi nó được tổ chức đan cài theo hướng vuông góc với hướng dòng chảy của mặt nước. Tính vững chắc của hình thể không gian xây dựng được đánh giá qua chỉ số (6) vững chắc, biểu hiện qua nĕng lực chống chịu với biến cố hạn và lũ. Các mức cao/ trung bình/ thấp thể hiện qua hình thức kết cấu của các công trình là kiên cố/ bán kiên cố/ tạm. 90-CH2-1 BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH CHƯƠNG 2 Bảng 2-4 Khung đánh giá khả nĕng thích ứng tổng thể của đô thị Tác giả STT Silva và Moench, 2014 Figueredo, Honiden và Schumann, 2018 Tyler và Moench, 2012 Fox-Lent, Bates và Linkov, 2015 1 Quản trị Thể chế Thể chế Xã hội 2 Sức khoẻ Xã hội Xã hội Nhận thức 3 Kinh tế xã hội Kinh tế Kinh tế Thông tin 4 Môi trường- hạ tầng Môi trường Môi trường/ Vật lý Vật lý (Nguồn: Silva và Moench, Figueredo, Honiden và Schumann, Tyler và Moench) Bảng 2-5 Nguyên tắc xây dựng bản đồ sinh thái hạn lũ STT Vùng sinh thái hạn lũ Cấp Địa hình (m) Độ dốc (%) Thổ nhưỡng Thủy văn FFPI* 1 Sinh thái nước (STN) 1 sông, suối, hồ, đầm tự nhiên 2 túi nước ngầm 3 < 3m 0-1 đất phù sa, vv vùng trũng, thấp 0-2 2 Sinh thái núi cao (STNC) 1 >1000 >15% mác ma axit, trơ sỏi đá, vv hồ chứa, suối đầu nguồn 6-8 2 >400 >15% mác ma axit, trơ sỏi đá, vv hồ chứa, suối đầu nguồn 6-8 3 >400 >10% mác ma axit, trơ sỏi đá, vv hồ chứa, suối đầu nguồn 6-8 3 Sinh thái trung du (STTD) 1 200-400 >15% đất pha cát, đồi trọc, vv sông, suối, hồ chứa 4-6 2 100-200 >10% đất pha cát, đồi trọc, vv sông, suối, hồ chứa 4-6 4 Sinh thái đồng bằng (STĐB) 1 100 -200 <10% đất xám nâu bán khô hạn sông, suối, hồ, đầm, trũng 0-4 2 10-100 <10% đất phù sa, vv sông, suối, hồ, đầm, trũng 0-4 3 0-10 <10% đất phù sa, vv sông, suối, hồ, đầm, trũng 0-4 *FFPI: Flash Flood Potential Index (Tiềm nĕng lũ quét) 90-CH2-2 Bảng 2-6 Khung hướng dẫn đánh giá cấu trúc không gian đô thị các cấp thích ứng với hạn và lũ tại tỉnh Ninh Thuận V ĐT Thành phần và thuộc tính STN STNC TSTD STĐB TTKG Thành phần KG CTKG Mặt nước Cây xanh Đất trống Xây dựng Động Động và tĩnh Tĩnh 1.3. Quy mô (CS hiệu quả) Tĕng Ổn định Giảm Đan cài với cây xanh Đan cài với GT và đất xây dựng Liên hệ với mặt nước nước các cấp (điểm giao) 2.2. Linh hoạt (CS dự phòng) Không có nhánh dự phòng > 2 nhánh dự phòng > 5 nhánh dự phòng 3.1. Ranh giới (Đa dạng) Tự nhiên (phi tuyến tính) Tự nhiên kết hợp nhân tạo Nhân tạo (tuyến tính) Mặt nước Cây xanh Đất trống Xây dựng 1.2. Quy mô (CS hiệu quả) Tĕng Ổn định Giảm 3.1. Ranh giới (Đa dạng) Tự nhiên (phi tuyến tính) Tự nhiên kết hợp nhân tạo Nhân tạo (tuyến tính) 1. Chức năng (CS: Tương thích, Đa dạng, Hiệu quả) I. KHÔNG GIAN MẶT NƯỚC (cung cấp nĕng lực thích ứng với STHL) II. KHÔNG GIAN CÂY XANH (Hỗ trợ nĕng lực thích ứng với STHL) Cấu trúc không gian các cấp 1.1. Địa điểm* (CS tương thích) * * * * * * * * * * 1. Chức năng (CS: Tương thích, Hiệu quả) 2. Mạng lưới (CS: Kết nối, Dự phòng) 2.1. Liên hệ (CS kết nối: số điểm giao) 3. Hình thể (CS: Đa dạng) 1.1. Địa điểm* (CS tương thích) Khả năng thích ứng 3. Hình thể (CS: Đa dạng) * 1.2. Tính chất* (CS đa dạng) 90-CH2-3 V ĐT Thành phần và thuộc tính STN STNC TSTD STĐB TTKG TPKG CTKG Mặt nước Cây xanh Đất trống Xây dựng 1.2. Quy mô (CS hiệu quả) Tĕng Ổn định Giảm Mặt nước Cây xanh Đất trống Xây dựng 1.3. Quy mô (CS hiệu quả) Tĕng Ổn định Giảm GT đan cài với mặt nước Đất xây dựng đan cài với cây xanh GT liên hệ các cấp (điểm giao) Không có tuyến dự phòng > 2 tuyến dự phòng > 5 tuyến dự phòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cau_truc_khong_gian_he_thong_do_thi_thich_ung_voi_ha.pdf
  • pdf1-TRANG THÔNG TIN LATS-TIẾNG VIỆT-NCS NGUYỄN QUỐC VINH.pdf
  • pdf2-TRANG THÔNG TIN LATS-TIẾNG ANH-NCS NGUYỄN QUỐC VINH.pdf
  • pdf3-TÓM TẮT LATS-TIẾNG VIỆT-NCS NGUYỄN QUỐC VINH.pdf
  • pdf4-TÓM TẮT LATS-TIẾNG ANH-NCS NGUYỄN QUỐC VINH.pdf
  • pdf6-TRÍCH YẾU LATS-NCS NGUYỄN QUỐC VINH.pdf
  • pdf7-Quyet dinh ve viec thanh lap HĐ danh gia luan an tien si cap Truong NCS Nguyen Quoc Vinh.pdf
Tài liệu liên quan