Luận án Chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Những nghiên cứu trong nước 6

1.2. Những nghiên cứu nước ngoài 15

1.3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan và những

vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu 21

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH

ĐẠO, QUẢN LÝ 24

2.1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý và đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán

bộ lãnh đạo, quản lý 24

2.2. Chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản

lý - khái niệm, yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá 43

Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ ĐẶT RA 62

3.1. Thực trạng chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ

lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay 62

3.2. Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra 100

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ

LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 110

4.1. Dự báo tình hình tác động và quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo

cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn

hiện nay 110

4.2. Các giải pháp chủ yếu 116

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 162

pdf204 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị trực tiếp chỉ đạo ban cán sự lớp học thực hiện đúng nội quy, quy chế học tập. Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp ban thường vụ tỉnh (thành) uỷ trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức lớp học. Ban thường vụ tỉnh (thành) uỷ giao trường chính trị trực tiếp quản lý lớp học tại địa phương, kịp thời báo cáo ban chỉ đạo lớp học những vấn đề phát sinh, vướng mắc. Trường chính trị tỉnh phân công cán bộ lãnh đạo khoa, phòng làm đồng chủ nhiệm lớp. Học viên và giảng viên của lớp thực hiện nghiêm túc nội quy của Nhà trường và quy chế học viên của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 83 Mỗi khoá học, ban chỉ đạo đều tổ chức họp sơ kết sau mỗi kỳ học và họp tổng kết khi khoá học kết thúc. Trong quá trình học tập, ban chỉ đạo lớp học phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo và trường chính trị nắm tình hình lớp học và báo cáo thường xuyên cho ban thường vụ tỉnh (thành) uỷ. Sau khi kết thúc khoá học, cơ sở đào tạo có quyết định ra trường đối với học viên, ban tổ chức tỉnh (thành) uỷ có quyết định chuyển học viên về địa phương, đơn vị nhận công tác. Ban chỉ đạo lớp học, chủ nhiệm các lớp CCLLCT có trách nhiệm cao trong công tác điều hành, quản lý lớp học, thông qua kế hoạch, các giáo viên chủ nhiệm (của Vụ, Ban quản lý đào tạo, chủ nhiệm bộ môn của các viện, khoa) theo dõi quá trình lên lớp của giảng viên, nghe giảng của học viên. Cuối mỗi buổi giảng, giảng viên đều ghi nhận xét, xác nhận sĩ số trong lớp học, ghi rõ tên học viên vắng mặt đã giúp cho công tác quản lý chương trình, quản lý lớp học được tốt hơn. Từ năm học 2015, Giám đốc Học viện ban hành Quy chế đào tạo CCLLCT mới (Quyết định số 3842/QĐ-HVCTQG ngày 17/9/2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), theo đó, Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động học tập và rèn luyện của học viên. Mỗi lớp thành lập một Ban Tổ chức lớp học do Giám đốc Học viện quyết định thành lập. Ban Tổ chức lớp học giúp Giám đốc Học viện triển khai, giám sát, quản lý các hoạt động học tập và rèn luyện của học viên, thực hiện hợp đồng đào tạo giữa Giám đốc Học viện và đơn vị phối hợp mở lớp. - Quy định đối với chủ nhiệm lớp Các lớp đào tạo CCLLCT trước đây thực hiện “Quy chế chủ nhiệm lớp Hệ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội” [70], theo đó, chủ nhiệm lớp do Giám đốc Học viện (và các Học viện trực thuộc) quyết định, là người giúp trưởng đơn vị quản lý đào tạo trong việc quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện của học viên và công tác học viên, theo dõi và phản ánh tình hình giảng dạy của giảng viên với lãnh đạo đơn vị quản lý đào tạo và lãnh đạo các đơn vị giảng dạy. Mỗi lớp thuộc hệ đào tạo tập trung do một chủ nhiệm phụ trách. Các lớp không tập trung áp dụng chế độ đồng chủ nhiệm, trong đó một cán bộ của đơn vị quản lý đào tạo và một cán bộ do lãnh đạo đơn vị mở lớp cử. 84 Giám đốc Học viện còn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của chủ nhiệm lớp đối với các đơn vị giảng dạy và giảng viên, công tác đảng, đối với lớp và học viên trong việc tổ chức và theo dõi quá trình học tập của lớp; theo dõi quá trình rèn luyện của học viên. Chủ trì phối hợp với các bộ phận hữu quan tổ chức, quản lý các cuộc tham quan và nghiên cứu thực tế theo kế hoạch học tập năm học và khoá học. - Quy định đối với học viên Giám đốc Học viện đã ban hành Quy chế học viên và công tác học viên quy định tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ học viên, công tác học viên, tổ chức quản lý học viên thuộc hệ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung công tác học viên gồm: tổ chức xét chọn, thi tuyển, tiếp nhận học viên đủ tiêu chuẩn vào học; tổ chức quản lý việc học tập, rèn luyện của học viên theo đúng chương trình, kế hoạch, các nội quy và quy chế hiện hành; tổ chức quản lý đời sống vật chất của học viên nội trú; tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức xây dựng đời sống văn hoá tinh thần, rèn luyện phẩm chất đạo đức, hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác trong học viên; thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quyết định, quy định của Học viện đối với học viên; khen thưởng những học viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện; xử lý kỷ luật những học viên vi phạm nội quy, quy chế; phối hợp với cấp uỷ địa phương, cơ quan cử học viên đi học để quản lý học viên. - Quản lý công tác kiểm tra, thi cuối khoá học. Học viện đã ban hành Quy chế kiểm tra, thi, viết luận văn và công nhận tốt nghiệp, điều kiện miễn học, miễn thi; công tác chuẩn bị cho việc kiểm tra, thi, tổ chức thi, chấm thi, bảo vệ luận văn tốt nghiệp, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về điểm thi, xử lý vi phạm (Quyết định số 1774/QĐ-HVCTQG ngày 12 tháng 7 năm 2007). Đầu các khoá học, Học viện thông báo cho học viên nắm vững quy chế trên để thực hiện. Học viện thông báo cho học viên những học phần sẽ học, sẽ thi và hình thức thi của từng học phần trong năm học đó. Đối với công tác tổ chức kiểm tra, thi đối với kết thúc môn học, Giám đốc Học viện thành lập hội đồng thi và các ban giúp việc của Hội đồng như Ban đề thi, 85 Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban thư ký (chủ nhiệm lớp không tham gia Hội đồng thi và các ban của Hội đồng thi lớp mình). Đối với các ban có trưởng ban (01 đ/c lãnh đạo đơn vị quản lý đào tạo) và các uỷ viên là cán bộ quản lý, chuyên viên đơn vị quản lý đào tạo. Trường hợp kết quả thi lần đầu dưới 5,0 điểm, học viên được thi lại môn không đạt trong lần thi trước với lớp thi tốt nghiệp gần nhất. Những khoá học 2012- 2014 về trước, các lớp cao cấp lý luận chính trị và đại học chính trị đều thi tốt nghiệp 02 môn, trong đó 01 môn lý luận cơ bản, 01 môn cơ sở và nghiệp vụ công tác lãnh đạo, quản lý. Cụ thể: Môn lý luận cơ bản thi 01 trong 04 môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh; môn cơ sở và nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý thi 01 trong 04 môn do Giám đốc Học viện quyết định cụ thể cho từng khoá. Từ khoá học 2014-2016, tất cả các học viên đào tạo CCLLCT đều phải làm đề án tốt nghiệp; Học viện xác định: đề án tốt nghiệp là công trình khoa học, thể hiện sự vận dụng lý luận và các kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập vào giải quyết một vấn đề thực tiễn cụ thể, gắn với yêu cầu, nhiệm vụ, tính chất, điều kiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của học viên, do học viên tự lựa chọn và thực hiện một cách độc lập không có người hướng dẫn. Đối với viết đề án tốt nghiệp: Học viên học đủ các học phần trong chương trình và có kết quả thi các học phần từ điểm 5 trở lên. Trong quá trình học tập không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc nếu bị kỷ luật thì phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xoá kỷ luật mới đủ điều kiện viết Đề án tốt nghiệp. Những học viên có đề án được đánh giá không đạt sẽ không được công nhận tốt nghiệp. - Công tác thanh tra, giám sát chất lượng đào tạo được tăng cường. Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, Học viện đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác đào tạo các loại hình đào tạo nói chung, trong đó rất chú trọng chất lượng đào tạo CCLLCT. Hàng năm Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đều thành lập Đoàn Thanh tra, tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và việc thực hiện nội quy phòng thi đối với thi học phần của các hệ đào tạo tại Trung tâm Học viện. 86 Nhìn chung, qua thanh tra cho thấy các buổi thi học phần đã được tổ chức khá tốt (có thông báo lịch thi, cán bộ coi thi nghiêm túc, thực hiện đúng các khâu trong một buổi thi, duy trì trật tự và kỷ luật phòng thi). Học viên tham gia buổi thi trật tự, tập trung làm bài với thái độ tương đối nghiêm túc. 3.1.1.5. Chất lượng đầu vào được đảm bảo thông qua việc xét cử và chiêu sinh đào tạo cao cấp lý luận chính trị đúng đối tượng, tiêu chuẩn Việc xét cử và chiêu sinh tham gia đào tạo CCLLCT trong những năm qua nói chung nghiêm túc, đúng đối tượng quy định. Những năm trước đây, cán bộ được cử đi đào tạo CCLLCT thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị. Hiện nay, đối tượng đào tạo CCLLCT thực hiện theo quy định tại Công văn số 4741-CV/BTCTW, ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ban Tổ chức Trung ương. Quy trình xét cử và thẩm định và quyết định cán bộ đào tạo cao cấp lý luận chính trị ngày càng chặt chẽ. Cấp uỷ, cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học trên cơ sở chỉ tiêu được giao, lập hồ sơ cán bộ cử đi học theo quy định. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện khu vực theo phân cấp, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách học viên theo từng lớp đúng đối tượng, tiêu chuẩn (theo mẫu đính kèm) và chuyển danh sách học viên về cơ quan được giao thẩm định là Ban Tổ chức Trung ương. Ban Tổ chức Trung ương thẩm định danh sách học viên do Trung tâm Học viện chiêu sinh và gửi thông báo kết quả thẩm định (kèm theo danh sách học viên đã thẩm định) cho Trung tâm Học viện trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được danh sách học viên do Trung tâm Học viện chuyển đến; thực hiện việc thẩm định danh sách học viên do các Học viện khu vực chiêu sinh khi cần thiết. Trung tâm Học viện thẩm định danh sách học viên do Học viện khu vực chiêu sinh và gửi thông báo kết quả thẩm định (kèm theo danh sách học viên đã thẩm định) cho các Học viện khu vực trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được danh sách học viên do các Học viện khu vực chuyển đến và báo cáo kết quả thẩm định về Ban Tổ chức Trung ương để theo dõi, kiểm tra. Trong thẩm định những trường hợp đặc biệt, thực sự cần thiết, có nhu cầu nhưng chưa bảo đảm tiêu chuẩn cử đi đào tạo CCLLCT hoặc số lượng học viên một 87 lớp thay đổi so với quy định mà được cấp uỷ trực thuộc Trung ương đề nghị, thì Lãnh đạo cơ sở đào tạo (Trung tâm Học viện, Học viện khu vực) báo cáo Ban Tổ chức Trung ương, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương mới gọi nhập học. Danh sách học viên đã được Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thẩm định là danh sách chính thức để Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các Học viện khu vực gọi học viên nhập học và là căn cứ khi xét tốt nghiệp cho học viên. Công tác chiêu sinh được tiến hành tương đối chặt chẽ, kịp thời, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo các quy định của Ban Tổ chức Trung ương và Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn, đối tượng, đảm bảo tính khách quan, công khai, công bằng trong tổ chức xét tuyển. Khảo sát của Ban Tổ chức Trung ương cho thấy, các học viên được xét, cử đi học đều đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định: Về trình độ chuyên môn: 100% tốt nghiệp đại học; về chính trị, năm 2013 lại đây 100% là đảng viên; năm 2012 có 70 trường hợp là đoàn viên cũng được xét cử đi học (những đoàn viên ưu tú, trong quy hoạch) [8]. Về độ tuổi học cao cấp lý luận hệ tại chức, nhìn chung đều bảo đảm theo đúng quy định, trong 3 năm (2013, 2014, 2015) chỉ có 22 trường hợp được vận dụng độ tuổi là những đồng chí cấp trưởng, đi học không có người thay thế, là thư ký đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng hoặc Bí thư tỉnh uỷ hoặc là cán bộ đoàn thuộc diện được vận dụng về tuổi [8]. Hằng năm các cơ sở đào tạo thực hiện việc chiêu sinh đảm bảo theo đúng quy định, cơ bản hoàn thành việc mở các lớp CCLLCT theo kế hoạch. 3.1.1.6. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng đã được tăng cường Cơ sở vật chất kỹ thuật trong hệ thống các học viên tương đối đầy đủ, có khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đào tạo CCLLCT nói riêng theo nhiệm vụ được giao hằng năm. Hệ thống giảng đường được trang bị công nghệ thông tin phục vụ cho dạy và học như máy tính, đèn chiếu, âm thanh, điều hoà; hệ thống thư viện và tư liệu đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập và nghiên cứu của 88 học viên, internet, máy tính, wifi đáp ứng yêu cầu nhất định cho giảng viên và học viên tập trung tại các học viện. Hệ thống ký túc xá đủ tiện nghi tối thiểu cho người học như tivi, nước nóng lạnh, quạt Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (không kể Học viện Chính trị khu vực và Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có: Tổng diện tích đang sử dụng 1102.399,06m2, 452 phòng làm việc, 06 hội trường với sức chứa 1280 chỗ ngồi, 54 phòng học đáp ứng được chỗ ngồi học tập; 9 ký túc xá với 627 phòng nghỉ đủ cho 1517 học viên nghỉ [72]. Cơ sở vật chất của Học viện và các trường chính trị tỉnh (nơi đăng cai mở lớp cao cấp lý luận chính hệ tại chức ở địa phương) đã và đang tiếp tục được đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa. Đến nay về cơ bản các địa phương đã đầu tư, xây dựng các trường chính trị tỉnh trường lớp khá khang trang, kiên cố, cao tầng và trang bị tương đối đầy đủ và đáp ứng điều kiện dạy và học (số lượng phòng học, hội trường, phòng làm việc, phòng máy vi tính, thư viện, ký túc xá, nhà ăn ), cụ thể: Học viện khu vực (không tính Học viện Chính trị khu vực IV) có: 17 hội trường với sức chứa 5.500 học viên; 105 phòng học đáp ứng được 6000 chỗ ngồi học tập; 1264 phòng nghỉ đủ cho 3.500 học viên nghỉ. Với cơ sở vật chất như trên, Trung tâm Học viện và các học viện khu vực cơ bản đáp ứng chỗ ngồi học và ăn nghỉ cho các lớp tập trung theo kế hoạch đào tạo [8]. Khối các trường chính trị tỉnh, thành phố hiện có: 204 hội trường với sức chứa 30.922 học viên; 454 phòng học đáp ứng 32.939 chỗ ngồi học tập; 3.226 phòng nghỉ đủ cho 15.935 học viên nghỉ. 63 trường chính trị tỉnh, thành phố có: 576 hội trường, trong đó có 408 hội trường loại 100 chỗ, 168 hội trường trên 100 chỗ; 3296 phòng ở với 15.417 chỗ ở cho học viên; 232 phòng làm việc của Ban Giám hiệu, 1103 phòng làm việc của cán bộ, giảng viên, 1787 máy vi tính, 152 máy chiếu, 156 ô tô các loại [8]. 3.1.2. Hạn chế và khuyết điểm Chất lượng đào tạo CCLLCT còn có những bất cập, thể hiện ở một số nội dung sau: 89 3.1.2.1. Việc bảo đảm mục tiêu đào tạo có mặt còn hạn chế Mục tiêu của công tác đào tạo CCLLCT mặc dầu đã được quán triệt ngay từ đầu khoá học, nhưng trên thực tế không ít cán bộ, đảng viên xác định chưa đúng mục tiêu đào tạo lý luận chính trị là nâng cao trình độ lý luận chính trị để phục vụ công tác tốt hơn, mà coi mục tiêu đào tạo là có đủ bằng cấp, chứng chỉ để hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh; chưa thấy được vinh dự vẻ vang và nhiệm vụ cao cả của học viên trường Đảng. Những năm vừa qua, cán bộ có xu hướng tập trung vào đào tạo CCLLCT với hình thức đào tạo tại chức để hoàn thiện về tiêu chuẩn chứng chỉ, bằng cấp để bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định, tạo ra mất cân đối giữa yêu cầu học tại chức và tập trung. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, học tập lý luận chính trị là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ của Đảng với tư cách là đảng cầm quyền nhưng cán bộ, đảng viên vẫn còn có tâm lý ngại học tập lý luận chính trị. Khi được đề nghị phân thứ bậc ưu tiên cho các mục đích của việc tham gia đào tạo lý luận chính trị (cả cao cấp và trung cấp), kết quả cho ở bảng sau cho thấy động cơ học tập LLCT của cán bộ, đảng viên hiện nay đang có khuynh hướng học để đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định đối với các chức vụ, các ngạch cán bộ, công chức trong khi mục tiêu đặt ra là học để nâng cao trình độ LLCT cho bản thân cán bộ. Bảng 3.1: Mức độ ưu tiên đối với việc học lý luận chính trị Đơn vị tính: % TT Mục đích Ưu tiên 1 Ưu tiên 2 Ưu tiên 3 1 Để đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định đối với các chức vụ, các ngạch cán bộ, công chức 63.3 30.7 6.0 2 Để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho bản thân 65.6 32.1 2.3 3 Để có thêm các văn bằng, chứng chỉ có thể sử dụng khi cần thiết 37.6 19.0 43.4 Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương [8]. 90 3.1.2.2. Nội dung chương trình, phương thức và nhất là phương pháp đào tạo chưa thật sự được đổi mới Về nội dung chương trình đào tạo Chương trình đào tạo CCLLCT cơ bản dựa trên nội dung chương trình trước đây; chương trình theo các khối kiến thức và hệ thống chuyên đề vừa chưa đảm bảo yêu cầu bồi dưỡng kỹ năng và rất khó áp dụng đối với các lớp hệ tại chức; trùng lặp về nội dung ở các hệ, bậc đào tạo; phần liên hệ thực tiễn, cập nhật kiến thức mới còn ít. Nội dung chương trình mới đưa vào giảng dạy năm 2014, tuy đã có đổi mới nhưng nội dung vẫn có phần còn dàn trải, trùng lặp nhau, nhắc lại nhiều kiến thức cơ bản đã có trong chương trình đại học, trung cấp LLCT.... Thực tế hiện nay cho thấy, ở Học viện và không ít trường chính trị địa phương còn rất lúng túng trong đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đổi mới còn mang tính chắp vá, dẫn đến sự trùng lặp về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giữa các cấp học, bậc học, giữa các ngành, chuyên ngành đào tạo, giữa các loại cán bộ, giữa đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, giữa đào tạo với bồi dưỡng cán bộ. Chính vì thế hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu bài giảng, tài liệu tham khảo phục cho đào tạo bồi dưỡng cán bộ vừa thừa vừa thiếu, vừa trùng lặp, lạc hậu, làm giảm sút chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng cán bộ đội ngũ cán bộ trước yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Thời gian đào tạo CCLLCT nhìn chung còn dài, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo tính liên thông. Về phương thức và phương pháp đào tạo Phương thức đào tạo CCLLCT hiện nay chưa thật đa dạng. Ngoài 3 phương thức chính là đào tạo tập trung, đào tạo tại chức và đào tạo hoàn chỉnh (chỉ áp dụng đối với một số hạn chế cán bộ tại Học viện), chưa có phương thức đào tạo nào khác, trong khi đối tượng đào tạo CCLLCT rất khác nhau, đặc biệt trong điều kiện mở rộng như hiện nay. Điều đó đã hạn chế cơ hội tham gia đào tạo CCLLCT cho các đối tượng có nhu cầu. Mặc dù đã đưa phương pháp giảng dạy tích cực vào triển khai và bước đầu thu được những thành công nhất định, nhưng kết quả mang lại chưa tương xứng với mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. 91 Phương pháp đào tạo nhìn chung vẫn theo nếp cũ, hình thức lên lớp ở nhiều lúc, nhiều nơi chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình nhằm đảm bảo nội dung bài giảng; việc trao đổi, thảo luận trong học tập còn ít; các phương tiện hỗ trợ giảng dạy sử dụng ở các trường chính trị còn thiếu, một số giảng viên sử dụng phương tiện hỗ trợ chưa thông thạo. Trong không ít giờ lên lớp, nhiều giảng viên còn duy trì thói quen giảng dạy theo phương pháp thuyết trình truyền thống (truyền kiến thức một chiều, giảng viên giảng bài, học viên nghe, ghi chép), chưa phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Đã từ lâu, trong học tập lý luận, hình ảnh người thầy thuyết trình một cách say sưa còn học viên thì nghe giảng và chép bài đã thành một dấu ấn trong mỗi người giảng viên và chưa dễ thay đổi. Nhiều giảng viên còn ngại tiếp cận và sử dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến do trình độ chuyên môn còn giới hạn nên không tự tin trong việc định hướng, tư vấn cho học viên; kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn còn non yếu, phiến diện; kỹ năng sử dụng các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc sử dụng các kỹ thuật sư phạm của phương pháp DHTC như sử dụng máy tính, tra cứu tìm kiếm thông tin trên mạng, sử lý thông tin, ngoại ngữ còn hạn chế. Một số giảng viên trẻ khi giảng rất ít liên hệ thực tế nên bài giảng không sinh động, thiếu tính thuyết phục; e ngại, lúng túng khi cho học viên thảo luận vì sợ học viên nêu lên những vấn đề “nhạy cảm”, quá khó, không giải đáp được. Trong môi trường giáo dục lý luận chính trị, cần nhìn nhận vấn đề đổi mới phương pháp một cách thận trọng hơn. Đó chính là những khó khăn khi áp dụng phương pháp DHTC vào chương trình đào tạo lý luận chính trị chủ yếu là từ phía khách thể. Thực ra, vấn đề không phải do bản thân phương pháp mới mà do chính từ phía người áp dụng cũng như điều kiện cụ thể của môi trường giáo dục lý luận chính trị đã thực sự thuận lợi và cho phép áp dụng rộng rãi chưa. Những khó khăn có thể nhận thấy là: Một là, khối lượng chương trình là rào cản lớn ảnh hưởng đến khả năng triển khai phương pháp dạy học mới. Dung lượng kiến thức ở mỗi bài giảng đòi hỏi phải được đề cập, làm sáng tỏ là quá nhiều so với quỹ thời gian được ấn định. Trong khi 92 đó, để triển khai theo cách dạy và học mới lại mất khá nhiều thời gian do những thao tác kỹ thuật. Vì thế, trong không ít giờ học, phương pháp truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo. Hai là, tính đặc thù của loại hình các môn học lý luận chính trị đòi hỏi khả năng tổng hợp, khái quát cao. Khác với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật, các môn học lý luận chính trị với những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, nguyên tắc đã được tổng kết qua nhiều cấp độ càng trở nên trừu tượng. Đối với người học, việc tham gia từ những thao tác giản đơn, cụ thể đến việc tổng kết, rút ra kết luận không phải là chuyện dễ dàng. Ngay cả trong hệ thống các môn học, việc lựa chọn phương pháp cũng cần đầu tư, suy nghĩ cho giáo án rất chi tiết, cẩn thận. Điều này trên thực tế không phải ai cũng làm được. Ba là, một khó khăn trực tiếp đối với việc áp dụng phương pháp DHTC chính là thái độ của học viên. Tinh thần và thái độ của người học chưa thực sự cầu thị và chủ động tham gia vào quá trình học tập, nghiên cứu trong khi, phương pháp GDTC đòi hỏi tính tương tác giữa người học, tính tự chủ sáng tạo trong việc tự tích lũy tri thức. Nói cách khác, người học là trọng tâm của quá trình này nếu người học không cầu thị, không thể hiện tinh thần trách nhiệm và tự giác cao thì hiệu quả của phương pháp giảng dạy tích cực không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Thực tế đối với đa số người học, việc đến lớp là cố gắng theo cho hết chương trình để lấy bằng, phương pháp học nhiều khi không quan trọng đối với họ. Trong không ít giờ học, nhất là các lớp không tập trung, khả năng tham gia của học viên là rất thấp. Bản thân họ, một phần do ngại phải thao tác những động tác nhiều khi “giống như trẻ con”, một phần do “dị ứng” với việc học chính trị nên việc tham gia quá trình dạy và học còn rất hạn chế. Bốn là, việc áp dụng phương pháp DHTC chậm được thực hiện trong thực tế giảng dạy lý luận chính trị là do yêu cầu kỹ thuật khá phức tạp của nó. Việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp DHTC đòi hỏi sự đầu tư khá công phu và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thư viện, trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ (máy tính, máy chiếu), cơ sở hạ tầng mạng... trong khi cơ sở vật chất - kỹ thuật của một số cơ sở đào tạo, nhất là các trường chính trị tỉnh, thành phố chưa đáp ứng được. Trong giảng dạy truyền thống, người ta đã quen với việc bám sát vào giáo trình, thậm chí, chỉ cần 93 mang theo giáo án, giáo trình là đủ dùng. Việc phải chuẩn bị giáo cụ trực quan, các phương tiện hỗ trợ nhiều khi trở nên rối rắm, lỉnh kỉnh... do đó đã dẫn đến tâm lý ngại áp dụng phương pháp mới. Bên cạnh đó, một bộ phận giảng viên, do tuổi tác cũng như khả năng tiếp cận và sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại cũng khó khăn. Đó là chưa kể đến chi phí bỏ ra để mua sắm giáo cụ, phương tiện để tác nghiệp cũng khá tốn kém. Bên cạnh đó cũng cần kể đến thái độ cũng như khả năng phối hợp, đáp ứng của các đơn vị mở lớp không phải lúc nào cũng thuận lợi... Có thể nói rằng, trên thực tế việc áp dụng phương pháp DHTC mặc dù đã tạo được ấn tượng mạnh bằng những bước đột phá của nó. Những thay đổi mà nó mang lại là rất cần thiết và đáp ứng kỳ vọng nâng cao chất lượng dạy và học lý luận chính trị. Tuy nhiên, trong điều kiện giáo dục lý luận chính trị hiện nay, việc áp dụng phương pháp DHTC đang đứng trước những khó khăn đáng kể. Những khó khăn này không phải do bản thân phương pháp mà chủ yếu là từ phía chủ thể thực hiện nó và môi trường ứng dụng nó tạo ra. 3.1.2.3. Công tác quản lý đào tạo còn có một số bất cập trong mô hình quản lý, thể chế quản lý và phương thức quản lý - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương có lúc chưa kịp thời. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn còn có bất cập, chưa đồng bộ; quy định về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị đối với các chức danh cán bộ còn có điểm chưa phù hợp, chậm đổi mới nên việc thực hiện phân cấp đào tạo LLCT theo đối tượng, tiêu chuẩn chức danh còn có khó khăn, lúng túng. Quy định chế độ học tập theo tiêu chuẩn chức chức danh còn trùng lặp, dẫn đến một cán bộ phải học nhiều lần một số chuyên đề. Quy định về mối quan hệ công tác giữa các ban Đảng Trung ương với các cơ sở đào tạo còn chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ nên chưa tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan tham mưu, quản lý đào tạo phát huy vai trò, chức năng hướng dẫn, kiểm tra. - Công tác hướng dẫn, tham mưu, quản lý đào tạo, bồi dưỡng có thời gian còn lúng túng. Các Ban Đảng Trung ương chưa tham mưu có hiệu quả việc đổi mới cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; chậm bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn, đối tượng đào 94 t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nguyen_khac_diu_3057_1916238.pdf
Tài liệu liên quan